Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Đại án Huyền Như: Tòa nên trả lại hồ sơ cho VKS

Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gần 5000 tỉ đồng là vụ án gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất trong lịch sử xét xử của ngành tòa án VN. Phiên tòa dự kiến xét xử từ ngày 6/1/2014 đến 25/1/2014 nhưng mới qua 4 ngày xét xử đã cho thấy những bế tắc không thể đi tiếp. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng Công thương, sau đó bị Huyền Như rút tiền chỉ biết mình là nguyên đơn trong vụ án, để đòi tiền Huyền Như sau khi nhận được thông báo của Tòa. Công ty chứng khoán Phương Đông, Công ty Phúc Vinh, Công ty Thịnh Phát, Công ty Hưng Yên, Công ty chứng khoán SBBS, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Nam Việt …, được Tòa xác định là nguyên đơn- bị hại trong vụ án, đã từ chối đòi tiền Huyền Như, mà đòi Ngân hàng Công thương phải trả tiền. Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Nam Việt cho đến nay không tham gia phiên tòa.

Lập luận chính của các đơn vị, cá nhân đều cho rằng họ gửi tiền và ký hợp đồng với Vietinbank chứ không phải giao dịch với cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như. 
****************

Sai ngay từ cáo trạng

Theo cáo trạng, Huỳnh Thị Huyền Như đã dùng các thủ đoạn sau để chiếm đoạt tài sản: Làm giả hợp đồng ủy thác đầu tư của Ngân hàng Vietinbank, giả chữ ký của GĐ Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để nhận tiền ủy thác của một tổ chức, sau đó chiếm đoạt số tiền này; Thay đổi hồ sơ mở tài khoản của một số khách hàng, ký giả chữ ký chủ tài khoản trên hồ sơ mở tài khoản để sau khi huy động được tiền của các khách hàng này vào Ngân hàng Vietinbank, Như ký giả chữ ký của chủ tài khoản để chiếm đoạt.

Đối với một số khách hàng, sau khi lãnh đạo Vietinbank chi nhánh TP HCM ký hợp đồng tiền gửi, khách hàng đã chuyển tiền vào tài khoản tại Vietinbank, Huỳnh Thị Huyền Như đã tự ý lập thẻ tiết kiệm mang tên khách hàng, giả chữ ký của khách hàng để cầm cố thẻ tiết kiệm cho Vietinbank, rút tiền thông qua hợp đồng vay với Vietinbank; Giả lệnh chi, ký giả chữ ký của chủ tài khoản mở tại Vietinbank để rút tiền sử dụng cho mục đích cá nhân.
Liên quan đến hành vi giả chữ ký của khách hàng để cầm cố sổ tiết kiệm, vay vốn của Vietinbank nêu trên, VKS đã kết luận một số cán bộ, nhân viên Vietinbank về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo cáo trạng thì một số cán bộ, nhân viên của Vietinbank đã có hành vi vi phạm quy định của chính Ngân hàng Vietinbank và Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt số tiền vay của Ngân hàng Vietinbank.

Với các hành vi nêu trên, Huỳnh Thị Huyền Như đã VKS kết luận có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Với kết luận này, các ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân gửi tiền tại Ngân hàng Công thương sẽ phải “đi tìm” Huyền Như để đòi tiền. Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm trả lại tiền cho khách hàng gửi tiền.

Kết luận này làm nảy sinh vấn đề pháp lý là Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt tài sản của khách hàng gửi tiền hay của Ngân hàng Vietinbank. Về mặt pháp lý, việc chiếm đoạt tiền của ai trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định tội danh của Huỳnh Thị Huyền Như (tội lừa đảo, với mức hình phạt cao nhất là chung thân hay tội tham ô, với mức hình phạt cao nhất là tử hình).



Viện Kiểm sát Tối cao bị ép?

Chúng tôi được biết, vấn đề này cũng đã được VKSNDTC đặt ra khi hai lần trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung. Theo VKSNDTC thì đối với trường hợp khách hàng đã ký hợp đồng tiền gửi với Vietinbank để gửi tiền, sau đó, bị Như chiếm đoạt bằng cách tự ý trích lập thành các sổ tiết kiệm mang tên khách hàng, thế chấp vay tiền tại chính Vietinbank và làm các lệnh chi giả để chuyển vào tài khoản của hàng chục cá nhân, tổ chức để trả nợ. Như vậy, với việc ký hợp đồng nhận tiền gửi của khách hàng, trách nhiệm quản lý đối với số tiền này thuộc về Vietinbank, trong việc Như chiếm đoạt số tiền này thì Vietinbank phải là đơn vị bị hại.

VKSNDTC cũng yêu cầu CQĐT làm rõ quy định trách nhiệm trong việc quản lý của Vietinbank đối với tiền gửi của khách hàng sau khi ký hợp đồng nhận tiền gửi; thời điểm Như thực hiện hành vi chiếm đoạt (trong hay ngoài thời hạn hợp đồng tiền gửi), xác định rõ trách nhiệm quản lý đồng tiền trên thực tế, trách nhiệm kiểm tra, giám sát tại thời điểm tiền bị chiếm đoạt; từ đó xác định Huỳnh Thị Huyền Như có hành vi phạm tội “tham ô tài sản” hay không? Hành vi thiếu trách nhiệm của lãnh đạo Vietinbank chi nhánh TP HCM và trách nhiệm dân sự của Vietinbank chi nhánh TP HCM.

Cụ thể hơn, trong hai lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu cơ quan điều tra xác định trách nhiệm của Ngân hàng Công thương Việt Nam đối với hơn 1.400 tỷ đồng tiền gửi của Công ty CP chứng khoán Phương Đông (ORS), Công ty An Lộc, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Á Châu.

Ngân hàng Công thương là đơn vị bị hại, bị Huyền Như chiếm đoạt số tiền này. Trên cơ sở xác định Ngân hàng Công thương là đơn vị bị hại, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát tại thời điểm tiền bị chiếm đoạt để xác định Huyền Như có phạm tội tham ô không.

Tuy nhiên, theo Cơ quan điều tra, Huyền Như không phạm tội tham ô vì: Huyền Như không được Ngân hàng Công thương giao hoặc ủy quyền quản lý tiền, tài sản của Ngân hàng mà chỉ được giao nhiệm vụ kiểm soát, xét duyệt các giao dịch chuyển tiền của khách hàng.

Đồng thời, Cơ quan điều tra vẫn khẳng định Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm với các khoản tiền gửi như Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nêu khi yêu cầu điều tra bổ sung. Trách nhiệm là của cá nhân Huyền Như!?

Và cuối cùng, dường như VKS Tối cao đã bị ép theo quan điểm này của CQĐT!

Pháp luật quy định thế nào?

Khoản 8 Điều 12 quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN về quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và TCTD, Ngân hàng nhận tiền gửi phải "chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình".

Hầu như ở tất cả các ngân hàng hiện nay khách hàng đều có thể gửi tiền ở một nơi và rút tiền, giao dịch tại tất cả các địa điểm của ngân hàng đó trên toàn quốc, vì vậy không thể giao việc quản lý tiền của khách hàng cho một người cụ thể nào.

Chính vì vậy, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thu, chi, chuyển tiền của khách hàng đều là người được ngân hàng ủy thác trách nhiệm quản lý tiền của khách hàng.

Nếu những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thu, chi, chuyển tiền của khách hàng không thực hiện đúng chức trách của họ mà gây thất thoát tài sản thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm về sự thất thoát tài sản.

Ngân hàng có quyền yêu cầu những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thu, chi, chuyển tiền của khách hàng không thực hiện đúng chức trách của họ phải bồi thường cho ngân hàng. Những vấn đề này đều được quy định trong pháp luật Việt Nam hiện nay và cũng là thông lệ quốc tế. Ở một khía cạnh khác, trách nhiệm của ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất để duy trì lòng tin và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

Theo quy định của Bộ luật hình sự, tham ô là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Quản lý tài sản chính là việc trông coi, thực hiện việc dịch chuyển tài sản đó đúng nguyên tắc đã đề ra.

Thủ kho có trách nhiệm trông coi hàng hóa trong kho, cho xuất, nhập kho đúng nguyên tắc, có nghĩa là thủ kho có trách nhiệm quản lý hàng hóa trong kho, nếu thủ kho lấy hàng trong kho của mình là tham ô.

Huyền Như là Quyền Giám đốc phòng giao dịch, là người có chức vụ, quyền hạn. Huyền Như có trách nhiệm kiểm soát, xét duyệt các chứng từ chuyển tiền, rút tiền, giao dịch khác trên tài khoản của khách hàng, có nghĩa là có trách nhiệm quản lý tiền của khách hàng. Khi thực hiện việc này, Huyền Như có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo các chứng từ chính xác, hợp lệ.

Huyền Như lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để lập chứng từ giả chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng là hành vi tham ô tài sản của Ngân hàng Công thương. Ngân hàng Công thương phải chịu trách nhiệm với khách hàng gửi tiền. Việc xác định tội danh của Huyền Như trong hành vi trên sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định các vấn đề khác của vụ án, như các đồng phạm khác, trách nhiệm dân sự …

Nếu xác định tội danh của Huyền Như không chính xác, sẽ làm cho việc xử lý toàn bộ vụ án không chính xác, dẫn đến việc xác định sai trách nhiệm dân sự, gây oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Việc xét xử Huyền Như ở vụ án này còn liên quan chặt chẽ đến việc xét xử vụ Cố ý làm trái ở Ngân hàng ACB sắp tới mà theo chúng tôi, việc truy tố ông Trần Xuân Giá là không có cơ sở. Chúng tôi sẽ có bài phân tích riêng.

Do vậy, thiết nghĩ, Tòa án TP Hồ Chí Minh cần tạm dừng phiên tòa Huỳnh Thị Huyền Như, trả hồ sơ cho VKS để tổ chức điều tra bổ sung.

25 nhận xét:

  1. Công Nông đối thoạilúc 13:22 10 tháng 1, 2014

    Vụ Huyền Như chẳng cần nghiệp vụ ngân hàng cao siêu, ngay những ng dân thường cũng ko thể chấp nhận quan điểm của cơ quan điều tra.
    Một vụ án lớn như vậy, thu hút sự quan tâm của mọi người, vậy mà tôi không hiểu vì sao cơ quan điều tra lại có thể cẩu thả như vậy?
    Nếu Tòa cứ tiếp tục xử theo cáo trạng thì sẽ là 1 tổn thất lớn cho uy tín ngành tòa án VN, cho uy tín cả ngành ngân hàng VN.

    Trả lờiXóa
  2. Công Nông đối thoạilúc 13:23 10 tháng 1, 2014

    Vụ Huyền Như và "Cái lý của người Mèo"
    Câu thành ngữ “cái lý của người Mèo” có hàm ý cái lý mặc nhiên, “thiên nhiên” là như thế. Nhưng trong cuộc sống rất nhiều lần cái lý này không được áp dụng.
    Câu thành ngữ “cái lý của người Mèo” có hàm ý cái lý mặc nhiên, “thiên nhiên” là như thế. Người Mèo là người ở vùng cao Tây bắc của nước ta, họ sống gần gũi với thiên nhiên nên bản tính rất thật thà hồn nhiên như cây cỏ, những gì họ nói ra là thật, là chân lý, cần phải hành xử như thế. Thế nhưng trong cuộc sống rất nhiều lần mà “cái lý của người Mèo” không được áp dụng. Câu chuyện thời sự dưới đây là một ví dụ.

    Câu chuyện 1:

    Bạn đi công việc ở một nơi nào đó có dịch vụ nhận giữ xe gắn máy, bạn gửi xe rồi đi công việc. Xong công việc trở ra đưa thẻ lấy xe thì hỡi ôi, xe bạn mất rồi. Giả sử người giữ xe mới thấy một người vừa lấy xe này ra chỉ mấy phút (tất nhiên là có trình thẻ giả). Tiếp theo là bạn và chủ trông xe sẽ bàn chuyện đền bù chiếc xe bị mất. Xe hiệu gì, số khung, số máy, mua năm nào… Nếu bạn và chủ xe không thương lượng được giá cả đền bù, hai bên kéo nhau ra tòa và tòa sẽ phán quyết. Tất nhiên số tiền chính xác là bao nhiêu tôi không biết nhưng tôi biết chắc chắn là bạn sẽ được đền bù. “Cái lý của người Mèo” là như thế!

    Ở đây xuất hiện kẻ lừa đảo, nhưng người bị lừa đảo và bị thiệt hại là người giữ xe chứ không phải bạn, “Cái lý của người Mèo” là như thế! Tất nhiên có thể bạn cũng bị thiệt hại nếu số tiền đền bù không mua được chiếc xe có chất lượng như xe bạn đã bị mất.

    Giả sử trong lúc tòa đang tiến hành các bước để xét xử vụ kiện này mà có thông tin bên công an đã bắt được chính kẻ lừa đảo vừa rồi thì việc bắt giữ kẻ này cũng không làm ảnh hưởng đến việc bạn có được đền bù hay không. Mặc nhiên là được đền bù vì kẻ lừa đảo đã lừa người giữ xe chứ không phải lừa bạn. Một lần nữa cái lý của người Mèo được áp dụng.

    Câu chuyện 2:

    Bạn có rất nhiều tiền (có thể là của bạn hay đại diện cho một tổ chức nào đó), trong khi chờ cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp hay chứng khoán, bất động sản … nhưng e ngại rủi ro. May quá có ngân hàng thương mại đang huy động lãi suất rất hấp dẫn mà đây là ngân nhà nước nắm cổ phần chi phối, chẳng lẽ nhà nước này sập, chuyện còn xa nên bạn ung dung gửi tiền vào để kiếm lãi.

    Một ngày đẹp trời nào đó, ngày đáo hạn cũng đã đến, bạn đến ngân hàng để lĩnh cả vốn lẫn lãi thì hỡi ôi, có kẻ giả danh bạn, dùng sổ tiết kiệm (hay hợp đồng gửi tiền) làm vật thế chấp ngân hàng để vay ngân hàng. Hiện giờ kẻ ấy đã bị tạm giam và ngân hàng đó cũng không trả tiền cho bạn với lý do: toàn bộ số tiền đó đã bị lừa đảo hết rồi. Đây không phải là "cái lý của người Mèo" mà là "cái lý của người Kinh”.
    còn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Nông đối thoạilúc 13:23 10 tháng 1, 2014

      Cái lý của người Kinh

      Câu chuyện trên chỉ mục đích minh họa cho câu chuyện người gửi tiền vào VietinBank và chuyện lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như mà báo chí đề cập trong thời gian gần đây.

      Cụ thể: “Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông qua 19 nhân viên để gửi tổng số tiền 719 tỷ đồng vào Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè với lãi suất 17,8 đến 18,5%/năm theo thỏa thuận với Huỳnh Thị Huyền Như và bị Như chiếm đoạt toàn bộ.”

      Tương tự, ba công ty là Công ty đầu tư TNHH Phúc Vinh; Công ty CP Đầu tư Thịnh phát và Công ty CP Thương mại & Đầu tư Hưng Yên gửi hơn 2,500 tỷ đồng vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè với lãi suất từ 18% đến 22%/năm theo thỏa thuận với Huỳnh Thị Huyền Như và bị Như chiếm đoạt gần 1,600 tỷ đồng.

      Theo kết luận điều tra, trên cơ sở hợp đồng tiền ký gửi với Ngân hàng Công thương, các nhân viên Ngân hàng ACB đã chuyển tiền vào tài khoản của từng người mở tại Ngân hàng Công thương. Mặc dù không được sự đồng ý của khách hàng, Huyền Như tự ý giả chữ ký, lập 83 thẻ tiết kiệm do Ngân hàng Công thương phát hành trị giá 533,55 tỷ đồng đứng tên các khách hàng gửi tiền, sau đó Huyền Như sử dụng trái phép các thẻ tiết kiệm này làm tài sản bảo đảm, lập hợp đồng vay tiền giả, ký giả chữ ký của chủ thẻ tiết kiệm với vai trò là người bảo lãnh, người đứng tên vay và nhờ người thân đứng tên để vay 514,54 tỷ đồng tại 2 phòng giao dịch Điên Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng thuộc Ngân hàng Công thương TP.HCM.

      Tất nhiên là bạn sẽ kiện nhưng thời gian từ lúc bạn khởi kiện cho đến lúc vụ kiện kết thúc, bao gồm cả thi hành án thì chỉ chẳng ai biết được.

      Về khoản 718,9 tỷ đồng và 36,5 tỷ đồng tiền lãi dự thu, ACB cho biết, phần lớn các nhân viên nhận ủy thác gửi tiền của ngân hàng đã khởi kiện tại Tòa án Dân sự yêu cầu ngân hàng nhận gửi hoàn trả gốc và lãi của khoản này.

      Tháng 7/2012, ACB nhận được thông báo từ Tòa án Dân sự về việc tạm hoãn xét xử do vụ việc liên quan đến vụ án hình sự đang điều tra. Tại ngày 30/6/2013 và tại ngày phê duyệt báo cáo, ACB vẫn chưa được thông báo về kết quả điều tra cũng như chưa có phán quyết của tòa án.

      Sau khi bị Huyền Như qua mặt, chiếm đoạt tiền, dù biết rõ hồ sơ vay vốn là giả, chữ ký giả trên các hợp đồng cầm cố thẻ tiết kiệm và việc cho vay như trên là trái quy định nhưng Ngân hàng Công thương vẫn dùng số tiền từ thẻ tiết kiệm đã được cầm cố để thu hồi các khoản nợ đã cho vay sai mà không có sự đồng ý của chủ thẻ tiết kiệm; sử dụng trái phép tiền gửi của khách hàng để bù đắp cho thiệt hại đã bị Huyền Như chiếm đoạt.

      Đến đây rõ ràng là cái lý của người Kinh rất khác xa cái lý của người Mèo, Vietinbank đã dùng “cái lý của người Kinh” để giảm thiệt hại của mình trước, còn quyền lợi của người gửi tiền thì chờ tòa xử kẻ lừa đảo như thế nào sẽ tính sau.
      Kiều Phong
      Theo Trí Thức Trẻ

      Xóa
  3. Hôm nay, ngày thứ 5 xét xử vụ Huyền Như
    Trong phần xét hỏi của luật sư Lưu Văn Tám (bảo vệ quyền lợi cho ACB) luật sư Tám tiếp tục đề nghị tòa cho triệu tập ông Phạm Huy Hùng (chủ tịch HĐQT Vietinbank).

    Theo luật sư Tám, ông Phạm Huy Hùng vừa trả lời báo chí hôm qua trên một tờ báo mạng rằng: “Vietinbank không chịu trách nhiệm bồi thường khoản tiền Huyền Như chiếm đoạt vì đây là việc riêng của Huyền Như và số tiền này chưa chuyển vào Vietinbank, chưa cập nhật vào sổ sách”.

    Luật sư Tám đề nghị HĐXX triệu tập ông Hùng đến tòa để trả lời trực tiếp thay vì trả lời không chính thức trên báo chí. Tuy nhiên, HĐXX từ chối yêu cầu này và cho rằng đại diện Vietinbank đã có mặt ở tòa sẽ chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi của luật sư. Còn việc cá nhân nào đó trả lời ở đâu đó không thuộc thẩm quyền xét xử của vụ án.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Liên quan đến 32 hợp đồng tiền gửi của 17 cá nhân, luật sư Lưu Văn Tám hỏi bị cáo Huyền Như: “Theo chị, sau khi Vietinbank ký 32 hợp đồng, thì số tiền đó chuyển vào Vietinbank chưa?”, bị cáo Huyền Như đáp “Tôi không trả lời”.

      Luật sư Tám công bố trước tòa về 32 hợp đồng tiền gửi của 17 cá nhân ACB gửi vào Vietinbank TPHCM rồi hỏi Huyền Như: “Khoản tiền ký 32 hợp đồng này chuyển sang Vietinbank chưa?”, bị cáo Huyền Như lại đáp: “Bị cáo không rõ”.

      Luật sư Tám công bố tất cả các bản sao kê chi tiết liên quan đến 32 hợp đồng tiền gửi của 17 cá nhân ACB gửi vào Vietinbank TPHCM để chứng minh số tiền 668 tỉ đồng đã được chuyển vào đầy đủ cho Vietinbank. Toàn bộ các câu hỏi của luật sư Lưu Văn Tám xoay quanh vấn đề tiền gửi và trách nhiệm của Vietinbank đều được bị cáo Huyền Như sử dụng chiêu trả lời “không rõ”, “không biết, không nhớ” hoặc “tôi không trả lời”.

      Xóa

  4. Thứ năm, 9/1/2014 09:24 GMT+

    Vietinbank không bồi thường vụ Huyền Như
    Trả lời VnExpress, lãnh đạo cấp cao Vietinbank khẳng định tiền các cá nhân, doanh nghiệp đưa cho Huyền Như không vào hệ thống của ngân hàng.

    Trong phiên tòa xét xử vụ án Huyền Như hôm 8/1, tất cả các nguyên đơn dân sự và bị hại đều cho rằng mình bị chiếm đoạt do ký hợp đồng với Vietinbank chứ không phải cá nhân Huyền Như. Nhiều người được xếp vào dạng bị hại cho rằng mình không phải nạn nhân của Huyền Như và cũng không biết Huyền Như là ai. Do đó, tất cả đều đề nghị tòa xác định Vietinbank phải là bị đơn dân sự của vụ án, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Trao đổi với VnExpress.net tối 8/1, lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) khẳng định Vietinbank không liên quan tới vụ việc và cũng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo ông, đây là việc lừa đảo của cá nhân Huyền Như.

    Vị lãnh đạo này cho biết, tiền các cá nhân doanh nghiệp gửi qua Huyền Như không hề được cập nhật vào hệ thống của Vietinbank.

    "Tiền thực tế chưa vào đến ngân hàng đã rẽ sang chỗ khác. Khi khám nhà riêng Huyền Như thấy những con dấu, hợp đồng, chứng từ giả nhưng trên hệ thống sổ sách của Vietinbank không hề có", ông giải thích.

    Mặc dù khẳng định không bồi thường, ông cho biết toàn hệ thống Vietinbank phải rút bài học kinh nghiệm sau vụ việc của Huyền Như, sẽ tăng cường chỉ đạo từng đơn vị về quản trị nội bộ, rủi ro và sẽ "sa thải nhanh bất cứ cá nhân nào vi phạm". Ông nói: "Sẽ không trừ một ai. Càng cấp cao, lãnh đạo thì càng phải xử lý nhanh, xử lý nặng. Chứ lãnh đạo có chức có quyền mà sai thì tan tành mây khói".

    Trong khi đó, chia sẻ với VnExpress, nhiều chuyên gia và luật sư cho rằng để một cá nhân tự tung tự tác lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng như Huyền Như là do khâu kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro của ngân hàng có vấn đề.

    Theo nguyên lãnh đạo pháp chế của một ngân hàng nhìn nhận hệ thống ngân hàng có một "khuyết tật" lớn về con người. Theo ông, quy trình kiểm soát nội bộ nhà băng nào cũng có nên việc một cá nhân có thể làm giả hàng loạt giấy tờ, chiếm đoạt tiền gửi của các cá nhân tại ngân hàng như trong vụ Huyền Như không thể chấp nhận được. "Nhất là người đó khi ở chi nhánh, gần như không có quyền hành như một lãnh đạo mà lại có thể giả mạo người gửi tiền lấy thẻ tiết kiệm đi cầm cố và một loạt sai phạm khác", vị này nói.

    Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia tài chính hiện là giám đốc của một viện nghiên cứu kinh tế cho rằng nếu ngân hàng không có lỗ hổng thì Huyền Như không thể huy động được vốn kiểu như vậy. "Tại sao nhân vật đó lại có thể làm được nhiều như thế vẫn là một câu chuyện lớn", ông nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luật sư Trương Thanh Đức (Hà Nội) cho rằng, sơ hở của hệ thống quản trị rủi ro tại Vietinbank chính là môi trường tạo ra các hành vi phạm tội của Huyền Như. "Nhiều chứng từ và chữ ký giả vẫn lọt qua mọi cửa kiểm soát. Nhiều nghìn tỷ đồng đã được chuyển đi và rút ra bất hợp pháp dễ dàng", ông Đức cho biết.

      Khâu quản lý cán bộ và kiểm soát tín dụng của Vietinbank quá lỏng lẻo sau vụ Huyền Như cũng chính là nhận định đầu tiên của Phó chủ tịch Hội luật gia TP HCM, Luật sư Nguyễn Văn Hậu. Theo ông Hậu, mỗi ngân hàng đều có quy trình kiểm soát riêng nhưng trên thực tế có thể người ta chỉ làm chiếu lệ. Ở vụ Huyền Như cho thấy đã bị bỏ lơ hoàn toàn và trách nhiệm này phải thuộc về những người đứng đầu nhà băng chứ không phải mỗi cá nhân người phạm tội”, ông Hậu nhấn mạnh.

      Vụ Huyền Như được xem là một trong những vụ lừa đảo lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Trên thế giới, vụ lừa đảo của "ông trùm" Bernard Madoff nhằm chiếm đoạt 50 tỷ USD cũng được xếp vào top lớn nhất trong lịch sử tài chính thế giới. Thủ đoạn của Madoff và Huyền Như đều không mới, theo kiểu lấy tiền của người huy động mới trả lãi cho người cũ. Tuy nhiên, gần đây báo chí Mỹ cho biết, Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan có thể chịu nộp phạt 2,6 tỷ USD vì đã "nhắm mắt cho qua" vụ lừa đảo này. Một phần số tiền này sẽ bồi thường cho các nạn nhân.

      Trong khi đó, ở vụ Huyền Như, nhiều chuyên gia cho rằng ngân hàng với tư cách là một pháp nhân cũng nên có trách nhiệm với khách hàng khi nhân viên của mình làm sai. "Về nguyên tắc, cán bộ ngân hàng làm sai, trước hết ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Điều này cũng giống như lái xe gây tai nạn, công ty có lái xe phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân, sau đó mới yêu cầu lái xe bồi thường cho công ty", ông Trương Thanh Đức phân tích.

      Theo một chuyên gia kinh tế tại TP HCM, hiện nay một số ngân hàng có quy mô quá lớn, trong khi đó khâu quản trị, giám sát còn thiếu và yếu nếu không nói là gần như bỏ ngỏ. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các cán bộ tha hoá về đạo đức lợi dụng và vi phạm pháp luật. "Đây là một lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng cần phải khắc phục ngay", ông nói. Ngoài thiệt hại về tài chính thì danh tiếng của ngân hàng sau những vụ cán bộ nhà băng lừa đảo chắc chắn cũng bị ảnh hưởng lớn trước mắt công chúng.

      Luật sư Hậu nhìn nhận, 15 năm kể từ sau vụ Minh Phụng EPCO, hơn 77 người gồm nhiều cán bộ ngân hàng và đại gia có tiếng đã lần lượt bị tử hình và ngồi tù vì những sai phạm trong quản lý tài chính liên quan đến khoảng tiền hơn 5.000 tỷ đồng, thì nay lại tái diễn. Điểm khác là vụ Minh Phụng do nhiều người thực hiện còn lần này thì chỉ một cá nhân Huyền Như vẫn lừa đảo được gần 4.000 tỷ đồng. "Chứng tỏ các ngân hàng chưa rút ra một bài học đắt giá cho mình. Nếu không kiểm soát chặt cán bộ thì thời gian tới sẽ còn có nhiều vụ Huyền Như khác”, ông Hậu cảnh báo.

      Thanh Lan - Lệ Chi/VnExpress

      Xóa
  5. Vietinbank là Ngân hàng Nhà nước nắm cổ phần chi phối.
    Tại sao cho trẻ con, con ông Hùng làm chức vụ quan trọng vạy nhỉ?
    ------
    Phó tổng giám đốc 24 tuổi xinh đẹp của Vietinbank Capital

    Xinh đẹp, nữ phó tổng giám đốc Phạm Vân Anh của Công ty quản lý quỹ Vietinbank Capital còn khiến nhiều người ngạc nhiên với nghề tay trái là bán hàng qua mạng.

    Chính thức nắm giữ vị trí phó tổng giám đốc Vietinbank Capital từ tháng 4/2013, nhưng tên tuổi của Phạm Vân Anh - ái nữ thứ hai của ông chủ ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam, chỉ bất ngờ nổi lên khi những hình ảnh xinh đẹp qua trang cá nhân của cô gái trẻ này được phát tán.
    Vẻ xinh đẹp ở tuổi 24 của nữ Phó tổng giám đốc Vietinbank Capital.

    Sinh năm 1989, cô gái 24 tuổi này từng du học tại trường American International College (Mỹ) chuyên ngành quản trị kinh doanh. Trở về nước, cô bắt đầu sự nghiệp tại một trong những công ty quản lý quỹ của ngân hàng thuộc top 4 Việt Nam, với chức vụ ban đầu là nhân viên phòng Phát triển kinh doanh.

    Kinh qua nhiều vị trí của công ty này, Vân Anh nhanh đáp ứng được yêu cầu công việc và con đường sự nghiệp của cô gái trẻ nhanh chóng thăng tiến. Tháng 4 vừa qua, cô chính thức rời vị trí Trưởng phòng Quản lý quỹ sau 2 tháng giữ chức, để trở thành Phó tổng giám đốc VietinBank Capital với thời hạn 5 năm. Cô cũng vừa kết hôn với giám đốc chi nhánh Đống Đa của Vietinbank Nguyễn Như Dương.

    Không chỉ thể hiện tốt năng lực với ngành tài chính, Vân Anh còn có gương mặt xinh đẹp và tính cách dễ thương. Cô gái trẻ này còn kiêm thêm nghề tay trái là kinh doanh mạng. Vân Anh kinh doanh từ vitamin, đồ ăn đến hàng hiệu đã qua sử dụng, được nhiều khách hàng tin tưởng và khen ngợi về dịch vụ tốt, sản phẩm chất lượng cao.

    Dưới đây là một số hình ảnh xinh đẹp của Phạm Vân Anh trên trang cá nhân của cô:
    Giỏi giang và xinh đẹp, Vân Anh là một trong những cái tên hot của giới tài chính trong năm 2013.
    Vân Anh khoe hình ảnh trong một chương trình biểu diễn văn nghệ của công ty.
    Ở tuổi 24, cô gái xinh đẹp này đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng tại Vietinbank Capital.
    Phạm Vân Anh bên cha - ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Vietinbank.
    Đảm đương chức vụ quản lý, nhưng Vân Anh vẫn có những khoảnh khắc "xì - tin" đúng với lứa tuổi 24 trẻ trung của mình.

    Trả lờiXóa
  6. Trong vụ Huyền Như, Hùng nổ đã bỏ tiền ra mua toàn bộ cơ quan điều tra, thế nên 2 lần Viện kiểm sát nhân dân trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại làm rõ trách nhiệm của Ngân hàng Công thương, nhưng cả hai lần cơ quan điều tra đều khẳng định Ngân hàng Công thương vô can, Huyền Như lừa đảo cá nhân, Bầu Kiên, Lý Xuân Hải... chỉ còn cách tìm Huyền Như mà đòi lại tiền.
    Công nhận Hùng nổ cao tay thiệt, vụ này chắc phải có chỉ đạo từ cấp cao nhất nhằm bảo vệ tài sản Nhà nước (Ngân hàng Công thương là của Nhà nước mà), nếu Ngân hàng Công thương mà thua cuộc thì Nhà nước mất thêm 4000 tỷ à, thế nên cuộc chiến này phần thắng đã nằm chắc trong tay Hùng nổ, đám luật sư cứ việc sùi bọt mép lý luận, viện dẫn mọi chứng cứ từ cổ chí kim, từ phương Đông đến phương Tây, mặc dù ai cũng biết là đúng, là hợp lý nhưng kết luật cuối cùng vẫn sẽ là Ngân hàng Công thương vô can.

    http://www.baomoi.com/Vietinbank-phai-tra-tien-cho-cac-bi-hai-trong-vu-Huyen-Nhu/58/12862831.epi
    ......
    Trước các đề nghị đồng loạt thay đổi tư cách tố tụng của Ngân hàng Vietinbank, HĐXX cho rằng, việc xem xét tư cách tham gia tố tụng trong vụ án này là dựa vào cáo trạng nên những yêu cầu này tòa sẽ xem xét trong phần nghị án. Nếu không chấp nhận việc các bị cáo có trách nhiệm bồi thường thì các cá nhân, tổ chức sẽ mất quyền lợi nếu bị cáo là người phải trả.

    Trả lờiXóa
  7. Ngân hàng có trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hay không?
    Theo điều 18, Nghị định 64/2001, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại cho bên liên quan do vi phạm quy định....
    Trong phiên thẩm vấn ngày 9/01/2014, câu hỏi quan trọng được đặt ra cho bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và Đại diện của Ngân hàng TMCP Công Thương – Vietinbank là “số tiền gửi của khách hàng trong tài khoản Vietinbank – Vietinbank có trách nhiệm quản lý không?”.

    Đại diện của Vietinbank trả lời rằng: Quyết định 1284 có quy định rõ ràng trách nhiệm quản lý tài khoản thuộc về ai. Là một tổ chức tín dụng, Vietinbank phải tuân thủ các nội dung của quyết định 1284 của Ngân hàng Nhà nước – không có quy định ngân hàng phải chịu trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng ở trong ngân hàng.

    Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Minh Tâm, câu trả lời của Đại diện Vietinbank cho rằng theo Quyết định 1284, Vietinbank không chịu trách nhiệm quản lý tiền gửi tiết kiệm/tiền gửi thanh toán của khách hàng ở trong ngân hàng mình là không thỏa đáng.

    Luật sư Tâm cũng đặt ra câu hỏi cho Đại diện Vietinbank: “Đại diện NH có biết Điều 12, Quyết định 1284 quy định trách nhiệm của NH trong việc quản lý tài khoản của khách hàng tại NH mình không? Nếu biết, xin nói rõ theo Điều 12 quy định trách nhiệm của NH như thế nào?”

    Không khí hỏi và trả lời giữa các luật sư và đại diện Vietinbank khá căng thẳng, tòa đã yêu cầu các luật sư đặt câu hỏi Vietinbank sẽ tập hợp trả lời một lần.

    Trả lời câu hỏi của Luật sư về việc Huyền Như và các đồng phạm có phải đền bù thiệt hại cho bên bị hại không? Bị cáo Huyền Như cho rằng bị cáo và các nhân viên của bị cáo phải có trách nhiệm quản lý tài sản của khách hàng theo quy định của ngân hàng Vietinbank là không đúng. Bị cáo và nhân viên đều thực hiện những chức năng, nhiệm vụ theo quy trình, quy định của Vietinbank.

    Phản biện lại câu trả lời này, Luật sư cho rằng Nghị định 64/2001/NĐ-CP hướng dẫn hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định tại Điều 18 “Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại cho bên liên quan do vi phạm quy định hoặc thoả thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.”

    Như vậy, đến thời điểm này, tại Tòa, Vietinbank chưa có câu trả lời chính thức cho các câu hỏi của các Luật sư đặt ra, sau thời gian Tòa yêu cầu Luật sư gửi các câu hỏi và Vietinbank sẽ trả lời 1 lần.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo quyết định 1284/2002/QĐ - NHNN, “Điều 12. Trách nhiệm của Ngân hàng:

      1 - Hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ mở tài khoản, lập chứng từ giao dịch và các quy định có liên quan trong việc sử dụng tài khoản. Ngân hàng có trách nhiệm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các tài khoản mở sai hoặc sử dụng chưa chính xác.

      2 - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các lệnh thanh toán, các yêu cầu sử dụng tài khoản của khách hàng phù hợp với quy định hoặc thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Kiểm soát các lệnh thanh toán của khách hàng, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, hợp pháp, hợp lệ và khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký; cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại dịch vụ, phương tiện thanh toán cần thiết phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng qua Ngân hàng.

      3 - Thực hiện hạch toán theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ nhận được. Điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng của tài khoản theo quy định.

      4 - Gửi kịp thời, đầy đủ Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, Bản sao sổ tài khoản, Giấy báo số dư tài khoản theo yêu cầu của người sử dụng tài khoản. Thông tin kịp thời về những giao dịch thanh toán và số dư tài khoản cho khách hàng theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

      5 - Bảo mật các thông tin liên quan đến tài khoản và giao dịch trên tài khoản của khách hàng theo quy định.

      6 - Bảo quản, lưu trữ hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản theo đúng cách thức và thời hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

      7 - Niêm yết công khai các quy định về mở và sử dụng tài khoản.

      8 - Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình.”

      Xóa
  8. " cô H là quan chức của một ngân hàng B. Cô này đã lôi kéo hàng chục quan chức và nhân viên ngân hàng B vào những vụ huy động vốn với tổng số tiền cực lớn. Và rồi không biết bằng cách nào, số tiền đó đã không được đưa vào dòng vốn lưu thông của ngân hàng, mà chui vào túi riêng của những quan chức và nhân viên này.

    Sự việc vỡ lở. H bị bắt khẩn cấp để điều tra. Trong một lần hỏi cung, S, sếp của cơ quan điều tra hỏi H: “Có muốn thoát chết không?” H lập tức quỳ xuống chân S: “Thưa ông… Nếu ông có thể mở đường cho em thoát chết thì em xin thỏa mãn bất kỳ yêu cầu nào ông đưa ra…” Sau vài câu trao đổi qua lại, S gợi ý H nhận đã làm giả con dấu của ngân hàng B để huy động vốn. “Ấy chết, thêm cả tội giả mạo con dấu thì tội em càng nặng.” S mỉm cười: “Tỉnh táo nghĩ lại đi. Có phải khi đó thì tội của cô sẽ chỉ là lừa đảo thôi không? Mà lừa đảo các cá nhân thì không bị tử hình. Tùy cô chọn..”

    Sau một phút suy nghĩ căng thẳng, H lại đổ sụp xuống chân S: “Vâng vâng. Em hiểu rồi thưa ông. Nhưng mà dấu đã đóng rồi là dấu thật…” S nói: “Việc xác nhận đó vẫn là dấu giả không khó. Cái đó nằm trong tầm tay ta đây.” “Vâng vâng, em hiểu rồi. Đội ơn ông. Vậy em …?” “Khoan đã, ta còn phải nói việc này với bọn ngân hàng của cô... vì bọn họ sẽ ...”

    Và một cuộc ngã giá bên nào cũng đều có lợi đã diễn ra. Ngân hàng B vô can, H thoát mức án tử hình, còn S..."

    nội dung nhạy cảm, em post ít nhiều vậy thôi, mấy chỗ thiếu các bác tự suy luận ra nhé

    Trả lờiXóa
  9. Luật sư Lưu Văn Tám đặt ra một danh sách 18 câu hỏi cho Vietinbank, chẳng hạn như việc Vietinbank huy động vốn của các tổ chức, cá nhân của ACB trong vụ án này có đúng quy định hay không? Khi ký 32 hợp đồng tiền gửi với 17 nhân viên ACB, thì ông Trương Minh Hoàng và bà Nguyễn Thị Minh Hương có được lãnh đạo Vietinbank ủy quyền (hoặc theo văn bản phân cấp thẩm quyền) ký kết các hợp đồng tiền gửi này hay không? Theo Vietinbank thì 32 hợp đồng tiền gửi này có hiệu lực pháp luật không? Vietinbank có thông báo cho khách hàng về việc có trách nhiệm theo dõi số dư tài khoản không? Trước đây, Vietinbank đã huy động nhiều khoản tiền từ nhân viên ACB và đã tất toán, các khoản tất toán này ai đã trả tiền gốc và lãi, có phải là Vietinbank trả không? Khi huy động vốn, Vietinbank có xác minh, yêu cầu khách hàng phải chứng minh nguồn gốc tiền không? Vietinbank có chủ trương trả lãi suất vượt trần không? Tại sao lãi suất vượt trần lại được chuyển vào tài khoản của các nhân viên ACB mà Vietinbank không biết?...

    Trả lờiXóa
  10. Xét xử siêu lừa Huyền Như: Đại diện VietinBank nói bừa

    Thứ Sáu, 10/01/2014 23:00
    Phần trả lời của đại diện VietinBank đối với các câu hỏi của luật sư khiến nhiều người thất vọng, bị luật sư phản đối

    Chiều 10-1, đại diện của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) - ông Nguyễn Mạnh Toàn, Trưởng Phòng Pháp chế VietinBank - đã trả lời những câu hỏi mà các luật sư đặt ra trong 2 ngày qua. Trước khi trả lời, ông Toàn nhấn mạnh: “Tôi đến tòa với tư cách là đại diện của VietinBank nhưng câu trả lời của tôi là với tư cách cá nhân” (?!).

    Đổ lỗi cho khách hàng

    Để trả lời câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của VietinBank trong vụ án, đại diện VietinBank xin phép được nói về thuật ngữ “trách nhiệm”. Ông Toàn cho rằng việc quy định về trách nhiệm mở, thanh toán tài khoản của ngân hàng đã thể hiện rõ tại Nghị định 64/2001/NĐ-CP, Quyết định 1284/2002/QĐ-NHNN cũng như các văn bản quy định về nghiệp vụ. “Không có định nghĩa hoặc quy định nào thể hiện trách nhiệm quản lý tài khoản nên không thể có câu trả lời cho câu hỏi trách nhiệm quản lý tài khoản” - ông Toàn chốt lại.
    Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa ngày 10-1 Ảnh: TẤN THẠNH
    Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa ngày 10-1 Ảnh: TẤN THẠNH

    Cũng theo đại diện VietinBank, ngân hàng mở tài khoản để cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản chứ không để quản lý tài khoản. Lý giải cho điều này, ông Toàn nói: “Tài khoản được mở trên sổ sách, hệ thống phần mềm máy tính nên không ai có thể quản lý được, chỉ có thể quản lý sổ sách hoặc phần mềm máy tính. Còn số dư trên tài khoản thuộc về quyền quản lý của chủ tài khoản. Chính vì vậy, chủ tài khoản có quyền sử dụng thông qua phương tiện thanh toán tài khoản, được quyền định đoạt số dư đó theo quy định của pháp luật”.

    Ông Nguyễn Mạnh Toàn nói thêm: “Trách nhiệm của ngân hàng không phải là quản lý tài khoản hay số dư trên tài khoản mà là trách nhiệm mở tài khoản và cung ứng, kiểm soát các phương tiện thanh toán khi ngân hàng sử dụng số dư trên tài khoản phù hợp với quy định pháp luật và thỏa thuận hợp pháp với khách hàng. Trách nhiệm của ngân hàng chỉ phát sinh khi khách hàng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, trách nhiệm của chủ tài khoản” và đối với “những hợp đồng bị giả mạo chữ ký hoặc con dấu thì trách nhiệm của VietinBank đương nhiên không có”.

    Trước những câu hỏi thuộc về quan điểm, đại diện VietinBank xin được trả lời sau, ở phần tranh luận.

    Trước khi kết thúc phần phát biểu, ông Toàn đổ lỗi cho khách hàng đã “bỏ qua các thủ tục an toàn để bảo vệ tài khoản của mình hoặc do mình đại diện để có được khoản tiền chênh lệch, tiền lãi suất cao”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bất nhất

      Lắng nghe phần trả lời của đại diện VietinBank, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho bị cáo Phạm Anh Tuấn) bức xúc: “VietinBank được triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì những phát ngôn của người được ủy quyền phải đại diện cho đơn vị này. Chúng tôi không cần nghe trả lời của bất kỳ cá nhân nào không liên quan đến vụ án. Do đó, chúng tôi xem như tất cả những câu hỏi đặt ra chưa được VietinBank trả lời”.

      Cùng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NaviBank) nói: “Đề nghị HĐXX xác định lại, nếu người vừa trả lời không phải là đại diện của VietinBank thì đề nghị hoãn phiên tòa, triệu tập người đại diện pháp luật của VietinBank tham gia”. Bức xúc hơn, luật sư Đình Trấn (bảo vệ quyền lợi cho Công ty Thái Bình Dương) phát biểu: “Sau khi nghe đại diện VietinBank trình bày, chúng tôi xin rút lại tất cả các câu hỏi”. Trước sự phản đối của các luật sư, ông Nguyễn Mạnh Toàn nói lại: “Tôi trả lời với tư cách của VietinBank”.

      Trước đó, trong phiên tòa ngày 9-1, luật sư Lưu Văn Tám (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ACB) tiếp tục đề nghị triệu tập ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT VietinBank, với lý do VietinBank không thể vô can trong vụ án lừa đảo hàng ngàn tỉ đồng của nhân viên mình như ông Hùng đã trả lời một báo điện tử. Tuy nhiên, HĐXX nhận định việc trả lời của lãnh đạo VietinBank ngoài phiên tòa không phải là căn cứ để xem xét.

      Hôm nay, 11-1, phiên tòa tiếp tục.

      “Đừng hỏi bị cáo!”

      Trả lời những câu hỏi của các luật sư trong ngày 10-1, bị cáo siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như tỏ ra rất nóng nảy: “Về quy trình và chính sách của VietinBank, xin đừng hỏi bị cáo vì bây giờ bị cáo không còn nhớ... Cái gì là quy định của ngân hàng thì mời luật sư xem quy định của ngân hàng, đừng có hỏi bị cáo... Luật sư làm rối ý, bị cáo không trả lời được”.

      Trước điệp khúc không nhớ, không biết, không trả lời này của Như, các luật sư đành lắc đầu. Trong khi đó, bị cáo Như cầu cứu: “Thưa HĐXX, mỗi ngày bị cáo phải trả lời rất nhiều câu hỏi từ các luật sư mà cứ bắt bị cáo đứng nhớ thì không biết có còn tinh thần để tham gia xét xử không nữa!”.

      Xóa

  11. Điều bất ngờ trong phiên xử vụ Huyền Như
    ►Ngày 9/1, hai vị đại diện Viện Kiểm sát đã từ chối không tham gia hỏi bất cứ câu hỏi nào, ngay cả đối với các bị cáo!...
    Cả ngày 9/1/2014, Hội đồng Xét xử dành toàn bộ thời gian cho phần thẩm vấn của đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư. Tuy nhiên, diễn biến phiên tòa trở nên khác thường, bởi sau khi Hội đồng Xét xử mời đại diện Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố trước tòa theo ủy quyền của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tham gia phần thẩm vấn, nhưng hai vị đại diện Viện Kiểm sát đã từ chối không tham gia hỏi bất cứ câu hỏi nào, ngay cả đối với các bị cáo!

    Đây là chuyện chưa từng có tiền lệ, bởi lẽ bên cạnh việc thực hiện chức năng buộc tội, đại diện Viện Kiểm sát còn có trách nhiệm phải chứng minh tội phạm thông qua việc tham gia phần xét hỏi công khai tại phiên tòa.

    Mọi người tham dự phiên tòa, nhất là các luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo, đương sự hết sức ngạc nhiên trước việc im lặng không tham gia phần thẩm vấn của hai vị đại diện Viện Kiểm sát, trong khi đây là một vụ “đại án” có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án và trách nhiệm của Vietinbank...

    Đến lượt các luật sư tham gia phần thẩm vấn, điều bất ngờ lại diễn ra. Trong khi các luật sư đề nghị đại diện Vietinbank trả lời trực tiếp các câu hỏi liên quan thì vị chủ tọa phiên tòa đã yêu cầu tất cả các luật sư đặt câu hỏi để đại diện Vietinbank nghiên cứu “trả lời một lần”, chứ không theo trình tự hỏi-đáp thông thường.

    Trình tự “mới” này khiến các luật sư không thể thực hiện được việc thẩm vấn chéo, đối chất công khai tại phiên tòa, khiến nhiều luật sư hết sức bức xúc.

    Mặc dầu vậy, thông qua các câu hỏi đặt ra tại phiên tòa, bên cạnh việc làm rõ hành vi khách quan và nhận thức chủ quan của các bị cáo đối với các tội danh mà Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao truy tố các luật sư đã đặt nhiều câu hỏi liên quan trách nhiệm của Vietinbank trong việc quản lý cán bộ dưới quyền, quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng và trách nhiệm pháp lý trước tài sản của khách hàng gửi vào Vietinbank.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều vấn đề vướng mắc đã được nêu ra, cụ thể nếu theo cáo trạng và quan điểm của Vietinbank là Huỳnh Thị Huyền Như có hành vi lừa đảo, nên Vietinbank không có thiệt hại và không chịu trách nhiệm dân sự về các khoản thiệt hại của những người bị hại, nhưng các bị cáo là nhân viên thuộc các phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, các chi nhánh khác lại bị truy tố về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” điều 179 Bộ Luật hình sự.

      Đây là vấn đề cần được làm sáng tỏ, bởi hành vi của các nhân viên này chỉ có thể gây thiệt hại cho Vietinbank thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm theo điều 179 Bộ Luật hình sự nói trên.

      Đó là chưa kể, đại diện Vietinbank cho biết, chỉ khi vụ án khởi tố, thông qua kết quả giám định khoa học kỹ thuật hình sự, thì Vietinbank mới biết Huyền Như làm giả 8 con dấu, giả chữ ký, giả hồ sơ của khách hàng... để vay tiền của Vietinbank, trong khi các nhân viên nói trên chỉ khi khởi tố vụ án và bị can mới biết bị Huyền Như lừa dối thông qua việc làm giả con dấu và chữ ký của khách hàng.

      Mặt khác, theo diễn biến thẩm vấn công khai tại phiên tòa, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ và Phòng quản lý rủi ro của Vietinbank Chi nhánh Tp.HCM đã cử cán bộ có thẩm quyền tiến hành kiểm tra vào các ngày 8/6/2011 và 1/9/2011 (ngay trước thời điểm khởi tố vụ án) tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, đã kết luận toàn bộ 100% hồ sơ tín dụng, kiểm tra và quản lý tài sản bảo đảm và thế chấp đều bảo đảm đúng quy định và quy trình Vietinbank quy định, không có vi phạm gì...

      Các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các công ty, ngân hàng, cá nhân đặt nhiều câu hỏi nhằm xác định bản chất của vụ án, nhất là trách nhiệm quản lý của lãnh đạo Vietinbank. Câu hỏi của các luật sư đặt ra theo hướng, khi khách hàng gửi tiền là gửi vào Vietinbank, sau đó chính Vietinbank đã quản lý khoản tiền này, nhưng cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý của mình làm giả hồ sơ, giả cả chữ ký khách hàng, giả cả con dấu để rút tiền, vay tiền, thì trách nhiệm của chính Vietinbank đến đâu?

      Đáp lại các câu hỏi này, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank đã thẩm vấn bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như liên quan đến hành vi và thủ đoạn gian dối, nhất lại việc thỏa thuận lãi suất ngoài quy định của Vietinbank, tạo niềm tin cho các khách hàng vì ham lãi suất cao nên đã gửi tiền và bị Như chiếm đoạt. Đó chính là lý do vì sao Vietinbank từ chối không chịu bất cứ trách nhiệm dân sự nào đối với các khoản tiền bị coi là Như đã chiếm đoạt.

      Có lẽ do bức xúc với các vấn đề về trách nhiệm của Vietinbank, đến lượt mình Huỳnh Thị Huyền Như đã phản ứng lại câu hỏi của một số luật sư bảo vệ cho các bị hại, cho rằng mình không được đối xử công bằng, bị quy chụp bất lợi trong khi đã nhận tội.

      Luật sư bào chữa cho bị cáo Như cũng đã tập trung làm rõ các vấn đề liên quan quy trình nghiệp vụ huy động tiền gửi và cho vay, trách nhiệm quản lý tài khoản của khách hàng, dẫn dắt theo hướng Huỳnh Thị Huyền Như đã giao dịch bên ngoài, dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền, thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời cho rằng những người bị hại, trong đó có các ngân hàng thương mại cổ phần ủy thác cho các cá nhân đứng tên người gửi để nhận được lãi suất cao ngoài quy định là trái pháp luật.

      Diễn tiến phiên tòa hứa hẹn sẽ còn căng thẳng khi bước vào phần tranh luận giữa đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư, đương sự và những người tham gia tố tụng.

      Xóa
  12. Phiên xử Huyền Như: Vụ án kỷ lục, với nhiều điều lạ

    Ngày 9/1, TAND TP.HCM tiếp tục diễn ra phiên xét xử "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như. Tính đến thời điểm này, vụ án diễn ra với nhiều tình tiết lạ và đạt được nhiều "kỷ lục" mà từ trước đến nay chưa hề có.

    Số tiền chiếm đoạt kỷ lục

    Chiếm đoạt 5.000 tỷ, số chưa thu được gần 4.000 tỷ, số tài sản đã thu giữ chỉ hơn 600 tỷ, số có nguy cơ mất trắng xấp xỉ 3.300 tỷ. Đây là vụ án có lẽ có số tiền thất thoát lớn nhất từ trước đến nay, gấp nhiều lần so với số tiền thất thoát của các vụ Vinashin, Vinalines, Minh Phụng…

    Thủ đoạn chiếm đoạt đơn giản

    Là Quyền Trưởng phòng giao dịch, không có gì tinh vi, không phải lập kế hoạch rồi tổ chức thực hiện, với nhiều đồng phạm có phân công chặt chẽ, khi cần trả nợ, chi tiêu, để chiếm đoạt tiền, Huyền Như chỉ cần giả chứng từ, giả chữ ký để rút tiền, chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương; giả chữ ký, làm giả hồ sơ vay tiền tại chính Ngân hàng Công thương.

    Tiền, tài sản do phạm tội mà có chưa được thu hồi triệt để

    Hầu hết số tiền chiếm đoạt chưa được xác định cụ thể để thu hồi, Kết luận điều tra, Cáo trạng chỉ nêu phụ lục về việc những cá nhân, tổ chức, đã được Huyền Như chi trả tiền, không chi tiết. Không đề cập đến chuyện thu hồi hoặc tại sao không thu hồi.

    Qua quá trình xét hỏi tại Tòa cho đến hôm nay, đã chuyển qua phần các luật sư tham gia xét hỏi, nội dung tiền chiếm đoạt đi đâu vẫn chưa được làm rõ. Trả lời Hội đồng xét xử, Huyền Như nêu không nhớ chi tiết, đã khai với Cơ quan điều tra.
    Phiên xử, Huyền Như, kỷ lục, siêu lừa, ngân hàng, bị hại
    Huyền Như khóc khi nghe chị gái trách tại tòa.
    Hai lần Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung

    Trong vụ án này, đã hai lần Viện kiểm sát trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, yêu cầu xác định trách nhiệm trả của Ngân hàng Công thương với tiền gửi của khách hàng đã chuyển hợp pháp vào tài khoản của khách tại Ngân hàng Công thương.

    Đối với những trường hợp này, Ngân hàng Công thương là đơn vị bị Huyền Như chiếm đoạt tiền. Ngân hàng Công thương phải trả tiền cho khách hàng.

    “Nạn nhân” bất đắc dĩ từ chối đòi tiền thủ phạm, không đến Tòa

    Nhiều doanh nghiệp, cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng Công thương, sau đó bị Huyền Như rút tiền chỉ biết mình là nguyên đơn trong vụ án, để đòi tiền Huyền Như sau khi nhận được thông báo của Tòa.

    Công ty chứng khoán Phương Đông, Công ty Phúc Vinh, Công ty Thịnh Phát, Công ty Hưng Yên, Công ty chứng khoán SBBS, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Nam Việt …, được Tòa xác định là nguyên đơn trong vụ án, bị Huyền Như chiếm đoạt tiền đã từ chối đòi tiền Huyền Như.

    Đồng thời yêu cầu Ngân hàng Công thương phải trả tiền. Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Nam Việt cho đến nay không tham gia phiên tòa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bị đơn “giấu mặt”

      Bị nhiều cá nhân, doanh nghiệp đòi tiền, đòi phải chịu trách nhiệm về việc quản lý tài khoản tiền gửi , nhưng Ngân hàng Công thương lại chỉ tham gia tố tụng với tư cách Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do được Huyền Như trả tiền, không tham gia tố tụng với tư cách bị đơn.

      HĐXX trả lời Tòa xác định người bị hại, nguyên đơn theo cáo trạng

      Các Nguyên đơn bất đắc dĩ nêu ý kiến, việc xác định nguyên đơn phải theo luật, phải là người, tổ chức bị thiệt hại và có đơn yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp này, họ không bị thiệt hại và không có đơn yêu cầu Huyền Như bồi thường, Ngân hàng Công thương mới là đơn vị bị thiệt hại.

      Thời gian xét hỏi rất nhanh

      Thời gian xét xử dự kiến kéo dài từ ngày 6/1/2014 đến 25/1/2014 nhưng mới đến ngày xét xử thứ tư, đã đến phần xét hỏi của các luật sư. Vụ án rất phức tạp, số lượng bị cáo, đương sự rất nhiều, số liệu rất lộn xộn thì tốc độ xét hỏi như vậy là rất nhanh.

      Trong đó, phải kể đến việc xét hỏi về hành vi chiếm đoạt khoản tiền gửi 200 tỷ đồng của Ngân hàng Nam Việt, Hội đồng xét xử chỉ tiến hành thẩm vấn trong vòng dăm mười phút.

      Viện kiểm sát không tham gia xét hỏi sau HĐXX

      Sau khi Hội đồng xét hỏi kết thúc phần xét hỏi, đến lượt mình, đại diện Viện kiểm sát đã không tham gia xét hỏi, vì Hội đồng xét xử đã hỏi đủ.

      Hỏi hay không là quyền của Viện kiểm sát, tuy nhiên một “đại án” kỷ lục, phức tạp, có nhiều vấn đề tồn tại, phải chăng Hội đồng xét xử đã có phương án xét hỏi quá hoàn hảo, đến mức Viện kiểm sát không hỏi gì thêm.

      Luật sư: Cách xét hỏi lạ?

      Trong ngày xét hỏi tiên của các luật sư, nhiều luật sư bảo vệ quyền lợi cho các khách hàng gửi tiền bị mất tiền đã rất quyết liệt để hỏi đại diện Ngân hàng Công thương về trách nhiệm quản lý tiền, về việc hoàn trả tiền, về việc tự ý trích tiền của khách để thu nợ vay trái pháp luật của chính mình với Huyền Như.

      Nhưng rồi tất cả đều chưng hửng vì chủ tọa phiên tòa không cho các luật sư hỏi trực tiếp, yêu cầu các luật sư chỉ nêu câu hỏi, rồi Ngân hàng Công thương sẽ tập hợp lại trả lời chung.

      Trong khi đó, các bị cáo, các đương sự khác đều phải trực tiếp trả lời ngay các câu hỏi của luật sư. Đặc biệt, người nhận được nhiều câu hỏi nhất chính là Huyền Như cũng phải lần lượt trả lời trực tiếp các câu hỏi của từng luật sư.

      Rất nhiều luật sư và người tham dự phiên tòa đã phản ứng với cách điều hành này. Liệu còn có thêm các nội dung lạ khác?
      "Cơ quan điều tra chưa áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi vật chứng ở các địa chỉ đã được xác định là chưa thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự"- Luật sư Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự, TAND Tối cao.

      (Theo Đất Việt)

      Xóa
  13. Đồng Thị Kim Thanhlúc 19:03 11 tháng 1, 2014

    Đọc bài của chủ nhà cùng những ý kiến các bạn đọc dẫn về từ các báo, tôi càng nhất trí với đề xuất của chủ nhà:
    TÒA NÊN TRẢ HỒ SƠ CHO VIỆN KIỂM SÁT!
    Đây là 1 trong số 10 Đại án tham nhũng mà Trung ương quan tâm, chỉ đạo. Dư luận cũng đặc biệt quan tâm. Vậy mà cơ quan điều tra đã cố tình đưa ra những lập luận sai trái. VKS thì ko kiên quyết bảo vệ quan điểm đúng đắn của mình.
    TÒA NÊN TRẢ HỒ SƠ CHO VIỆN KIỂM SÁT, CÀNG SỚM CÀNG TỐT!
    Càng để lâu, uy tín cơ quan pháp luật càng giảm; uy tín hệ thống ngân hàng càng giảm!
    Cùng với đó, là uy tín Nhà nước VN nói chung!

    Trả lờiXóa
  14. Nên định nghĩa lại khái niệm "quản lý tài sản" trong trường hợp này.
    Ở đây, Huyền Như hoàn toàn không được ủy thác quyền quản lý tài sản của khách hàng, một trong những minh chứng hùng hồn là do không có quyền quản lý nên bà ta phải giả chữ ký, làm giấy tờ giả chứ không thể dùng chính chữ ký của mình để dịch chuyển tài sản.

    Trả lờiXóa
  15. Luật sư truy trách nhiệm lãnh đạo Vietinbank
    Các luật sư cho rằng không chỉ khởi tố hai phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh TP.HCM như VKS đề nghị mà cần phải khởi tố nhiều vị khác vì đã để “nhân viên cấp dưới tép riu” phải ra trước tòa...
    Ngày 14-1, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử với phần tranh luận của các luật sư bào chữa cho các bị cáo là cán bộ, nhân viên ngân hàng.

    “Lãnh đạo Vietinbank ở đâu?”

    Tiếp mạch VKS kiến nghị tòa khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của hai phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh TP.HCM, phiên xử hôm qua trở nên sôi nổi hẳn khi luật sư đề nghị xem xét trách nhiệm của lãnh đạo Vietinbank.

    Luật sư của nguyên phó trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ Bùi Ngọc Quyên (bị đề nghị mức án 14-16 năm tù về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng) đặt vấn đề: “Huyền Như đã thực hiện hành vi phạm tội từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011 chứ không phải một ngày, một tháng. Số tiền chiếm đoạt không phải là 10 tỉ, 100 tỉ, 1.000 tỉ mà gần 4.000 tỉ đồng. Như thực hiện hành vi lừa đảo trong suốt một thời gian dài, chiếm đoạt một khoản tiền lớn như thế, lãnh đạo Vietinbank ở đâu và làm gì mà không có mặt tại đây để chịu trách nhiệm?”.

    Luật sư cho rằng không thể chỉ khởi tố hai phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh TP.HCM như VKS đề nghị mà còn phải khởi tố nhiều vị khác đã để “nhân viên cấp dưới tép riu” như Quyên phải ra trước tòa và phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo luật sư, Quyên không biết được hành vi gian dối của Huyền Như nên không phạm tội. Khi Quyên thực hiện nhiệm vụ cũng không phải mục đích là giúp Như mà mục đích là huy động vốn cho Vietinbank, cho hoạt động của Vietinbank tốt hơn trong thời điểm huy động vốn là vấn đề nóng ở TP.

    Vì bào chữa quá hăng hái, luật sư đã bị chủ tọa góp ý “không nên chỉ tay vào bị cáo và điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe thôi, nói nhiều thì chính luật sư là người mệt, người nghe cũng choáng”.

    Cùng bị truy tố về tội này, Phạm Thị Tuyết Anh bị VKS đề nghị mức án 16-18 năm tù nhưng luật sư của Tuyết Anh cho rằng thân chủ không phạm tội. Luật sư phân tích: Theo kết luận điều tra, cáo trạng và diễn biến tại tòa, Vietinbank không bị thiệt hại, không chịu trách nhiệm dân sự đối với số tiền Huyền Như chiếm đoạt. Do đó, hành vi của các nhân viên phòng giao dịch thuộc Vietinbank, trong đó có Tuyết Anh không gây thiệt hại cho Vietinbank nên không phạm tội. “Không gây thiệt hại cho cơ quan chủ quản mà nhân viên vẫn bị xử lý là không thỏa đáng. Tuyết Anh chỉ tin tưởng Huyền Như mới thực hiện theo kiểu linh động để giữ khách hàng lớn cho cơ quan chứ không hưởng hoa hồng từ việc này” - luật sư nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ảnh hưởng của Huyền Như quá lớn?

      Luật sư của nguyên phó Phòng giao dịch Điện Biên Phủ Trần Thanh Thanh (bị đề nghị mức án 14-16 năm tù) cũng nói: “Thanh không chiếm hưởng gì, chỉ vì tin tưởng Như bởi lúc đó Như rất có uy tín tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ và bao trùm cả Vietinbank, là ngôi sao của Vietinbank”.

      Luật sư còn viện dẫn niềm tin của Thanh đối với Như là có cơ sở bởi “các hồ sơ có chữ ký giả mà ngay cả giám định viên phải qua bao nhiêu khâu mới nhận biết được, huống hồ chỉ bằng mắt thường thì không làm sao biết được”.

      Luật sư của Hồ Hải Sỹ và Lê Thị Ngọc Lợi (bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm...) cho rằng cáo buộc của VKS không thuyết phục.

      Cụ thể, VKS nói hai bị cáo đã tin tưởng một cách vô căn cứ, chỉ vì một tin nhắn của phó giám đốc chi nhánh đã mở ngay hai tài khoản cho hai khách hàng tại Vietinbank để cho Như chiếm đoạt 50 tỉ đồng của ACB. Bên cạnh đó, hai bị cáo còn thể hiện sự lơ là, tắc trách, không tuân thủ quy chế mở, sử dụng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng.

      Luật sư cho rằng các bị cáo chỉ là người thừa hành công việc, làm theo mệnh lệnh của cấp trên, đã làm hết trách nhiệm của mình và họ cũng là nạn nhân đã bị chính phó giám đốc của mình lừa gạt.

      Tương tự, nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ Hoàng Hương Giang (bị đề nghị mức án 10-12 năm tù về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng) cũng biện hộ vì “tin sếp Như”. Giang bị cáo buộc đã xác nhận làm thủ tục giải ngân cho bốn hồ sơ vay 20 tỉ đồng, hồ sơ không có chữ ký khách hàng vay và khách hàng bảo lãnh, lệnh chi không có chữ ký chủ tài khoản, tài sản bảo đảm là bốn thẻ tiết kiệm.

      Luật sư của Giang nói: “Giang được tuyển vào làm nhân viên kế toán cho VietinBank từ tháng 10-2012 và tháng sau thì có quyết định điều chuyển tạm thời sang làm giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ. Giang nghiệp vụ non kém, không thể phát hiện được những sai phạm của Như”.

      HOÀNG YẾN

      Hành vi đơn giản, mức án nặng?

      Đó là nhận định chung của các luật sư bào chữa cho nhiều bị cáo. Cụ thể, luật sư của Phạm Thị Tuyết Anh nói VKS đề nghị mức án 16-18 năm tù cho bị cáo này là “không thể tin được”. Tương tự, luật sư của Huỳnh Mỹ Hạnh (chị ruột Như) cũng cho rằng VKS đề nghị mức án 16-18 năm tù với thân chủ là “khá cao”. Luật sư của Nguyễn Thị Lành thì bảo VKS đề nghị mức án 10-12 năm tù với Lành là nặng. Đặc biệt, theo luật sư, có 12 người khác cũng tin tưởng Như và “cùng có hành vi tương tự, không khác một dấu chấm, dấu phẩy như Lành nhưng lại không bị xem xét xử lý hình sự”...

      Theo đại diện VKS, con số thiệt hại liên quan đến từng bị cáo trong vụ án này là quá lớn nên mức án đề nghị của VKS là đúng luật.

      Xóa
  16. "Không gây hậu quả cho VietinBank, sao bị xử lý hình sự?"
    27/12/2014 11:12 GMT+7
    TTO - Đây là ý kiến luật sư Phan Hồng Việt, bào chữa cho bị cáo Đoàn Lê Du (17 năm tù, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, VietinBank chi nhánh TP.HCM).

    Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa - Ảnh: Thuận Thắng
    Quyết định 069 không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

    Luật sư Việt cho rằng căn cứ để buộc tội đối với Đoàn Lê Du là vi phạm quyết định 069 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) bởi quyết định này không phải là một văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ là văn bản hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng.

    “Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có 12 khoản cho thấy không còn có quyết định, quy định, quy chế, hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Bởi vậy từ ngày 1-1-2009 các văn bản, quy định, quyết định của Ngân hàng Nhà nước không thể coi là văn bản qui phạm pháp luật.

    VietinBank là ngân hàng thương mại, không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên không thể coi quyết định 069 là văn bản pháp quy, vậy nên văn bản này không phải là VB quy phạm pháp luật nên không thể làm căn cứ để kết Du bị kết tội theo điểm c, khoản 1 điều 179 Bộ luật Hình sự”, luật sư Việt lập luận.

    Theo luật sư Việt, Quyết định 069 ra đời ngày 25-1-2010 trước Luật các tổ chức tín dụng (ra đời ngày 16-6-2010) nên không phải VietinBank căn cứ vào Luật các Tổ chức tín dụng để ban hành quyết định 069, và thực chất quyết định 069 chỉ là văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.

    Ngoài ra, luật sư cũng cho rằng không có quy định nào của pháp luật cho thấy, nếu cho vay không có mặt người vay thì bị xử lý trách nhiệm, nhất là hình sự.

    Do đó, việc vi phạm quyết định 069 không thể coi là vi phạm quy định cho vay, giống như kết luận tại bản án sơ thẩm, cùng lắm chỉ xử lý về mặt hành chính như kỷ luật.

    Luật sư Việt cũng nói bản án sơ thẩm còn nhập nhằng, chưa rõ ràng, nếu khi chưa có quy định pháp luật thì chỉ có thể xử lý bị cáo phía cho vay không bảo đảm, vậy nên không thể vi phạm điều 179 Bộ luật Hình sự.

    Không có hậu quả, sao bị buộc tội?

    Đây là câu hỏi của Luật sư Việt, bởi luật sư này cho rằng, bản án sơ thẩm, lời khai của bị cáo Như, xác nhận của đại diện VietinBank tại phiên tòa phúc thẩm cho thấy VietinBank chi nhánh TP.HCM và phòng giao dịch Điện Biên Phủ không bị thiệt hại gì, chỉ có 2 ngân hàng là NaviBank và ACB là bị thiệt hại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luật sư Việt đặt câu hỏi với Hội đồng xét xử (HĐXX): “Nếu VietinBank không xảy ra hậu quả, không mất tiền thì tại sao các nhân viên của phòng giao dịch Điện Biên Phủ lại bị buộc tội?”.

      Theo đó, bản án sơ thẩm tuyên Huỳnh Thị Huyền Như phải hoàn trả tiền cho các nguyên đơn và bị hại, và VietinBank cũng không chịu trách nhiệm, như vậy dù có lỗi cố ý về hành vi thì cũng chỉ là lỗi giữa ACB và NaviBank.

      Luật sư Việt cũng đưa ra dẫn chứng cho thấy sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank đã có văn bản chính thức đề nghị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM và Viện phúc thẩm 3, Viện KSND Tối cao tại TP.HCM xem xét lại tội danh của các bị cáo tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng, bởi những nhân viên này chỉ thiếu sót trong quá trình làm việc.

      Luật sư Việt đề nghị HĐXX xem xét hủy phần tội danh đối với bị cáo Du, trả hồ sơ để điều tra xét xử lại để không làm oan người vô tội.

      Ngoài phần bào chữa cho bị cáo Đoàn Lê Du, sáng 27-12, các luật sư bào chữa cho bị cáo Vũ Nguyễn Xuân Tiên, Huỳnh Trung Chí cũng đã có bài bào chữa cho các bị cáo này. Theo đó, các luật sư đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Tiên vô tội hoặc hủy án điều tra lại, bị cáo Chí không vi phạm quy định về cho vay.

      Hành vi vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng của Đoàn Lê Du, Trưởng Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng

      Đoàn Lê Du là trưởng phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM. Từ ngày 13-5-2011 đến tháng 10-2011, khi được Huỳnh Thị Huyền Như đặt vấn đề giải quyết cho khách hàng của Như vay tiền tại đây, thế chấp bằng thẻ tiết kiệm gửi tiền tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM, nhưng khách hàng không có mặt do bận, đề nghị cho vay trước rồi bổ sung thủ tục hồ sơ sau.

      Đoàn Lê Du đã chỉ đạo nhân viên Phòng giao dịch lập 51 hồ sơ tín dụng cho vay đứng tên 16 cá nhân vay tổng cộng 239,94 tỷ đồng; thế chấp bằng 37 thẻ tiết kiệm mang tên 12 cá nhân là nhân viên Ngân hàng ACB và NaviBank có tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM.

      Tài liệu điều tra xác định 37 thẻ tiết kiệm mang tên 12 cá nhân là ký hợp đồng tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM nhưng không nhận các thẻ tiết kiệm, mục đích dùng thế chấp vay tiền tại Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng.

      10 cá nhân đứng tên vay tiền và 12 người đứng tên tài sản bảo lãnh đều không làm thủ tục vay tiền và bảo lãnh việc vay tiền nêu trên tại Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng; chữ ký của những người này trên các Hợp đồng tín dụng là do Như tự ký giả.

      Hành vi của Đoàn Lê Du chỉ đạo việc cho vay không có mặt khách hàng vay; người có tài sản bảo lãnh đã vi phạm quy định tại Hướng dẫn cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá; được ban hành theo Quyết định số 069/QĐ-NHCT19 ngày 25/1/2010 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam dẫn đến việc Như thực hiện trót lọt việc lừa đảo chiếm đoạt được 239,94 tỷ đồng.

      HOÀNG ĐIỆP

      Xóa