Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

[Bài từ blog cũ] Ông Phạm Viết Đào tuyên "án tử" cho Bầu Kiên?

Lời dẫn: Như chúng tôi vừa đưa tin, hiện nay Hồ sơ vụ án Bầu Kiên đã được Tòa án trả lại cho VKS để điều tra bổ sung. Tới đây, có thể VKS sẽ có những điều chỉnh trong cáo trạng. Còn theo cáo trạng vừa rồi thì ông Nguyễn Đức Kiên bị truy tố theo 4 tội danh là "Kinh doanh trái phép," "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Trốn thuế.
Vào thời điểm tháng 9/2012, trên blog cũ của chúng tôi có đăng bài "Ông Phạm Viết Đào tuyên "án tử" cho Bầu Kiên?". Ở thời điểm đó, ông Kiên bị khởi tố theo 3 tội danh, chưa có tội trốn thuế. 
Blog cũ đã bị chiếm đoạt, nay chúng tôi đưa bài này về blog mới từ blog của bác Canhsat4sao với việc bổ sung trích dẫn Điều 161 Tội trốn thuế ở dưới.
********

Trên blog của ông Phạm Viết Đào có đăng bài viết sau đây: 
------------------------

Nguyễn Đức Kiên có thể bị tử hình

 




Cầu Nhật Tân - Theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán mới đây hướng dẫn công tác xét xử, khi xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần chú ý: Điều 139 Bộ luật Hình sự, xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau: c. Xử phạt TỬ HÌNH nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn tỷ năm trăm triệu đồng trở lên. Theo nhận định của chúng tôi 3 tuần trước: các phe phái đã áp dụng những tội danh nghiêm trọng hơn để triệt hạ đối phương, tức là cuộc chiến ngày một leo thang ác liệt.

Theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của điều 139 Bộ luật Hình sự, khi xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các thẩm phán phải xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:

c. Xử phạt TỬ HÌNH nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.


Xét về hành vi phạm tội của ông Kiên và mức độ nghiêm trọng, riêng vụ dùng tiểu xảo để bán khống (tức là không có vàng thật) 1 triệu lượng vàng miếng, ông Kiên đã chiếm đoạt trên 33.000 tỷ đồng đem gửi các ngân hàng hưởng lãi suất cao. Như vậy, áp dụng Nghị quyết trên của Hội đồng Thẩm phán, ông Kiên có thể bị xử bắn tới gần 8000 lần.

Theo nhận định của chúng tôi 3 tuần trước: các phe phái đã áp dụng những tội danh nghiêm trọng hơn để triệt hạ đối phương, tức là cuộc chiến ngày một leo thang.

Vừa qua, một số nhân viên của Tân Tạo đã bị khép vào những tội danh liên quan đến an ninh chính trị. Trả miếng, ngay hôm qua, bầu Kiên đã được hưởng ân huệ cho tăng kịch khung lên tử hình.

Việc được hưởng kịch khung này đã có tác động lớn tới nhà Kiên. Có lẽ hung tin này đã đến với gia đình Kiên trước đó. Mấy ngày qua, nhà riêng của Kiên ở Quảng Bá luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Các vệ sỹ tại đây không còn nhâng nháo như trước nữa, tức là “nhuệ khí” đã giảm hẳn. Có tin đồn ở Quảng Bá là biệt thự này đã được bán rẻ cho một người khác (chưa có cơ sở để xác minh). Ngoài ra, Hà Nội cũng đang xôn xao tin nhiều bố già, soái đang chuẩn bị “gói ghém” để chuồn ra nước ngoài nếu Hội nghị TƯ 6 tới đây diễn ra theo hướng bất lợi cho họ.

Cầu Nhật  Tân

----


____________________

Thực ra ông Phạm Viết Đào chỉ là copy lại 1 bài viết từ 1 trang blog phản động Cầu Nhật Tân. Bài này cũng được rất nhiều trang web/blog phản động khác copy lại, đó là điều thường tình. Điều đáng nói là ông Đào từng là viên chức Thanh tra của của 1 cơ quan cấp bộ. Khi copy lại 1 bài viết về pháp luật, 1 người từng là 1 cán bộ pháp luật nhưng lại không hề biết về cái sai của tác giả thì chứng tỏ ông Đào cũng chả hiểu gì về pháp luật. Ông Đào không hề biết rằng tác giả có nhắc tới “Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán mới đây” nhưng kỳ thực, đó là văn bản đã được ban hành cách đây những … 11 năm! Đó chính là Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 03 năm 2001của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật Hình sự năm 1999”. Văn bản này đến nay đã hết hiệu lực.


Bộ luật Hình sự 1999 đã có sự sửa đổi bổ, sung rất lớn vào năm 2009. Hình phạt tử hình đã được loại bỏ ở rất nhiều tội danh. Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của nước ta và chỉ được áp dụng đối với người phạm một số tội đặc biệt nghiêm trọng. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, xu hướng chung của thế giới hiện nay là thu hẹp phạm vi áp dụng và tiến tới xoá bỏ hoặc chỉ giữ lại rất ít tội còn áp dụng hình phạt tử hình.

Nghị quyết số 08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW thể hiện rõ chủ trương từng bước hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, giảm tối đa quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm. Chủ trương này phù hợp với tinh thần Công ước về quyền chính trị và dân sự mà nước ta là thành viên, đồng thời phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Việc bỏ hình phạt tử hình nói chung và đối với một số tội phạm cụ thể nói riêng là một vấn đề hết sức hệ trọng mang tính chính trị - pháp lý sâu sắc, căn cứ theo năm tiêu chí cơ bản:

Một là, tính chất nghiêm trọng của tội phạm cũng như đặc điểm nhân thân của người phạm tội;

Hai là, yêu cầu bảo vệ khách thể bị xâm hại;

Ba là, thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm cụ thể có quy định hình phạt tử hình;

Bốn là, khả năng trấn áp tội phạm bằng các biện pháp ngoài tử hình;

Năm là, có tính đến xu hướng chung trên thế giới thu hẹp dần và tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình.

Do vậy, năm 2009, Ban dự thảo Luật đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm cụ thể quy định tại 17 điều luật. Đó là: tội hiếp dâm (Điều 111); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); tội buôn lậu (Điều 153); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ (Điều 221); tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231); tội tham ô tài sản (Điều 278); tội nhận hối lộ (Điều 279); tội đưa hối lộ (Điều 289); tội chống mệnh lệnh (Điều 316); tội đầu hàng địch (Điều 322); tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334); tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341); tội chống loài người (Điều 342) và tội phạm chiến tranh (Điều 343).


Tuy nhiên, khi thảo luận và thông qua Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ, Quốc hội chỉ đồng ý loại bỏ hình phạt tử hình tại 8 tội danh, cụ thể:

111- Tội hiếp dâm;

139- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

153-  Tội buôn lậu;

180- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả;

197- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý;

221- Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ;

289-  Tội đưa hối lộ;

và 334- Tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Sửa đổi cụm từ “hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” thành cụm từ “hai mươi năm hoặc tù chung thân” tại các điều luật nói trên.
Hiện nay Nguyễn Đức Kiên đã bị khởi tố theo 3 tội danh.

Từ ngày 19/9/2012 tôi đã có nhận xét tại bài “Bộ Công an thông báo về vụ án Nguyễn Đức Kiên :

------


Bác Kiến Thụy nói rất đúng. Bây giờ mới là giai đoạn khởi tố nên phải chờ điều tra mới biết được cụ thể khung khoản nào. Có điều bác chưa đúng là tội Lừa đảo theo Luật sửa đổi BLHS số 37/2009 thì đã bỏ hình phạt tử hình. Bác Nông Dân cũng đúng: Sau khi điều tra thấy có dấu hiệu tội khác thì còn có thể điều chỉnh, thay đổi tội danh.

Tôi tạm đưa về đây cả 3 điều theo Bộ Luật Hình sự để các bác tham khảo:
----
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
--- Điều 159. Tội kinh doanh trái phép
1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:
a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;
c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
d) Thu lợi bất chính lớn.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
--
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
-------------------

“Điều 161. Tội trốn thuế

1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”

Như vậy, nếu khi kết thúc điều tra, Nguyễn Đức Kiên vẫn bị truy tố theo cả 3 tội danh trên thì dù phạm tội nặng đến đâu, tổng hợp hình phạt chung, tối đa cũng chỉ đến TÙ CHUNG THÂN chứ không thể TỬ HÌNH. 

 Phạm V Hải

9 nhận xét:

  1. Thánh Đào ngu vậy nhưng vẫn giữ chức thanh tra cấp bộ, sao ở đất nước này nhiều thằng ngu làm quan thế? Tại cơ chế "cocc", cơ chế "chọn người kế vị" chăng?

    Trả lờiXóa
  2. NÓ NGU NÊN NÓ BỊ " TÓ" RÙI

    Trả lờiXóa
  3. em Hương Lan càng ngày càng bựa giờ rảnh đít đem bôi xấu chuyện quốc gia đúng là đồ phản động trá hình

    Trả lờiXóa
  4. Nói thật khác với nói xấu ! Ai đó quan niệm sự thật là nói xấu thì đó là kẻ bợ đỡ ngu ngốc và cuồng tín - suốt đời làm kẻ tôi tớ , không bao giờ ngóc đầu lên được - giống chó giữ nhà !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  5. http://www.facebook.com/hoighetphandong?ref=streamlúc 07:30 11 tháng 1, 2014

    Tên Click AK Lê Hoàng!
    Nhục như chó, cả làng phây tẩy chay mày, mày lại mò sang đây phá đám à?

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn tác giả Phạm V Hải và chủ nhà đăng bài này với những phân tích cụ thể, chi tiết.
    Liên hệ đến vụ Huyền Như hiện nay đang xét xử, tôi thấy mới đây một tờ báo đăng bài phỏng vấn một luật sư và ông này cũng khẳng định Huyền Như sẽ thoát án tử hình nhưng lại nhấn mạnh việc Như có con nhỏ.
    ====
    "Siêu lừa 250 triệu đô la" Huỳnh Thị Huyền Như có "bùa hộ mệnh" để thoát án tử!
    07:00 | 07/01/2014

    (PetroTimes) - Luật sư Nguyễn Am, Ủy viên Hội đồng Luật sư Việt Nam cho PetroTimes biết: Chiếu theo Điều 35 của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người cầm đầu vụ lừa đảo gần 5.000 tỷ đồng Huỳnh Thị Huyền Như sẽ nằm ngoài diện bị áp dụng hình phạt tử hình.
    Trao đổi với PetroTimes, Luật sư Nguyễn Am, Ủy viên Hội đồng Luật sư Việt Nam cho biết: Theo quy định của BLHS 1999 (Điều 35), hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với nhóm các tội đặc biệt nghiêm trọng; không cho phép việc áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên và phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

    Luật cũng quy định: Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

    Ngoài ra, tại những quy định sửa đổi bổ sung của Bộ luật Hình sự 2009 cũng nói rất rõ việc này. Thêm vào đó là phụ nữ có thai phạm tội (khi phạm tội đang có thai) là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này chính là một căn cứ để hội đồng xét xử quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
    Cụ thể, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi (điểm b khoản 1 Điều 61 BLHS). Khi người đang chấp hành hình phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 62 BLHS).

    “Pháp luật quy định nhiều trường hợp được hoãn thi hành án là để thể hiện sự mềm mỏng, nhân đạo. Tuy nhiên, cũng chính từ quy định nhân đạo này mà bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã chắc chắn thoát khung hình phạt tử hình. Theo đó, nếu như bị cáo Như đối diện với tội danh của khung hình phạt cao nhất là tử hình thì cũng sẽ được chuyển thành chung thân.

    Ngoài ra, bị cáo Như có thể được xem xét hoãn thi hành án vì đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Hiện tại con của bị cáo Như mới được 24 tháng. Như vậy, nếu được xem xét thì bị cáo Như sẽ được hoãn thi hành án phạt tù thêm 12 tháng.

    Đây là thông tin khiến tôi và nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác bất ngờ trong một vụ án lớn như vậy mà người chủ mưu lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như lại có thai khi bị bắt và sinh con trong trại giam” - LS Nguyễn Am nói.
    ===========

    Theo tôi, ông luật sư Nguyễn Am cũng như ông Nguyễn Như Phong Tổng biên tập báo PetroTimes không am hiểu luật vì Huyền Như chả cần đến "lá bùa" là đứa con nhỏ thì cũng đương nhiên không bị tuyên phạt tử hình.
    Thật không ngờ bài chém gió tào lao của ông Như Phong đã có quá nhiều báo/blog đăng lại!

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Hoàng Thư Lêlúc 14:00 12 tháng 1, 2014

    Việc giảm dần hình phạt tử hình là tốt nhưng theo tôi, Nhà nước cần xem lại: Tội Lừa đảo có nên bỏ tử hình hay ko?
    Vụ án Huyền Như, vụ bầu Kiên ... số tiền lừa đảo là quá lớn nhưng bị cáo Huyền Như ra tòa có vẻ rất ... hiên ngang vì chị ta biết sẽ thoát án tử.
    Tác dụng răn đe, giáo dục ko còn...
    Nên chăng Nhà nước đưa lại hình phạt tử hình cho tội danh Lừa đảo?

    Trả lờiXóa