Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

LIÊN XÔ BỎ RƠI VN TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979?

Lời dẫn: Về đề tài Chiến tranh Biên giới Phía Bắc 1979, lướt trên mạng, chúng tôi thấy có một số người băn khoăn về vai trò của Liên Xô trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Xô - Việt vừa ký kết trước đó không lâu. Có người dẫn các tài liệu từ phía TQ để khẳng định rằng TQ không có ý định xâm chiếm một tấc đất VN; họ rút quân là vì các mục tiêu của họ đã đạt được. Đó là, đã "dạy cho VN một bài học" và "đã kiểm tra xong độ xác tín của Hiệp ước Xô- Trung", tức là tuy cam kết nhưng Liên Xô đã không dám thực hiện cam kết, đã "bỏ rơi VN"....
Để làm rõ vấn đề này, Google.tienlang xin cùng các bạn nghiên cứu các tài liệu của người Nga. Đó là bài báo trên Tiếng Nói Nước Nga từ 3 năm trước đây, ngày 17/2/2011.

********
 Photo: EPA
17.02.2011, 09:01

Photo: EPA


Có những ngày khác nhau trên lịch. Có ngày vui hân hoan, nhưng cũng có những ngày bi thảm. Ngày 17 tháng Hai năm 1979 là một ngày bi thảm đối với nhân dân Việt Nam.
Vào ngày này 32 năm trước, quân đội Trung Quốc đã vượt qua biên giới Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng phạt Hà Nội” vì Việt Nam đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. Lực lượng Trung Quốc xâm lược bao gồm 7 quân đoàn, lên đến 600.000 người. Phía Việt Nam, đối phó với lực lượng này, lúc đó chỉ có một sư đoàn quân chủ lực, một sư đoàn quân địa phương, lính biên phòng và dân quân tự vệ, với số lượng vũ khí không nhiều, gồm có pháo, súng cối và vũ khí chống tăng.
Ngày 18 tháng Hai, chính phủ Xô viết đã đưa ra một tuyên bố, trong đó, ngoài những điều khác, có nêu rõ: "Liên bang Xô viết sẽ thực hiện các cam kết theo Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam". Hiệp ước này được ký kết tại Matxcova ba tháng trước đó.
Để biểu thị sự hỗ trợ cho Việt Nam và hướng sự chú ý của quân đội Trung Quốc theo phía nam, 29 sư đoàn bộ binh của quân đội Liên Xô gồm 250 nghìn người, với sự hỗ trợ không quân đã được điều đến khu vực gần Mãn Châu ở biên giới Xô-Trung.  
Đồng thời, lãnh đạo Liên Xô đã gửi bổ sung thêm cho Việt Nam một nhóm cố vấn quân sự.
Một trong những nhà lãnh đạo của Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, đại tá Gennady Ivanov nhớ lại:
“Sáng 19 tháng 2, vào ngày thứ ba của cuộc xâm lược, một nhóm các cố vấn quân sự của Liên Xô đã bay tới Hà Nội, gồm các vị tướng có kinh nghiệm nhất, đứng đầu là đại tướng Gennady Obaturov. Ngay sau khi đến nơi, họ lập tức gặp ban chỉ huy tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Các cố vấn  quân sự Liên Xô không chỉ nắm tình hình thực tế qua cuộc tiếp xúc với bộ trưởng quốc phòng Văn Tiến Dũng và tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam Lê Trọng Tấn, mà còn ra mặt trận, lên tuyến đầu nơi quân đội Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc. Tại đó, họ đã rơi trận pháo kích mạnh của quân Trung Quốc, nhưng may mắn thay, không ai bị thương. Tuy nhiên, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô vẫn không tránh được tổn thất.
Tại cuộc họp kéo dài 3 giờ đồng hồ ngày 25 tháng Hai với ông Lê Duẩn, đại tướng Obaturov đề xuất di chuyển lực lượng quân chủ lực được huấn luyện tốt hơn từ Campuchia về mặt trận phía Bắc. Đề xuất này, cũng như một loạt đề xuất khác do đại tướng Liên Xô đưa ra, đã được phía Việt Nam thông qua.
Theo  lệnh của tướng Obaturov, các phi công lái máy bay vận tải quân sự Xô Viết đã chuyển cánh quân Việt Nam từ Campuchia về hướng mặt trận Lạng Sơn, khiến cho tình hình lập tức thay đổi nghiêng theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Đầu tháng Ba năm đó, sáu cố vấn Liên Xô đã hy sinh tại Đà Nẵng trong tai nạn máy bay, khi đang giúp Việt Nam.
Tướng Obaturov cũng đã gửi các lãnh đạo Liên Xô công văn yêu cầu khẩn cấp viện trợ cho Việt Nam vũ khí và trang thiết bị bằng đường hàng không.
“Các tổ chức quân sự Matxcova nhanh chóng và tích cực đáp ứng mọi yêu cầu của nhóm cố vấn Liên Xô tại Việt Nam - Đại tá Gennady Ivanov nói tiếp. -  Trong thời gian ngắn nhất, quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được tất cả mọi thứ cần thiết để chống lại kẻ thù. Việt Nam đã được viện trợ tên lửa "Grad", trang bị kĩ thuật cho các đơn vị thông tin liên lạc, tình báo và các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác, bằng máy bay vận tải quân sự.”
Các biện pháp đó đã góp phần làm cho các cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc bị sa lầy. Một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu không cho đối phương tiến lên quá 30 km kể từ biên giới.
Những kẻ xâm lược đã mất hơn 62.000 sĩ quan và binh lính, 280 xe tăng và xe bọc thép, 118 khẩu pháo và súng cối cùng một số máy bay. Ngày 05 tháng Ba năm 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng. Ngày 18.3, chiến sự đã hoàn toàn chấm dứt
Hải quân Liên Xô đã không bàng quan đứng bên ngoài những sự kiện dữ dội ấy. Đó là nội dung buổi phát thanh ngày mai của chúng tôi. Mời các bạn đón nghe Đài Tiếng nói nước Nga, phát thanh từ Matxcova.
=====
 Lá chắn bảo vệ bờ biển Việt Nam
18.02.2011, 07:19

Photo: RIA Novosti
Vào những ngày này 32 năm trước, quân đội Trung Quốc đã tấn công vào miền Bắc Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng phạt Hà Nội” vì Việt Nam đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia.
Trong chương trình lần trước, chúng tôi đã nói về vai trò của các cố vấn quân sự Liên Xô đã giúp cho quân đội nhân dân Việt Nam đối phó với lực lượng Trung Quốc gồm 600.000 người, về các đợt cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự của Liên Xô. Hồi đó, không chỉ các tỉnh miền Bắc mà cả bờ biển phía Bắc của Việt Nam cũng bị đe dọa bởi Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc gồm gần 300 tàu chiến.
Sau đây là ý kiến của nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg: “Khi quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hạm Đội Thái Bình Dương đang hiện diện tại các điểm quan trọng của biển Đông để phô trương sự hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Sau mấy ngày chiến sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có thêm mấy tàu chiến của Liên Xô tiến tới khu vực. Sau ngày 20 tháng Hai, 13 tàu chiến, kể cả mấy tàu ngầm, đã chờ đợi đoàn tàu mới do tàu tuần dương “Đô đốc Senyavin” và tàu dương hạm tên lửa “Vladivostok” dẫn đầu tới khu vực. Đầu tháng 3, đoàn tàu xô-viết bao gồm 30 tàu chiến”.
Sau đây là đoạn trích từ nhật ký của thuyền trưởng tàu ngàm “B-88” Fedor Gnatusin:
“Đầu năm 1979, tàu chúng tôi đang bảo quản tại xưởng đóng tàu. Rồi vào tháng 2, có lệnh khẩn cấp ra biển. Các quả ngư lôi, lương thực và thiết bị kỹ thuật đã được rất nhanh xếp lên tàu. Đã có mấy tàu chiến khác cũng lên đường đi Việt Nam từ Vladivostok và Nakhodka”.
Còn đây là đoạn trích từ nhật ký của trung tá hải quân Vladimir Glukhov:
“Với tư cách chỉ huy bộ tham mưu của sư đoàn, tôi đã có nhiệm vụ đảm bảo đoàn tàu chiến Liên Xô chuyển đến Việt Nam, cụ thể đảm bảo các tàu chiến ghé vào các cảng Việt Nam. Cần phải kiểm tra độ sâu, hành trình di chuyển, hải lưu, kiểm tra bến tàu. Chúng tôi đã mất một ngày đêm để thực hiện công việc này, và sau 5 ngày nữa đã ghé vào cảng Đà Nẵng.  Rồi chúng tôi hướng tới bán đảo Cam Ranh, nơi đang thành lập căn cứ hải quân Liên Xô. Mọi người đã làm việc khẩn trương để tiếp đón các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương”.
Các thủy thủ xô-viết đảm bảo hành trình an toàn cho các tàu vận tải từ Vladivostok, Nakhodka và Odessa chở hàng tiếp tế cho Việt Nam. Trong thời gian chiến sự, 6 tàu thủy Liên Xô đã tới cảng Hải Phòng vận chuyển kỹ thuật quân sự, kể cả tên lửa và thiết bị radar giành cho Việt Nam.
Đoàn tàu Liên Xô đã hiện diện ở vùng biển Đông đến tháng 4 năm 1979. Kết quả là, hạm đội Hải Nam của Trung Quốc không tham gia hoạt động quân sự chống Việt Nam.
Nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg nói tiếp: “Trong khi đó, thủy thủ Liên Xô đã phải đối phó đoàn tàu Mỹ do tàu chở máy bay “Constellation” dẫn đầu đã hiện diện ở khu vực Đông Nam Á từ ngày 6 tháng 12 năm 1978. Ngày 25 tháng 2 năm 1979, các tàu chiến Mỹ đã chuyển đến bờ biển Việt Nam như người Mỹ giải thích “để kiểm soát tình hình”. Các tàu ngầm của Liên Xô đã chắn hành trình tiến tới vùng chiến sự không cho tàu chiến Hoa Kỳ đến gần bờ biển Việt Nam. Một số tàu ngầm vẫn ở lại dưới nước, số khác hiện lên trên mặt nước. Hóa ra, hệ thần kinh của các thủy thủ Liên Xô là vững vàng hơn – tàu chiến Mỹ không dám vượt qua tuyến ngăn chặn do các tàu ngầm Liên Xô xây dựng. Ngày 6 tháng 3, các tàu chiến Hoa Kỳ đã rời khỏi vùng biển Đông”.
36 thủy thủ của Hạm đội Thái Bình Dương đã được tặng huân huy chương của Chính phủ Liên Xô vì lòng  dũng cảm  và chủ nghĩa anh hùng trong thời gian Việt Nam đối phó với cuộc xâm lược của Trung Quốc.
Theo Tiếng nói Nước Nga
======

17 nhận xét:

  1. Cường Vĩnh Phúclúc 06:15 18 tháng 2, 2014

    Nhà iem đã nói rồi mà, Liên xô có hỗ trợ nhiều cho VN chống trả Trung quốc, nhất là 400 tổ hợp tên lửa Grad là thứ mà bọn Trung quốc xâm lược sợ hãi nhất lúc đấy, bởi trong cuộc chiến với Liên xô 10 năm trước, khi quân Trung quốc vượt biên giới tiến vào vùng Viễn đông đã bị Liên xô hủy diệt bằng loại vũ khí đáng sợ này.

    Theo nhà iem nghĩ, nhờ có Hiệp ước Xô - Việt và những hỗ trợ tích cực của Liên xô lúc bấy giờ đã góp một phần lớn khiến bọn Trung quốc xâm lược phải tự rút quân và cho Việt Nam sự tự tin để chiến đấu chống lại và lớn tiếng lên án mạnh mẽ "nhà đương cục Trung Quốc" "bọn bành trướng Bắc Kinh"..... Chứ như hiện nay, Liên xô chả còn để mà ký hiệp định, Mỹ thì ve vãn mãi không được, chả có nước lớn nào "chống lưng" nên lãnh đạo Việt Nam đã "tài tình, sáng suốt" chuyển ngay cách "đối phó" với Trung quốc chủ yếu chỉ bằng cho phát ngôn nhân lên nhà đài "Việt Nam cực lực phản đối....."

    Trả lờiXóa
  2. Chỉ có những người trong cuộc mới đánh giá trung thực. Còn chỉ như thày bói mù xem voi mà thôi. LỊCH SỬ KHÔNG ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN ĐƯỢC

    Trả lờiXóa
  3. Cường Vĩnh Phúclúc 07:22 18 tháng 2, 2014

    Vậy Bình Yên bảo chủ Blog kiểm tra giấy tờ coi ai là cựu chiến binh chống Tàu cộng hãy cho vào đây có ý kiến vì đấy mới là người trong cuộc. Người khôn từ dữ liệu được cung cấp họ sẽ suy luận có cơ sở ra nhiều thứ, còn người dốt thì ấn cả khối sự thật vào đầu nó vẫn cứ bật ra.

    Trả lờiXóa
  4. Tuy giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến đó giới hạn, hình chụp từ vệ tinh của họ cũng giúp cho Việt Nam biết nhiều về vị trí tụ tập của quân TQ.

    Trả lờiXóa
  5. Đừng tự sướng nữa. Đấy là quan điểm của báo Nga. Nếu tình báo Liên Xô giỏi và biết TQ tấn công, chắc quân tàu ăn mưa đạn khi vượt qua biên giới với địa thế chờ sẵn của VN. Đồng minh tốt thì cũng chẳng có vụ Gạc Ma, khi chỉ cách quân cảng Cam Ranh của Liên xô khi đó vài phút bay. Đồng minh kiểu XHCN nó thế, đánh nhau bởi những lý do rất cá nhân chỉ vì lãnh đạo không ưa nhau chẳng hạn. Liên xô đánh Hungary, Tiệp, Apganixan, TQ. TQ đánh LX, VN. VN đánh Campuchia...

    Trả lờiXóa
  6. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 08:46 18 tháng 2, 2014

    GIÃ TỪ

    NHÀ TIÊN MÌNH ĐẾN NĂM RỒI
    ĐỌC BÀI CŨNG THÍCH, ĐỌC COM CÓ "MÙI".
    NGÀY ĐÊM RẢNH RỖI CỨ VUI
    VÀO MÃI, ĐỌC RIẾT :THÉP TÔI ĐÂM GHIỀN.
    CÁI GÌ THÁI QUÁ, CŨNG PHIỀN
    MẮT MỜ, ÓC MỆT, THÔI THÌ NGHỈ NGƠI.
    KHÔNG VÔ LẠI NHỚ BẠN ĐỜI
    VÔ THÌ HẠI MẮT, CÓ KHI MÙ LÒA
    THẾ NÊN TỪ GIẢ BẠN TA
    CHÚC NGƯỜi Ở LẠI : "TRĂM HOA", "GIÓ NGÀN".
    CHÚC TIEN LANG THÊM GIÀU TRANG
    VỮNG VÀNG, CỨNG CỎI, HIÊN NGANG, CHÍ BỀN !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rước bác, như bác vĩnh biệt luôn blog này cũng được roài. Chúc bác từ đây được tĩnh tâm, an nhàn nơi miền...không có google.tienlang.

      Xóa
  7. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 13:28 18 tháng 2, 2014

    TÁI BÚT

    Đã vô thì phải lội xem,
    Xem nhiều nên mắt lem nhem lắm rồi.
    Bác sỉ khuyên giảm bớt thôi,
    Xem 30 phút, phải nghỉ thời 30.
    Khó làm được vậy lắm thay
    Đã vô thì cứ xem hoài, say mê.
    Hôm đi khám, Bác sĩ chê
    Mắt mõi như vậy làm nghề sao đang ?
    Thôi thì dứt một dây đàn,
    Bớt xem trên mạng, bớt vào Ti Vi.

    Giữ gìn đôi mắt để khi
    Cần vào Laptop gõ bi viết bài.
    Việc này còn phải dài dài
    Chừng nào nhắm mắt, mới thôi mới ngừng.
    Vậy nên mình phải đoạn tình
    với cô Tiên...

    Cũng mơ, luôn nhớ bạn hiền,
    XYZ, Điện Biên, Ngân Thương, Chôm Chôm
    Học sinh mẫu giáo...sớm hôm chan hòa.
    Chung tay vững mạnh cơ đồ
    Giữ cho Tổ Quốc ngọn cờ đỏ tươi.
    Luôn luôn phất phới sáng ngời, reo ca...
    Thay tôi nhớ nhé bạn nha
    Hẹn khi mắt bớt, thì ta gặp mình...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Thép ơi, cháu lo sức khỏe của bác, nên có lời bình, cô Tiên xấu hổ nên làm phép ẩn mất rồi. Nó như thế này này:
      Không hiểu người già như bác Thép mà sinh con thì có làm sao không nhỉ?
      Chắc đứa con phải cho vào trong lồng kính mất!
      Bác phải bảo cô Tiên chuẩn bị cây kim. Bố cháu nói người già mà ham hố quá sẽ bị ... Gì nhỉ?
      Năm Ngựa chạy???
      Thứ trưởng Ngựa??
      Không phải!!!!
      À!, bác Thép ơi, ra rồi, đây rồi Chứng Ngựa giơ hai chân lên trời.
      thì khổ bác Thép, xấu hổ cô Tiên.
      Vậy nên mình phải đoạn tình
      với cô Tiên...

      Vẫn hơi tiêng tiếc phải không bác? Tiên mà!
      Cháu copy bài thơ bác, dán sang bên bác Mõ hoặc bác Tre làng.Cho bên đấy rửa tai, rửa mắt mà đọc thơ bác Thép.

      Xóa
    2. Cậu SV đểu này già chẳng tha, trẻ chẳng thương. Ai cũng chọc ngoáy.Lo mà học hành đi.

      Xóa
  8. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 15:00 18 tháng 2, 2014

    Thêm kết :
    Cùng nhau vui trọn cuộc tình
    Tien Lãng hội ngộ chúng mình hoan ca
    Mấy lời thân ái nôm na
    Gửi lời tạm biệt chủ nhà thân thương ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nên giữ sức khỏe để còn còm chiến dài dài. Vì đất nước, vì dòng giống Lạc Hồng.

      Xóa
    2. Phường Điện Biênlúc 17:49 18 tháng 2, 2014

      Hôm nay Phường bận việc nhà.
      Giờ vào mới biết bạn già chia tay.
      Chia tay Phường gửi câu này,
      Chịu ăn, chữa bệnh, ngày ngày dưỡng sinh.
      Không nên có chuyện bực mình.
      "Vâng lời" vợ dặn! chớ rình máy nhe. (máy tính)
      Khi nào khỏi bệnh gặp hè!
      Bạn hiền gặp lại: Chén chè, câu thơ.
      Phường mong, Phường nhớ, Phường chờ....

      Xóa
  9. Cường Vĩnh Phúclúc 15:13 18 tháng 2, 2014

    Bây chừ già Thép phăng teo
    Bưng bô, nịnh bợ lèo tèo mấy tên
    Kiểu ni sự nghiệp khó bền
    Ối sao "cờ đỏ" hớ hênh thế này?

    Trả lờiXóa
  10. Một trong những sự giúp đỡ quan trọng luc bấy giờ đó là ngăn chặn hạm đội Mỹ tiến sát vào bờ VN. Không có LX lúc đó chắc VN ba mặt thọ địch. Thì các chú dâm chủ sung sướng lắm đây.
    Nói người ta bưng bô, nịnh bợ lèo tèo mấy tên không nhìn thấy đám dâm chủ cả trăm tên hăng say biểu tình mà không làm nên trò trống gì. Một số người bi gọi là "dư luận viên"(không cùng quan điểm nên bị gọi như vậy, đúng là vớ vẩn hèn gì chả làm được trò trống gì) chuẩn bị kế hoạch phản biểu tình sắp tới đây chắc hấp dẫn lằm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cường Vĩnh Phúclúc 16:12 18 tháng 2, 2014

      chí ít họ dám nói lên chính kiến của mình là đã hơn những ai chỉ quen cúi đầu câm lặng ngoan ngoãn chịu đựng.

      Xóa
    2. Ừ đứng là có giúp đỡ, nhưng nó chưa tương xứng vị thế đồng minh. Nhìn đồng minh bị đánh mà cứ múa chân múa tay phỏng ích gì? Bị TQ đánh ở biên giới mà ngăn tàu Mỹ ở Thái Bình Dương để làm gì? Việt - Mỹ có tuyên chiến với nhau đâu mà canh chừng? Thậm chí ở gạc Ma 1988 còn không thèm múa chân múa tay nữa cơ, bớt tính tự sướng và nhìn thẳng vào sự thật đi ông ạ.

      Xóa