Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Chúc mừng TỔNG THỐNG CÙ HUY HÀ VŨ!

Lời dẫn: Việt Nam mình đã có Thủ tướng Hậu Cộng sản. Nay lại có Tổng thống mới. Ai to hơn ai hả các bác?



*******

CÙ HUY HÀ VŨ SẼ VỀ VIỆT NAM LÀM TỔNG THỐNG


Cù Huy Hà Vũ vừa được phe Pháp ủng hộ cho về làm Tổng thống Việt Nam.

Phái đoàn Pháp đã bay qua Mỹ để bàn luận và dàn xếp.

Phe Pháp hy vọng ông này sẽ có chút thân Pháp, cho dù ông này sẽ về trên máy bay Mỹ.

Hai phe Pháp - Mỹ cho rằng ông này trung dung, có thể lãnh đạo QUÂN ĐỘI VIỆT NAM, các tướng lãnh VC sẽ nghe lời ông ta. 

Hiện nay, ai lãnh đạo được QUÂN ĐỘI VN thì có thể làm lãnh đạo VN. 

Hiện quân đội VN đã được đặt tình trạng báo động đặc biệt, ngay tại Sài Gòn đang có xe quân sự chạy vòng vòng tuần tiễu, chờ nghe lệnh có thể sẽ vào bắt Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố.

Phe tôi không ai có được khả năng này, nên chúng tôi không ngay cả đưa điều này ra với Pháp.

THỰC TẾ mà nói, hiện chỉ có CHHV được 3 phe ủng hộ: Quân đội tại VN, Mỹ, Pháp.

Ông này nói tiếng Pháp tuy không quá giỏi nhưng đủ để Pháp hiểu và thông cảm, từ đó ủng hộ. 

Mỹ thì khỏi nói rồi, do ông ta đã viết từ vài năm trước, trước khi ở tù, rằng VN nên thân Mỹ, bỏ TC.


Nguồn: Dự đoán kinh tế của Dr. Tran aka Trần nổ
-------------------------------------


Mời bạn đọc xem bài liên quan:
1- HOÀNG NGỌC DIÊU & CHIÊU TRÒ VU KHỐNG BỊ LẬT TẨY

28 nhận xét:

  1. Hết chuyện rồi, các ngài?
    Chửi nhau, đến là tận.
    Còn một chút, dại ngây,
    Sa cơ rồi, vẫn hận.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cực lực phản đối "cái gì đến phải đến" như thế này! Chúng ta không thể nào từ bỏ hai tiếng "đồng chí" thân thương của TRẠI SÚC VẬT chốn ...thiên đường này được,

    Trả lờiXóa
  3. Lại .... gia cát dự ! Mà đã là dự thì .... cứ việc dự ! May mà chính phủ chưa có sắc luật thuế về nghề kinh doanh " dự " này !
    Nhưng nếu xảy ra thì tôi ủng hộ 1 phiếu !

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Hay quá ! Xưa thực dân Pháp đưa Bảo Đại về bằng máy bay Pháp làm cuốc trưởng, Pháp được tóe ne ra quần ở Điện Biên Phủ; thơm mùi Đế quốc, Mỹ đưa Diệm về bằng máy bay Mỹ làm tổng thống, 30/4 Mỹ, ngụy hận quốc chạy tụt cả quần. Nhớ chuyện xưa, duyên nợ chưa hết Pháp cùng Mỹ đưa Cù Huy Hà Vũ về làm tổng thống mả Diệm cho vịt tân, Chí Dũng, Quang A, Xuân Diện, Tai Ương, Dương Trung quốc, Bé Uyên.... vui! hahaha./

    Trả lờiXóa
  6. Tiên sư thằng Lợn, không biết nhục với tiền nhân còn âm ọe tinh tướng. Lạy hương hồn cụ Huy Cận, cụ sống khôn thác thiêng, cụ hiện về vả hộc máu thằng con mất dạy...

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  8. Tình hình Ukraine như thế nào rồi , chị chủ nhà ơi!
    Cập nhật tiếp đi chứ.
    Hai tháng giời lận, nghĩa tình quá, làm tổng thống Pú Tin xúc động đến nỗi rụng râu, quai hàm trễ, nghĩ đến VN nổi da gà. :))
    Nay chiến hạm giàn khoan đến, bác chẳng ho he, vậy tình nghĩa đôi ta có thế thôi ( Lang Tiến ca)! Ha, ha, ha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Xờ lờ đọc còm ông Kinh roanh chưa?
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/ke-hoach-bieu-tinh-ai-quy-mo-185-cua.html?showComment=1400472667377#c8937896368224841174
      -----
      Kinh roanh Rân trủ11:11 Ngày 19 tháng 05 năm 2014

      Mấy anh rận đang rên rỉ chuyện Nga chơi với Tàu nên Nga ko phản đối vụ Giàn khoan 981.
      Đây này, xem người Nga nói gì về Tàu khựa:
      -----
      TÌNH BẠN THEO KIỂU TÀU
      Nguồn: http://nvo.ng.ru/realty/2014-05-16/1_china.html
      CRƯM: PHÉP THỬ CHO MỐI QUAN HỆ NGA- TRUNG
      Quan điểm của Bắc kinh về vấn đề Crưm đã trở thành rất quan trọng đối với nền chính trị thế giới, nhất là trong tình hình một cuộc chiến tranh thông tin khốc liệt đang diễn ra xung quanh cuộc khủng hoảng này.
      Giới vận động hành lang thân Trung quốc (TQ) ở Nga cố gắng chứng minh, rằng trong vấn đề này TQ luôn ủng hộ Nga. Bằng chứng khi biểu quyết cho nghị quyết về "Vấn đề Crưm" tại HĐBA Liên hợp quốc, đại diện TQ đã mỉm cười khi bỏ phiếu trắng. Thật nực cười khi việc bỏ phiếu trắng lại được coi đồng nghĩa với ủng hộ, và tại sao chúng ta lại nhất định phải cảm thấy nụ cười của nhà ngoại giao TQ là đáng mến?
      Nếu nhìn vào thực chất của vấn đề thì TQ đang bị rơi vào một tình cảnh rất trớ trêu. Rõ ràng, đối với họ các sự kiện xẩy ra ở Ki-ev (lật đổ bằng vũ lực chính quyền hợp hiến) hay ở Crưm (mất một phần lãnh thổ quốc gia) là điều không thể chấp nhận được. Trong trường hợp đầu TQ buộc tội Phương Tây, trường hợp sau - buộc tội Nga.
      Hơn thế, kết quả của cuộc khủng hoảng này đã giáng một đòn nặng vào các quyền lợi của TQ ở Ukraina, nhất là ở Crưm.
      Một ví dụ, dự án xây dựng cảng nước sâu ở phía tây Crưm, phần quan trọng trong dự án "Con đường tơ lụa mới" và là đầu mối cho việc xuất khẩu lúa mì từ Ukraina sang TQ.
      "Con đường tơ lụa mới" hiện là một trong những dự án địa chính trị quan trọng nhất của Bắc kinh, nó mang tính chống Nga lộ liễu đến mức mà kể cả những nhà vận động hành lang thân TQ cũng không thể chối bỏ. Dự án này có thể giết chết hoàn toàn Transsib (xuyên Xi-bê-ri) và Sevmorput (đường biển phía Bắc), những con đường giao thương huyết mạch nối Á-Âu của Nga.
      Trong dự án "Con đường tơ lụa mới", TQ dự định xây dựng tuyến đường sắt xuyên Trung Á với khổ đường châu Âu. Cảng nước sâu ở Evpatory (thuộc Crưm) sẽ là một đầu mối quan trọng. Để tiếp tục thực hiện dự án TQ buộc phải nhìn nhận một cách thực tế rằng Crưm đã thuộc về Nga, một điều rất khó nuốt với họ.
      Có nhiều khả năng dự án của TQ thuê 3 triệu hec-ta đất của Ukraina (một phần nằm ở Crưm) ít nhất bây giờ cũng phải hoãn lại. Sự tồn tại của dự án này được Ki-ev (dưới thời Yanukovich) ra sức chối cãi, nhưng ở Bắc kinh người ta chẳng thèm che đậy. Một điều thú vị của dự án này là phía đối tác TQ người thuê là Tập đoàn Công nghiệp-Xây dựng Tân cương, một đơn vị thuộc Quân đội TQ. Chính tập đoàn này đã nhận được 5% diện tích lãnh thổ của Ukraina với quyền miễn trừ hoàn toàn và khả năng có thể thuê thêm đất. Đến mức trên Internet của Nga liên quan đến các dự án kể trên đã xuất hiện tin đồn, một trong những nguyên nhân chính của việc sát nhập Crưm vào Nga là để phá vỡ việc thực hiện các dự án trên.

      Xóa
    2. QUAN ĐIỂM MẬP MỜ
      Chính quyền Bắc kinh không phê phán bất kỳ phe nào trong cuộc khủng hoảng Crưm. Ở cấp chính thức, tuyên bố của các quan chức TQ là hoàn toàn mập mờ. Để đưa ra quan điểm thực tế họ đã có một thứ khác: tờ báo tiếng Anh Hoàn cầu Thời báo. Nó không phải là cơ quan ngôn luận của ĐCS TQ, nhưng chính vì thế nó trở thành một công cụ tuyệt vời để nêu ra quan điểm thực sự của Bắc kinh về các vấn đề tế nhị mà họ không thể nói công khai chính thức.
      Ngay sau cuộc Trưng cầu dân ý ở Crưm trên Hoàn cầu Thời báo có bài viết :"không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, nó có thể làm tiền lệ cho các cường quốc can thiệp vào công việc nội bộ của TQ ở các vùng Tân cương và Tây tạng, những nơi đang tồn tại căng thẳng sắc tộc và phong trào li khai. Ủng hộ việc tách Crưm ra khỏi Ukraina bằng trưng cầu dân ý có thể coi như là sự giả dối, bởi vì chính TQ năm 2005 đã có luật cấm các vùng lãnh thổ tách ra khỏi quốc gia. Luật này cho phép sử dụng sức mạnh trong trường hợp Đài loan tuyên bố độc lập với TQ qua trưng cầu dân ý hoặc qua các thủ tục khác".
      Nhưng vài ngày sau, chính trên tờ báo này lại có hẳn một bài xã luận dưới tiêu đề "Ủng hộ Nga là hợp với quyền lợi của TQ". Nội dung cơ bản của nó là "vấn đề Ukraina từ lâu đã vượt ra khỏi ranh giới của một quốc gia... Hiện nay Nga và TQ tạo ra một vùng đệm cho lẫn nhau, cho phép hai chúng ta hồi sinh đất nước của mình. Nếu nước Nga của Putin lùi bước trước sức ép của của Phương Tây thì điều đó sẽ trở thành một đòn đánh mạnh vào các lợi ích chiến lược của TQ".
      SỨC MẠNH RÕ RÀNG
      Từ quan điểm quân sự, chiến dịch ở C-rưm có thể coi như một kiệt tác của Quân đội Nga. Không còn nghi ngờ gì về việc điều này đã gây một ấn tượng sâu sắc với Bắc kinh, những người hiểu rõ hơn ai hết ngôn ngữ sức mạnh. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho sự đối đầu với Nga là không thể chấp nhận được với Bắc kinh.

      Xóa
    3. Và lãnh đạo TQ không thể không nhìn ra Nga đã bỏ ngoài tai những phản đối của Phương Tây, trong khi Phương Tây không thể đưa ra được một biện pháp trừng phạt có ý nghĩa nào về quân sự cũng như kinh tế. Cái gọi là trừng phạt chỉ là trò hề, còn "biện pháp trả đũa của NATO" như một vở bi hài kịch. Ở đây, Nga thể hiện sức mạnh của mình và đã chiến thắng.
      Bây giờ sẽ phải làm gì tiếp, hay nói cách khác là Mátx-cơ-va có khả năng đưa ra các bài học từ những sự việc đã xảy hay không? Điều kết luận quan trọng nhất là bây giờ và trong tương lai phải tiếp tục nói chuyện với TQ trên thế mạnh, không cần phải nhường nhịn. Nhất là chẳng có mảy may một nguyên nhân nhỏ nào để mà nhường nhịn. Chúng ta chẳng có lý do gì mà phải "thưởng" cho Bắc kinh khi mà họ chẳng giúp đỡ gì chúng ta.
      Một trong những lỗi lầm to lớn nhất sẽ là việc bán cho TQ máy bay Su-35S, chưa cần nói đến hệ thống tên lửa phòng không S-400. Cần chấm dứt ngay lập tức việc bán những vũ khí hiện đại nhất cho kẻ thù chính tiềm tàng của mình. Nếu vào những năm 90 việc bán vũ khí còn được biện hộ rằng nó giúp cho các Tổ hợp Công nghệ quốc phòng (OPK) tồn tại (nhất là khi đó Bắc kinh mua vũ khí với số lượng lớn và giá trị cao), thì ngày nay lý do đó đã không còn nữa mà các lý do khác cũng chẳng xuất hiện thêm. Các OPK ngày nay không đủ công suất để đáp ứng các đơn đặt hàng trong nước, ngoài ra chúng ta có thừa các khách hàng khác mà không phải là kẻ thù tiềm năng của Nga.
      Thêm vào đó, TQ chỉ mua vũ khí theo những lô hàng nhỏ mà mục tiêu duy nhất của họ là để đánh cắp công nghệ.
      Mátx-cơ-va trong thời gian của khủng hoảng Ukraina đã có những bước đi đúng đắn trong quan hệ với Phương Tây, đã không bị dọa nạt bởi con "hổ giấy". TQ không phải là hổ giấy, TQ trong phần lớn các mặt đều mạnh hơn Phương Tây. Nhưng hiện tại thì sức mạnh của TQ cũng có giới hạn. Việc Nga sát nhập Crưm không phải là một tiền lệ cho TQ (TQ cũng chẳng cần tiền lệ, họ luôn luôn hành động dựa trên khả năng và ý muốn của mình), mà ngược lại, Nga cho TQ thấy rằng TQ cần phải giảm bớt sự thèm thuồng của mình với lãnh thổ phía Đông của Nga.
      Chúng ta có thể tiếp tục lặp đi lặp lại điệp khúc "quan hệ đối tác chiến lược", nhưng về bản chất quan hệ phải trở nên thực tiễn và cứng rắn ở mức tối đa. Nếu Mátx-cơ-va quyết định rằng phải nhường nhịn TQ trong việc gì đó, thì trong tương lai tất cả những gì chúng ta đạt được bởi chiến thắng Crưm sẽ trở thành những vấn đề lớn cho chúng ta ở phía bên kia của nước Nga (Viễn đông). Lỗi lầm sơ đẳng nhất là coi TQ như một đối trọng với Phương Tây. Trung quốc - mối đe dọa chính với chúng ta, Phương Tây chẳng có liên quan gì ở đây.
      Chơi với TQ rất dễ nhưng sau đó thì đã muộn để gỡ lại.

      Xóa
  9. Lâu lâu ghé qua cô chủ,dạo này cô có vẻ tương tự la lá anh Tre làng,Loa phường,Đông la....nhỉ.Con người ai cũng chỉ sống một lần cô em ạ,hãy để chân lý lên ngôi,và đưng để quyền cùng với tiền làm mờ mắt.Cố lên em nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cậu Nặc nô này ở đâu chui ra vậy?
      Làm thế éo nâù mới chìu dc các cậu đơi?
      Entry này là chép về từ bài của một ông Đại zân trủ Phớp quốc đới.
      Cù Huy Hà Vũ sắp về mần tổng thống chứ đùa à?
      Mả mẹ nhà anh!
      Bắt với chả bẻ!

      Xóa
  10. Thưa các đồng chí Trung ương, Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị, Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Trung ương đã xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao
    thông qua nghị quyết của Hội nghị. Sau đây, tôi xin thay mặt Bộ Chính trị phát biểu khái quát lại những kết quả chủ yếu của Hội nghị và nhấn mạnh thêm một số vấn đề để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. 1- Hội nghị đã xem xét kết quả tổng kết và nhất trí ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Hội nghị thống nhất nhận định: Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, tư duy lý luận về văn hóa của chúng ta đã có bước phát triển; thể chế về văn hóa từng bước được xây dựng, hoàn thiện; đời sống văn hóa ngày càng phong phú. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được kế thừa và phát huy; nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng đa dạng. Công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng, có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào văn hóa đem lại hiệu quả thiết thực. Truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng… được phát huy. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo. Nhiều phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng. Quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của nhân dân được đề cao. Giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa được quan tâm và có nhiều khởi sắc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuy nhiên, so với những thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thì thành tựu trong lĩnh
      vực văn hóa chưa thực sự tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa ở nhiều nơi còn nghèo nàn; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái thuần phong mỹ tục; các tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Còn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hoạt động lý luận, phê bình văn hóa, văn nghệ chưa theo kịp thực tiễn sáng tác. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. Hệ thống thông tin đại chúng thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực; một số cơ quan truyền thông có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường. Hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa với nước ngoài còn hạn chế; vẫn còn tình trạng tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa bên ngoài, tác động tiêu cực đến văn hóa trong nước. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nói trên có nhiều, nhưng chủ yếu là do nhiều cấp ủy và chính quyền chưa quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết còn chậm và thiếu điều kiện bảo đảm thực hiện. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới; có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật kỷ cương không nghiêm. Đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải. Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp... Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung ương chỉ rõ, phải tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; đồng thời nhấn mạnh tư tưởng: Văn hóa là nền tảng
      tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong xây dựng văn hóa phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống tốt đẹp làm trọng tâm; xây dựng môi trường văn hóa (gia đình, cộng đồng và xã hội) lành mạnh làm cốt lõi.

      Xóa
  11. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với những đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm mục tiêu tất cả vì con người, tất cả vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong
    phú, toàn diện cho mỗi con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng
    đồng, giữa con người và tự nhiên. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự ứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong sạch trong lối sống. Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy, quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đây là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa của
    chúng ta. Hướng các hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, làm cho văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công
    dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội. Đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khuyến khích, nâng đỡ, nhân rộng cái đúng, cái tốt, cái tích cực; bảo vệ các giá trị nhân văn trong đời sống xã hội. Đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu; chống các quan điểm sai trái gây ảnh hưởng xấu đến xây dựng văn hóa và ổn định xã hội. Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy các giá trị gia đình, cộng đồng, dân tộc Việt Nam. Thực hiện chiến lược quốc gia về gia đình Việt Nam. Mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hoá giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, trường học, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng nếp sống văn minh, nhất là việc cưới, việc tang, lễ hội. Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông. Đẩy nhanh việc cụ thể hoá, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa và có chế tài đủ mạnh để tổ chức thực hiện Nghị quyết, ngăn ngừa những vi phạm trong hoạt động văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trên lĩnh vực văn hóa. Quản lý tốt hơn việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sa đà vào những thông tin, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện lai
    căng, những sản phẩm độc hại, những hành vi phi văn hóa, phản văn hoá, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  12. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong đạo đức, văn hóa tôn giáo; khuyến khích các hoạt động tôn giáo hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, "tốt đời, đẹp đạo"; ngăn ngừa và phê phán các biểu hiện mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh cùng những hành vi lợi dụng, đội lốt tôn giáo để hoạt động phi pháp, chống phá chế độ. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Tăng cường nguồn lực cho văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa và kinh nghiệm phát triển, quản lý văn hóa của các nước trên thế giới. 2- Hội nghị thống nhất về tư tưởng chỉ đạo, định hướng hoàn thiện đề cương và xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Đánh giá cao sự chuẩn bị của Tiểu ban văn
    kiện và Tiểu ban kinh tế - xã hội, Trung ương đồng tình về cơ bản với dự thảo Đề cương Báo cáo Chính trị và Đề cương Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Đồng thời, nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội XII trong việc tiếp tục thực hiện Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, từ đó định hướng cho hai Tiểu ban và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh đề cương và xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội để trình Hội nghị Trung ương 10 xem xét, quyết định vào cuối năm nay. Trung ương yêu cầu, việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XII phải thể hiện tinh thần tiếp tục chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và cả hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khai thác mọi nguồn lực, vật chất, tinh thần, trong nước và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững. Quan tâm xử lý thật tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưở ng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ.

    Trả lờiXóa
  13. Trong quá trình chuẩn bị các văn kiện, phải căn cứ vào Nghị quyết Đại hội XI, các nghị quyết của Trung ương và kết quả tổng kết 30 năm đổi mới, đồng thời bám sát vào thực tiễn của đất nước để đánh giá một cách khách quan, khoa học các vấn đề; phân tích sâu sắc các nguyên nhân; dự báo có cơ sở khoa học triển vọng tình hình trong và ngoài nước, để từ đó xác định đúng đắn phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu cho nhiệm kỳ tới. Đặc biệt, cần đi sâu phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2010 - 2015; dự báo khả năng thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010 - 2020, nhất là khả năng thực hiện mục tiêu tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chú trọng làm rõ một số vấn đề lớn quan trọng như: Trên lĩnh vực kinh tế: Tình hình thực hiện chủ trương phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường do Đại hội XI đề ra; việc điều chỉnh mục tiêu và chỉ đạo điều hành chuyển sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội; việc thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược...; việc xác định các nguồn lực và động lực mới cho sự phát triển đất nước. Trên lĩnh vực xã hội: Cùng với các vấn đề về lao động, việc làm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội,... cũng cần phân tích, đánh giá về thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội, sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay; việc nhận thức và giải quyết các quan hệ xã hội, quan hệ lợi ích, kiểm soát rủi ro, tệ nạn, tiêu cực, mâu thuẫn, xung đột xã hội; việc nhận thức và thực hiện các chính sách xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển; tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội,...

    Trả lờiXóa
  14. Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, nhất là tình hình Biển Đông hiện nay, cần có sự quan tâm đặc biệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đang đặt ra và chủ trương, chính sách, biện pháp cần áp dụng để giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Nhận định, đánh giá thật sát, đúng về kết quả đấu tranh, đẩy lùi 4 nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh báo để có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã được Hội nghị Trung ương 8 khoá XI ban hành gần đây. Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đề ra các giải pháp cụ thể để tiếp tục xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh,
    cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và phương thức lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phòng chống sự suy thoái, biến chất, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; vấn đề thực hiện dân chủ và kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết, thống nhất trong Đảng; vấn đề chất lượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; xây dựng, thực hiện chiến lược cán bộ và công tác cán bộ; nội dung, mô hình, phương thức cầm quyền của Đảng; phương thức lãnh đạo và lề lối công tác của Đảng; vấn đề thực hiện dân chủ gắn với kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nhất là trong giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước, xây dựng sự đồng thuận xã hội... Theo những định hướng trên đây, các Tiểu Ban và Tổ Biên tập cần phát huy cao độ trí tuệ tập thể, thu hút sự đóng góp của toàn Đảng, của nhân dân, tập trung sức xây dựng dự thảo các văn kiện đúng tầm trình Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, bảo đảm Báo cáo Chính trị thực sự là văn kiện trung tâm của Đại hội để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiệm kỳ 2016 - 2021; Báo cáo Kinh tế - Xã hội là báo cáo chuyên sâu về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới.

    Trả lờiXóa
  15. 3- Hội nghị đã thảo luận dân chủ, xem xét thận trọng và thống nhất kết luận, cho ý kiến chỉ đạo đối với một số vấn đề quan trọng khác Một là, về việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, Trung ương đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, xác đáng vào Tờ trình và dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị. Đồng thời nhấn mạnh, đây là công việc trọng tâm, cần sớm được triển khai thực hiện, với tinh thần tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng; bảo đảm tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Các cấp ủy
    đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thảo luận các dự thảo văn kiện của Đại hội toàn quốc lần thứ XII và đại hội đảng bộ cấp trên; đồng thời chuẩn bị thật tốt các báo cáo của ban chấp hành đảng bộ mình. Báo cáo của ban chấp hành đảng bộ cần đánh giá đúng tình hình thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ qua; chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho nhiệm kỳ tới. Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy phải thực hiện theo đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng, lựa chọn, giới thiệu và bầu được những người thật sự xứng đáng, đủ tiêu chuẩn tham gia cấp ủy; chú ý phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có triển vọng, bảo đảm tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị, sau Hội nghị này, khẩn trương chỉ đạo, sớm hoàn chỉnh và ban hành Chỉ thị của Bộ Chính trị để định hướng cho toàn Đảng chuẩn bị và tiến hành thành công đại hội các cấp, góp phần cho thành công của Đại hội XII của Đảng. Hai là, về quy chế bầu cử trong Đảng, Trung ương đã thảo luận rất kỹ và nhất trí ban hành Quy chế mới của Ban Chấp hành Trung ương trên cơ sở kế thừa Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị các khoá trước ban hành, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định mới quan trọng, như : Về đối tượng và phạm vi điều chỉnh; về việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; về số dư trong danh sách bầu cử; về lập danh sách bầu cử; về quy trình, thủ tục bầu cử...

    Trả lờiXóa
  16. Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên nghiêm túc quán triệt, tổ chức thực hiện đúng đắn, đầy đủ Quy chế này, góp phần bảo đảm thi hành đúng Điều lệ Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ
    và giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tạo sức mạnh, sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng. Ba là, về đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy định 165 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị và khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian qua, nhìn chung, được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Việc lấy phiếu tín nhiệm là một kênh thông tin đánh giá cán bộ, có tác dụng kịp thời cảnh báo, nhắc nhở để cán bộ tự soi mình, phát huy ưu điểm, tự sửa chữa khuyết điểm, góp phần ngăn ngừa sự thoái hóa, biến chất, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời cũng là biện pháp tốt để quản lý và bảo vệ cán bộ. Tuy nhiên, do đây là công việc mới, chưa từng làm, cho nên cũng còn có những hạn chế, khiếm khuyết, cần được kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh. Trung ương hoan nghênh tinh thần nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe của Bộ Chính trị và nhất trí cao với Bộ Chính trị cần điều chỉnh một số điểm trong Quy định 165 để tiếp tục triển khai thực hiện, như đề xuất của Bộ Chính trị. Bốn là, về tổng kết thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố được chọn thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X và Nghị quyết 26 của Quốc hội khóa XII. Trung ương nhất trí về cơ bản với những nhận định, đánh giá tình hình và đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, yêu cầu Chính phủ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh đề án trình Quốc hội xem xét trong quá trình chuẩn bị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, đúng theo quy định của Hiến pháp 2013. Trong thời gian từ nay đến khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới được thông qua và có hiệu lực, tiếp tục giữ nguyên nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của chính quyền các địa phương được chọn thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân. Năm là, đối với Đề án tổ chức Đảng bộ Ngoài nước, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét và quyết định: Đảng bộ Ngoài nước trực thuộc Trung ương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Bí thư; giao Bộ Chính trị xem xét, quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Ngoài nước theo quy chế làm việc.

    Trả lờiXóa
  17. Thưa các đồng chí, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thành công tốt đẹp; nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta từ nay đến cuối nhiệm kỳ khoá XI là rất rõ ràng nhưng cũng hết sức nặng nề. Kinh tế - xã hội tuy đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là kết quả đạt được một số chỉ tiêu còn thấp xa so với mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu, nhưng vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém. Văn hóa - nền tảng tinh
    thần của xã hội, cũng có nhiều biểu hiện tiêu cực, xuống cấp, cần sớm được khắc phục như chúng ta vừa bàn những ngày qua. Đặc biệt là, tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương hãy nhận thức đầy đủ và nêu cao hơn nữa trách nhiệm thiêng liêng và nặng nề của mình, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao, góp phần lãnh đạo tổ chức thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội XI, các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Hội nghị lần này, đồng thời chuẩn bị thật tốt đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Xin trân trọng cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Toàn những câu chữ quen quen, nhạt thếch, tua lại từ băng cũ. Đại hội nào cũng thành công, thành công... trong khi nước nhà thì nát bét, nát bét!

      Nước yếu, nghèo hèn, lại chọn CNXH quải thai để mình được độc tôn lãnh đạo, độc tôn tham nhũng, nên chẳng có thằng bạn bè nào đúng nghĩa, đúng là đồ cô độc, cô quả.
      Ông Vũ tuy thế này, thế nọ, nhưng tui thấy ông nói VN muốn mạnh, và muốn có bạn bè khi trái gió trở trời thì chỉ cóa con đường ĐA ĐẢNG, thoát CNXH, thoát Tầu.

      Xóa
  18. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  19. Hà Vũ và Xuân Châu.
    Tổng Thống với Thủ Tướng.
    Hai Ngài nào ưa nhau.
    Việt Tân lo mất ngai.
    Phán: Vũ, Châu cơ hội!
    Tệ, tồi thay! Đám rối!
    Xin đừng bịp nhân dân.
    Nắm một chút thanh bần.
    Hơn sướng, sang đâu đẩu!!!

    Trả lờiXóa
  20. Ông Cù Huy Hà Vũ chỉ là người suy nghĩ hành động hận thù cá nhân. Quan điểm của ông không thống nhất: khi ông phê thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ông quên mình đang chống cộng sản nên ông dùng lý lẽ va quan điểm cộng sản. Tôi không đánh giá Cộng sản đúng hay sai nhưng 1 người mâu thuẫn nội tại như ông thì làm người trung thực đã khó, nói gì làm việc lớn?

    Trả lờiXóa