Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

CHÍNH SÁCH THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ- NỖI ĐAU XIN GỬI VỀ HẢI PHÒNG



Lời dẫn: Dưới đây là một stt trên fb của bác Cựu Chiến binh Trần Đình Huân- Trưởng Ban Liên lạc Toàn quốc thân nhân liệt sỹ mặt trận 31- chiến trường tại nước bạn Lào. Bài viết nói về liệt sĩ Phạm Đức Cường- tức Phạm Đắc Cường nguyên quán ở số 5 phố Trạng Trình, TP Hải Phòng, sinh năm 1952, nhập ngũ tháng Tư năm 1970, hy sinh ngày 3 tháng 3 năm 1971.

Từ ngày liệt sỹ Cường hy sinh (03/03/1971) đến ngày đồng đội của anh tìm được gia đình người anh cả Phạm Đức Thịnh thì thời gian đã là 15.699 ngày (mười lăm ngàn, sáu trăm chín mươi chín ngày- hơn 43 năm) đã trôi qua mà gia đình liệt sỹ không hề có bất kỳ thông tin gì về liệt sỹ, không biết anh hy sinh vào ngày nào để làm giỗ. Điều đau xót hơn cả là Trung đoàn 866 đã báo tử về nhưng không đến tay gia đình. Nhưng chắc chắn là giấy báo tử đã đến sư 350 tức là thànhđội Hải phòng thời đó.

Tờ giấy báo tử của Trung đoàn chắc chắn đã về địa phương nhưng chỉ là do một số sai sót nào đó về kỹ thuật người ta đã không báo cho gia đình và quên lãng. Rồi không ai chịu trách nhiệm về nó.

Điều đáng nói ở đây là hơn 43 năm qua gia đình, cha mẹ liệt sỹ Phạm Đức Cường không được hưởng bất cứ chế độ gì, không hề biết con mình sống hay chết ở đâu, không ai coi họ là gia đình liệt sỹ. Có nỗi đau nào hơn thế nữa không!


-----


GIAN NAN CHO HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ VỚI GIA ĐÌNH CỦA LIỆT SỸ D924, E866 – LIỆT SỸ PHẠM ĐỨC CƯỜNG – SỐ 5 TRẠNG TRÌNH – TP HẢI PHÒNG


Từ những ngày dầu tiên của năm 2012, sau khi thành lập Ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệt sỹ mặt trận 31, chúng tôi đã triển khai tìm kiếm, kết nối thông tin với các gia đình thân nhân của các liệt sỹ đã hy sinh trên mặt trận 31 – khu vực cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, CHDCND Lào. Với sự đoàn kết gắn bó như ruột thịt của các thành viên, các gia đình thân nhân liệt sỹ, với sự hỗ trợ đắc lực từ các cựu chuyên gia quân sự và sự tận tâm tận lực bằng nghĩa tình đồng đội của các cựu chiến binh quân tinh nguyện giúp cách mạng Lào và các động thái phối hợp từ phía các Bộ chủ quản và các sở ngành hữu quan trên các tỉnh thành phố trên toàn quốc, chúng tôi đã liên kết được hàng ngàn gia đình và đã triển khai thu thập mẫu sinh phẩm thân nhân theo danh sách liệt sỹ hiện đang cư trú trên khắp các tỉnh thành cả nước và trên 4 quốc gia. Đến giữa tháng hai năm 2014, danh sách còn lại 123 liệt sỹ chưa tìm được gia đình thân nhân, cũng là thời điểm quốc nạn Ngoại cảm bị vạch tràn bộ mặt thật, chúng mới mới có thể công khai danh sách này trên cộng đồng mạng Face Book ngõ hầu tìm kiếm sự chung tay chia sẻ, giúp đỡ của các thành viên. Thật kỳ diệu và kết quả hết sức bất ngờ! Với chưa đầy 3 tuần, với sự tận tậm của các thành viên các bạn trẻ, các cựu chiến binh trên các địa phương chúng tôi đã kết nói được hơn 36 gia đình thuộc diện “mò kim đáy biển”.

Các tỉnh khó khăn nhất như Tuyên Quang, Kontum , Đắc Lắc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên đã xóa trắng. Trong 36 trường hợp tìm được thân nhân , có câu chuyện mà chúng tôi chưa từng gặp, một nỗi đau khắc khoải ê chề, một câu chuyện có một không hai mà mỗi khi nghĩ tới ta không thể bàng hoàng mà thấy đau đớn xót xa tự thấy lòng nhức nhối, nức nở!

Bao câu hỏi được đặt ra: Tại sao lại có chuyện như vậy? phải chăng do điều kiện chiến tranh, phải chăng do có sai xót trong công tác chính sách hậu chiến tranh, phải chẳng có sự cậu thả, vô tâm, hay lãng quyên..và.. hay do chính sự linh thiêng của liệt sỹ? Nhưng sau tất cả vẫn không thể lý giải trường hợp của liệt sỹ Phạm Đức Cường:

Với hồ sơ Liệt sỹ Cường lưu tại Trung đoàn 866 đã được ghi lại rất đầy đủ rõ ràng.


Liệt sỹ Phạm Đức Cường sinh năm 1952 quê quán số 5 (theo sổ gốc), tổ 5 (theo sổ nghĩa trang), phố Trạng Trình, Thành phố Hải phòng. Nhập ngũ : tháng tư/1970. Đơn vị: đại đội 1, tiểu đoàn 924, trung đoàn 866. Cấp bậc binh nhất, chức vụ: Chiến sỹ. Hy sinh 03/3/1971 do trúng đạn cối tại Nọong Tớ, Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng nước bạn Lào: Thân nhân có ghi rõ Bố là Phạm Đức Vinh, mẹ là Trần thị Ngọc Trung đoàn 866 đã báo tử số 219 ( hồ sơ chỉ ghi là đã báo tử rồi và không ghi ngày báo tử).



Liệt Phạm Đức Cường, sau khi hy sinh đã được an táng tại nghĩa trang Nọong Tớ. Năm 1976, trước khi quân tình nguyện rút về nước, hài cốt của liệt sỹ Cường Đã được các đơn vị của trung đoàn 866 quy tập về an táng tại khu B, nghĩa trang Lạt Huồng – Phôn Xa Vẳn, Xiêng Khoảng, Lào, với số mộ B408 cùng 760 liệt sỹ của trung đoàn và các đơn vị cùng phối thuộc trên mặt trận 31. Năm 1986 đã được quy tập về nước và từ đó hàng ngàn liệt sỹ của mặt trận 31 đã trở thành “LIỆT SỸ CHƯA BIẾT TÊN”. Bởi vậy nên chúng tôi rất cần tìm dược thân nhân của liệt sỹ để thu thập nguồn Gen phục vụ cho việc xét nghiệm, giám định GEN trả lại lại danh tính hài cốt liệt sỹ này cùng cả ngàn liệt sỹ cùng mặt trận.

(Xin lưu ý, chúng tôi làm tất cả những phàn công việc này bằng chính chí phí của mỗi cá nhân. Mọi thành viên đều tự nguyện vì xương máu của cha anh mình và những người đã hy sinh vì đất nước, vì tình đồng đội. Tất cả các gia đình không ai phải đóng góp hay quyên góp dù là 1 xu. Họ không phải mất bất kỳ chi phí nào. Không quyên góp của bất kỳ cơ quan tổ chức nào. Tất cả chỉ bằng nhiệt tâm của chính mỗi thành viên).

Ngày từ khi bắt đàu, Ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệt sỹ Mặt trận 31 đã tiến hành tra cứu, gửi thư về từng gia đình, từng địa phương theo địa chỉ trên hồ sơ gốc từ đầu năm 2012 nhưng không có hồi âm, yêu cầu Cục người có công triển khai xuống các sở LĐTBXH các tỉnh TP để tìm kiếm. Nhưng đã được SởLĐTBXH Hải Phòng trả lời: “Liệt sỹ Cường không có hồ sơ lưu trữ”. Tóm lại là trên đất Hải phòng không có Liệt sỹ Phạm Đức Cường.



Bởi chúng tôi đã quá quen với câu trả lời này, hơn nữa chúng tôi đã triển khai thu thập mẫu sinh phẩm gần 70 gia đình thân nhân thuộc diện “không có”, “không còn”, “không tìm thấy” này. Nên chúng tôi vẫn tin là có liệt sỹ Cường tại Hải phòng, không tìm được là do nhầm lẫn nào đó và tiếp tục tìm kiếm.



Vào tháng hai năm 2014, khi thông tin tìm thân nhân Ls đăng trên trang Face Book của trưởng Ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệt sỹ mặt trận 31, chúng tôi đã nhận được sự tham gia nhiệt thành của một bạn trẻ tại thành phố Hải Phòng – bạn Trần Hạ Long với nick name Tran Halong. Bạn đã tự nguyện thu xếp mọi công việc cá nhân để tham gia tìm kiếm các gia đình thân nhân còn thiếu trên địa bàn. Chỉ một mình một ngựa, với tấm lòng và mọi chi phí cá nhân Long đã đi khắp nội đô và các huyện tìm được 4 người . Khi đến phòng chính sách Người có công của sở LĐTBXH TP Hải Phòng liên hệ tìm thông tin hồ sơ về liệt sỹ Phạm Đức Cường và liệt sỹ Vũ Ngọc Sắc thì cháu Long bị cán bộ sở từ chối vì không có giấy giới thiệu, mặc dù Long trình CMT, trình bày là tình nguyện viên đi tìm thân nhân Ls vì tấm lòng biết ơn Ls vì trong gia đình cũng có người hy sinh vì tổ quốc ,nhưng không được chấp thuận.(bởi đó là nguyên tắc mà). Không nản chí, Long đi đến trực tiếp hỏi thăm, tìm kiếm trên địa bàn theo hồ sơ. cháu đã đến phố Trạng Trình hỏi khắp nhưng một thời bom đạn mấy chục năm dân cư cũ vượt biên, di chuyển, dân cư mới không ai biết gia đình Ls Cường. Rồi ngay đến số nhà cũng thay đổi. Với đức tin Long vẫn tiếp tục tìm kiếm. Cháu tìm đến UBND phường hỏi, cán bộ phường cũng lắc đầu, cán bộ chính sách cũng chịu. Cựu chiến binh phường cũng không hề biết gì về liệt sỹ Cường trên địa bàn. Sau đó Long tìm gặp được một người phụ nữ vốn là bạn cùng khu phố với liệt sỹ Cưởng lúc sinh thời, khi xem hồ sơ cô nói có biết, vẫn nhớ có liệt sỹ Cường cùng khu phố ngày xưa và hẹn Long. Cô ấy cùng Trần Hạ Long đã rà soát lại trên phố trạng trình và cuối cùng đã tìm được gia đình Liệt sỹ Cường .



Khi khớp nối hồ sơ cơ bản là đúng hết cả tên bố mẹ của liệt sỹ. Gia đình liệt sỹ Cường vẫn ở nguyên chỗ cũ .Nhà ngày trước là số 5 nhưng hiện giờ đã đổi lại là số 3 phố Trạng Trình. Gia đình Ls Cường có 13 anh chị em, LS Cường thứ 12, gia đình đã có 4 người đi bộ đội. Năm 1970 Ls Cường dấu gia đình tình nguyện đi bộ đội, sau 3 tháng huấn luyện tại Yên tử thì đi chiến trường. Khi anh đi chiến đấu không để lại một tấm ảnh và không có thông tin gì liên quan. Chỉ có duy nhất một tấm bằng khen gì đó bà mẹ giữ nhưng rồi cũng hư hỏng do bão. (Trong hồ sơ gôc là Phạm Đức Cường, nhưng ở gia đình là Phạm Đắc Cường. điều này dễ hiểu)



Từ ngày liệt sỹ Cường hy sinh (03/03/1971) đến ngày tìm được gia đình người anh cả Phạm Đức Thịnh thì thời gian đã là 15.699 ngày (mười lăm ngàn, sáu trăm chín mươi chín ngày) đã trôi qua mà gia đình liệt sỹ không hề có bất kỳ thông tin gì về liệt sỹ, không biết anh hy sinh vào ngày nào để làm giỗ .Điều đau xót hơn cả là Trung đoàn 866 đã báo tử về nhưng không đến tay gia đình. Nhưng chắc chắn là giấy báo tử đã đến sư 350 tức là thành đội Hải phòng thời đó.

Tờ giấy báo tử của Trung đoàn chắc chắn dã về địa phương nhưng chỉ là do một số sai sót nào đó về kỹ thuật người ta đã không báo cho gia đình và quên lãng. Rồi không ai chịu trách nhiệm về nó.

Khi Long và người phụ nữ bạn của liệt sỹ Cường tìm được đến, gia đình vỡ òa. Mấy chục năm qua anh em liệt sỹ Phạm Đức Cường và bố mẹ vẫn ở nguyên chỗ cũ. Khi hay tin, tất cả anh em họ hàng xúm lại trong nước mắt, rồi cả khu phố xôn xao, mọi người đén chật nhà như đã đón được liệt sỹ về. Đúng tròn 43 năm ba ngày, đến sáng 6/3/2014 thông tin của Liệt sỹ Phạm Đắc Cường mới về đúng đến những người ruột thịt của anh. Gia đình nhận được tin anh thì bố mẹ anh không còn nữa. Các cụ đã ra đi trong nỗi ân hận, nỗi khắc khoải vì chưa biết tin con trai mình sống chết ra sao! Gia đình không còn đến cả một tấm hình để thờ anh trên bàn thờ. Nhà rất đông anh em, nhưng họ thực sự nghèo xác xơ giữa phố phường sầm uất của đất cảng. Có lẽ cũng chính vì cái nghèo hèn ấy mà cam chịu về chuyện này. Nhưng cũng may họ nghèo thế nên cũng không bị rơi vào vòng lừa đảo của đám cô hồn Ngoại cảm.

Điều đáng nói ở đây là hơn 43 năm qua gia đình, cha mẹ liệt sỹ Phạm Đức Cường không được hưởng bất cứ chế độ gì, không hề biết con mình sống hay chết ở đâu, không ai coi họ là gia đình liệt sỹ. Có nỗi đau nào hơn thế nữa không! Chúng tôi đều phải thốt lên “Anh Cường ơi anh có linh thiêng phù hộ cho chúng em, gia đình sớm xác định được danh tính trên mộ anh và sớm đòi lại công bằng cho anh cùng gia đình. Tổ quốc và nhân dân nghiêng mình trước linh hồn anh.



Nhưng ai, kẻ nào sẽ phải chịu trách nhiệm trước anh linh của anh và cha mẹ anh còn là câu chuyện ở phía trước!



Một điều kỳ diệu đã được giành cho gia đình anh! Thật may mắn cho anh và cho gia đình! Do liệt sỹ Cương là chiến sỹ của tiểu đoàn anh hùng 924 thuộc trung đoàn anh hùng 866 nên chúng tôi chuyển qua cháu Long cho gia đình bức anh mà phóng viên chiến trường đã chụp tại mặt trận vào mùa khô năm 1970 - 1971 (bức anh đăng kèm với bản tin này – D924 làm lễ xuất quân). Khi xem bức ảnh, cả gia đình như có một luồng sinh khí bới họ đều nhận ra hình ảnh liệt sỹ Cường là người cao lớn, đứng thứ hai bên tay trái sang. Khỏi phải nói, gia đình và bà con lối xóm mừng đến thế nào. Bức ảnh đó đước cháu Long phóng to cho gia đình làm ảnh thờ.

Nhưng đúng cái khi hồ hởi nhất của gia đình và cháu Long cùng ban liên lạc và các thành viện cộng đồng FB và bà con lối phố thì lại bắt đầu những câu chuyện phiền lòng từ các bước tiếp theo. Khi triển khai thu thấp mẫu sinh phẩm của người anh cả Phạm Đắc Thịnh, trưởng ban liên lạc toàn quốc đã khuyên gia đình qua viện quân y 203 nằm ngay trên địa bàn để nhờ bác sỹ quân y lấy mẫu giúp. Điều đã sảy ra tại viện quân y 105 giờ lặp lại ở viện quân y 203. Anh ấy bị từ chối. Viện yêu cầu phải có giấy giới thiệu của sở LĐTBXH Hải Phòng thì mới lấy. Mặc dù tôi đã dặn ông Thịnh, khi gặp bác sỹ quân y thì nháy máy lại cho trưởng ban liên lạc là đích thân tôi để có lời nhờ và hướng dẫn theo các yêu cầu về mẫu làm Gen. Xong, đến khi về đến nhà ông thịnh mới gọi lại nên ta cũng không trách bác sỹ viện quân y 203 này dược bởi họ làm đúng nguyên tắc mà hơn nữa gia đình có biết thế nào mà giải thích cho họ hiểu. Vậy là lại thêm lần nữa, cháu Trần Hạ Long, sáng hôm sau, tới nhà đón và đưa ông Phạm Đắc Thịnh qua trung tâm y tế dân sự lấy mẫu. Ngược lại 100% với viên Quân y 203, tại đây bác sỹ hồ hởi nhận lời lấy mẫu giúp ngay và không cần hướng dẫn gì nhiều bởi trước đó họ đã được hướng dẫn lấy mẫu đúng như vậy cho một thân nhân liệt sỹ MT31 rồi! Thật may và trùng hợp ngẫu nhiên. (bởi theo danh sách thì TP Hải Phòng có gần 20 liệt sỹ thuộc diện này)! Công việc thật nhanh chóng, và không mất tiền dịch vụ, Bác sỹ còn giải thích một cậu làm mát dạ chúng ta “đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng em”! Giá như chúng ta thường xuyên được nghe những câu nói đầy tình nghĩa này! Lấy mẫu xong, đích thân cháu Lòng mang gửi dịch vụ chuyển phát nhanh Hải Phòng Hà Nội bởi cháu nghĩ như vậy nhanh hơn là gửi đảm bảo qua bưu điện. Cháu Long dùng tiến cá nhân của mình chuyển mẫu về Hà Nội. Nhưng cũng chính vì quá đảm bảo nên 3 ngày sau mẫu mới đến viện Pháp y Quân đội bởi phải có bác sỹ Nguyễn Tất Thọ ký nhận mới bàn giao.

Chúng tôi vẫn nghĩ, giá như đừng có vế sau của câu chuyện này nữa thì nỗi đau không bì cày xới lên lần nữa!



Ấy là đúng khi gia đình đang mừng mừng, tủi tủi tập trung đầy nhà người anh cả của liệt sỹ Cường tại số 3 phố Trạng Trình, người dân phố cùng đến thắm với chút lễ mọn và nén tâm nhang, thắp hương cho vong linh liệt sỹ Cường. Trong số đó có những người tự xưng là bạn liệt sỹ Cường, người thì lớn tiếng là Cựu chiến binh mà từ đầu không thấy mặt mũi đâu nay đến tề tịu đổng đủ. Sau khi xem bức ảnh có hình liệt sỹ Cường thì bắt đầu các thánh thi nhau phán trong khi chính họ đâu có biết thông tin gì về mặt trận 31, họ đâu biết khi đó quân tình nguyện Việt Nam tại Lào phải mang trang phục Pathet Lào, họ đâu hiểu vì sao phải như vậy. Ấy vậy mà khi “chém gió” thì quả là như Thánh phán. Nào là “Bộ đội gì mà ăn mặc thế này”, “đây đâu phải cờ Việt Nam”, “Cần phải nghiêm túc quán triệt việc này”, “Giờ làm gì có ai tự nguyện làm công không như vây”, "làm gì có chuyện đó", "Giờ làm gì còn ai tốt thế", "gia đình phải cẩn thận, đó là lừa đảo đấy" vv và vv. Được đà, những cái “thùng rỗng”, những cựu “ếch ương” kêu càng ngày càng to, càng “quyết liệt”. Thương Cháu Long lặn lội kiếm tìm đến cả gần ba tuần lễ mới thấy, thương cho gia đình sau 15.700 ngày mới có chút tin về khúc ruột của mình! thương cho dân ta, khi cần chẳng thấy mặt mũi ai dâu. Khi chúng ta giúp nhau để có được chút niềm vui cho gia đình thì họ lại vô tình phá đám. Nay ở đâu ra mà đông Ếch thế! Ấy thế mà cháu Long lại bị cái đám người ấy làm cho gia đình liệt sỹ Cường sinh nghi. Người anh cả liệt sỹ tuyên bố “Tôi sẽ xem xét lại chuyện này”. 
Viết đến đây tôi (xin lỗi bực quá) muốn vả vào mồm đám nói leo ấy! Nhưng rồi tôi lại nghĩ, họ đâu có biết sự thể, họ cũng chỉ đoán thế thôi cho nó "oách". Mà nhưng phân tích của họ cũng là logic của những người không biết! Tôi đã điện thoại trực tiếp phân tích cho gia đình hiểu ngọn ngành câu chuyện và cũng ôn tồn cho gia đình thấy rằng các “Cựu chiến binh” ấy họ cũng là những người tốt, họ cũng đã đóng góp cho đất nước như anh Cường, nhưng may mắn hơn là họ thì trở về con những người như anh Cường thì vĩnh viễn nằm lại nới máu lửa và bom đạn ấy. Nhưng có phải cái gì họ cũng biết đâu. Họ cứ nghĩ là họ biết tất cả, biết hơn những người khác, Khổ nhất là thói quen phán bừa cho sướng miệng. Giờ thì gia đình liệt sỹ Phạm Đức Cường đã hiểu và yên tâm chờ đợi. Bức ảnh này vẫn được dùng làm ảnh duy nhất dùng để bên bát nhang của liệt sỹ.

Ta cùng thắp một nén tâm nhang cho vong linh của liệt sỹ Phạm Đức Cường. Mong cho linh hồn anh ngậm cười nơi chín suối, đợi ngày khắc lại tên anh trên bia mộ của anh!

Những thông tin tiếp theo, chúng tôi sẽ cập nhật tiếp!



Ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệt sỹ Mặt trận 31.
===
  • Manh Hung Le buc anh co y nghia .va dep .anh co the gui ve bao tang ,q,d
  • Vancon Den Vì những tấm hình như thế này, nên khi đưa về cho gia đình, họ đều bảo đây là quân Lào, đâu phải quân mình.
  • Tài Lê Quân phục Pha thét mặc đẹp , nắp túi áo bằng nên ít bị quăn , có cầu vai nên nhìn vuông vức , chan đi tất chống vắt bỏ ống quần vào trong nhìn lãng tử , các em chết mệt
  • Tran Halong Cháu sinh năm 1982, còn quá trẻ để hiểu những gì các bác đã trải qua, nhưng những ngày tìm thân nhân liệt sĩ( dù ít ỏi) nhưng đã để lại cho cháu những trải nghiệm và cảm xúc khó quên. Đấy mới là 6 gia đình, vậy thì còn hàng vạn gia đình nữa thì sao? Mỗi một gia đình mang một sắc thái khác nhau, nhưng cùng chung nỗi đau ..chưa biets bao giờ đón được các bác ấy về. Có những người mẹ nằm xuống trong chờ mong một ngày con về, có những người chị , người anh, người em tóc bạc vì thời gian vì khắc khoải.. Có những người lặn lội sang tận nước Lào xa xôi rồi về tay không, có gia đình ba anh em thì hai đã dâng hiến đời mình cho Tổ quốc. Và trong quá trình ấy cháu có thể một lúc nào đó viết thành tâm sự như Một ký ức ..bom rất riêng của Hải Phòng, một ký ức tang thương của người dân Đất Cảng, của hàng vạn người công nhân. Người ta đã dựng nên một tượng đài Khâm Thiên, một Mỹ Lai, nhưng ai có thể dựng tượng đài của người dân Sở Dầu, của Làng Thượng nơi bị bom của đế quốc Mỹ chà đi xát lại trong hơn 8 năm, có xóm thợ bị bom đánh 31 lần, có khu dân cư tan tành trong máu và bụi. AI nhớ và thương cho bao người con Hải Phòng ra đi mà không hề biết sự tồn tại của gia đình mình giữa thời bom đạn hủy diệt...??
  • Khương Lê Nghe bác Tài Lê nói các em chết mệt, đúng vậy thật. Nhìn mấy bác nhà ta đây, trong quân phục Pha Thét, ngon thế thì sao chả chết. Hì. Em chợt nhớ đến việc mấy ông anh F313 đi kỷ niệm ngày thành lập hôm rồi tại Hà Giang, ngoài đi thăm bà con ra, còn đi tìm lại mấy chị U50 thời đó che giấu nữa. Bác nào F313 thì lên tiếng đi ạ.
  • An Nam Một câu chuyện cảm động đến trào nước mắt. Biết ơn ban llmt31- bác Huân và bạn Tran Ha Long thật nhiều
  • Huan Tran Dinh Cháu Long à, cũng không cần phải phiền lòng nhiều đâu. Cũng may là còn có những người biết thận trọng và biết nghi ngờ, đặt dấu hỏi. Mà họ nghi ngờ là phải thôi. Có ai làm như chúng ta đâu. Hơn thế, với xã hội hôm nay, nhãn tiền toàn là những chuyện lừa đảo, thất đức, ngoại cảm cô hồn, chứ họ có thấy thế này đâu mà lại chẳng đặt dấu hỏi. Điều quan trọng là lòng mình thanh thản và ta làm những điều trong sáng. Chú mát dạ khi nghe câu nói của người bác sỹ ở trung tâm y tế, sau khi lấy giúp mẫu sinh phẩm cho bác Phạm Đắc Thịnh! "Có gì đâu, đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng cháu với các liệt sỹ"! Chỉ chừng đó đã là niềm an ủi lớn lao cho mỗi chúng ta cháu ạ!
  • Tran Halong Cháu cũng thu nạp kha khá cơ sở ạ...và khả năng trinh sát cũng như dò đường trong khu dân cư là tăng lên rõ rệt....
  • Huan Tran Dinh Điều may mắn nhất cho chúng ta và cho các liệt sỹ mặt trận 31 là chúng có những người cựu chiến binh với cả một tấm lòng, với cả hiểu biết, trí tuệ và đức hy sinh cao cả. Nhờ vậy chúng ta mới có thể hoàn thành được công việc này! Điều này, không chỉ ri...Xem thêm
  • Lão Gàn Đúng là tốt quá nên họ nghi ngờ thật! Có lẽ nên cảm thương cho các ông CCB ấy. Đến một chút lòng hướng thiện, tin vào điều tốt cũng lụi tàn trong lòng họ.
  • Nguyễn Tuấn Giời ạ... Một status... ná thở
    Cuối cùng, đến câu: "Giờ thì gia đình liệt sỹ Phạm Đức Cường đã hiểu và yên tâm chờ đợi. Bức ảnh này vẫn được dùng làm ảnh duy nhất dùng để bên bát nhang của liệt sỹ"
    -
    ...Xem thêm
  • Lão Gàn Ảnh này còn treo ở Phòng truyền thống của Trung đoàn 866 đó. Xem ra có nhiều ảnh cổ lại có mấy thân nhân ls nhận ra người nhà mình trong ảnh rồi! Nhưng làm ảnh thờ thì e rằng hơi kẹt, vì biết đâu có nhiều hạt gạo vần còn ...trên sàng! Chưa về bển mà cũng được ăn hoa quả ké thì hơi mệt!
  • Thông Hoàng Ai có thê' doc câu chuyên này mà må't không nhòa?
    Môt su' tå'c trách, vô tâm khiê'n nôi dau chô`ng châ't nôi dau!
    Không le dąo dú'c xã hôi bi bång hoąi dê'n mú'c Lòng tô't bi nghi ngò' ?

    Sô' 5 và sô' 3 trên cùng 1 con phô' là bao xa mà khiê'n Long pha'i vâ't va' mó'i tìm du'o'c
  • Tran Halong Kì lạ, cháu cũng ko hiểu đc
  • Hoang Huong Câu chuyện về ls Phạm Đức Cường thật cảm động. Cảm ơn Huan Tran DinhTran Halong. Chúc cho hai chú cháu sớm có kq về ls Cường.
  • Hien Duc Vu Anh Vũ Ngọc Hiền của tôi ra đi không để lại tấm hình nào khi hy sinh thì chỉ có tấm nhôm có khắc tên ,quê quán được một người đi mua sắt vụn mang về quê mình sợ là họ lấy sẽ lần mò thế mà lại do tổ chức làm lần thế với buồn nhưng dù sao thì cũng sẽ (Trả lại tên cho anh) hiện nay trên bàn thờ ngoài tấm bằng tổ quốc ghi công còn có kỉ vật là tấm bia của 40nam trước thật là thiêng liêng và vô giá cảm ơn mọi người
  • Nguyễn Tuấn Chân thành nhiệt liệt khen ngợi chú Tran Halong qua vụ này nhé!
    @ iêu mến! Em nghiên kíu chuyển thể "lên" câu chuyện này giúp anh đi
  • Huan Tran Dinh Vẫn còn nhiều ngàn chuyên gia quân sự và bộ đội quan tình nguyện giúp các mạng Lào hiện còn sống đây mà Saigon Guider à! Chỉ hàm tướng cũng đã còn hàng trục từ thiếu tướng đến thượng tướng, đại tá còn nhiều trăm. Quân tình nguyện thì chỉ riêng của sư đ...Xem thêm
  • Hà Kiến Giang Anh Saigon Guider: câu chuyện dài quá, em sẽ đọc và nếu làm được điều gì, em sẽ làm!
  • Hien Duc Vu Cảm ơn Huấn Trần Đình,Dương Thái Bình các bạn đã mang lại hạnh phúc cho gia đình mình là nguồn động viên lớn nhất đối với mẹ Ls Vũ Ngọc Hiển năm nay chúc thọ 85t mong sao bà được nhìn thấy ngôi mộ của con mình trước lúc sang bên kia bầu trời hiện nay bà vẫn khỏe mình mầm nhưng thời gian đếm ngược rồi
  • Huan Tran Dinh Nhưng thôi vì đồng đội đã thiệt thòi 15.700 ngày mới hay tin chắc các đồng đội cũng vui lòng thôi mà. Có thể sau đó tách ảnh rồi vẽ truyền thần cho gia đình cũng được. Tàm thời đẻ các bác cùng ngồi hàn huyên giống như thắp nhang cho nhau ấy mà Lão Gàn ơi! Chắc chắn là không thấy Lão đẹp giai ở đây!
  • Lan Trần Thị Oanh Gia đình liệt sĩ Cường phúc đức quá. Người ngoài còn xưcs động huống chi gia đình. Cám ơn Huan Tran Dinh và Tran Halong.
  • Hien Duc Vu Rất tiếc mình không phải nhà văn với tư liệu này sẽ viết được cuốn truyện dày 500t nếu có ai tuổi thơ đã hằn sâu hình ảnh ông chủ có giấy báo đại học sau 3ngay lên đường sang làm nhiệm vụ quốc tế bên NCHNDL và hy sinh anh dũng bà nội nhận được GBT thươ...Xem thêm
  • Lan Trần Thị Oanh Việc các Cựu chiến binh phản ứng ban đầu là lẽ đương nhiên thôi, vì lòng tin con người với nhau lúc này khó quá, cái thật và giả cách nhau bằng 5 sợi chỉ em ơi, nhân danh liệt sĩ để kiếm tiền quá nhiều rồi.
  • Huan Tran Dinh Lời khen cháu Tràn Hạ Long thì đúng rồi bác ơi. Ngoài ra còn nhiều bạn trẻ không hè biết chiến tranh là gì như cháy Hồng Hạnh, cháu Hường nào đó ở Hà Nội, rồi các chiến hữu như Duong Thái bình, như Khương Lê, và nhiều, nhiều lắm, rất nhiều các bạn trẻ ...Xem thêm
  • Vinh Hang Hành trình tìm mộ của các anh thật gian nan vất vả và mỗi lần tìm được đúng người mang về cho gia đình thật cảm động và quí giá biết bao !
  • Nguyễn Hồng Hạnh Theo dõi câu chuyện bạn Tran Halong kể về quá trình tìm kiếm thân nhân các liệt sỹ ở Hải Phòng từ buổi đầu mà hôm nay đọc câu chuyện này cháu lại nhòa nước mắt. Cháu được sinh ra trong thời bình, cũng giống như bạn Tran Halong, chưa từng trải qua nhữn...Xem thêm
  • Manh Hung Le cac ban con nhieu vec phai lam.theo cai .cua minh ...viec o nha l.s cuong cung binh thuong .co khi cac bac ay o quan nghu it .nen hieu it ,moi gia roi no quen ..co gia dinh cung o hai phong .da nang .lach chay .cau tre .khi minh doc tat ca thong tin co...Xem thêm
  • Manh Hung Le bi noi ..chu tich bao nham toi kö phai .c.t .sau do minh goi cho pho c.t .minh hoi .minh noi luon khi cac chu hop chi bo nen dua van de nay va cau chuyen hom nay ra thao luan nhe ...o dia phuong nhieu ong to lam.cac ban a .
  • Phạm Ngọc Phúc Chỉ uất cái là họ lại không để yên cho mình làm
  • Hiên Trần Xúc động trước tấm lòng nhiệt tình của bạn trẻ Trần Hạ Long và bức xúc vì nhug cái mồm chỉ biết nói cho xướng mà không suy nghĩ...Các cụ nói cấm có sai" Biết thì thưa thớt,không biết thì dựa cột mà nghe"nhug bọn họ đã không biết lại còn làm rối tinh mọi chuyện,bức xúc thật.Thiết nghĩ thời nay mà các bạn trẻ vẫn còn có nhug tấm trân tình nhiệt huyết vì những người đã hy sinh như vậy quả là hiếm.
  • MinhNguyet HoThi Mong rằng những người như Huan Tran Dinh Tran Halong còn nhiều nhiều để sự hy sinh không đòi hỏi của họ sẽ gieo vào lòng những trái tim ích kỉ sự bao dung ,nhân hậu và lòng hướng thiện cho cuộc đời được tốt đẹp hơn
  • Anh Dũng Phan Thật sự xúc động
  • Vũ Thúy Cầm Hôm nay mới đc đoc bài của anh Huân về liệt sỹ Phạm Đức Cường ở Hải Phòng. Thương quá cha mẹ và anh em liệt sỹ, con em mình hy sinh mấy chục năm mà chẳng có tý thông gì, thương LS hy sinh mà trở thành vô danh, vô tích. Cảm động vì tấm lòng chú Huân, cháu Long, Bv dân sự nơi lấy mẫu sinh phẩm. Bất bình vì các cơ quan chức năng thờ ơ vô trách nhiệm đến thế là cùng, tôi chẳng nặng nề gì đâu nhưng đó thực ra cũng là tội ác. Tât cả mọi điều mang lại đau thương cho con người đều là tội ác, nhất là với LS và gđ họ. Nước mắt cứ tuôn tràn, cháu hỏi tại sao bà khóc. Nhà mình cũng chưa tìm được anh nhưng mọi điều khác còn may mắn hơn nhiều. Cảm ơn anh Huân, cháu Long và những người đồng hành cùng các anh trong nhiệm vụ thiêng liêng cao cả và đầy nhân văn này. Cầu mong cho mọi người mạnh khỏe, hạnh phúc mãi mãi.
  • Lê Hương Lan Không biết còm thế nào nữa.
    Chỉ mong sao VN ta có nhiều Huan Tran Dinh, nhiều
    Tran Halong.
======
Lúc 11:35 cùng ngày đăng bài này, chúng tôi xin bổ sung thông tin dưới đây:

Sau khi chúng tôi đăng lại bài viết này của Ban Liên lạc thân nhân liệt sỹ Mặt trận 31 thì nhận đươc phản hồi từ Bác Trần Đình Huân là Trưởng ban Liên lạc. Để bạn đọc hiểu thêm, chúng tôi bổ sung:

Ban LLTNLSMT 31 cho rằng có thể khi giấy báo tử của Trung đoàn 866 về tới Hải phòng đúng lúc Mỹ dùng B52 rải thảm nên hồ sơ đã bị mất gia đình không nhận được giấy báo tử. Hiện tại Ban Liên Lạc thân nhân liệt sĩ Mặt trận 31 đã phối hợp với viện Pháp y quân đội và gia đình lấy mẫu sinh phẩm để giám đinh ADN đối chiếu xác đinh mộ LS Cường.
Ngoài ra, Ban Liên lạc đã làm việc với các Bộ ngành ở Trung ương và cơ quan liên quan ở Hải Phòng, đã hướng dẫn đầy đủ những việc cần làm cho gia đình LS Cường để gia đình được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo đúng quy định của pháp luật.
Ban Liên lạc cũng lưu ý gia đình thận trọng, cảnh giác khi có những kẻ xấu lấy thông tin từ bài này rồi đến gạ gẫm, dụ dỗ, gây phiền nhiễu gia đình.

====


Mời đọc bài liên quan:




10 nhận xét:

  1. Chien tranh ma L/h oi
    De ma viet thanh Truong Ca thi nhieu lam

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là chủ đề hết sức nghiêm túc. Google.tienlang sẽ kiểm duyệt kỹ các ý kiến, không cho phép suy diễn, lạc đề.
      Nếu ai cảm thấy định phán linh tinh ở đây thì xin dừng lại.

      Xóa
    2. Em lan ah. Chủ để này nói về một việc làm tốt đẹp. trong đó có noi về những hành động của một số người gọi là bạn của liệt sĩ. Anh mang hết sự can đảm để viết nên sự hiểu biết của anh về những hành động đó. Mà em phán anh bị lạc đề. Kiểu này chắc lại được không điểm rồi. Mà nếu bị không điểm thì anh biết kiện ai, nhân chứng vật chứng đều biến mất hết. Chắc phải đi kiện củ khoai rồi !.

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  7. nhân ngày báo chí cách mạng việt nam .xin chúc lê hưởng lan cùng tập thể ban biên tập sức khoẻ rồi dào .mong những tin bai hay và có dịnh hướng sẽ dén cùng bạn dọc ..

    Trả lờiXóa
  8. Cả đến cái chủ đề mất mát, khổ đau, hy sinh, thiêng liêng, cũng không buông tha sự châm chọc, xỉa xói. Chua xót cho ngững mỹ từ "bạn đọc", độc giả"...

    Trả lờiXóa