Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Phần cuối: NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG TRONG CON MẮT SĨ QUAN NAM HÀN

Cảm ơn Trần Thị Hương Ly giới thiệu bài viết cảm động này...
Tôi rất muốn tìm hiểu về lịch sử cha ông qua những trang viết của những người ở phía bên kia. Họ đã nghĩ gì, làm gì với cha ông chúng ta?
Đọc những dòng hồi ký này, thật khó cầm được nước mắt. Cha ông mình anh dũng quá khiến những tên lính ngoại bang phải run sợ....
Dưới đây là những dòng hồi ký của Kim Jin Sun- một cựu chiến binh Nam Hàn đã tham chiến ở Việt Nam trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông đã về hưu với quân hàm Đại tướng.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tướng Kim giữ chức Đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 11 trong sư đoàn Mãnh Hổ. Ông khá được trọng dụng vì "chỉ biết truy tìm và diệt Việt Cộng (VC)" với biệt danh "tướng cướp rừng xanh"...
Tuy nhiên qua hồi ký này người đọc sẽ thấy những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tướng về hưu Kim Jin Sun phải suy nghĩ và ân hận trong giai đoạn cuối đời. 
============

Hồi ký Kim Jin Sun (phần 6)
 nơi sự sống và cái chết đan xen nhau, tâm lý của con người rất dễ bị kích động. Việc biết trước được hành động của đối thủ là một năng lực để tồn tại. Nhưng ở trong chiến tranh thì chỉ như vậy thôi thì chưa đủ. Đặc biệt ở người chỉ huy cần thêm một giác quan nữa. Không biết phải gọi cái đó là gì nhỉ? Nhục cảm hay linh cảm? Những “chiến công” mà đại đội tôi lập được phần lớn là nhờ vào linh cảm của tôi.
Có một điều lạ là mỗi khi ở các đại đội khác của tiểu đoàn 1, sư đoàn Mãnh hổ xảy ra chuyện thì đại đội của tôi lại lập chiến công. Vì thế mà trên sư đoàn hay nghi ngờ chúng tôi báo cáo sai sự thật. Một hôm đại đội tôi báo cáo thành tích lên sư đoàn, ngay lập tức một sĩ quan thanh tra của sư đoàn đáp trực thăng tới với một dáng điệu rất oai vệ. Ông ta đến thăm sự thật với một thái độ hết sức ngạo mạn.
Tôi đã đón ông thiếu tá đó với một ánh mắt đầy căm thù và tức giận. Đối với tôi, những người trên bộ tư lệnh là những kẻ chỉ biết ngồi trên bàn giấy mà ăn cắp chiến công và kiếm tiền. Xác của VC được để trong một góc của đại đội. Viên thiếu tá tham mưu đó có vẻ hơi rờn rợn. Với vẻ ngượng ngùng ông ta không nói được câu nào, lên máy bay về thẳng sư đoàn.
Mạng của người Việt là chiến công cho nhiều người ngoại quốc
Nguyên nhân là do tôi đã dự đoán được VC sẽ xuất hiện nơi nào để lập công. Lúc đầu khi nghe tôi ra lệnh mai phục trong khu làng tái định cư, hay trong các ngôi nhà đổ nát, lính của tôi thường tỏ ra không phục. Nhưng khi những suy đoán đó đúng chẳng khác nào lời sấm truyền thì họ bắt đầu tỏ ra tin tưởng vào tôi. Các đại đội khác không mấy khi bị quân giải phóng pháo kích trực tiếp, nhưng đại đội tôi đã bị pháo kích tới 6 lần. Bộ đội chủ lực thường dùng những quả đạn pháo được vận chuyển từ Hà nội vượt qua hàng ngàn km để bắn vào những mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy hoặc sân bay. Vì vậy việc họ pháo kích vào căn cứ của đại đội chứng tỏ họ rất muốn tiêu diệt đại đội 11 của tôi.
Một số sĩ quan và binh lính nghĩ rằng quần lót của phụ nữ có thể bảo vệ sinh mạng cho bản thân nên mỗi khi ra trận là họ lại nhét vào ba lô một chiếc quần lót phụ nữ. Những ca sĩ hoặc diễn viên nổi tiếng mối khi sang biểu diễn động viên binh lính thường hay đem theo rất nhiều quần lót để chia cho các binh lính.
Và tôi cũng nhận từ một nữ ca sĩ một chiếc. Nhưng đúng hôm đó, một lính của tôi bị tử trận nên tôi đã đem ngay chiếc quần đó đi đốt. Một chiếc quần phụ nữ làm sao có thể bảo vệ sinh mạng cho con người. Linh cảm của người chỉ huy sẽ ảnh  hưởng tới sự an toàn của toàn bộ đơn vị và tất nhiên linh cảm của mỗi cá nhân binh lính sẽ ảnh  hưởng tới an toàn của họ. Vì vậy các thuộc hạ của tôi đưa ra rất nhiều yêu cầu.
-Thưa đại đội trưởng, hôm nay em thấy khang khác thế nào ấy. Xin phép cho em nghỉ buổi phục kích hôm nay.
-Hôm nay em có cảm giác chẳng lành tí nào. Hay là ngày mai hãy cho em đi lùng sục.
Rặt một kiểu như vậy.
Một hôm, một lính dân sự tên là Kim I Kon, người luôn đi theo tôi làm nhiệm vụ phiên dịch, đến và xin tôi:
-Thưa đại đội trưởng, đại đội trưởng là người sẽ không bao giờ bị chết đâu. Nhưng em có cảm giác sẽ bị giết trong khi đi theo đại đội trưởng. Xin hãy cho em về nước sớm.
Thấy lời nói của anh ta cũng có lý nên tôi đã cho phép anh ta được về nước sớm. Người đến thay anh ta mỗi khi sắp phải cùng tôi đi đến những nơi nguy hiểm thường nước mắt lưng tròng ôm lấy chân tôi van xin. Và tôi luôn từ chối yêu cầu đó. Một trung uý phụ trách vũ khí tên là Seol Jong Book, khi tôi kết thúc thời hạn về nước đã năn nỉ xin cho được chiếc mũ cao bồi mà tôi thường vẫn đội.Anh ta nói rằng tôi có thể sống sót mà ra khỏi được nơi nguy hiểm là nhờ vào phép lạ trong chiếc mũ đó. Không thể từ chối trước yêu cầu thiết tha của viên trung uý, tôi đã cho lại anh ta chiếc mũ cao bồi đó trước khi về nước.
Những chiến hữu đã cùng vào sinh ra tử với tôi trong chiến tranh VN đã lập ra "hội Mãnh hổ" và gặp nhau định kỳ một năm hai lần. Rất nhiều người trong chúng tôi vẫn phải chịu thương tật sau chiến tranh, người thì bị cụt cả hai chân, người bị mất một tay, người bị mất cằm, người phải sống với những mảnh đạn trong cơ thể.
Tất cả đều không trùng họ, trùng tên và mỗi người cũng làm những công việc khác nhau nhưng chúng tôi có cùng một điểm chung là đã gặp nhau ở VN. Chính điều này đã gắn kết chúng tôi với nhau. Đến đây là nơi chúng tôi vứt bỏ hết những vui buồn của cuộc sống đời thường.
Một lần hội chúng tôi tổ chức đi du lịch đảo Cheju, mang cả vợ đi theo. Tại đó tôi đã được thấy các chiến hữu cũ, người thì đang nhảy với chiếc nạng bên hông, người khác bị cụt tay phải nên đang dùng tay trái nắm lấy micro và hát. Những người vợ bên cạnh thì vừa nhảy vừa hát và vừa giúp đỡ họ. Những người vợđó đã trở thành người trông nom chăm sóc chồng của mình suốt đời. Tôi đã phải cố nén cảm xúc. Để an ủi tôi, họ đều nói họ không phải bị thương trong thời gian ở VN.
Mỗi khi chúng tôi gặp nhau là chuyện chiến tranh lại tuôn ra tưởng không bao giờ ngừng. Những cánh rừng rậm rạp, những khoảnh khắc chết người, những chuyện đã nói năm ngoái năm nay lại được kể lại, nhưng dù nghe lại cũng không báo giờ thấy chán. Mỗi khi nhắc đến những câu chuyện có liên quan tới tôi, mọi người lại tranh nhau kể rất hào hứng nhưng riêng tôi lại ngồi im lặng, tôi phải kìm nén nỗi đau sầu thẳm trong lòng. Bởi vì còn đó ký ức đau buồn về chiến tranh, về những tội ác không rửa được, những chiến hữu đến bây giờ vẫn phải sống trong vất vả, những linh hồn không bao giờ quay trở về.
Năm nào chúng tôi cũng họp nhau và đi viếng nghĩa trang. Tại đó bằng lòng thành tâm của mỗi người chúng tôi đều cầu nguyện cho linh hồn của người đã chết. Bởi vì chúng tôi đều là những người đã ôm họ vào lòng và chứng kiến những phút giây cuối cùng của họ.
Hỡi những chiến hữu đã vào sinh ra tử cùng với tôi, hỡi những linh hồn đã chết ở VN! Xin Chúa hãy cứu vớt linh hồn họ.
Hoang tàn còn lại sau bước chân người viễn chinh
Hết.

36 nhận xét:

  1. Những ai ở vùng Bình Định thì đều biết sự tàn ác của lính HQ như thế nào rồi phải không?

    Đặc biệt sư đoàn Mãnh Hổ là sát tinh của quân đội Cụ Hồ; gây cho VN không biết bao nhiêu là tổn thất.

    Sau chiến tranh VN lại bị cấm vận, cả nước gần như sắp chết đói thì lái súng sai đầy tớ HQ phải xin lỗi VN vì đã tiếp tay cho lái súng. Từ đó mới có vụ tên tướng HQ viết hồi ký, sách báo để ăn ăn tội lỗi và nâng bi quân đội Cụ Hồ.

    Ta sắp chết đói nay có kẻ thù xin lỗi và chìa bàn tay ra cứu vớt thì tội gì không bám lấy cái phao này?

    Thế là lái súng qua "cửa ngõ" này chúng dần dà đột nhập vào được nước ta để rồi qua NGO tung vài tỉ USD ra tạo thành đám Tư Bản Đỏ đang làm đầy tớ cho chúng nó ngày nay.

    Lịch sử nước nhà kể cũng tội thiệt đó!

    Trả lờiXóa
  2. Gần đến ngày 27/7, cảm ơn các bạn chủ trang đã cho đăng cuốn hồi ký này.
    Dù là Cựu chiến binh nhưng quả thật đây là lần đầu tiên tôi được đọc tác phẩm này. Lính đánh thuê Nam Hàn qua lời thú nhận của tác giả ở đây quả là ác độc như cầm thú, không còn tính người. Họ là cố máy giết người không ghê tay.
    Thế nhưng chính những tên ác thú này vấn phải khiếp sợ trước những anh lính giải phóng của chúng ta, ngay cả khi anh đã hy sinh.

    Tôi tin rằng các bạn trẻ như các bạn chủ trang ở đây luôn tìm hiểu sự thật về cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc, thấy được sự dũng cảm của cha ông, đồng thời cũng thấy được sự khốc liệt của chiến tranh - điều mà chẳng ai muốn.
    Cha ông chúng ta là vậy, vẫn vậy: Không hề thích chiến tranh nên luôn luôn tìm mọi cách để tránh chiến tranh. Và khi không thể tránh được nó thì cũng vô cùng anh dũng chống ngoại xâm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái giọng điệu lịch sử quen thuộc kiểu này thì chúng ta được nghe nhiều rồi từ các cụ cờ vàng hải ngoại và cái đám Rận trong nước tôi tớ của NGO đang nắm đầu cả nước qua bàn tay của lũ Tư Bản Đỏ tỉ phú USD.

      Xóa
    2. NGO làm hại gì đến ai mà lúc nào các vị cũng chửi NGO.
      Cẩn thận kẻo nước ngoài biết họ khinh cho không bằng rận.

      Xóa
    3. Tình hình nước VN hiện nay cần phải có một lãnh tụ tầm cỡ như Putin của Nga thì mới cứu được đất nước, mình đã khổ vì thằng hàng xóm khốn nạn nay lại rước thêm thằng lái súng cơ bắp thì to đùng mà đầu thí bé tí tẹo nên ngu. Đã thế lại vừa hèn vừa nhát, vừa gian vừa ác, vừa đạo đức giả lại vừa lá mặt lá trái.

      Nếu như nước mình có được một lãnh tụ tài giỏi cỡ như Putin thì chấp cả Khựa lẫn Lái Súng hợp tác lại với nhau cũng chẳng làm đách gì được nước mình.

      Xóa
    4. Có lái súng thì mới có NGO, mà có NGO thì mới có đám Tư Bản Đỏ và đám truyền thông chết toi ngày nay ở VN cùng với lũ Rận.

      VN sẽ càng ngày càng khốn khổ khốn nạn vì những đám này.

      Ukraina cũng đang nội chiến giết nhau vì NGO.

      Venezuela xém chút nữa thì cũng bị lái súng vào ăn cướp tài nguyên qua hoạt động của NGO ờ xứ này. Chuyện xảy ra ở Ukraina làm người dân tỉnh ngộ khiến lũ Rận tôi tớ của NGO ở Venezuela không xách động nổi người dân làm loạn nữa nên xứ này mới được cứu.

      Nga Sô chút xíu nữa cũng toi đời vì NGO nếu Putin không ra tay kịp thời.

      China bây giờ cũng ráo riết kiểm soát các hoạt động của NGO vì bọn này xâm nhập được vào nước nào thì trước sau gì chúng cũng xúi dân làm loạn qua cái đám Rận.

      Xóa
  3. Dù có ai chạy theo lũ lái súng và bọn ăn cướp Tây phương để mà không ưa đảng CSVN cách mấy thì cũng không thể phủ nhận được các cuộc chiến tranh ở VN là để tống cổ các thế lực ngoại bang ra khỏi nước.

    Lịch sử VN cho thấy trước khi đảng CSVN lãnh đạo dân tộc VN đuổi được kẻ thù ra khỏi đất nước thì đã có hàng trăm phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm nhưng đều thất bại vì không có sự hậu thuẫn của các nước khác.

    Chỉ đến khi Cụ Hồ xuất ngoại lăn lộn khắp nơi mới tìm được giải pháp để đưa đến thành công đuổi cổ hết các thế lực ngoại bang ra khỏi đất nước để thống nhất được đất nước.

    Nhưng đó là tài năng phi thường của các thế hệ trước của đảng CSVN, ngày nay bọn Tư Bản Đỏ đang phản bội lại ông cha chúng, rước giặc trước kia vào nhà, và từng bước một làm cho con cháu chúng ta đời đời kiếp kiếp phải làm tôi đòi cho những thế lực con buôn chính trị thế giới này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng chẳng lạ gì!
      Những tên tư bản gộc có thể nắm đầu được cả nước Mỹ để bắt các nước Tây phương và nhiều nước khác trên thế giới phải làm tôi tớ cho chúng, thì VN chúng ta có chạy đằng trời cũng không thoát khỏi bàn tay của chúng.

      Hiện tượng NGO và đám tôi tớ của chúng - những tên Tư Bản Đỏ - đang nắm vận mệnh nước mình thì chẳng bao lâu nữa lũ đầy tớ này sẽ đem thảm họa đến cho VN thân yêu của chúng ta mà thôi.

      Xóa
    2. Tình hình nước VN hiện nay cần phải có một lãnh tụ tầm cỡ như Putin của Nga thì mới cứu được đất nước, mình đã khổ vì thằng hàng xóm khốn nạn nay lại rước thêm thằng lái súng cơ bắp thì to đùng mà đầu thí bé tí tẹo nên ngu. Đã thế lại vừa hèn vừa nhát, vừa gian vừa ác, vừa đạo đức giả lại vừa lá mặt lá trái.

      Nếu như nước mình có được một lãnh tụ tài giỏi cỡ như Putin thì chấp cả Khựa lẫn Lái Súng hợp tác lại với nhau cũng chẳng làm đách gì được nước mình.

      Xóa
  4. Cái này có trên vnmilitaryhistory lâu rồi.
    Hết vấn đề nóng hổi ta lại đưa lịch sử ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bệnh tự sướng trầm kha và bi hài lắm ợ.
      Không có gì để sướng thì cứ ăn mày quá khứ thôi.

      Xóa
  5. BNV có bài này "Việt Nam không mang ơn Trung Quốc "

    Các DLV, đặc biệt là cô chủ, nong dan, XYZ ... có đủ tài phản bác hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phàm rằng, những những cái gì có vần 'ặc" đều có thể phản bác được!

      Xóa
    2. Nguyễn Hoàng Thư Lêlúc 07:47 28 tháng 6, 2014

      Chả cần thiết đọc và chả cần thiết phản bác.
      Mấy cụ Bọ xít thì theo Cờ vàng. Mà Cờ vàng trước 30/4/1975 thì hận TQ chứ cảm ơn cái gì.
      Do vậy, mấy cụ Bọ xít và tàn dư Cờ vàng đương nhiên là không mang ơn TQ là điều quá dễ hiểu.

      Xóa
    3. Sao đủ trình. Chỉ giỏi cóp pết, nói tục và ăn mày dĩ vãng 1 cách lạc lõng thui.

      Xóa
    4. Nguyễn Hoàng Thư Lê Nói đúng. hận TQ là phải. Bỡi nó không cho mình gaọ, nó không cho mình quần áo giầy dép,nó không cho mình súng để mình bắn vào chính đồng bào mình. Vì thế mình không phải mang ơn nó. Người phải mang ơn nó là mấy cụ cờ đỏ, mấy cụ không phải là bọ xít, mấy cụ được nó cho tất cả mọi thứ ý! Và giờ nó bắt trả ơn nó bằng cách để cho nó khai thác tài nguyên trên đất, trên biển.
      Ôi buồn thay!

      Xóa
  6. tôi không theo cò vàng mà cũng chẳng theo công sản ,toi làm ăn luorng thiện không mang bom di càii không núp bắn tỉa ,ám sát ,,thỉ làm sao bị dánh dập tra tấn tù dầy cứ lương thiện làm ăn thì trả ma nào sồ tới chân cả

    Trả lờiXóa
  7. tôi không theo cò vàng mà cũng chẳng theo công sản ,toi làm ăn luorng thiện không mang bom di càii không núp bắn tỉa ,ám sát ,,thỉ làm sao bị dánh dập tra tấn tù dầy cứ lương thiện làm ăn thì trả ma nào sồ tới chân cả

    Trả lờiXóa
  8. Thích nhất câu nói " Tôi không thích cộng sản, nhưng yêu quý Hồ Chí Minh". Nhưng không hiểu lắm, ai có cái nhìn khách quan phân tích giùm câu nói này cái.

    Trả lờiXóa
  9. Co vang ghet Tau vay co do yeu Tau den muc dang bien dao cho Tau phai khong????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bảo cờ vàng ghét TC là có mắt như đui.

      Cờ vàng chỉ ghét đảng CSVN mà thôi vì dành ăn không lại: hồi thập niên 70 khi TC đòi dạy cho VN một bài học thì cờ vàng hồ hởi ra mặt chỉ mong TC đè bẹp VN để mấy cụ có dịp về treo cờ vàng khắp xứ.

      Ngày nay ở hải ngoại mấy cụ vẫn dùng cái chiêu "mượn gió bẻ măng" phản đối TC cho có lệ rồi sau đó thì mượn cớ đánh đĩ lỗ miệng trong việc chửi bới rằng CSVN bán biển cho TC hoặc hèn với giặc ác với dân chi đó.

      Xóa
  10. Tại sao phải xoa comment của tôi? Tôi nói sai gì?

    Trả lờiXóa
  11. Tôi thấy các vị rât bẩn tính, mọi rợ.
    Không phản bác được người ta thì quay ra tấn công cá nhân về hính thức, đời tư. Thiếu gì lãnh đạo Đảng và nhà nước béo bụng, công tử bột bị vợ bỏ, con ghét?
    Đừng hèn như vậy được không?

    Trả lờiXóa
  12. Đọc xong nhật kí tướng Hàn
    Xem thêm mấy ảnh, đem bàn ở đây.
    Trắng đen, tàn ác, mặt dầy,
    Cờ vàng ba sọc, một bầy đáng khinh.

    Trả lờiXóa
  13. HÀN QUỐC VỚI CHIẾN TRANH VIỆT NAM (Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa)
    28 Tháng 6 2014 lúc 9:04

    Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến có quy mô rộng lớn, tính chất và cường độ ác liệt nhất thế kỷ XX. Nhân dân Việt Nam từng phải đương đầu với một đối phương có bộ máy chiến tranh khổng lồ, có tiềm lực, sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội. Tiến hành cuộc chiến dài ngày, hao người, tốn của và gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ, nhằm quốc tế hóa cuộc chiến theo mô thức chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), người Mỹ đã huy động một lực lượng quân đồng minh hùng hậu tham dự trực tiếp (Australia, Neu Zealand, Thái Lan, Philippines); trong đó, lực lượng quân sự Hàn Quốc được Mỹ đánh giá cao về tính tích cực, khả năng và hiệu quả tác chiến.

    1- Liên minh chống Cộng và tính toán gửi quân đội sang miền Nam Việt Nam

    Ngày 26-10-1955, Chính quyền Sài Gòn công bố kết quả cuộc trưng cầu dân ý[1]. Vài ngày sau đó, Mỹ cùng với các nước đồng minh nhanh chóng công nhận chính phủ Ngô Đình Diệm, còn Hàn Quốc, ngay lập tức, vào ngày 27-10, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng hòa. Trên lập trường chống Cộng triệt để, quan hệ Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc ngày càng được củng cố[2]. Tháng 9-1957, trong chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Lý Thừa Văn chính thức gợi ý về việc thành lập một liên minh quân sự chống Cộng ở châu Á bao gồm Hàn Quốc, Trung Hoa Dân quốc và Việt Nam Cộng hòa, nhằm “nêu tấm gương đoàn kết thông qua một tổ chức khu vực dựa trên cơ sở tự do và dân chủ”[3], song Ngô Đình Diệm đã từ chối[4]. Kết thúc chuyến viếng thăm “có khởi đầu tốt đẹp”, Hàn Quốc và Việt Nam Cộng hòa ra Tuyên bố chung, cam kết phát triển quan hệ và khẳng định quyết tâm chống Cộng. Tinh thần hợp tác chống Cộng một lần nữa được Lý Thừa Văn nhấn mạnh lại trong chuyến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 11-1958: “Cần phải khẩn thiết thành lập một đạo thập tự quân chiến đấu cho tự do”[5].

    Tháng 2-1960, nhân chuyến thăm Việt Nam, trong cuộc hội đàm với Ngô Đình Diệm, nguyên Thứ trưởng Ngoại vụ Kim Dong Jo, Trưởng Phái đoàn thiện chí[6] của Hàn Quốc, nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một liên minh châu Á – một tổ chức an ninh tập thể “chỉ riêng các quốc gia đã đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”[7]. Từ tháng 2-1962, Chính phủ Hàn Quốc tích cực xúc tiến thành lập Trung tâm chống Cộng châu Á mà Việt Nam Cộng hòa là một thành viên. Như vậy, vào thập niên 50, 60 (XX), Chính phủ Hàn Quốc có quan điểm, mục tiêu chống Cộng cứng rắn và mạnh mẽ - đó là một trong những cơ sở quan trọng hình thành ý đồ, toan tính gửi quân sang tham chiến tại miền Nam Việt Nam của Hàn Quốc suốt thời gian này cũng như về sau.

    Ý định gửi quân đội sang Việt Nam tham chiến của Chính phủ Hàn Quốc có từ rất sớm. Đầu năm 1954, khi chiến cuộc Đông Xuân đang diễn ra quyết liệt, Tổng thống Lý Thừa Văn đã đề nghị gửi “Quân đội Hàn Quốc đến Việt Nam để hỗ trợ cuộc chiến đấu chống Cộng sản”[8]. Những năm 1957-1958, Chính quyền Lý Thừa Văn liên tục thảo luận nội bộ, bàn về khả năng gửi quân đội tham chiến, bàn về những lợi hại, được mất từ quyết định này. Không chỉ có vậy, Hàn Quốc còn tổ chức các đoàn khảo sát tình hình chiến trường miền Nam Việt Nam, thăm dò, nghiên cứu địa hình, khí hậu, ngôn ngữ… chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện nếu đề nghị gửi quân được chấp thuận. Tháng 11-1961, trong chuyến thăm Washington, Chủ tịch Hội đồng tối cao tái kiến thiết Quốc gia Park Chung Hee bày tỏ mong muốn Mỹ đồng ý để quân đội Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam; tuy nhiên, do Mỹ chưa đưa quân vào miền Nam, nên đề nghị của Park đã không được chuẩn y.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đầu năm 1962, diễn biến chiến trường tiếp tục có những bất lợi đối với quân đội Sài Gòn và tình hình đó càng thúc đẩy quyết tâm gửi quân đội sang Việt Nam của Chính phủ Hàn Quốc. Cuối cùng, mong muốn đó đã trở thành hiện thực sau sự kiện L.Johnson nhậm chức Tổng thống và bước chân vào Nhà trắng. Đối với chiến tranh Việt Nam, dù thừa nhận sự vô vọng của cuộc chiến, song “không thể bỏ rơi miền Nam Việt Nam, bởi điều đó đồng nghĩa với tự sát chính trị”[9], L.Johnson quyết định dấn sâu hơn. Nhằm tranh thủ dư luận quốc tế và giảm bớt gánh nặng quân sự, ngày 9-5-1964, Mỹ chính thức gửi công hàm cho 25 nước đồng minh, yêu cầu cùng chia sẻ trách nhiệm với Mỹ ở Việt Nam. Tháng 6-1964, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh đề nghị 34 nước chi viện, song những nước này phản ứng khá dè dặt. Trước tình hình đó, Mỹ cử đặc phái viên sang thuyết phục các nước châu Á – Thái Bình Dương, nhưng vấp phải thái độ lạnh nhạt, trừ Hàn Quốc nhiệt tình hưởng ứng và lập tức có hành động cụ thể.

      2- Lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu Hàn Quốc ở miền Nam Việt Nam

      Tích cực chuẩn bị cho việc gửi quân sang Việt Nam, ngày 20-7-1964, Dự án chi viện cho miền Nam Việt Nam được đệ trình lên Quốc hội Hàn Quốc và nhanh chóng được tất cả các thành viên Quốc hội ủng hộ. Ngày 31-7-1964, Quốc hội Hàn Quốc (khóa 44) thông qua Dự án với 100% phiếu nhất trí. Ngày 24-8-1964, Đoàn chi viện quân sự lên đường sang Việt Nam (Đơn vị phẫu thuật quân y lưu động và Đoàn huấn luyện viên Taekwondo). Trong lời úy lạo tiễn đưa, Thủ tướng Jung II Kwon nhắn nhủ binh lính Hàn Quốc phải “thể hiện và chứng tỏ quyền uy của dân tộc, của quốc gia”[10].
      Tháng 12-1964, trong điều kiện tình hình chiến tranh Việt Nam đang nóng dần, ngày càng trở nên phức tạp, L.Johnson yêu cầu Hàn Quốc gửi sang Việt Nam lực lượng công binh hỗ trợ quân đội Việt Nam Cộng hòa xây dựng lại những khu vực bị chiến tranh tàn phá, thúc đẩy nỗ lực bình định. Từ tháng 2 đến tháng 6-1965, Hàn Quốc đã gửi đến Việt Nam một lực lượng quân đội tổng cộng là 2.416 binh lính[11] (thường được biết đến với tên gọi Dove Unit- Đạo quân Bồ câu). Trong tháng 10 và tháng 11-1965, Chính phủ Hàn Quốc quyết định gửi thêm hơn 18.000 quân, gồm 1 lữ đoàn lính thủy đánh bộ (4.480 người); 1 sư đoàn lục quân và Bộ Tư lệnh chi viện quân nhu (13.830 người)[12]. Cuối năm 1966, Hàn Quốc tiếp tục gửi thêm lực lượng quân sự tới Việt Nam (điều động đơn vị Eun San Jin và Sư đoàn 9 - Bạch Mã), nâng tổng số quân tại Việt Nam lên đến 45.660 người[13], chiếm hơn 50% lực lượng quân đội nước ngoài tại miền Nam Việt Nam và 25% tổng lực lượng chiến đấu của Mỹ trên chiến trường Quân khu 5. Năm 1968 là năm Hàn Quốc có lực lượng quân sự cao nhất, lên tới 50.003 người[14].

      Để trấn an dư luận, Chính phủ Hàn Quốc luôn khẳng định rằng việc gửi quân sang Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến khả năng quốc phòng của đất nước, cũng như không tác động tiêu cực đến mức độ hỗ trợ của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc; đồng thời, thuyết phục để Mỹ đồng ý không cắt giảm lực lượng tại Hàn Quốc nếu như không có sự trao đổi và thỏa thuận trước[15].

      Dưới sự chỉ huy của người Mỹ, sư đoàn Mãnh Hổ (Tiger Force), Bạch Mã (White Horse) và Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Rồng Xanh (Blue Dragon) được triển khai trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Ngoài ra, các đơn vị khác cũng nhanh chóng chiếm lĩnh các vị trí quan trọng như Tư lệnh 100 tiếp vận (8.800 quân) đóng tại Nha Trang; Đoàn phẫu thuật quân y lưu động (130 quân) đóng tại Vũng Tàu; Đoàn Công binh (2.200 quân) đóng tại Dĩ An (Biên Hòa); Đoàn Hải vận (580 quân), Đoàn Không vận (60 quân) đóng tại Sài Gòn và một số đơn vị khác (khoảng 2.000 quân)[16].

      Xóa
    2. Việc Mỹ bố trí sư đoàn Mãnh Hổ, Bạch Mã, Rồng Xanh chốt giữ ở chiến trường Quân khu 5- một địa bàn chiến lược trọng yếu[17], cho thấy Mỹ tin tưởng và đánh giá cao khả năng chiến đấu của quân đội Hàn Quốc. Quả thực, tham chiến tại Việt Nam, quân đội Hàn Quốc trở thành lực lượng "xương sống" trong các cuộc hành quân bình định và tìm diệt, chia sẻ tới gần 40% nhân lực và sinh mạng chiến tranh cho nước Mỹ[18]. Từ khi đưa quân vào Việt Nam đến năm 1969, quân đội Hàn Quốc thực hiện 474 cuộc hành quân cấp tiểu đoàn trở lên và 264.355 cuộc hành quân thông thường[19]. Theo con số thống kê chính thức của Chính phủ Hàn Quốc, từ tháng 10-1965 đến tháng 3-1973, quân đội Hàn Quốc tiến hành và tham gia tiến hành 1.170 cuộc hành quân quy mô cấp đại đội trở lên, hơn 556.000 cuộc hành quân quy mô cấp trung đội trở xuống[20], gây ra hàng loạt những vụ thảm sát đẫm máu và tàn khốc. Trong cuốn hồi ký về chiến tranh Việt Nam, Đại úy Kim Jin Sun (Đại đội trưởng Đại đội 11, sư đoàn Mãnh Hổ) mô tả lại: “Tôi đã từng đi săn nhưng không có khoái cảm nào tuyệt vời bằng khoái cảm giết người trên chiến trường. Khi nhìn thấy đối phương bị giết, chúng tôi có một cảm giác hân hoan khó tả. Vì thế, chúng tôi có thể đặt chân lên xác người mà chụp ảnh, có thể ngồi lên cái xác đó vừa nói chuyện vui vẻ. Không thể có một chút gì gọi là nhân tính con người” [21]. Đó là một đội quân chỉ có giết và giết, các giá trị đạo đức “bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo (…). Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường”[22].

      Điểm mạnh nhất và cũng đặc trưng nhất của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam là tính kỷ luật - “điều đó cho thấy rõ rằng binh lính Hàn Quốc đã được đào tạo, huấn luyện tốt và hết sức chuyên nghiệp”[23]. Về chiến thuật, quân đội Hàn Quốc có phương thức tác chiến phù hợp học thuyết quân sự Mỹ, với đặc trưng kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng tối đa sức mạnh hỏa lực và phương tiện cơ động nhanh; đồng thời, hết sức linh hoạt, nhuần nhuyễn trong chiến thuật đánh du kích và phục kích. Nhận xét về tổ chức và hoạt động của lực lượng quân sự Hàn Quốc tại Việt Nam, Tướng Westmoreland đánh giá đó là “quân đội có tinh thần chiến đấu và năng lực chuyên môn cao, có quyết định táo bạo”[24]. Các báo cáo gửi về từ chiến trường luôn khẳng định “sự can đảm và hiệu quả tác chiến của tất cả các lực lượng Hàn Quốc ở miền Nam Việt Nam"[25]. Bàn về hiệu suất chiến đấu của lực lượng quân sự Hàn Quốc, Tướng Creigton Williams Abrams cùng chung quan điểm với người tiền nhiệm Westmoreland, khi thừa nhận rằng, “xét về tính chuyên nghiệp, quân nhân Hàn Quốc có ưu thế vượt trội so với tất cả các lực lượng đồng minh của chúng tôi ở miền Nam Việt Nam”[26].

      Không chỉ đảm nhiệm các hoạt động quân sự, lực lượng Nam Hàn còn tích cực tiến hành công tác dân sự/dân vận - tâm lý chiến. Nếu như trong giai đoạn đầu tham chiến, tỷ lệ các hoạt động quân sự chiếm 70%, công tác dân sự - tâm lý chiến chỉ chiếm 30%, thì từ nửa cuối năm 1967, tỷ lệ này được nâng lên ngang bằng (50/50). Lính Nam Hàn tổ chức rải truyền đơn, dùng trực thăng gọi loa chiêu hồi, đặt trọng tâm hoạt động tâm lý chiến vào việc: 1- Phô trương sức mạnh quân sự Hàn Quốc và Hoa Kỳ; 2- Ly gián người dân khỏi ảnh hưởng Cộng sản; 3-Tuyên truyền cho quan hệ Việt - Hàn, cho liên minh Mỹ- Hàn; 4- Cổ xúy cho chính sách của chính phủ Việt Nam Cộng hòa… Để “quảng bá hình ảnh Đại Hàn”, binh lính Hàn Quốc tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, thi đấu thể thao, thăm viếng người cao tuổi[27]…; tiến hành cứu trợ[28], hoạt động y tế[29], hoạt động xây dựng… Có điều trớ trêu là những hoạt động dân sự này luôn được tiến hành song song với những trận càn quét, bắn giết man rợ.

      Xóa
    3. 3- Tham chiến ở Việt Nam - lợi ích và hệ lụy

      Đưa quân tham chiến tại Việt Nam, Chính phủ Hàn Quốc kỳ vọng và đã đạt những lợi ích thiết thực từ Mỹ. Trước tiên, về chính trị, thắt chặt một bước quan hệ Mỹ - Hàn, đưa Hàn Quốc từ vị trí lệ thuộc sang vị trí đồng minh thân cận, bởi chiến đấu tại Việt Nam, Hàn Quốc “không chỉ củng cố an ninh quốc gia của mình, mà còn góp phần vào việc bảo vệ thế giới tự do”[30] – như Tổng thống Park Chung Hee từng tuyên bố.

      Phục vụ mục tiêu kinh tế, Hàn Quốc đề nghị Mỹ ký một số văn bản thỏa thuận, điển hình là Bản ghi nhớ Brown (Brown Memorandum, ngày 25-2-1966); theo đó, đổi lấy việc Hàn Quốc đưa quân chiến đấu tại miền Nam Việt Nam, Mỹ cam kết cung cấp một số lượng lớn trang thiết bị cho việc hiện đại hóa quân đội Hàn Quốc; mở rộng các công binh xưởng sản xuất đạn dược; cung cấp những trang thiết bị thông tin để Hàn Quốc sử dụng độc quyền tại miền Nam Việt Nam; mua của Hàn Quốc các trang thiết bị quân nhu, các loại hàng hóa cần thiết khác để cung cấp cho quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam; tăng cường viện trợ kỹ thuật cho Hàn Quốc trên tất cả các lĩnh vực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc; tăng thêm các khoản cho vay của Cơ quan phát triển quốc tế (AID)[31]…. Trên thực tế, dù Mỹ đã không hoàn toàn thực hiện đúng mọi cam kết, thì Hàn Quốc vẫn thu được những khoản lợi to lớn từ xương máu những người lính Hàn. Hàn Quốc đã không chỉ không mất bất kỳ một phí tổn nào cho lực lượng quân đội ở Việt Nam[32], mà từ năm 1965 đến năm 1970, còn nhận được từ Mỹ 1 tỷ USD viện trợ; 150 triệu USD vốn vay phát triển[33]. Cũng nhờ việc đưa quân sang Việt Nam tham chiến, hàng hóa Hàn Quốc có chỗ đứng trên thị trường miền Nam Việt Nam, Hàn Quốc đã dành được những hợp đồng thầu xây dựng béo bở, những hợp đồng xuất khẩu lao động có lợi nhuận cao… Trong số các nước xuất khẩu lao động sang Việt Nam, Hàn Quốc luôn chiếm vị trí hàng đầu, thậm chí đứng trước cả Mỹ và vào lúc cao điểm (năm 1968) lên đến 15.571 người[34].

      Tính chung từ năm 1963 đến tháng 6-1970, tổng số lao động Hàn Quốc tại Việt Nam vào khoảng 24.294 người, chiếm 70% tổng số lao động Hàn Quốc tại nước ngoài[35]. Số ngoại tệ mà Hàn Quốc thu được từ miền Nam Việt Nam tăng đều qua các năm, bình quân chiếm 38% tổng xuất khẩu sản phẩm và 47% tổng số tiền Hàn Quốc vay từ nước ngoài[36]. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển ngoạn mục của kinh tế Hàn Quốc thập niên 60, 70 (XX): Từ năm 1965 đến năm 1975, xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 29 lần và tổng sản phẩm quốc nội (GNP) tăng 14 lần[37]; năm 1971, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã đạt 285 USD/năm, cao hơn gấp 3 lần so với năm 1961[38].

      Về quân sự, trong thời gian Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam, viện trợ quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc tăng hơn gấp 2 lần, bình quân mỗi năm vào khoảng 370 triệu USD. Nhờ có các khoản viện trợ đó, Hàn Quốc đã từng bước hiện đại hoá quân đội, phát triển mạnh mẽ công nghiệp quốc phòng.

      Bên cạnh một số lợi ích, Hàn Quốc đã phải trả giá đắt cho việc đưa quân vào miền Nam Việt Nam: 5.000 binh lính thiệt mạng; 11.000 người mang thương tật vĩnh viễn; 100.000 nhiễm chất độc da cam[39]. Chiến tranh Việt Nam đã qua đi gần 40 năm, song "hội chứng chiến tranh Việt Nam" ở Hàn Quốc dai dẳng, nhức nhối không kém gì ở nước Mỹ và vẫn đang giày vò tinh thần hàng ngàn cựu chiến binh.

      Tiếp cận từ góc độ quan hệ Việt – Hàn, sự kiện Hàn Quốc đưa quân tham chiến tại Việt Nam, dù muốn hay không, ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước. Năm 2001, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung chính thức có lời xin lỗi Việt Nam vì những mất mát, đau thương do quân đội Hàn Quốc gây ra. Hai nước đã cùng nhau khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, song trên quan điểm thiếu hiểu biết về lịch sử, rất có thể sẽ lặp lại những sai lầm lịch sử một lần nữa, ngày hôm nay, người dân hai nước Việt, Hàn nhìn lại quá khứ không phải để đào những hố sâu ngăn cách, mà để trách những vết xe đổ, bắc nhịp cầu hòa hợp, tỉnh táo hành động ở hiện tại cho một tương lai không còn khói lửa chiến tranh.

      Xóa
    4. -------
      [1] Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 23-10-1955, bị tố cáo là gian lận, với số phiếu bầu cho Ngô Đình Diệm là 5.721.735 (chiếm 98,2%)

      [2] Ngày 26-5-1956, Hàn Quốc thiết lập Tòa Công sứ tại Sài Gòn (Tướng Choi Duc Shin là Công sứ đầu tiên). Tháng 6-1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đặt Công sứ ở Seoul (Tướng Dương Văn Đức đứng đầu).

      [3] Choi Sang Su: Relations Vietnam - South Korea, Seoul, 1966, p.180.

      [4] Ngô Đình Diệm từ chối không phải vì không thiết tha với liên minh quân sự do Hàn Quốc đề nghị, mà bởi: 1- Tổ chức SEATO đã cam kết đặt Việt Nam Cộng hòa dưới ô bảo trợ; 2- Hiệp định Geneve (điều 19) đã cấm miền Nam Việt Nam tham gia mọi liên minh quân sự. Ngô Đình Diệm e ngại vi phạm điều 19 sẽ bị dư luận trong nước và quốc tế phản đối.

      [5] Hồ sơ v/v ngoại giao, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Fond Đệ nhất Cộng hòa, 1958, Bộ Thông tin và Thanh niên, ngày 6-1-1958, số 5187, cặp số 909, hồ sơ số 8824.

      [6] Đây là phái đoàn đặc trách của Tổng thống Lý Thừa Văn sang thăm các nước Đông Nam Á nhằm tổ chức một cuộc hội đàm thượng đỉnh bàn về việc thành lập một tổ chức an ninh tập thể của các quốc gia chống Cộng ở châu Á.

      [7] Hồ sơ v/v ngoại giao, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Fond Đệ nhất Cộng hòa, 1969, “Những hoạt động của quân lực Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa trong 4 năm qua”, cặp số 57, hồ sơ số 532.

      [8] Allied Participation in Vietnam, Department of Army Washington D.C. 1985, Library of Congress Catalog Card Number 74-28217, p.120.

      [9] Добрынин Анатолий: Сугубо доверительно, Изд. “Автор”, Москва, 1996, c. 151 (Dobrunin Anatoli: Đặc biệt tin cậy, Matxcova, 1996, tr.151).

      [10] Choi Sang Su: Relations Vietnam - South Korea, Ibid, p.286.

      [11] Allied Participation in Vietnam, Ibid, p.122.

      [12] Ku Su Jeong: Mối quan hệ Việt – Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, tr. 121.

      [13] Allied Participation in Vietnam, Ibid, p.23.

      [14] Allied Participation in Vietnam, Ibid, p23.

      [15] Allied Participation in Vietnam, Ibid, pp. 128-129.

      [16] Hồ sơ v/v ngoại giao, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Fond Đệ nhất Cộng hòa, 1969, Tlđd.

      Xóa
  14. cứ chịu khó làm ăn , không tham gia dặt mìn ,ám sát ,phă hoại thì ai mà dộng dến cái lông chân,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ông nói chí lý không trôm cướp thì ai dông dến cái chim

      Xóa
    2. Nói hay lắm. Tự vả vào mồm đất nước mình mà không biết bó tay với mấy đồng chí.

      Xóa
  15. Cảm ơn Googletienlang đã đăng những câu chuyện rất hay về chiến tranh. Qua đó thấy rõ được sự đẫm máu của chiến tranh và sự dũng cảm của các anh bộ đội ngày xưa bỏ xương máu giành độc lập cho đất Việt.

    Trả lờiXóa
  16. Tui chỉ thích phụ đức cha "truyền giáo" cho mama maria của giáo dân "việt nam tự hào ta đi lên thôi". Truyền nhiệt tình quá làm chú giáo dân bị "lõm não" 1 lỗ đường kính 40 mm, di chứng đến tận bây giờ. Ha ha ha.

    Trả lờiXóa