Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Cuộc đàm phán về hòa bình cho Ukraine giữa các nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức đã kết thúc tại điện Kremlin

Cuộc đàm phán của Tổng thống Nga Vladimir Putin với người đứng đầu CH Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel, kéo dài gần 6 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 17:00 ngày 6/2 giờ Moskva (tức 21:00 cùng ngày, giờ Hà Nội) và kết thúc lúc 0:15 giờ Moskva (tức 4:14 giờ Hà Nội) ngày hôm nay, 7/2. Ngay sau kết thúc cuộc đàm phán, cả hai vị nguyên thủ Pháp và Đức lập tức ra sân bay, rời Moskva.
****************************
Theo thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, cuộc đàm phán hôm nay là cuộc tiếp nối việc bàn thảo về một thỏa thuận hòa bình cho Ukraina mà hai vị nguyên thủ Pháp và Đức đã bắt đầu bàn bạc từ hôm trước tại Kiev với Tổng thống Ukraina Poroshenko.
Cuộc đàm phán hôm nay diễn ra trong phòng họp kín, chỉ có 3 nhà lãnh đạo của 3 quốc gia theo thể thức “mặt đối mặt”, không có sự tham gia của các thành viên trong các đoàn đại biểu và các chuyên gia, không có báo chí. Sau khi tiến hành đàm phán được một tiếng rưỡi, các vị nguyên thủ giải lao, cho phép các nhà báo quay phim chụp hình rồi lại trở lại đàm phán. 
Lúc 20 giờ, các nhà đàm phán lại có chút giải lao ngắn để Tổng thống Nga Putin mời đến bữa ăn tối. Sau đó, các vị lãnh đạo lại nhanh chóng trở lại bàn đàm phán. 

Theo thư ký báo chí của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov, các cuộc đàm phán đã được tiến hành trên tinh thần xây dựng và tin cậy lẫn nhau.
Mời xem thêm các video clip khác:



"Dựa trên những kiến nghị của Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, công việc hiện tại chúng tôi đang thực hiện là chuẩn bị các văn bản của một tài liệu chung nhất về việc thực hiện các thỏa thuận Minsk, một tài liệu có thể bao gồm cả các đề nghị của Tổng thống Ukraine và các đề xuất đưa ra ngày hôm nay của Tổng thống Nga Putin" - người phát ngôn cho biết.
Cuộc đàm phán sẽ được tiếp tục tổ chức vào ngày mai, Chủ nhật. 8/2, qua điện thoại theo định dạng Normandy, tức là có thêm tổng thống Ukraina Poroshenko.
Cần lưu ý rằng ngay sau khi cuộc họp Angela Merkel và Francois Hollande đã lập tức ra sân bay để về nước
Nhớ lại, hôm trước, ngày 5/2, các nhà lãnh đạo Đức và Pháp đã thực hiện một chuyến đi ngắn đến Kiev, nơi hai vị có cuộc gặp gỡ, trao đổi với Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko. Về kết quả của cuộc đàm phán ở thủ đô Ukraina đã không được tiết lộ.
Trước đây, ông Hollande nói rằng họ mang đến Moskva một bản Kế hoạch hòa bình mới, nhưng chi tiết bản Kế hoạch này cũng không được tiết lộ. Theo truyền thông Anh, cơ sở của bản Kế hoạch này chính là bản đề xuất của Tổng thống Nga Putin đã được gửi đến các nhà lãnh đạo châu Âu trước đó và được bổ sung một số các ý kiến của các vị nguyên thủ các nước châu Âu và của Tổng thống Ukraina. 
Theo nhận định của các chuyên gia trên báo chí Anh thì một điểm then chốt trong bản Kế hoạch này là các nhà lãnh đạo châu Âu cam kết không kết nạp Ukraina vào NATO. Đây là quan điểm đã được Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu công khai trước báo giới tại Paris ngay trước khi lên đường thực hiện sứ mệnh ngoại giao lần này. Một điểm quan trọng tiếp theo ở bản Kế hoạch này, cũng theo truyền thông Anh nhận định là giữ nguyên Donbass trong lãnh thổ Ukraina nhưng với điều kiện tăng thêm nhiều quyền hạn tự chủ cho chính quyền địa phương ở đây, kể cả mở rộng địa giới hành chính vùng tự quản theo hiện trạng hiện nay, tức mở rộng thêm trên dưới 500 km2 so với hồ tháng 9/2014 khi Thỏa thuận Minsk được ký kết ngày 5/9/2014.
Cũng theo giới chuyên gia, trước khi quyết định thực hiện sứ mệnh hòa bình lần này, cả Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức không tham khảo đồng minh NATO là Hoa Kỳ. Vài hôm trước đây, báo chí Nga phê phán Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp thường bị quan điểm của Hoa Kỳ chi phối. Không biết lần này hai vị có vượt qua được điều này hay không khi mà leo thang căng thẳng tại Ukraina đang đưa cả châu Âu đến bên bờ vực chiến tranh thế giới thứ ba?

Dương Thành- Cộng tác viên Google.tienlang
Đưa tin từ Ukraina

40 nhận xét:

  1. Nguyễn Thành Phúclúc 10:13 7 tháng 2, 2015

    Tôi thấy phương án giữ Donbass trong thành phần Ukraina chỉ là để cứu cánh cho chính quyền Poroshenko khỏi sụp đổ thôi chứ bên người miền Đông không nghe và nếu các cuopwngf quốc ép buộc thì cuộc chiến này không thể chấm dứt.

    + Thứ nhất, định dạng Normandy, tức là có thêm tổng thống Ukraina Poroshenko. Vẫn không có người miền Đông. Nga là Nga. Nga ko phải người miền Đông Ukr.
    Tại bản Tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk về kết quả cuộc đàm phán tại Geneva
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/04/tuyen-bo-chinh-thuc-cua-bo-ngoai-giao.html
    họ đã nói:
    " Phải thừa nhận rằng những cảnh báo trước đây về sự vô nghĩa, cả trên phương diện pháp lý lẫn chính trị, của những cuộc đối thoại về vấn đề “các vùng ở Ukraina” mà không có sự tham gia của đại diện hợp pháp của miền Đông Ukraine và của Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk, rất tiếc, hoàn toàn hợp lý. Bỏ qua nguyện ước của người dân Donbass đã dẫn đến một kết quả pháp lý đáng buồn: kết quả của các cuộc đàm phán chỉ có thể được coi là một tập hợp các lời kêu gọi vô nghĩa, không có tính ràng buộc và không khả thi. Những lời kêu gọi không rõ người gửi đi và cũng không biết gửi đến cho ai; ai là những người phải thực hiện và trong thời hạn bao lâu và tóm lại là chẳng có gì rõ ràng.

    Tại thời điểm hiện nay, tất cả những thỏa thuận không phản ánh thực tế chính trị hoặc tình trạng pháp lý sau khi có sự ra đời của Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk- một Nhà nước có chủ quyền, đều không có hiệu lực trên lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk."

    Vậy thì các anh nhớn cứ thảo luận, cứ ký kết đi. Nhưng không có bọn em đặt bút vào đó thì các hiệp định giời bể của các anh với em chỉ là tấm giấy lộn.

    + Thứ hai, ngày càng có nhiều người dân Ukraina, không chỉ miền Đông mà cả dân miền Tây Ukraina chán ghét bọn cầm quyền Kiev khi họ đã hiểu ra thân phận tay sai bù nhìn của chúng. Những cuộc biểu tình của hàng vạn thợ mỏ những ngày gần đây ở Kiev chứng minh cho nhận định trên của tôi.
    Nhân dân Ukraina nói chung đang muốn lật đổ chế độ này ở Kiev.
    -----------
    Từ hai lý do trên, theo tôi, cần hỗ trợ lực lượng dân quân miền Đông đánh thẳng về Kiev, lập lên một chính phủ mới trung lập, ko đối đầu với p Tây cũng như đối đầu với Nga.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thành Phúclúc 10:18 7 tháng 2, 2015

      Nếu không thực hiện được phương án trên thì hãy thực hiện phương án "Trưng cầu dân ý" như bác DBS DBS 20:49 Ngày 04 tháng 02 năm 2015 đã nêu ở đây:
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/02/clip-cuc-nong-dinh-tong-thong-ukraina.html?showComment=1423057794159#c5460456480145993981

      Phương án này cũng gỡ gạc sĩ diện cho bọn cầm quyền Kiev hiện nay vì đó là "Ý dân".
      =================
      Giới đầu sỏ Ukraina đề xuất trưng cầu về Donbass

      Giới nhà giàu này có tiếng nói ảnh hưởng mạnh trong chính sách cầm quyền Ukr. Chiến tranh kéo dài và lan rộng rõ ràng làm thiệt hại đến túi tiền và làm ăn của họ, rõ nhất là kinh tế đang bên bờ vực sụp đổ, ngân khố trống rỗng trong khi vẫn phải vung tiền vào chiến tranh. Họ chẳng yêu quí gì hòa bình – dĩ nhiên, nhưng tình cảnh hiện nay khác với khi chiến sự chỉ gói gọn ở Donetsk và Lugansk, do đó, giới này đang bắt đầu phản đối chiến tranh.

      Một nhóm các đầu sỏ thế lực đã bắt đầu phản đối tiếp tục chiến tranh Donbass và đề xuất đưa vấn đề này ra trưng cầu quốc gia. Một trong số đó là ông nghị Viktor Balogh có tên lóng "ông chủ Transcarpathia", ông phó của tỷ phú – thống đốc Kolomoisky tỉnh Dnipropetrovsk là Gennady Korban cũng lên tiếng tương tự. Theo các chuyên gia, tình cảnh đã bắt đầu đe dọa nghiêm trọng đến vị thế của giới đầu sỏ và cần thay đổi cách tiếp cận vấn đề.

      Thậm chí ông nghị Viktor Balogh còn đề xuất trưng cầu quốc gia để quyết định tiếp tục chiến tranh hay “buông” vùng Donbass. Theo ông này, Kiev có lựa chọn thật đơn giản: "Chia tay 1 cách văn minh hay chiến tranh nhiều năm, làm suy yếu quốc gia, giết chết kinh tế, làm mỗi người Ukr trở thành nghèo khổ hơn."

      Vấn đề tại sao các đầu sỏ đầy quyền lực, có tiếng nói ảnh hưởng… lại phải bày trò trưng cầu thì là đây, cũng theo Balogh, nếu dân chúng sẵn sàng – nghĩa là chiến tranh, còn nếu không – cũng được xác định ở trưng cầu. Nghĩa là họ cần 1 cái cớ nhân dân quyết định cho có vẻ dân chủ - tình hình Ukr hiện nay, nếu có 1 cuộc trưng cầu thực sự và nghiêm túc, tất nhiên câu trả lời sẽ là không!

      Đối với phần lãnh thổ đã bị mất, bao gồm Crưm, Donetsk và Lugansk, chính quyền Kiev sẽ có cớ để phủ nhận trách nhiệm – cũng là do trưng cầu quyết định. Đó cũng là cách để cứu Ukr khỏi bị sụp đổ. Và để tránh điều tiếng khi nêu vấn đề như vậy, ông Balogh không quên thêm rằng, mình hy vọng Crưm, Donbass sẽ sớm “tỉnh ngộ”, xin được trở về Ukraina.

      Xóa
    2. Nguyễn Thành Phúclúc 10:19 7 tháng 2, 2015

      DBS DBS 20:50 Ngày 04 tháng 02 năm 2015
      Lưu ý là khi Poroshenko phát động ATO (hoạt động tiễu trừ khủng bố), kế hoạch và hy vọng của Kiev là lấy lại Donbass nhanh chóng, sau đó là Crưm, không có ai hình dung sức kháng cự của dân chúng miền Đông lại mạnh mẽ đến thế, kế hoạch thất bại và chính quyền hiện nay bị cuốn vào cuộc chiến ngày càng mở rộng, hao tiền tốn của với nguy cơ biến loạn quay trở lại Kiev. Ông phó tỉnh Dnipropetrovsk, tỉnh liền kề Donetsk nói rõ ràng hơn trong cuộc pv trên kênh TV Hromadske.tv: các chính khách địa phương cần hiểu, nếu họ thất bại cuộc chiến chớp nhoáng, họ cần cởi bỏ mũ miện và đàm phán. Đó là cách làm trong kinh doanh.

      Trong lập luận của các vị đầu sỏ có nhiều cái đúng đắn, và dĩ nhiên có lợi cho họ, ví dụ như điều đó cho phép chấm dứt chiến tranh (có thể chỉ là tạm thời) và tập trung vực dậy kinh tế, làm ăn. Cho dù tin tức chiến sự thường trực trên mặt tiền truyền thông Ukr, nó không lấn át được nỗi lo sợ kinh tế thường trực. Tham nhũng, suy sụp, hỗn loạn thậm chí đã tồi tệ hơn rất nhiều trước lúc TT Yanukovych bị đảo chính.

      Đầu sỏ Kolomoyski dĩ nhiên chẳng yêu thích gì hòa bình, nhưng ông ta có các sơ sở kinh tế lớn ở tỉnh liền kề Dnipropetrovsk, nếu tình hình không có gì thay đổi, chiến tranh có thể lan đến đây. Còn vị TT Poroshenko đang ở trong 1 thế khó khác: chèo chống và lèo lái con thuyền Ukr rệu rã giữa các phe phái hung hăng hiếu chiến và quyền lợi đầu sỏ cùng 1 ít tiếng nói ôn hòa. Thậm chí, tham vọng cá nhân của Yatsenyuk và Turchinov đang đe dọa ông ta, họ là những kẻ muốn đẩy Poroshenko vào tử huyệt bằng cách kích động lộ liễu các phe phái hiếu chiến, đội quân vệ binh và cánh hữu, trong khi rõ ràng chiến tranh không phải là ưu thế của Kiev.

      Lãnh đạo Viện chính sách Ukraina, Konstantin Bondarenko tin là chiến tranh sẽ không đem đến kết quả có thể nhìn thấy cho Ukraina, do đó, chủ đề “phản chiến” sẽ nổi lên trong khối quần chúng, theo ông Bondarenko, những đề xuất của các đầu sỏ như Korban và Balogh chỉ là nhấn mạnh quan điểm mà họ nghe ngóng được và phù hợp với lợi ích của họ. Bởi cũng chính các vị như thế, thành lập các tiểu đoàn tư nhân và cấp tiền cho chiến sự Donbass.

      Một điều nữa mà ông Bondarenko đề cập, là sắp tới, có thể phe cánh chiến tranh, bộ sậu Ttg Yatsenyuk, chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Turchinov, Bộ trưởng Nội vụ Avakov sẽ mất sự ủng hộ quan trọng từ các đầu sỏ. Không phải ngẫu nhiên mà họ lên tiếng vào lúc này, “Nồi hầm” Debaltseve vừa đóng nắp, tình cảnh tương tự như nồi hầm Ilovaisk dẫn đến thất bại chiến dịch ATO - tin tức chiến sự bất lợi bay về cùng biểu tình hỗn loạn ở dinh TT, trụ sở của Bộ QP và Viện công tố.

      Trong tình thế này, đề xuất trưng cầu có thể là 1 cách gỡ thế bí cho Poroshenko. Vấn đề chỉ còn là ở chỗ Washington có muốn hay không. Tuy nhiên, như thường thấy và đã thành châm ngôn: trong tình cảnh tồi tệ, điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra, con ruồi đập đầu vào tủ kính hàng phở cả nghìn lần cho đến chết, nó không biết lối thoát ở sau lưng. Chính sách của Mỹ ở Ukraina là làm suy yếu rối loạn Nga bằng cái giá của Ukraina. Loạn binh sẵn sàng lật đổ ông ta nếu không được như ý, Poroshenko không thể quay lưng lại để có thể nhìn thấy lối thoát!

      Tham khảo: http://warfiles.ru/show-79741-ukrainskie-oligarhi-predlagayut-referendum-po-donbassu.html

      Xóa
  2. Dù nói bằng lối ngoại giao hoa mỹ đi nữa thì đây cũng là cuộc mặc cả mua bán.

    Bối cảnh là phe chị Mơ anh Hô-lăng đang thua thiệt và bất lợi.

    Vậy anh chị có gì để bán cho Nga? Dĩ nhiên, chẳng ai nghe được cuộc mua bán này diễn ra thế nào, nhưng qua những gì có thể thấy, 2 anh chị này có quá ít hàng để làm ông chủ Kremlin để mắt.

    + Ukr không vào NATO là món hàng ế ẩm, vì chắc chắn không thể vào, chẳng thành viên nào muốn nuôi 1 gã ăn mày trong nhà cả. Chắc chắn thế nếu đầu óc họ còn bình thường.

    + Một số lợi ích cho Novorossia như thêm lãnh thổ, thêm quyền tự chủ trong thành phần Ukraina thì chính họ đang chê bai, và đang tự mình đoạt lấy bằng quân sự.

    + Món hàng có giá nhất mà Putin muốn là DỠ BỎ hoàn toàn cấm vận thì 2 anh chị này có vẻ không có quyền quyết. Ít nhất nó phải được thông qua ở hội đồng EU, chỉ 1 vài phủ quyết là hỏng.

    ----------------------------------------------
    Giá mà chị Mơ, anh Hô biết điều và nhũn nhặn được như thế từ khi đang còn Maidan! Với quá ít hàng chào mời như vậy, xem ra đàm phá khó thành. Dĩ nhiên, Kremlin vẫn đón tiếp nồng hậu và thể hiện độ mến khách, bày tỏ quan điểm ưa chuộng hòa bình. Lẽ ra việc này là của phái bộ ngoại giao EU hay các ngoại trưởng. Chị Mơ và anh Hô-lăng phải thân chinh xa giá thế này chứng tỏ đã mất giá lắm rồi. Việc lớn khó thành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cựu Chiến binhlúc 11:29 7 tháng 2, 2015

      Lại phải vỗ tay hoan hô ông DBS DBS11:18 Ngày 07 tháng 02 năm 2015 lần nữa!
      Cảm ơn!

      Xóa
    2. Chào Cựu Chiến binh . Người ta nói NGƯU TẦM NGƯU MÃ TẦM MÃ. Nó đúng với trường hợp của ông với DBS đấy !
      ÔNG NGOẠI CỦA DLV

      Xóa
  3. OSCE phát hiện bom chùm ở miền Đông Ukraine
    Thứ năm, 05/02/2015 | 10:5 GMT+7
    QĐND Online - Theo báo cáo hằng ngày được đại diện Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) ở miền Đông Ukraine công bố chiều 4-2, đã phát hiện các dấu hiệu có sử dụng bom, đạn chùm tại nhiều địa điểm tại vùng Donbass.
    http://image.qdnd.vn//Upload/tuanson/2015/2/5/05022015son3092617644.jpg
    Dấu vết của đạn chùm được phát hiện tại Donetsk.
    Trong chuyến thị sát của đại diện OSCE tới thành phố Komsomolsk thuộc quyền kiểm soát của tự vệ Donetsk, nơi diễn ra các trận đụng độ ác liệt tối 2-2, các chuyên gia đã phát hiện nhiều hố đạn và dấu vết của vũ khí có mang đầu đạn con để tăng khả năng sát thương. Rất nhiều trong số chúng là hậu quả của đạn rocket cỡ 220mm thuộc tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Uragan.
    Từ phân tích đường đạn, chuyên gia OSCE cũng xác định được địa điểm bắn là từ phía Tây Nam. Tại hiện trường, rất nhiều đầu đạn con chưa nổ vẫn còn rơi vương vãi gây nguy hiểm cho thường dân trong khu vực.
    Cùng ngày, khi tới thành phố Alchevsk tại Lugansk, chuyên gia OSCE cũng phát hiện dấu vết còn lại của tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U bắn vào khu vực phía Bắc thành phố. Tuy nhiên, thông tin về vấn đề này cần được kiểm chứng.
    Trước đó, ngày 27-1, đại diện OSCE tuyên bố phát hiện dấu vết của đạn rocket mang đầu đạn con cỡ 300mm tại Lugansk. Sau đó, chuyên gia đã tìm ra các bộ phận còn lại của đạn rocket, cánh và cả đầu đạn con tại hiện trường.
    TUẤN SƠN (theo RIAN)
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/the-gioi/osce-phat-hien-bom-chum-o-mien-dong-ukraine/344861.html

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Vì sao châu Âu “làm hòa” với Nga?
    13:49 | 07/02/2015 0 Ý kiến phản hồi
    (PetroTimes) - Chuyến thăm Nga cùng lúc của nguyên thủ hai cường quốc châu Âu là Đức và Pháp để bàn về vấn đề Ukraina cho thấy Bruxelles đã phải “xuống nước” với Moskva sau hàng loạt các biện pháp cấm vận không hiệu quả.

    Ảnh:
    http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/duyhung/022015/06/22/duc_phap_nga_Ukraina.jpg
    Ngày 6/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới Nga để thảo luận vấn đề Ukraina.

    Trước khi đến Moskva, nguyên thủ hai quốc gia châu Âu đã ghé Kiev để tìm sự đồng thuận của chính quyền Ukraina cho kế hoạch hòa bình mới: lệnh ngừng bắn ngay lập tức và trao quyền tự trị rộng hơn cho lực lượng đòi độc lập trên một khu vực lãnh thổ lớn hơn diện tích theo thỏa thuận Minsk ký hồi tháng 9/2014 tại Belarus.

    Trước đó, báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 6/2 dẫn lời một quan chức phương Tây giấu tên cho hay Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bác bỏ đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc trao cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraina lãnh thổ rộng hơn. Theo tờ báo này, sau khi bác đề xuất của Nga, bà Merkel và ông Hollande tới Moskva để đưa ra đề xuất của mình.

    Cho đến nay, các nước phương Tây hy vọng, các đợt trừng phạt gây hậu quả lớn đối với kinh tế Nga sẽ khiến chính quyền Moskva phải xét lại chính sách của mình đối với Ukraina. Tuy nhiên, các biện pháp này hiện vẫn không thể làm thay đổi thái độ của ông chủ Điện Kremlin.

    Hồi tuần trước một số chuyên gia và lãnh đạo phương Tây cùng nhấn mạnh đến việc Nga cần đóng một vai trò quan trọng trong thế giới đa cực hiện nay. Mỹ cần để ngỏ cho Nga khả năng tìm thấy được vị trí của mình “xét về dài hạn” trong cộng đồng quốc tế, mà “Mokva được kêu gọi đóng một vai trò căn bản” là nhận định của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ngày 30/1, Miroslave Lajcak, Phó Thủ tướng Slovakia, đặc biệt lưu ý về giai đoạn hiện nay, khi căng thẳng phương Tây và Nga gia tăng đến mức một số người cho rằng đang khởi đầu một thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới. Vẫn theo Phó Thủ tướng Slovakia, cần phải đặt câu hỏi về “một kỷ nguyên mới, về vị trí của nước Nga và vị trí của chúng ta trong kỷ nguyên này, và đặc biệt là những cái mà chúng ta phải làm để đi đến đích”.

    Thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới, có thể dẫn đến “xung đột vũ trang”, cũng là cảnh báo của cựu lãnh đạo Liên Xô, Gorbachev, hôm 29/1, khi trả lời hãng thông tấn Interfax. Ông Gorbachev lo ngại: “Tôi sợ rằng họ (Mỹ) đang mạo hiểm như vậy”. Về chủ đề này, Fiona Hill, Giám đốc Trung tâm về Mỹ và châu Âu, thuộc Viện tư vấn độc lập Brookings Institution, cho rằng phương Tây sẽ bị lạc hướng, nếu như chờ đợi các trừng phạt đối với Nga sẽ mang lại kết quả. Trả lời AFP, bà Hill cho rằng phương Tây hiện phải đương đầu với “một tình thế lưỡng nan, vừa phải tìm cách để chấm dứt xung đột tại Ukraina, vừa phải tránh sa lầy vào một quan hệ ngày càng xung đột hơn với nước Nga”, trong bối cảnh Tổng thống Nga Putin “sẽ không lùi bước”, như bà dự đoán.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tìm một thỏa hiệp, mở ra cho Nga khả năng đóng một vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế cũng là chủ trương của ngoại giao châu Âu. Theo AFP, trong một tài liệu đang trong quá trình soạn thảo bị “lọt ra” ngoài, cách nay khoảng hai tuần, đại diện Ngoại giao châu Âu Federica Mogherini giải thích cần phải gác lại vấn đề Nga sáp nhập bán đảo Crưm sang một bên, để mở đường cho những phương thức đối thoại mới với Moskva. Trong chuyến công du Mỹ cuối tháng 1/2015, lãnh đạo Ngoại giao châu Âu nhấn mạnh: “Nước Nga là láng giềng của chúng ta, chúng ta không thể làm gì để thay đổi thực tế địa lý này. Vấn đề là cần phải xác định đối xử như thế nào với nước Nga trong bối cảnh có một xung đột trong hiện tại, và triển vọng quan hệ với Nga trong 2 năm, 5 năm hay 10 năm nữa”.

      Lý giải về việc châu Âu đột ngột thay đổi thái độ với Nga xung quanh vấn đề Ukraina, báo Pháp Le Nouvel Observateur cho rằng Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel không muốn thông qua "kế hoạch quá mạo hiểm" của Mỹ nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina.

      Số là hồi tuần trước, Mỹ bắn tiếng sẽ cung cấp vũ khi sát thương cho quân đội Ukraina chống lại phe ly khai. Và điều này đã được Ngoại trưởng Mỹ john Kerry tái khẳng định hôm 5/2 khi đến Kiev.

      Theo Nouvel Observateur, ông Hollande và bà Merkel đã quyết định thảo luận với chính quyền Ukraina và Nga về kế hoạch giải quyết cuộc xung đột ở Donbass đúng vào thời điểm hiện nay vì họ muốn đi trước Mỹ, nước có ý định gắn phương Tây với kế hoạch hành động của mình, theo đó cung cấp vũ khí cho Kiev.

      Tờ báo viết: "Paris và Berlin không muốn chấp nhận kế hoạch mà họ cho là quá rủi ro của Mỹ". Như vậy, Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel muốn đưa ra quan điểm giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao trước khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị "giải pháp vũ lực" tại hội nghị Munich vào ngày 7/2.

      Nouvel Observateur cho rằng chính quyền Mỹ có thể đã không được tham khảo ý kiến trước mà chỉ được thông báo về kế hoạch của Pháp và Đức. Theo một số chuyên gia, sở dĩ kế hoạch được giữ kín là vì Pháp và Đức không muốn làm mất lòng Tổng thống Nga – vốn không muốn Mỹ can dự vào hồ sơ này.

      Nh.Thạch (tổng hợp)
      http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/vi-sao-chau-au-lam-hoa-voi-nga.html

      Xóa
  7. Thư ký báo chí điện Kremlin Peskov nói sau cuộc gặp 3, đang tiến hành soạn thảo tài liệu chung có thể.

    Dù không ai biết kết quả đàm phán ra sao, tờ "Daily Telegraph" đã có những châm biếm và bi quan. http://www.putin-today.ru/archives/8622

    Trong vấn đề Ukr, tờ báo này có tiếng là quan điểm diều hâu. Họi nói bởi vì phương Tây “nhút nhát”, Putin đang tóm lấy Ukraina, nhiều như ông ta muốn!

    Bởi EU đã từ lâu “văn hoa” trong việc giải quyết xung đột bằng sức mạnh. Putin nhận thức rõ điều đó, và dù rõ ràng ông ta “lắng nghe một cách lịch sự” lãnh đạo Đức-Pháp, nhưng vẫn sẽ cứ chiếm lấy Ukr. Sau tất cả, không ai muốn kháng cự “siêu cường thứ 2 thế giới”!

    "Thêm 1 ngày, thêm 1 cuộc gặp. Và,1 lần nữa thêm 1 cơ hội cho các lãnh đạo phương Tây thấy rõ bài học cay đắng, rằng trong trường hợp với Putin, không gì kém hiệu quả hơn ngoại giao cấp cao"- tờ Daily Telegraph viết.

    Hắn người ta còn nhớ cuộc xung đột Gruzia-Nam Ossetia năm 2008, TT Pháp khi đó là Sarkozy đã nỗ lực con thoi để cứu Gruzia khỏi bị mất tích trên bản đồ. Hoàn cảnh lần này có gì đó tương tự. Nhưng Putin không gây ra đám cháy Ukraina cũng như Gruzia. Nếu gọi bưng xô nước đến dập lửa là “chiếm đoạt” hay giành “thắng lợi” thì quả là rất đáng suy nghĩ!

    Tuy nhiên, tờ Telegraph cũng thừa nhận tình hình là nghiêm trọng, báo chí nói phe thân Nga đang có kế hoạch chiếm Mariupol, mở hành lang Nga thông đến Crimea. Các lãnh đạo phương Tây lo lắng xung đột lan rộng thành chiến tranh toàn diện, mà cuối cùng sẽ lôi kéo EU.

    Và vì thế, Telegraph phê phán: phản ứng của EU gần như vẫn cứ là “nhút nhát”. Tất nhiên, lực lượng phản ứng nhanh của NATO sẽ đến đóng quân ở Đông Âu, Ba Lan, Estonia, với quân số 5000 người - cỡ chưa đến 1 sư đoàn như hạt cát trên biển. Đã qua 10 năm kể từ ngày khởi xướng, lực lượng này mới được thành lập. Và như tờ báo thừa nhận: Điều này không ảnh hưởng đến thực tế xung đột Ukraina vẫn tiếp tục.

    Một số báo chí nói nên gửi quân đến Ukraina và cung cấp trợ giúp quân sự cho quân đội Uraina. Nhưng một số chính trị gia Washington ủng hộ ý tưởng này, còn TT Obama cũng như các lãnh đạo EU lại không muốn dính líu vào cuộc đánh nhau với Nga.

    Bên cạnh đó, phương Tây lại đang phải lo đối phó với Hồi cực đoan như ở Syria và Iraq – mối đe dọa chiến lược bởi Đạo hồi không gì so sánh được với quân đội “siêu cường thứ 2”. Do đó mà ông Putin biết rõ cơ hội và ông ta cứ “lắng nghe một cách lịch sự” lãnh đạo Đức-Pháp, nhưng vẫn sẽ cứ chiếm lấy Ukr.

    Còn thêm nữa cấm vận mới, kinh tế nhiều nước sẽ bị hủy hoại. Nhưng người Nga, những người đã bỏ phiếu cho Putin lại không “nhu nhược” như người phương Tây. Họ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, nếu như cần đến lòng yêu nước và phục dựng nước Nga vĩ đại. "Họ có thể sống sót và chết không nhiều, điều này thì phương Tây lại không chuẩn bị” - tờ báo nói.

    Tờ báo Anh so sánh tình cảnh hiện nay như một bữa tối với 1 gã say phát khùng. "Anh ta chiếm mất hết thức ăn và uống sạch cả rượu, anh ta sẵn sàng đánh nhau với bất cứ ai không đồng ý với thái độ của anh ta" – các vị khách bị choáng, nhưng không ai sẵn sàng “đánh nhau”. Ở EU văn hoa, không ai sẵn lòng giải quyết vấn đề như thế, và Putin biết điều đó.

    Ukr có thể là bữa tối của phương Tây, vậy nên họ cứ tưởng Putin đang đánh chén nó. Nhưng giật nó ra khỏi miệng họ thì là điều rõ ràng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuối cùng thì cả châu Âu cũng đã hiểu ra tâm địa của Hoa Kỳ là muốn "oánh Nga đến người châu Âu cuối cùng"!
      Thượng nghị sĩ McCain hôm nay cũng lớn tiếng chỉ trích bà Merkel về việc không muốn trang bị vũ khí cho Ukraina, tờ báo Die Zeit của Đức đưa tin.
      http://www.zeit.de/politik/ausland/2015-02/ukraine-angela-merkel-john-mccain-kritik-waffen

      Theo bài báo này, thượng nghị sĩ Mỹ cáo buộc Thủ tướng liên bang Đức về việc không có động thái nào.
      John McCain giả nhân giả nghĩa mắng mỏ bà Thủ tướng: "Tôi muốn hỏi Thủ tướng, có bao nhiêu người nữa phải chết ở Ukraine trước khi chúng ta giúp họ tự bảo vệ mình? Bà chỉ muốn nhìn vào cảch các nước châu Âu rách nát trong những ngày đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai? "

      Thượng nghị sĩ nói rằng sự tham gia của EU trong các cuộc xung đột Ukraina khiến ông ta bực bội và làm cho ông nghĩ rằng chính phủ Đức hoặc "không có ý tưởng" về những gì đang xảy ra ở Ukraine, hay là Đức không quan tâm.

      Phát biểu của McCain đã gây ra sự phẫn nộ trong giới chức cầm quyền Đức. Ông Niels Annen, một nghị sĩ từ đảng SPD tuyên bố “John McCain cần xin lỗi vì những lời phát biểu xúc phạm của mình. Không ai ở châu Âu đã làm nhiều như thế cho hòa bình ở Ukraina như ông Steinmeier và bà Merkel”

      Nhớ lại rằng bây giờ ở Washington một cuộc thảo luận về việc có hay không để cung cấp một vũ khí chết chính quyền Kiev. Một trong những người ủng hộ ý tưởng này là Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain.

      Tuy nhiên, chính quyền Đức đã làm cho nó rõ ràng rằng họ phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande thay vì vào thứ năm thảo luận với Peter Poroshenko một kế hoạch hòa bình mới.

      Những lời chỉ trích của McCain đã vấp phải phản ứng tương tự từ phía Đức.

      Xóa
    2. Nực cười cũng hôm nay, tay cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili phát biểu trên kênh truyền hình số 24 của Ukraina:

      http://24tv.ua/news/showNews.do?ukrayinska_armiya_zmozhe_zahopiti_vsyu_rosiyu__saakashvili&objectId=540711

      Ông ta cho rằng khi Mỹ cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraina thì quân đội Ukraina không chỉ làm gỏi bọn phiến quân miền Đông mà còn có thể ĐÁNH CHIẾM TÒAN BỘ NƯỚC NGA!

      Xóa
  8. Một số media Đức có chung nhận định bi quan: Thắng lợi của Putin ở xung đột Ukr!
    http://www.putin-today.ru/archives/8616

    Nhà phân tích Đức Dirk Emmerich: "Bất kể thế nào, chị Merkel và anh Hollande nói gì hôm nay, Nga mừng. Putin thắng. Sẽ nghe thấy điều này chiều nay từ Kremlin. Ukraina là quốc gia tan nát. Bây giờ, sau khi Nga đã "chiếm đoạt" Crưm năm ngoái, đông Ukraina cuối cùng cũng ra đi. Mọi sự, tất cả là làm sao."

    Bài viết của ông này nói tự vệ Donbass hiện nay cùng với sự hỗ trợ của Nga đã đạt được những thắng lợi và đã mở rộng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát. Họ đã bao vây cả nhiều nghìn binh lính Ukr ở Debaltsevo. "Kiev đang đối mặt với thất bại, cuộc vây hãm "nồi hầm Debaltsevo” đang biến thành thảm họa. Merkel và Hollande có thể đã giải thích cho Poroshenko ở Kiev hôm qua rằng, bất cứ sự kháng cự nào sắp tới cũng dẫn đến leo thang tàn phá, điều đó có thể lôi kéo cả EU vào cơn lốc chiến tranh.”

    Nhà phân tích này còn nói: DNIR và LHR với quyền tự trị lớn hơn về hình thức tồn tại trong thành phần Ukrainea, nhưng trong thực tế, Ukraina sẽ chẳng còn tồn tại như 1 nhà nước, như nó có kể từ tháng 3/2014. "Putin muốn chính xác điều này, đó là 1 trong những mục tiêu trọng tâm của ông ta kể từ sau khi Yanukovych sụp đổ tháng 2/2014".

    Nhà bình luận Paul Rontshaymer trên tờ Bild viết rằng, 1 thực tế là Merkel và Hollande đến Mat-xcơ-va để nói về 1 giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraina đã chứng nhận 1 điều, kẻ chiến thắng trong khủng hoảng Ukraina là Putin. Hơn nữa, sau khi đình chiến, sẽ chẳng có hy vọng là lãnh đạo Nga sẽ "buông tha Ukraina". Rontshaymer lưu ý quân đội Ukraina đang trong tình cảnh khó khăn, đến mức mà Poroshenko đã thực sự ký tá hầu như tất cả mọi thứ, chỉ để làm sao kết thúc cơn ác mộng, ác mộng sau khi Ukraina mất Crimea lại mất tiếp phần lãnh thổ khác.

    Rontshaymer đặt câu hỏi: "Tại sao Putin phải dừng lại khi EU và cả thế giới phương Tây chứng tỏ với ông ta, họ yếu đuối biết chừng nào trước sức mạnh của ông ta?"

    Mùa hè năm ngoái, cũng nhà bình luận này viết: Putin chơi trên tay Mỹ và Obama trong vấn đề Ukraina. Trong khi truyền thông Mỹ bị nhiễm độc tuyên truyền Bộ ngoại giao, đưa ra hình ảnh thiên lệch hoàn toàn ngược lại. Còn Putin thì thành công mọi nơi: ngoại giao, nghệ thuật quân sự và chính trị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Việt tại Hoa Kỳlúc 21:29 7 tháng 2, 2015

      Tôi rất đồng cảm với những ý kiến mà bác DBS DBS20:02 Ngày 07 tháng 02 năm 2015 nêu tại đây.

      "Trong khi truyền thông Mỹ bị nhiễm độc tuyên truyền Bộ ngoại giao, đưa ra hình ảnh thiên lệch hoàn toàn ngược lại."
      Đúng như vậy.
      Thời nay khác hẳn thời chiến tranh Kosovo khi mà Mỹ độc chiếm mặt trận truyền thông. Thời đó Nước Nga của ông Elxin khác hẳn Nước Nga ngày nay của Putin. Hệ thống truyền thông của Nga hiện nay khá mạnh, đủ sức làm đối trọng với truyền thông Mỹ và phương Tây.
      Ngay như ở VN, khi mới nổ ra xung đột Ukraina, báo chí VN chỉ biết nhai lại tuyên truyền của Mỹ và P Tây. Rất nhiều vụ việc báo VN ăn đứng dựng ngược về tình hình Ukr. Thế nhưng, ngày nay, nhờ có internet, trên mạng có những blogger kiên trì đi tìm sự thật như các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang này. Và rõ ràng thời gian gần đây, gió đã đổi chiều, nhiều nhà báo VN đã hiểu đúng sự thật bản chất của cuộc xung đột này là có bàn tay dơ bẩn của Mỹ.
      Người Việt xa xôi đã hiểu ra thì không lẽ người châu Âu- vốn là người thông minh và hiện đại, lại có quyền lợi sát sườn, không lẽ họ không hiểu ra?

      Chính quyền Mỹ càng tuyên truyền láo thì càng chuốc lấy sự ô nhục mà thôi!

      Xóa
    2. Bác Người Việt nói đúng quá.
      Cách đây chỉ vài tháng thôi thì bói cũng không ra bài báo tiếng Việt nào như bài dưới đây:
      -----
      Chuyên gia: Mỹ cần cuộc chiến ở Ukraine để “quay lại phía Đông“

      Cập nhật lúc: 20:12 07/02/2015 (GMT+7)

      (Kiến Thức) - Tác giả Mike Whitney trong bài viết trên tạp chí Counter Punch cho rằng Mỹ cần cuộc chiến ở Ukraine để có thể "quay lại phía Đông".
      Theo tác giả, tất cả mọi hành động của Mỹ có liên quan tới Ukraine, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga, ý định giúp đỡ quân sự Ukraine đều cho thấy một điều là Mỹ đang theo đuổi một mục tiêu duy nhất: làm trầm trọng thêm tình hình và khiến xung đột thêm leo thang.
      Mỹ đang cần cuộc chiến ở Ukraine để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình, trong đó quan trọng nhất là "quay lại phía Đông", sự mở rộng NATO và bảo vệ ngôi vị siêu cường của mình, điều khó có thể làm được trước sức mạnh của Nga.
      Chuyen gia: My can cuoc chien o Ukraine de
      Xung đột ở miền Đông Ukraine đang leo thang.
      Nhà quan sát này cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ "nóng" tới mức có thể dẫn tới chiến tranh với Nga, nước sẽ đứng lên bảo vệ lợi ích của mình.
      Ông Mike Whitney cho rằng Mỹ đang thao túng giá dầu và tấn công dữ dội vào đồng rúp, bên cạnh những biện pháp trừng phạt Nga. Sử dụng con bài kinh tế, Mỹ đang cố duy trì sự cân bằng địa chính trị có được từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Ông này cho rằng miền Đông Ukraine chính là cuộc đối đầu đầu tiên, nghiêm trọng nhất giữa 2 cường quốc địa chính trị.
      Hiền Thảo (theo VZ)
      http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/chuyen-gia-my-can-cuoc-chien-o-ukraine-de-quay-lai-phia-dong-454184.html

      Xóa
  9. Mỹ bẽ bàng vì bị hai đồng minh thân thiết “qua mặt”
    Cập nhật lúc: 16h11" | 06/02/2015
    (VnMedia) - Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã không hề tham vấn Washington trước khi đến thủ đô Moscow để tiến hành đàm phán trực tiếp với Tổng thống Putin về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, một nguồn tin từ chính phủ Pháp đã tiết lộ như vậy.

    Hành động trên của Pháp và Đức rõ ràng là một sự “qua mặt” đối với Mỹ bởi lâu nay Mỹ được cho là vẫn dẫn dắt các nước phương Tây trong đường hướng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như trong cách đối phó với Nga.

    Ảnh minh họa
    Tổng thống Pháp Hollande (bên trái) và Thủ tướng Đức Merkel

    Thủ tướng Merkel và Tổng thống Hollande là một phần của cái gọi là “Bộ Tứ Normandy” cùng với Moscow và Kiev. Hai nhà lãnh đạo của Pháp và Đức hôm 4/2 đã quyết định thực hiện một chuyến đi đến Ukraine và Nga đem theo sáng kiến mới để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, một quan chức giấu tên của Pháp cho biết. Bà Merkel và ông Hollande dự kiến sẽ đặt chân đến thủ đô Moscow trong ngày hôm nay (6/2) sau khi có mặt ở thủ đô Kiev để hội đàm với Tổng thống Petro Poroshenko.

    “Cùng với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel, chúng tôi quyết định đưa ra một sáng kiến mới”, Tổng thống Hollande hôm qua (5/2) cho biết tại một cuộc họp báo.

    Phát ngôn viên của Tổng thống Nga – ông Dmitry Peskov cho hay, “lãnh đạo của 3 nước Nga, Pháp, Đức sẽ bàn thảo cụ thể về việc các nước có thể làm gì để đóng góp cho việc kết thúc nhanh chóng cuộc nội chiến ở miền đông Ukraine - một cuộc chiến đang leo thang nhanh chóng trong những ngày gần đây và đang gây ra ngày càng nhiều thương vong”.

    Sau cuộc gặp gỡ ngày hôm qua (5/2) với hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã nói rằng, cuộc đàm phán cho thấy một lệnh ngừng bắn là điều có thể thực hiện ở miền đông Ukraine.

    Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Pháp hôm qua đã nói trên tờ tạp chí hàng tuần Le Nouvel Observateur rằng quyết định gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin được đưa ra sau khi ông chủ điện Kremlin lên tiếng kêu gọi cả hai bên đối địch nhau trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine chấm dứt ngay các hành động thù địch và quân sự.

    Tạp chí hàng tuần của Pháp cũng đưa tin, “sáng kiến lịch sử” của hai nhà lãnh đạo Châu Âu được đưa ra trước các cuộc đàm phán “bí mật” giữa Paris, Berlin và Moscow.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel đang tập trung vào thảo luận một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột ở miền đông nam Ukraine thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đang có mặt ở Ukraine để trả lời lời cầu khẩn của Kiev về việc cung cấp thêm vũ khí cho quân đội nước này. Ngoại trưởng Kerry nói với cánh phóng viên rằng Tổng thống Barack Obama sẽ đưa ra quyết định về khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine vào tuần tới.

      Tuy nhiên, Nhà Trắng hôm qua thừa nhận, sự giúp đỡ về quân sự của Mỹ có thể làm gia tăng tình trạng đổ máu trong khu vực.

      Phóng viên Vincent Jauvert của tạp chí Le Nouvel Observateur tin rằng, sở dĩ Tổng thống Hollande và Thủ tướng Merkel ra quyết định nhanh chóng về việc tiến hành đàm phán với Tổng thống Nga Putin ở thủ đô Moscow là vì họ muốn “đi trước một bước so với Mỹ - nước đang tìm cách áp đặt phương Tây theo giải pháp của họ để giải quyết vấn đề Ukraine: đó là việc cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine”.

      Phóng viên Jauvert thẳng thừng cho rằng, hai nhà lãnh đạo Pháp, Đức đã tới thẳng thủ đô Kiev ngay sau Ngoại trưởng Kerry bởi họ “không tin tưởng vào chính quyền Mỹ” và muốn “đưa ra các giải pháp ngoại giao ngay trước khi Phó Tổng thống Mỹ Biden đưa ra kế hoạch cung cấp vũ khí gây sát thương cho chính quyền Kiev tại hội nghị an ninh Munich vào ngày thứ Bảy (7/2).

      Sáng kiến hoà bình của Pháp, Đức giúp tránh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới

      Nỗ lực mới của Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế và nó cũng đốt lên tia hy vọng về việc chấm dứt được cuộc nội chiến đẫm máu đang leo thang ở miền đông Ukraine.

      Sáng kiến hoà bình mới của Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức nhằm kết thúc cuộc xung đột ở Ukraine có thể tạo cho Châu Âu một cơ hội để tránh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, một nhà lịch sử cũng là một chuyên gia về Nga của Pháp – bà Helene Carrere d’Encausse đã nhận định như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Le Figaro.

      "Tổng thống Francois Hollande và Thủ tướng Angela Merkel đã đi con đường đúng đắn duy nhất - đó là giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine trên cơ sở các sáng kiến chính trị", bà Helene Carrere d’Encausse - Thư ký thường trực Viện Hàn lâm Pháp, cho biết. “Đó chính xác là con đường có thể giúp Châu Âu tránh việc quay trở lại thời Chiến tranh Lạnh. Chúng ta đã có một cơ hội để biết việc cung cấp vũ khí sẽ gây ra kết quả gì trong cuộc xung đột ở Syria và sự can thiệp ở Libya - tình trạng phổ biến vũ khí không thể kiểm soát đã khiến vũ khí rơi vào tay nhiều nhóm khác nhau”, nhà lịch sử người Pháp phân tích.

      Nói về các cuộc đàm phán sắp tới giữa ba nhà lãnh đạo Nga, Pháp, Đức ở thủ đô Moscow, bà Helene Carrere d’Encausse cho rằng, “các thoả thuận Minsk có thể được xem như nền tảng, cở sở để tìm kiếm một sự thoả hiệp, nhượng bộ".

      Theo bà Helene Carrere d’Encausse, thái độ hiện nay của phương Tây đối với Nga có thể đẩy Nga ngày một tiến gần hơn đến Châu Á. "Đối với Châu Âu, điều này đồng nghĩa với nguy cơ tách biệt, cô lập với khu vực đó. Khu vực này hiện tại quyết định rất nhiều đến tình hình quốc tế. Nga là cây cầu nối giữa Châu Âu và Châu Á”, nhà nữ phân tích người Pháp cho tờ Le Figaro biết. Nữ chuyên gia Helene Carrere d’Encausse cũng nhấn mạnh đến vai trò của Nga trong việc giải quyết tình hình Trung Đông và trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố.

      http://vnmedia.vn/VN/quoc-te-24-7/diem-nong/my-be-bang-vi-bi-hai-dong-minh-than-thiet-qua-mat-17-3454630.html

      Xóa
  10. Tin mới nhất đây: Tổng thống Ukr Po kẹo đã đồng ý với phương án trưng cầu dân ý như các bác còm sĩ Google.tienlang nêu ra. Từ trước tới nay, Tổng Kẹo luôn phản đối phương án liên bang hóa, tách một vùng lãnh thổ nào đó của Ukraina để thành khu vực tự trị.
    Nhưng hôm thứ bẩy, tại MUNICH, Tổng Kẹo đã tuyên bố với báo chí rằng, vấn đề này dứt khoát phải qua cuộc trưng cầu dân ý và anh ta sẵn sàng nêu vấn đề này xin ý kiến nhân dân!

    ------
    Nguyễn Thành Phúc10:18 Ngày 07 tháng 02 năm 2015
    Nếu không thực hiện được phương án trên thì hãy thực hiện phương án "Trưng cầu dân ý" như bác DBS DBS 20:49 Ngày 04 tháng 02 năm 2015 đã nêu ở đây:
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/02/clip-cuc-nong-dinh-tong-thong-ukraina.html?showComment=1423057794159#c5460456480145993981

    Phương án này cũng gỡ gạc sĩ diện cho bọn cầm quyền Kiev hiện nay vì đó là "Ý dân".
    ------------
    Báo Sự thật Ukraina đăng thông tin này cách đây vài giờ:
    Порошенко готов вынести вопрос о федерализации на референдум
    21:5107.02.2015 (обновлено: 22:09 07.02.2015)
    Президент Украины сделал соответствующее заявление в субботу в Мюнхене, где проходит конференция по безопасности. По его словам, он уже знает, каким будет результат голосования.
    В феврале 2014 года многие жители юго-восточных регионов стали требовать федерализации страны, спустя несколько месяцев Порошенко заявил, что Украина не станет федерацией, но власти готовы к децентрализации. "Я готов поставить на референдум вопрос федерализации, вопрос государственного языка. И я знаю результат", — сказал Порошенко.
    РИА Новости Украина: http://rian.com.ua/politics/20150207/363148452.html

    Trả lờiXóa
  11. Bà Angela Merkel: Châu Âu muốn xây dựng an ninh cùng với Nga
    Bà Angela Merkel: Châu Âu muốn xây dựng an ninh cùng với Nga
    © Photo: AP/Michael Sohn
    Phát biểu tại Hội nghị ở Munich, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng châu Âu có ý định xây dựng an ninh cùng với Nga chứ không phải chống lại nước này.

    Bà lưu ý rằng các nước châu Âu không quan tâm đến việc châu Âu lại bị một lần chia cắt mới. Ngoài ra, bà Merkel nhấn mạnh rằng tình hình ở phía đông Ukraina không thể được giải quyết bằng con đường quân sự.
    Nói về chuyến thăm của mình tới Matxcơva cùng Tổng thống Pháp Francois Hollande và cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Ukraina, bà Merkel tuyên bố rằng cuộc họp “có ý nghĩa”.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_07/282749908/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 7 tháng hai 2015, 14:25
      Bộ Ngoại giao Ukraina: Kiev không định cắt đứt quan hệ với Nga
      Bộ Ngoại giao Ukraina: Kiev không định cắt đứt quan hệ với Nga
      © Photo: RIA Novosti/Evgeny Kotenko
      Kiev không có ý định cắt đứt cả về quan hệ kinh tế lẫn ngoại giao với Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Pavel Klimkin tuyên bố.

      Theo ông, “Nga phải là một phần không thể thiếu của giải pháp cho vấn đề đang tồn tại (cuộc xung đột ở Donbass). “Chính vì vậy mà Nga cùng với Ukraina và OSCE có mặt trong thành phần của Nhóm tiếp xúc ba bên. Nếu chúng ta cắt đứt quan hệ ngoại giao, việc đó sẽ phá hỏng thể thức đàm phán hiện có và đặt Hiệp định Minsk dưới nguy cơ đổ vỡ”,- ông Klimkin nói.
      Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_07/282748243/

      Xóa
  12. Tình báo Đức ước tính con số thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang ở miền đông Ukraine gấp 10 lần con số công bố của Ukraina và Liên Hợp quốc.

    Cơ quan tình báo Đức cho rằng số người chết xảy ra trong các cuộc xung đột ở Ukraine là 50.000 người, tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung viết.
    Xem chi tiết ở đây:
    http://www.faz.net/aktuell/politik/ausland/ukraine-sicherheitskreise-bis-zu-50-000-tote-13416132.html

    Dữ liệu của tình báo Đức về số người chết trong các cuộc xung đột ở Donbass là cao hơn so với con số chính thức của Liên Hiệp Quốc và Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko công bố gấp 10 lần.

    Mới đây, phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich, các nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng trong cuộc xung đột ở Ukraine binh sĩ người Ukraine đã bị giết trong thời gian qua là 1200 và 5400 thường dân. Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc
    nạn nhân của cuộc đối đầu đã trở thành 5358 người và có hơn 12.000 người bị thương.

    Trả lờiXóa
  13. Các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine lâm vào bế tắc
    Theo Thủ tướng Đức Merkel, thật khó tưởng tượng tình hình sẽ trở nên như thế nào nếu quân đội Ukraine được trang bị vũ khí sát thương.
    Hơn 5.300 người thiệt mạng kể từ khi xung đột tại miền Đông Ukraine bùng phát hồi đầu năm ngoái, trong khi các cuộc đàm phán đều không mang lại kết quả cụ thể nào. Và một điều nguy hiểm là một số nước đã bắt đầu tính tới việc hỗ trợ vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine, một sáng kiến mà theo Tổng thống Pháp Francois Hollande có thể dẫn tới “một cuộc chiến tranh toàn diện”.
    Trong 2 ngày qua đã diễn ra một loạt cuộc gặp song phương và đa phương giữa Nga, Mỹ và phương Tây, song đều không đi tới kết quả cụ thể nào. Ngày 6/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới thủ đô Moscow gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, mang theo một kế hoạch hòa bình nhằm tránh nguy cơ “một cuộc chiến tranh toàn diện”. Tuy nhiên, sau 5 giờ thảo luận, hai nhà lãnh đạo Pháp-Đức đã lặng lẽ rời khỏi điện Kremlin với kết quả duy nhất là một thỏa thuận nhằm “chuẩn bị” cho một kế hoạch hòa bình trong tương lai bao gồm cả đề xuất của Pháp-Đức, cũng như của Nga và Ucraine.
    Trong một phát biểu trên truyền hình tối qua, Ngoại trưởng Đức Franhk-Walter Steinmeier cho biết, thành công của sáng kiến này sẽ được quyết định trong 2 hoặc 3 ngày tới, song ông lại tỏ ra khá bi quan khi bày tỏ hy vọng các bên chí ít cũng đạt được bước tiến.

    Cùng ngày, Tổng thống Pháp Francois Hollande một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán này. Theo ông, đây là “một trong những cơ hội cuối cùng”. Nếu các bên không thể đi tới một thỏa thuận hòa bình bền vững thì kịch bản tồi tệ nhất sẽ xảy ra: “một cuộc chiến tranh toàn diện”. Dự kiến trong ngày hôm nay, ông Hollande, cùng với các nhà lãnh đạo Đức, Nga và Ukraine sẽ có cuộc điện đàm để đánh giá những bước tiến đạt được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong khi đó, hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga là một quốc gia yêu hòa bình, không muốn chiến tranh và muốn hợp tác với tất cả các bên.

      Theo ông, chiến tranh đã không xảy ra, song lại đang tồn tại một âm mưu nhằm kìm hãm sự phát triển của nước Nga thông qua nhiều biện pháp: "Một thực tế không thể phủ nhận là hiện có một âm mưu nhằm kiềm chế sự phát triển của Nga thông qua nhiều biện pháp. Đây là một âm mưu nhằm gây rối loạn trật tự thế giới hiện nay. Song Nga là quốc gia yêu chuông hòa bình, chúng tôi không thích chiến tranh và muốn hợp tác với tất cả các nước, kể cả những nước đang nỗ lực thực hiện cái gọi là trừng phạt. Tôi nghĩ rằng họ sẽ không làm cho bất cứ ai hạnh phúc, và các lệnh trừng phạt đó cũng không có tác dụng nhiều mặc dù chúng có thể gây ra cho chúng ta một số tác hại”.

      Trong khi cuộc xung đột tại Ukraine vẫn không có dấu hiệu lắng dịu và các nỗ lực ngoại giao vẫn đang được thúc đẩy nhằm đi tới một kết quả hữu ích cho tất cả các bên liên quan, thì chính quyền Mỹ lại đang cân nhắc khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Đây là một vấn đề đang gây bất đồng lớn giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây.

      Các nước châu Âu, trong đó có Đức và Pháp phản đối một sáng kiến như thế.

      Theo bà Merkel, thật khó tưởng tượng tình hình sẽ trở nên như thế nào nếu quân đội Ukraine được trang bị vũ khí sát thương. Về mặt quân sự, điều này sẽ không thể giúp chấm dứt cuộc xung đột. Vì thế, giải pháp ngoại giao vẫn là ưu tiên hàng đầu: "Chúng tôi không muốn châu Âu bị chia rẽ. Không ai trong chúng ta muốn chứng kiến khủng hoảng leo thang. Chúng tôi muốn kiến tạo hòa bình cùng với Ukraine, chứ không phải là chống lại Ukraine. Điều này liên quan tới an ninh và ổn định châu Âu và khu vực xuyên Đại Tây Dương. Chúng ta cần cùng nhau đối mặt với các vấn đề và thách thức quốc tế.”

      Theo các nhà phân tích, hai vướng mắc chính khiến các các cuộc đàm phán về Ukraine không thể đạt được bước đột pháp, đó chính là lập trường vững vàng của Nga bất chấp mọi sức ép từ bên ngoài và sự ngoan cố của Mỹ. Vì thế, có lẽ vai trò của Liên minh châu Âu sẽ mang tính quyết định.

      Luôn bị mắc kẹt giữa Mỹ và Nga, Liên minh châu Âu sẽ cần những bước đi dũng cảm nhằm xoay chuyển tình hình, cũng như để cân bằng các lợi ích./.

      Thu Hoài/VOV-Trung tâm Tin

      Xóa
    2. Cựu Tổng thống Pháp: Không nên chỉ trích Crưm

      Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mới đây có phát biểu gây 'sốc' rằng không nên chỉ trích bán đảo Crưm vì đã tách khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga.

      "Chúng ta cùng trong một nền văn minh chung với nước Nga" - hãng tin RT dẫn lời ông Sarkozy nói trong phiên hội nghị tại Pháp ngày hôm qua.

      "Lợi ích của người Mỹ với phía Nga không phải là lợi ích của châu Âu với Nga' - ông Sarkozy nói và cho biết thêm rằng 'chúng ta không muốn có sự đối địch giữa châu Âu và Nga'.

      Liên quan tới việc bán đảo Crưm bỏ phiếu để tách khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga hồi tháng Ba năm ngoái, ông Sarkozy nói rằng không nên kết tội người dân ở bán đảo này vì đã hành động như vậy.

      "Crưm đã chọn Nga, và chúng ta không nên chỉ trích họ. Chúng ta phải tìm các biện pháp để tạo ra lực lượng gìn giữ hòa bình bảo vệ người nói tiếng Nga tại Ukraina" - cựu Tổng thống Pháp nói.

      Phát biểu của ông Sarkozy đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Pháp đương nhiệm Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel mới có chuyến công du tới Moscow, đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin về giải pháp cho khủng hoảng Ukraina.

      Quan điểm này của cựu lãnh đạo Pháp cho thấy có sự chia rẽ không nhỏ trong cách Mỹ và châu Âu xử lý quan hệ với Nga vì vấn đề Ukraina.

      Lê Thu

      Xóa
  14. Đánh thua, Kiev dùng chiêu mới tấn công dân quân?
    Cập nhật lúc: 16:08 08/02/2015 (GMT+7)
    (Kiến Thức) - Đại diện Bộ quốc phòng DPR Eduard Basurin tiết lộ Kiev mới cử một nhóm lật đổ tới các nhà nước tự xưng để hạ uy tín của dân quân.
    Ông Basurin cho biết nhóm này thường mặc quân phục của ly khai và của quân đội Nga.
    "Lực lượng an nin Ukraine đang sử dụng chiến thuật hạ uy tín trên trường quốc tế của không chỉ lực lượng vũ trang Donetsk và Lugansk, mà còn cả quân đội Nga, lực lượng mà họ cáo buộc có tham gia vào hoạt động quân sự ở Donbass".
    Theo trung tâm thông tin Donetsk, "đêm 1/2, một nhóm lật đổ khoảng 12 người mặc trang phục của quân đội Nga đã tới Donbass".
    Một nhóm dưới sự chỉ huy của Alexander Sulika, một quan chức trong Cơ quan an ninh Ukraine đã bị lực lượng ly khai tiêu diệt.
    Ông Basurin cho biết do thua trên chiến tuyến và chịu tổn thất nặng nề, Kiev đã gửi rất nhiều nhóm quân tới các nước cộng hoà tự xưng với nhiệm vụ "doạ nạt người dân, chỉ điểm để quân Ukraine khai hoả, và hạ uy tín của lực lượng dân quân thuộc các nước cộng hoà tự xưng".
    Chiến sự ở miền Đông Ukraine ngày càng leo thang, khiến rất nhiều dân thường thiệt mạng và bị thương, hàng nghìn người buộc phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán. Cả quân chính phủ và lực lượng ly khai đều cáo buộc nhau vi phạm hiệp định Minsk đã ký vào tháng 9/2014.
    Thứ 6 (ngày 6/2), Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande đã tới Moscow để hội đàm với Tổng thống Nga Putin về các giải pháp tháo gỡ điểm nóng xung đột đông Ukraine. Tuy nhiên cuộc gặp đã kết thúc mà không có tuyên bố chung nào được đưa ra.
    Hiền Thảo (Theo TASS)
    http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/kiev-dung-chieu-moi-tan-cong-dan-quan-454403.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Reuters: Dân quân tấn công các thành phố quan trọng của Ukraine

      Cập nhật lúc: 21:21 07/02/2015 (GMT+7)
      (Kiến Thức) - Ly khai ở miền Đông Ukraine đã tăng cường pháo kích vào quân Ukraine trên toàn mặt trận và dường như đang chuẩn bị tấn công Debaltsevo và Mariupol.
      Người phát ngôn quân đội Ukraine Volodymyr Polyovy cho biết ly khai ở miền Đông Ukraine đã tăng cường pháo kích trên toàn mặt trận và dường như chuẩn bị tấn công Debaltsevo và Mariupol. Hậu quả làm 5 lính Ukraine đã thiệt mạng và 26 người khác bị thương trong vòng 24 giờ qua.
      Trong khi đó, các phóng viên của hãng thông tấn Nga RIA cho biết hàng loạt các vụ pháo kích đã diễn ra ở phía Bắc Donetsk.

      Sớm 7/2, Bộ tham mưu nhà nước cộng hoà tự xưng Donetsk cáo buộc quân chính phủ tiếp tục pháo kích khắp thành phố, chủ yếu là từ hướng Avdeevka, Krasnogorovka, Kurakhovo, Marinka, và từ hướng tây nam. Đạn pháo rơi vào một phần của khu vực Kiev (đường Zmury và đại lộ Partisan), Voroshilov (đường Shakespeare), Kirov và Petrovsky.
      Chiến sự căng thẳng ở miền Đông buộc nhà lãnh đạo Đức và Pháp phải tới Kiev và Moscow để bàn thảo về một kế hoạch hoà bình. Tuy nhiên, đến giờ phút này, dường như cuộc gặp chưa đem lại nhiều kết quả.
      Hiền Thảo (theo Reuters, RIA)
      http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/reuters-dan-quan-tan-cong-cac-thanh-pho-quan-trong-cua-ukraine-454192.html

      Xóa
  15. Tin giờ chót:
    Cuộc hội đàm trên điện thoại giữa 4 nhà lãnh đạo đã kết thúc.
    Các nhà lãnh đạo thống nhất: SẼ TỔ CHỨC CUỘC HỘI ĐÀM TRỰC TẾP VÀO CHIỀU THỨ TƯ. 11/2/2015 TẠI MINSK.
    TỔNG THỐNG NƯỚC CHỦ NHÀ BELAUSIA CŨNG ĐÃ ĐỒNG Ý.
    ----
    Владимир Путин: Встреча в нормандском формате может пройти в Минске 11 февраля

    Президент России Владимир Путин заявил, что встреча в нормандском формате может пройти в Минске 11 февраля, при этом должны быть согласованы ряд позиций. Об этом со ссылкой на заявление российского лидера сообщает РИА Новости.
    08.02.2015, 15:32
    видео: © RT / фото: © РИА Новости
    При условии согласования ряда позиций следующая встреча стран «нормандской четвёрки» пройдёт в Минске 11 февраля, сообщает РИА Новости со ссылкой на заявление президента РФ Владимира Путина в Сочи.
    Обращаясь к президенту Белоруссии Александру Лукашенко, Владимир Путин добавил: «Я просил бы Вас помочь нам провести эту встречу так, как Вы это делали до сих пор, любезно предоставив минскую площадку для встреч на экспертном уровне».
    Глава РФ также заметил, что в ходе телефонного разговора в нормандском формате представители четырёх стран договорились о том, что пресс-службы глав Франции и ФРГ сообщат об итогах беседы. «Они это уже сделали, поэтому мы с Вами можем тоже публично поговорить на эту тему. И хочу Вас поблагодарить за то, что Вы делаете для урегулирования кризиса на Украине», — сказал российский лидер.
    Александр Лукашенко, со своей стороны, заверил, что встреча в Минске 11 февраля в нормандском формате будет организована должным образом. Белоруссия сделает всё от неё зависящее, подчеркнул он.
    «Я заверяю Вас, что ради того, чтобы было спокойно в нашем с вами общем доме, — это не чужие нам люди в Донецке, Донбассе, Украине... И мы будем в Белоруссии делать всё для того, чтобы выйти из той ситуации, в которую они попали. Поэтому Вы можете даже не беспокоиться за мероприятие в Минске. В среду вечером, как предлагали, мы организуем. Приезжайте», — сказал Лукашенко.
    Ранее в пресс-службе украинского президента Петра Порошенко также сообщали о предстоящей встрече. Говорилось, что встреча лидеров «нормандской четвёрки» запланирована на среду, 11 февраля, в Минске.
    Кроме того, в пресс-службе Порошенко заявили, что представители четырёх стран достигли прогресса в обсуждении мер по соблюдению минских договорённостей. «Они договорились провести экспертные консультации в Берлине представителей МИД 9 февраля и встречу трёхсторонней контактной группы 10 февраля при участии подписантов минских договорённостей», — говорится в сообщении.
    Официальный представитель правительства ФРГ Штеффен Зайберт ранее также отметил, что в настоящее время идёт подготовка к саммиту в нормандском формате.
    «При этом в рамках усилий по всеобъемлющему урегулированию конфликта на востоке Украины была продолжена работа над пакетом мер. Эта работа завтра продолжится в Берлине с целью двигаться по направлению саммита в нормандском формате в ближайшую среду в Минске», — цитирует РИА Новости заявление Зайберта.
    Напомним, что нормандский формат предполагает четырёхсторонние контакты лидеров и глав МИД России, Украины, Франции и Германии, а также политдиректоров по урегулированию украинского кризиса. Первая встреча в таком формате с участием Петра Порошенко, Франсуа Олланда, Ангелы Меркель и Владимира Путина состоялась в июне 2014 года в Нормандии в ходе торжеств, посвящённых 70-летию высадки союзнических войск.

    Оригинал новости RT на русском:
    http://russian.rt.com/article/73112

    Trả lờiXóa
  16. Cả hai phe đều giống nhau là nhân sự giúp sức từ nước ngoài. Tuy nhiênhe ly khai lại có xu hướng cắt rời lãnh thổ rồi sát nhập vào Nga như Crim thì rõ ràng bán nước. Phe bên kia thì muốn toàn vẹn lãnh thổ tất nhiên sẽ được nhiều người trên TG ủng hộ. Phe ly khai sẽ được Nga và những kẻ coi quyền lợi cao hơn lãnh thổ ủng hộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Nặc bắt con vợ hầu hạ phục dịch, không bằng lòng ông đánh nó chối chết. Hàng xóm sang can ông bảo xâm lược với can thiệp vào chủ quyền. Con vợ chịu không thấu chạy ra tổ dân phố đòi ly dị. Nặc đút lót nên dân phố bảo chả thấy lý do để ly dị.

      Nó ko chịu cứ ra ở riêng. Vậy 1) toàn vẹn gia đình CAO hay 2) quyền tự do của cô vợ CAO.

      Lạ lùng là đám đội bô dân chủ lại vứt bô đi đòi toàn vẹn này nọ! Rất nực cười.

      Xóa
    2. Trời ơi có ông DLV lôi gia đình vào đây. Muốn ví dụ hả cho một giả thuyết tương tự cho chú em nhé. Chú em sẽ nói gì khi có một ông lớn láng giềng thò tay vào khoáy đồng người Khơme krom ly khai tương tự động Ukraina. Chú em mất nhân tính vì quyền lợi thì phải hiểu rằng vùng đất nào đi nữa dù có khác biệt thì cao lắm cũng là vùng tự trị là cùng chứ đừng mong tách rời rồi sát nhập vào ngoại bang. Tôi tự kiếm miếng ăn không phải ngửa tay nhận đồng tiền bố thí nên vô cùng khinh bỉ những kẻ có chút quyền lợi bán rẻ lương tri quyền đi tổ quốc đất đai cha ông ta để lại. Văn như chú mà bày đặt tuyên truyền chỉ làm xấu hổ bản thân và tổ chức của mình, ai lại lôi chuyện toàn vẹn gia đình so sánh với toàn vẹn lãnh thổ.

      Xóa
    3. Ví dụ thôi nhé : Bố mẹ DSD có ly dị thì bạn sẽ có thêm bo mẹ kế càng vui.Đất nước đang toàn vẹn mà bị chia tách sát nhập về nước khác là tai họa, là tội lỗi với dân tộc khổ ai có thể chấp nhận.

      Xóa
    4. ÔNG NGOẠI CỦA DLV răn dạy thằng vô học DBS :
      DBS biết một mà không biết mười !
      1/- Nếu vợ chồng bất hòa phải ra tòa thì trước hết là tòa sẽ hòa giải , đó là tính nhân văn của xã hội. DBS có biết điều này không hay là xa lạ với nó (tính nhân văn)
      2/- DBS hãy chứng minh Kiev đã làm gì với miền Đông (trước khi miền này đòi ly khai) ?
      3/- Quan hệ giữa các miền với đất nước không thể nào được ví như là quan hệ vợ chồng. Lầm lẫn về điều này chứng tỏ DBS vô học !
      4/- Nói như DBS thì Hongkong có quyền ly khai với TQ, hoặc là Tân Cương. Nếu không được thì dùng vũ lực. Nếu ai cũng nghỉ như DBS thì TG sẽ chìm trong khói lửa chiến tranh.
      Tóm lại, DBS và Google TL đừng vì cuồng Nga mà thể hiện sự ủng hộ với phe ly khai ở miền Đông, là nguồn gốc của cuộc chiến tranh mà chúng ta đang nói tới.
      VÔ HỌC MÀ NGOAN CỐ THÌ VÔ CÙNG NGUY HIỂM !

      Xóa
    5. Tôi đề nghị trang Google Tien lang ngưng ngay loạt bài về Ucr. Vì qua loạt bài này tôi thấy chủ trang và đồng bọn có khuynh hướng cổ vũ cho sự ly khai, làm bất ổn tình hình của đất nước Ucr.

      Xóa
    6. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 17:02 10 tháng 2, 2015

      Tôi đề nghị anh/chị rận trử nặc danh ngậm ngay miệng lại.

      Xóa
  17. Tướng Mỹ: Không cấp vũ khí sát thương, Kiev sẽ sụp đổ

    Đang có tranh cãi lớn trong việc có cung cấp vũ khí sát thương cho chính quyền Kiev trong khủng hoảng Ukraine. Tướng Philip Breelove, tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu cho rằng không cấp vũ khí sát thương, Kiev sẽ sụp đổ.

    [​IMG]

    Ông Breelove nói rằng "hàng trăm và hàng trăm" lính Nga hiện đang hoạt động cùng phe ly khai ở miền đông Ukraine. Viên tướng này còn nói rằng Nga cung cấp vật tư, vũ khí và tên lửa phòng không (cho phe ly khai) trong cuộc chiến chống lại chính phủ Ukraine.

    Đây không phải là lần đầu ông Breelove nói về điều này nhưng cũng như các lần trước, viên tướng Mỹ không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào ngoài tuyên bố suông. Chỉ có một điều khác với lần trước là ông Breelove cho rằng “cần phải thay đổi tình thế hiện giờ” khi đề cập đến chuyện cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine.

    Cho đến nay, chính quyền Mỹ mới chỉ ủng hộ Ukraine về ngoại giao và có viện trợ thiết bị quân sự không sát thương như nó bảo hộ, kính nhìn đêm, áo giáp chống đạn… Sau khi đắc cử tổng thống Ukraine, ông Petro Poroshenko đã cất công sang Mỹ để xin viện trợ vũ khí sát thương nhưng chưa được Nhà trắng đồng ý.

    Cuối năm ngoái, hai viện của Mỹ đã thông qua đạo luật tự do cho Ukraine để mở đường cung cấp vũ khí cho Kiev. Tuy nhiên, tổng thống Barack Obama vẫn chưa muốn thực hiện chuyện này.

    Trong thời gian qua, giao tranh tại Ukraine bùng phát trở lại khi quân đội Kiev phá vỡ thỏa thuận hòa bình, bất ngờ bắn phá các cứ điểm của phe ly khai tại Donetsk. Tuy nhiên, do thiếu vũ khí nên các đợt tấn công này bị bẻ gãy.

    Sau đó, phe ly khai đã phản công và khiến quân chính phủ rơi vào tình thế bị động. Phương Tây đổ lỗi cho Nga viện trợ vũ khí hiện đại cho phe ly khai nên quân Kiev không thể giành chiến thắng. Chính vì vậy, có những ý kiến như tướng Breedlove cho rằng nếu không cấp vũ khí sát thương, Kiev sẽ sụp đổ trước đà tấn công của phe ly khai.

    Trong khi đó, Nga khẳng định không đưa quân đội và thiết bị quân sự vào Ukraine. Ngoài ra, Nga cảnh báo phương Tây sẽ chịu hậu quả khôn lường nếu ra mặt cung cấp vũ khí sát thương cho chính quyền Kiev.

    Hồi tháng 11, khi thượng viện Mỹ đòi cung cấp vũ khí cho Ukraine, Nga đã ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chính quyền Washington.

    "Chúng tôi nhiều lần nghe xác nhận (từ Mỹ) rằng họ chỉ chuyển giao cho Ukraine thiết bị quân sự không gây sát thương. Nếu có sự thay đổi trong chính sách này, thì đây là một yếu tố gây mất ổn định nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực trong khu vực ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich tuyên bố.

    "Điều đó (sẽ) vi phạm trực tiếp thỏa thuận đã đạt được, bao gồm (thỏa thuận đạt được) với sự tham gia của Mỹ", Bộ ngoại giao Nga khi ấy ám chỉ thỏa thuận tại Geneve về khủng hoảng Ukraine. Cần nhớ, Mỹ đã tham gia thỏa thuận Geneve trong đó quy định các bên không đưa vũ khí sát thương vào Ukraine.

    http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/tuong-my-khong-cap-vu-khi-sat-thuong-kiev-se-sup-do-152462.html

    Trả lờiXóa
  18. Ukraine bỏ tù những người biểu tình phản chiến tại Odessa
    Công tố viên của cơ quan An ninh Ukraine (SBU) sẽ tiến hành truy số hình sự và bắt bỏ tù
    những người biểu tình phản chiến tại Odessa
    , những người đã biểu tình phản đối lệnh tổng động viên của chính quyền Ukraine để chiêu mộ thêm lính đi đánh trận ở miền Đông Ukraine, ông Oleg Obukhov người đứng đầu của chi nhánh hành pháp quân đội Ukraine nói với báo chí hôm 5.2.
    http://motthegioi.vn/quoc-te/khung-...i-bieu-tinh-phan-chien-tai-odessa-152548.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quốc hội Ukraine thông qua luật cho phép chỉ huy bắn tại chỗ.

      Quốc hội Ukraine ngày 5/2 đã thông qua luật cho phép các chỉ huy sử dụng súng trong trường hợp binh sỹ dưới quyền bất tuân lệnh.
      Văn kiện này nhận được sự ủng hộ của 260 nghị sỹ so với ngưỡng 226 cần thiết.
      Văn bản giải trình nêu rõ: "Các chỉ huy có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, các phương tiện đặc biệt, và trong trường hợp chiến đấu - sử dụng vũ khí hoặc ra lệnh cho các binh sỹ dưới quyền sử dụng những phương tiện đó, nếu không còn cách nào khác để chấm dứt hành động phạm tội của người dưới quyền."
      Các hành động bất hợp pháp bao gồm: Thực hiện tội ác, liên quan tới bất tuân lệnh, chống lại hoặc đe dọa hành hung cấp trên, cũng như tự ý bỏ vị trí quân sự và những khu vực nhất định của các đơn vị quân đội khi thực hiện nhiệm vụ quân sự.

      Xóa
  19. "Dựa trên lịch sử gần đây của Nga, chúng tôi cần đánh giá hành động của họ, không phải lời nói của họ. Ông Putin, đừng nói với chúng tôi, hãy thể hiện cho chúng tôi thấy", ông Biden hôm qua nói tại một hội nghị an ninh toàn cầu ở Munich, Đức, ngay sau khi lãnh đạo Nga cho rằng Moscow không muốn một cuộc chiến tranh.

    "Quá nhiều lần, Tổng thống Putin đã hứa hoà bình và chuyển giao xe tăng, quân đội và vũ khí. Vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ an ninh cho Ukraine, không phải nhằm kích động chiến tranh, mà nhằm cho phép Ukraine tự vệ", ABC News dẫn lời ông Biden cho biết.

    Phó tổng thống Mỹ cho rằng Nhà Trắng không tin có một giải pháp quân sự đối với xung đột Ukraine. "Nhưng tôi cũng muốn nói rõ rằng: Chúng tôi không tin Nga có quyền làm điều họ đang làm", ông Biden nói.

    Trước đó, trong tuyên bố công khai lần đầu tiên sau cuộc gặp với tổng thống Pháp và thủ tướng Đức về tình hình Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích mạnh mẽ phương Tây vì áp lệnh trừng phạt Moscow.

    Ông Putin cũng phản đối một trật tự thế giới đơn cực, trong đó mọi việc chỉ được phép diễn ra khi phù hợp với lợi ích của "một lãnh đạo không ai có thể tranh cãi được", một tuyên bố ám chỉ Mỹ. Tuy nhiên, ông cho rằng Moscow sẽ không gây chiến với bất cứ ai mà sẽ hợp tác với tất cả.

    Với tuyên bố ủng hộ lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Nga, Biden cảnh báo ông Putin "ra khỏi Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với việc tiếp tục bị cô lập và trả giá về kinh tế tại nước nhà".

    Kiev và phương Tây cáo buộc Moscow xúi giục và cung cấp vũ khí, chiến binh cho phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Moscow bác bỏ cáo buộc này.
    ÔNG NGOẠI CỦA DLV

    Trả lờiXóa