Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Kết: XE TĂNG 390 LÀ XE VÀO DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30.4.1975 SỚM NHẤT

Lời dẫn: Cách đây tròn 40 năm, quân và dân ta đã Giải phóng Sài Gòn và Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tuy nhiên, có những sự kiện liên quan đến ngày 30.4.1975 vẫn chưa sáng tỏ khiến không ít người nhầm lẫn. Đó là:

1- Chiếc xe tăng nào húc đổ cổng Dinh Độc lập và tiến vào Dinh đầu tiên? Xe 843 do trung úy Bùi Quang Thận chỉ huy hay xe 390 do trung úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy?

2- Ai là người tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh và khởi thảo tuyên bố đầu hàng cho ông Minh đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn Giải Phóng? Ông Đại úy Phạm Xuân Thệ- Trung đoàn phó Trung đoàn Bộ binh 66 hay Trung tá Bùi Văn Tùng- Chính ủy Lữ đoàn tăng 203?

Nhân dịp này, Google.tienlang sẽ đăng loạt bài làm sáng tỏ hai câu hỏi trên. 

Ở blog Google.tienlang cũ đã bị hack, chúng tôi đã đăng một số bài viết từ blog yahoo Biển Nhớ, trong đó có bài   "30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT ÂM MƯU BẤT THÀNH". Thế nhưng blog cũ bị hack; blog yahoo Biển Nhớ cũng không còn. Rất may bài này đang được lưu giữ ở nhiều nơi khác, ví dụ ở https://tranhuythuan.wordpress.com/2011/05/01/3041975-di%E1%BB%81u-ch%C6%B0a-sang-t%E1%BB%8F/ hay ở http://yume.vn/hoaphuong75/article/dieu-chua-sang-to-va-mot-am-muu-bat-thanh-35CA6989.htm
Mở đầu loạt bài này, chúng tôi xin đăng lại bài "30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT ÂM MƯU BẤT THÀNH". Xin nói thêm, bài "30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT ÂM MƯU BẤT THÀNH" được chủ blog Biển Nhớ viết năm 2011, khi ông Bùi Quang Thận còn sống. Cái "âm mưu" tốt đẹp của chủ blog Biển Nhớ sẽ vĩnh viễn "bất thành" bởi ông Bùi Quang Thận đã tạ thế vào sáng 24/6/2012 tại quê nhà, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, hưởng thọ 64 tuổi.
************************************
Trong bài 30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH tác giả cho biết, ông Bùi Quang Thận chưa "tâm phục khẩu phục" với phát hiện của nữ nhà báo Pháp Francoise de Mulder- tác giả bức ảnh nổi tiếng:

Theo ông Thận kể trong bài 30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH thì "người cầm lá cờ chạy theo xe 390 không phải là ông Thận và khi bà Francoise de Mulder chụp tấm hình này thì ông Thận đã cắm cờ trên nóc Dinh rồi; khi ông Thận đến Dinh, vào Dinh, cắm cờ thì ông không thấy bất cứ chiếc xe tăng nào khác của đồng đội."
Theo chúng tôi, quan điểm này của ông Thận không hợp logic. Bởi lẽ:
1.- Trong tất cả các bài phỏng vấn, ông Thận đều kể có 2 chiếc xe tăng đầu tiên đến cổng Dinh chứ không phải là một mình chiếc xe 843 của ông Thận;
2.- Các bài viết của các nhân chứng ở cả 2 phía đều kể có 2 chiếc xe tăng đầu tiên đến cổng Dinh chứ không phải có 1 chiếc;
3.- Bà Francoise de Mulde cùng các nhân chứng phía VNCH trong giờ phút căng thẳng "đợi người của Chính phủ CM Lâm thời miền Nam Việt Nam đến để bàn giao chính quyền" thì không thể có chuyện một mình ông Bùi Quang Thận tiến vào Dinh, một mình lên cắm cờ lúc nào đó mà họ không biết! 
4.- Thực tế thì khi ông Dương Văn Minh cùng nội các tập trung ở Phòng Khánh tiết có thể không biết nhưng  có nhiều người (nhà báo, người của "Lực lượng thứ ba"...) nôn nóng đứng trên ban công tầng 2 của Dinh chứng kiến giờ phút các chiếc xe tăng Giải phóng đến cổng Dinh. 
5.- Bản thân ông Thận cũng không biết lối lên sân thượng nên phải có người dẫn đường. Ông Thận trước đó chưa từng đi thang máy (đa số bộ đội hồi đó cũng vậy) nên khi người dẫn đường mở cửa thang máy và mời ông Thận vào trước, ông Thận còn từ chối vì e ngại bị nhốt "vào cái hòm" này. Chi tiết này ông Thận cũng đã kể trên một số bài báo.
Từ những phân tích trên có thể bác bỏ quan điểm của ông Thận rằng "người cầm lá cờ chạy theo xe 390 không phải là ông Thận và khi bà Francoise de Mulder chụp tấm hình này thì ông Thận đã cắm cờ trên nóc Dinh rồi; khi ông Thận đến Dinh, vào Dinh, cắm cờ thì ông không thấy bất cứ chiếc xe tăng nào khác của đồng đội."
 Xe 390 là một xe tăng chiến đấu chủ lực do Trung Quốc chế tạo, sản xuất dựa trên chiếc xe tăng T-54A của Liên Xô.

Rất tiếc là ông Bùi Quang Thận đã đột ngột ra đi vào sáng 24/6/2012 tại quê nhà, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, hưởng thọ 64 tuổi nên cái "âm mưu" tốt đẹp của chủ blog Biển Nhớ chưa thực hiện được. Mà tại sao lần đó, ông Vũ Đăng Toàn đã nhiệt thành hưởng ứng cái "âm mưu" của chủ blog Biển Nhớ nhưng ông Thận dù ban đầu đã nhận lời rồi sau đó lại từ chối? Dường như khi đó ông vẫn chưa sẵn sàng nói lên sự thật? Vâng, thật tiếc! Dẫu sao thì chính bản thân ông Thận nói lên sự thật thì vẫn tốt hơn! Tốt hơn cho chính bản thân ông Thận và mọi người nói chung!
Mời các bạn xem clip:
Đây, bộ phim tài liệu quý do Nhà báo Phạm Việt Tùng (Đài PTTH Hà Nội) làm đạo diễn, thực hiện năm 1996 dưới sự chỉ đạo của ba vị Tổng Giám đốc Đài PTTH Hà Nội, Hải Hưng và Hà Tây:

NGÀY 3O/4/1975 XE TĂNG 390 VÀO DINH ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN

Sự thật lịch sử chỉ có một. Vậy nên từ nay rất mong các nhà báo khi viết về sự kiện này, đừng đưa đến bạn đọc những thông tin sai sự thật, ví dụ như báo Văn nghệ Công an như thế này: "Đồng chí Bùi Quang Thận có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Riêng năm 1975, chiến đấu 4 trận lập công xuất sắc, là người chỉ huy xe tăng đầu tiên húc đổ cổng dinh Độc Lập, người cắm cờ trên dinh Độc Lập." Hoặc, mới đây, báo Soha đăng tấm hình chiếc xe 843 dưới đây với chú thích "Xe tăng T-54B 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận húc đổ cổng Dinh Độc Lập đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam":

Xe tăng T-54B 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận húc đổ cổng Dinh Độc Lập đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.- Chú thích sai của Soha

 Lê Hương Lan
================

16 nhận xét:

  1. Cựu Chiến binhlúc 21:09 8 tháng 4, 2015

    Tôi đồng tình với lập luận và các chứng lý của các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang.

    Trả lờiXóa
  2. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 21:23 8 tháng 4, 2015

    Phải nói rằng có nhiều người quen thối "tranh công đổ lỗi".
    Tôi cũng không tin vào những điều ông Trần Mai Hưởng và Phạm Xuân Thệ nói trong bài dưới đây.
    ------------------
    Xung quanh bức ảnh được xét duyệt giải thưởng Hồ Chí Minh
    09/06/2011 00:32

    Vừa qua, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam đã gửi hồ sơ tác phẩm Xe tăng đánh chiếm Dinh Độc Lập của tác giả Trần Mai Hưởng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

    Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến xung quanh việc xét tặng giải thưởng cho tác phẩm này.

    Sau những "hiểu lầm" trong lịch sử, chiếc xe đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập vào ngày 30.4.1975 đã được xác nhận là chiếc xe tăng mang số hiệu 390. Hai trong số bốn chiến sĩ tham gia chiến đấu trên chiếc xe tăng 390 đã kiến nghị về việc xét tặng giải thưởng cho tác phẩm, vì cho rằng bức ảnh của tác giả Trần Mai Hưởng không phải là bức ảnh chụp chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập và đây là hình ảnh được dàn dựng lại. Nhà nhiếp ảnh Mạnh Thường (Phó ban Lý luận phê bình - Hội NSNA VN) bày tỏ: “Tác phẩm Xe tăng đánh chiếm dinh Độc Lập của tác giả Trần Mai Hưởng không phải là bức ảnh chụp chiếc xe tăng 390 đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh. Hơn nữa, đây là một bức ảnh không trung thực, không chụp hình ảnh thật lúc đó mà chụp hình ảnh được dựng lại để quay phim. Vì thế tác phẩm không có ý nghĩa, không xứng đáng với giải thưởng".


    "Tôi khẳng định ngày 30.4 hoặc 1.5.1975 không có chuyện dựng lại cảnh xe tăng và bộ binh để chụp ảnh"- Trung tướng Phạm Xuân Thệ

    Ông Thường cho rằng việc một nhà báo của quân giải phóng chụp được hình ảnh chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập là rất phi lý, vì nếu như vậy thì nhà báo phải có mặt trong dinh trước khi xe tăng tiến vào. Ông cho biết, vào tháng 4.1995, bà Francoise de Mulder (người Pháp) đã sang VN và tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử quân sự bức ảnh chụp chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh mang số hiệu 390. Bà kể lại, lúc chiếc xe tăng 390 tiến vào, bà đứng nấp sau một gốc cây to. Khi chiếc xe húc đổ cánh cổng bà đã bấm máy liên tục và chụp được tới 36 kiểu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 21:24 8 tháng 4, 2015

      Sau khi nhận được Công văn số 843 của Bộ VH-TT-DL yêu cầu giải quyết đơn thư kiến nghị của hai trong số bốn chiến sĩ chiến đấu trên xe tăng 390, về việc tác phẩm Xe tăng đánh chiếm dinh Độc Lập được Hội đồng Hội NSNA VN xét trình hội đồng cấp trên tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, Hội NSNA VN đã có công văn trả lời. Trong đó, hội khẳng định: chiếc xe tăng trong ảnh Xe tăng đánh chiếm dinh Độc Lập của tác giả Trần Mai Hưởng không phải xe tăng 390 - chiếc xe đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập - mà là một trong những chiếc xe vào sau. Tuy nhiên, không phải chỉ có hình ảnh chiếc xe tăng 390 mới mang tầm vóc lịch sử để nhận giải thưởng, mà có nhiều bức ảnh tư liệu lịch sử, giá trị khác trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đã và sẽ tiếp được xem xét, tặng thưởng. Bức ảnh của tác giả Trần Mai Hưởng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là một trong những tư liệu quý giá.

      http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/pictures20116/luan/1/xetang1.jpg?width=500
      Bức ảnh Xe tăng đánh chiếm dinh Độc Lập của Trần Mai Hưởng - Ảnh: Tư liệu

      http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/pictures20116/luan/1/xetang2.jpg?width=500
      Bức ảnh chụp chiếc xe tăng 390 - chiếc xe đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975 của nữ nhà báo Pháp Francoise de Mulder

      Về việc bức ảnh có phải được dàn dựng lại hay không, Hội NSNA VN đã đưa ra ý kiến của các nhân chứng liên quan và có mặt tại dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975. Trung tướng Phạm Xuân Thệ (người khi đó trực tiếp bắt nội các Dương Văn Minh), cho biết: “Khi tiến công vào Sài Gòn, bộ binh chúng tôi mỗi tiểu đội trên một chiếc xe tăng, số còn lại ngồi trên xe thiết giáp, đội hình phía sau ngồi trên xe ô tô. Khi xe tăng húc bật cánh cửa cổng dinh Độc Lập là các xe ào vào liên tiếp rất nhanh… Sáng 1.5.1975, toàn bộ xe tăng và bộ binh chúng tôi rút ra tập kết tại Tổng kho Long Bình... Vì vậy tôi khẳng định ngày 30.4 hoặc 1.5.1975 không có chuyện dựng lại cảnh xe tăng và bộ binh để chụp ảnh”.

      Phóng viên ảnh Hứa Kiểm (lúc đó là phóng viên TTXVN thuộc nhóm phóng viên bám sát các đơn vị chủ lực thần tốc tiền vào Sài Gòn), cho biết: “Đến trưa 30.4.1975, chúng tôi là một trong những nhóm phóng viên đầu tiên có mặt tại dinh Độc Lập. Tuy vậy, chúng tôi vẫn không kịp chụp những tốp xe tăng đầu tiên tiến vào dinh. Những tốp xe tăng sau vẫn tiếp tục vào dinh, anh Hưởng chụp được những chiếc xe tăng đó. Kết quả, Trần Mai Hưởng đã có tác phẩm ảnh đẹp: xe tăng tiến vào cổng dinh và lăn qua cánh cổng đã đổ. Tôi chứng nhận đây là tấm ảnh chụp tại chỗ xảy ra ngày 30.4.1975 tại dinh Độc Lập, Sài Gòn. Không phải ảnh dựng lại hay chụp lại”.

      Minh Ngọc
      http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/xung-quanh-buc-anh-duoc-xet-duyet-giai-thuong-ho-chi-minh-329038.html

      Xóa
    2. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 21:31 8 tháng 4, 2015

      Bài này cũng viết bậy bạ. Một là tác giả viết bậy, hai là ông Lê Mã Lương kể bậy. Làm gì có bộ binh ngồi trên xe tăng 390 và 843 cơ chứ!
      -----
      Lính bộ binh vào Dinh Độc Lập
      Trích:
      "Đến 10 giờ ngày 30-4, mũi thọc sâu của Đại đội 6 vẫn tiếp tục ngồi trên 2 xe tăng 843 và 390 do Trung úy Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và Trung úy Chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy. Quân số của Đại đội 6 lúc này chỉ còn 15 tay súng. Các chiến sĩ bộ binh, xe tăng như những “Cảm tử quân” lao thẳng tới khu vực Hàng Xanh."
      Theo Thiếu tướng LÊ MÃ LƯƠNG
      Báo Quân đội nhân dân
      Dân Trí
      http://dantri.com.vn/chinh-tri/linh-bo-binh-vao-dinh-doc-lap-868145.htm

      Xóa
  3. https://www.facebook.com/VietNamThoiBao?fref=photolúc 22:11 8 tháng 4, 2015

    Vũ Đăng Toàn
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Vũ Đăng Toàn là một đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam, là người chỉ huy chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 390 đã húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Mục lục

    1 Tiểu sử
    2 Gia đình
    3 Ngày 30 tháng 4 năm 1975
    4 Tham khảo

    Tiểu sử

    Vũ Đăng Toàn quê ở xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Năm 1965, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam và được đưa vào phục vụ trong binh chủng tăng-thiết giáp. Ông đã tham gia Chiến tranh Việt Nam, Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam chống Khmer Đỏ (1975-1978) và Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979.[1]

    Năm 1985, ông xuất ngũ về quê, ông làm mọi việc để có thêm thu nhập như làm bánh đa để bán ở trong vùng và cày cấy, chăn nuôi lợn, gà, cá [1]. Năm 2003, ông lên Hà Nội làm việc tại hãng sơn Kova. Sau đó, ông được hãng này bổ nhiệm làm phó giám đốc một nhà máy sản xuất sơn của hãng đóng tại huyện Bình Giang.[1]

    Ông Vũ Đăng Toàn từng bị thương trong trận đánh căn cứ Nước Trong.[1]
    Gia đình

    Ông Vũ Đăng Toàn có vợ và 3 con.[1]
    Ngày 30 tháng 4 năm 1975
    Tấm ảnh lịch sử của Francoise Demulder: xe 390 húc văng hai cánh cổng chính, còn xe 843 bị kẹt lại ở cổng phụ. Bùi Quang Thận nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào (mũi tên)
    Một phiên bản đồng dạng đồng thời với Xe tăng 390 nay được trưng bày tại Hội trường Thống nhất (Dinh Độc Lập cũ). Xe tăng 390 "gốc" hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lực lượng Tăng Thiết Giáp[2]

    Vũ Đăng Toàn lúc này là trung úy, chính trị viên đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn tăng - thiết giáp 203, quân đoàn 2 và là chỉ huy xe tăng số 390. Khi xe 390 đến được Dinh Độc Lập thì phát hiện xe do đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy đang cố gắng công phá cổng phụ của Dinh không thành, Vũ Đăng Toàn liên chỉ huy xe mình húc chính diện vào cổng chính, làm đổ cổng này.[3] Sau đó, Vũ Đăng Toàn xách súng xuống xe và đi theo Bùi Quang Thận tiến vào Dinh.

    Cho đến năm 1995, không có tư liệu nào ghi chép việc chiếc xe tăng 390 húc tông cửa Dinh Độc Lập đầu tiên, mà thường lầm tưởng là chiếc tăng 843 dưới quyền chỉ huy của Bùi Quang Thận [1]. Chỉ đến năm 1995, khi nhà báo Pháp Francoise Demulder sang Việt Nam và công bố những bức hình chụp được trong ngày lịch sử đó, mọi việc mới sáng tỏ [1].

    Trả lờiXóa
  4. Gặp người chiến sỹ lái xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975.
    Trang chủ › Tin tức - Sự kiện › Tin từ các đơn vị
    Ngày đăng: 26/04/2012
    17 năm sau ngày bà nhà báo người Pháp tìm lại chiếc xe tăng đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975, chúng tôi tới thăm một trong 4 chiến sỹ lái chiếc xe tăng ngày ấy, ông là một trong bốn chiến sĩ lái chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập, kết thúc cuộc chiến tranh gian khổ, ác liệt, đất nước thu về một mối. Niềm vinh dự và tự hào đó đã theo ông suốt 37 năm qua, để hôm nay, khi toàn dân tộc đang sống trong không khí của những ngày tháng Tư lịch sử, bao kỷ niệm lại ùa về trong ông. Ông là Lê Văn Phượng, pháo thủ số 2, hiện đang sống ở phường Ngô Quyền, TX. Sơn Tây (Hà Nội).



    Những ngày tháng Tư, ngôi nhà nhỏ của ông Phượng không lúc nào vắng khách tới thăm. Lũ trẻ tới để được nghe ông kể chuyện thời khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập ra sao, cũng có người tới vừa để bàn chuyện lịch sử, vừa để trò chuyện với người đàn ông có cách nói chuyện rất... lính, mặc dù đang bệnh do tuổi cao sức yếu và vết thương cũ tái phát nhưng đôi mắt ông luôn ánh lên niềm hạnh phúc khi được kể cho mọi người nghe về thời khắc lịch sử ấy, bởi đó cũng chính là dịp để ông ôn lại kỷ niệm chiến thắng.

    “Trên chiếc xe tăng 390 năm xưa, tôi nhiều tuổi nhất, gần như là anh cả của nhóm. Tôi là lái chính của xe tăng 390 nhưng khi pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương, tôi nhảy luôn lên làm pháo thủ thay anh ấy”, ông Phượng bồi hồi nhớ lại.

    Sinh năm 1945, cái năm người Việt Nam bị chết đói tới 2 triệu người, nên ông Phượng thấm thía hơn ai hết sự đói khổ và nỗi nhục mất nước. Vì thế, khi mới 20 tuổi, chàng trai trẻ có cái tên như con gái thi học lái xe tăng và trúng tuyển. Năm 1970, ông tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào. ông kể, ông cũng là người lái chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế). Từ Huế, đoàn quân vượt đèo tiến vào Đà Nẵng rồi hành quân thần tốc tiến thẳng vào giải phóng Sài Gòn.

    8 giờ sáng ngày 30/4/1975, đơn vị của ông có mặt tại cầu Sài Gòn. Trên chiếc xe tăng 390 lúc đó có bốn người gồm trung úy Vũ Đăng Toàn, Chính trị viên Đại đội 4, trưởng xe; trung sĩ Ngô Sĩ Nguyên, pháo thủ số một; thiếu úy Lê Văn Phượng, Đại đội phó, pháo thủ số hai và trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe. Lúc này, trên cầu Sài Gòn, 3 xe tăng của ta và 1 xe M48 của ngụy đang cháy. Trên trời, những chiếc máy bay A37 gầm rú dội bom xuống cầu, hòng ngăn chặn lực lượng của ta. Lập tức, những khẩu súng máy cao xạ trên các xe tăng của ta đồng loạt nhả đạn, buộc máy bay địch phải vọt lên cao thả bom nên không trúng cầu. “Tôi nhận định tình hình địch, bàn bạc cùng các đồng chí Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng Đại đội 4, trưởng xe 843 và Vũ Đăng Toàn, Chính trị viên Đại đội 4, trưởng xe tăng 390 rồi cùng đơn vị qua cầu đánh thẳng vào thành phố Sài Gòn. Đơn vị nhanh chóng qua cầu, đi đến đâu, xe của địch bị tiêu diệt và cháy đến đó. Xe 390 lao lên vượt qua những chướng ngại vật và tiến về ngã tư Hàng Xanh rồi rẽ trái theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đến đầu cầu Thị Nghè, chúng tôi phát hiện xe 387 của ta bị trúng đạn, một chiến sĩ bộ binh đi cùng xe hy sinh. .. Đến cổng Dinh Độc Lập, xe 843 của anh Bùi Quang Thận đi trước đang thẳng tiến đột nhiên dừng lại, sau khi hội ý nhanh, xe tăng 390 của chúng tôi chồm lên húc tung cánh cổng, tiến thẳng vào sân Dinh Độc Lập, hang ổ cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Và trưa ngày 30/4, sau khi chiếm được Dinh Độc Lập, cả Sài Gòn đều rung chuyển vì những tiếng súng bắn chào mừng chiến thắng”, ông Phượng nói.


    “Khoảnh khắc đáng nhớ đó đã đi vào lịch sử của đất nước, của dân tộc, trong ký ức của biết bao thế hệ người Việt Nam, còn với chúng tôi đó là một cảm xúc hạnh phúc vô bờ bến. Để có được những giây phút đó, có biết bao đồng đội của tôi đã ngã xuống”, ông Phượng nghẹn ngào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau chiến thắng 30/4/1975, ông Phượng lại lên đường trong đoàn quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Sau đó, ông tiếp tục cùng đồng đội ngược lên bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1986, ông về nghỉ chế độ tại quê nhà Sơn Tây với quân hàm đại úy.

      Những năm tháng chiến tranh gian khổ rồi khi trở về quê hương với biết bao lo toan của của cuộc sống thường nhật đã khiến ông già hơn so với tuổi 67 của mình. Chiến tranh có thể lấy đi tất cả mọi thứ, nhưng ý chí và niềm tin vào một ngày mai đất nước hòa bình, độc lập của những người lính như ông thì không bao giờ tắt. Đó cũng là lý do vì sao khi rời quân ngũ, ông vẫn cố gắng mưu sinh lo cho cuộc sống gia đình.

      Đồng đội, bạn bè ông có người đã lên cấp tá, cuộc sống đầy đủ, còn ông vẫn là người lính với nỗi lo rất đời thường là làm sao để 3 con được ăn học đầy đủ, có tiền mua thuốc cho cả 2 vợ chồng. Ông Phượng kể, sau hơn 20 năm trong quân ngũ, ông xin nghỉ mất sức ở tuổi 41 để có thời gian chăm sóc gia đình. Khi đó, lương của ông và vợ chỉ đủ đong gạo hàng tháng. Hai năm sau, vợ ông vì sức khỏe yếu cũng xin về mất sức, kinh tế gia đình càng khó khăn.
      Năm 1992, ông Phượng quyết định sắm đồ nghề để trở thành thợ cắt tóc và hành nghề tại ven bờ hào Sơn Tây. Những năm tháng đó, người dân Sơn Tây đã quen với hình ảnh người đàn ông trong bộ quần áo lính làm nghề cắt tóc từ sáng sớm cho tới chiều muộn. Biết bao người đã qua đây, nhưng ít ai biết rằng, người thợ cắt tóc vui tính ấy lại là một chứng nhân lịch sử của dân tộc. Và chính nghề cắt tóc ấy đã giúp ông nuôi dạy 3 người con trưởng thành, tiếp bước cha, hai con trai đều trở thành những người lính.

      Điều đáng quý là những người lính trên xe tăng 390 chẳng bao giờ kể công, đòi hỏi danh lợi cho mình, chỉ một suy nghĩ: khi chiến tranh, sẵn sàng cầm súng bảo vệ Tổ quốc; lúc đất nước hòa bình, lại lặng lẽ, khiêm nhường, trở về với đời thường như bao người khác. Có lẽ đó là lý do mà đã có một thời gian dài ông và đồng đội không được công nhận là những người lính đầu tiên lái chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Chỉ đến năm 1995, bà Francoise de Mulder, một nhà báo Pháp, người đã chụp được tấm ảnh duy nhất vào thời điểm xe tăng 390 húc đổ cổng chính dinh Độc Lập sang Việt Nam, chiến công của các ông mới được khẳng định.

      Sau bao năm mưu sinh bằng nghề cắt tóc, với việc được khẳng định chiến công, ông được nhận vào làm tại Công ty cổ phần Quốc tế Việt - Am, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh máy cân bằng iôn của Nhà máy Z - 755 (Bộ Quốc phòng) – làm trưởng hệ thống phân phối của toàn khu vực TX Sơn Tây, trực tiếp chỉ đạo 4 - 5 đại lý bên dưới. Mỗi tuần dăm ba buổi, ông lại chạy đi chạy về khoảng 40km từ Sơn Tây – Hà Nội để làm việc.

      Giờ đây, do sức khỏe không đảm bảo nên ông xin nghỉ việc để được vui thú điền viên cùng người vợ hiền thủy chung son sắt và các con, cháu nội ngoại. Trong ngôi nhà nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười, sự quan tâm và tình yêu thương của vợ với chồng, của con với cha, của cháu với ông. Đó chính là niềm hạnh phúc vô bờ, là món quà vô giá cuộc đời dành tặng cho ông - người pháo thủ năm xưa./.


      Nguồn: THÙY NAM - PHẠM HẢO(ĐÀI TT SƠN TÂY)
      http://sontay.gov.vn/tabid/188/postid/1627/Gap-nguoi-chien-sy-lai-xe-tang-huc-do-canh-cong-Dinh-Doc-Lap-trua-3041975.aspx

      Xóa
  5. Nguyễn Thành Phúclúc 13:12 9 tháng 4, 2015

    Không ai cấm ca ngợi những chiến công hiển hách của chiếc xe tăng 843 trên đường nó tới Dinh Độc lập.
    Nhưng nói gì thì nói, nó là chiếc xe đến cổng Dinh sớm nhất, và dù nó là chiếc xe húc vào cổng Dinh sớm nhất, dù lý do chủ quan hay khách quan thì nó cũng không vào khuôn viên Dinh. Dù nó "bị kẹt", bị "chết máy" hay người chỉ huy không dám cho xe tiến lên chăng nữa thì sự thật lịch sử là chiếc xe 843 đã không tiếp tục tiến lên.
    Đừng cãi cho nó. Rằng đó là "lý do khách quan". Vậy những chiếc xe của ta bị cháy trên cầu Sài Gòn nên không thể đến được Dinh- Đó mới thực sự là nguyên nhân khách quan nhưng chúng ta đã không nhắc đến nó.

    Những ai đã đến tận Dinh Độc Lập đều thấy: Cái cổng phụ hẹp hơn. Hai cái trụ cổng đều to lớn, vững chãi. Xô đổ cả trụ cổng chắc sẽ khó khăn. Vậy tại sao ông Thận lại chỉ huy cho xe 843 xô cổng phụ chứ không xô cổng chính? Vậy "chết máy" hay "kẹt lại" có còn là nguyên nhân khách quan?

    Và như tôi nói trên kia, dù nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì SỰ THẬT LỊCH SỬ là chiếc XE 843 ĐÃ KHÔNG TIẾP TỤC XÔNG LÊN. VÀ SAU KHI CHIẾC XE 390 ĐÃ XÔ ĐỔ CỔNG DINH, ÔNG VŨ ĐĂNG TOÀN ĐÃ RÚT CỜ TRÊN THÁP PHÁO ĐỊNH XÔNG LÊN CẮM CỜ THÌ ÔNG THẬN MỚI LŨI CŨI CẦM CỜ CHẠY THEO. ĐÓ LÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ!

    Tiếp theo, dù nguyên nhân khách quan hay chủ quan chăng nữa, dù các nhà báo xứ ta nhanh nhảu chăng nữa hay ông Thận khai gian chăng nữa thì việc ông Thận lặng im trước việc nhầm lẫn suốt hai mươi năm (1975- 1005) về chiếc xe 843 ladf chiếc xe xô đổ cổng Dinh, tiến vào Dinh Độc lập sớm nhất là điều không thể chấp nhận.

    Đó là hành vi cướp công của người khác. Và quan trọng nhất: Ông Thận là kẻ dối trá.
    Mới đây Nhà nước lại truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVT cho ông Thận. Đó lại càng làm cho các thế hệ con cháu mãi mãi KHÔNG PHỤC.

    SỰ THẬT LỊCH SỬ CHỈ CÓ MỘT!
    GIÁ NHƯ ÔNG THẬN CHỈ NHẬN LÀ NGƯỜI CẮM CỜ THÔI THÌ MỌI NGƯỜI ĐỀU MÃI MÃI KÍNH PHỤC.
    NHƯNG ÔNG ẤY LẠI NHẬN LÀ NGƯỜI CHỈ HUY XE 843 XÔ ĐỔ CỔNG DINH ĐỘC LẬP VÀ XÔNG VÀO DINH ĐẦU- HÀNH ĐỘNG KHÔNG PHẢI CỦA ÔNG VÀ KIP XE 843 MÀ LÀ CỦA ÔNG VŨ ĐĂNG TOÀN CÙNG KIP XE 390! ĐIỀU NÀY ĐỜI CON CHÁU SẼ PHỈ NHỔ ÔNG THẬN- MỘT LÝ THÔNG THỜI MỚI!

    CHÚNG TÔI CHỜ ĐỢI GOOGLE.TIENLANG KỂ TIẾP VỂ MỘT LÝ THÔNG KHÁC: TRUNG TƯỚNG PHẠM XUÂN THỆ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí với ý kiến này của ông Phúc và coi như đây là Kết luận của entry này. Cũng như chính tên gọi của entry:
      Kết: XE TĂNG 390 LÀ XE VÀO DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30.4.1975 SỚM NHẤT

      Xóa
  6. Cựu Chiến binhlúc 18:27 9 tháng 4, 2015

    Những dấu vết đặc biệt trên xe tăng 390
    QĐND - Thứ năm, 02/04/2015 | 17:3 GMT+7

    QĐND Online - Xe tăng 390 cùng với xe tăng 843, “chứng nhân lịch sử” của Chiến thắng vĩ đại ngày 30-4-1975 đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Bên cạnh chiến công húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trong ngày 30-4-1975, xe tăng 390 đã đi một cung đường rất dài theo hình đất nước. Trước đó, ngày 4-12-1971, nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn 203, xe tăng 390 hành quân từ Vĩnh Phúc, vượt Trường Sơn vào chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên khốc liệt. Ngày 15-5-1975, kíp xe 390 có vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại TP Sài Gòn. Năm 1978, xe 390 lại hòa mình vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia. Đến năm 1979, xe tăng 390 nhận lệnh lên tàu thủy, vượt biển ra Bắc và tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Có thể nói, trong cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, xe tăng 390 luôn có mặt ở tuyến đầu, luôn ở mũi đột kích, liên tiếp lập nên những chiến công như huyền thoại.

    Trải qua nhiều chiến dịch khốc liệt, xe tăng 390 dính không ít “vết thương” trên “cơ thể” cùng những bí mật riêng mà chỉ những chiến sĩ đã gắn bó máu thịt, từng kề vai sát cánh chiến đấu cùng nó mới biết.

    Năm 1999, khi đến Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp thăm lại xe tăng 390, các cựu chiến binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập đã “bị” cán bộ, nhân viên Bảo tàng “kiểm tra”: “Các bác có khẳng định đây chính là chiếc xe đã cùng các bác húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975 không?”. 4 cựu chiến binh nói: “Sườn trái tháp pháo của xe có 2 vết lõm, sâu khoảng 1cm; phía trên mặt tháp pháo có vết lõm dài chừng gang tay. Đó là những vết lõm do xe trúng bom, pháo địch. Nếu đúng các dấu vết đó thì đúng là xe 390”.

    Bác Ngô Sĩ Nguyên bổ sung: “Nếu số tháp pháo được đúc nổi trên sườn trái là 61-T-73, phía trái cửa trưởng xe vẫn là dãy số khắc chìm 73776 thì đích thị là 390”.

    Thiếu tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng cho hay: “Khi chúng tôi mở cửa đưa các nhân chứng đến "gặp" lại chiếc xe, các bác đã òa khóc vì sung sướng. Từng vết lõm, từng số hiệu trên xe đúng chính xác như các bác nói. Đúng là qua bao nhiêu dâu bể của chiến tranh, xe 390 vẫn được giữ gìn nguyên vẹn”. Còn bác Vũ Đình Toàn xúc động: “Những vết lõm trên xe là chứng tích của những trận đánh khốc liệt, nhất là trong trận tiến công căn cứ Nước Trong ngày 29-4-1975.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cựu Chiến binhlúc 18:31 9 tháng 4, 2015

      Thứ năm, 09/04/2015 | 18:17 GMT+7
      Những dấu vết đặc biệt trên xe tăng 390
      QĐND - Thứ năm, 02/04/2015 | 17:3 GMT+7

      QĐND Online - Xe tăng 390 cùng với xe tăng 843, “chứng nhân lịch sử” của Chiến thắng vĩ đại ngày 30-4-1975 đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Bên cạnh chiến công húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trong ngày 30-4-1975, xe tăng 390 đã đi một cung đường rất dài theo hình đất nước. Trước đó, ngày 4-12-1971, nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn 203, xe tăng 390 hành quân từ Vĩnh Phúc, vượt Trường Sơn vào chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên khốc liệt. Ngày 15-5-1975, kíp xe 390 có vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại TP Sài Gòn. Năm 1978, xe 390 lại hòa mình vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia. Đến năm 1979, xe tăng 390 nhận lệnh lên tàu thủy, vượt biển ra Bắc và tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Có thể nói, trong cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, xe tăng 390 luôn có mặt ở tuyến đầu, luôn ở mũi đột kích, liên tiếp lập nên những chiến công như huyền thoại.

      Trải qua nhiều chiến dịch khốc liệt, xe tăng 390 dính không ít “vết thương” trên “cơ thể” cùng những bí mật riêng mà chỉ những chiến sĩ đã gắn bó máu thịt, từng kề vai sát cánh chiến đấu cùng nó mới biết.

      Năm 1999, khi đến Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp thăm lại xe tăng 390, các cựu chiến binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập đã “bị” cán bộ, nhân viên Bảo tàng “kiểm tra”: “Các bác có khẳng định đây chính là chiếc xe đã cùng các bác húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975 không?”. 4 cựu chiến binh nói: “Sườn trái tháp pháo của xe có 2 vết lõm, sâu khoảng 1cm; phía trên mặt tháp pháo có vết lõm dài chừng gang tay. Đó là những vết lõm do xe trúng bom, pháo địch. Nếu đúng các dấu vết đó thì đúng là xe 390”.

      Bác Ngô Sĩ Nguyên bổ sung: “Nếu số tháp pháo được đúc nổi trên sườn trái là 61-T-73, phía trái cửa trưởng xe vẫn là dãy số khắc chìm 73776 thì đích thị là 390”.

      Thiếu tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng cho hay: “Khi chúng tôi mở cửa đưa các nhân chứng đến "gặp" lại chiếc xe, các bác đã òa khóc vì sung sướng. Từng vết lõm, từng số hiệu trên xe đúng chính xác như các bác nói. Đúng là qua bao nhiêu dâu bể của chiến tranh, xe 390 vẫn được giữ gìn nguyên vẹn”. Còn bác Vũ Đình Toàn xúc động: “Những vết lõm trên xe là chứng tích của những trận đánh khốc liệt, nhất là trong trận tiến công căn cứ Nước Trong ngày 29-4-1975. Trong trận đánh ấy, xe chúng tôi trúng rất nhiều bom, pháo địch. Trong trận này, pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương, vì thế đồng chí Lê Văn Phượng là Đại đội phó kỹ thuật mới lên thay trong những trận đánh diễn ra ngày 30-4-1975. Xe 390 có thể đã thành than tro khi chúng tôi tiến đến cổng Dinh Độc Lập. Trong thời khắc ấy, xe 843 của Đại đội trưởng Bùi Quang Thận húc vào cổng phụ và bị kẹt lại, nên tôi lệnh cho đồng chí Tập húc thẳng vào cổng chính, dù biết có thể hy sinh. Vì chúng tôi biết địch bảo vệ cổng chính bằng hệ thống điện và mìn chống tăng rất kiên cố. Nhiệm vụ của xe 390 là phải mở cửa để đại quân vào chiếm Dinh Độc Lập. Truyền thống của bộ đội Tăng-Thiết giáp là “một người, một xe cũng tiến công”.

      Xóa
    2. Cựu Chiến binhlúc 18:32 9 tháng 4, 2015

      Với lịch sử và chiến công như vậy, xe tăng 390 được công nhận là “hiện vật gốc, độc bản; là hiện vật ảnh hưởng tích cực đến sự kiện trọng đại của đất nước, biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975”.

      Báo QĐND Online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh về xe tăng 390.

      http://image.qdnd.vn//Upload/vuongthuy/2015/4/2/31032015vthuy154165100884.jpg
      Xe tăng 390 hiện được bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp.

      http://image.qdnd.vn//Upload/vuongthuy/2015/4/2/31032015vthuy155165101135.jpg
      Phía trên mặt tháp pháo có vết lõm dài chừng gang tay.

      http://image.qdnd.vn//Upload/vuongthuy/2015/4/2/31032015vthuy156165101321.jpg
      Sườn trái tháp pháo của xe có 2 vết lõm, sâu khoảng 1cm.

      http://image.qdnd.vn//Upload/vuongthuy/2015/4/2/31032015vthuy159165524725.jpg
      Xe tăng 390 và 843 thời điểm tháng 5-1975 (ảnh chụp lại).

      http://image.qdnd.vn//Upload/vuongthuy/2015/4/2/31032015vthuy157165101529.jpg
      Các cựu chiến binh thuộc kíp xe 390 ngày 30-4-1975 cùng lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Binh chủng Tăng-Thiết giáp trong ngày lễ đón nhận danh hiệu “Bảo vật quốc gia” cho xe tăng 390.

      http://image.qdnd.vn//Upload/vuongthuy/2015/4/2/31032015vthuy158165101728.jpg
      Xe tăng 390 trong sân Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 (ảnh chụp lại)

      NGUYỄN HỒNG (thực hiện)
      http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/t%C2%ADu-lieu-hien-vat/nhung-dau-vet-dac-biet-tren-xe-tang-390/353253.html

      Xóa
  7. Các bạn chủ trang nêu ra vấn đề này vô cùng cần thiết. Các nhà làm sử nước ta thật vô rạng. U u minh minh. Khiến bây giờ không ít người, kể cả cán bộ công chức cũng ù cạc.

    Năm ngoái có ông cán bộ văn hóa Trà Vinh còn cho cả xe tăng Mỹ húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30/4/1075:
    http://media.baogiaothong.vn/files/f1/2014/04/28/truy-tim-tac-gia-pano-xe-tang-my-huc-do-cong-dinh-doc-lap-1.jpg
    http://media.baogiaothong.vn/files/f1/2014/04/28/truy-tim-tac-gia-pano-xe-tang-my-huc-do-cong-dinh-doc-lap-3.jpg
    Xe tăng M1 của Mỹ giống hệt chiếc xe tăng trong pano cổ động
    ------
    Truy tìm tác giả pano xe tăng Mỹ húc đổ cổng Dinh Độc Lập

    28/04/2014 - 17:48 (GMT+7)
    Trên trang mạng xã hội facebook vừa xuất hiện một tấm ảnh lạ chụp lại 1 pano cổ động chào mừng "39 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2014).

    Trên trang mạng xã hội facebook vừa xuất hiện một tấm ảnh lạ chụp lại 1 pano cổ động chào mừng “39 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2014)”. Ngay khi vừa đăng tải, bức ảnh đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, bởi tác giả đã dùng hình ảnh một chiếc xe tăng của Mỹ thay cho hình ảnh chiếc xe tăng T59 của Quân đội nhân dân Việt nam.
    http://www.baogiaothong.vn/truy-tim-tac-gia-pano-xe-tang-my-huc-do-cong-dinh-doc-lap-d73601.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm nay, trang web của cơ quan Phòng cháy chữa cháy Đà Nẵng lại cho xe tăng Ý húc đổ cổng Dinh:

      http://pccc.danang.gov.vn/

      Xóa
  8. để nặc nói cho mà nghe: ở Việt Nam có tục lệ Xây dựng điển hình. ở đây chuyện xe tăng hay chuyện ông Thệ (ừ thì cứ cho là này nọ đi, cho là theo ý của các anh chị đang muốn dìm chết ông Thệ ở đây) được hiểu thế này. trong chiến đấu, có các cá nhân và tập thể có nhiều thành tích, nghĩa là cái xe tăng A hay anh B cần được phát huy, nhân rộng, biểu dương...công cuộc giải phóng miền Nam, ko phải chỉ có vài giờ, vài phút ở cái dinh tổng thống ấy để mà gọi là làm lên lịch sử. mà là cả thời gian chuẩn bị, đánh thắng từ trận này tới trận khác, tiến từ vĩ tuyến 17 vào Nam, thắng từ Huế, Đà Nẵng...Sài Gòn lúc đó thật sự đã bị quân ta đè bẹp rồi, đâu đó có tiếng súng chỉ là điên cuồng và rất yếu. có thể nói là đã chiến thắng. ừ thì thắng rồi, bây giờ là cần tới lúc để các chiến công được trọn vẹn. ừ thì để trọn vẹn cho các tập thể, cá nhân điển hình. thì vào dinh thế nào, ai đi đầu, ai cắm cờ là được Bộ chỉ huy chiến dịch phân công, chứ không phải như lũ cướp mà thích đi đầu là đi đầu, thích cắm cờ là cắm cờ. Cho nên, ng ta có câu Lịch sử gọi tên. ở đây là xe tăng của anh Thuận, quân của anh Thệ, đặc biệt là anh Thệ sẽ là các cái tên mà lịch sử gọi. mà lịch sử gọi thì xin anh chị đừng có cãi nhé. anh nào, xe nào cũng có chiến công cả, nhưng anh Thệ xứng đánh anh hùng, anh Thuận xứng đáng anh hùng...ko chỉ vì cắm cờ, ko chỉ vì viết bản đầu hàng...cho nên các anh chị đừng ảo tưởng kiểu phong cho anh Tùng anh hùng đi, tốp lái xe tăng húc đổ anh hùng đi...là nghe trái tai lắm nhé. các anh các chị lôi chuyện cũ ra, moi móc này kia rồi dùng anh này đập nát anh kia là sai nhé, hạ bệ anh Thệ phủ nhận công lao, đòi lột lon, danh hiệu lại càng sai nữa nhé. các anh các chị tưởng các anh các chị giỏi phỏng, thủ dâm tinh thần ở cái trang này với nhau phỏng, cứ việc thôi, nhưng làm cái gì mà thiếu suy nghĩ như vu oan, đặt điều thì các anh chị cẩn thận nhé.

    Trả lờiXóa
  9. Vậy là các ccb trung đoàn 66 (và cả Thệ nữa) đã thú nhận đúng tao lý thông cướp công thạch sanh đấy.
    Dưng mờ tao làm theo "tục lệ xây dựng điển hình", theo chỉ đạo của cấp trên!

    Trả lờiXóa