Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

DUYỆT BINH KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG PHÁT XÍT TRÊN QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ, MOSKVA


Xem video clip trên yotube

Победа 70: Парад на Красной площади 2015 (ПОЛНОЕ ВИДЕО)


8 nhận xét:

  1. MẶT TRÁI CỦA TẤM HUY CHƯƠNG
    Mấy hôm nay chuẩn bị kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức, đồng thời với chương trình “Xin đa tạ những năm tháng vĩ đại”, một chương trình khá công phu để lại nhiều ấn tượng cho nguời xem tái hiện lại những mốc lớn trong cuộc kháng chiến, ca ngợi hình ảnh của Hồng quân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trên mạng còn lưu hành nhiều tin bài khác, như “Bạo hành tình dục, tội ác của Hồng quân trong Đệ nhị thế chiến”, hay “Hồng quân, nỗi kinh hoàng của phụ nữ Berlin năm 1945”, … Quả là lần đầu tiên được đọc những tin này, và trong quá khứ, chưa bao giờ nghĩ tới những điều tương tự, nhưng tôi hoàn toàn không ngạc nhiên. Đó chỉ là mặt trái của mọi tấm huân chương, trong khi chúng ta thường chỉ nhìn thấy cái hào quang lấp lánh ở mặt phải.
    Tôi được biết câu tục ngữ Pháp “Tất cả những tấm huân chương đều có mặt trái của nó” trong buổi nói chuyện của Trần Việt Phương (khi ấy là thư ký cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, sau có in tập thơ Cửa mở gây xôn xao dư luận) với học sinh trường Chu Văn An năm 1962. Ông là diễn giả được lớp học sinh sinh viên Hà Nội lúc ấy vô cùng ngưỡng mộ. Suốt buổi chiều, chúng tôi há hốc miệng ra mà nghe, chẳng khác gì nuốt từng lời, nhưng sau hơn nửa thế kỷ, chỉ còn nhớ mỗi câu tục ngữ ấy, chắc vì nó giúp nhiều cho tôi khi nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc đời. Cùng với chứng kiến nhiều sự thực lịch sử, đối chiếu với cái loa tuyên truyền, tôi nhận ra được bài học là phải luôn luôn tiếp thu mọi chuyện có chừng mực, như vậy nên ít khi lâm vào tình trạng cuồng tín hay ngược lại.

    Nguời ta ngạc nhiên, thậm chí hốt hoảng khi đọc những tin ấy chẳng qua vì từ hơn nửa thế kỷ nay, hệ thống tuyên truyền của chế độ đã quen đưa tin, viết bài “phong tỏa” mọi người bằng các thông tin theo lối tư duy của truyện cổ tích. Đã là ta thì phải hay, phải đẹp, phải tốt, phải đủ thứ đáng ca ngợi, còn đã là “nó” là “địch” thì muôn vạn lần xấu xa, chỉ đáng “đào đất đổ đi”. Cho nên, nói về ta thì “nổ” hết cỡ (xưa gọi là “bốc phét”, giờ còn gọi là “chém gió”), mà cái sự “nổ” ấy không bao giờ bị phê phán, nhắc nhở, có khi còn được khuyến khích. Mỗi khi nói về kẻ thù, mọi thói tật đều được phanh phui, thậm chí như thế chưa đủ, nhiều khi nguời ta còn dùng lối “gắp lửa bỏ tay nguời”, kiểu như “chúng (chỉ thực dân Pháp) nhồi sọ cho học sinh nguời Việt Nam “Tổ tiên của chúng ta là nguời Gô-loa”, hay “Thực hiện luật 10/59, Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém đi khắp miền Nam tàn sát những nguời yêu nước”, … Mãi tới sau này, hỏi từ các bậc “trưởng lão” đã học trường Pháp từ những năm đầu thế kỷ trước cho tới lớp nguời đang ngồi trên ghế nhà trường hồi 1945, ai cũng bảo: “Không biết thế hệ nào phải học như thế, chứ còn chúng tôi thì không.” Hay sau khi đất nước thống nhất, tìm hiểu mới được biết cả miền Nam trước đây chỉ có mỗi cái máy chém do Pháp để lại ở nhà giam Chí Hòa, mà cái máy chém ấy nặng lắm, không thể nào “kéo lê” đi được! Cái “tệ” ấy ngày càng phát triển vì những nguời giỏi dựng chuyện ấy chắc luôn được khen vì tỏ rõ “lập trường địch ta”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại có thêm chuyện này:
      Hơn chục năm trước, tôi được hai nguời học sinh cũ cho hai cuốn sách nhật ký của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm, hai cuốn sách khá “hot” vào lúc bấy giờ. (Một nguời gọi anh Thạc bằng chú và một nguời có quan hệ gì đó với chị Trâm mà tôi không nhớ). Nguời tặng là những nguời quý mến mình, lại tặng sách, tôi không thể từ chối. Nhưng rồi tôi xếp lên giá, chưa bao giờ lật một trang. Tôi thờ ơ không phải vì nghi ngờ lòng yêu nước, nghị lực phi thường của những thanh niên cùng trang lứa. Những phẩm chất tuyệt vời trong những năm tháng ấy đâu phải xa lạ, nó là của cả một lớp nguời say mê lý tưởng, tràn trề lòng yêu nước, sẵn sàng chịu đựng gian khổ và chấp nhận hy sinh vì những gì cao đẹp nhất. Tôi không đọc vì biết rằng, với cái lối tư duy quen thuộc, những nguời biên tập sách sẽ không thể mang lại cho tôi điều gì khác thường và càng không thể có cái gì mới lạ trong đó.
      Hơn nữa, tôi viết nhật ký từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông và vẫn hiểu, đó là thế giới của riêng mình và căm thù những ai tìm cách “nhòm trộm” vào cái thế giới riêng tư ấy. Nhưng khi chưa đầy hai mươi tuổi, tôi đã được một bậc đàn anh bảo cho rằng đừng có dại mà bộc bạch những điều gan ruột vào nhật ký khi sống ở tập thể. Hóa ra, ngay trong thế giới riêng tư, tưởng rằng của chỉ của riêng mình ấy, nguời ta cũng phải “tự diễn”, chỉ có thể nói ra những điều phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách, phải thể hiện lập trường tư tưởng tiến bộ, phải tỏ rõ thậm chí phải “ngoa” thêm những nghĩ suy “tích cực”, còn tất cả những gì thường bị đánh giá chỉ là lạc hậu thôi cũng liệu phải giấu kín. Vậy thì cái thể loại tưởng như chân thực nhất trong các thể loại văn học liệu có còn đáng tin cậy?
      Chẳng bao lâu, tôi đã được chứng kiến vài bài học nhãn tiền của những nguời xung quanh do thành thật khi viết những trang tưởng chừng riêng tư. Chẳng lẽ lại phải tự lừa mình, và từ đó, tôi không bao giờ viết nhật ký nữa.
      Cho nên tôi rất thích vì có thể bổ sung từ đó nhiều hiểu biết quý giá, nhưng luôn hoài nghi khi đọc những cuốn Nhật ký ấy, từ của của Nam Cao, của Nguyễn Huy Tưởng, … hay của những Nguyễn Thi, Anh Đức,… vì tôi biết khi viết những trang tưởng như chân thực nhất ấy, các tác giả của nó cũng đã phải làm một việc mà sau này, nguời ta gọi là “tự kiểm duyệt”. Đừng có mà “thấy đỏ cứ ngỡ là chín”!
      Thế là thêm một lý do để tôi thờ ở với những cuốn sách được coi là hấp dẫn một thời, thậm chí được dịch ra nhiều thứ tiếng.
      Mới đây lại thấy có những lới phàn nàn về cuốn sách này. Tôi thì nghĩ rằng nên để nguời đã ra đi yên nghỉ, họ chẳng có lỗi gì; cũng nên thông cảm với gia đình nguời đã khuất, chẳng qua cũng chỉ là một chút “hấp dẫn” khó khước từ. Còn về những cái khác thì, nói như một nhà văn đã khuất … “cái nước mình nó thế!”.
      Mà…, huân chương nào chẳng có mặt trái?
      Cũng là một kinh nghiệm xin chia sẻ với các bạn xa gần trước khi định tin vào một cái gì đấy!
      (Theo blog ÔNG GIÁO LÀNG)

      Xóa
    2. A! ông giáo ! muối cái gì đây?hả?

      Xóa
    3. VẪN GÕ ĐẦU TRẺ THÔI, TRONG ĐÓ CÓ NẶC 11:27 !

      Xóa
  2. NƯỚC NGA TRONG VÒNG TAY CỦA QUÁ KHỨ HUY HOÀNG
    1/- Vui buồn về nước Nga
    Vui vì thấy người Nga vẫn giữ được lòng tự hào, tự trọng, lạc quan và hồn cốt vững vàng của mình cho dù họ đã trải qua vô vàn bi kịch trong thế kỷ 20-21: Thất bại trong Thế chiến I (1914-1918), Cách mạng – biến cố 1917, Nội chiến ý thức hệ đẫm máu (1917-1922), chế độ độc tài toàn trị Stalin với cuộc lưu đầy trí thức tinh hoa, tập thể hóa tiêu diệt trại chủ nông trại (kulak), nạn đói (1932-1933) với hàng 7-8 triệu người chết và các cuộc thanh trừng khốc liệt (1937-1939) rồi đến Thế Chiến II (1941-1945) với tổn thất nhân mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
    Cuối cùng là giai đoạn hỗn loạn sau khi Liên Xô sụp đổ (1992-2002) và cuộc đối đầu hiện nay với Phương Tây vì vấn đề Ucraina.
    Buồn vì thấy dân tộc Nga vẫn tiếp tục đứng ngoài dòng chủ lưu của các dân tộc phát triển trên thế giới. Mức sống và dân trí vẫn chưa cao. Các giá trị phổ quát về tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền đã được Hiến định và Pháp định nhưng vẫn ít được thực thi. Đất nước vẫn bị cô lập. Nước Nga bỏ phí nhiều cơ hội và không sử dụng được tiềm năng tài nguyên, trí tuệ vĩ đại của mình để phát triển.
    2/- Thế Chiến thứ II và chiến thắng của Liên Xô
    Trong Thế Chiến II, nhân dân Liên Xô đã có những đóng góp to lớn cho chiến thắng của phe Đồng Minh đối với nước Đức Hiller. Chiến thắng Stalingrad của Hồng Quân cùng với chiến thắng của Quân Đồng Minh trong trận El Alamein lần thứ hai ở Bắc Phi đều được giới sử học toàn thế giới coi là những chiến thắng bước ngoặt đảo ngược tình thế với nước Đức Hitller trong Thế Chiến II.
    Có điều là nhân dân Liên Xô đã phải trả một giá khủng khiếp (gần 27 triệu sinh mạng, trong đó gần 20 triệu dân thường. Tỷ lệ người chết trên số dân chỉ sau Ba Lan) để chiến thắng nước Đức Hiller và góp phần giải phóng Châu Âu.
    Chế độ độc tài của Stalin là nguyên nhân chính của cái giá phải trả quá cao này. Hàng loạt tướng lĩnh Hồng Quân đã bị thanh trừng vào đầu chiến tranh do bản tính đa nghi của Stalin. Có thể nói là Đội ngũ chỉ huy cao cấp Hồng Quân đã bị vô hiệu hóa gần như toàn bộ.
    Do quá tin vào Hiệp ước Bất tương xâm Xô-Đức Molotov-Ribbentrop cuối 1940 Stalin đã ra lệnh rút quân ra khỏi vùng biên giới Liên Xô-Ba Lan (do Đức chiếm đóng), không kịp thời đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa vũ khí cho Hồng Quân. Stalin cũng đã không tin các nguồn tình báo cảnh báo 22/06/1941 là thời điểm Đức tấn công Liên Xô nên không cho đăt Hồng Quân vào tình trạng báo động dẫn đến những tổn thất kinh hoàng của Hồng Quân trong những tháng đầu chiến tranh. Đó là bi kịch của nhân dân Nga mà Stalin phải chịu trách nhiệm chính.
    Sau khi Thế Chiến thứ II kết thúc việc Stalin áp đặt mô hình Xô Viết lên các nước Đông Âu và tách biệt các quốc gia này khỏi sự phát triển chung Châu Âu là một bi kịch lịch sử của thế giới thế kỷ 20 và cho chính người Nga. Họ đã đánh mất hào quang người giải phóng trong con mắt các dân tộc Đông Âu.
    Sau chiến tranh Liên Xô cũng đã xây dựng rất nhiều tượng đài kỷ niệm chiến thắng hùng vĩ để lại cho hậu thế. Chiến thắng Đức Hitller luôn là một trong những niềm tự hào to lớn nhất của các thế hệ người Nga.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 3/- Nước Nga đi về đâu?
      Có thể nói là hơn 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ mà người Nga vẫn tiếp tục bị cầm tù bởi hoài niệm về quá khứ huy hoàng và cách tư duy gắn liền với quá khứ đó. Tóm lại là vẫn lạc hậu trầm trọng về tư duy. Xin phép nêu một trường hợp.
      Từ 07/05 đến 28/12/2008 ở Nga đã tổ chức cuộc Trưng cầu dư luận “Những cái tên của nước Nga” trong số các khán giả truyền hình, thính giả truyền thanh và cư dân mạng internet do Cty truyền thông VID và kênh TV “Russia” tiến hành để chon lựa 100 tên tuổi nhân vật tiêu biểu nhất cho nước Nga. Cách làm tương tự như cuộc lựa chon 100 nhân vật tiêu biểu Anh Quốc do TV Anh tiến hành trước đó. Kết quả như sau:
      Ngày 28/12/2008 trên kênh TV “Russia” trong chương trình “Tuần tin tức” trực tuyến cuộc người ta đã công bố kết quả Trưng cầu dư luận “Những cái tên của nước Nga”. Tên tuổi và số phiếu dành cho bốn nhân vật hàng đầu là như sau: Alexandr Nevsky (524.575 người bầu) anh hùng dân tộc Nga có công chặn các hiệp sĩ Teuton Đức Đông tiến. Petr Stolypin (523.766 NB) nhà cải cách kinh tế vĩ đại thời Xa Hoàng Nikolai II trước Thế Chiến I theo đường lối kinh tế thị trường kiểu Phương Tây. Josip Stalin (519 071 NB) nhà lãnh đạo Xô Viết thành công trong việc xây dựng nền kinh tế chỉ huy hùng mạnh và chiến thắng Đức Hitller Đông Tiến và Alexandr Pushkin (516.608 NB) nhà thơ số một của nước Nga. Ông chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Phương Tây và có công đặt nền móng cho thơ ca hiện đại Nga theo phong cách Phương Tây.
      Kết quả này thể hiện rất rõ hai khuynh hướng đối lập thường trực đã có từ mấy trăm năm nay trong xã hội Nga:
      Nga là hạt nhân của khối các nước Đông Slavo và có con đường đi riêng khác với Châu Âu (chủ nghĩa Đại Nga).
      Nga là một bộ phận của Châu Âu và văn hóa Nga là bộ phận của văn hóa Châu Âu.
      Sau khi Liên Xô sụp đổ rất nhiều tài liệu về tội ác của Stalin và các cộng sự của ông đã được bạch hóa. Tại nước Cộng hòa Georgia (Gruzia) quê hương ông dưới thời các TT Chevanadze và Saakashvili ông đã bị giải thiêng và lên án.
      Việc Stalin cho đến tận bây giờ vẫn được người Nga tôn vinh là một “bất ngờ” không chỉ đối với cả thế giới mà chính cả đối với người Nga. Nó thể hiện bản chất đa diện của nếp tư duy Nga vẫn bị kìm hãm bởi quá khứ.
      Rất nhiều người Nga một mặt thì lên án ông như một nhà cai trị tàn bạo sắt máu nhưng mặt khác lại ngưỡng mộ ông như một nhà quản trị tài ba, hiệu quả, một bàn tay sắt cứng rắn giúp họ xây dựng “một cõi sơn hà riêng biệt” đi theo con đường riêng, khác Châu Âu và có thể thách thức được Phương Tây “cao ngạo và thối rữa”.
      Điều này cũng giúp chúng ta hiểu tại sao bất cứ nhà lãnh đạo Nga nào muốn được người Nga ủng hộ mặc định phải “cương” với Phương Tây. Và hiểu được tại sao Gorbachev lại bị người Nga “ghét” đến thế.
      Nguồn gốc tư tưởng Đại Nga, chủ nghĩa sứ mệnh Nga, chủ nghĩa CS Nga và việc người Nga tự coi họ là Đế quốc La Mã III được trình bầy rất mạch lạc trong tác phẩm “Russian Idea” (Русская идея) hay là “Tư tưởng Nga” của triết gia-nhà văn Nga Nikolai Berdyaev. Một trong những nhà triết học được các nhà chính trị hàng đầu Nga trong đó có TT Putin ưa thích.

      Xóa
    2. Sau khi Liên Xô sụp đổ có thể nói trí thức Nga hiện nay xa cách trí thức Phương Tây về tư tưởng hơn thời Liên Xô khá nhiều. Nghịch lý? Vâng.
      Trí thức Nga ngày nay nhất là những người theo chủ nghĩa dân tộc có cảm nhận họ thuộc về nền văn hóa, văn minh khác với những giá trị khác hệ giá trị Phương Tây. Xin hãy nhớ lại tác phẩm“The Clash of Civilizations” hay là “Sự va chạm của các nền văn minh” của Samuel Huntington. Đó có thể là lý do tại sao TT Putin lại được người Nga ủng hộ nhiều “bất thường” như vậy.
      Điều này cũng giải thích tại sao vừa qua người Nga lại sẵn lòng chịu “thắt lưng buộc bụng”. Tại sao công chức Nga tuy tham nhũng nhưng khi đất nước khủng hoảng như hiện nay lại “tự nguyện” giảm lương.
      Thực tế các biện pháp này cùng với việc giá dầu hỏa nhích lên đồng rúp Nga đã ổn định được ở mức 1$=50 rúp. Dự trữ ngoại tệ đã tăng lên và nguy cơ phá sản các đại Cty do vay nợ Phương Tây đã được giảm thiểu. Thời kỳ khó khăn nhất có thể đã qua.
      Mặt khác lại phải nói là vai trò lịch sử của TT Putin và các cộng sự thế hệ ông đã kết thúc.
      TT Putin và các cộng sự thế hệ ông có công lớn trong việc ổn định và vực dậy nước Nga từ tình trạng hỗn loạn thời TT Eltsin. Họ đã sử dụng khá hợp lý thu nhập cao từ việc giá dầu hỏa thế giới tăng mạnh để nâng cao đời sống người Nga và khôi phục lại vị thế và tiếng nói của nước Nga trên thế giới. Tạo cho nước Nga một Quí dự trữ ngoại tệ dắt lưng khá lớn.
      Nhưng đồng thời trong 15 năm từ khi TT Putin nắm quyền họ cũng thất bại trong chương trình hiện đại hóa kinh tế Nga. Họ đã đẩy nước Nga vào mô hình kinh tế khai thác tài nguyên như hiện có. Mô hình kinh tế thậm chí lạc hậu hơn nền kinh tế sản xuất hàng hóa thời Xô Viết. Bản chất kinh tế Nga hiện nay là một nền kinh tế độc canh dầu khí rất dễ tổn thương và không phải là nền tảng tốt để phát triển bền vững.
      Ngoài ra, tham nhũng trở thành quốc nạn có xu hướng ngày càng tăng. Các chỉ tiêu về phát triển con người, môi trường kinh doanh và an sinh xã hội kể cả tuổi thọ TB đều rất thấp. Minh bạch, tính hiệu quả của công quyền, tự do báo chí và nhân quyền đều còn tụt hậu xa so với mặt bằng chung thế giới.
      Để thay đổi nhận thức người Nga cần những cú huých kiểu như thất bại trong chiến tranh Nga với Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ (1853-1856) dẫn đến hủy bỏ chế độ nông nô năm 1861. Hay là thất bại trong chiến tranh Nga-Nhật 1905 dẫn đến chế độ Quân chủ lập hiến ở Nga. Để hiện đại hóa nước Nga cần một thế hệ lãnh đạo mới.
      (Theo HIEUMINH.ORG)

      Xóa
  3. NƯỚC NGA CỦA PUTIN ĐÃ THẬT SỰ ĐOẠN TUYỆT VỚI CHỦ NGHĨA CÔNG SẢN, CHỦ NGHĨA MÁC LÊ
    Ngày 9/5/1945 là một ngày lịch sử không thể nào quên của nhân loại, khi chế độ phát xít Đức bị đánh đổ tại châu Âu, kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II, mở ra một kỷ nguyên hòa bình, dân chủ cho tới nay (dù là lác đác vẫn có những cuộc chiến khu vực, vẫn còn một số nước độc tài ...).
    Ngày 9/5/2015 vừa qua, nhân 70 năm ngày chiến thắng phát xít Đức, tại nhiều nước Châu Âu và Mỹ đã trang trọng tổ chức ngày kỷ niệm, để nhắc nhở nhân loại không bao giờ được quên quá khứ chiến tranh, bóng tối của chủ nghĩa phát xít, xâm lược và áp đặt.
    Nhưng tâm điểm của sự kiện này, dân tộc xứng đáng nhất - trên vòng nguyệt quế chiến thắng, phải là nước Nga - với biết bao hy sinh, mất mát. Tại nước Nga, theo truyền thống, một Lễ duyệt binh đã được tổ chức, lần này với quy mô lớn chưa từng có, dưới sự chủ trì của tổng thống Nga Putin (10 năm trước ông Putin cũng là người chủ trì Lễ duyệt binh kỷ niệm 60 năm chiến thắng phát xít Đức).
    Qua bài phát biểu của ông Putin lần này (xin xem toàn văn bên dưới), tui có một số ý nhận xét nhỏ mọn như sau:
    - Trước hết, có thể khẳng định ông Putin đã hoàn toàn đoạn tuyệt với chế độ cộng sản, chủ nghĩa Mác Lê ở nước Nga. Đây là một điều khá mới mẻ và mang lại niềm hy vọng đổi thay trên toàn thế giới. Cần nhớ rằng nước Nga ngày nay chính là "hạt nhân" của Liên Xô (Liên bang Xô Viết) ngày trước. Liên Xô là nơi sản sinh và áp dụng chủ nghĩa Mác Lê Nin vào quản trị và lãnh đạo đất nước. Suốt mấy chục năm qua, (đặc biệt là trước năm 1991, khi Liên Xô chưa sụp đổ), mỗi dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng phát xít Đức như thế này, là dịp để lãnh đạo Liên Xô hết lời khoa trương, ca ngợi công lao trời biển, sức mạnh vô địch muôn năm của Đảng cộng sản Liên Xô, ca ngợi con đường xã hội chủ nghĩa hùng cường, đem lại ấm no hạnh phúc ...vv cho người dân Liên Xô. Thế mà nay, tuyệt nhiên ông Putin không thèm nhắc tới một lần, dù chỉ là những danh từ cơ bản quen thuộc như "đảng cộng sản Liên Xô", hay "Lê Nin", "Stalin" ...vv - vốn là những "trùm" cộng sản và thực sự có công lao to lớn trong việc lãnh đạo Liên Xô chiến thắng phát xít Đức. Lần này ngoài việc ca ngợi sự hy sinh của người dân Nga, ông Putin còn có lời cảm ơn tới Anh, Pháp, Mỹ ...- là những nước thuộc phe Đồng Minh trước đây, đã cùng sát cánh với Liên Xô chống phát xít Đức.
    - Việc ông Putin đoạn tuyệt, không nhắc tới đảng cộng sản Liên Xô, chủ nghĩa Mác Lê Nin là khá bất ngờ và cũng khá đặc biệt. Vì cần phải nhớ rằng ông Putin sinh ra và được giáo dục dưới môi trường chế độ xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo toàn diện và độc quyền của đảng cộng sản Liên Xô. Bản thân ông Putin từng là một đảng viên cộng sản, từng thề "tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản" (vốn là một thủ tục bắt buộc của các đảng cộng sản trên toàn thế giới. Vậy mà sau đó ông Putin đã "phản bội" đảng cộng sản, đứng ra một đảng riêng và làm tổng thống, lãnh đạo một đất nước dân chủ đa đảng như hiện nay).
    - Bài phát biểu của ông Putin bất luận thế nào, rõ ràng cũng đã là sự cố ý của người lãnh đạo cao nhất của nước Nga. Qua đó gửi đi thông điệp khép lại và muốn người dân Nga quên đi quá khứ cộng sản, quên đi chế độ xã hội chủ nghĩa thời Liên Xô trước đây.
    - Vì sao ông Putin không nhắc lại và kể công lao của đảng cộng sản Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức? Hành động này có thể xem là sự "phản bội" quá khứ, phản bội lý tưởng cách mạng cộng sản hay không? ... Xin dành câu hỏi này cho các nhà nghiên cứu lý luận chính thống và tài năng của Việt Nam (nếu các vị quan tâm).
    Ps. Lại nhớ rằng trước đây khi mới làm tổng thống Nga, ông Putin đã từng bày tỏ mong muốn nước Nga được gia nhập vào khối NATO.

    Trả lờiXóa