Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

MANG THEO DI ẢNH NGƯỜI THÂN LÀ CCB ĐI DIỄU HÀNH- NÉT VĂN HÓA CỦA NGƯỜI NGA

Không phải sùng bái Putin và quá hâm mộ người Nga; cũng không phải vì chê bai đất nước của mình. Nhưng rõ ràng việc MANG THEO DI ẢNH NGƯỜI THÂN LÀ CỰU CHIẾN BINH, LÀ ANH HÙNG LIỆT SĨ CÙNG ĐI DIỄU HÀNH MỪNG CHIẾN THẮNG- LÀ MỘT NÉT VĂN HÓA ĐÁNG QUÝ CỦA NGƯỜI NGA MÀ VIỆT NAM NÊN HỌC TẬP.
Chúng ta hãy nhìn vào cách mà Việt Nam thường tổ chức mít tinh- Diễu hành mừng chiến thắng.
Cuộc duyệt binh- Diễu hành mừng chiến thắng 30/4 vừa qua, chúng ta đã đầu tư nghiên cứu về mô hình tổ chức khá kỹ. Nhưng dường như vẫn không có sự đổi mới nào đáng kể.

Phần Diễu hành của quần chúng cũng thế: Xơ cứng, khuôn mẫu bởi tất cả các khối quần chúng đều là những diễn viên được tuyển chọn và tập luyện vài tháng trơì theo một kịch bản có sẵn!
Cách tổ chức của cấp địa phương thì lại càng tệ. Hôm qua, theo thông tin từ bác Pham Duc Dinh, rằng VTV1 đang truyền hình trực tiếp mittinh của TP Hải Phòng kỷ niệm 60 năm Giải phóng và Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng 2015. Tôi vội bật kênh VTV1 và thấy:
Mittinh tổ chức trong Hội trường khép kín. Tất nhiên chỉ có đại biểu có giấy mời mới được vào. Chương trình gồm:
- Ông Bí thư Thành ủy đọc diễn văn khoảng 50 phút;
- Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc phát biểu chừng 40 phút;
- Ông cựu Bí thư phát biểu chừng 30 phút;
- Một bạn thanh niên phát biểu chừng 20 phút;
- Ông Chủ tịch Thành phố đọc diễn văn bế mạc;
- Các ca sỹ hát +múa 1 bài Khi xuân sang trên bến cảng;
- Chị MC xinh đẹp của VTV1 Hoài Anh tuyên bố KẾT THÚC!

Nhưng người Nga thì sao?
Theo ước tính của báo chí, hôm qua, 9/5, sau lễ Duyệt binh là phần Diễu hành của khoảng 400.000 người. Có báo nói 500.000 người. Và không chỉ người Nga mà còn có nhiều công dân từ nhiều nước thuộc Liên Xô trước đây. Ở xa, chỉ cần nhìn thấy những tấm hình này đã cảm thấy không khí lễ hội thật tưng bừng, náo nhiệt:

Đặc biệt: Hầu hết những người tham gia Diễu hành đều mang theo di ảnh người thân của mình là Cựu chiến binh, là Anh hùng- Liệt sĩ trong Kháng chiến Vệ Quốc Vĩ đại.
Ngay bản thân ông Putin (trong hình dưới) đã hòa mình vào đoàn người Diễu hành và ông Putin cũng mang theo di ảnh cha mình- một Cựu chiến binh của cuộc Kháng chiến này!
Ông Putin tâm sự: "Tôi nghĩ rằng, cha của tôi, cũng như triệu triệu người lính khác cũng có quyền được đi trên quảng trường này, nhưng rất tiếc nhiều người không còn điều kiện được đi trên quảng trường Đỏ. Tôi rất hạnh phúc vì trong tay tôi là tấm ảnh của cha tôi, ông đang cùng với tôi và hàng trăm nghìn người dân, người lính khác đang xuất hiện trên quảng trường Đỏ. Dù chỉ là trên ảnh, nhưng họ đã xứng đáng được vậy."Và Tổng thống Vladimir Putin đã đích thân dẫn đầu "Lữ đoàn bất tử" cùng với tấm ảnh của cha mình.
Về lịch sử hình thành nét văn hóa này ở Nga, bạn
HuuLuu Nguyen cho biết như sau:

Ý tưởng này có từ 09-05-2007 tại thành phố Tiumen. Hôm đó rất nhiều con em, cháu, chắt của các CCB xuống đường mang theo chân dung những người thân của mình từng tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc Nga. Khi đó người ta gọi đó là "cuộc diễu hành của chân dung" Ngay năm sau,sáng kiến này được nhân rộng tại rất nhiều thành phố khác như Kazan, Kemrovo, Novoxibirsk,v.v.. Đến 2011 người dân Matscova bắt đầu noi theo và lúc đó họ lại gọi là"các tiền bối của chúng ta-những người chiến thắng".

Đến 2012 tại thành phố Tomsk lần đầu tiên dòng người này mang tên "Trung đoàn bất tử". Tổng thống Putin đánh giá rất cao sáng kiến này khi đã từng nói: "Thật tuyệt vời vì đây là ý tưởng xuất phát từ những trái tim người dân lao động Nga chứ không phải do quan chức nào đặt ra."
Năm nay, "Trung đoàn Bất tử" có khoảng 400 ngàn người mang chân dung người thân của mình tập trung tại ga Belarusskaia diễu hành qua các phố rồi tiến vào Hồng Trường và tổng thống Putin đã cầm chân dung người cha của mình vốn là một lính thủy bước từ lễ đài xuống hòa vào đoàn người trong tiếng hò reo rung trời của quần chúng nhân dân.
SỨC MẠNH NGA CHÍNH LÀ ĐÂY!
Về ý nghĩa của nét văn hóa này, bạn Mai Cây Xanh nhận xét:


Vì Tổ quốc, thế hệ trước lớp anh dũng hy sinh, lớp bị thương, xuất ngũ... Tất cả các chiến binh đã và sẽ về với tổ tiên thì các con, cháu ở lại thừa kế lòng tự hào dân tộc và tinh thần cách mạng chân chính của những người thân đã khuất. Ngày đại Lễ, họ mang theo di ảnh là mang theo cha ông mình cùng đi diễu hành nhắc lại lịch sử hào hùng của dân tộc....
Ước gì nét văn hoá này cũng tồn tại trên đất nước VN chúng ta."
https://www.facebook.com/groups/761331197273308/permalink/889259407813819/?comment_id=889268351146258&offset=0&total_comments=24&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D

Thật vậy, những ngày qua, ta thấy những tấm ảnh thế hệ trẻ yêu kính các CCB như thế nào; Các CCB thì thực sự tự hào với những tấm huân chương lấp lánh.

Chứng kiến cảnh người dân Nga Diễu hành, ông Ban Ki Mon -Tổng thư ký Liên hợp quốc không khỏi ngỡ ngàng vì ông đã tận mắt chứng kiến cả trăm ngàn người Nga tham gia Diễu hành với ánh mắt tự hào. Tự hào vì được là công dân Nga; Tự hào vì lịch sử oai hùng của các dân tộc trong đại gia đình Liên Xô trước đây và LB Nga ngày nay; Tự hào vì có Putin- người lãnh đạo thông minh, kiên định của Đất nước...
Mời xem thêm một vài hình ảnh:










Nguyễn Thúy Hoa

7 nhận xét:

  1. Máy ông LHQ muốn mục kỉnh sự thật chỉ cần đến tận nước người ta một chút rồi xuông dân điều tra là biết liền à... Thế mà bây giờ mới mắt chữ A, miệng chữ O thế này thì còn mấy Irag, Libia, Ukraina nữa đây... Lại còn bắt tay với tên đồ tể Porosenko trước khi đến Moskva nữa chứ..
    Nên mục đích đến lần này mình cũng nghi ngờ lắm.. Thôi thì đã chót nói và bị ghi âm lại rồi thì không còn đường chối cãi nhé...
    À thêm chút, Bố của Putin to và đẹp đấy nhỉ... hii

    Trả lờiXóa
  2. tuy không được tổ chức hoành tráng, rầm rộ như nước Nga nhưng dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4 vẫn thấy được khí thế, sự tự hào khi đánh đuổi thành công giặc xâm lược ra khỏi đất nước để giành lại quyền tự quyết cho dân tộc, quyền cho nhân dân

    Trả lờiXóa
  3. nhìn mặt người dân Nga tự hào quá, tự hào về truyền thống của đất nước, tự hào về lịch sự mà họ đã tạo dựng, thành quả của bao hi sinh, bao xương máu. Nước ta chưa có điều kiện tổ chức hoành tráng như thế nhưng hi vọng một ngày sẽ có để người đã hi sinh vì đất nước này có thể được bước đi, đến những nơi mà họ chưa được đặt chân tới, nơi ghi nhận công lao, chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta

    Trả lờiXóa
  4. mặt người dân Nga nào cũng có thể thấy vẻ tự hào với chiến công của ông cha. Mặc dù, quá khứ là đau thương, nhiều hi sinh nhưng đây vẫn là niềm tự hào của người dân Nga, họ đã không quản khó khăn, không ngại hi sinh,không sợ đổ máu quyết tâm giành lại chính quyền từ tay phatxit

    Trả lờiXóa
  5. DI ẢNH CCB NGA BỊ VỨT BỎ SAU LỄ KỸ NIỆM
    Trong ngày 9 tháng Năm, ngày nước Nga kỷ niệm chiến thắng Phát xít Đức, có tới nửa triệu người đã xuống đường tại Moscow tham dự cuộc tuần hành “Trung đoàn Bất diệt”.
    Những người có mặt mang theo ảnh chụp người thân, đa phần là ông, cụ cố, những người đã bỏ mình trong Đại chiến Thế giới thứ hai.
    Những gì còn lại sau cuộc tuần hành đã làm dấy lên các cuộc tranh luận trên truyền thông xã hội, khi mà có những hình ảnh chụp lại cảnh các tấm hình quân nhân đã ngã xuống sau đó bị vứt bỏ trong các thùng rác.
    Nhiều người đã không thể hiểu nổi làm thế nào, hay đúng hơn là tại sao người ta lại có thể vứt ảnh chụp người thân đã chết trong chiến tranh của mình vào thùng rác.
    Một số người đi đến kết luận rằng có những người tham gia tuần hành đã cầm ảnh do giới chức thành phố cung cấp thay vì là ảnh của người thân mình.
    Một số người đã tải các hình chụp những tấm ảnh quân nhân cuộc chiến bị vứt bỏ lên các trang Instagram, Facebook hay Twitter, nhưng sau đó đã gỡ chúng xuống với lý do chúng thu hút quá nhiều chú ý.
    “Tôi chỉ muốn cho thấy còn có một mặt khác của vấn đề, và chúng ta không được quên đi những gì đã xảy ra sau lễ kỷ niệm. Hàng triệu người đã tham dự vào các cuộc tuần hành “Trung đoàn Bất diệt” [trên toàn nước Nga], đó là thân nhân của những người đã chiến đấu trong Đại chiến Thế giới II, những người thành tâm biết ơn [những chiến sỹ đã ngã xuống]. Các tấm ảnh [của tôi] cho thấy một khía cạnh thực tế, và đó là một khía cạnh rất cay đắng. Nhưng luôn có những người có hành động mà ta cần lên án,” một tỏng những người đăng ảnh trên Instagram viết. Người này muốn ẩn danh.
    Những người đưa ra ý tưởng tổ chức các cuộc tuần hành tưởng nhớ này từ hồi vài năm trước thì nói việc vứt bỏ các tấm ảnh quân nhân thiệt mạng trong cuộc chiến có lẽ là kết quả của việc giới chức cố gắng lôi kéo nhiều người xuống phố.
    Moscow nói giới chức thành phố chỉ đơn giản là yêu cầu một lượng người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh hãy đi với các tấm chân dung tìm được từ mạng internet.
    Cuộc tuần hành tại Moscow do một nhóm ủng hộ Điện Kremlin tổ chức.
    Tổng thống Putin có mặt trong cuộc tuần hành và mang theo ảnh cha mình, hoặc ít nhất đó cũng là những gì các cơ quan thông tấn Nga nói. Chúng ta nên nhớ là ông Putin sinh năm 1952.
    Trên trang mạng của nhà tổ chức nói những ai không tham dự được các cuộc tuần hành thì có thể đề cử người khác đi thay. Các tay blogger cho rằng đó có thể là những người không có liên hệ gì với các quân nhân đã ngã xuống, cho nên họ mới thẳng tay vứt ảnh vào thùng rác.
    Ý tưởng tổ chức các cuộc tuần hành kỷ niệm được nhân viên của kênh truyền hình độc lập TV-2 tại Tomsk, Tây Siberia, đưa ra hồi 2011. Cuộc tuần hành đầu tiên đã được tổ chức tại Tomsk hồi 2012, với sự tham dự của sáu ngàn người.
    Sau đó, giới chức đã quyết định tự tổ chức các cuộc tuần hành như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 13:54 13 tháng 5, 2015

      Rận ngu không biết gì cả!

      Xóa
    2. Người thì dùng lý luận hoặc thực tế chứng minh, chó thì sủa càn vô lối như Nặc 13:54.

      Xóa