Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Mỹ “cấm” Nhật không nên tìm cách “thân” Nga

 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf
Phó Chủ tịch đảng cầm quyền Dân chủ Tự do Nhật Bản, Cựu Ngoại trưởng Masahiko Komura bày tỏ mong muốn Tổng thống Nga Putin sẽ đến thăm Nhật Bản trong năm nay nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Washington cho rằng bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để Nhật Bản tiến hành các cuộc tiếp xúc với Nga, Interfax dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết hôm 21/5.

“Chúng tôi đã nói chuyện với đối tác Nhật Bản rằng bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để tiến hành các cuộc gặp với Nga như trước đây. Nhật Bản không nên tìm cách cải thiện mối quan hệ thân thiết hơn với Nga bởi cả Washington và Tokyo đều đang áp đặt các biện pháp trừng phạt Moskva, nhằm phản đối việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm ngoái”, bà Harf cho biết.
Theo một số nguồn tin, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi cuối tháng Tư, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết có khả năng ông sẽ tìm cách mời Tổng thống Putin tới thăm Tokyo vào cuối năm nay.
Trong cuộc gặp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin hôm 21, Phó Chủ tịch đảng cầm quyền Dân chủ Tự do Nhật Bản, Cựu Ngoại trưởng Masahiko Komura bày tỏ mong muốn Tổng thống Nga Putin sẽ đến thăm Nhật Bản trong năm nay nhằm giải quyết trah chấp lãnh thổ.
"Chúng tôi muốn ký một Hiệp ước hòa bình để giải quyết các vấn đề lãnh thổ với Nga  và để làm điều này, chúng tôi muốn Tổng thống Putin đến thăm Nhật Bản. Thủ tướng Abe đang suy nghĩ rất nghiêm túc về vấn đề này", Ông Komura nói.
Ông Sergei Naryshkin dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Nga đã thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 20-21/5.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản từng lên kế hoạch mời ông Putin đến thăm vào mùa Thu 2014 với hy vọng điều này sẽ mang lại tiến triển trong các cuộc đàm phán bị đình trệ về tranh chấp lãnh thổ song phương (quần đảo Nam Kuril), rào cản khiến hai nước không thể đạt được một hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Đức Dũng (lược dịch)/Infonet

13 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Thế đấy!
      Nhật muốn chơi với ai lại phải dòm nét mặt ông chủ Mỹ!
      Chửi ai, cũng đợi lệnh chủ Mỹ!

      Xóa
    2. Một khi vào một khối đồng minh là hay bị gò bó như vậy vì mục đích cùng một chính sách chống phía bên kia. Chỉ đau cái là Nhật phải "hy sinh" việc lấy lại đất mình vì một mảnh đất xa tít mù tắp chẳng ăn nhập gì đến Nhật.

      Xóa
    3. VN thân Mỹ có phải dòm mặt TQ không nhỉ ?

      Xóa
    4. Sách dép cho Nhật.

      Xóa
    5. Máy mấy trăm triệu mới được sang đổ cứt cho mấy người già Nhật Bản và Đài loan. Hết thời hạn trốn ra ngoài làm bất hợp pháp bị túm cổ lôi về bất cứ lúc nào. Mấy ông DLV ngồi một chỗ biết cái chó gì, dân nó ngu nhưng không đến nỗi dốt như các ông đâu. VN mà được như Nhật thì TQ đừng hòng động đến Trường Sa, đừng hòng thao túng cả KT, chính trị và cả con người VN như thế này.

      Xóa
  2. Nguyễn Thành Phúclúc 02:20 24 tháng 5, 2015

    CHO NHỮNG CON BÒ CUỒNG MỸ

    Sách lược ngoại giao của Việt Nam vô cùng khó khăn vì ba siêu cường Nga-Mỹ-Trung Quốc thù nghịch với nhau, đang cùng tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam. Chiến lược ngoại giao để giữ yên đất nước mà không làm buồn lòng các đại cường - có thể là phức tạp nhất thế giới hiện nay. Chính vì thế mà Tướng Dempsey- Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ trong chuyến thăm viếng Việt Nam, khi phóng viên New York Times hỏi về vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, đã trả lời như sau: “ Tôi không thể không đồng ý về tầm quan trọng và vị thế đặc biệt của Việt Nam đối với khu vực và toàn cầu trong tương lai. Theo tôi, Việt Nam sẽ đóng một vai trò địa chính trị cực kỳ quan trọng trong khu vực và trên thế giới trong những năm tới. ”

    Trong lịch sử 4000 năm, chưa bao giờ Việt Nam trải qua một thời kỳ khó khăn đến như vậy. Tuynhiên theo nhận định lạc quan của cựu Đại Sứ Pete Peterson thì, “Giữa lúc đôi bên năm nay (2015) kỷ niệm hai thập niên bình thường hóa quan hệ, vị sứ giả có công hàn gắn bang giao hai nước cựu thù cũng dự đoán rằng trong 20 năm kế tiếp, chắc chắc Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á.”

    Và Ô. Pete Peterson cũng phải công nhận rằng, “Hoa Kỳ không (ngấm) ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam, một trong những yếu tố được xem là thách thức lớn nhất cho quan hệ song phương kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 tới nay.”

    Ô. Pete Peterson nhận định đúng. Nếu phía Việt Nam phác giác ra Hoa Kỳ lợi dụng mối bang giao để tìm cách lật đổ họ thì mối quan hệ đổ vỡ ngay lập tức. Mà Việt Nam sẵn sàng làm như vậy vì ở vào thời điểm này dù có cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ họ vẫn không chết. Nhật Bản, Âu Châu, Ấn Độ và nhất là Nga vì quyền lợi của mỗi nước cũng sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam và khi đó Hoa Kỳ trở nên cô lập. Dĩ nhiên cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều không muốn tình thế đó xảy ra vì chẳng có lợi gì cho hai bên trong khi hiểm họa Trung Quốc sờ sờ ra đó.

    Hoa Kỳ nổi tiếng và dạy dỗ cả nhân loại về tình thần “thực tiễn” tức “quyền lợi là trên hết” trong khi họ lại luôn luôn đề cao “lý tưởng”. Mà hễ đã lý tưởng thì không thể thực tiễn…cho nên Hoa Kỳ chơi trò chơi “Hai Mặt” (Double Standard) - tức chỗ nào cần “lý tưởng” thì nói “lý tưởng”, chỗ nào “vì quyền lợi” thì quẳng “lý tưởng” đi. Cho nên “đi” với Hoa Kỳ rất khó. Khi nào vì quyền lợi thì - sống chết Hoa Kỳ cũng nhào vô. Khi nào không còn quyền lợi thì Hoa Kỳ giở “lý tưởng” ra để sinh sự. Cho nên ngoại giao với Hoa Kỳ phải “biết” như cái “biết” của Lão Tử, nếu không sẽ “chết không kịp ngáp”.

    Kinh nghiệm thực tế, ít nhất 40 năm qua, sau Chiến Tranh Việt Nam đã dạy cả thế giới một bài học là nếu đi với Mỹ thì phải đi với một đại cường khác để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ. Nếu chỉ ôm một trụ Mỹ, khi Mỹ bỏ hoặc o ép, không chết thì cũng mất hết chủ quyền. Các quốc gia Đông Nam Á như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam đã học được bài học này cho nên họ theo chính sách ngoại giao đa phương để không bị lệ thuộc vào bất cứ siêu cường nào.

    Khi bạn bị một người nào đó sai bảo, “Mày không được chơi với người này. Mày không được chơi với người kia.” thì người đó là cha mẹ của bạn hoặc là “boss hay chef” của bạn.

    By Đào Văn Bình (Cali)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những con bò cuồng Tàu và tiền.

      Xóa
    2. Bài rất hay . Vì thế mà CSVN rất khôn ngoan KHÔNG LIÊN MINH VỚI BẤT CỨ AI . Cái mảng này bọn trí thức dỏm hay bình loạn là chê nhà nước CSVN ngu dốt vì không dựa vào Mỹ để chống Tàu giủ nước . Bọn chạy làng VNCH hải ngoại rất muốn VN chiến tranh để chúng hả dạ trả thù riêng cho dù Tổ quốc VN lâm nguy chúng cũng reo hò .Đúng là loài cầm thú buôn hàng giả , bán hận thù suốt 40 năm nay .

      Xóa
    3. Bài rất hay . Vì thế mà CSVN rất khôn ngoan KHÔNG LIÊN MINH VỚI BẤT CỨ AI . Cái mảng này bọn trí thức dỏm hay bình loạn là chê nhà nước CSVN ngu dốt vì không dựa vào Mỹ để chống Tàu giủ nước . Bọn chạy làng VNCH hải ngoại rất muốn VN chiến tranh để chúng hả dạ trả thù riêng cho dù Tổ quốc VN lâm nguy chúng cũng reo hò .Đúng là loài cầm thú buôn hàng giả , bán hận thù suốt 40 năm nay .

      Xóa
  3. Một nước Nhật hùng cường giàu có, một dân tộc võ sĩ đạo, kiên cường bất khuất, thà chết chứ không chịu nhục luồn cúi, ngày xưa đâu rồi mà nay chỉ còn lại một nước Nhật, một dân tộc cam chịu luồn cúi, chư hầu cho kẻ khác. Thế mới biết tính cách dân tộc, tiềm lực, danh dự,của dân tộc của đất nước được khơi dậy và phát huy như thế nào phụ thuộc vào ý chí của giai cấp cầm quyền.........

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phường Điện Biênlúc 08:16 24 tháng 5, 2015

      ĐỪNG ĐỘNG CHẠM VÀO LÒNG DÂN TỘC NGƯỜI NHẬT.
      HÃY QUÊN ĐI MƯU ĐỒ XÂM LƯỢC VIỆT NAM!

      Xóa
    2. Muu do xam luoc VN la ai ? TQ hay Mỹ hả ông PDB oi ?

      Xóa