Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Nóng: 17 ngày đêm mai phục rừng sâu phá án thảm sát ở Nghệ An

TP - Chiều ngày 19/7, hung thủ gây ra vụ sát hại gia đình 4 người tại bản Phồng (huyện Tương Dương, Nghệ An) đã bị CQĐT bắt giữ, kết thúc 17 ngày mai phục rừng sâu phá án.
  Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc công an tỉnh Nghệ An (giữa) cùng các trinh sát trèo đèo, lội suối truy tìm thủ phạm, phá án. Ảnh: Cảnh Huệ
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc công an tỉnh Nghệ An (giữa) cùng các trinh sát trèo đèo, lội suối truy tìm thủ phạm, phá án. Ảnh: Cảnh Huệ

Mâu thuẫn nhỏ, sát hại 4 người
Nguồn tin của báo Tiền Phong cho hay, đối tượng bị CQĐT Bộ Công an và Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ vào lúc 15h hôm qua (19/7) tại huyện Tương Dương. Ngay sau đó, nghi phạm được di lý về Cơ quan Công an huyện để phục vụ điều tra. Chiều và tối cùng ngày, CQĐT tiếp tục thẩm vấn nghi phạm, củng cố hồ sơ vụ án.
Nghi phạm bị bắt giữ là Vi Văn Mằn, tên thường gọi là Vi Văn Hai (trú tại bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An). Nguyên nhân ban đầu được biết, ngày 2/7/2015 trên đường đi lên rừng hái chanh ở khu vực bản Phồng, Vi Văn Mằn giẫm vào nương lúa của gia đình anh Lo Văn Thọ. Trước đây, anh Thọ từng nghi ngờ Vi Văn Mằn và vợ mình có quan hệ riêng tư. Thấy Mằn giẫm vào lúa, anh Thọ lên tiếng. Giữa hai bên xảy ra cuộc cãi vã. Chị Lê Thị Yến (vợ anh Thọ) đứng gần đó, thấy hai người to tiếng bèn ôm con bỏ đi về phía bờ suối Kèn Tà.
Bất ngờ, đối tượng Vi Văn Mằn dùng dao tấn công, hạ sát anh Thọ; đuổi chém bà Viêng Thị Dương (60 tuổi) sau đó chạy xuống suối chém chết chị Lê Thị Yến và  con trai của chị Yến. Cháu bé chưa đầy 1 tuổi. Sau khi sát hại 4 người trong gia đình anh Lo Văn Thọ, hung thủ bỏ trốn khỏi hiện trường gây án.
Khoảng 17 giờ ngày 2/7, hai cha con ông Vi Văn Hoài, Vi Văn Tuyên (trú tại xã Tam Hợp) đi đánh cá ở khu vực khe Kèn Tà, thuộc địa bàn bản Phồng thì phát hiện thi thể 4 người trong một gia đình ông Lo Văn Bình, trú tại bản Phồng. Tin này được cha con ông Hoài cấp báo lên đồn biên phòng đóng tại xã Tam Hợp và Công an huyện Tương Dương. 

17 ngày mai phục rừng sâu phá án
Xã Tam Hợp có diện tích hơn 231km2, địa hình rừng núi hiểm trở. Từ Quốc lộ 7A vào trung tâm xã Tam Hợp đường núi quanh co bên vực bên suối. Địa điểm xảy ra vụ trọng án thuộc khu vực rẻo cao của huyện miền núi Tương Dương- Nghệ An, dân thưa thớt, nằm xa khu dân cư nên quá trình điều tra gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Từ bản Phồng vào hiện trường vụ trọng án mất gần 1,5 giờ đi bộ đường rừng.
 17 ngày đêm mai phục rừng sâu phá án thảm sát ở Nghệ An - ảnh 1
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - GĐ Công an tỉnh Nghệ An (áo trắng) trèo đèo lội suối phá án vụ thảm sát gia đình 4 người tại bản Phồng. Ảnh: Cảnh Huệ

Xác định đây là vụ án đặc biệt nghiệm trọng, Công an tỉnh Nghệ An đã báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ để xin ý kiến chỉ đạo và phối hợp điều tra, làm rõ vụ án. Thường trực Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn yêu cầu Công an tỉnh và các ngành liên quan tập trung lực lượng đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an để khẩn trương điều tra, xử lý. C45 Bộ Công an cử một tổ trinh sát vào Tương Dương hỗ trợ Công an tỉnh điều tra phá án.
Công an tỉnh Nghệ An khẩn trương thành lập Hội đồng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, giám định các dấu vết liên quan và tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định. Từ các ngày 3/7 đến ngày 17/7, hàng chục cuộc họp giữa Ban giám đốc và khối cảnh sát, CQĐT được triệu tập tại đại bản doanh CA tỉnh và ngay tại rừng sâu, nơi xảy ra vụ trọng án.
“Công an Nghệ An đã huy động hơn 60 điều tra viên, trinh sát viên, giám định viên có kinh nghiệm, năng lực để tập trung đấu tranh làm rõ vụ án. Các đơn vị nghiệp vụ với sự hỗ trợ của lực lượng C45, quyết tâm tìm ra manh mối, làm rõ vụ án!”, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - GĐ Công an tỉnh Nghệ An cho biết.
Xuất thân là một cảnh sát hình sự giàu kinh nghiệm phá án, từng trắng đêm luồn rừng truy bắt tội phạm, trước vụ án 4 người trong một gia đình bị sát hại chấn động dư luận, GĐ Nguyễn Hữu Cầu quyết định “xuất tướng”. Cùng tân PGĐ, Trung tá Nguyễn Đức Hải và lực lượng cảnh sát hơn 60 cán bộ - chiến sỹ, GĐ Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu dẫn quân vào điểm nóng Tam Hợp - Tương Dương quyết truy tìm bằng được thủ phạm gây ra vụ trọng án tại bản Phồng. Trước ngày anh bay ra Hà Nội dự cuộc họp với lãnh đạo Bộ, nhiều lần tôi liên lạc vào số di động thuê bao của anh, khi thì máy báo bận, khi thì điện thoại ngoài vùng phủ sóng. 
17 ngày đêm mai phục rừng sâu phá án thảm sát ở Nghệ An - ảnh 2
 Nghi can Vi Văn Mằn (tức Hai). Ảnh: Công an Nghệ An
Bản Phồng, những đêm mưa như trút, những trưa nắng chói chang, bất chấp sự khắc nghiệt dữ dằn chốn thâm sơn cùng cốc, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu vai vắt khăn đầu đội mũ cối chống gậy ngược ngàn. “Chưa làm rõ vụ án, chưa bắt được thủ phạm, anh em cảnh sát ăn ngủ không yên!”, anh nói. Vị thủ lĩnh giàu kinh nghiệm trận mạc đến bản Phồng, vào nơi xảy ra vụ thảm sát cùng các điều tra viên xem xét lại hiện trường, gặp từng người dân.
Không chỉ trèo đèo lội suối lần tìm manh mối vụ án, quyết tâm đưa thủ phạm ra ánh sáng, mà trong những ngày ở Tam Hợp - Tương Dương lực lượng điều tra còn phối hợp với Bộ đội Biên phòng Tam Hợp làm tốt công tác tư tưởng, an dân. Bởi, vụ việc 4 người trong gia đình ông Lo Văn Bình bị sát hại đã khiến nhiều hộ dân rẻo cao hoang mang, lo sợ.
Ngoài lực lượng trinh sát bám chặt địa bàn Tam Hợp, khoanh vùng đối tượng nghi vấn, nhiều tổ công tác Công an tỉnh Nghệ An được bí mật cử đi Kỳ Sơn. Các mũi chủ công PC45 và C45 của Bộ Công an không bỏ qua bất cứ chi tiết nào dẫn đến manh mối của thủ phạm, dù là nhỏ nhất. Ngày 18/7, tại Hà Nội, Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng và Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an đã nghe và cho ý kiến về công tác điều tra vụ sát hại 4 người trong một gia đình tại  Tương Dương (Nghệ An) ngày 2/7. Cùng dự có Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an.
Tại buổi làm việc, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An báo cáo về tiến độ điều tra vụ án, xin ý kiến về các công tác tiếp theo. Bộ trưởng Trần Đại Quang ghi nhận và đánh giá cao Công an Nghệ An đã tích cực triển khai lực lượng, áp dụng nhiều biện pháp để điều tra, khám phá vụ án với sự hỗ trợ của Tổng cục Cảnh sát.
 17 ngày đêm mai phục rừng sâu phá án thảm sát ở Nghệ An - ảnh 3
 Ông Lo Văn Bình - người duy nhất sống sót trong gia đình 4 người bị sát hại ngày 2/7/2015. Ảnh: Cảnh Huệ

Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát và Công an Nghệ An tập trung lực lượng nhanh chóng điều tra làm rõ, bắt giữ thủ phạm, góp phần ổn định tình hình, làm tốt công tác tư tưởng để nhân dân yên tâm lao động sản xuất. Công an Nghệ An tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ gia đình nạn nhân vượt qua khó khăn, mất mát. Và, chưa đầy 24h sau chỉ đạo của Bộ trưởng, Công an tỉnh Nghệ An với sự tăng cường lực lượng điều tra của Bộ đã lần ra manh mối, bắt giữ kẻ gây án, kết thúc hành trình 17 ngày mai phục rừng sâu truy tìm hung thủ gây ra thảm án tại bản Phồng.
Có thể thấy liên tiếp những ngày đầu tháng 7, dư luận xôn xao về 2 vụ thảm án và không khỏi hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an và sự mưu trí dũng cảm của các điều tra viên, nghi phạm các vụ thảm án đã bị tóm gọn. Đây thực sự là những chiến công xuất sắc của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Quang Long/ Tiền Phong

10 nhận xét:

  1. Tội ác man rợ. Giết người không ghê tay. Kể cả trẻ nhỏ cũng không tha. Phải chăng sự nghèo đói và thất học khiến con người ta trở nên như vậy?

    Trả lờiXóa
  2. Vụ án này cũng đã tìm ra được kẻ thủ ác trong thời gian nhanh chóng mặc dù địa thế hiểm trở, các nạn nhân đều đã chết, không có nhân chứng. Điều làm mọi người cảm thấy ghê sợ là nguyên nhân tàn sát lại cực kì nhỏ nhặt. Kẻ thủ ác này còn quen biết với nạn nhân.

    Trả lờiXóa
  3. VỤ THẢM SÁT TƯƠNG DƯƠNG CŨNG XUẤT PHÁT TỪ NGUYÊN NHÂN TÌNH ÁI

    LâmTrực@

    Như tin đã đưa từ tối qua, sau những nỗ lực điều tra, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, chiều ngày 19/7, hung thủ gây ra vụ sát hại 4 người trong cùng một gia đình tại bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã bị CQĐT bắt giữ.

    Qua khai thác nóng được biết, việc Vi Văn Mằn ra tay cùng lúc sát hại cả 4 mạng người trong cùng một gia đình chỉ bắt nguồn từ việc Mằn hái trộm quả chanh và dẫm chân lên lúa nhà anh Lô Văn Thọ. Tuy nhiên, quả chanh chỉ là nguyên cớ dẫn đến vụ thảm sát trên. Nguyên nhân căn cốt nhất dẫn đến vụ thảm sát trên lại xuất phát từ chuyện yêu đương mù quáng.

    Tại trụ sở CQĐT, Vi Văn Mằn khai rằng, trước đây đã có quan hệ tình cảm với vợ anh Thọ. Mằn đã nhiều lần nói chuyện với anh Thọ về quan hệ của mình với chị Yến và chính y cũng đã nhiều lần tìm gặp và thuyết phục chị Yến cùng bỏ trốn nhưng không đạt được mục đích. Từ đây dẫn tới việc Hai và anh Thọ có hiềm khích với nhau. Vì thế, khi Mằn vào rẫy nhà anh Thọ hái chanh đã dẫn đến xô xát, Mằn rút dao chém chết anh Thọ. Chứng kiến việc trên, chị Yến ôm con bỏ chạy, Mằn đuổi theo thuyết phục chị Yến bỏ nhà theo mình nhưng không được, hắn ra tay sát hại luôn cả hai mẹ con chị Yến rồi quay lại chém chết mẹ anh Thọ là Viêng Thị Chương để bịt đầu mối.

    Sau khi giết chết 4 người, Vi Văn Mằn tin rằng không để lại dấu vết gì, và không có ai nhìn thấy nên ung dung sống tại bản như không có chuyện gì xảy ra.

    Vào chiều tối hôm qua, Vị Văn Mằn đã bị lực lượng công an bắt giữ tại bản.

    Đây là vụ thảm án thứ hai xảy ra cùng xuất phát từ nguyên nhân tình ái.
    Tre Làng

    Trả lờiXóa
  4. Nói thật, đến giờ nầy tôi vẫn còn "ấm ức" về việc các ông nghị nhà ta bấm nút thông qua luật tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Nó gây lãng phí cho xã hội một cách không cần thiết chỉ vì "đua đòi" cho bằng "văn minh" với Âu Mỹ. Và hơn hết, nó thiếu tính răng đe bọn tội phạm máu lạnh. Đền mạng cho tội ác như thế là quá êm ái và hoàn toàn không công bằng với các nạn nhân đã nắm xuống. Theo tôi, QH nên phục hồi hình thức XỬ BẮN và thêm vào hình thức TREO CỔ cho các sát thủ giết người hàng loạt. Nhắc lại: Để loại ác quỷ đó chết một cách êm ái là bất công với các nạn nhân vô tội. Họ (các nạn nhân) đã lặng im vĩnh viễn trong uất hận thì chúng ta, những người còn sống, những nhà làm luật phải thay họ lấy lại phần nào công bằng và thể hiện sự "văn minh" với họ hơn là a dua theo bọn Tây Âu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm nhân gây án cũng có một phần do ảnh hưởng của môi trường đạo đức xã hội ngày càng suy đồi. Do vậy, kẻ gây án có tội nhưng xã hội cũng có lỗi. Tội phạm càng nhiều, án mạng càng trầm trọng là dấu hiệu báo động về sự yếu kém của các cơ quan chức năng trong việc định hướng tư tưởng đạo đức và xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Xử nặng phạm nhân chỉ là xử lý phần ngọn, nếu như chính quyền không có sự thay đổi cung cách điều hành hiệu quả thì số vụ phạm trọng án vẫn sẽ tiếp tục tăng. Không thể dùng hình phạt nặng với phạm nhân để che lấp sự yếu kém của chính quyền. Cách làm hiệu quả là cần phải bãi bỏ án tử hình vì mục đích tối hậu của xử án là nhằm cải tạo phạm nhân thành người tốt chứ không phải là giết chết theo kiểu "mạng đền mạng" - đó là cách xử án mọi rợ, dã man không còn phù hợp với thời đại ngày nay. Chỉ nên xử phạm nhân nặng nhất là án chung thân hoặc cho hưởng án treo nhưng phải làm công và nuôi dưỡng người nhà nạn nhân đến suốt đời. Một xã hội văn minh, nhân bản và giàu lòng nhân đạo như chế độ ta thì không thể chấp nhận án tử hình trong bất kỳ trường hợp nào.

      Xóa
    2. cần phải bãi bỏ án tử hình chỉ vì mục đích tối hậu của xử án là nhằm cải tạo phạm nhân thành người tốt chứ không phải là giết chết theo kiểu "mạng đền mạng" - đó là cách xử án mọi rợ, dã man sao? bạn có bị sao không vậy? nếu suy nghĩ theo kiểu của bạn thì chẳng thằng nào phải lo vì những gì mình làm. cùng lắm là nằm tù chứ chẳng phải đền mạng

      Xóa
  5. Có thể nói: Đây là chiến công xuất sắc thể hiện tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, dựa vào nhân dân, quyết tâm truy bắt tội phạm đến cùng của lực lượng Công an nhân dân

    Trả lờiXóa
  6. Ngụy biện!
    Ông nặc 12:28 thử đưa ra phương án hay sách lược nào cho ngon giúp chính quyền coi!
    Chính quyền nầy cấm tiệt xì ke, ma túy, mãi dâm và các ‘món ăn chơi” liên qua đến bạo .lực. Nói cách khác, nhà nước, mà cụ thể là những người có trách nhiệm luôn định hướng con người vào CHÂN- THIỆN-MỸ. (Tuy đây, đó có “sai số” nhưng chỉ là hiện tượng cá biệt chứ không phải là bản chất.)
    Thế thì ( sâu xa hơn) xin đừng vì MỘT SẢN PHẨM HỎNG CỦA TẠO HÓA mà đổ trách nhiệm lên đầu gia đình và xã hội.
    Trong cmt của ông nặc, thoạt nghe như người có tư tưởng văn minh, nhân ái. Nhưng xem kỹ lại. Nặc láo bỏ mẹ! Cứ như cái mỏ vẹt của bọn rận, trút hết lên cái gọi là điều hành yếu kém của chính quyền là xong. (Ừ! Thì cũng có yếu kém khi nầy khi khác đấy. Nhưng khắc phục bằng cách nào? Đa đảng chăng?!)
    Nực cười nhất cái ý tưởng “vĩ đại” của nặc:” Chỉ nên xử phạm nhân nặng nhất là án chung thân hoặc cho hưởng án treo nhưng phải làm công và nuôi dưỡng người nhà nạn nhân đến suốt đời.”
    Trời ạ! Ngành tư pháp có nên trao bằng khen và nhân rộng ý tưởng “đầy tính nhơn zăn” nầy ra không nhỉ?
    Xin lỗi nặc, ngoài xã hội, thiếu nợ chừng vài chục triệu đồng thưa ra tòa xử rồi nó đíu trả mà còn đíu làm được gì nhau kia!
    Túm lại, cũng cầu mong cho vợ con, cha mẹ nặc đừng bị bọn quỷ đội lốt người “ viếng thăm” để nặc yên tâm lên bàn phím mà gõ những lời nhân ái và tiện thể đá đểu cái chính quyền nấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ".... ngoài xã hội, thiếu nợ chừng vài chục triệu đồng thưa ra tòa xử rồi nó đíu trả mà còn đíu làm được gì nhau kia!...."?!?!? Câu nói này của chính ông DLV đã tự tố cáo sự bất lực, mất quyền kiểm soát luật pháp của chính quyền rồi còn gì????? Một chế độ mà "tòa xử rồi nó đíu trả" mà chẳng làm gì được thì có nên tiếp tục lãnh đạo nữa không??? Một chế độ mà ngành tư pháp không bảo vệ được công lý cho người dân như DLV TVH công nhận ở trên thì người dân chỉ còn cách tự xử để đòi công lý cho mình rồi bị phạm tội. Tòa án chế độ không bảo vệ được công lý cho người dân để người dân phải tự ra tay bảo vệ chính mình và phạm tội. Kế đến tòa án xử người dân phạm tội thật nặng và hồ hởi tự khen mình vừa lập thành tích phá án kỷ lục(?!?) Nói thế nghe có... nổi điên không chứ?

      Xóa
    2. Cũng chịu khó “ný nuận”.
      Nhưng càng nói càng lòi cái “gen” chấy rận. Hoặc chí ít, trình đọc – hiểu của nặc có vấn đề:
      Thứ 1- Tôi đã chẳng nói đó là “sai số” và là hiện tượng cá biệt là gì? Nặc không hiểu hay cố tình quàng xiên tìm cách bươi cứt chế độ? (tiện đây nặc có thể giới thiệu vài hình mẫu chính quyền nào ưu việt, không để xảy ra sơ sót, yếu kém cho bà con GT “mở mắt” chút)
      Thứ 2 – Thí dụ tôi nêu ra nằm trong ngữ cảnh và cũng là để chứng minh cái ý tưởng vĩ đại: (“Chỉ nên xử phạm nhân nặng nhất là án chung thân hoặc cho hưởng án treo nhưng phải làm công và nuôi dưỡng người nhà nạn nhân đến suốt đời.” ) nhưng “siêu” tầm phào và quá tào lao của nặc!
      Mà cũng ngộ! Cứ nhắm mắt bắt chước hít mùi Tây Mỹ cho nó “zăn minh”. ĐCM! Sao không chịu đứng trên đôi chân của mình khi có thể.
      Thứ 3 – Nhắc cho nặc nhớ. Một người bị THA mà không có điều kiện thi hành thì cơ quan chức năng cũng “gác hố sơ” lại thôi. (cũng có nghĩa là “đíu” trả đấy!) Điều nầy hoàn toàn nằm trong luật định chớ đíu phải “mất quyền kiểm soát luật pháp của chính quyền” như nặc “khạc” vớ vẫn vậy đâu!
      Từ ngữ khó nghe. Nhưng biết sao được! Lên đây đọc của Dượng riết nhiễm mẹ nó rồi!....

      Xóa