Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

OBAMA NÓI VỀ VỤ THẢM SÁT TRƯỜNG HỌC CÁCH ĐÂY VÀI GIỜ: NƯỚC MỸ ĐANG TÊ LIỆT TRƯỚC TRƯỚC CÁC VỤ XẢ SÚNG GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT

Theo CNN, một vụ xả súng nghiêm trọng lại xảy ra tại Mỹ. Vào khoảng 10h30 giờ địa phương ngày 1/10, tức 0:30 ngày 2/10 giờ Hà Nội, một tay súng 20 tuổi đã bất ngờ vãi đạn tại trường Cao đẳng cộng đồng Umpqua bang Oregan, làm ít nhất 10 ng thiệt mạng tại chỗ và 20 người khác bị thương, trong đó có nhiều người trong tình trạng nguy kịch. Thêm 2 người bị chết trên đường đến bệnh viện nâng tổng số người chết lên con số 12.
Cảnh sát cho biết số người được xác nhận thiệt mạng giảm xuống so với thông tin ban đầu. Trước đó, nhiều báo cáo cho rằng có 13 người chết và 20 người bị thương.
Hơn 100 cảnh sát đã được triển khai đến hiện trường và hạ gục tay súngTay súng là người da trắng đã bị cảnh sát tiêu diệt sau 1 cuộc đấu súng. Tin mới nhất nói hung thủ từng lên mạng xã hội cảnh báo sẽ có hành động, nhưng giới chức không để tâm. Một bình luận đặt câu hỏi, nếu một người da đen mà đưa ra lời hăm dọa trên mạng thì đã bị cảnh sát hỏi thăm và theo dõi, còn người da trắng thì không.
Kortney Moore, 18 tuổi, kể rằng cô đang ở trong lớp học viết thì một phát súng xuyên qua cửa sổ trúng vào đầu của giáo viên. Hung thủ yêu cầu mọi người nằm xuống sàn, sau đó lại bảo họ đứng dậy và khai báo tôn giáo của họ trước khi y đột ngột xả súng.
Sinh viên Cassandra Welding kể rằng cô nghe thấy 35-40 phát súng.
Cảnh sát nói dường như sát thủ hành động một mình và không có dấu hiệu liên quan tới tổ chức khủng bố nào. 
Trường Cao đẳng Cộng đồng Umpqua vừa bắt đầu kỳ học mùa thu vào tuần này với hơn 13.000 sinh viên, trong đó có 3.000 em theo học các lớp chính khóa. Trường cho biết sẽ tạm đóng cửa đến đầu tuần sau.
Vài giờ sau vụ tấn công, Tổng thống Barack Obama đã có bài phát biểu nhấn mạnh sự cấp thiết của việc kiểm soát súng.

Xem video clip của Hãng CNN

"Bằng cách nào mà điều này đang dần trở nên quen thuộc", ông Obama nói với gương mặt lộ rõ vẻ giận dữ. "Tin tức về các vụ xả súng thường xuyên xuất hiện. Phản ứng của tôi tại đây, ở chiếc bục này, cũng quá quen thuộc. Chúng ta đang trở nên tê liệt trước nó".
Đây là vụ xả súng mới nhất sau hàng loạt vụ việc tương tự ở các trường đại học, rạp chiếu phim, căn cứ quân sự và nhà thờ của Mỹ những năm gần đây. Năm 2007, một sinh viên đại học Công nghệ Virginia bắn chết 32 người và làm 25 người bị thương trước khi tự sát.
Năm 2012, 7 sinh viên đại học Oikos ở California cũng bị một cựu sinh viên bắn chết.
Hồi tháng 6, 9 người bị giết ở nhà thờ Nam Carolina, 5 quân nhân cũng thiệt mạng ở căn cứ tại bang Tennessee.
XEM THÊM VÀI HÌNH ẢNH





 






Bùi Ngọc Trâm Anh
Đưa tin từ Hoa Kỳ

17 nhận xét:

  1. Ôi!...nước Mỹ. Thiên đường của tự do mà lắm kẻ cuồng vàng ca tụng.
    Xin chia buồn cùng gia đình các nạn nhân vô tội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình chẳng muốn người Mỹ động chạm đến đặc thù dân chủ của VN thì cũng chẳng nên châm chọc vào cái tự do đặc thù ở nước Mỹ.

      Chính TT và nhiều người dân nước Mỹ cũng đã cảm nhận thấy bất an chuyện tự do sử dụng súng ở Mỹ,nhưng có lẽ việc tự do dùng súng còn mang lại lợi ích cho người Mỹ nhiều hơn những bất an,thiệt hại do việc này gây ra nên đa số người dân Mỹ vẫn dồn phiếu bầu cho đại diện các nhà tài phiệt Mỹ thuộc đảng Cộng hòa ?

      Quốc gia nào cũng vậy thôi,xã hội luôn có người thân thiện kẻ cực đoan và như vậy mới cần có lực lượng an ninh,mới cần có nhà nước pháp quyền .

      Có gì bất bình hay chê trách ,hãy cứ lo lắng ,chê trách người VN,xã hội VN mình trược đi,như thế mới có ích hơn cho dân chớ.

      Mới chỉ bằng gậy gộc giáo mác dao phay thôi mà nhiều vụ ở VN gần đây đều đã bốn năm mạng tiêu vong cả.

      Xét về mức độ dã man thì hơn cả Mỹ rồi chớ có còn thua kém gì ?Vậy chớ có nặng lời chê người mà mang tiếng là đố kỵ ,lạc hậu hẹp hòi đó!

      Xóa
    2. Đố kỵ hay hẹp hòi gì ở đây hả ông Văn Lâm? Đã là "phân" thì phân thằng nào mà chẳng thối như nhau. Nhưng cái khốn nạn là có khối kẻ nhăn mặt, bịt mũi trước phân Việt nhưng lại hí hởn hít lấy, hít để đống phân Mỹ mới chết chứ! V/đ là ở chỗ đó. Ông làm ơn chịu khó suy nghĩ chút.

      Xóa
    3. Nhưng cái khốn nạn là có khối kẻ nhăn mặt, bịt mũi trước phân Việt nhưng lại hí hởn hít lấy hít để đống phân Mỹ mới chết chứ...Hít chưa đã nó còn rủ con gái nó hít luôn, rồi đến hai thằng con giai nó..rồi đến...Chán hết biết ! V/đ là ở chỗ đó.

      Xóa
  2. Qúa dân chủ tự do chứ lị - tự do muốn giết ai thì giết .

    Trả lờiXóa
  3. Obama muốn hạn chế quyền sở hữu súng nhưng quốc hội Mỹ không đồng thuận thì cũng chịu thôi.Ngay trong đám sao điẹn ảnh cũng có nhiều kẻ cổ vũ quyền chơi súng (như Charlston Heston).Mong có ngày con cháu bọn này bì ai đó bắn cho,lúc đó chúng mới biết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Charlton Heston, tài từ gạo cội điện ảnh kiêm chủ tịch hội súng trường của Hoa Kỳ...

      Xóa
  4. Trần Thị Thuậnlúc 10:22 2 tháng 10, 2015

    Ở Mỹ trung bình mỗi ngày xảy ra 1 vụ xả súng thảm sát người vô tội


    Thứ Năm, 27/08/2015 17:00:00
    Vntinnhanh.vn - Ngày 26/8 là ngày thứ 238 trong năm. Nhưng tay súng ở bang Virginia sau khi bắn chết 2 người, làm bị thương 1 người và tự sát đã góp phần làm tăng thêm số vụ bắn súng ở Mỹ lên 247 chỉ riêng trong năm nay.

    bansungmy

    2 phóng viên bị bắn chết ngay trên truyền hình trực tiếp ở bang Virginia (Ảnh: Daily Mail)

    Những con số này được một cộng đồng những người kiểm duyệt mỉa mai khi theo dõi các vụ bạo lực súng ở Mỹ. Họ định nghĩa “xả súng thảm sát” là việc dùng súng giết người hàng loạt, trong đó có ít nhất 4 người chết. Định nghĩa này rộng hơn định nghĩa của FBI (chỉ xác định từ 3 người trở lên). Trước thực tế các vụ xả súng giết người hàng loạt gần đây ở Mỹ thì định nghĩa này được xem là hợp lý hơn.

    Tuy nhiên John Lott ở Trung tâm Nghiên cứu phòng chống tội phạm lại cho rằng định nghĩa rộng hơn phải bao gồm các vụ giết người thanh trừ băng đảng hay tranh chấp nội bộ mới được gọi là thảm sát, còn đối với những người bình thường thì không được định nghĩa như vậy.

    bansungmy

    Số vụ bạo lực súng đã lên đến 247 trong năm nay (Ảnh: Washington Post)

    Một định nghĩa rộng hơn về "xả súng thảm sát" thậm chí còn nhấn mạnh về phạm vi, mức độ mà vũ khí có thể sát thương con người trong thời gian ngắn nhất. Ví dụ với một khẩu súng, bạn có thể gây tổn hại cho người khác ở khoảng cách xa. Nhưng với việc dùng dao hoặc tay không thì bạn phải đến gần họ mới được.

    Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, tổng thống Mỹ Obama tiết lộ ông cảm thấy vô cùng đau đớn khi hay tin 2 phóng viên bị bắn chết ngay trên truyền hình trực tiếp ở bang Virginia.

    Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng số vụ giết người liên quan đến súng ở Mỹ còn nhiều hơn cả số người tử vong vì khủng bố.

    SỐC: Hung thủ tự quay và đưa clip bắn chết 2 phóng viên Mỹ lên Facebook
    SỐC: Hung thủ tự quay và đưa clip bắn chết 2 phóng viên Mỹ lên Facebook
    Vntinnhanh.vn - Hiện nghi phạm vụ xả súng giết chết 2 phóng viên kênh truyền hình WDBJ của Mỹ vừa được tiết lộ là một người làm việc tại đây. Hắn thậm chí còn tung video ghi lại cảnh sát hại 2 đồng nghiệp lên Facebook và Twitter trong lúc chạy trốn.

    bansungmy

    Tổng thống Obama nói chết người vì súng ở Mỹ còn nhiều hơn cả khủng bố (Ảnh: ABC)

    Phát biểu trên truyền hình ABC, ông Obama nói tôi cảm thấy rất đau buồn mỗi khi đọc hay nghe thấy những vụ giết người bằng súng. Hôm qua, Nhà Trắng cho biết vụ nổ súng ở Virginia là một ví dụ điển hình về bạo lực súng đang trở nên quá phổ biến ở Mỹ.

    Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói với các phóng viên rằng Quốc hội có thể thông qua dự luật mới "tác động rõ rệt đến việc giảm bạo lực súng ở đất nước này".

    http://vntinnhanh.vn/my/o-my-trung-binh-moi-ngay-xay-ra-1-vu-xa-sung-tham-sat-nguoi-vo-toi-63000

    Trả lờiXóa
  5. Ở Mỹ bọn lái súng nó cầm quyền chứ đâu phải TT. Anh Ô quá biết điều này nên anh chỉ đưa ra vài lời than vãn gọi là lấy lệ mà thôi!

    Trả lờiXóa
  6. Hệ quả lợi ích nhóm các trùm tư bản Mỹ, họ hưởng lợi từ việc sản xuất và kinh doanh súng. Quốc hội Mỹ sẽ không bao giờ thông qua được Luật kiểm soát súng, vì các trùm tư bản Mỹ hoặc là có chân trong quốc hội hoặc là bỏ tiền mua phiếu các nghị sĩ.
    Dân Mỹ, học sinh Mỹ cứ việc chết dài dài.

    Trả lờiXóa
  7. CNTB có thể chưa dãy chết, nhưng học sinh Mỹ ngày nào cũng dãy đành đạch (câu văn mẫu dành cho TTB)

    Trả lờiXóa
  8. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 00:34 3 tháng 10, 2015

    Xả súng tại Mỹ: Toàn văn cơn thịnh nộ của Obama trước thảm kịch

    Một phóng viên Nhà Trắng đã phải thốt lên: "Đã lâu rồi tôi chưa từng thấy Tổng thống tức giận đến mức này". Ông Obama có lý do để phản ứng như vậy.

    Sau gần 7 năm trên cương vị Tổng thống Mỹ, đây không phải lần đầu tiên ông Obama phải đứng trước toàn thể người dân nước này và nhận trách nhiệm về một thảm kịch liên quan đến súng đạn.

    Sandy Hook, Tuscon, Newtown, Aurora, Charleston, tất cả những vụ xả súng đẫm máu cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người dân Mỹ vô tội đã góp phần không nhỏ khiến mái tóc vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ bạc đi trông thấy so với khi ông nhậm chức.

    Ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc áp dụng bộ luật kiểm soát súng đạn trên toàn quốc. Nhưng vì nhiều lý do, dự luật này vẫn chưa được Quốc hội thông qua.

    Hôm nay, lại thêm một vụ xả súng nữa xảy ra trên đất Mỹ, lại thêm những người dân vô tội phải bỏ mạng, lại thêm một kẻ không xứng đáng được cầm súng lợi dụng quyền lợi ấy để gây họa. Lần này, Tổng thống Mỹ đã không thể chịu nổi nữa.

    Dưới đây là toàn văn bài phát biểu tại Nhà Trắng chiều 1/10 vừa qua (giờ Mỹ), thể hiện cơn giận dữ kìm nén lâu ngày của Tổng thống Mỹ:

    Lại thêm một vụ xả súng nữa xảy ra trên đất Mỹ, lần này tại một trường cao đẳng cộng đồng thuộc bang Oregon.

    Điều đó đồng nghĩa với việc lại một lần nữa, cuộc sống của những gia đình, những người mẹ, người cha, người con của nước Mỹ sẽ không còn được như xưa.

    Nó cũng đồng nghĩa với việc lại một lần nữa, cả một thành phố phải chịu nỗi đau mất mát, rồi những thành phố khác, nơi đã từng chứng kiến thảm kịch của riêng mình, phải sống lại khoảnh khắc kinh hoàng.

    Rồi những ông bố, bà mẹ trên khắp nước Mỹ nữa, chắc hẳn họ cũng đang sợ hãi khi nghĩ đến việc nạn nhân hoàn toàn đã có thể là người thân trong gia đình, hay chính con cái họ.

    ---

    Tôi đã từng đến Roseburg, Oregon. Ở đó nhiều người tốt lắm.

    Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những nhân viên cứu hộ, sự quả cảm của họ có lẽ đã cứu được không ít những sinh mạng trong ngày hôm nay.

    Các nhà chức trách đã tới hiện trường hỗ trợ, và sẽ còn nán lại giúp đỡ người dân Roseburg đến chừng nào họ cần.

    Trong những ngày tới, chúng ta sẽ biết nhiều hơn về các nạn nhân. Những chàng trai cô gái trẻ tuổi đang học tập chăm chỉ với mục tiêu hướng tới tương lai, với những giấc mơ hoài bão của riêng mình.

    Nước Mỹ ngày hôm nay sẽ ôm lấy tất cả những ai đang phải chịu nỗi đau mất mát, dành cho họ những lời cầu nguyện và tình thương.

    Nhưng như tôi đã nói vài tháng trước, và một lần khác nhiều tháng trước đó nữa, cũng như mỗi lần tôi đứng đây sau một vụ thảm sát, những lời cầu nguyện và sự đồng cảm là không đủ. Không đủ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 00:35 3 tháng 10, 2015

      Có làm như vậy chúng ta cũng không thể hiểu được nỗi đau và sự tức giận của những ông bố bà mẹ kia, và có làm như vậy cũng chẳng giúp ích gì cho việc ngăn chặn một thảm kịch như vậy tái hiện tại một nơi nào khác trên đất nước này. Tuần sau, hay vài tháng sau, thảm kịch có thể lại xảy ra.

      Chúng ta chưa rõ tại sao kẻ sát nhân lại làm như vậy. Nhưng dù mục đích của hắn có là gì đi nữa, thì có thể nói bất kì ai làm như hắn đều có vấn đề về thần kinh.

      Chúng ta không phải đất nước duy nhất trên Trái đất này có những kẻ tâm thần bất ổn muốn làm hại người khác.

      Nhưng chúng ta lại là đất nước phát triển duy nhất trên Trái đất này cứ vài tháng một lần lại phải hứng chịu những vụ thảm sát như vậy.

      Đầu năm nay, tôi từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Trong các quốc gia phát triển, Mỹ là nước duy nhất không có một bộ luật an toàn súng đạn hẳn hoi tử tế, ngay cả khi những vụ thảm sát đã diễn ra liên tiếp trước đó."

      Ngay trong ngày hôm đó, một vụ xả súng đã xảy ra tại Lafayette, bang Louisiana.

      Đúng là như vậy, trong ngày hôm đó.

      Không hiểu sao việc này đã trở thành thông lệ. Việc đưa tin trở thành thông lệ. Những phát biểu của tôi tại đây cũng trở thành thông lệ. Chúng ta cũng làm y như những gì chúng ta đang làm sau Columbine, Blacksburg, Tucson, Newtown, Aurora, Charleston.

      Xóa
    2. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 00:38 3 tháng 10, 2015

      Chúng ta đã bị trơ.

      Việc một kẻ tâm thần muốn gây hại cho người khác có thể được sử dụng súng sao có thể dễ dàng như vậy?

      Và một điều khác cũng đã trở thành thông lệ, đó là cách đáp trả của những người phản đối luật an toàn súng đạn.

      Ngay lúc này, tôi có thể mường tượng ra một bản thông cáo báo chí được những người này soạn thảo, theo kiểu "Chúng ta cần thêm súng, và bớt luật kiểm soát súng đi".

      Thử hỏi có ai tin vào điều này? Có biết bao người sử dụng súng một cách có trách nhiệm trên đất nước này, họ đều hiểu rằng đòi hỏi trên là vô lý.

      Tôi biết điều đó vì các cuộc thăm dò dư luận tại Mỹ đều cho thấy đa số người dân ủng hộ việc thay đổi luật sử dụng súng, trong đó có đa số những người sử dụng súng đúng luật pháp và có trách nhiệm.

      Ở Mỹ hiện nay số lượng súng lưu hành cũng xấp xỉ dân số nước Mỹ. Thế thì tại sao anh có thể nghiêm túc nói rằng nhiều súng hơn sẽ giúp chúng ta an toàn hơn?

      Chúng ta biết rằng các bang có nhiều luật an toàn súng đạn nhất cũng là các bang có ít các vụ chết người vì súng nhất.

      Chúng ta biết rằng ở các nước khác, sau khi phải đối phó với một vụ xả súng, họ sẽ thiết lập những luật lệ mới giúp loại bỏ hoàn toàn các thảm kịch như vậy trong tương lai. Những đồng minh của chúng ta như Anh hay Australia đều đã làm vậy.

      Chúng ta biết rằng có cách để phòng ngừa những thảm kịch như vậy.

      Một việc khác cũng trở thành thông lệ đó là việc ai đó sẽ nói rằng: "Obama lại chính trị hóa vấn đề rồi" sau một thảm kịch. Đúng, đây là điều chúng ta nên chính trị hóa, vì nó có liên quan đến cuộc sống của tất cả chúng ta, tất cả người dân nước Mỹ.

      Tôi muốn hỏi cánh nhà báo, vì tôi không muốn tự mình đưa ra những số liệu này. Các anh chị đã bao giờ thử tổng kết lại số lượng người Mỹ chết vì khủng bố, và số lượng người Mỹ chết vì bạo lực súng đạn trong thập kỉ qua, rồi đăng tải chúng bên cạnh nhau trong bài viết của mình chưa?

      Các anh chị hãy tự làm điều đó đi, như vậy thông tin sẽ là từ các anh chị, không phải từ tôi.

      Xóa
  9. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 00:41 3 tháng 10, 2015

    Washington Post đã thống kê như "thỉnh cầu" của ông Obama. Theo đó, số lượng người Mỹ chết vì khủng bố từ 1970 đến 2014 là 3521, trong khi số người Mỹ chết vì bạo lực súng đạn chỉ tính trong năm 2015 đã lên tới gần 10.000.

    Chúng ta đã bỏ ra 1000 tỉ USD, thông qua hàng loạt các bộ luật, cũng như thành lập không ít những cơ quan tổ chức để đảm bảo rằng khủng bố không xuất hiện trên đất Mỹ, và chúng ta nên làm như vậy.

    Nhưng mặt khác, Quốc hội của chúng ta lại ngăn cản việc thu thập thông tin để đi tới việc giảm thiểu những cái chết từ bạo lực súng đạn. Tại sao lại như vậy?

    Đây là một sự lựa chọn chính trị mở đường cho những vụ xả súng cứ vài tháng lại xảy ra một lần trên đất Mỹ. Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước những gia đình đã mất đi người thân của họ vì sự thờ ơ của chúng ta.

    Khi người Mỹ chết trong các tai nạn hầm mỏ, chúng ta đã tìm cách để khiến nghề mỏ trở nên an toàn hơn.

    Khi người Mỹ chết trong các trận lũ hay những cơn bão, chúng ta xây đê điều để giúp người dân an toàn hơn.

    Khi đường xá gặp vấn đề, chúng ta sửa để giảm thiểu tai nạn. Chúng ta có luật thắt dây an toàn khi lái xe vì chúng ta biết như vậy sẽ cứu được nhiều mạng người.

    Do đó, cái lý luận cho rằng bạo lực súng đạn là ngoại lệ, cái lý luận cho rằng hiến pháp và quyền tự do của người Mỹ không cho phép chúng ta đưa ra luật lệ kiểm soát việc sử dụng một thứ vũ khí chết người, trong khi trên khắp nước Mỹ vẫn có những người sử dụng súng có trách nhiệm hàng ngày vẫn săn bắn và bảo vệ gia đình họ trong khuôn khổ những quyền hạn được cho phép, cái lý luận đó thật vô lý.
    Ông Obama không giấu nổi cảm xúc trong bài phát biểu hôm nay. Ảnh: AP
    Ông Obama không giấu nổi cảm xúc trong bài phát biểu hôm nay. Ảnh: AP

    Ngày hôm nay, những người trong chúng ta may mắn vẫn còn con cái bên cạnh, hãy nghĩ đến những gia đình không có được vận may ấy.

    Hãy nghĩ đến những cách chúng ta có thể vận động chính phủ thay đổi luật sử dụng súng, để cứu những mạng người vô tội, để những người Mỹ trẻ tuổi được lớn lên trong an toàn. Điều đó sẽ cần đến một sự thay đổi về mặt chính trị.

    Người Mỹ, dù bạn là cử tri đảng Dân chủ, Cộng hòa, hay Độc lập, khi bỏ phiếu cho một ai đó, hãy cân nhắc xem nguyên nhân dẫn tới việc những người vô tội liên tiếp phải bỏ mạng có nên là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của các bạn hay không.

    Nếu các bạn cho rằng đây là một vấn đề cần giải quyết, các bạn cần phải đảm bảo rằng những người các bạn đã bỏ phiếu cho cũng có chung suy nghĩ như các bạn.

    Và tôi cũng xin được gửi lời tới những người Mỹ đang sử dụng súng hợp pháp và an toàn, các bạn hãy nghĩ xem liệu quan điểm của các bạn có được thể hiện một cách đúng đắn bởi cái tổ chức đang đại diện cho tiếng nói của các bạn hay không.

    (ông Obama đang muốn nhắc tới Hiệp hội Súng Quốc gia Mỹ (NRA), tổ chức đi đầu trong việc phản đối thắt chặt luật sử dụng súng tại Mỹ - PV)

    Mỗi lần thảm kịch xảy ra, tôi lại nhắc tới điều này. Mỗi lần thảm kịch xảy ra tôi lại nói rằng chúng ta có thể thay đổi, chúng ta phải thay đổi luật lệ. Tôi không thể tự mình làm được điều đó, mà tôi cần Quốc hội, cơ quan lập pháp cấp bang, các thống đốc phải hợp tác với tôi.

    Tôi mong rằng tôi sẽ không phải đứng ở vị trí này để gửi lời cảm thông tới gia đình các nạn nhân thêm một lần nữa. Nhưng với những gì đã diễn ra trong nhiệm kì Tổng thống của tôi, tôi không thể dám chắc. Phải nói điều này thật tồi tệ...

    Nhưng mọi thứ có thể thay đổi.

    Cầu Chúa phù hộ cho linh hồn những nạn nhân thiệt mạng hôm nay. Cầu Chúa mang đến sự yên bình cho gia đình họ, ban sức mạnh cho những người đang bị thương mau chóng hồi phục, và ban cho chúng ta sự dũng cảm và quyết tâm đoàn kết để đi tới sự thay đổi.

    Xin cảm ơn.


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một kiểu "tự do" quái đản tại sao vẫn được tồn tại, bất chấp cả những lời lên án quyết liệt, đã thành "thông lệ" sau mỗi lần 1 vụ thảm sát xảy ra, của những người được gọi là "đang cầm quyền" như thế này?
      Rất may là ông Ô chỉ "cầm quyền" trong vài năm nữa, chứ đây mới chỉ là những năm đầu của nhiệm kỳ thứ nhất thì không chừng chính ông Ô sẽ là người bị "thảm sát".

      Tuy nhiên, có 1 điều ông Ô cũng thừa biết rằng, việc ông có được cái "quyền" ký lệnh tấn công 1 QG nào đó bằng hàng vạn tấn bom, giết hại hàng vạn người vô tội lại cũng là nhờ chính những kẻ mà ông đang lên án trong bài phát biểu của mình hôm nay. Vậy thì những lời chỉ trích "quyết liệt" kia của ông liệu có ích gì, ngoài việc ông đang làm quảng cáo để lấy phiếu bầu cho đảng của ông?

      Xóa
  10. Xã hội nào cũng có bất ổn cả, dù là thịnh vượng đến mấy. Bởi vì ở đâu cũng có các tầng lớp giai cấp, và đã là giai cấp thì không bao giờ chung nhau về lợi ích. Ở Mỹ nghe có vẻ là thiên đường của tự do nhưng lại đầy rẫy nguy hiểm. Việc sử dụng súng đạn tự do cho dù nền giáo dục đã phát triển thì vẫn xảy ra những trường hợp như thế này. Thôi cứ cấm như ở các nước khác cho nó lành.

    Trả lờiXóa