Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

NGƯỜI TRONG CUỘC NÓI VỀ ELTSIN


Lời dẫn: Google.tienlang từng đăng bài Zinoviev nói thẳng với Yeltsin: "Phương Tây chỉ hoan hô ông vì ông làm tan rã đất nước" Điều thú vị là câu nói này của nhà văn- triết gia Nga Alexander Zinoviev với ông Boris Yeltsin khi Boris Yeltsin chưa làm Tổng thống LB Nga. Đây là buổi tranh luận trực tiếp của nhà văn- triết gia Nga Alexander Zinoviev với Tổng thống tương lai LB Nga vào ngày 09 Tháng Ba năm 1990 tại Paris do Kênh truyền hình Antenne 2 của Pháp thực hiện. Điều thú vị nữa là nhà văn- triết gia Nga Alexander Zinoviev là người bị chính quyền Liên Xô trục xuất khỏi đất nước từ năm 1978 và tại thời điểm diễn ra cuộc tranh luận với ông Boris Yeltsin thì ông Alexander Zinoviev vừa xuất bản cuốn sách sách "Katastroika" - châm biếm chính sách cải tổ (perestroika) của Gorbachev. Và trên hết, điều thú vị đặc biệt khiến chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc video clip này là bởi những "tiên đoán" của nhà văn- triết gia Nga Alexander Zinoviev về cá nhân Boris Yeltsin, về số phận trong tương lai của Liên Xô hoàn toàn chính xác, đúng như những gì đã diễn ra.

Hôm nay, Google.tienlang giới thiệu loạt bài của báo Lenta.ru với tiêu đề «С 1993 года Ельцин занимал должностьпрезидента незаконно» để giúp bạn đọc nhìn lại nhân vật Boris Yeltsin và ảnh hưởng của Mỹ cùng phương Tây khiến Boris Yeltsin phá nát Liên Xô và nước Nga ra sao. Bản dịch của Lê Hùng trên báo Đất Việt.
**********************

Ngày đẫm máu và quyết định khiến Nga thoát hiểm

(Hồ sơ) - Mặc dù có sự phức tạp trong các mối quan hệ, ông đã giữ chức Phó tổng thống gần 2 năm. 
 Ngày 13/11/2015, “Lenta.ru” đã phỏng vấn ông Aleksandr Rutskoi – Phó tổng thống Nga duy nhất thời kỳ B.Elsin làm tổng thống.

Lenta.ru: - Cái gì là nguyên nhân dẫn đến việc cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ (của ông) với Elsin?
Ông Aleksandr Rutskoi: - Tôi xin nói rõ, tôi là Phó tổng thống từ năm 1991 đến 9/1993. Cái gì là nguyên nhân (dẫn đến việc cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với B.Elsin) ư?
Đó là sự bần cùng hóa tất cả nhân dân, là nạn tham nhũng và tội phạm tràn lan, là tình trạng ăn cướp trắng trợn đất nước dưới chiêu bài tư nhân hóa, là mưu đồ hủy diệt nền công nghiệp quốc phòng và khả năng phòng thủ đất nước, tiêu diệt Liên Xô. Phải mất rất nhiều thời gian mới có thể kiệt kê hết những gì mà các kẻ đê tiện đó đã làm với đất nước và nhân dân (Nga).
Những động thái chuẩn bị cho cuộc đảo chính nhà nước xảy ra vào tháng 9/1993 đã được tiến hành từ trước đó, bắt đầu từ chuyến thăm Mỹ của Elsin ngày 15/6/1992,- tại Mỹ hai bên đã ký 39 văn kiện đặt nước Nga vào vị thế bị hạ nhục.
Hành động nhằm gây mất ổn định chính trị với bước đi đầu tiên là một tuyên bố về việc Xô Viết tối cao đang chuẩn bị đảo chính nhà nước đã được bắt đầu một năm trước khi những sự kiện đẫm máu năm 1993 xảy ra, có nghĩa là từ tháng 9/1992.
Ngày 24/3/1993, Elsin ra sắc lệnh “Về quy trình đặc biệt điều hành đất nước”. Trong sắc lệnh này có 12 điều khoản vi phạm trắng trợn bộ luật cơ bản của đất nước – Hiến pháp.
Ngày 26/3, Đại hội đại biểu nhân dân bất thường lần thứ IX khai mạc kỳ họp với chương trình nghị sự: “Về những biện pháp cấp bách nhằm duy trì thể chế hiến pháp Liên Bang Nga”.
Kết luận trước đó của Tòa án Hiến pháp Liên Bang Nga đã tạo đầy đủ cơ sở pháp lý để bãi nhiệm một ông tổng thống bốc đồng, nhưng lòng thương hại của nhóm thứ nhất, sự hèn nhát của nhóm thứ hai, tính tráo trở hai mặt của nhóm thứ ba, và nỗi sợ mất cái máng ăn (quyền lợi) của nhóm thứ tư đã không cho phép thu thập đủ số phiếu cần thiết (để bãi nhiệm Elsin).
Elsin và những kẻ cùng hội cùng thuyền đã nhổ toẹt vào nhân đân, vào đất nước, vào các cải cách kinh tế. Tàn phá, ăn cắp, khoắng sạch – còn lại thì mặc kệ! Điều quan trọng nhất (đối với Elsin) – trở thành vua và nắm toàn bộ quyền lực. Thật chướng mắt khi phải chứng kiến những cảnh ấy, trong đó có cả việc (phải nhìn vào) chính các đại biểu nhân dân (đại biểu quốc hội).
Ngày 25/4/1993, cuộc trưng cầu dân ý với kết quả biểu quyết bị đánh tráo đã tạo cơ hội cho Elsin giải quyết triệt để vấn đề với Xô Viết (tối cao). Ngày 01/9/1993, Elsin lại một lần nữa vi phạm Hiến pháp khi ký sắc lệnh cách chức Phó tổng thống của tôi với hy vọng là tôi sẽ phải tìm đến và quỳ gối xin ông ta tha thứ. Tôi buộc phải làm việc ở phòng làm việc cơ động tại Xô Viết tối cao.
Ngay dam mau va quyet dinh khien Nga thoat hiem
Bộ trưởng Ngoại giao Andrey Kozyrev, Thư ký quốc gia Genadi Burbulis và Phó Chủ tịch Chính phủ (Phó thủ tướng) Shakhrai tại Đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội) lần thứ VII . Ảnh: Iuri Abramochkin/ RIA Novosti
Lenta.ru: - Có phải là vào năm 1993 ông đã chuẩn bị trở thành Tổng thống Nga, theo tin đồn thì đã bảng tên treo trên cánh cửa văn phòng đã được chuẩn bị xong?
Ông Aleksandr Rutskoi: - Sau khi đại hội đại biểu nhân dân theo quyết định của Tòa án Hiến pháp về việc bãi nhiệm Elsin bổ nhiệm tôi làm quyền tổng thống, tôi ra đã tuyên bố cả trên các diễn đàn và cả bằng văn bản là trong các cuộc bầu cử đồng thời chức vụ tổng thống và đại biểu nhân sắp tới tôi sẽ không tham gia với tư cách ứng cử viên tổng thống Liên Bang Nga và cả với tư cách ứng cử viên đại biểu nhân dân.
Tất nhiên, sẽ nảy sinh câu hỏi, trong đó có cả những vấn đề liên quan đến tin đồn (nói trên): bằng cách nào tôi có thể trở thành tổng thống, nếu (tôi) không có ý định tham gia tranh cử?
Lenta.ru: - Hơn 20 năm trôi qua nhưng trong trí nhớ của đại bộ phận người Nga thì ông và Ruslan Khasbulatov (sinh năm 1942 , Tiến sỹ kinh tế, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga, Chủ tịch cuối cùng của Xô Viết tối cao Liên Bang Nga) vẫn là những biểu tượng đại diện cho Tòa nhà Xô Viết (tối cao). Mối quan hệ của ông với ông ấy (Khasbulatov) như thế nào trong cuộc khủng hoảng năm 1993? 
Ông Aleksandr Rutskoi: - Khasbulatov, nói một cách nhẹ nhàng, đó là một con người lạ lùng và không nhất quán. Tôi chưa bao giờ là người ủng hộ ông ấy, tôi đã và vẫn sẽ chỉ là người ủng hộ đất nước mình, Hiến pháp, luật pháp. Nói thêm, tôi bảo vệ những quan điểm ấy từ đầu cho đến lúc kết thúc khi có mặt tại Xô Viết tối cao.
Thêm nữa, Elsin bị bãi nhiệm không phải bởi đại hội (đại biểu nhân dân), cũng không phải Hội đồng tối cao, mà là bởi cơ quan tòa án cao nhất của đất nước – Tòa án Hiến pháp.
Cho đến tận bây giờ, quyết định trên của Tòa án Hiến pháp vẫn chưa bị bãi bỏ. Như vậy có nghĩa là từ năm 1993 đến năm 1999, Elsin giữ chức vụ Tổng thống Nga một cách bất hợp pháp. Đấy, đất nước pháp quyền của chúng ta là như vậy đấy.
Lenta.ru:- Lúc đó ai là người ra các quyết định trong tòa nhà Xô Viết tối cao?
Liệu có thể ra những quyết định gì trong điều kiện bị phong tỏa và cô lập hoàn toàn như vậy? Tòa nhà và các lối vào bị các hàng rào dây thép gai bao bọc, ở ba góc là hàng rào cảnh sát, lính của Bộ nội vụ, điện bị cắt, liên lạc, nước và đường thoát nước cũng bị cắt, không có thức ăn và thuốc men .
Có kế hoạch nào cho tháng 10/1993 hay không? Ví dụ như chiếm tòa nhà thị chính, tháp Ostankino (tháp truyền hình)? Các ông có chờ đợi sự hỗ trợ của Quân đội, chính quyền tại các khu vực?
Ông Aleksandr Rutskoi: - Kế hoạch chỉ có một: lập lại trật tự theo đúng luật pháp và thực hiện quyết định của Tòa án Hiến pháp. Xác định thời hạn và tiến hành đồng thời các cuộc bầu cử đại biểu nhân dân và bầu tổng thống. Đã không có kế hoạch chiếm tòa nhà thị chính và Ostankino, tất cả đều xảy ra một cách tự phát.
Nguyên nhân việc chiếm tòa thị chính (Matxcova) là do có những phát đạn bắn từ cửa số tòa nhà này vào những người đang đến chỗ chúng tôi trên quảng trường dọc theo phố Arbat mới. Tôi ra lệnh tóm ngay những tên vô lại đang bắn người đó.
Còn những gì liên quan đến Ostankino thì theo luật, chúng tôi hoàn toàn có quyền lên sóng truyền hình và giải thích cho nhân dân cả nước biết những gì đang xảy ra tại Matxcova để phản bác những thông tin lừa dối được phát suốt ngày đêm về Xô Viết tối cao và Phó tổng thống (tức A.Rutskoi).
Đã có sự ủng hộ từ các khu vực, nhưng không phải ở tất cả. Chúng tôi đã có các phái viên – Ghenadi Ziuganov (Chủ tịch Đảng cộng sản Nga), - ông này đi từ hôm 21/9 để vận động quần chúng nhân dân (ủng hộ Xô Viết tối cao) nhưng mất hút, đến ngày 2/10 thì đã lên truyền hình kêu gọi nhân dân thôi không ủng hộ chúng tôi nữa.
Aman Tuleev cũng đi để vận động thợ mỏ đứng về phía chúng tôi và cũng biến mất, đến sau này đã thấy ngồi chễm chệ trên chiếc ghế Bộ trưởng trong chính phủ Elsin.
Sau vụ bắn tòa nhà Xô viết (Quốc hội), Đảng Cộng sản Liên Bang Nga, Đảng dân chủ tự do Nga và Đảng “Iabloko” (Quả táo) đã ký với Elsin “Thỏa thuận về đồng thuận xã hội”.
Ngay sau các sự kiện tháng Mười, Văn phòng tổng thống đã gửi cho Viện kiểm sát các chỉ đạo về việc cần phải tiến hành điều tra như thế nào.
Các hướng dẫn cụ thể được viết rõ như sau: không tiến hành bất cứ một vụ tố tụng chính trị nào; không thành lập ủy ban điều tra, mà chỉ cần từ 5 đến 6 điều tra viên; công việc điều tra các sự kiện tháng Mười chỉ tiến hành trong thời gian từ 3 đến 4 ngày, tất cả các nghi phạm đều bị buộc tội theo các điều 102 và 17 (tức là tham gia vào các vụ giết người) và chuyển vụ án sang cho Tòa án binh. Thời gian xử án kéo dài 2 đến 3 ngày, và tất cả chúng tôi (những người bị xử án) đều phải bị kết án tử hình.
Lenta.ru:- Cái gì đã cứu ông thoát khỏi cái chết?
Ông Aleksandr Rutskoi: - Đó là tuyên bố của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao với nội dung là là sẽ không chấp hành các chỉ thị của Tổng thống Liên Bang Nga (Elsin), cùng với đó là quyết định từ chức.

Aleksandr Rutskoi (ở giữa) trong vòng tay của người thân và bạn bè khi ra khỏi nhà tù Lefortovo, 1994 . Ảnh: Оlеg Lastochkin / RIА Novosti
Lenta.ru: - Các ông có tiến hành đàm phán với đại diện của phía bên kia, tức với các đại diện của Tổng thống không?
Ông Aleksandr Rutskoi: - Có, các cuộc đàm phán đã được tiến hành. Và chúng tôi giữ một lập trường nhất quán – tiến hành đồng thời cuộc bầu cử các đại biểu nhân dân (đại biểu Quốc hội) và bầu cử tổng thống. Trong các cuộc đàm phán về phía Xô Viết tối cao có: Phó chủ tịch Xô Viết tối cao Voronhin, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ramazan Abdulatipov và Chủ tịch Hội đồng nước cộng hòa Venhiamin Sokolov.
Về phía Kremlin có: Chánh văn phòng Tổng thống Xergey Filatov, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng) Liên Bang Nga Oleg Soskovets, Thị trưởng Matxcova Iuri Luzkov, Tổng cục trưởng Tổng cục bảo vệ trật tự xã hội Bộ nội vụ LB Nga Viacheslav Ogorodnhikov. Đại diện cho Tòa án Hiến pháp là Vladimir Oleinhik.
Kremlin (phía Tổng thống) dứt khoát không đồng ý tiến hành đồng thời các cuộc bầu cử. Sau này các chính trị gia Kremlin đã tráo trở nói rằng Xô Viết tối cao không đồng ý với đề nghị trên (bầu cử đồng thời) và dường như vì thế mà họ buộc phải sử dụng vũ lực.
Kremlin cố tình kéo dài tiến trình đàm phán, tạo nên một bầu không khí khiêu khích. Chính những tên lính bắn tỉa nước ngoài dưới sự chỉ huy của Korzakov đã bắn các nhân viên cảnh sát và quân nhân của Bộ nội vụ.
Thật là một lũ phỉ! Hãy đọc hồi ký của chính Korzakov về việc Mikhail Barsukov (tư lệnh cảnh vệ Kremlin) đã ra lệnh đặt các bình ga trong phòng họp của Đại hội đại biểu nhân dân để sử dụng, nếu như ( Xô Viết) tối cao tuyên bố bất tín nhiệm tổng thống.
Lenta.ru: - Từ đâu có những thông tin về các lính bắn tỉa nước ngoài?
Ông Aleksandr Rutskoi: - Trên tạp chi “Stolitsa” (Thủ đô) đã từng cho đăng bài phóng vấn một tướng của FSB (Cơ quan an ninh liên bang) do phóng viên Mark Deich thực hiện. Trong bài trả lời phóng vấn này, viên tướng FSB kể lại việc Korzakov đã đón những lính bắn tỉa (nước ngoài) tại sân bay Vnukovo như thế nào và chúng (lính bắn tỉa) đã nhận 50 khẩu súng bắn tỉa tại một kho của cảnh sát đặc nhiệm ở Reutov ra sao. Ngoài ra, tại FSB và đội điều tra về vấn đề này cũng còn có cả các thông tin nghiệp vụ.
Lenta.ru: - Trong bài trả lời phỏng vấn của “Lenta.ru”, lãnh đạo Đảng tự do kinh tế Konstantin Borovoi có nhắc lại là trong những ngày đó ông đã dọa sẽ treo cổ ông ta trên Quảng trường Đỏ vì đã kêu gọi xử lý cứng rắn Xô Viết tối cao? Đấy có phải là sự thật không?
Ông Aleksandr Rutskoi: - Tôi hy vọng nhiều người biết ngài Borovoi đó là hạng người như thế nào. Nếu như ông ta đưa ra những tuyên bố như vậy, thì tôi nghĩ rằng, ông ta theo đuổi chỉ một mục đích: đánh bóng tên tuổi mình, anh hùng hóa bản thân.
Những dạng người tuyệt đối không có một tý giá trị gì như vậy đang bị bệnh háo danh hành hạ. Vì thế mà còn cách nào khác để thu hút sự chú ý của công chúng, nếu như không đưa ra các tuyên bố hoang tưởng.
Lenta.ru:- Khi nào thì ông hiểu ra rằng những người bảo vệ Tòa nhà Xô Viết tối cao đã bị thất bại? Trước đó ông có tính tới một kịch bản như vậy không?
Ông Aleksandr Rutskoi: -Ngày 01/10, sức lực (của những người bảo vệ Toà nhà Xô Viết tối cao) đã cạn. Tất cả những ai có thể, đều đã phản bội chúng tôi. 384 đại biểu đã vì những của bố thí mà Elsin hứa dành cho trong sắc lệnh của Tổng thống đã bỏ chạy sang phía Kremlin. Quân đội bị hạ nhục và giày xéo cũng ủng hộ lập trường của Kremlin. Và như thế là hết. Cuộc đối đầu kết thúc.
Nhưng chúng tôi, ít nhất, có lương tâm trong sạch. Trong quá trình điều tra, người ta đã tiến hành giám định những vũ khí thu được trong tòa nhà Xô Viết tối cao. Kết quả giám định cho thấy, không một người nào bị giết hại bởi những vũ khí này.
Từ đó không khó để rút ra kết luận ai là người đã giết hại 250 người và ai là tội phạm – những người đã đứng lên bảo vệ tổ quốc và nhân dân hay là những kẻ đã buộc đất nước phải quỳ gối do những cải cách của mình và cuối cùng đã dẫn đến sự phá sản (của nước Nga) năm 1998.


Những người nổi loạn tại tòa nhà thị chính Matxcova, 1993 . Ảnh Ghenadi Khamelianhin/TASS
Lenta.ru: - Ông có gặp lại Elsin sau những sự kiện tháng Mười, ví dụ như khi đang là thống đốc Vùng Kursk (như một tỉnh ở ta)?
Ông Aleksandr Rutskoi: - Tôi không bao giờ gặp lại Elsin nữa, nếu như không tính tới một lần tình cờ năm 1997 tại cuộc triển lãm ở Nhiznhi Novgorod. Chính quyền (Elsin) có thái độ tiêu cực trước việc tôi được bầu làm thống đốc (Kursk).
Trong 4 năm tôi làm thống đốc gần như không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào. Tôi bắt đầu (làm thống đốc) với thâm hụt ngân sách (của vùng) là 48%, sau đó đến cuối năm 2000, thu ngân sách vượt chỉ tiêu 12 %.
Lenta.ru: - Nếu như phân tích tất cả các tiến trình xảy ra tại đất nước trong những năm 90, có cái gì đó ông có thể cho điểm cộng (ưu điểm) không: đối với nhân dân, đối với đất nước hay đối với bản thân?
Ông Aleksandr Rutskoi: - Điểm cộng nào? Bạn hãy giở lại các trang lịch sử những năm 90, đồng thời hãy phân tích xem, nền kinh tế đất nước ta đã lâm vào tình trạng như thế nào.
Quyết định đúng duy nhất của Elsin là từ chức và bổ nhiệm Putin – một con người đứng đắn, có khả năng đưa đất nước ra khỏi vị thế bị lăng nhục.
Lê Hùng/Đất Việt (dịch và giới thiệu)
 =========================

21 nhận xét:

  1. 30 sĩ quan CIA nằm trong chính phủ của Eltsin, vạch chính sách cho nước Nga!
    Bài học nước Nga thời Eltsin liệu có làm cảnh tỉnh cho những cái đầu u muội người Việt cuồng Mỹ hiện nay?

    Trả lờiXóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 14:37 24 tháng 11, 2015

    Eltsin phá nát Đảng CSLX hủy hoai đắt nước Nga là quá rõ, nhưng còn do Gopbachyev nữa. Cũng còn tại các vị lãnh đạo tiền nhiệm đã để xảy ra trì trệ làm suy yếu đất nước và ĐCSLX.
    Nếu họ có tài như Lenin, Stalin thì không có tìh hình như thế.
    Tổng thống Putin từng nói: "Ai không tiếc nhớ Liên Xô thì người đó không có trái tim. Ai muốn hồi sinh LX thì người đó không có cái đầu". Bài học về LX sụp đổ không chỉ đau đớn riêng với nước Nga mà còn cả với nhiều nước trong đó có VN.
    Người Nga họ tự hào vì LX chiến thắng phát xít Đức cứu nhân loại trong thế chiến thứ 2. Lúc đó, lX chưa phải mạnh lắm mà làm được điều tưởng không thể. Vậy mà về sau lại để yếu kém bắt nguồn từ nội tại làm suy yếu dẫn đến tan rã, thế nên Putin chê là chê mô hình LX kém năng động...Đã gọi là Cách mạng, chủ nghĩa XH là khoa học mà bảo thủ, không phát hiện thấy sửa chữa khiếm khuyết của mình, trong khi tư bản họ cải đổi để chống lại trào lưu cách mạng do chủ nghĩa Mác Lenin đang tiến công họ cả châu Âu, châu Á, châu Mỹ...
    May là Đảng CSVN thấy được sai lầm kịp sửa chữa Đổi Mới nên vượt qua khủng hoảng kinh tế, đưa nước ta phát triển và giữ vững chế độ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. May hay là rủi đây trời ? Hay là trong cái may nhỏ có cái rủi quá to.

      Xóa
  3. Nhưng mà trước khi thực hiện cải tổ ,nghe nói ở Liên xô phải xếp hàng để mua bánh mỳ và nhu yếu phẩm ,còn sau cải tổ thì nhân dân không phải xếp hàng nữa ;như thế không biết là có tốt hơn cho nhân dân Liên Xô không?

    Còn trong vụ quốc liên bang Xô viết thực thi chính biến,việc làm của quốc hội không được nhân dân ủng hộ thì còn gì nói nữa chớ.

    Ý kiến bất mãn của mấy mấy nhà lãnh đạo Xô viết nói trên không thể phủ nhân được thực tế là:Ngày nay,nước Nga vẫn mạnh mẽ ,có tiếng nói trọng lượng hơn thời Xô viết.

    Thiết nghĩ người Nga ứng xử trong tiến trình cải tổ vẫn văn minh hơn nhiều so với cách làm của người TQ trong cách mạng văn hóa.

    Trả lờiXóa
  4. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 14:46 24 tháng 11, 2015

    Người ta nói LX sụp đỗ do giá dầu sụt giảm mạnh, vì Mỹ ...Chuyện Mỹ chống LX thì có gì là bí mật, lãnh đạo LX biết rõ, còn giá dầu giảm đúng là một nguyên nhân nhưng không chỉ có như thế.
    Chuyện mất đoàn kết trong khối XHCN nhất là giữa TQ với LX cũng gây tai hại nặng nề, tạo thêm yếu tố gây nên sự sụp đổ LX.

    Trả lờiXóa
  5. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 15:30 24 tháng 11, 2015

    Cách mạng Văn hóa của TQ không phải là đổi mới mà đạp đổ, là sát hại nhau trong nội bộ nói vậy mới đúng. Cách mạng đổi mới là cách làm của Đặng Tiểu Bình, ông ày rất thực dụng, câu nói nổi tiếng của ông ấy là mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột. Thời bấy giờ giữa TQ và Nhật Bản là hai nước trong hai phe XHCN và Tư bản nhưng Đặng Tiểu Bình đến Nhật cuối đầu chào lá cờ mặt trời mọc để mở ra bang giao dùng vốn khoa học kỹ thuật của họ cho phát triển TQ. Lúc đó, ở VN phản đối ông Đặng rất dữ nhưng sau lại làm theo, vì nhận ra ông ta làm như vậy có lợi cho đất nước. Vấn đề là phải biết nhìn nhận sai đúng mà điều chỉnh cho kịp thời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. văn lâm nghĩ trước CM văn hóa ,người TQ thường tuyên truyền Mỹ là con hổ giấy ,nhưng sau đó ,có thể ông Mao nghĩ khác đi,muốn có quan hệ với Mỹ nhưng biết chắc những soái , tướng từng tham chiến với Mỹ trên bán đảo Triều tiên không ủng hộ nên ông ấy bày ra CM văn hóa cốt để triệt phá những vật cản đường ...

      Và sau đó thì TQ và Mỹ có những tiếp xúc mà lợi ích của Mỹ là tách hẳn được TQ ra khỏi mối liên kết với Liên xô( lúc đó đã có rạn nứt lớn) .Còn TQ là họ đã hiểu ra,không có quan hệ với Mỹ,không có khoa học công nghệ của mỹ ,nhất là không được Mỹ ngầm ủng hộ,họ không thể thực hiện giấc mộng Trung hoa được...Người ta thấy sau đó là Mỹ ủng hộ TQ vào Liên hiệp quốc (ONU)hơn nữa còn là thành viên Hội đồng bảo an đầy quyền lực;rồi TQ lơ là chống Mỹ ở VN;rồi TQ đánh chiếm Hoàng sa của VN...trong con mắt thờ ơ của Mỹ...

      Xâu chuỗi sự kiện này là gì nếu không phải là một cuộc cải tổ (perestroika),nhưng là cải tổ theo kiểu cách của TQ mà thôi !

      Xóa
  6. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 15:33 24 tháng 11, 2015

    Tôi gõ sai chữ cúi đầu

    Trả lờiXóa
  7. Một người chết đi và bị đẩy xuống địa ngục. Anh ta được chọn giữa địa ngục tư bản và địa ngục cộng sản. Anh ta thấy một hàng người dài xếp hàng trước cửa địa ngục CS, nhưng không có ai xếp hàng trước cửa địa ngục tư bản, liền ra chỗ cửa địa ngục tư bản trước. Ở đó có Adam Smith đứng canh. Khi được hỏi ở đây thế nào, Smith trả lời: anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.
    Nghe thấy kinh hãi quá, anh chàng liền chạy sang xếp hàng bên cửa địa ngục CS. Khi đến lượt, thấy có Karl Marx canh cửa. Khi hỏi “ở đây thế nào”, Marx cũng trả lời: “anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.” Anh chàng thắc mắc: “thế có gì khác với địa ngục TB ? !”. “Ở đây hay thiếu dầu để nướng, và khi có dầu thì cũng thiếu dao”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay! Có lẽ thực tế cũng ko khác bao nhiêu.

      Xóa
  8. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 19:05 24 tháng 11, 2015

    Ông Năc này mới đầu thai lên trái đất lúc nào đây?
    Ở dưới ông bị đưa vô vạc dầu nào, sao không kể cho mọi người nghe thử!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy ông nói chuyện có vẻ tử tế, xin tranh luận với ông đôi chút. Bản thân LX sụp đổ vì nó thất bại ngay từ lúc khởi đầu. Xin thưa với ông, cuộc CM tháng 10 Nga chẳng qua là cuộc khởi nghĩa nông dân trong thời điểm PK suy tàn nhưng TB chưa bắt rễ vững chắc. Nếu Lê Nin và Stalin thiên tài thì mấy ông đó đã sửa lại chủ nghĩa Max cho phù hợp thì chắc chắn chủ nghĩa Mác-Lê sẽ dẫn đường cho nhân loại.

      Thật ra lý thuyết thế giới đại đồng hay làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, nếu xét ra cho cùng cũng là lý thuyết bình quân, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo. Một khẩu hiệu đắc nhân tâm từ ngàn xưa tới nay.

      Xóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 09:31 25 tháng 11, 2015

    Tôi nghĩ khác Nặc danh 03:13 Ngày 25 tháng 11 năm 1915.
    Nếu Lenin Stalin không tài giỏi làm sao dẹp được đám Cu lắc, Bạch vệ, tàn quân Sa Hoàng và 14 nước TB chống nước Nga Sô viết, rồi lấy đâu sức mạnh mà đánh bại phát xít Đức. Ông Nặc chắc sẽ nói có Đồng Minh Mỹ, Anh, Pháp phải không? Tôi nêu ra vài ý thôi: Pháp lo cho nước họ không xong sức đây lo cho ai. Anh cũng có giúp gì cho LX đâu, còn mỹ họ rất thâm độc nói Đồng Minh nhưng họ chỉ lo đối phó cầm chừng muốn để cho Đức xơi LX xong họ hưởng, chỉ có bán vũ khí để lấy tiền là chính.Khi thấy LX đánh Đức sắp thua tới nơi họ hốt hoảng mới đánh phía Tây nước Đức, nhưng quá trể nên quân đội LX đến chiếm Bá Linh trước, nếu họ thực lòng đánh từ trước chắc LX khó mà dành được một phần Đông Đức trong đó có thủ đô Bá Linh.
    Nhưng mà thôi, tôi và ông hai tư tưởng khác nhau, có cãi nhau cho tới chết cũng không ai chịu ai đâu, nghỉ cho khỏe nhé ông bạn Nặc danh (đã nặc thì đâu có hình dung được ông là ai già hay trẻ, sống ở Mỹ hay pháp hoặc đâu đó trên dã đất hình chữ S này).!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông càng nói càng chứng tỏ ông ko có lập trường và quan điểm riêng của mình. Với lại chưa gì đã sợ cãi nhau tới chết mà ko ra chân lý. Điều này chứng tỏ ông sợ tranh luận 1 cách sòng phẳng. Mà dù có nặc thì có quan trọng gì đâu.

      Như tôi đã nói, CM tháng 10 là cuộc khởi nghĩa nông dân . Và tôi không có nói Lê nin và Stalin ko tài giỏi. Chỉ nói họ ko phải là thiên tài. Giữa tài giỏi và thiên tài là 1 khoảng cách xa lắm. Tất nhiên, nếu họ không tài giỏi thì làm sao là lãnh tụ của cuộc cách mạng. Và đương nhiên, giữa tài giỏi và láu cá để hơn người cũng chỉ cách nhau 1 bước chân.

      Chuyện ông nói về nội chiến Nga 1918 đó là hệ quả tất yếu của cái mới chiến thắng cái cũ. Ông chỉ nhìn bề nổi mà ko xét đến nguyên nhân. Sở dĩ đám Bạch vệ, bảo hoàng thua cuộc vì đó là lẽ tất nhiên vì lúc này PK chỉ còn là bóng ma. Nó cũng giống như Thiên Địa Hội Phản Thanh Phục Minh của Tàu chứ khác gì. Vậy nếu luận mà xét thì Lê Nin lúc bấy giờ cũng như Khang Hy chứ có khác gì đâu. Đâu đến nỗi phải phong thánh cho ông ta.

      Xóa
    2. Còn chuyện PX Đức thất bại khi đánh LX, nguyên nhân chính là do thời tiết. Trước Hitle đã có bài học của Napoleon khi nướng gần nửa triệu quân trên đất Nga cũng vì thời tiết. Ông chỉ thấy được bề nổi. Còn chuyện ông nói Mỹ là đồng minh đối phó cầm chừng nhằm để Hitler tiêu diệt LX để họ bán vũ khí lấy tiền là nói theo luận điệu tuyên truyền, ko có quan điểm riêng của mình. 1 người bình thường nghe ông nói như vậy có thể chỉ ra ngay sự phi lý đó.

      Xóa
  10. Hỏi: - Có thể tồn tại Đảng đối lập ở Liên Xô hay không?
    Đáp: - Không, bởi nếu người ta cho phép thêm một Đảng nữa thì tất cả mọi người lại gia nhập Đảng này và thế là lại độc đảng như cũ.

    Trả lờiXóa
  11. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 17:00 25 tháng 11, 2015

    Ông nặc lại nói sai nữa rồi. Đức thua LX vì thời tiết sao? Vậy chứ khi Đức rút chạy về trên đất nước họ cũng thua tiếp, Hít le phải tự sát cùng bà vợ hờ? Chắc lúc đó ở Đức bị khí lạnh nước Nga tràn sang mạnh quá nên quân lính Đức cóng chân cóng tay không bắn được, hết khả năng chiến đấu nên phải đầu hàng LX phải không Nặc? Bó tay !!!
    Thôi nhé, kích động không được nữa đâu, chơi với...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông bắt đầu cãi cùn rồi. Thất vọng quá. Giống như đánh cờ, lạc nước 2 xe đành bỏ phí. Hitler dồn sức người, sức của cho trận quyết đấu với LX. khi đã thất bại trên đất LX thì tất nhiên sẽ là hiệu ứng Domino thất bại sau đó. Việc Hitler thất bại cuối cùng có thể đoán trước được, vấn đề là thời gian. Kích động gì ở đây ông bạn.

      Xóa
  12. Bác chủ tịch nước đang thăm chính thức nước Đức, lại cũng xin người ta công nhận nền kinh tế thị trường cho VN. Khổ.

    Trả lờiXóa
  13. Ồi ,hai bác NĐT với bác Nặc 18:03 tranh luận lí thú quá,văn lâm hâm mộ độ mát tính của 2 bác đó.

    Xem kỹ quan điểm của 2 bác ,văn lâm thấy cũng có lý khi nói Napoleon hay Đức thua Nga bởi thời tiết ,nói thế cũng đúng nhưng chưa đủ.Thực tế tiềm lực quân sự của Đức trong thế chiến 2 là mạnh hơn Nga nhưng nước Nga có thế mạnh vô địch đó là diện tích của nước Nga rất lớn,lực lượng của Đức bị căng mỏng ra ,không dễ có thể tập trung để tạo sức mạnh áp đảo cộng thêm thời tiết khắc nghiệt mùa đông ở Nga ,cộng với tinh thần Xô Viết vệ quốc vô địch của Người Nga (Thiên thời địa lợi nhân hòa đều thuộc Nga)nên Đức thua ,Nga thắng .

    Xin ké hai bác vài dòng ,có gì chưa đúng mong được bỏ qua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đây, tôi chỉ nói đến nguyên nhân chính. Tất nhiên, ngoài yếu tố thời tiết còn có rất nhiều nguyên nhân khác. Và tôi lấy Napoleon để so sánh để cho ông NGƯỜI ĐẤT THÉP thấy được vũ khí lợi hại nhất của LX chính là thời tiết. Ta cũng biết là trong chiến tranh thế giới thứ 2, lực lượng quan trọng nhất trong tấn công bộ binh chính là Tank. Mà nhiệt độ xuống thấp làm đông cả nhiên liệu trong khi ko có sự chuẩn bị từ trước đó thì không thua mới là lạ.

      Xóa