Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

"THUẾ THUỘC ĐỊA" VÀ NỀN ĐỘC LẬP GIẢ HIỆU MÀ THỰC DÂN PHÁP DUY TRÌ Ở CHÂU PHI CHO ĐẾN NGÀY NAY



Lời dẫn: Mấy hôm nay, bạn đọc của Google.tienlang đang sôi nổi thảo luận về "công tích" của Quan Toàn quyền Đông Dương Pau Doumer và về “công tích” nói chung của người Pháp ở VN. Ở bài về Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ cũng có ý kiến bàn về “công tích” của chế độ VNCH cùng người Mỹ ở VN. Tất nhiên, trong số người Việt, cũng có không ít kẻ bợ đít ngoại bang để xuyên tạc, bóp méo lịch sử nhằm chạy tội cho những kẻ xâm lược. Đặc biệt có nhà dzận trơ trẽn, mặt dày như “nhà dân chủ” Osin Huy Đức, tức Trương Huy San khi anh ta dám phát ngôn ngược 180 độ về 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta.  Và vì vậy, anh ta bị bà Mượt nặng lời chửi bới cũng không oan…

Để hiểu thêm về “công tích” ở các xứ thuộc địa, trong đó có Việt Nam ta, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết 14 African Countries Forced by France to PayColonial Tax For the Benefits of Slavery and Colonization Dịch: Pháp buộc 14 nước châu Phi phải trả thuế thuộc địa vì những lợi ích của chế độ nô lệ và thuộc địa! của tác giả Mawuna Remarque Koutonin, đăng trên trang Silicon Africa. Tác giả sẽ cho ta thấy phần nào sự thật cay đắng của những "nền độc lập thỏa hiệp" mà nhiều quốc gia châu Phi vẫn đang phải chịu đựng đến tận bây giờ…

**************************************


By:

Africa-France-relationshipDid you know many African countries continue to pay colonial tax to France since their independence till today!

When Sékou Touré of Guinea decided in 1958 to get out of french colonial empire, and opted for the country independence, the french colonial elite in Paris got so furious, and in a historic act of fury the french administration in Guinea destroyed everything in the country which represented what they called the benefits from french colonization.
Đọc toàn bài:
http://www.siliconafrica.com/france-colonial-tax
Dịch:
 Pháp buộc 14 nước châu Phi phải trả thuế thuộc địa vì những lợi ích của chế độ nô lệ và thuộc địa!


Năm 1958, Khi Sékou Touré của Guinea quyết định thoát ra khỏi đế chế thực dân Pháp, và lựa chọn nền độc lập quốc gia, tầng lớp chóp bu của thực dân Pháp ở Paris đã rất tức giận, và trong cơn thịnh nộ lịch sử, chính quyền Pháp ở Guinea đã phá hủy tất cả mọi thứ tại đất nước này vốn đại diện cho những gì họ gọi là những lợi ích từ chế độ thực dân Pháp.

Ba ngàn người Pháp rời khỏi đất nước, cùng với tất cả tài sản của họ và phá hủy bất cứ thứ gì không thể chuyển đi được: trường học, nhà trẻ, các tòa nhà hành chính công bị phá sập; xe ô tô, sách vở, thuốc men, dụng cụ nghiên cứu, máy kéo đã bị nghiền nát và phá hoại; ngựa, bò trong các trang trại đã bị giết chết, và thực phẩm trong nhà kho đã bị đốt cháy hoặc bị đầu độc.

Mục đích của hành động thái quá này là để gửi một thông điệp rõ ràng cho tất cả các thuộc địa khác về hậu quả của việc chối bỏ Pháp sẽ rất khủng khiếp.

Nỗi sợ hãi từ từ lan tỏa trong tầng lớp ưu tú của châu Phi, và không ai sau sự kiện Guinea có đủ can đảm để làm theo tấm gương của Sekou Touré, người có câu khẩu hiệu: "Chúng tôi thích sự tự do trong đói nghèo hơn là sự giàu có trong chế độ nô lệ."

Sylvanus Olympio, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Togo, một quốc gia nhỏ bé ở phía tây châu Phi, tìm thấy một giải pháp trung hòa đối với nước Pháp.

Ông không muốn đất nước của mình để tiếp tục dưới quyền thống trị của Pháp, do đó ông đã từ chối ký hiệp ước thuộc địa tiếp theo do De Gaule đề xuất, nhưng đồng ý trả một món nợ hàng năm sang Pháp cho cái gọi là lợi ích Togo đã có từ chế độ thực dân Pháp. Đó là điều kiện duy nhất để người Pháp không tàn phá đất nước trước khi rời đi. Tuy nhiên, số tiền ước tính của Pháp là quá lớn khi mức bồi thường cho cái gọi là "khoản nợ thuộc địa" chiếm gần 40% ngân sách quốc gia vào năm 1963.

Tình hình tài chính của đất nước Togo mới độc lập là rất không ổn định, do đó, để có thể ra khỏi tình trạng này, Olympio quyết định rút khỏi hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA (đồng franc cho các thuộc địa của Pháp ở châu Phi), và phát hành đồng tiền riêng.

Ngày 13 tháng 01 năm 1963, ba ngày sau khi đồng tiền chính thức của đất nước bắt đầu được in, một nhóm lính ngu dốt dưới sự giật dây của Pháp đã giết chết vị tổng thống dân cử đầu tiên của châu Phi vừa được độc lập. Olympio đã bị giết bởi Etienne Gnassingbe, một cựu sỹ quan quân đội Lê dương Pháp, người được cho là đã nhận được số tiền thưởng 612 đô-la từ lãnh sự quán Pháp tại địa phương với công việc giết người này.

Giấc mơ của Olympio là xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ và tự lực cánh sinh. Nhưng người Pháp không thích ý tưởng đó.

Ngày 30 tháng 6 năm 1962, Modiba Keita, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Mali, quyết định rút khỏi hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA, vốn đã được áp dụng đối với 12 quốc gia châu Phi mới độc lập. Đối với vị tổng thống Mali này, người vốn nghiên cứu về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, rõ ràng là hiệp ước thuộc địa mở rộng với Pháp là một cái bẫy, một gánh nặng cho sự phát triển đất nước.

Ngày 19 Tháng 11 năm 1968, giống như Olympio, Keita đã là nạn nhân của một cuộc đảo chính được thực hiện bởi một cựu lính Lê dương Pháp khác, trung úy Moussa Traoré.

Thực tế là trong thời kỳ hỗn loạn của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi khỏi chế độ thực dân châu Âu, Pháp đã liên tục sử dụng nhiều cựu binh Lê dương để thực hiện các cuộc đảo chính chống lại các tổng thống dân bầu:


  • Ngày 1 Tháng 1 năm 1966, Jean-Bédel Bokassa, một cựu binh Lê dương Pháp, thực hiện một cuộc đảo chính chống lại David Dacko, Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Trung Phi.
  • Ngày 3 tháng 1 năm 1966, Maurice Yaméogo, Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Upper Volta, bây giờ gọi là Burkina Faso, là nạn nhân của một cuộc đảo chính thực bởi Aboubacar Sangoulé Lamizana, một cựu binh Lê dương Pháp, người đã chiến đấu trong quân đội Pháp ở Indonesia và Algeria chống lại nền độc lập của các nước này.
  • Vào ngày 26 Tháng Mười năm 1972, Mathieu Kérékou, một người vệ sỹ của Tổng thống Hubert Maga, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Benin, tiến hành một cuộc đảo chính, ngay sau khi ông ta được tham dự các khóa học tại các trường quân sự của Pháp trong những năm 1968-1970.

Trên thực tế, trong suốt 50 năm qua, có tổng cộng 67 cuộc đảo chính xảy ra tại 26 quốc gia ở châu Phi, mà 16 trong số đó là những nước cựu thuộc địa của Pháp, có nghĩa là 61% các cuộc đảo chính xảy ra ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp.
Như những con số này đã chứng minh, Pháp đã khá dữ dội và tích cực trong việc giữ lại ảnh hưởng mạnh mẽ của mình tại các thuộc địa cũ, bằng bất cứ giá nào, cách thức nào.

Tháng 3 năm 2008, cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói:

"Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ trượt xuống thứ hạng của một (thế giới) quyền lực thứ ba"

Người tiền nhiệm của Chirac, cựu tổng thống François Mitterand đã tiên tri từ năm 1957 rằng:

"Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ không có lịch sử trong thế kỷ 21"

Ngay lúc này đây, khi tôi đang viết bài này, 14 quốc gia châu Phi bị Pháp bắt buộc, trong một hiệp ước thuộc địa, phải đưa 85% dự trữ nước ngoài của họ vào ngân hàng trung ương Pháp dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp. Cho đến bây giờ, năm 2014, Togo và khoảng 13 quốc gia châu Phi khác vẫn phải trả "khoản nợ thuộc địa" cho Pháp. Lãnh đạo châu Phi nào từ chối sẽ bị giết hoặc là nạn nhân của những cuộc đảo chính. Ai vâng lời sẽ được Pháp hỗ trợ và khen thưởng Pháp với một cuộc sống xa hoa trong khi người dân của họ phải chịu đựng cảnh nghèo cùng cực, và tuyệt vọng.

Đây đích thực là một hệ thống ma quỷ và mặc dù bị Liên minh châu Âu chỉ trích, nước Pháp vẫn chưa sẵn sàng để dỡ bỏ hệ thống thuộc địa này khi nó đem về cho nước Pháp khoảng 500 tỷ đô-la từ châu Phi.

Chúng ta thường lên án các nhà lãnh đạo châu Phi tham nhũng và phục vụ lợi ích quốc gia phương Tây, nhưng điều đó có nguyên nhân của nó. Họ cư xử như vậy bởi vì họ sợ bị giết hoặc là nạn nhân của một cuộc đảo chính. Họ muốn có một quốc gia mạnh mẽ để hỗ trợ họ khi bị xâm lược hay gặp rắc rối. Nhưng, ngược lại với sự bảo vệ hữu hảo, sự bảo vệ của phương Tây là kết quả của sự thỏa thuận với việc các nhà lãnh đạo châu Phi phải từ bỏ việc phục vụ người dân của họ, lợi ích quốc gia của họ.

Lãnh đạo châu Phi sẽ làm việc vì lợi ích của người dân nước họ nếu họ không liên tục quấy nhiễu và bị bắt nạt bởi các nước đế quốc.

Năm 1958, lo sợ về hậu quả của việc lựa chọn độc lập, giáng xuống từ nước Pháp, Leopold Sédar Senghor tuyên bố: "Sự lựa chọn của người dân Senegal là độc lập; nhưng họ chỉ muốn nó trong sự hữu hảo với nước Pháp, chứ không có trong sự bất hòa."

Từ đó về sau Pháp chỉ chấp nhận một "nền độc lập trên giấy" cho các thuộc địa của mình, nhưng các nước này phải đã ký kết "Hợp tác Accords", mô tả chi tiết bản chất của mối quan hệ của họ với Pháp, đặc biệt, bị buộc chặt vào hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp (đồng Franc), hệ thống giáo dục Pháp, quân sự và các ưu đãi thương mại.

Dưới đây là 11 thành phần chính của "hiệp ước thuộc địa mở rộng" có từ những năm 1950:

# 1. Khoản nợ thuộc địa vì những lợi ích từ chế độ thuộc địa Pháp

Các quốc gia mới được "độc lập" trả tiền cho cơ sở hạ tầng được Pháp xây dựng trong nước thời thuộc địa.


Tôi vẫn phải tìm ra các chi tiết đầy đủ về các số liệu, đánh giá những lợi ích thực dân và các điều khoản thanh toán đối với các nước châu Phi, nhưng chúng tôi đang làm việc trên đó (giúp chúng tôi với thông tin).


# 2. Tự động tịch thu của dự trữ quốc gia

Các nước châu Phi phải gửi dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào ngân hàng trung ương Pháp.

Pháp đang giữ ngân khố dự trữ quốc gia của mười bốn nước châu Phi kể từ năm 1961: Benin, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Senegal, Togo, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, CH Congo, Equatorial Guinea và Gabon .

Tiến sĩ Gary K. Busch cho biết:
"Chi phối chính sách tiền tệ là một hình thức xâm lược các nước khác một cách không bị làm phức tạp hóa, bởi vì, trên thực tế, nó được điều hành bởi Kho bạc Pháp, mà không cần tham vấn bất cứ cơ quan tài chính trung ương nào của WAEMU hoặc CEMAC. Theo các điều khoản của thỏa thuận về việc thiết lập các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia châu Phi (CFA) thì các ngân hàng này có nghĩa vụ phải gửi ít nhất 65% dự trữ ngoại hối của mình vào một "tài khoản giao dịch" tại Kho bạc Pháp, cùng với 20% khác để trang trải các khoản nợ tài chính.

Các ngân hàng trung ương CFA cũng áp đặt một khoản tín dụng mở rộng cho mỗi nước thành viên tương đương với 20% thu nhập của các nước này trong năm trước đó. Mặc dù BEACBCEAO có một cơ sở thấu chi với Kho bạc Pháp, các khoản giải ngân phải tùy thuộc vào sự đồng ý của Kho bạc Pháp. Nói cho cùng là của Kho bạc Pháp đã đầu tư dự trữ ngoại hối của các nước châu Phi vào chính mã cổ phiếu của nó ở thị trường chứng khoán Paris (Paris Bourse).

Nói ngắn gọn, hơn 80% dự trữ nước ngoài của các nước châu Phi được gửi vào "tài khoản giao dịch" dưới sự kiểm soát của Kho bạc Pháp. Hai ngân hàng CFA dù dưới cái tên châu Phi, nhưng không hề có được chính sách tiền tệ của riêng mình. Bản thân các nước cũng không biết, và cũng không được biết, có bao nhiêu dự trữ ngoại hối đang giữ bởi Kho bạc Pháp thuộc về họ.

Lợi nhuận từ đầu tư bằng tiền của các quỹ này trong Kho bạc Pháp được bổ sung vào quỹ nhưng không có bản kiểm kê chi tiết về bất kỳ sự thay đổi nào được đưa ra cho cả những ngân hàng này hay các quốc gia châu Phi. Một nhóm hạn chế các quan chức cao cấp tại Kho bạc nhà nước Pháp, những người biết rõ về số tiền trong "tài khoản giao dịch", nơi mà các quỹ này được đầu tư; các khoản lợi nhuận từ đầu tư; đều bị cấm tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho các ngân hàng CFA hoặc các ngân hàng trung ương của các quốc gia châu Phi."

Ước tính, hiện Pháp đang nắm giữ gần 500 tỷ đô-la của các nước châu Phi trong ngân quỹ của mình, và sẽ làm bất cứ điều gì để chống lại bất cứ ai muốn làm sáng tỏ sự đen tối của đế chế cũ này.

Các nước châu Phi không có quyền đụng vào số tiền đó.

Pháp chỉ cho phép họ tiếp cận có 15% số tiền mỗi năm. Nếu họ cần nhiều hơn thế, họ phải vay thêm tiền từ 65% của họ trong Kho bạc Pháp với lãi suất thương mại.

Tệ hơn nữa, Pháp áp đặt một hạn mức trên số tiền mà các nước có thể vay từ nguồn dự trữ này. Hạn mức được cố định là 20% thu nhập quốc gia của họ trong năm trước đó. Nếu các quốc gia cần phải vay mượn hơn 20% số tiền của họ, Pháp có quyền phủ quyết.

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac gần đây đã nói về tiền quốc gia châu Phi trong các ngân hàng Pháp. Dưới đây là một đoạn video của ông ta nói về kế hoạch khai thác của Pháp. Ông ta nói bằng tiếng Pháp, nhưng có thể tạm dịch như dưới đây:

"Chúng ta phải thành thật, và thừa nhận rằng một phần lớn số tiền trong ngân hàng chúng ta đến, chính xác là, từ việc khai thác lục địa châu Phi"

# 3. Quyền được ưu tiên đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào được tìm thấy trong nước.

Pháp được quyền đầu tiên mua bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy của các cựu thuộc địa. Chỉ sau khi Pháp nói "Tôi không quan tâm", thì các nước châu Phi được cho phép để tìm kiếm các đối tác khác.

#4. Ưu tiên cho Pháp và các công ty Pháp trong mua sắm công và đấu thầu công khai

Trong các hợp đồng của chính phủ cựu thuộc địa, các công ty của Pháp phải được xem xét ưu tiên đấu thầu trước, họ nhả ra mới được tìm nơi khác. Do vậy, trong rất nhiều ngành kinh tế trọng điểm của các cựu thuộc địa đều ở trong tay của người Pháp.

Ví dụ, tại Bờ biển Ngà, các công ty Pháp sở hữu và kiểm soát tất cả các dịch vụ tiện ích lớn như nước, điện, điện thoại, giao thông, bến cảng và các ngân hàng lớn, cũng như các ngành thương mại, xây dựng, nông nghiệp.

Cuối cùng, như tôi đã viết trong một bài viết trước, người Châu Phi bây giờ "sống trên một lục địa thuộc sở hữu của người châu Âu"!

# 5. Pháp được độc quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo cho các cán bộ quân sự nước cựu thuộc địa.

Thông qua các “học bổng”, “trợ cấp”, các quốc gia cựu thuộc địa châu Phi phải gửi sĩ quan quân đội cấp cao của họ đến đào tạo ở Pháp hoặc các cơ sở đào tạo Pháp. Nhờ đó, Pháp luôn duy trì được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn "nội gián" trong bộ máy quân sự các nước châu Phi và nuôi dưỡng lực lượng này. Họ không hoạt động khi không cần thiết, và được kích hoạt khi cần thiết cho một cuộc đảo chính hay bất kỳ mục đích nào khác!


# 6. Phải cho Pháp để sẵn sàng triển khai quân đội và can thiệp quân sự các nước cựu thuộc địa để bảo vệ lợi ích của Pháp.

Điều này tương tư như một "Hiệp định quốc phòng" thuộc khối Hiệp ước Thuộc địa Pháp. Pháp có quyền hợp pháp để can thiệp quân sự vào các nước châu Phi, cũng như đóng quân vĩnh viễn trong các căn cứ trên lãnh thổ các nước này (Mời xem bản đồ quân sự Pháp ở các nước Châu Phi).
Bản đồ quân sự Pháp ở các nước Châu Phi

Khi Tổng thống Laurent Gbagbo của Bờ Biển Ngà cố gắng để kết thúc việc khai thác thuộc địa trên nước mình, Pháp đã tổ chức một cuộc đảo chính. Trong suốt quá trình lâu dài để lật đổ Gbagbo, xe tăng, trực thăng vũ trang và lực lượng đặc biệt Pháp đã can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột, bắn vào thường dân và giết nhiều người.

Như để xát muối vào vết thương, Pháp ước tính rằng cộng đồng doanh nghiệp Pháp đã mất vài triệu đô la, trong khi đó, trong cuộc tháo chạy khỏi Abidjan năm 2006, quân Pháp tàn sát 65 thường dân không vũ trang và làm bị thương 1.200 người khác.

Sau khi thực hiện cuộc đảo chính thành công và chuyển giao quyền lực cho Alassane Outtara, Pháp đã yêu cầu chính phủ Ouattara phải bồi thường cho cộng đồng doanh nghiệp Pháp về những tổn thất trong cuộc nội chiến. Thực tế, chính phủ Ouattara đã phải trả cho họ gấp hai lần những gì họ nói rằng họ đã bị mất trong cuộc di dời.

# 7. Có nghĩa vụ cho tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và ngôn ngữ cho giáo dục.

Oui, Monsieur. Vous devez parlez français, la langue de Molière!
Thực tế, một tổ chức phổ biến văn hóa và ngôn ngữ của Pháp gọi là "Cộng đồng Pháp ngữ" được xây dựng ở các nước cựu thuộc địa với nhiều chi nhánh khác nhau chịu sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp.

Như đã nói trong bài viết này, nếu tiếng Pháp là ngôn ngữ duy nhất mà bạn có thể nói, bạn chỉ có thể truy cập ít hơn 4% tri thức và tư tưởng của nhân loại. Rất hạn chế.


# 8. Nghĩa vụ sử dụng hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA.

Đó thực sự là con bò sữa của nước Pháp và bất chấp Liên minh châu Âu lên án việc làm xấu xa này nhưng Pháp không chịu từ bỏ chương trình đem lại 500 tỷ USD cho kho bạc của mình từ các nước Châu Phi thuộc địa cũ. Khi đồng Euro bắt đầu được khởi xướng tại châu Âu, các nước châu Âu phát hiện ra các chương trình này của Pháp. Nhiều nước, đặc biệt là các nước Bắc Âu đã phát hoảng và đề nghị Pháp bỏ hệ thống này nhưng không thành công.


# 9. Nghĩa vụ gửi cho Pháp dự trữ và cân đối thu chi hàng năm.

Nếu không có báo cáo, không có tiền.

Dù sao các thư ký của ngân hàng trung ương của các cựu thuộc địa, và thư ký của các cuộc họp, tổ chức hai lần một năm, của các Bộ trưởng Tài chính của các cựu thuộc địa được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương / Kho bạc Pháp.


# 10. Không được phép gia nhập bất cứ liên minh quân sự nào khác trừ khi được sự cho phép của Pháp.

Các nước châu Phi nói chung là những người ít khi có ý muốn liên minh quân sự khu vực. Hầu hết các nước đó chỉ có liên minh quân sự với các cựu thực dân của họ! (Có vẻ buồn cười, nhưng bạn không thể làm tốt hơn!).

Với các cựu thuộc địa của Pháp, Pháp cấm họ để tìm kiếm liên minh quân sự khác, trừ khi do Pháp cung cấp cho họ.


# 11. Nghĩa vụ liên minh với Pháp trong hoàn cảnh chiến tranh hay khủng hoảng toàn cầu

Hơn một triệu lính châu Phi đã tham gia cuộc chiến chống Phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đóng góp của họ thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ, nhưng bạn nghĩ sao khi chỉ mất có 6 tuần để Đức đánh bại Pháp vào năm 1940? Người Pháp biết người châu Phi có thể có ích cho các cuộc chiến đấu cho "Grandeur de la France" trong tương lai.

Có một cái gì đó gần như điên loạn trong mối quan hệ của Pháp với châu Phi.

Đầu tiên, Pháp say sưa cướp bóc và khai thác châu Phi kể từ thời của chế độ nô lệ. Sau đó, tầng lớp ưu tú của họ đã hoàn toàn thiếu sự sáng tạo và trí tưởng tượng để nghĩ xa hơn là chìm đắm trong quá khứ và truyền thống.

Cuối cùng, nước Pháp lại tìm ra 2 kẻ, vốn hoàn toàn chìm nghỉm trong quá khứ: Bộ Tài chính và Ngân sách và Bộ Ngoại giao.

Hai cơ quan này không chỉ là một mối đe dọa cho châu Phi, mà còn với chính người Pháp.

Những người châu Phi phải tự lực tự cường để tự giải phóng chính mình, mà không cần phải xin phép. Tôi vẫn không thể hiểu được thế nào mà 450 binh sĩ Pháp tại Bờ biển Ngà có thể kiểm soát dân số 20 triệu người !?

Phản ứng đầu tiên của mọi người khi họ biết về "thuế thuộc địa" của Pháp thường là một câu hỏi: "Sẽ đến khi nào?"

Một so sánh lịch sử là, Pháp đã buộc Haiti phải trả số tiền, tương đương với giá trị hiện nay là 21 tỷ đô-la từ năm 1804 đến năm 1947 (gần một thế kỷ rưỡi) cho các thiệt hại của các nhà buôn nô lệ Pháp bằng việc bãi bỏ chế độ nô lệ và giải phóng nô lệ Haiti.

Các nước châu Phi đang phải trả thuế thuộc địa chỉ mới trong vòng 50 năm qua, vì vậy tôi nghĩ rằng có thể còn phải trả trong vòng 1 thế kỷ nữa!
------
 Mawuna Remarque Koutonin

10 nhận xét:

  1. Một bài viết quá hay với những dẫn chứng thuyết phục.
    Các bác rận xĩ từ nay đừng có bi bô như anh Osin Huy Đức nữa nhé:
    "Tao không nghĩ nước mày đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại. Một người bạn Hàn Quốc đã nói với tôi."

    Trả lờiXóa
  2. Gửi Huy Đức, Dương Hoài Linh và những anh/chị zận trủ.
    Các anh không cần đi đâu xa để tìm hiểu ma hãy đọc ngay ở Google.tienlang này thôi. Người sĩ quan Nam Hàn nghĩ gì về cuộc chiến Cống Mỹ cứu nước của nhân dân ta?
    =======
    Cảm ơn Trần Thị Hương Ly giới thiệu bài viết cảm động này...
    Tôi rất muốn tìm hiểu về lịch sử cha ông qua những trang viết của những người ở phía bên kia. Họ đã nghĩ gì, làm gì với cha ông chúng ta?
    Đọc những dòng hồi ký này, thật khó cầm được nước mắt. Cha ông mình anh dũng quá khiến những tên lính ngoại bang phải run sợ....
    Dưới đây là những dòng hồi ký của Kim Jin Sun- một cựu chiến binh Nam Hàn đã tham chiến ở Việt Nam trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông đã về hưu với quân hàm Đại tướng.
    Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tướng Kim giữ chức Đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 11 trong sư đoàn Mãnh Hổ. Ông khá được trọng dụng vì "chỉ biết truy tìm và diệt Việt Cộng (VC)" với biệt danh "tướng cướp rừng xanh"...
    Tuy nhiên qua hồi ký này người đọc sẽ thấy những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tướng về hưu Kim Jin Sun phải suy nghĩ và ân hận trong giai đoạn cuối đời.
    1- Phần 1: NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG TRONG CON MẮT SĨ QUAN NAM HÀN QUỐC
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/nguoi-linh-giai-phong-trong-con-mat-si.html

    2- Phần 2: NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG TRONG CON MẮT SĨ QUAN NAM HÀN
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/p-2-nguoi-linh-giai-phong-trong-con-mat.html

    3- Phần 3: NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG TRONG CON MẮT SĨ QUAN NAM HÀN
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/phan-3-nguoi-linh-giai-phong-trong-con.html

    4- Phần 4: NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG TRONG CON MẮT SĨ QUAN NAM HÀN
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/phan-4-nguoi-linh-giai-phong-trong-con.html

    5- Phần 5: NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG TRONG CON MẮT SĨ QUAN NAM HÀN
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/phan-5-nguoi-linh-giai-phong-trong-con.html

    6- Phần cuối: NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG TRONG CON MẮT SĨ QUAN NAM HÀN
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/phan-cuoi-nguoi-linh-giai-phong-trong.html

    Trả lờiXóa
  3. Khi một quốc gia hay một công dân đã bị phụ thuộc về kinh tế với một quốc gia,một công dân khác ,đừng nói quốc gia hay công dân này độc lập....

    Người VN ta hiện nay,ai cũng biết câu nói nổi tiếng của cụ Hồ,rằng "Không có gì quý hơn độc lập tự do" nhưng với số không ít cán bộ công chức thoái hóa biến chất tham nhũng ,độc lập tự do của Tổ quốc chả là gì ,chỉ tiền bạc đầy ví riêng mới là quý hơn cả !

    Bởi vậy nên chuyện vay tiền thiên hạ tiêu vung vít vào những dự án viển vông không chút hiệu quả như đường sắt cao tốc Bắc Nam,bô xít Tây nguyên,cảng biển ,sân bay chi chít ở các tỉnh ,đường dài cầu lớn khắp nơi,thậm chí trụ sở to vật vã không người sử dụng,tượng đài ngàn tỷ khắp nơi ...chỉ để hưởng lại quả trong quá trình đầu tư xây dựng (bởi thế ,đường giao thông ở VN chẳng hạn...mới đắt nhất hành tinh!)đang là căn bệnh làm tiêu tan độc lập tự do của Tổ quốc;chính họ,chính những kẻ đang tiếp tay cho thực dân mới xua những tên lính xâm lược giương cờ nhân dân tệ TQ,cờ Đô la Mỹ,cờ yên Nhật ,cờ france Pháp....tái xâm lược ,bức hại độc lập tự do của nhân dân VN,không ai khác ,chính họ là những thế lực thù địch nguy hiểm và đáng nguyền rủa nhất của dân tộc VN này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Căn bệnh trầm kha của các vị rận xĩ mà văn lâm là ví dụ điển hình:
      Khi đuối lý thì tổ lái, lạc đề.

      Xóa
  4. Bạn Hồng Thi ạ,văn lâm chưa bao giờ ca ngợi chính sách thực dân hay đế quốc của Pháp ,Mỹ với những nước nhược tiểu nhưng phải công bằng xác nhận,Pháp ,Mỹ ...và nhiều quốc gia Tây Âu ,Bắc Âu khác có nền móng kinh tế xã hội và đặc biệt khoa học kỹ thuật phát triển vượt trội VN phải cầu thị học tập.

    Hoàng Thi đừng đánh lận con đen mà luyên thuyên rằng cứ ai có ý tưởng phải học tập các nước công nghiệp phát triển nói trên là bợ đít họ hay zận sĩ này nọ.Ở VN hiện nay,chỉ bọn tham nhũng cố bám vào thể chế xin cho quyền tiền để vinh thân phì gia trên mồ hôi nước mắt và độc lập tự do của nhân dân mới sợ hãi dân chủ hóa xã hội.

    Hoàng Thi không phải là loại thoái hóa biến chất , tham nhũng thì chớ có vào hùa hoặc ra sức bảo vệ loại cặn bã của xã hội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dong y voi bac van lam la viet nam can phai hoc tap theo phap my va ca tay phuong nhung thanh tuu ,khoa hoc ,phat trien kinh te ma ho da phat trien ca may tram nam con ta moi phat trien va hoi nhap moi vai chuc nam cho nen ve kinh nghiem va quan ly van con khap khien cai do la dieu tot chung ta can phai hoc hoi con dieu xau chung ta can nen tranh xa,cua phuong tay truen thong lao xao ve tu do dan chu nhan quyen ,tu do ngon luan ma hang ngay chung ta dieu nghe bon ran chu cuoi trong nuoc cau ket voi bon han thu csvn o nuoc ngoai gay chia re dan toc viet nam ,boi vi bon chung muon mau dan toc viet nam ta do them mot lan nua

      Xóa
    2. Ở đây đang nói về tội ác của thực dân Pháp với các nước thuộc địa.
      Anh văn lâm lại tổ lái sang chuyện tham nhũng, SÙNG MỸ. Vậy anh đọc bài
      CHÍNH QUYỀN MẼO ĂN CẮP HÀNG TỶ ĐÔ LA CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT chưa?
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/11/chinh-quyen-my-cap-hang-ty-o-cua-nguoi_18.html

      Xóa
    3. Nói thiệt nhé bác Phong,đăng,đọc tin bài về tự do dân chủ rởm ở các nước châu Phi và sự cáo già của thực dân mới ở đây mà không rút ra cho mình bài học gì thì đọc làm gì,đăng làm gì cho phí hoài công sức.

      Những thông tin về thành công,thất bại của thiên hạ ,đọc mà không học ,không rút bài học kinh nghiệm phòng tránh khác gì mấy bác bán dưa bán cà buôn chuyện kiếm hiệp Kim Dung để giết thời gian:Hiệp sĩ vỗ tay bay qua nóc nhà ,ồ tuyệt chiêu quá,hết !

      Xóa
    4. Nguyên nhân là thế lày :
      Hơn trăm nhân mạng người Pháp chết vì khủng bố, nhân dân các nước trên TG trong đó có VN bày tỏ sự chia sẻ với nhân dân Pháp. Điều này đã chọc vào lòng dạ tiểu nhân của một số DLV (như TL mà G.T có tha bài về đăng)
      Lòng dạ tiểu nhân nên không phân biệt giữa đồng cảm chia sẻ với dân Pháp hoàn toàn không phải là đồng tình hay ủng hộ với chính quyền Pháp.
      Thế nên mới có loạt bài "hoài cổ" như là "Đù me công tích"
      Thế thôi !

      Xóa
    5. Buồn thì gãi dái, nhổ râu.
      Cãi chi với lũ óc trâu, não bò.
      Tháng ngày chỉ biết bi bô.
      Ngoài bi bô. Biết tê, mô,chết liền.
      Lánh đi. Nhẹ trí. Khỏi phiền.
      Thử nghe cháu, chú Huỳnh ơi. Yên bề.

      Xóa