Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Tiết lộ gây sốc từ báo chí Mỹ: DÙ BỊ GIẢM NHƯNG VIỆN TRỢ CHO TÀI KHÓA NĂM 1975 CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA VẪN GẤP ĐÔI SỐ VIỆN TRỢ MÀ CỘNG SẢN NHẬN ĐƯỢC!


Lời dẫn: Xưa nay khi thảo luận về nguyên nhân thất bại của VNCH, chúng ta thường thấy các vị phe VNCH lý giải rằng vì Hoa Kỳ bỗng dưng cúp viện trợ trong khi phe cộng sản nhận được viện trợ gấp bội từ Liên Xô và Trung Quốc. Sự thật là từ 1972, sau khi tổng thống Mỹ Nixon thăm Trung Quốc và bắt tay Mao, Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm viện trợ. Trong khi ngụy vẫn nhận đầy đủ cho đến năm 1974 mới bị cắt từ 1,2 tỉ USD xuống còn 700 triệu USD (cho tài khóa 1975).
Và đây, chính báo giới Mỹ “tiết lộ” một sự thật trần trụi…
****************************

Hillary Clinton Celebrates Kissinger While White House Repeats His Mistakes
…….

“Congress did not "cut off all aid to South Vietnam," as Kissinger falsely claims. On the contrary. Congress in August 1974 only reduced military aid to Thieu from $1.2 billion to $700 million.

The $700 million in military aid voted by Congress "is apparently running at twice that of Chinese and Soviet military aid to North Vietnam," according to the New York Times on March 27, 1975. The CIA estimated that U.S. military aid of $1.7 billion to Thieu in 1974 was four times the $400 million it estimated the North Vietnamese received from the Soviet Union and China. All told, official figures show the U.S. spent $141 billion in Vietnam from 1961-‘75, compared with $7.5-$8 billion in Soviet and Chinese aid to North Vietnam during the same period (Congressional Record, May 14, 1975).”


Dịch:
Quốc hội không hề "cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam", như phát biểu sai sự thật của ông Kissinger. Vào tháng 8 năm 1974 Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách viện trợ cho tài khóa năm 1975 và chỉ giảm viện trợ quân sự cho ông Thiệu từ $ 1.200.000.000 xuống còn $700.000.000.

Số tiền 700 triệu USD viện trợ quân sự này 'cao gấp hai lần viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô cộng lại cho miền Bắc' theo New York Times tháng 3, 1975.  CIA ước tính con số 1,7 tỉ USD viện trợ quân sự Mỹ trong năm 1974 là gấp bốn lần 400 triệu USD mà miền Bắc nhận được từ Liên Xô và Trung Quốc trong cùng năm đó.  Được biết, Mỹ tiêu khoảng 141 tỉ ở Việt Nam từ 1961-1975, trong khi miền Bắc chỉ nhận được khoảng 7,5 đến 8 tỉ USD viện trợ từ phía LX-TQ trong cùng thời gian (theo kỷ lục của Quốc hội Mỹ, 14 tháng 5, 1975, trang 14262).”

Lê Hương Lan

3 nhận xét:

  1. Từ nay anh cựu binh VNCH nào nói VNCH thua là bởi Mẽo cắt viện trợ trong khi CS vẫn được viện trợ ào ạt thì mang cái bài báo của chính bu Mẽo này đập vào mặt họ xem họ có cãi được không!

    Trả lờiXóa
  2. Đạo Pháp và Dân Tộclúc 13:58 30 tháng 4, 2016

    Thông tin này đã có từ lâu chứ cũng không gì mới lạ:

    "Ngộ nhận: Chính quyền Sài Gòn bị Mỹ bỏ rơi sau sự kiện ký kết hiệp định Paris 1973. Sau khi Hoa Kỳ rút đại binh về nước thì đã cúp hoặc giảm lớn viện trợ ngay cho chính quyền Sài Gòn. Trong khi đó, Liên Xô, Trung Quốc và khối xã hội chủ nghĩa tăng cường viện trợ hoặc vẫn duy trì viện trợ như cũ cho Hà Nội.

    Thực tế: Nhà báo, nhà sử học người Mỹ Gabriel Kolko, tác giả cuốn sách Anatomy of a War: Vietnam, the United States, and the Modern Historical Experience (Giải phẫu một cuộc Chiến tranh: Việt Nam, Hoa Kỳ, và trải nghiệm lịch sử hiện đại) do NXB Pantheon Books New York, ấn hành năm 1985, cho biết sau khi hiệp định Paris 1973 được ký kết thì người Mỹ đã cho ông Thiệu mọi phương tiện để vi phạm hiệp định, họ cam kết tiếp tục trợ cấp đầy đủ về kinh tế và quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; Mỹ công nhận chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là “chính quyền hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam”; không thừa nhận chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và thành phần chính trị thứ ba, như đã thỏa thuận trong hiệp định Paris.

    Theo nguồn của NXB Thông Tấn, Hà Nội, viện trợ quân sự tài khóa 1973-1974 của Mỹ dành cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là 1,26 tỷ USD theo giá thời đó, tương đương 6,74 tỷ USD ngày nay.

    Theo thống kê của chuyên gia kinh tế học Douglas C. Dacy trong sách Foreign Aid, War, and Economic Development: South Vietnam, 1955-1975 (Viện trợ nước ngoài, Chiến tranh, và Phát triển kinh tế: Nam Việt Nam, 1955-1975), do Đại học Cambridge (Anh) xuất bản năm 1986 và 2005, ngay sau năm 1973 (sau khi hiệp định Paris 1973 được ký kết), đến năm 1974, bên cạnh duy trì viện trợ quân sự thì Hoa Kỳ đã tăng viện trợ kinh tế cho chính quyền Sài Gòn 23,8%.

    Theo các tài liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam, sau năm 1973, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam đã giảm đột biến, tổng số tấn vũ khí và thiết bị quân sự được viện trợ giảm từ 171.166 tấn/năm trong thời kỳ 1969-1972 giảm xuống còn 16.415 tấn/năm trong thời kỳ 1973-1975.

    Theo văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua”, do Bộ ngoại giao CHXHCN Việt Nam giải mật và NXB Sự Thật xuất bản năm 1979, giai đoạn sau năm 1973 là lúc mà Trung Quốc ngày càng bộc lộ ý đồ phản bội, đi đêm với Mỹ sau lưng nhân dân Việt Nam, cũng như trước đó họ đã cố tình can thiệp vào hội nghị Paris về Việt Nam nhưng bị Việt Nam từ chối.

    Ngoài ra, theo các tướng tá cũ của quân đội Sài Gòn như Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Chánh Thi, thì vào những ngày cuối tháng 4/1975, Trung Quốc đã thông qua tướng Francois Vanussème, tùy viên quốc phòng và an ninh của Tòa đại sứ Pháp ở Sài Gòn để chuyển đến “tổng thống” Dương Văn Minh ý định can thiệp của Trung Quốc để cứu chính quyền Sài Gòn đang trong cơn nguy kịch, giữ lại tình trạng chia cắt Việt Nam. Người Trung Quốc muốn thông qua người Pháp là vì ông Dương Văn Minh là một người thân Pháp, đã từng phục vụ trong quân đội Pháp."

    Chiến Tranh Việt Nam toàn cảnh

    https://chientranhvietnam.wordpress.com/2013/05/24/toancanhchientranhvietnam-4/

    Trả lờiXóa
  3. Hôm nay tôi mới biết điều này!
    Cảm ơn G.TL!
    Hóa ra xưa nay người VN bị lừa!

    Trả lờiXóa