Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Bạn có biết: ANH HÙNG PHI CÔNG NGUYỄN VĂN BẢY NAY TRỞ THÀNH LÃO NÔNG ĐỒNG THÁP!


 Phi công Nguyễn Văn Bảy (còn gọi là Bảy A, sinh năm 1936) quê ở Lai Vung, Đồng Tháp. Trong cuộc chiến với không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, người cựu phi công này đã lái chiếc MiG -17, xuất kích 94 lần, 7 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ. 
 Ông Bảy bên chiếc Mig-21 trong Bảo tàng Không quân (ảnh lớn) và với Tướng Steve Richie trong một lần hội ngộ.
 Anh Hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy và Thiếu tá Hải quân Hoa Kỳ Joseph Charlie Plumb trong một cảnh quay phim tài liệu “Cuộc gặp gỡ sau 48 năm” của Hãng phim TFS, Đài Truyền hình TP.HCM
Câu đầu tiên, không kể quen lạ: "Mầy thấy tao giống lão nông Nam Bộ không? Tao nổi tiếng lắm nghe, là vừa rồi đào được củ khoai mỳ nặng 22 ký, báo chí đưa rần rần đó... Tao là Bảy, nhưng là chín lần bảy...".


Rồi ông kể: Tao toàn gặp số bảy: Tên Bảy, con thứ 7, đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp, 7 lần bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng máy bay MiG 17, được phong Anh hùng năm 1967... Câu chuyện tếu táo của ông Bảy phi công như dân vẫn gọi làm chúng tôi cảm thấy dường như cuộc đời người anh hùng nào cũng đáng yêu như vậy.

Tên ông là Nguyễn Văn Hoa nhưng người Nam Bộ thường gọi theo thứ tự, riết rồi cái tên con gái kia biến mất chỉ còn là Nguyễn Văn Bảy. 17 tuổi bị ép lấy vợ, Bảy bỏ trốn vào bộ đội. Năm 1954 tập kết ra Bắc. Một thời gian, thấy dáng cao lớn khỏe mạnh, Bảy được chọn đi học lái máy bay. Văn hóa chưa qua trường lớp nào, chỉ biết đọc biết viết, nên lên Lạng Sơn phải học cấp tốc bảy ngày bảy lớp. Nhờ nhanh trí mà tiếp thu đủ định lý, định nghĩa, công thức...Nhớ lời Bác Hồ dặn trước khi lên đường: "Các cháu là những học sinh chiến sĩ miền Nam, phải học tập rèn luyện thật tốt để trở thành những phi công giỏi chiến đấu giải phóng đất nước. Và còn để chở Bác về thăm đồng bào, đồng chí miền Nam nữa...".

Nguyễn Văn Bảy luôn đinh ninh lời Người, ra sức học tập, rèn luyện và đến năm 1965, ông là một trong số những phi công đầu tiên của Việt Nam lái máy bay trở về Việt Nam và đáp xuống sân bay Gia Lâm, chuẩn bị lực lượng cho không quân Việt Nam bắt đầu cuộc chiến mới với không lực Hoa Kỳ...

Nguyễn Văn Bảy kể: Tham chiến có mười ba trận thì bảy lần bóp cò hạ bảy máy bay Mỹ. Đặc biệt là chưa một lần nào bị bắn, chưa bao giờ phải sử dụng đến...dù. Với bản tính ngang tàng, có lần nghe "bụp" một cái sau khi bóp cò, ông làm một vòng lượn máy bay để quan sát mục tiêu bị cháy thành bó lửa, may mà kịp ngóc đầu lên không thì trượt vào núi. Đáng nhớ nhất trong đời lái máy bay của ông là lần chiến đấu với giặc lái Mỹ trên bầu trời Yên Thế, Hà Bắc, vào ngày 7/10/1965. Máy bay của ông bị trúng đạn, buồng lái bị thủng hơn 80 lỗ, ông đã dùng chính bàn tay mình bịt lỗ thủng để máy bay hạ cánh an toàn mà lẽ ra phải xin chỉ thị để nhảy dù...

Riêng việc ấy đã làm đồng đội ông và các chuyên gia nước ngoài vô cùng thán phục. Hay như trận đánh trên bầu trời khu vực Cầu Giẽ - Phủ Lý giáp ranh giữa Hà Tây và Hà Nam, ông cùng đồng đội truy kích đến cùng mấy chiếc máy bay tiêm kích F8 của Mỹ khi chúng phát hiện có máy bay ta truy đuổi và lạng lách bỏ chạy. Trận ấy ông bắn cháy một chiếc và đồng đội ông là phi công Võ Huy Mẫn bắn hạ một chiếc chỉ trong chưa đầy một phút. Hai người đã được Bác Hồ khen và gửi tặng Huy hiệu của Người.

Trong trận ngày 29/6/1966, đơn vị Nguyễn Văn Bảy đánh nhau với tốp Thần sấm F105D của Mỹ khi chúng đánh vào kho xăng Đức Giang (Hà Nội) đã hạ gục một chiếc. Viên phi công bị bắn hạ chính là viên chỉ huy, Thiếu tá Murphy Neal Jones bị bắt làm tù binh... Và trận sôi nổi nhất của Nguyễn Văn Bảy phải kể đến trận ngày 24-4-1967, từ sân bay dã chiến Kiến An, đơn vị ông đã chiến đấu với tốp máy bay Mỹ đánh cảng Hải Phòng.

Chiếc MiG 17 của ông tiếp cận và bắn tan chiếc F8C do viên Thiếu tá hải quân E. J Tucker lái. Khi những máy bay hộ tống quay lại định trả thù máy bay của Bảy, thì bất ngờ ông bay ngoặt tránh đòn, đồng thời lao máy bay của mình về phía một chiếc F 4H Con ma và hạ gục bằng pháo. Với những chiến công lẫy lừng ấy, năm 1967, ông là một trong ba phi công đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Chiến tranh phá hoại lần thứ hai ra miền Bắc, năm 1972 đơn vị ông được lệnh tấn công hạm đội Mỹ trên biển khi chúng đang pháo kích vào thành phố Vinh. Biết hạm đội Mỹ tối tân có đủ không quân và pháo binh trên tàu yểm hộ, chỉ có bay thấp và đột ngột tấn công mới đạt kết quả. Và lần đầu tiên trong lịch sử, máy bay chiến đấu của họ bay sát mặt nước biển nhằm tránh phát hiện và tạo thế bất ngờ với đối phương. Sau loạt bắn trọng thương một chiếc khu trục hạm, đồng đội ông là Lê Xuân Di đã ném quả bom 500 bảng trúng tháp chỉ huy con tàu thứ hai. Lần đầu tiên người Mỹ kinh hoàng khi không quân Việt Nam đánh trúng Hạm đội Bảy Hải quân Mỹ kể từ sau Thế chiến thứ II...

Nguyễn Văn Bảy đã đi qua cuộc đời chiến đấu bằng ý chí và nghị lực của một người lính trưởng thành từ chiến tranh. Bản lĩnh gan dạ, ý chí anh hùng và quyết tâm chiến đấu giải phóng quê hương thống nhất Tổ quốc đã tiếp cho ông sức mạnh để xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân và của quân đội anh hùng. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong lực lượng Quân chủng PKKQ: Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937; Phó Tư lệnh Sư đoàn 372; Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân. Năm 1975, ông tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay miền Nam Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ và chỉ huy làm nhiệm vụ quốc tế...
Năm 1990, nghỉ hưu, ông về thị xã Sa Đéc sống cảnh điền viên cùng gia đình. Năm 2009, ông chuyển về nơi sinh ra và trưởng thành là ấp Hậu Thành, huyện Lai Vung để lập ấp nuôi cá trồng cây sống giữa bà con xóm ấp. Đất miền Nam xưa nay ra ngõ gặp anh hùng và bây giờ có thêm một người anh hùng thực sự giữa đời thường... Vợ ông, bà Trần Thị Niên, vốn là cô học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, người cùng quê Lai Vung với ông. 
 Ông là một trong 16 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp aces - một danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên.
 Nhà ông Bảy nằm giữa đồng. Phía trước là con kênh, ranh giới hành chính giữa thị trấn Lai Vung với xã Tân Dương (Đồng Tháp). Sau những chiến công lẫy lừng, ông được phân công đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Không quân Việt Nam. Kể từ khi nghỉ hưu, ông chọn mảnh đất này để đào ao nuôi cá, trồng lúa, làm vườn...
 Khu vườn của ông là một luống đất cao bao bọc 6 công lúa sau nhà. Ông trồng lên đó với đủ thứ cây trái như mít, mãng cầu, vú sữa, khoai mì, ca cao, cà phê...
 Ông khoe từng có cây khoai mì củ nặng 90 kg. Còn ca cao, cà phê đều có hoa, trái tươi tốt. Ngoài ra, cựu phi công còn đào ao trồng sen, nuôi cá.
 Ông cho biết, sống ở thành phố một thời gian nhưng không thoải mái nên về nhà có nhiều việc để làm, thảnh thơi.
 Công việc tuy cũng có nhiều lúc vất vả nhưng ông không hề nản. Ông bảo, càng làm việc càng khỏe người.
 Ông làm dớn bắt cá không phải để cải thiện bữa ăn mà để...chơi. Vì cá trong ao sen là ông thả nuôi. Cá ở đây không cho ăn thức ăn, tự nó lớn. Khi nào có khách đến nhà ông sẽ bắt cá đãi khách.
 Những cây vú sữa của ông điều rất sai quả.
 Ông Bảy có một ao cá sau nhà vừa làm thức ăn vừa để tiếp đãi bạn bè.
 Những lúc rảnh rỗi, ông sang nhà hàng xóm để lai rai vài ly rượu đế.
 Người cựu binh cho biết, đời ông luôn gắn với những số 7. Đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp (từ lớp 3 lên lớp 10), lái chiếc MiG - 17 bắn rơi 7 máy bay Mỹ, được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967.


 Ông Bảy nói chuyện giản dị, vui tính, hào sảng. Ít ai nghĩ rằng người nông dân này đã trở thành huyền thoại của phi công Việt Nam.
 Ông lấy một con trăn nhà hàng xóm ra quấn vào người bảo: "Con này nhỏ xíu, hồi đó trăn tao nuôi to gấp đôi, gấp 3 con này mà hiền khô".

Ông cùng vợ là bà Trần Thị Niên sống tại quê nhà. Lúc ông cưới vợ được một tuần cũng là lúc ông nhận nhiệm vụ lên đường chiến đấu.
 Chiếc áo lính hàm đại tá với đầy huy chương trên ngực được ông treo trang trọng trong nhà. Ông từng bắn hạ chiếc F4 huyền thoại của Mỹ.
 Ban liên lạc CLB truyền thống Không quân phía nam vừa gửi tặng ông một mô hình bay mô phỏng lại trận chiến trên không với tấm ảnh chân dung của ông. Nội dung có đoạn: Kính tặng anh hùng Nguyễn Văn Bảy, phi công huyền thoại MiG -17, kỷ niệm anh tròn 80 tuổi, tròn 50 năm anh cưới chị Trần Thị Niên, tròn 50 năm anh bắn rơi chiếc F4 trên bầu trời Hà Bắc (26/4/1966).
 Nụ cười của lão nông 80 tuổi, cựu phi công oanh liệt một thời.

Phi công Nguyễn Văn Bảy thuộc biên chế của Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 (mật danh Đoàn Yên Thế) và tham gia chiến trận đầu tiên trên vùng trời Bắc Sơn - Chi Lăng. Ông có 13 lần cùng đồng đội (mỗi người 1 chiếc máy bay) xuất kích, trong đó có 7 lần ông ra tay và cả 7 lần, địch đều phải trả giá đắt.
Chiến công đầu tiên của ông Bảy được lập ngày 21/6/1966. Hôm đó biên đội 4 chiếc MiG-17 phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF-8A được hộ tống bởi chiếc F8 Crusader vốn được mệnh danh là "hiệp sĩ thánh chiến" của Phi đội 211 Mỹ. Biên đội trưởng Phan Thành Trung đã tiêu diệt chiếc RF-8A; còn phi công Bảy hạ chiếc F-8E do Cole Black điều khiển.
Đến các ngày 24 và 29/6/1966, phi công Bảy tiếp tục lập công - bắn rơi máy bay F-4C và F-105D trên bầu trời Thái Nguyên, Việt Trì và Hà Nội. Ngày 21/9/1966, trên bầu trời Chí Linh (Hải Dương), 16 máy bay F-4 và F105 của Mỹ chia thành nhiều tốp, nhiều tầng, nhiều hướng bao vây biên đội 4 máy bay của ông Bảy. Trận này, Mỹ bị biên đội ông Bảy hạ 3 chiếc, trong đó phi công Bảy hạ một chiếc F-4.
Theo Công an Nhân dân và Zing

34 nhận xét:

  1. Cựu Chiến binhlúc 09:03 4 tháng 5, 2016

    Vốn nông dân , tay cầm cày , cầm cuốc
    Giặc đến nhà , ta khoác súng đứng lên
    Dẹp xong giặc , ta trở về mảnh ruộng
    Ta lại cày , lại cuốc - Vốn nông dân
    ( Lời bài thơ do NN sưu tầm )

    Trả lờiXóa
  2. Đồng Thị Kim Thanhlúc 09:12 4 tháng 5, 2016

    Cuộc sống xung quanh ta có rất nhiều tấm gương Anh hùng mà bình dị, thân thương.
    Những con người như cụ Nguyễn Văn Bảy này mới thực sự là người dân Việt Nam...
    Cảm ơn G.TL đã đưa về đây bài viết này.

    Trả lờiXóa
  3. "Quá khứ tự hào, tương lai... sẽ thảm hại". Chính xác hoàn toàn.

    Người Mỹ không có quá khứ nào để tự hào như Nga, Tàu, và Việtnam
    Nhưng hiện tại thì chẳng ai địch lại nước Mỹ, còn tương lai của Mỹ thế nào thì chúng ta có thể tiên đoán được.

    Một cá nhân, một gia đình, một dòng tộc, một đảng phái, một dân tộc, một quốc gia cứ Khoe cứ nói về quá khứ là vì Hiện Tại chẳng có gì; và tương lai không biết đi về đâu?

    Ông bà cha mẹ tui giàu có; ông bà cha mẹ tui tử tế; hiền lành, đạo đức và phúc hậu, đây là sự thật đây đúng là niềm hãnh diện của tui về dòng tộc.

    Nhưng hiện tại bản thân của tui có làm ra được của cải giàu có như tổ tiên của tui không? Và Hiện tại tui đã sống để chứng minh tui là con người tử tế, hiền lành, đạo đức, và phúc hậu cho mọi người thấy như ông bà cha mẹ của tui chưa, thì tui cần phải coi lại.

    Nếu hiện tại tui chưa có được tất cả những gì giống cha mẹ và ông bà của tui, thì tui thật đáng xấu hổ vì đã được sanh ra trong một dòng họ có danh tiếng, có điều kiện, mà tui hiện tại là người đang phá nát cái danh tiếng đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà Sen Gà này lời lẽ giống Bà Đầm Già Phạm Chí Thành quá

      Xóa
    2. Ý tui muốn nói là Bà Đầm Xòe Phạm Chí Thành

      Xóa
    3. Đó là chuyện riêng của dòng họ Bà Sen Gà. Và Bà Sen Gà có trách nhiệm giáo dục con cháu của bà. Còn đây là chuyện lịch sử của toàn dân tộc Việt Nam và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào. Chuyện lịch sử là của lịch sử. Chuyện riêng của Bà thì nên chép vào gia phả. Khong nên đánh đồng khài niệm ở đây. Ý kiến của tôi đơn giản vậy thôi. Chấm hết.

      Xóa
  4. Anh hùng phi công thì thành lão nông, còn đứa chưa bao giờ cầm súng thì thành bộ trưởng quốc phòng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này rận xĩ Nặc danh10:19 Ngày 04 tháng 05 năm 2016 làm sao hiểu được?
      Cụ Nguyễn Văn Bảy nay đã 80, cụ đã nghỉ hưu từ năm 1990. Đánh giặc xong, cụ về quê vui thú điền viên.
      Cụ đâu có công thần địa vị?
      Đó mới là người Anh hùng.

      Còn Bộ trưởng QP phải là những người am hiểu hơn, đủ khả năng hơn, rận ạ.

      Xóa
  5. Có ai thấy củ mì 90 kí chưa ta?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hí hí Bảy nổ bóp cò bảy cái hạ bảy máy bay Mĩ. Sao Bảy nổ không nổ bóp cò bảy cái hạ bảy chục máy bay Mĩ luôn ta?

      Xóa
    2. Trần Thị Thuậnlúc 12:27 4 tháng 5, 2016

      Có thể báo Zing có chút lỗi kỹ thuật khi nói củ mì 90 kg.
      Chứ phần đầu bài, thông tin theo báo Công an Nhân dân thì chỉ có 22 kg
      ---
      Câu đầu tiên, không kể quen lạ: "Mầy thấy tao giống lão nông Nam Bộ không? Tao nổi tiếng lắm nghe, là vừa rồi đào được củ khoai mỳ nặng 22 ký, báo chí đưa rần rần đó... Tao là Bảy, nhưng là chín lần bảy...".

      Xóa
    3. Trần Thị Thuậnlúc 12:30 4 tháng 5, 2016

      Báo Tiền Phong 21:04 ngày 14 tháng 03 năm 2011 :
      -------------------
      ‘Anh hùng phi công’ đào khoai nặng hơn 22 kg
      21:04 ngày 14 tháng 03 năm 2011
      TPO - Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy, hai năm nay, lui về mảnh đất mà ông sinh ra tại ấp Hậu Thành, xã Hòa Thành, thị trấn Lai Vung (Đồng Tháp) cất nhà chòi, làm ruộng. Vừa qua, ông đào khoai mỳ làm thức ăn cho cá và heo, bất ngờ được nhiều củ khoai cân nặng từ 10 kg đến 22,5 kg.

      Bà con nông dân quanh vùng vô cùng ngạc nhiên vui mừng. Nhiều người nói đùa: anh hùng không quân bắn máy bay Mỹ và trồng khoai mỳ cũng anh hùng.

      http://www.tienphong.vn/xa-hoi/anh-hung-phi-cong-dao-khoai-nang-hon-22-kg-531006.tpo

      Xóa
  6. Wao lâu rồi báo chí mới có 1 bài phóng sự hay cảm động đến vậy.

    Lũ hậu duệ bán nước đọc bài này tất nhiên không thể thích và phải thể hiện cay cú đó là bình thường hi hi .

    Hậu duệ bán nước tự đáy lòng dễ mặc cảm tội bán nước nên đọc nhũng bài cảm động như thế này hay mặc cảm bộc phát ra những tiếng kêu vu vơ của loài 4 chân vô tri vô giác, bên ngoài trơ tráo nhưng trong lòng hờn tủi vì nỗi nhục bán nước nhưng vì hèn hạ không đủ bản lĩnh nên không dám thừa nhận. :^)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tui cũng Đồng ý với Vũ Thu Trang. Đọc xong cái còm của Bà Sen Gà 09:57 ngày 4 tháng năm 2016 bỗng liên tưởng tối lão nhà văn già Bà Đầm Xòe - Phạm Chí Thành mà mắc cở giùm lão. Chán Lão Lắm!

      Xóa
    2. Bé Tũn đái dầmlúc 12:41 4 tháng 5, 2016

      Khổ, mấy anh phởn không bắt bẻ được cái gì thì xoay ra xả rác (spam) vào môi trường!

      Xóa
  7. Số liệu tự hàolúc 12:37 4 tháng 5, 2016

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đề nghị bạn rận xĩ Số liệu tự hào đừng lạc đề.

      Xóa
  8. Số liệu tự hàolúc 12:38 4 tháng 5, 2016

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Người lính miền Nam cứu nước đánh Mỹ oai hùng. Khác với loài ngụy 4 chân bán nước xong đẻ ra 1 đám con cháu bán nước nói chuyện dở người.

    Những bác ngụy bị bắt lính mà có liêm sỉ đâu có trơ tráo vô duyên như lũ này. Loại người vô liêm sỉ thì trông tởm lắm, bẩn mắt.

    Bên bác Đông La có nói về thằng tra Nguyễn Gia Kiểng ất ơ nào đấy bảo Đảng và Bác Hồ là tay sai của tổ chức đệ tam Quốc tế Cộng sản hi hi .

    Quốc tế thứ Ba là 1 tổ chức quốc tế ai cũng biết thì làm sao làm tay sai cho 1 tổ chức quốc tế được ? Đó là tổ chức cánh tả thôi. Có thằng điên nào bảo VN là tay sai của LHQ nghe được không ? Thế là lũ 3 que này nói năng như trẻ con 3 tuổi như vậy mà nghe được.

    Thế sau ngày giải phóng 1975 VN không phải là nước độc lập mà là của Đệ tam Quốc tế Cộng sản à hihi. Đúng là trong số lũ phản động thì lũ rận vàng ba que là lũ ngu ngốc nhất, thiếu não thiếu I Ốt nhất, chậm tiêu nhất, kém nhất trong số tất cả lũ phản động nói chung.

    Lũ 3 que Mỹ này làm cho lũ rận lượn lờ Bờ Hồ ở Hà thành trông như những thiên tài trí tuệ đầy mình. Hi hi

    Trả lờiXóa
  10. Ngắm những bức hình vườn cây, ao cá của cụ Bảy mà thèm!
    Ước gì khi về già, mình cũng được vui thú điền viên như cụ Bẩy!
    Cảm ơn G.TL về bài này!

    Trả lờiXóa
  11. https://www.facebook.com/VietNamThoiBao/?fref=photolúc 12:59 4 tháng 5, 2016

    Ông làm dớn bắt cá không phải để cải thiện bữa ăn mà để...chơi. Vì cá trong ao sen là ông thả nuôi. Cá ở đây không cho ăn thức ăn, tự nó lớn. Khi nào có khách đến nhà ông sẽ bắt cá đãi khách.

    Đúng vậy, lương hưu đại tá, phụ cấp Anh hùng LLVT chắc cụ tiêu thoải mái.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lương hưu ĐT không dưới 15 chai/tháng. Đất nước này không mạt mới lạ.

      Xóa
    2. Hé hé... Nặc danh14:50 Ngày 04 tháng 05 năm 2016 thấy anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy (Bảy A) còn sống, được lãnh lương hưu thì "cà nanh" kìa. Người có công trận thì được đãi ngộ là điều bình thường. Tay nặc này có giỏi thì xông pha ra trận chiến đấu với kẻ thù lập công thì Tổ quốc và nhân dân sẵn sàng chi trả đãi ngộ xứng đáng. Đừng sống trong cảnh đất nước thanh bình do sự hy sinh của người khác rồi lên giọng đành hanh. Chỉ có tài giỏi múa bàn phím.

      Xóa
  12. Em đề nghị các chị chủ nhà bổ sung tấm hình cụ Bẩy rất oách xà lách trong bộ quân phục ở bài dưới đây:
    -----
    “Ông Bảy nông dân” và những chiến công huyền thoại
    09:34 12/12/2014
    Thành lệ, cuối tháng ông lại từ Lai Vung (Đồng Tháp) lên thành phố để sinh hoạt CLB không quân và lĩnh lương hưu. Mỗi lần như thế, ông đùm túm theo gạo, trái cây, cá mắm, vịt gà lên cho mấy đứa con. Ông là Đại tá, Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy (Bảy A), một trong những phi công huyền thoại của Không quân nhân dân Việt Nam, đã bắn hạ 5 chiếc F4 và 2 chiếc F105 của không quân Mỹ. Rời quân ngũ, ông về với ruộng vườn, vui thú điền viên trở thành một lão nông chính hiệu. Dù vậy, mọi người vẫn thường gọi kính trọng với cái tên “Anh hùng Bảy lúa”.
    Chuyện vui về con số 7

    Năm 2014, ông Bảy tròn 78 tuổi. Dáng vóc của ông khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn nhiều cái tuổi “thất thập cổ lai hy”. Dạo trước, tìm đến tận chòi ruộng của ông ở xã Hậu Thành, TT Lai Vung (Đồng Tháp) thăm, nhìn ông xoắn tay áo khoe cơ bắp cuồn cuộn cánh trẻ chúng tôi phải ganh tỵ và bái phục lão phi công anh hùng. Ngồi bên chái hiên chòi, nhìn ra đám lúa vàng ươm với bờ đê xa tít mù, thấy ông đang lững thững đi về, ôm theo củ khoai mỳ to đùng gần 30kg, đầu quấn khăn rằn Nam Bộ, quần áo cũ lấm lem bùn đất ghé ngay mép bờ kinh rửa chân, đá văng nước kêu soàn soạt.

    Ông cười rất lành: “Bay thấy tao rặt nông dân không. Sẵn có mấy con cá dưới ruộng mới bắt cho tụi bay nhậu chơi. Lâu quá mới thấy tụi bay ghé thăm”. Nhìn thành quả của bao nhiêu mồ hôi ông đổ xuống những ngày qua, chúng tôi thầm bái phục ông vô cùng. Đánh giặc giỏi, về làm nông dân trồng lúa khoai, nuôi cá cái gì cũng “mát tay” năng suất cao hơn mọi người. Giờ thì ông nói, chuyện ruộng lúa, nuôi cá ông rành rẻ còn hơn lái máy bay, bắn nhau với phi công Mỹ trên trời.

    Hồi mới nghỉ hưu, ông về thị xã Sa Đéc lên bờ liếp trồng cam, quýt bưởi. Móc đất dưới mương, khoét thành ao thả tôm, nuôi cá basa. Một thời ông thường đi đến các trường học kể chuyện bắn máy bay cho học sinh nghe. Tiền “bồi dưỡng” ông bỏ hết vào con heo đất tặng lại cho học sinh nghèo. Ông coi đó như niềm vui khi giã từ binh nghiệp.

    Ngồi chơi, ông kể chuyện vui: “Đời tao ngộ lắm mầy. Người ta thì “ba chìm, bảy nổi” còn tao tới chín, mười lần dính líu tới con số bảy. Tên Bảy, bảy lớp, 17 tuổi đi bộ đội, 1967 cưới vợ, 1967 được tặng danh hiệu Anh hùng, lái Mig 17, bắn 7 chiếc máy bay”… Tên cha mẹ đặt cho ông là Nguyễn Văn Hoa, sinh năm 1936, tại xã Hòa Thành, Lai Vung. Nhưng khi đi học ở trường làng, bị bạn bè chê tên giống “con gái”, sẵn thứ bảy ông đổi tên thành Nguyễn Văn Bảy. Đến năm 17 tuổi, cha mẹ tính cưới vợ là một cô gái nết na cùng làng, ông từ chối, bỏ nhà trốn theo bộ đội.

    Năm 1954 ông lên đường tập kết, đơn vị đóng tại Sơn Tây. Cuối thu năm 1960, chỉ huy đơn vị thông báo, ông được Trung ương chọn sang Trung Quốc học lái máy bay. Nghe đến đây, ông vừa mừng lại vừa lo. Hồi nhỏ chỉ học lõm bõm ở trường làng, học làm phi công, sợ không đủ kiến thức… Lên Lạng Sơn, thầy giáo mở khóa học “tốc hành” phổ cập kiến thức chỉ trong…7 ngày. Ông kể: Chủ yếu là học tiếng Trung Quốc, tập trung lắng nghe, nhìn để nhớ mấy cái hình vẽ, định lý, nguyên lý… Nhờ có trí nhớ “học lỏm” bẩm sinh mà ông thuộc nằm lòng, được biểu dương.

    Nhớ lời huấn thị của Bác Hồ trước giờ lên đường: “Các cháu là những học sinh, chiến sĩ miền Nam, hãy cố gắng học tập và rèn luyện cho tốt để sau này trở thành những phi công giỏi, chiến đấu thống nhất đất nước mình. Và còn chở Bác về thăm đồng bào miền Nam nữa chứ!”. Ông luôn ghi nhớ lời dạy thiêng liêng đó, vì thân phụ của Bác Hồ cũng an nghỉ ngay tại quê hương Đồng Tháp. Năm 1965, tốp phi công đầu tiên của Việt Nam được đào tạo từ TP Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã kiêu hãnh lái máy bay về nước, hạ cánh xuống sân bay quân sự Gia Lâm - Hà Nội trong niềm vui mừng của quân dân miền Bắc.

    http://static.cand.com.vn/Files/Image/2014/12/12/3_ong3425-470.jpg
    Ông Bảy bên chiếc Mig-21 trong Bảo tàng Không quân (ảnh lớn) và với Tướng Steve Richie trong một lần hội ngộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Sát thủ" máy bay không lực Hoa Kỳ

      Trong lịch sử chiến đấu của Không quân và Hải quân Mỹ thừa nhận, Không quân Việt Nam có những anh hùng huyền thoại từng là nỗi khiếp đảm của phi công Mỹ với những chiếc MiG-21, MiG-17. Đó là Anh hùng Nguyễn Văn Cốc, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị, Mai Văn Cương và phi công “huyền thoại” MiG-17 Nguyễn Văn Bảy (Bảy A) 7 lần hạ máy bay địch. Ông nổi tiếng là phi công, chao nghiêng cánh “né” tên lửa tầm nhiệt của máy bay Mỹ hàng chục lần. Ông kể chuyện chiến đấu trên không với các loại máy bay hiện đại nhất của không lực Hoa Kỳ mà nghe cứ như đang ở miền Tây bắn chim bằng nạng thun: “Lần đầu tao bắn trúng nghe cái bụp đã lắm. Tao lượn sát xuống để nhìn nó bốc cháy cho đã mắt, suýt nữa là đâm vào núi”.

      Lần khác, vào ngày 7/10/1965, ông nhận lệnh cất cánh chiếc MiG-17F số hiệu 3020 của Trung đoàn Không quân 923 Yên Thế với vị trí số 1, lao lên bầu trời đối đầu với máy bay của địch. Bọn chúng bọc lót khá kỹ, nên máy bay của ông bị trúng đạn tên lửa tầm nhiệt bên cánh trái, bốc khói và thủng kính buồng lái nhiều lỗ. “Có lỗ to như trái cau, trái quýt Lai Vung” - ông mô tả, bình tĩnh dùng tay bịt lỗ thủng to nhất... một tay máu chảy ròng ròng, nhưng kiên quyết không nhảy dù, không để máy bay rơi, gắng gượng bay về đến sân bay Kép hạ cánh an toàn. Dưới đất, đồng đội reo mừng, các chuyên gia Liên Xô ôm chầm lấy ông trầm trồ thán phục về tinh thần dũng cảm tuyệt vời của phi công VN. Lần đó, ông đếm tất cả 82 lỗ thủng trên kính, trên nắp buồng lái.

      Nhiều trận đánh, nhiều kỷ niệm… nhưng có lẽ ông không bao giờ quên trận không chiến ngày 5/9/1966 cùng người bạn miền Nam là phi công anh hùng, liệt sĩ Võ Văn Mẫn (quê Bến Tre). Khoảng 4 giờ chiều, từ tàu Hải quân Mỹ từng tốp chiến đấu cơ lao vào đánh phá cầu Giẽ. Nhận lệnh cất cánh, ông và Mẫn lao đến không vực thì địch rút lui. Bất ngờ, Sở chỉ huy dẫn đường phát hiện một tốp máy bay khác đang bay vào khu vực Phủ Lý (Hà Nam) nên ra lệnh công kích. Nhìn thấy từ xa, mục tiêu như hai chấm đen cách 5km, ông lập tức lệnh cho phi công Mẫn (số 2) thả thùng dầu phụ, tăng tốc đối đầu công kích. Bọn giặc lái rất hoảng sợ phi công Việt Nam nên chuồn ngay trong đám mây lẩn trốn ra biển. Ông Bảy đón đầu, bay tắt xé mây, áp sát máy bay địch. Ông bám theo chiếc thứ hai, xả đạn vào buồng lái, máy bay địch bốc cháy lao xuống. Còn Võ Văn Mẫn bám theo chiếc số 1 nổ súng, máy bay địch bốc cháy, phi công địch nhảy dù. Trận đánh chớp nhoáng trong 45 giây, hai phi công người miền Nam hạ hai máy bay tiêm kích F4 rơi cách nhau 10km. Ông và Võ Văn Mẫn được Bác Hồ tặng huy hiệu. Năm 1967, Bác Hồ tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho lớp 3 phi công VN đầu tiên, trong đó có Thượng úy Nguyễn Văn Bảy.

      Năm 1990, ông Bảy về xã Tân Phú Đông, TX Sa Đéc đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi heo, lên liếp trồng cây ăn trái. Một hôm, ông tiếp vị khách đặc biệt tại vườn là Trung tướng Không quân Mỹ, GS. Steve Richie - một “đối thủ” 40 năm trước lái máy bay thần sấm F4 tham chiến nhiều trận trên không phận miền Bắc. Hôm đó, Tướng Steve Richie đi cùng con gái người bạn phi công đã bị Nguyễn Văn Bảy bắn hạ để tường tận sự thật. Tướng Steve Richie tìm đến ông với tất cả sự kính trọng một người anh hùng, là đối thủ “đáng gờm” nhất trong chiến tranh mà ông từng gặp.

      Ông Bảy kể lại: “Hôm đó tao mần con gà ác nướng nước mắm, thêm rau vườn và cá lóc... nhậu rượu đế đã đời. Ông bạn Mỹ vui lắm, khen ngon suốt”.

      Giờ thì bóng chiều đời đã dần nghiêng đổ xuống, hai vợ chồng anh hùng phi công trở thành lão nông dân Nam Bộ thứ thiệt. Vuốt chòm râu dài rung rinh trong gió, ông cười khà khà, thoải mái làm sao. “Từ ngày nghỉ hưu đến giờ, đêm ngủ chưa bao giờ nằm mộng thấy chiến tranh. Có lẽ vì tao trả xong nợ nước, nên thanh thản, an nhàn”.
      Hoàng Châu
      http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/ong-Bay-nong-dan-va-nhung-chien-cong-huyen-thoai-334237/

      Xóa
  13. Cuộc gặp gỡ thần kỳ sau 48 năm trên phim tài liệu

    48 năm trước, cuộc chiến Việt Nam đã chấm một tọa độ trên bầu trời miền Bắc cho hai phi công - một Mỹ một Việt gặp nhau trong trận tao ngộ chiến, với mũ bay kín mặt và di chuyển bằng tốc độ siêu âm.

    48 năm sau, khi chiến tranh đã lùi xa, họ mới thật sự biết mặt nhau trong bữa tiệc hội ngộ ở một miền quê sông nước Đồng Tháp với thịt gà thả vườn, cá dưới ao và rượu tự nấu…
    Đó là nội dung bộ phim tài liệu “Cuộc gặp gỡ sau 48 năm” của Hãng phim TFS, Đài Truyền hình TP.HCM), về cuộc gặp gỡ giữa anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy tức Bảy A, nay đã là lão nông Bảy Lúa với viên Thiếu tá cựu phi công không lực Hoa Kỳ Charles Plumb.

    http://static.phapluattp.vn/uploaded/thanhtrang/2015_11_21/dong_thap_1_auue.jpg?width=470
    Anh Hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy và Thiếu tá Hải quân Hoa Kỳ Joseph Charlie Plumb trong một cảnh quay. Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp

    Đại tá, phi công Nguyễn Văn Bảy là một huyền thoại của lực lượng không quân. Ông sinh năm 1936 tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, tên thật là Nguyễn Văn Hoa, con thứ bảy trong gia đình, do người Nam gọi theo thứ nên dần cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính. Điều ngẫu nhiên là con số 7 này gắn liền với đời ông: 17 tuổi đi bộ đội, trở thành phi công lái MiG17, năm 1967 cưới vợ, cũng năm 1967 được tặng danh hiệu anh hùng do bắn rơi bảy máy bay Mỹ.

    Tính từ trận xuất kích đầu tiên của Nguyễn Văn Bảy là ngày 7-10-1965, ông đã 13 lần nổ súng và bắn hạ bảy máy bay Mỹ mà không bị bắn rơi một lần nào. Trong khi các phi công đối phương sử dụng tên lửa hồng ngoại tự điều khiển tối tân, Nguyễn Văn Bảy chỉ sử dụng đại bác 37 mm trên máy bay chiến đấu phản lực nhỏ bé MiG17 của Liên Xô, bắn bằng mắt. Vậy mà những phi công Hoa Kỳ có hàng ngàn giờ bay vẫn không thể buộc ông phải nhảy dù khỏi chiếc phi cơ cổ lỗ của mình.

    Năm 1990, ông Bảy xin nghỉ hưu khi mới 55 tuổi để về quê đào ao nuôi cá, lên liếp trồng cây, sống giữa bà con xóm ấp. Với chòm râu bạc và chiếc khăn rằn Nam Bộ, khó ai biết lão nông lấm lem bùn đất này từng là phi công huyền thoại đã bắn hạ bốn chiếc F4, một F8 và 2 chiếc F105.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiếu tá Hải quân Hoa Kỳ Joseph Charlie Plumb ra đời sau ông Bảy sáu năm, tại Indiana. Plumb tốt nghiệp Học viện Hải quân San Diego trước khi sang chiến trường Việt Nam phục vụ trên hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk. Ngày 24-4-1967, phi đội của tàu Kitty Hawk trong đó có trung uý Plumb chạm trán biên đội MiG17 của Nguyễn Văn Bảy trên bầu trời Quảng Yên và một chiếc F4B bị ông Bảy bắn rơi. Gần một tháng sau đó, máy bay của Plumb bị tên lửa mặt đất bắn trúng, ông nhảy dù và trải qua sáu năm Hỏa Lò - nơi được mệnh danh “khách sạn Hilton Hà Nội”.

      Từ những tư liệu trong cuốn “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam nhìn từ hai phía” (sách được biên soạn bởi Nguyễn Sỹ Hưng, Nguyễn Nam Liên cùng nhóm tác giả), Thiếu tá cựu phi công Joseph Charlie Plumb đã lần ra manh mối về người 48 năm trước giao chiến với ông trên bầu trời Bắc Việt Nam lúc 16 giờ 30 phút ngày 24-4-1967.

      Theo đạo diễn Trần Quốc Sơn, ban đầu chưa có sự xác định cụ thể về kịch bản kể chuyện, sau đó bất ngờ anh nhận được một cuộc điện thoại của Trung tá phi công Nguyễn Sĩ Hưng, đồng tác giả quyển sách ”Không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965-1975 nhìn từ hai phía” thông báo về cuộc gặp gỡ bất ngờ của cựu phi công Mỹ trở về Việt Nam. Những hình ảnh quý giá này đã thôi thúc êkíp làm phim phải đẩy nhanh tiến độ.

      Từ đầu năm 2015, êkíp thực hiện bắt tay vào việc làm phim bằng cách thu thập tư liệu phim và ảnh, tiến hành phỏng vấn những người có liên quan trong phim. “Chúng tôi phải tận dụng hết mọi khả năng có thể để tìm chất liệu, tư liệu cho phim. Tất cả hình ảnh, nhân chứng chúng tôi quay ở Hà Nội, Đồng Tháp, TP.HCM, Thanh Hóa. Tại những nơi đây, chúng tôi đã thu thập được nhiều hình ảnh, nhiều thông tin, gặp nhiều nhân chứng đong đầy cảm xúc...” - đạo diễn Trần Quốc Sơn chia sẻ.

      Gói gọn trong hai ngày là thời gian ông Plumb lưu lại tại Đồng Tháp và TP.HCM, đoàn phim đã phải thực hiện rất nhiều cảnh quay cho cuộc gặp gỡ quan trọng này. Thông qua cuộc gặp gỡ, bộ phim đã giải tỏa mọi câu hỏi đọng lại trong 48 năm qua. Cuộc gặp gỡ cũng xua tan khoảng cách còn lại giữa hai cựu phi công. Để họ chia tay như những người bạn lâu ngày gặp lại chứ không phải như hai cựu thù. Quà lưu niệm họ tặng cho nhau đều gợi nhiều ký ức về một thời trai trẻ với người này đầy biến cố, với người kia thật hào hùng...

      Phim được phát sóng trên HTV9 trong chương trình Tạp chí Văn nghệ của TFS trong tháng 12/2015.

      TRÍ NHIÊN
      http://www.tintm.com/chu-de/giai-tri/cuoc-gap-go-than-ky-sau-48-nam-tren-phim-tai-lieu-330946.html

      Xóa
    2. Ở trên thì 7 lần bóp cò hạ 7 máy bay Mĩ, ở đây thì 13 lần nổ súng và bắn hạ 7 máy bay Mĩ.

      Rốt cuộc thì mấy lần bóp cò? Có nguồn nào đáng tin hơn QĐND, CAND, PL không?

      Xóa
    3. Bé Tũn đái dầmlúc 15:26 4 tháng 5, 2016

      Chắc có ông nhà báo nói sai thôi.
      Có gì quan trọng đâu?
      Cái quan trọng là 7 máy bay Mẽo bị hạ là thật.

      Xóa
  14. Bài phóng sự hay, nhiều ý nghĩa.
    - Lai nhớ hồi 65 -'66, đi học sơ tán ở tỉnh Bắc Giang bây giờ (gần sân bay Kép), nên hay được xem Mig 17 quần nhau với máy bay Mỹ. Còn nhỏ nhưng cũng đã biết phân biệt chiếc Mig 17 và Mig 21 nhờ phần đầu máy bay. Không biết có được thấy bác Bảy không ?
    - Bác Nguyễn Văn Bảy công lao lớn, với 1 cuộc sống đời thường dung dị thật đáng trân trọng.

    Trả lờiXóa
  15. Để trả lời cho Nặc 12:15 Ngày 04 tháng 05 năm 2016 và Nặc 14:58 Ngày 04 tháng 05 năm 2016, tóm tắt như sau: "người cựu phi công này đã lái chiếc MiG -17, xuất kích 94 lần, trong đó 13 lần chạm trán với không quân Mỹ,7 lần nổ súng (dĩ nhiên là thời gian khác nhau) và bắn rơi 7 máy bay Mỹ". Do tính cách người Nam bộ nói vắn tắt ngắn gọn vậy thôi. Cái quan trọng là 7 máy bay Mẽo bị hạ là thật. Anh hùng thì bản chất vẫn là anh hùng, ai thèm nổ làm đếch gì.

    Trả lờiXóa
  16. Bác Bảy là phi công do TQ đào tạo giúp VN mới được như thế. Lái máy bay chứ có phải lái xe bò đâu mà tự nhiên nhảy lên là bay và bắn được máy bay Mỹ. Nói thế để cho các rận biết công ơn của đồng chí Trung Quốc đối với nhân dân VN sâu nặng như núi Thái sơn, không có sự giúp đỡ chí tình của nước bạn thì ta không có được độc lập thống nhất như bi giờ để ngồi chém gió bàn phím đâu. Bây giờ là lúc VN cần phải hy sinh chút đỉnh cho sự phát triển của nước bạn TQ. Một vài cái đảo chim ỉa tít tắp mịt mù ngoài khơi xa hoặc gây ô nhiễm chút ít ở biển miền Trung chết vài con cá thì có thấm tháp gì mà làm ầm ĩ lên trông quá sức vô ơn bội nghĩa với bạn thì có đáng xấu hổ không?

    Trả lờiXóa
  17. Cái nào ra cái đó, ơn là ơn, còn đảo là đảo, chủ quyền là không thể nhân nhượng, nhưng không nên đụng cái gì cũng chửi TQ và thóa mạ chính quyền làm tay sai cho TQ. Ông Bảy đây mới là anh hùng thật sự, kẻ sĩ không màng tới công danh.

    Trả lờiXóa
  18. Cụ Nguyễn Văn Bảy đúng là anh hùng trong thời chiến cũng như trong thời bình. Xin nghiêng mình ngưỡng mộ cụ.

    Trả lờiXóa