Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Tướng Võ Tiến Trung: Không nên mua vũ khí, chỉ mua phương tiện Mỹ

Thượng tướng Võ Tiến Trung: "Việt Nam mua vũ khí của ai là quyền của chúng ta". Ảnh: Tùng Đinh.
Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên giám đốc Học viện Quốc phòng, cho rằng các phương tiện như máy bay trinh sát, tàu tuần thám Mỹ phù hợp hơn với đặc thù quân đội Việt Nam, còn vũ khí công nghệ cao cần cân nhắc rất kỹ. 
********************************
Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên giám đốc Học viện Quốc phòng, trao đổi với VnExpress về ý nghĩa chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Mỹ Obama và một số vũ khí, phương tiện Mỹ mà Việt Nam có thể cân nhắc mua.  
- Đánh giá của Thượng tướng về quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam trong chuyến thăm vừa rồi của ông Obama?
- Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam là muộn màng, nhưng chúng ta thường nói "có vẫn hơn không". Người Mỹ xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương tất nhiên vì lợi ích của họ. Việt Nam có địa chính trị nhạy cảm, uy tín trên trường quốc tế, đặc biệt có uy tín với ASEAN. Mỹ không thể bỏ qua Việt Nam trong quan hệ đối ngoại.
Theo dõi quan hệ hai nước và tình hình an ninh quốc phòng nhiều năm, tôi không bất ngờ trước tuyên bố của ông Obama, chỉ tiếc người Mỹ làm điều này quá muộn. Dỡ bỏ cấm vận vũ khí chỉ mang tính ước định về vấn đề ngoại giao, để khẳng định quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển lên tầm cao mới - quan hệ đối tác toàn diện. Việt Nam đã chứng minh và được cả thế giới công nhận nền quốc phòng được xây dựng trên cơ sở tự vệ. Việt Nam không mua vũ khí Mỹ để đe dọa nước thứ ba, đe dọa lại chính Mỹ hoặc đồng minh.  
- Các hệ thống vũ khí, trang bị của Mỹ phù hợp như thế nào với học thuyết, chiến lược quân sự và mục đích quốc phòng của Việt Nam?
- Tôi xin nêu rõ rằng Việt Nam mua vũ khí chỉ để bảo vệ chủ quyền chính đáng. Việt Nam mua vũ khí của ai là quyền của chúng ta. Chúng ta mua vũ khí không phải để chống Trung Quốc hay một nước nào mà là để tự vệ.
Cá nhân tôi cho rằng Việt Nam sẽ khó mua vũ khí tấn công của Mỹ, bởi một lý do là chúng rất đắt. Vũ khí bộ binh, nước ta sản xuất được, hà cớ phải mua.
Có thể chúng ta sẽ mua vũ khí công nghệ cao, nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi. Tôi cho rằng vũ khí công nghệ cao của Mỹ sẽ chỉ tấn công được những nước mà Mỹ muốn, chứ không phải với một nước được Mỹ ủng hộ. Lấy gì để tin tưởng rằng Mỹ sẽ không cung cấp bí mật công nghệ phần mềm vũ khí cho những đồng minh của họ, để từ đó họ vô hiệu hóa đối phương khi tác chiến.
Mục tiêu mà chúng ta hướng tới vẫn là phát triển công nghệ quốc phòng, tự sản xuất, mua công nghệ và mua vũ khí hiện đại từ những nước truyền thống. Những vũ khí này phù hợp khí hậu, khả năng sử dụng và kinh nghiệm của quân đội ta. Tôi lấy ví dụ như vũ khí Nga, rất khó đồng bộ với vũ khí Mỹ. Trong tác chiến, chỉ cần một mắt xích trong hệ thống không ổn sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. 
- Thượng tướng dự đoán chúng ta có thể mua những loại vũ khí nào của Mỹ?
- Tôi nghĩ chúng ta có thể sẽ cân nhắc mua những khí tài không ảnh hưởng đến tương tác hệ thống vũ khí, ví như máy bay trinh sát, tàu tuần thám, máy bay, tàu cứu hộ, cứu nạn. Những loại này không phải vũ khí mà là phương tiện. Tất nhiên, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Chính phủ sẽ có những cân nhắc. 
- Ông dự đoán thế nào về khả năng Mỹ xuất hiện ở cảng Cam Ranh?
- Khu vực cảng Cam Ranh được chia làm hai phần. Phần cảng quân sự là tuyệt mật, không cho phép bất cứ nước nào được vào, dù là Mỹ hay các nước đối tác truyền thống. Còn phần cảng quốc tế ở phía ngoài, chúng ta đã và đang xây dựng, phát triển để phục vụ hậu cần cho tàu hải quân, tàu dân sự các nước khi họ cần ta giúp đỡ. Ngay bây giờ, nếu tàu Mỹ hỏng hóc, cần tiếp tế nhu yếu phẩm, họ có thể vào khu vực cảng quốc tế. 
- Ông Obama nói đây là thời điểm để quan hệ Việt – Mỹ phát triển hơn nữa, ông nhận xét gì về điều này?
- Tôi nghĩ ông Obama nói đúng, bởi xu thế thế giới là hội nhập, bình thường hóa quan hệ. Gần như nước nào cũng sẽ mong muốn các nước khác thành đối tác có lợi cho mình. Việt Nam lại càng coi trọng điều này. Bình thường hóa quan hệ với một nước lớn như Mỹ và các nước lớn khác, thậm chí với cựu thù, không chỉ đáp ứng lợi ích cho riêng Việt Nam, mà còn có lợi cho khu vực và thế giới. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 24/5. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 24/5. Ảnh: Reuters.
Trong phát biểu của mình, ông Obama nói "Việt Nam luôn phải chịu đe dọa từ các nước lớn" và các cuộc chiến tranh dù ai thắng ai thua, dù mục tiêu thế nào, thì "Hà Nội và Washington đều thấy tổn thất". Điều này cho thấy ông Obama đã phần nào thừa nhận quân đội Mỹ gây tổn thất cho quân và dân Việt Nam ở cả hai miền nam, bắc. Tôi nghĩ trong tương lai 5 năm, 10 năm, và có thể lâu hơn nữa, sẽ có một tổng thống Mỹ nhận ra và xin lỗi nhân dân Việt Nam. 
Nếu các đời tổng thống Mỹ hiểu ra điều này,  tin tưởng thực sự vào Việt Nam thì quan hệ hai nước sẽ tốt hơn. Điều đó sẽ tới khi Mỹ thực sự thừa nhận và tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam. Điều này quan trọng hơn nhiều so với việc thừa nhận trên giấy tờ. Việt Nam và Mỹ  hoàn toàn có thể là bạn với nhau nếu xuất phát từ sự chân thành. Không thể có chuyện hai dân tộc đối đầu nhau nếu hiểu biết rõ, tôn trọng lẫn nhau. Quan hệ Việt – Mỹ tốt đẹp có lợi cho hai nước, cho khu vực và cho cả thế giới. 
- Đánh giá về tuyên bố của ông Obama nói Mỹ ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế?
- Tôi hoan nghênh phát biểu của ông Obama. Việt Nam từ lâu đã chủ trương giải quyết mọi tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Người Mỹ cũng có lợi ích của họ ở Biển Đông, bởi đây là tuyến thương mại hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Dù là Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia hay bất cứ nước nào đến Biển Đông để bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải theo đúng luật pháp quốc tế, chúng ta đều ủng hộ. 

 Văn Việt/VnExpress

9 nhận xét:

  1. Các ông bà dzận xĩ vào đây để thấy quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về quan hệ với Mẽo nhá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đây là quan điểm cá nhân của ông thượng tướng mặt rất ngu chứ không phải quan điểm Đang và nhà nuóc nghe chửa?

      Xóa
  2. Một bài trả lời phỏng vấn có thể nói là rất hay. Xét ở nhiều góc độ đều có trước có sau, có tình có lý , lịch sự mềm dẻo nhưng ẩn chứa sự cứng rắn kiên quyết.
    - Ông Tuấn nói : "...Việt Nam và Mỹ hoàn toàn có thể là bạn với nhau nếu xuất phát từ sự chân thành. Không thể có chuyện hai dân tộc đối đầu nhau nếu hiểu biết rõ, tôn trọng lẫn nhau. Quan hệ Việt – Mỹ tốt đẹp có lợi cho hai nước, cho khu vực và cho cả thế giới..." Rất rõ ràng.
    Nói cách khác nếu chỉ phía VN chân thành thì quan hệ Việt - Mỹ cũng khó phát triển được.
    - Ông Tuấn nói thẳng : "... Khu vực cảng Cam Ranh được chia làm hai phần. Phần cảng quân sự là tuyệt mật, không cho phép bất cứ nước nào được vào, dù là Mỹ hay các nước đối tác truyền thống..." Không có chuyện mập mờ 'cảng Cam Ranh chung chung ". Phần cảng quốc tế Cam Ranh thì....vô tư.

    Trả lờiXóa
  3. Tất cả chỉ là vấn đề ngoại giao. Thưc chất vẫn là địa chính trị và chính trị.
    Tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí kg muộn và kg sớm,rất đúng thời điểm theo mục đích của Mỹ. Nói chung lệnh này kg có gì mừng mà lo nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Tất cả chỉ là vấn đề ngoại giao. Thưc chất vẫn là địa chính trị và chính trị.
    Tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí kg muộn và kg sớm,rất đúng thời điểm theo mục đích của Mỹ. Nói chung lệnh này kg có gì mừng mà lo nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi bỏ lênh cấm vận vũ khí giũa Việt nam và Mỹ có hiệu lực, nó chững tỏ Việt nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ , ông lo cái gì , lo cho thằng Tàu à?

      Xóa
  5. Vũ khí tối tân giá mua đã đắt, bảo quản cũng không vừa. Nội như mấy chiếc Su-30 Việt Nam có, chuyên viên cũng tìm sáng kiến để tránh lãng phí, chưa nói tới đồ Mỹ. Chẳng hạn như chiếc F-16 mỗi giờ bay tốn chính quyền Mỹ hơn 20 ngàn đô. Còn chiếc F-22 thì "sặc gạch" với giá gần 70 ngàn đô một giờ bay. Tính thế này: nếu theo khoảng tối thiểu 200 giờ bay mỗi năm cho các phi công mà các quân lực phương Tây đòi hỏi thì 30 sĩ quan lái chiếc F-16 tốn hơn 120 triệu đô la, còn 30 người lái F-22 cần 400 triệu. Làm sao ngân sách Việt Nam chịu nổi?

    Trả lờiXóa