Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

AI ỦNG HỘ PHÁN QUYẾT CỦA PCA VÀ ỦNG HỘ PHIL, XIN GIƠ TAY!

Xem hình trước khi giơ tay!
Vùng trong vạch màu xanh là vùng biển Trường Sa của VN mà Phil đòi chủ quyền:

Bản đồ chủ quyền biển đảo chồng lấn của các nước trên Biển Đông. (Hình: Business Insider).
+ Màu đỏ là đường chín đoạn của TQ
+ Màu tím là yêu sách của VN;
+ Màu Hồng là yêu sách của Phill;
+ Màu vàng là Brunei;
+ Màu xanh lá cây là Malaixia
2 lượt chia sẻ
Bình luận
Huan Tran Dinh
Huan Tran Dinh Chỉ có thể thừa nhận phán quyết về việc "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ MÀ TRUNG QUỐC TÙY TIỆN VACH RA LÀ PHI PHÁP". Còn cái sơ đò này lại thành ra là tùy tiện đấy tòa PCA ơi! Phần sau không thể biểu quyết. Bởi lịch sử của Việt nam với những khu vực thuộc lãnh hai của ta là bất biến.
Tâm Minh Nguyễn
Tâm Minh Nguyễn Cái gọi là "Đặc khu Kalayaan" do Philippines vạch vẽ ra đây:

Thủy Hoàng Thằng Phi này lại muốn một viên đạn trúng hai đích
Ngọc Thống Lê
Ngọc Thống Lê Hoàng Ngân Thương à, Phi đòi QUYỀN CHỦ QUYỀN thì chính xác hơn vì PCA gián tiếp công nhận khu vực này thuộc EEZ của Philipines
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Theo quan điểm pháp lý quốc tế thì quyền chủ quyền là quyền riêng biệt của quốc gia được thực thi trong phạm vi Vùng đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa. Đây là quyền có nguồn gốc chủ quyền lãnh thổ, mang tính chất chủ quyền.
Tâm Minh Nguyễn Bác Ngọc Thống Lê ạ. Trong phán quyết về điểm 4, 5, 6, 7 mà Philippines khiếu kiện, Tòa PCA phán rằng các thực thể địa lý này nằm ngoài ranh giới lãnh hải 12 hải lý của Philippines nên chỉ được hưởng quy chế vùng biển 12 hải lý, không có EEZ riêng. Và do đó, cũng không thể gộp thành một quần thể thống nhất theo quy chế quốc gia quần đảo. (Philippines là Quốc gia quần đảo).
Vũ Thái NguyễnVũ Thái Nguyễn Luật sư X ủng hộ!

Trần Sơn Lâm Là thằng Luật sư nào vậy anh Vũ Thái Nguyễn?


Hoàng Ngân Thương Luật xư X là ai thì mình chưa rõ, Nhưng có một vài nuật xư mà mình thấy đang ủng hộ là Trần Công Trục, Lê Văn Cương, Hoàng Ngọc Giao.

· Trả lời · 3 giờ
Nguyen Thu
Nguyen Thu bọn phi nài kiện khựa rồi bắt tay với khựa đới. Trò mèo PCA nài xứ vịt ta hại nhiều dù nó ko có giá trị thực thi cao.
Phúc Trần
Phúc Trần Thằng Phi đang tự tin sau phán quyết . Tay tổng thống ra tuyên bố đàm phán với Tung Của ,sau khi xong chắc đến Việt Nam .Xem bộ ngoại giao ra tuyên bố thế nào .
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trần Thu Hòa
Trần Thu Hòa Chính vì thế lên BNG VN , chỉ lên tiếng hoan nghênh phán quyết về cái lưỡi bò , phần còn lại phải nghiêng cứu mới có ý kiến dân mình tưởng bỏ hùa nhau suyết xoa khen Phi dám kiện Khựa , còn VN thì hèn ngu, dân mình thiếu hiểu biết nhưng lại hay nổ , mà dân ngu thì nhiều quá ...
Phúc Trần
Phúc Trần Trần Thu Hà ! Thiếu mất từ ''RA ''
Mai Thanh Hai
Mai Thanh Hai Đừng quên từ RA ! "hoan nghênh PCA ra phán quyết cuối cùng"
Mai Lý
Mai Lý Tòa Trọng tài Quốc tế PCA có phán gì thì phán, nhưng quan điểm của Việt Nam là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, kể cả một số đảo mà Trung Quốc, Philippines, Đài Loan hay Mã Lai đang chiếm giữ trái phép. Vùng màu xanh dương là vùng mà anh Phi đề cập trong hồ sơ kiện TQ, những châm đỏ là vùng Việt Nam đang quản lý và có quân đồn trú - Nguồn ảnh từ PCA

Rất phiền lòng bởi lũ trí thức vàng vẩu mừng rú lên khi PCA đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines. Lũ có học nhưng ngu muội bởi lòng hận thù chiếm cứ não bộ không biết rằng những nội dung của phán quyết đã vô tình phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với một số đảo mà Philippines đang chiếm giữ do có được từ việc hèn nhát của chính quyền ngụy Sài Gòn (VNCH).

Kim Thu
Kim Thu Cảm ơn bạn Hoàng Ngân Thương và Mai Lý đã đăng bài và đăng bản đồ chỉ rõ những đảo của VN mình và đảo các nước khác chiếm đóng trái phép trên vùng biển Việt Nam mà Philipines đòi chủ quyền . Vậy thắng lợi của Philipines tại Tòa án Quốc tế đã vô tình phủ nhận chủ quyền của Việt Nam ? mấy hôm nay nhiều báo vui mừng tung hô thắng lợi của Philipines mà hình như....không hiểu điều đó thì phải ?
Binh Nguyen Dung
Binh Nguyen Dung Kim Thu! Bỏn kền kền của nền páo chí cách mệnh chúng hiểu hết, nhưng chúng đang muốn Việt Nam làm tiền đồn đánh TQ cho đám rợ tây lông.
Kim Thu
Kim Thu Binh Nguyen Dung ! Bọn nó nhầm to. Trứng đòi khôn hơn vịt ?
Tâm Minh Nguyễn
Tâm Minh Nguyễn Kim Thu : Đám phóng viên nhiều tờ báo bây giờ chẳng khác gì "trẩu tre". Tay nhanh hơn não.
Phúc Trần
Phúc Trần Tâm Minh Nguyễn !Khốn nạn là ta đào tạo ra nghề Viết báo chứ chưa đào tạo ra người làm báo ! Xã hội lâu nay vô tình dung dưởng thói hư ,tật xấu của bọn bồi bút ,tạo cho chúng ảo tưởng đứng ngoài pháp luật ,và từ khi ta và Mỹ trở thành ''đối tác toàn diện '' chúng lại bị cái ''Tu Chính Án thứ tư '' -quền lực báo chí nên ảo tưởng đó thôi ! Nếu không chấn chỉnh bọn thợ viết này là mầm gây rối loạn trật tự xã hội .
Kim Thu
Kim Thu Đúng vậy anh Tâm Minh Nguyễn . Báo chí viết không chính xác , hướng dư luận theo ý đồ của họ làm hoang mang và rối loạn xã hội. Làm người dân mất lòng tin vào Đảng.
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Bạn Mai Lý nói đúng!
Tiếc rằng mình chưa thấy bài báo nào phân tích một cách khách quan về phán quyết của PCA, ngược lại, thấy nhản nhản các bài báo tung hô phán quyết này của các ông/bà Trần Công Trục, Lê Văn Cương, Lan Anh...
Hoàng Ngân Thương
Mai Lý
Mai Thanh Hai
Mai Thanh Hai Mai Lý Cái tên bài đã thấy không ổn rồi
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Mai Thanh Hai
Đúng vậy!
Mình đã đọc và thấy chủ yếu tụng ca về thắng lợi cắt đường lưỡi bò.
Chỉ có đoạn này thì tạm:
---
3. Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa”.

Theo quy định này, chỉ có đảo nào “thích hợp cho người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” thì đảo đó mới có các vùng biển là lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được hoạch định như là lãnh thổ đất liền.

Như vậy với phán quyết này thì các thực thể địa lý hiện nay trên quần đảo trường Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý mà không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Phán quyết này, vừa có lợi, vừa có điểm không lợi.

Điểm lợi ở đây là, phán quyết đã góp phần thu hẹp không gian biển mà các quốc gia trong khu vực gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, lãnh thổ Đài Loan và Brunei có yêu sách chồng lấn trên quần đảo Trường Sa.

(Nếu phán quyết tuyên một số cấu trúc địa lý trên quần đảo Trường Sa là đảo theo quy định tại Điều 121 của UNCLOS thì sẽ dẫn đến không gian biển có yêu sách chồng lấn giữa các bên gần như dày đặc và đan xen nhau).

Thế nhưng, tôi cho rằng điều này cũng không có lợi lắm. Bởi lẽ, nhìn vào bản đồ phân bố các đảo trên quần đảo Trường Sa, đặc biệt là các thực thể đảo mà Việt Nam đang quản lý thì gần như chúng được phân bố tụ nhiên theo một vòng cung chạy dài theo hướng từ Bắc xuống Nam, trong đó có nhiều đảo nằm sát nhau.

Do vậy, với phán quyết này sẽ dẫn đến thay đổi chế độ pháp lý của một số vùng biển trên quần đảo Trường Sa. Ví dụ, có hai đảo cách nhau khoảng 30 hải lý nhưng vì chúng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý nên 6 hải lý ở giữa sẽ là vùng biển chung của quốc tế.

Nhìn từ góc độ này thì không gian biển thuộc quyền chủ quyền của chúng ta trên quần đảo Trường Sa sẽ bị thu hẹp lại vì phán quyết cũng đã chỉ rõ rằng, “các đảo ở Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất” nên chúng ta không thể xác lập vùng nước quần đảo theo quy định của UNCLOS.
Trường Hoàng
Trường Hoàng Đất nhà nó đâu mà nó đi kiện 😡😡😡😡😡

Phúc Trần
Phúc Trần Đừng ném đá !!!!!
Dẹp qua một bên tinh thần yêu nước ta có thể ví Trường Sa như một doi đất hoang bên ngoài làng .Mỗi thành viên trong làng (Việt-Phi -Mã -Đài -Trung -Bru ) mỗi anh chiếm một ít ! Tôi từng nói :
-Nói Trường Sa là của chúng ta .Là trong nhà -Người Việt Nam nói với nhau !Những doi đất chim ĩa ,những cục đá nữa chìm ,nữa nỗi thằng mô chộ trước thì xí phần ! Vấn đề bây giờ là nhà nước ta khôn khéo đến đâu !
HÓNG VẬY !
Hoàng Ngân Thương
Ngọc Thống Lê
Ngọc Thống Lê TS.Ngô Hữu Phước: Phán quyết PCA là bảo bối của Việt Nam. Là bài viets trên báo Đất Việt đó cô Hoàng Ngân Thương, Chắc ông TS này cô biết. Bài viết rất dài, rất dài nhưng...đúng là TS giấy. Bảo bối cái ....
Tâm Minh Nguyễn
Tâm Minh Nguyễn Bài phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương và các câu trả lời của Thiếu tướng đều xoay quanh tác động lớn nhất của phán quyết của PCA là tính phi pháp của "Đường lưỡi bò". Phóng viên và Thiếu tướng không đề cập đến các chi tiết khác. Có gì sai ?
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Ông Cương không có gì sai?
Đọc bài này. bạn đọc sẽ bị mụ mị rằng phán quyết PCA dường như chỉ có duy nhất một điều là CẮT CÁI LƯỠI BÒ CỦA TQ!
=> Phán quyết PCA đều là tốt cả!
Tâm Minh Nguyễn Hoàng Ngân Thương : Đó là suy ra thôi. Còn về phỏng vấn thì phóng viên hỏi gì, người được phỏng vấn trả lời cái đó.
Thach Ha Hoang không đọc đuoc chi tiêt nội dung yêu cầu cua Phi. Và Bộ ngoai giao Viet Nam chưa có Tuyên bố chính thuc, nguoi phát ngôn cua Bo ngoai giao VN nói là sẻ có tuyên bố. Vấn đề này phuc tạp, phải có nha nuoc moi xu lí đuoc. Chắc chắn không đơn giản theo cách hiểu thông thuong· 2 giờ
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương không đọc đuoc chi tiêt nội dung yêu cầu cua Phi.?
Bạn tải hình về máy rồi kích to lên. Những điểm có quốc kỳ VN là nơi VN đang đóng quân.
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Bác Phúc Trần ơi!
Bài này là của... Hoàng Ngân Thương ạ!
Phúc Trần
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Câu này là nhận xét của Chủ trang vi.sott.net:
----
Nói tóm lại, như một bạn đọc hài hước của chúng tôi từng nhận xét, quần đảo Trường Sa giống như miếng đất bỏ hoang ngoài đầu làng, gần đường cái. Mỗi anh trong làng chiếm một mảnh. Ai cũng cho rằng nó phải thuộc về mình. Sẽ là tốt hơn nếu họ bàn bạc, phân chia với nhau trong làng thay vì gọi gã đầu gấu chuyên làm nghề bảo kê ở ngoài phố vào phân giải.


Dấu Hiệu Thời Đại: Thế Giới Cho Những Người Suy Nghĩ. Đăng tải tin tức và phân tích ngoài…
vi.sott.net
Tâm Minh Nguyễn
Tâm Minh Nguyễn Hoàng Ngân Thương : Cái thằng "đầu gấu" ấy là Mỹ đấy.
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Thì thế, ai cũng biết!
PCA là Mỹ chớ ai!
Thanh Ho Không ủng hộ. Việt Nam là Rồng Vàng chứ không có là cừu non .
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
· Trả lời · 1 giờ
Thanh Ho
Thanh Ho Không phải là cừu.
Mac Yen Huong
Mac Yen Huong Tàu thắng hay Phi thắng đều bất lợi cho VN. Chờ xem BNG nói gì. Buồn!
Phùng Út Hà
Phùng Út Hà Giơ tay lên trước, coi bản đồ sau
Sơn Vũ
Sơn Vũ Chỉ có những kẻ thiếu kiến thức mới ủng hộ .

Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Bác Mai Thanh Hai kính mến!
Em cảm ơn bác vì đã chia sẻ thông tin về đây nhưng cũng xin lỗi bác, em phải xóa ý kiến này sau ít phút nữa vì bác lấy thông tin từ trang giả mạo lãnh đạo cấp cao nguyentandung...
Em đã nói ở đâu đó rằng các trang giả mạo lãnh đạo này (nguyentandung, nguyenphutrong, ...) thường không có bài của chính họ. Họ chỉ đi cop ở nơi khác về. Google.tienlang từng bị họ nhiều lần ăn cắp bài, tức cop mà không ghi nguồn).
Vì vậy, khi đọc bất cứ bài nào ở các trang mạ danh này, chỉ cần hỏi ông Gúc thì sẽ tìm được ra bản gốc.

Và em đã tìm được gốc:
http://containerservice.com.vn/.../danh-sach-cac-dao-do...

Ly Thanh
Ly Thanh · Bạn bè với Ly Trúc
Lai co chuyen nua roi
Tâm Minh Nguyễn
Tâm Minh Nguyễn 1- Bãi Bàn Than (gần đảo Ba Bình) cho đến nay vẫn là bãi vô chủ. Đài Loan nhiều lần đem cờ đến cắm nhưng đem đến, các chiến sĩ Hải quân ta bí mật tiếp cận và nhổ đi.
2- Danh sách gốc các thực thể địa lý ở Trường Sa do các bên đóng giữ nằm ở đây:
https://vi.wikipedia.org/.../Danh_s%C3%A1ch_th%E1%BB%B1c...


Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể…
vi.wikipedia.org
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Danh sách này dường như chưa đúng, bâc Tâm Minh Nguyễn!
Danh sách dưới đây đầy đủ hơn:
____
Danh sách các nước cùng với các vị trí trên quần đảo Trường Sa, được liệt kê dưới đây mang tính tham khảo, bao gồm chiếm đóng và kiểm soát, có người hoặc không, nguồn có thể và chưa thể kiểm chứng. Số liệu được thu thập từ Hoangsa.org, wiki Việt, Anh, TQ.

Việt Nam kiểm soát
Đảo An Bang Amboyna Cay
Đảo Nam Yết Namyit Island
Đảo Sinh Tồn Sin Cowe Island
Đảo Sinh Tồn Đông Sin Cowe East Island
Đảo Sơn Ca Sand Cay
Đảo Trường Sa Spratly Island
Đảo Song Tử Tây Southwest Cay
Đá Cô Lin Collins Reef
Đá Đông East (London) Reef
Đá Lát Ladd Ree
Đá Len Đao Lansdowne Reef
Đá Lớn Discovery Great Reef
Đá Nam South Reef
Đá Núi Thị Petley Reef
Đá Núi Le Cornwallis South Reef
Đảo Phan Vinh Pearson Reef
Đá Tây West (London) Reef
Bãi Thuyền Chài Barque Canada Reef
Đá Tiên Nữ Tennent Reef
Đá Tốc Tan Alison Reef
Đảo Trường Sa Đông Central (London) Reef

Đá Phúc Sĩ Higgens Reef
Đá Hà Tần Barque Canada Reef
Bãi Nguyệt Sương Stag Shoal
Đá Nhỏ Discovery Small Reef
Đền Cây Cỏ Flora Temple Reef
Bãi Chim Biển Owen Shoal
Đá Sơn Hà Gent Reef
Đá Nghĩa Hành Lovele Reef
Bãi Chim Biển Owen Shoal
Đá Tam Trung không có tên tiếng Anh
Đá Núi Môn Maralie Reef
Đá Nhám Grierson reef
Đá Núi Môn Maralie Reef
Đá Núi Cô Cay Marino
Bãi Ngọc Điền Jubilee Bank
Bãi Đăng Quang Coronation Bank
Đá Vị Khê không có tên tiếng Anh
Đá Nhạn Gia không có tên tiếng Anh
Đá An Bình Ross Reef
Fancy Wreck Shoal chưa có tên tiếng Việt

Tổng cộng: 41 điểm.

Bãi Ba Kè Bombay Castle
Bãi Phúc Tần Prince of Wales Bank
Bãi Quế Đường Grainger Bank
Bãi Huyền Trân Alexandra Bank
Bãi Phúc Nguyên Prince Consort Bank
Bãi Tư Chính Vanguard Bank
Bãi Đinh Kingston Shoal
Bãi Đất Oriena shoal

Chú thích: 8 bãi ngầm nằm trên thềm lục địa nên VN không liệt kê vào quần đảo Trường Sa, nơi có các nhà giàn và đang khai thác dầu.
http://googletienlang2014.blogspot.com/.../ai-la-nguoi...
Nguyen Minh Quang


Tâm Minh Nguyễn
Tâm Minh Nguyễn Hoàng Ngân Thương : Cái này là theo tài liệu của Hải quân đấy. Trên báo chí công khai, ta tránh nói đến 20 đá, bãi còn lại để không gây cho các đối thủ/đối tác cảm giác rằng ta chiếm quá nhiều.
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Nguyen Minh Quang Cứ nói đến ông Trần Công Trục là em ... ớn!
Hoàng Ngân Thương
Ly Thanh · Bạn bè với Ly Trúc
Danh ba binh thu coi trung quoc noi gi

Hoàng Hải Lưu Ai a dua và ủng hộ Phi kiện giờ đã sáng mắt ra chưa...! Lại có người còn lớn giọng rẳng "tại sao Việt Nam ta ko kiện TQ như Phi"...
Ha Tran
Ha Tran Vẫn một bình luận: Đám báo chí và tri thức của Việt Nam đang sung sướng khi cái "tòa án" đó Phán Quyết không công nhận "đường lưỡi bò" của Trung Quốc!
- trí tuệ của tri thức và báo chí của Việt Nam đúng là đang xuống cấp thảm bại.
Chúng Ngu một cách không ngờ!
Cả cái "phán quyết" ấy hơn 400 trang giấy, nhưng các anh "báo chí cách mạng và đám tri thức" chỉ hả hê khi Đường Lưỡi Bò không được công nhận => địt mẹ! Có đứa đéo nào nó công nhận tồn tại của cái đường lưỡi bò ấy đâu.
Còn vấn đề mấy đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa của Việt Nam thằng philippine nó tuyên bố là chủ quyền của nó thì đám "tri thức và báo chí cánh mạng" lờ tịt!
Hoàng Ngân Thương Anh giai Ha Tran ơi, đã 1 lần nhắc rồi.
Hoàng Ngân Thương
Hoàng Ngân Thương Anh giai Ha Tran ơi, đã 1 lần nhắc rồi. Anh sửa giùm em 1 câu chửi tục đi, kẻo sếp em kiểm tra thấy là em bị cúp 3 củ luôn ạ!
Hùng Lạc
Hùng Lạc Vậy giờ mấy kẻ kia đã sáng mắt ra chưa nhỉ?

Phúc Trần Nhà dzăng Kim Nữ Rù Tôm -Chiên gia tiểu thuyết Kiếm hiệp không chương ,không hồi thời @ cho ý kiến đi !

Hoàng Ngân Thương

50 nhận xét:

  1. Là con dân nước Việt thì ai cũng có lòng yêu nước. Sự hiểu biết của chuyên gia về một lỉnh vực nào đó sẽ khác với dân ngoại đạo là đương nhiên. Kể cả dân ngoại đạo với nhau cũng đã khác nhau. Người có cuộc sống tốt, có thời gian, có trình độ ,khi tìm hiểu vấn đề sẽ tốt hơn người lo cơm gạo,hoặc o có thời gian vì chuyên tâm vào một lỉnh vực khác. Nhưng đã là dân ngoại đạo thì không thể biết sâu như chuyên gia. Mà trong đề tài này thì các chuyên gia còn cải nhau quyết liệt, nhưng o thấy họ chửi nhau là ngu là rận. Ở các hội thảo quốc tế về biển Đông, có cả học giả TQ và VN, họ đấu nhau bằng tham luận của mình,không thấy họ chửi ai ngu, chắc vì họ có học, có văn hóa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và tớ kết luận luôn: Những kẻ tung hô phán quyết của PCA, dù là Trục hay Cương hay Lan Anh... và cả cậu nữa là NGỜ U NGU!
      Là RỜ ÂN RÂN nặng ...

      Xóa
    2. Câu hỏi nhập nhèm làm sao trả lời? Nếu chỉ là ũng hộ phán quyết của tòa thì tôi giơ tay. Phán quyết này mang đến cho VN ta cả lợi lẩn hại, nhưng lợi nhiều hơn hại.
      Cái lợi đầu tiên là cắt đứt lưỡi bò( về mặt pháp lý quốc tế). Nhân đây xin nói luôn, một số bác còm trên GTL " TQ nói vô căn cứ về lưỡi bò thì ta quan tâm làm gì",TQ o nói chơi, họ đang ra sức hiện thực đường lưỡi bò.Họ có đủ sức mạnh để làm. VN đơn độc chống lại thì không xong, phải có sự ũng hộ cuả quốc tế. Muốn dư luận quốc tế ũng hộ thì ta phải có chính nghĩa. Chính nghĩa nào hơn phán quyết của tòa quốc tế?. Nếu o ngăn chặn nổi lưỡi bò thì VN ta mất tất cả, kể cả TS.
      Cái lợi kế tiếp là tòa tuyên các thực thể ở TS o có vùng ĐQKT( 200hl).Điều này làm giảm bớt tranh chấp do giảm bớt chồng lấn giữa các vùng ĐQKT.Đồng thời cũng khiến TQ khó khăn hơn khi cứ khư khư đão của họ có vùng ĐQKT. Cái lợi này cũng là cái lợi của các bên tranh chấp ở TS nếu họ cũng thượng tôn luật pháp. Ngược lại sẽ xem điều này là hại nếu có tham vọng giống TQ.
      Phán quyết của tòa có bất lợi cho VN chỉ là các bải nữa chìm nữa nổi nằm trong vùng ĐQKT của Philippines mà VN đang chốt có thể khó giữ. Riêng các đảo đá nổi (vn đã chốt) nằm trong vùng ĐQKT của Philippines thì VN vẩn giữ(kèm 12 hl xung quanh) đựơc; bởi vì chủ quyền của chúng là ai không thuộc thẩm quyền của tòa án về luật biển Unclos 82.

      Xóa
    3. VN ta lúc nào cũng tuyên bố là ũng hộ giãi quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, theo luật pháp quốc tế, luật biển Unclos. Cũng đã thưà nhận tòa có thẩm quyền phán xét vụ này. Do đó cá nhân tôi nghĩ là Vn sẽ chấp nhận cái thiệt hại nhỏ để o bị mất tất cả ! Hơn nữa uy tín của VN sẽ lên cao vì nói đi đôi với làm. Không có cái kiểu" Ta nấu đồ chay, ai ăn thì ăn, ta ăn mặn".

      Xóa
    4. Nhìn nhận như bạn Jour Vold là hợp lý.
      Tuy nhiên cũng không nên ca ngợi quá mức kết quả phán quyết này.

      Xóa
    5. Nhìn nhận như bạn Jour Vold là hợp lý.
      Tuy nhiên cũng không nên ca ngợi quá mức kết quả phán quyết này.

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Chủ nhà nên nhớ vấn đề thực đã nằm ngoài phạm vi ai ủng hộ/không ủng hộ phil.theo phán quyết này thì dù vn có chủ quyền toàn bộ trường sa đi nữa thì cũng chỉ có tối đa 12 hải cho mỗi đảo,còn lại sẽ thuộc về đặc quyền kinh tế của nước khác hoặc biển quốc tế.đó thực sự là vấn đề. Nếu vn trối bỏ điều này thì cũng ko khác gì tq,hóa ra thành tiểu bá sao?

    Trả lờiXóa
  4. 3. Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa”.

    Theo quy định này, chỉ có đảo nào “thích hợp cho người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” thì đảo đó mới có các vùng biển là lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được hoạch định như là lãnh thổ đất liền.

    Như vậy với phán quyết này thì các thực thể địa lý hiện nay trên quần đảo trường Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý mà không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

    Phán quyết này, vừa có lợi, vừa có điểm không lợi.

    Điểm lợi ở đây là, phán quyết đã góp phần thu hẹp không gian biển mà các quốc gia trong khu vực gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, lãnh thổ Đài Loan và Brunei có yêu sách chồng lấn trên quần đảo Trường Sa.

    (Nếu phán quyết tuyên một số cấu trúc địa lý trên quần đảo Trường Sa là đảo theo quy định tại Điều 121 của UNCLOS thì sẽ dẫn đến không gian biển có yêu sách chồng lấn giữa các bên gần như dày đặc và đan xen nhau).

    Thế nhưng, tôi cho rằng điều này cũng không có lợi lắm. Bởi lẽ, nhìn vào bản đồ phân bố các đảo trên quần đảo Trường Sa, đặc biệt là các thực thể đảo mà Việt Nam đang quản lý thì gần như chúng được phân bố tụ nhiên theo một vòng cung chạy dài theo hướng từ Bắc xuống Nam, trong đó có nhiều đảo nằm sát nhau.

    Do vậy, với phán quyết này sẽ dẫn đến thay đổi chế độ pháp lý của một số vùng biển trên quần đảo Trường Sa. Ví dụ, có hai đảo cách nhau khoảng 30 hải lý nhưng vì chúng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý nên 6 hải lý ở giữa sẽ là vùng biển chung của quốc tế.

    Nhìn từ góc độ này thì không gian biển thuộc quyền chủ quyền của chúng ta trên quần đảo Trường Sa sẽ bị thu hẹp lại vì phán quyết cũng đã chỉ rõ rằng, “các đảo ở Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất” nên chúng ta không thể xác lập vùng nước quần đảo theo quy định của UNCLOS.
    --------------
    Đọc thế này mà anh chị Jour Vold22:29 Ngày 14 tháng 07 năm 2016 vẫn ca tụng phán quyết PCA được thì đúng là....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác CCB, cái" thực thể thống nhất" này Philippines cũng muốn như VN ta vậy. Toà tuyên như thế họ cũng bị bất lợi giống ta thì sao đây?

      Xóa
  5. Chính cái bọn đang kết luận Trục, Cương, Lan Anh như ẻm Thương là NGU nhất vì dân trong nghề ai cũng hiểu phán quyết PCA có cả mặt lợi và hại nhưng LỢI đối với Việt Nam lớn hơn so với HẠI. Thương và google.tienlang cố xoáy vào mặt HẠI, lờ đi mặt LỢI để chửi 100% những người ủng hộ điểm LỢI là NGU. Đó là tính cách bần nông đần độn của người có 1 tí chữ nhưng tầm nhìn 3 cm, hoặc đó là của kẻ đểu cáng muốn dẫn dắt dư luận bằng ngòi bút mất dạy, bán mình cho Tàu.

    Trong tất cả các ý kiến, ý kiến đáng lưu tâm, đáng xem nhất là của ông Đình Quân:

    https://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-%C4%91%C3%ACnh-qu%C3%A2n/ph%C3%A1n-quy%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-pca-v%C3%A0-h%E1%BB%87-l%E1%BB%A5y-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87t-nam/10154366742191983

    Bản thân ông Quân cũng thừa nhận điểm LỢI là điểm chính.

    Nói về cái phán quyến PCA và vđ Hoàng Sa, Trường Sa thì dài hàng trăm trang không hết nhưng có mấy vấn đề bọn Ngọc Thống, Ngân Thương hiểu mà cố tình mập mờ đánh lừa người đọc ít học để lèo lái dư luận. Có thể tóm tắt trong mấy ý sau.

    1. Thằng bị thiệt nhất sau phán quyết PCA là Tàu, k phải Việt Nam: Đừng nói nó k quan tâm, nó cứ làm. Nó k quan tâm nó đã k lê la đi xin ủng hộ của cả mấy thằng mọi châu Phi xa lắc, nó k quan tâm nó đã không cổ vũ dân chúng nổi giận với PCA. Dù nó có cố tỏ ra k quan tâm, sự thực là phán quyết PCA làm giảm tiến độ thực hiện bành trướng của TQ (giảm thôi chứ đừng mong ngăn cản hoàn toàn).

    2. Phán quyết PCA không có điều nào nói QĐ Trường Sa thuộc chủ quyền Phi khi nó nằm trong phạm vi EEZ của Phi. Đảo / bãi / đã thuộc chủ quyền thằng nào (PCA không xét đến vđ chủ quyền trong phán quyết này nhưng tạm coi mỗi đảo / bãi / đã có 1 thằng có chủ quyền xem xét vào lúc khác) thì phạm vi 12 hải lý là của thằng đó bất chấp nó nằm trong phạm vi EEZ của thằng khác. Đó là nguyên tắc phân chia các vùng lãnh hải giao nhau ai cũng biết. Việc Thương, Thống tự suy luận phán quyết PCA là thừa nhận chủ quyền của Phi trong toàn bộ các đảo / bãi / đã thuộc phạm vi EEZ của Phi là suy diễn cá nhân cảm tính, và trong tranh chấp pháp lý người ta không sử dụng các suy diễn cảm tính.

    3. PCA không thừa nhận EEZ với phần lớn các đảo / bãi / đá ở Trường Sa do không chứng minh được đặc tính dân sinh ổn định không có nghĩa là phủ nhận chủ quyền của Việt Nam hay các nước khác, mà chỉ giới hạn phạm vi 200 hl thành 12 hl. Và thực ra VN chấp nhận điều này lâu rồi, VN cũng chưa bao giờ đòi hỏi EEZ 200 hl. Nếu tham vọng đòi hỏi 200 hl là tự tay bóp dái vì như thế là thừa nhận đường lưỡi bò. Vậy mà Thương, Thống lại cứ xoáy vào điểm này để cho rằng VN bị HẠI.

    4. Về tổng thể, phán quyết PCA có LỢI cho VN nhiều hơn rất nhiều so với có HẠI. Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ những mặt hại, hay chính xác là những ảnh hưởng liên đới đến việc đòi hỏi chủ quyền của VN đối với Trường Sa. Tức là không nên say mem chiến thắng mà thiếu tỉnh táo, quên nhiệm vụ còn việc vui với phán quyết của PCA là phản ứng thông thường của người có óc. Chỉ có lũ vừa ngu vừa tưởng mình thông thái (và lũ mất dạy hiểu rõ tất cả nhưng lèo lái dư luận) mới quy kết những người vui với phán quyết cắt đường lưỡi bò của PCA là RẬN, là NGU.



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh này lại nhét chữ vào miệng ông Đình Quân à?
      Ông Quân viết:
      ------
      Phán quyết của PCA và hệ lụy với Việt Nam
      Nguyễn Đình Quân·14 Tháng 7 2016
      Lợi rõ ràng: Tòa Trọng tài (PCA) tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có chủ quyền lịch sử" tại Biển Đông.
      Chỉ có vậy!
      Phán quyết về những nội dung khác, dù bất lợi cho Trung Quốc nhưng không hẳn có lợi cho Việt Nam, có nội dung hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam. Một số nội dung phán quyết cũng không hoàn toàn có lợi cho Philippines.

      http://thiemthu62.blogspot.com/2016/07/phan-quyet-cua-pca-va-he-luy-voi-viet.html

      Xóa
    2. Anh em trao đổi cả đống chữ với ông Quân ở dưới comments ấy và ông ấy khẳng định LỢI RÕ RÀNG. Đọc thì đọc cho hết.

      Xóa
    3. Tôi đã đọc hết và không có dòng nào trong các comm ông Đình Quân nói như cậu nói:
      ---
      Bản thân ông Quân cũng thừa nhận điểm LỢI là điểm chính.
      ---
      https://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-%C4%91%C3%ACnh-qu%C3%A2n/ph%C3%A1n-quy%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-pca-v%C3%A0-h%E1%BB%87-l%E1%BB%A5y-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87t-nam/10154366742191983

      Xóa
  6. Nói tóm lại, vụ kiện này anh Phil cũng KHÔNG THẮNG!
    Vì xưa nay, bãi cạn Scarborough là của Phil do Trung Quốc mới chiếm. Tưởng ra tòa thì đòi lại được nhưng nay Tòa gián tiếp phán: Nó là của TQ nhá. Tòa ko phán trực tiếp bở tòa nói: Tòa ứ có thẩm quyền!
    Nhưng Tòa phán bãi cạn này (hiện do TQ đóng quân) chỉ có lãnh hải 6 km. Còn vùng biển xung quang, ngoài 6km là của ... chùa! Ai đến cũng được, người TQ, ng Mỹ ng Nhật hay ng Pháp đến khai thác cũng ok tuốt!

    Như vậy, kẻ thắng trọng vụ kiện này phải nói là BU MẼO tên côn đồ của thế giới!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mẽo chả có gì lươn khươn trong chuyện đó cả. Nó khẳng định rõ ràng nó có quyền lợi trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Và phán quyết PCA rõ ràng giới hạn vùng lãnh hải của tất cả các anh em, mở rộng vùng biển quốc tế mọi người đều được đi lại.

      Đừng có giữ mãi quan điểm mõ làng. Nó mở rộng tự do hàng hải thì thằng nào cũng có lợi, không nhất thiết phải bo bo ôm hết vào mình. Tự do thì thằng Úc, thằng Nhật, thằng Nga, thằng Ấn nó mới đến làm ăn được ở VN thông qua đường biển quốc tế mà không bị Tàu nó cản trở, vùng biển quốc tế thì Mẽo nó mới bảo vệ, còn chúng ta có bịa ra EEZ và bảo là vùng lãnh hải của mình mà Tàu nó ngồi ị ngay ở đấy cản trở anh em đến chơi cũng chả có nghĩa lý gì.

      Tất nhiên vđ chủ quyền thì phải bảo vệ nhưng chủ quyền hoàn toàn khác phạm vi lãnh hải.

      Xóa
  7. Chính đồng chí Thống cũng thừa nhận Việt Nam và Malaysia không coi các vị trí ở Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo và do đó không có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải như UNCLOS quy định. Vậy mà đồng chí cứ la làng việc PCA giới hạn 12 hải lý chứ k thừa nhận EEZ cho các đảo ở Trường Sa là TAI HỌA với Việt Nam. Rõ ràng là đang cố tình lừa các sửu nhi tự tưởng mình thông thái hơn thiên hạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thống nói ở đâu như vậy?
      Và Thống nói có bằng Chính phủ nói không?
      Có chỗ nào Chính phủ VN nói Trường Sa lớn không phải là đảo không?

      Xóa
    2. PCA kết luận rằng, tất cả các cấu trúc nổi tại Trường Sa (Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây…) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra EEZ hoặc thềm lục địa. Phán quyết này có phần không lợi cho Việt Nam, trong trường hợp Việt Nam đòi hỏi các đảo Việt Nam đang đóng giữ như Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn… phải có EEZ. Nhưng đồng thời, Trung Quốc (và Đài Loan Trung Quốc) cũng không thể dùng 200 hải lý EEZ quanh đảo Ba Bình mà họ cho là có chủ quyền để tạo nên vùng tranh chấp với EEZ và thềm lục địa tính từ đường cơ sở bờ biển Việt Nam nữa. Các vùng biển tranh chấp bị thu hẹp về phạm vi 12 hải lý quanh mỗi đảo đá tại Trường Sa.

      Xóa
    3. Nó không tạo ra EEZ thì mới cắt được đường lưỡi bò. Nếu cho rằng tất cả các đảo / bãi / đã có EEZ thì chính là thừa nhận đường lưỡi bò vì cơ sở của đường lưỡi bò chính là EEZ bám vào những đảo Tàu tự cho rằng nó có chủ quyền.

      Nếu thừa nhận EEZ thì khi đó EEZ của Tàu (theo lí sự mất dạy của nó nhưng k làm gì được) bám sát vào bờ biển Việt Nam và dân mình đến cá quanh bờ mà đánh cũng k còn chứ chưa nói đến mấy đảo ở xa.

      Giải pháp chấp nhận 12 hải lý theo UNCLOS là giải pháp thực tế vừa đảm bảo giới hạn sự bành trướng của TQ, vẫn giữ được chủ quyền, hạn chế tranh chấp với anh em hàng xóm.

      Vấn đề quan trọng nhất của Trường Sa là chính trị, quân sự chứ không thuần túy về kinh tế nên việc đảm bảo chủ quyền quan trọng hơn rất nhiều so với phạm vi lãnh hải.

      Xóa
    4. Có một vấn đề là vươn ra ngoài 12hai ly mỗi đảo lại nằm trong đặc quyền kinh tế của phil,nghĩa là ngư dân ko thể đánh bắt ngoài 12 hải lý của đảo.số biển quốc tế ỏ day là nhỏ

      Xóa
  8. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN ngày 12-5-1977.
    .....
    5. Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này.

    http://bienphongvietnam.vn/van-ban-phap-luat/van-kien-phap-ly-dieu-uoc-quoc-te/178-vankien02.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngờ u. Tuyên bố đó từ năm 77 còn từ năm 2012 khi đàm phán VN, Malay, Phi VN đã theo UNCLOS rồi. Thật là bố đời và vãi đái. Biển nhà còn không chắc giữ được còn đòi EEZ tận đâu đâu. Có hiểu cái đường lưỡi bò nó căn cứ vào cái gì không ? Chính nó dựa trên lập luận EEZ các đảo CHina có chủ quyền đấy.

      Tóm lại các bố vẫn tự tưởng mình là đỉnh cao thế giới, PCA nó giới hạn quyền lợi không tưởng EEZ về quyền lợi chính đáng 12 hải lý theo UNCLOS là sự sỉ nhục thì các bố lên sao Hỏa sống 1 mình, đừng sống với ai trên trái đất này hết.

      Xóa
    2. Nặc danh00:01 Ngày 15 tháng 07 năm 2016 đúng là ngờ u ngu!
      Cậu này viết:
      -----
      từ năm 2012 khi đàm phán VN, Malay, Phi VN đã theo UNCLOS rồi!
      -----
      Cậu chỉ ra điều khoản nào trong UNCLOS cho rằng đảo Trường Sa của VN không có EEZ?

      TOÀN VĂN CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN
      http://googletienlang2014.blogspot.jp/2015/06/toan-van-cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve.html

      Xóa
    3. Siêu ngờ u ngu.

      Gửi bố khoản 3 điều 121 UNCLOS:

      3. Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

      Tất cả các đảo ở quần đảo HS, TS có đảo nào có dân cư có thể sinh sống ổn định, có kinh tế riêng không cần phụ thuộc vào đất liền ?

      Thằng Tàu nó khỏe nó tham vọng bá quyền đã đành. Yếu nhớt như sên cũng đòi EEZ tất cả các đảo trong quần đảo HS, TS thì khác chó nào vẽ thêm 1 cái lưỡi khác cho Việt Nam ?

      Xóa
  9. Có khả năng BNG sẽ ra tuyên bố sau khi hội ý với các đối tác TQ. Chờ thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Có mấy con lợn đưa ra lí lẽ cái đường lưỡi bò Tàu nó nói cho vui, không ai thừa nhận và không có ý nghĩa gì hết. Thực là ngu đần, thiểu năng đến mức não úng thủy hoặc đầu thủng nước phân lọt vào chiếm 80% thể tích não.

    Tàu nó mất hàng chục năm để tẩy não thanh niên, nhân dân nó biết về cái đường lưỡi bò nó bịa ra thông qua sách giáo khoa, tuyên truyền ra rả hàng ngày. Hỏi 100 đứa TQ thì cả 100 đứa nó coi đường lưỡi bò là hiển nhiên và mấy thằng VN, Phi, Malay mất dạy đang cướp của TQ nhưng TQ nó độ lượng, đàn anh chưa thèm chấp.

    Nó chuẩn bị cả tỷ thứ để chuẩn bị cho kịch bản độc chiếm biển Đông. Nó dựa vào đường lưỡi bò, vào EEZ cho 2 QĐ Hoàng Sa, Trường Sa (mà nó cho rằng của nó) để lấy cớ lảng vảng suốt ngày trong vùng biển có chủ quyền EEZ đàng hoàng của Việt Nam. Chỉ cần anh bộ đội hải quân nào thiếu kiềm chế phát là nó có cớ phăng teo tạo sự kiện cướp trắng cả biển Đông luôn. Vì cái đường lưỡi bò và sự hiện diện của Tàu trong phạm vi đường lưỡi bò, anh em hải quân khổ như chó, điển hình là vụ giàn khoan HD981.

    Vậy mà có mấy thằng não úng thủy cho rằng việc cắt đường lưỡi bò chả có ý nghĩa mẹ gì, lại còn nhân danh yêu nước, chống rận. Bọn này phần lớn não úng thủy nhưng có mấy đứa đứng đầu khả năng là người Tàu hoặc làm thuê cho Tàu, hiểu rất rõ mọi chuyện nhưng cố tình lèo lái đánh lừa người yêu nước nhưng dốt.

    Trả lờiXóa
  11. Đảng, Nhà nước thừa khôn ngoan để biết những cái gì không tranh được tay đôi (song phương) với Tàu do mình yếu nó khỏe thì gọi hội (đa phương) vào mỗi thằng 1 tí. Thà mất tí còn hơn mất hết. Người phát ngôn LHB đã nhấn mạnh nhiều lần chuyện cái gì chỉ liên quan đến 2 thằng thì song phương, liên quan đến nhiều thằng thì đa phương. Trường Sa là vđ đa phương như thế. Vì vậy phán quyết PCA về cơ bản phù hợp với định hướng, mong muốn của BCT. Những đ/c nào vẫn còn lăn tăn về việc tại sao không làm việc riêng với Tàu mà lại để Mỹ và 1 lũ nhảy vào nên tìm hiểu thêm.


    Trả lờiXóa
  12. Bố tiên sư lũ mọi. Từ lâu nay Đảng, Nhà nước vẫn ủng hộ chủ trương đa phương, quốc tế hóa tranh chấp biển Đông để giảm thiểu thiệt hại (giảm thôi chứ không mong không có thiệt hại, vì để không có thiệt hại tí nào mình phải mạnh như Tàu như Mỹ và điều đó là không tưởng ở giai đoạn hiện nay).

    Thế mà việc PCA áp dụng đúng chủ trương đa phương, chia đều lợi ích, tất cả các anh em mỗi thằng giảm lợi ích 1 tí (nhưng không yêu cầu từ bỏ chủ quyền) để tăng diện tích lãnh hải tự do quốc tế lại bị bọn mọi nhảy lên cho là do Mỹ, do Phi.

    Chúng còn lôi chuyện Mỹ, Phi là bạn của các anh cờ vàng, vẫn dùng tàu của cờ vàng, chơi với chúng nó là chơi với các bạn cờ vàng. Ngu đến mức điên loạn. Trước 75 thì cả cái thế giới này, đặc biệt là cái châu Á này, bao nhiêu thằng chơi với cờ vàng ? Chả nhẽ vì thế coi chúng nó là thù mãi à ? Thế thì ra nhập ASEAN làm cái đéo gì vì Phi, Malay, Indo, Thái, Sing, những thằng cầm đầu ASEAN đều là bạn vàng của cờ vàng trước kia.

    Trả lờiXóa
  13. Tóm lại ,Tàu nó dùng cái bàn đạp LƯỠI BÒ để hùng hổ nhảy vào chiếm đóng trái phép các đảo ,đá,ngầm ở Trường sa,Hoàng sa của Việt nam và từ đó mưu mô biến cả những vùng EEZ 200 hải lý của Việt nam không hề có tranh chấp thành vùng có tranh chấp,thậm chí ngang ngược kéo cả giàn khoan dầu vào ,đâm đẩy tàu cá của ngư dân Việt nam,cắt cab tàu thăm dò dầu khí của Việt nam...

    Nay cái đường LƯỠI BÒ đã bị cắt theo phán quyết của PCA,Trung quốc thua ,họ cay cú lắm chứ,vậy sao Việt nam chúng ta phải cay cú thay cho họ??????

    Việc lớn là PCA đã tạo ra hàng rào pháp lý ,ngăn không cho TQ vô cớ xâm hại chúng ta ngay trong vùng EEZ của VN .VN vì vậy đã đẩy được chuyện tranh chấp chỉ giới hạn ở Trường sa,Hoàng sa,nơi ,về chủ quyền còn có nhiều tranh cãi của nhiều quốc gia ,còn phải giải quyết không thể một sớm một chiều .

    Cũng có thể ý đồ của TQ ở đường lưỡi bò chỉ để cắm dùi vào các đảo đã xâm chiếm được ở Biển đông của Việt nam,nay cái lưỡi bò bị gỡ đi,việc đàm phán chủ yếu sẽ tập trung vào nội dung chủ quyền của các đảo do TQ ,Đài loan dùng vũ lực hoặc ỷ thế nước lớn chiếm đóng ,cơi nới trái phép xâm hại chủ quyền của VN ,nội dung mà VN có ưu thế về căn cứ pháp lý.

    Việc có EEZ hay không cho các đảo ở Hoàng sa,Trường sa , lẻ tẻ từng hòn đảo đương nhiên là không có ,khi lập lại được chủ quyền,VN có thể yêu cầu tòa trọng tài xem xét EEZ cho đơn vị là quần đảo Hoàng sa,Trường sa.

    Chuyện này ,chúng ta phải tin vào ý kiến của những chuyên gia về biên giới ,hải đảo như bác Trần Công Trục chứ đâu có phải là chuyện vui,ai đồng ý thì giơ tay như cách nghĩ giản đơn nhưng nguy hiểm của bạn Hoàng Ngân Thương.

    Trả lờiXóa
  14. Đài Loan, TQ có đường lưỡi bò thì Phillippin có đường tam giác xanh xanh. Giờ bọn hắn có thêm tấm lệnh bài của Liên Hợp quốc để hiệu triệu thiên hạ, có luật biển quốc tế đứng sau.

    Phi tha cho VN 2 bãi đá, chừa lại cho ta 2 bãi đá, như thế là hữu hảo nhân đạo lắm rồi chưởi Phi làm gì.

    Buồn cười là éo thằng nào hô hào biểu tình chống Phillippin xâm lược. Trong khi vụ TQ có Mỹ chống lưng thì sủa rất hung hãn. Hèn hơn cả chó.

    Trả lờiXóa
  15. Trông bức ảnh mà đắng lòng, Phillippin chừa lại 2 bãi đá chìm cho ta như bố thí 2 cục xương an ủi. Không rõ là bãi đá ngầm hay bãi đá nổi, nhưng giống như 2 cục xương bố thí an ủi.

    Sao không đi biểu tình chống Phi đi hở lũ chó? Hèn hơn cả chó. Có giỏi đi biểu tình chống Phi xâm lược đi, hở lũ chó!

    Trả lờiXóa
  16. Hàng trăm mẫu mới và lạ dành cho khách hàng khi muốn có
    xe điện cân bằng
    2 bánh thông minh giá rẻ nhất hiện nay tại tphcm ở Decalsaigon.

    Trả lờiXóa
  17. Các ông chống phán quyết của PCA thân mến! Tôi tin tưởng vào CP VN. VN ta đã xem xét nội dung kiện của Philippines, đã dự đoán đựơc cái gì tốt nhất, cái gì xấu nhất mang đến khi tòa phán quyết. Từ đó đã thưà nhận thẩm quyền xét xử của tòa về Unclos 82. Mặc dù tòa đã nói không phán xét về chủ quyền của các đảo nổi ở TS, nhưng VN vẩn cẩn thận bảo lưu ý kiến về chủ quyền của mình ở TS.
    Chấp nhận thiệt hại nhỏ để tránh thiệt hại lớn, trong điều kiện thế và lực của VN hiện nay là thựợng sách.
    Bác Nam Sơn nói Philippines xăm lựơc, bây giờ được tòa hợp pháp hóa cho họ. Nhưng ngược lại họ cũng nói y chang ta. Vậy ai đúng? Mình là dân Việt nên nói theo quyền lợi VN.Giải quyết vấn đề này rất khó khăn , phức tạp, lâu dài, mà chưa chắc thắng 100%. Nhà nước ta chấp nhận DOC cũng vì vậy thôi.
    Các ông nói chúng tôi ngu? Thôi thì ngu theo CP để đựơc cái lớn cho đất nước. Còn hơn khôn theo kiểu tạo điều kiện cho TQ nuốt chửng tất cả biển đảo VN bằng đường lưỡi bò !

    Trả lờiXóa
  18. Có điên mới giơ tay ủng hộ phán quyết của PCA. Chỉ hoan nghênh thôi. Cứ theo quan điểm của Nhà nước mà làm như người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN đã nói trong ngày 12/7. Nhà nước XHCN VN này bản lĩnh lắm. Không bản lĩnh thì làm sao từ năm 1945 đến này đã động viên nhân dân đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, Nhật, Mỹ, Pôn Pốt rồi Tàu khựa.

    Trả lờiXóa
  19. Phán quyết của PCA là rất công minh . Việt Nam và nhiều nước khác rất có lợi do được có thêm công cụ pháp lý để đấu tranh với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đảo ở Biển Đông . Phi-líp-pin là quốc gia quần đảo nên được tính đường cơ sỏ thẳng để từ đó tính lãnh hải , vùng tiếp giáp , vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa .nhưng chỉ với các đảo , đá , bãi mà Phi líp Pin có chủ quyền .

    Trả lờiXóa
  20. Những đảo,đá VN đã xác lập chủ quyền và người trú đóng canh giữ từ trước cả khi có UNCLOS 1982 thì dù nó có nằm trong vùng EEZ của Philippin thì chủ quyền vẫn là của VN nhưng chỉ với 12 hải lý lãnh hải chứ lý gì phải giao cho Philippin.

    Những đảo và đá khác Vn chưa có người canh giữ thực tế nằm trong EEZ của Philippin thì đàm phán thêm,nếu VN kiện và được tòa quốc tế công nhận quần đảo Trường sa ,Hoàng sa hoàn toàn của VN như VN đã tuyên bố , các hội nghị ,hiệp định quốc tế đã phán quyết trước đây thì toàn bộ các đảo đá ngầm và lãnh hải Hoàng sa,Trường sa sẽ thuộc VN,dù là đảo hay đá thuộc trường sa,hoàng sa có hoặc chưa có quốc gia nào tuyên bố chủ quyền vẫn thuộc VN cả .

    Tuy nhiên để được như thế thì phải đàm phán để có COC hoặc kiện ra tòa .

    Trả lờiXóa
  21. Phán quyết của PCA quan trọng với Việt Nam là có thêm công cụ pháp lý để đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà hiện đường Lưỡi Bò của Tàu liếm tới 2/3 . Còn ở Trường Sa , theo PCA không có thực thể nào có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý , cả làng đều như vậy thì lợi ích giữa các bên sẽ không còn quá căng thẳng nữa . Điều cơ bản là Trung Quốc có tuân thủ phán quyết của PCA hay không .

    Trả lờiXóa
  22. Đến như ông Hiền Lê, diễn đạt một vấn đề quan trọng mà vẫn rối rắm, bùng nhùng: "Có điên mới giơ tay ủng hộ phán quyết của PCA. Chỉ hoan nghênh thôi". Thế đủ biết, khi đuối lý, cùng đường, những con người thích ngụy biện, vẫn cố bám vào những lý luận con trẻ, ba xu.
    Tóm lại, PCA đã mở đường cho chính nghĩa cắt đứt đường lưỡi bò của Trung Quốc. Chỉ có tay sai, Hán gian mới vòng vo, tạo điều kiện cho đường lưỡi bò tồn tại để "đạo đức hóa" việc mãi quốc cầu vinh.

    Trả lờiXóa
  23. Tôi thấy lý lẽ của các bạn phản đối phán quyết của PCA không có tính thuyết phục chút nào cả mà chỉ thuần là cảm tính thôi. Các bạn không nên tiếp tục cố đám ăn xôi làm gì nữa.

    Trả lờiXóa
  24. Phán quyết của PCA đem lại cho VN một công cụ pháp lý quốc tế mạnh để sử dụng trong bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông, tạo nhiều thuận lợi trong đàm phán vùng chồng lấn trên biển với Cam, Thai, Malai, Phi ...

    Phán quyết cũng đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho ngư dân VN đang hành nghề trên vùng biển này: không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước khác; không bị chi phối bởi lệnh cấm đánh bắt cá từ 1/8 hàng năm của TQ; quyền đòi bồi thường thiệt hại do TQ cố tình va, đâm bên ngoài phạm vi 12 hải lý ...

    Nói chung VN được lợi rất nhiều dù không phải là một bên trong vụ kiện này. Có được điều lợi này là do VN trước sau như một luôn tuân thủ tập quán và luật pháp quốc tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TS Trần Thăng Long, Phó trưởng bộ môn Anh văn pháp lý - Trường đại học Luật TP.HCM, cho rằng: Phán quyết ngày 12.7.2016 có những tác động về nhiều mặt, không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực, trong đó có VN mà còn đối với ngư dân VN.

      Cụ thể, nội dung của phán quyết có những nội dung quan trọng có tác động đến ngư dân như sau:
      Thứ nhất, phán quyết chính thức tuyên bố đường 9 đoạn là không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế hiện hành, cùng với đó là việc tuyên bố bác bỏ các đòi hỏi của Trung Quốc đối với việc yêu sách các vùng biển vạch ra từ đường cơ sở bất hợp pháp này. Đồng thời, phán quyết là cơ sở khẳng định quyền tự do đánh bắt cá tại các vùng biển quốc tế, cho phép các quốc gia và ngư dân của các nước có quyền tiến hành các hoạt động đánh bắt cá hợp pháp tại đây.

      Hai là, phán quyết khẳng định quyền đánh bắt cá tại các ngư trường truyền thống (traditional fishing), mặc dù là vấn đề được giải quyết giữa Philippines và Trung Quốc, đây cũng trở thành cơ sở quan trọng để ngư dân VN tiếp tục thực thi các quyền đánh bắt cá tại các ngư trường truyền thống, vốn được khẳng định rõ ràng qua các bằng chứng lịch sử. Tòa khẳng định Biển Đông là khu vực không chỉ có sự hiện diện của ngư dân Trung Quốc mà còn của ngư dân các nước khác. Phán quyết đã bác bỏ các luận điểm trước nay của Trung Quốc về các quyền, trong đó có quyền đánh bắt cá của nước này, mặt khác cũng tạo cơ sở để ngư dân các nước, trong đó có VN thực hiện quyền đánh bắt hợp pháp tại các ngư trường truyền thống tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

      Ba là, phán quyết tuyên bố các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông trong việc cản trở hoạt động đánh bắt của ngư dân tại vùng biển Scarborough là bất hợp pháp, tác động đến sinh kế của họ. Điều này vừa cơ sở để nhà nước có những cơ sở và biện pháp đấu tranh với phía Trung Quốc và lên án các hành vi tàn bạo, vô nhân đạo của cơ quan chức năng cũng như ngư dân của nước này.
      ...

      Xóa
    2. Bốn là, cùng với việc bác bỏ đòi hỏi về các vùng biển giới hạn bởi yêu sách đường 9 đoạn, nội dung của phán quyết về quy chế của các thực thể trên Biển Đông một mặt thu hẹp phạm vi các vùng biển từ các đảo, đá trong khu vực, dẫn đến việc thu hẹp phạm vi các khu vực tranh chấp, mặt khác cũng mở ra khả năng đánh bắt cá tại các vùng biển rộng lớn hơn.

      Năm là, phán quyết không đề cập đến chủ quyền lãnh thổ nhưng các quy định về chế độ pháp lý của các vùng biển theo công ước cũng đảm bảo khẳng định quyền đánh bắt cá đối với những khu vực biển nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của VN. Đây cũng là cơ sở thực thi quyền của VN trong việc áp dụng các biện pháp hợp pháp để thực thi quyền chủ quyền hợp pháp tại các khu vực này, cụ thể là bảo vệ ngư dân VN.

      Sáu là, trên cơ sở quy chế về các vùng biển được xác định theo Công ước luật Biển 1982, các quốc gia trong khu vực chắc chắn cũng sẽ dựa vào đó mà xác định các vùng biển, cũng như đặt ra các vấn đề phải giải quyết giữa các bên về các khu vực chồng lấn, điều này có thể sẽ dẫn đến một số khó khăn cho ngư dân khi tham gia đánh bắt tại các ngư trường này. Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua các thỏa thuận giữa các bên về hợp tác nghề cá trong khu vực trên cơ sở hợp tác thiện chí, cùng có lợi, lưu ý đến các quyền lợi đã được thiết lập mang tính lịch sử…

      Bảy là, với việc tòa ra các phán quyết, đây có thể là một thất bại nặng nề của Trung Quốc về phương diện quốc tế. Tuy nhiên với bản chất ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế và đạo lý cùng tư tưởng bành trướng, Trung Quốc có thể gia tăng các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế. Những hành động này cũng sẽ có những tác động không nhỏ đối với ngư dân VN trong các hoạt động đánh bắt cá tại đây.

      Văn Khoa

      Xóa
  25. Khá đông nghệ sĩ điện ảnh TQ phản đối quyết liệt phán quyết của PCA hệt nhóm G.TL. UBND tỉnh Bình Thuận đã lệnh cho đài PTTH Bình Thuận ngừng phát sóng các bộ phim TQ mà đài đang trình chiếu có hình ảnh các nghệ sĩ TQ đã to mồm phản đối phán quyết PCA. Qua đó đủ biết thái độ củachính phủ VN đã, đang và sẽ như thế nào đối với PCA. Làm định hướng viên dư luận rất khó. Làm dư luận viên thì đứa xó chợ đầu đường đều xắn tay xông vào dễ ợt. Miễn là thuộc lòng câu thần chú "rận chủ thằng nào cũng ngu" hoặc "chống Tàu ắt theo bu Mỹ". Thời buổi hôm nay, người dân họ không dễ bị xỏ mũi, dắt đẩu đâu cũng được. Ông bà ta dạy: "Đốn củi ba năm thiêu một giờ". Qua 02 sự việc, Fomsa xả thải và phán quyết của PCA, G.TL đã tự mình đánh mất niềm tin của khá nhiều bạn đọc có lòng tốt lơ ngơ tin G.TL là một blog
    sạch. Muốn biết blog sẽ tồn tại, được ủng hộ hay dần dần đi vào bế tắc, tan đàn, cứ nhìn xuống đôi chân mình, đang nhích dần ra xa cái chiến hào nhân dân chân chính hay chưa. Chiến hào nhân dân chân chính là chiến hào không bị xuyên tạc bởi bọn ngụy cờ vàng, bọn chuyên gây bất ổn xã hội, bọn tôi mọi cho Tàu ngu dần dốt nát, mãi quốc cầu vinh, chê đối phương nhận tiền Mẽo, nhưng, mình cũng vui vẻ trẻ khỏe đếm, chia những bó nhân dân tệ dày cộm có hình thằng chó chết họ Mao. Nhục!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi ũng hộ khái niệm " chiến hào nhân dân" này của bác. Nói đến nhân dân thì chúng ta cũng thống nhất là không chống nd TQ, nd HK!

      Xóa
    2. Tôi ũng hộ khái niệm " chiến hào nhân dân" này của bác. Nói đến nhân dân thì chúng ta cũng thống nhất là không chống nd TQ, nd HK!

      Xóa
  26. Đúng vậy! Thật ra tôi đã theo dõi blog này từ vụ Đoàn Văn Vươn. Lúc đầu tôi có chút niềm tin về blog này vì đã làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng trong vụ án. Nhưng sau 2 vụ gần đây như bác nói, formosa và PCA, có thể thấy trang blog này đã và đang đi ngược lại với dòng chảy của lịch sử, với ý nguyện của đại đa số nhân dân. Như vụ formosa, không chỉ dưới biển mà bọn nó còn đầu độc dân mình ở trên đất liền kể cả nơi được cho là trong lành như công viên vui chơi vậy mà blog này và một số kẻ khác vẫn cố tình bào chữa hòng chạy tội cho formosa. Riêng vụ PCA thì rõ ràng chúng ta nhìn thấy những điểm có lợi cho VN nhưng blog này và đồng bọn cứ xoáy vào những điểm bất lợi hòng lèo lái dư luận theo hướng có lợi cho TQ. Như bác Văn Lâm đã nói, lịch sử sẽ nghiền nát bọn chúng, một ngày nào đó nhân dân sẽ treo cổ bọn chúng, lũ phản quốc hèn nhát.

    Trả lờiXóa
  27. Nguyễn Trọng Bằnglúc 23:09 17 tháng 7, 2016

    SAU TRUNG QUỐC, PHILIPPINES SẼ KHỞI KIỆN VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG?

    Đã một tuần trôi qua kể từ khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) đưa ra bản phán quyết về các nội dung mà Philippines khởi kiện Trung Quốc về các yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. Dư luận quốc tế và dư luận ở Việt Nam có những ý kiến trái chiều nhau về phán quyết này của Tòa Trọng tài thường trực. Rõ ràng Philippines là nước được lợi nhiều nhất và đương nhiên họ hoan nghênh phán quyết của PCA trong khi Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng phản đối và không công nhận giá trị của phán quyết này. Về phía Việt Nam, ngay sau khi Tòa Trọng tài thường trực phát đi nội dung phán quyết, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao - ông Lê Hải Bình đã phát biểu hoan nghênh việc ra phán quyết của Tòa Trọng tài và tái khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử về chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông Lê Hải Bình cũng cho biết Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết của Tòa Trọng tài vào một thời điểm khác.

    Trong khi có một bộ phận trong xã hội Việt Nam nhanh chóng lên tiếng ủng hộ nội dung phán quyết của PCA thì cũng có một bộ phận người không nhỏ tỏ thái độ không hưởng ứng nội dung phán quyết bởi họ phân tích và cho rằng phán quyết này hoàn toàn chỉ có lợi cho Philippines và có nhiều điểm bất lợi đối với Việt Nam.

    Với bản phán quyết ngày 12/7, Tòa trọng tài thường trực một mặt đã bác bỏ yêu sách về cái gọi là "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đồng thời phán quyết cả Trung Quốc và Philippines đều có quyền tự do đi lại và đánh bắt hải sản tại một số vùng biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bên cạnh đó, Tòa Trọng tài cũng đã phán quyết về vùng biển thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo hồ sơ khởi kiện của nước này, trong đó bao gồm cả phần lớn các thực thể đảo, bãi đá, bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và đang quản lý trên thực tế.
    Phạm vi Philippines tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa trong hồ sơ gửi lên Tòa Trọng tài (Phần trong đường kẻ màu xanh), trong đó phần chấm màu đỏ là các điểm do Việt Nam đang thực tế quản lý

    Với việc bác bỏ tính hợp pháp của đường lưỡi bò, phán quyết của PCA có thể được xem là có lợi cho Việt Nam trong việc thực thi các quyền chủ quyền trên Biển Đông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Trọng Bằnglúc 23:10 17 tháng 7, 2016

      Tuy nhiên, việc Tòa Trọng tài thường trực phán quyết cả Trung Quốc và Philippines đều có quyền tự do đi lại và đánh bắt hải sản ở một số khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cũng như việc gián tiếp khẳng định vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bao gồm cả phần lớn quần đảo Trường Sa là những nội dung rất bất lợi cho Việt Nam.

      Như chúng ta đều biết, tranh chấp chủ quyền tại khu vực quần đảo Trường Sa là tranh chấp đa phương giữa nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam tuyên bố chủ quyền hoàn toàn đối với quần đảo này và trên thực tế cũng là nước đang chiếm đóng, quản lý số lượng thực thể đảo, bãi đá, bãi cạn... nhiều nhất tại khu vực này. Về phía Philippines - bằng việc nộp hồ sơ khởi kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài trong đó có nội dung khẳng định vùng đặc quyền kinh tế của nước này đã gián tiếp tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn quần đảo Trường Sa. Có thể nói đây là một nước đi hết sức khôn ngoan và tinh quái của Philippines khi họ bắn đi một mũi tên mà có thể trúng được cả 2 đích là thông qua phán quyết của Tòa Trọng tài nhằm vừa bác bỏ những yêu sách phi lý của Trung Quốc và mặt khác hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực ở quần đảo Trường Sa. Rõ ràng, khi dư luận quốc tế lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài cũng đồng nghĩa là công nhận chủ quyền của Philippines tại quần đảo Trường Sa như trong hồ sơ mà họ đưa lên và đã được Tòa Trọng tài phán quyết. Hay nói cách khác, ủng hộ phán quyết đó chính là phủ nhận đối với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa.

      Mặc dù Việt Nam tuyên bố chủ quyền hoàn toàn và thực tế đang quản lý đối với phần lớn diện tích biển cũng như các thực thể địa lý tại khu vực quần đảo Trường Sa nhưng tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines tại khu vực này là đang diễn ra thực tế. Việc Philippines khởi kiện Trung Quốc là một tiền lệ và phán quyết của Tòa Trọng tài về nội dung khởi kiện của họ đã tạo ra những cơ sở pháp lý rất có lợi cho họ. Do đó, việc họ khởi kiện đối với Việt Nam về tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa là điều hoàn toàn có thể xảy ra, vấn đề có lẽ chỉ còn là thời gian. Việc làm của Việt Nam ngay lúc này là phải lên tiếng phản đối đối với những nội dung phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài thường trực mà có ảnh hưởng bất lợi hay nói cách khác là vi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó cần chủ động, khẩn trương tập hợp đủ tài liệu, hồ sơ bằng chứng cả về pháp lý và lịch sử để chứng minh cho cộng đồng quốc tế (và Tòa Trọng tài khi cần) về chủ quyền của mình đối trên Biển Đông nói chung và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng.

      http://lachongblog.blogspot.jp/2016/07/sau-trung-quoc-philippines-se-khoi-kien.html?spref=fb

      Xóa
    2. PCA căn cứ vào khoa học lịch sử để bác bỏ tính pháp lý vu vơ về đường lưỡi bò của "ông cố nội bọn bây", căn cứ vào khoa học địa lý để khẳng định những đảo đá chìm, đá nổi ở Trường Sa, chỉ được phép quản lý 12 hải lý ven bờ trở ra (cũng nhằm chặt tay, bít mồm "ông nội bọn bây" không cho thực hiện được mưu đồ thống lĩnh biển Đông, cản trở giao thông hàng hải, quản lý vùng trời đối xứng mà "ông nội bọn bây" đã, đang và sẽ thực hiện. PCA không hề phán xử đảo này là của anh A, đảo kia là của chị B. Việc đó, là chức nghiệp của tòa án quốc tế khác. Nên nhớ, hồ sơ Phi gửi kiện, nội dung cũng đã năm lần bảy lược đã trao đổi với VN và được VN đồng tình. Tuân thủ và ủng hộ phán quyết của PCA là trách nhiệm, bổn phận của những công dân yêu nước chân chính. Khó khăn hiện nay của chúng ta không phải là nhỏ. Phần lớn, do ông cha các thế hệ của chúng ta, qua nhiều thời kỳ, chế độ chính trị, buông lỏng và chưa coi trọng đảo biển. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, thằng giặc nống lấn đánh chiếm đảo, biển, giết hại chiến sĩ, đồng bào ta, xem biển Đông là ao nhà của hắn thì phán quyết PCA là một tiền lệ pháp lý quí báu cho kẻ yếu, có chính nghĩa như Phi, như Việt. Những việc lớn hơn, dài hơi hơn phải tính, sẽ tính tiếp. Đừng lu loa ba xàm bá láp, tiếp sức cho "ông cố nội bây", dân nó điên máu, nó lật thuyền, thì không có hạt cơm bỏ mồm. Đừng ngu dốt tạo lửa bên rừng cỏ khô cháy lúc này để "ông cố nội bây" vừa lòng thì ngóe tức tửi ngay. Tin không?

      Xóa