Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Ngày mai, 12/7, PCA phán quyết vụ kiện TQ của Philippin: VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG ỦNG HỘ PHÁN QUYẾT CỦA PCA?


Vào 11h ngày mai, 12-7 (tức 16h cùng ngày, giờ Hà Nội), tại trụ sở ở Cung Hòa bình, thành phố La Hay, Hà Lan, Tòa Trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện TQ của Philippin.

Trước câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước khả năng Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc (PCA), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: "Là quốc gia trực tiếp liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam ủng hộ giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982". "Chúng tôi mong muốn Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết công bằng, khách quan, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, đồng thời yêu cầu các bên liên quan tôn trọng pháp lý quốc tế được nêu ra trong công ước quan trọng này", ông Bình nhấn mạnh.
Như vậy, có thể thấy quan điểm chính thức của Nhà nước VN là “Kêu gọi PCA đưa ra phán quyết công bằng, khách quan, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS” chứ chưa biết PCA phán quyết có “công bằng, khách quan” hay không, có “phù hợp luật pháp quốc tế” hay không nên VN chưa thể tuyên bố ủng hộ phán quyết này hay không.
Thế nhưng,
mấy ngày nay, trên nhiều tờ báo VN, ta thường thấy những tin bài với những bình luận khá ngây thơ ủng hộ phán quyết của PCA và bất cứ ai không ủng hộ PCA thì lập tức bị chụp mũ là "theo Trung Quốc! Ông Trần Công Trục trên báo Giáo dục VN "ngây thơ" cho rằng, dù VN không kiện nhưng “Việt Nam là một bên liên quan trực tiếp và rất có lợi nếu PCA bác bỏ đường yêu sách “lưỡi bò” trên biển vô lý của Trung Quốc.”
Chúng tôi khẳng định, ý kiến này của ông Trần Công Trục là "ngây thơ" bởi bản thân ông Trần Công Trục chưa nắm được những vấn đề mà PCA xem xét và đưa ra phán quyết vào ngày mai.  Vấn đề quan trọng nhất là về tính pháp lý của đường lưỡi bò thì PCA chưa nhắc đến, còn 7 nội dung của vụ kiện thực chất không có nhiều thông tin và ý nghĩa giá trị nào, ngược lại, có thể còn có hại cho VN. 
"Philippines đã trình đơn kiện Trung Quốc gồm 15 điểm. Tuy nhiên, phán quyết của PCA ngày 29.10.2015 khẳng định, tòa này chỉ có thẩm quyền xem xét 7 trong số 15 điểm mà Philippines đưa ra.
7 điểm mà PCA khẳng định có thẩm quyền xem xét trong đơn kiện của Philippines gồm:

- Bãi cạn Scarborough không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi là những kết cấu nửa chìm nửa nổi không được hưởng quy chế về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Đá Gaven và đá Ken Nan (bao gồm Đá Hu Gơ) là các thực thể nửa chìm nửa nổi không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tuy nhiên, ngấn nước triều thấp trên các thực thể này có thể được sử dụng làm đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn.

- Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Trung Quốc đã có hành vi bất hợp pháp khi ngăn chặn ngư dân Philippines kiếm sống, bằng cách can thiệp vào các hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạn Scarborough.

- Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Công ước bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.
- Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) bằng việc cho phép tàu của lực lượng hành pháp nước này thực hiện các hành vi nguy hiểm, gây ra nguy cơ va chạm lớn với tàu Philippines di chuyển trong vùng lân cận bãi cạn Scarborough.
Bên cạnh 7 điểm trên, 7 điểm khác đang trong giai đoạn xem xét đánh giá tính hợp lý và một điểm đang bảo lưu, PCA yêu cầu Philippines làm rõ điểm này.
Như vậy, vấn đề Philippines phản đối yêu sách"đường lưỡi bò" của Trung Quốc chưa được PCA khẳng định thẩm quyền xem xét."
Tại sao lại "có hại" cho VN? Mời bạn đọc xem bài viết dưới đây của ông Kim Như Hoàng qua lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn.
-----
BIỂN ĐÔNG & PHÁN QUYẾT CỦA PCA
Lời của Chủ Topic:
- Chỉ còn vài chục giờ nữa sẽ có phán quyết của PCA về vụ kiện TQ của Philipin;
- Khi chưa có phán quyết, tôi tin có thể có nhiều người còn lơ mơ chưa hiểu thấu đáo nhiều vấn đề trong vụ việc này;
- Kể cả khi có phán quyết của PCA thì không phải ai cũng hiểu đúng;
- Một số bình luận của Toan Canh Nguyen, Kim Như Hoàng, Hoàng Ngân Thương... có thể gợi mở cho chúng ta một góc nhìn về vấn đề trên.
- Đầu đề của Chủ Topic (The topic for today discussion is about BIỂN ĐÔNG & PHÁN QUYẾT CỦA PCA).
Xin trân trọng giới thiệu với ACE quan tâm:

__________________
Kim Như Hoàng:
Đã quá nhiều lần nói về lợi, và hại của việc Philippines khởi kiện Trung Quốc. Và cũng đã quá nhiều lần nói về tuyên bố của các bên về vấn đề tranh chấp biển Đông. Nhưng như ngược dòng lũ, sự thù hằn nhỏ nhen và văn hóa đọc tồi tệ của nhiều người đã vô hình chung tạo một dư luận đần độn và dốt nát, đẩy một sức ép không nhỏ lên chính phủ trong công tác gìn giữ chủ quyền.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu rằng tòa án trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc không đúng nghĩa là một tòa án. Với việc đưa ra phán quyết không có chế tài, chỉ có thể thực thi phán quyết khi tất cả các nước tham gia vụ kiện cùng tự giác công nhận phán quyết. Nói tóm lại, vụ kiện không có ý nghĩa thực tiễn. Đối phó với phương án này của Phil, Trung Quốc chưa bao giờ cử một đoàn đại diện đúng nghĩa để tham dự. Trong bối cảnh tranh chấp biển Đông là tranh chấp không gian sinh tồn, với vị thế là một quốc gia là thành viên thường trực HĐBA, có vũ khí hạt nhân và đang từng bước thần tốc chạm vị trí siêu cường số 1, khá đau lòng nhưng chỉ có Allah mới có quyền phán quyết họ!
Tuy vậy, tòa án đó lại là nơi để các bên bày tỏ quan điểm của mình. Giữa lúc phán quyết còn chưa đưa ra, phương Tây đã nhiều lần gây sức ép buộc các quốc gia vốn là bè bạn truyền thống của Việt Nam ủng hộ phán quyết, thiệt thòi nhất là Campuchia, khi nước này ra tuyên bố không ủng hộ phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực. Như đã nói, các tuyên bố đó đã bị báo chí phương Tây rắp tâm nhét chữ vào mồm, cho rằng Campuchia đứng về phía Trung Quốc và đang làm rạn nứt mối quan hệ các nước ASEAN. Trước hết, cần phải xét xem, Phil đã kiện TQ những gì:
-------
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) khẳng định tòa án này có quyền tài phán với 07 trong số 15 nội dung Philippines khởi kiện, gồm:
1. Bãi cạn Scarborough
2. Đá Vành Khăn (Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và đá Xu Bi (Subi Reef)
3. Đá Ga Ven (Gaven Reef) và cụm đá Ken Nan-đá Tư Nghĩa (McKennan Reef) đảo Nam Yết (Namyit) và đảo Sinh Tồn (Sin Cowe) (Ga Ven cho Nam Yết, và Ken Nan-Tư Nghĩa cho Sinh Tồn).
4. Đá Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef)
5. Trung Quốc đã cản trở trái phép ngư dân Philippines mưu sinh bằng cách cản trở hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạnScarborough.
6. Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.
7. Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước khi triển khai các tàu của lực lượng thực thi pháp luật (như Ngư chính, Hải giám Trung Quốc) gây nguy hiểm, rủi ro, va chạm với các tàu của Philippines hành hải gần khu vực bãi cạn Scarborough (vi phạm quyền hành hải của Philippines).
----
Nguồn: FB Toan Canh Nguyenhttp://thanhnien.vn/the-gioi/vu-philippines-kien-trung-quoc-7-diem-chinh-toa-quoc-te-xem-xet-627942.html
Trớ trêu thay, là một bên có chủ quyền không thể tranh cãi trên Quần đảo Trường Sa, chúng ta cần phải nhìn nhận 7 vấn đề mà Phil đang kiện TQ ở tren có những vấn đề liên quan tới thực địa nằm trên khu vực QĐ TS mà Việt nam đang tuyên bố chủ quyền. Như vậy, đặt ra 2 trường hợp như sau:
1. Phán quyết nghiêng về phía Phil nghĩa là khi bất kỳ nước nào công nhận phán quyết kể trên đều sẽ công nhận rằng, Phil có lý và có quyền chủ quyền với các khu vực có liên quan, THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM, nghĩa là thừa nhận rằng đó không phải của Việt nam.
2. Phán Quyết nghiêng về phía TQ, có lẽ không cần nói đến khả năng này mọi người cũng hiểu.
3. Phán quyết không nghiêng về bên nào, nghĩa là việc ủng hộ phán quyết của tòa án sẽ vô hình chung khẳng định rằng phán quyết của tòa án đã giải quyết vấn đề CỦA 2 NƯỚC không triệt để. Các bên vẫn tiếp tục các hành động của mình mà không vi phạm phán quyết. Đồng thời, vô hình chung thừa nhận đó là vấn đề song phương của Phil và Trung Quốc, KHÔNG CÓ CHỖ CHO VIỆT NAM.
Như vậy, chúng ta đã rõ tại sao Việt Nam im lặng trước thềm phán quyết, trong bối cảnh chúng ta có quyền lợi tại khu vực tranh chấp và đang có đóng quân trên thực địa, chúng ta không thể ủng hộ một phán quyết gạt chúng ta ra rìa như thế. Đồng thời, lần nữa phải nhắc lại thái độ của Campuchia, hoàn toàn có lý và có tính toán tới quyền lợi của VN khi công khai không ủng hộ phán quyết khi nó còn chưa được đưa ra.
Một khả năng nữa cần được nhắc đến, đó là khu vực Đường lưỡi bò của TQ trùm lên quần đảo Hoàng Sa, trùm lên cả các khu vực mà Việt Nam và các nước khác bên bờ Biển Đông ĐƯƠNG NHIÊN KHÔNG PHẢI NHÌN NGÓ AI VÌ KHÔNG CÓ TRANH CHẤP, nếu phán quyết đưa ra là không nghiêng về bên nào, có nghĩa là nếu các bên công nhận phán quyết đó, sẽ phải đối mặt với việc các khu vực không có tranh chấp bị biến thành vùng có tranh chấp do phán quyết của tòa án đưa ra không bác bỏ đường lưỡi bò.
Điều đáng tiếc nhất mà chúng ta cần phải nhắc tới đó là những làn sóng ủng hộ vụ kiện của Phil mù quáng mà không cần biết tới nội dung của vụ kiện và sự thiệt hại mà họ gây ra cho Việt Nam. Đừng quên rằng, quần đảo Truờng Sa ngoài Phil, Trung, còn có nhiều bên tham gia tranh chấp và một bên có sức nặng phải được nhắc tới là Việt Nam. Thái độ im lặng của Việt Nam tuởng chừng là nhu nhược, nhưng một khi đã há miệng, gần như chắc chắn sẽ mắc quai và thiệt thòi không nhỏ.
--------
Đã đến lúc nghiêm chỉnh nhìn nhận hậu quả của vụ việc phán quyết của PCA sắp tới lên quyền lợi chính đáng của Việt Nam. Ủng hộ Phil không hề có lợi cho Việt Nam trong việc gìn giữ và đòi chủ quyền. Ngược lại, chính nó tạo nhiều chồng chéo Pháp Lý bất lợi mà không ai khác chính chúng ta phải đi mà tháo gỡ trong quá trình đòi lại chủ quyền cam go, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn này.
Và cuối cùng: "Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam!" câu nói ấy trong mọi hoàn cảnh của cuộc tranh chấp cần phải là điều đầu tiên cần nghĩ đến! Khi cân nhắc ủng hộ bất cứ điều gì, cần phải nghĩ về quyền lợi của nước nhà cái đã.

Hoàng Ngân Thương

69 nhận xét:

  1. Từ lâu, Google.tienlang đã chỉ ra: Ông Trần Công Trục đã bị "rận hóa". Nay là rận nên chỉ muốn ngả vào òng bu Mẽo chứ chả phải vì quyền lợi của Việt Nam!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Việt Nam là một bên liên quan trực tiếp và rất có lợi nếu PCA bác bỏ đường yêu sách “lưỡi bò” trên biển vô lý của Trung Quốc.”
      Đọc mãi ý kiến trên của ông Trục vẫn không thấy chỗ nào là "rận" hay "ngã vào lòng bu Mẽo"
      Vẫn không hiểu bất cứ cái gì có hại cho mộng bá quyền của TQ đều bị G.T bài xích.
      Tại sao thế ?

      Xóa
    2. Rân trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rân trủlúc 13:00 11 tháng 7, 2016

      Anh Rận Trục ngu vì không biết rằng PCA không xem xét vấn đề đường lưỡi bò.
      Anh rận Nặc 2:13 Ngày 11 tháng 07 năm 2016 cũng ngu vì trong bài đã nói rõ nhưng rận này không hiểu!

      Xóa
    3. Toàn hán gian!

      Xóa
    4. Đường lưỡi bò đã bị tòa PCA bác bỏ .

      Bác Chỉ có ngu và Công Minh sao chưa ra mà xin lỗi độc giả G.TL nhỉ?

      Hãy một lần quân tử đi chứ hai bác!

      Xóa
  2. CP nói không ũng hộ là câu nào trong tuyên bố mà chủ trang đưa tít bài như vậy? Ũng hộ hay o khi có phán quyết chính thức của tòa mới là đàng hoàng của VN ta. Không như Kampuchea chưa biết tòa tuyên như thế nào đã phản đối.
    Báo TN đăng rỏ ràng : Phi kiện là kiện các thực thể nửa chìm nữa nổi không thể có lảnh hải, vùng đặc quyền kinh tế(theo unclos 82). Mà từ đó , bất cứ ai làm chủ thực thể đó cũng không đựơc quyền yêu sách đòi kiểm soát vùng biển ngoài 500m. Phi o yêu cầu tòa phán ai là chủ các thực thể đó, vì đó o thuộc thẩm quyền của tòa án .
    Ông Hòang nói chung chung Phi kiện về các thực thể( kể tên ra) rồi suy diễn nếu Philippines thắng kiện thì VN bị thiệt hại. Trình như ông H o thể nhầm lẩn mà là cố ý nhập nhèm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rân trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rân trủlúc 13:04 11 tháng 7, 2016

      Chẳng nhẽ anh Jour Vold11:12 Ngày 11 tháng 07 năm 2016 cũng ngu?
      Ông Kim Như Hoàng đã nói rõ thế này mà anh chưa hiểu?
      ----
      Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) khẳng định tòa án này có quyền tài phán với 07 trong số 15 nội dung Philippines khởi kiện, gồm:
      1. Bãi cạn Scarborough
      2. Đá Vành Khăn (Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và đá Xu Bi (Subi Reef)
      3. Đá Ga Ven (Gaven Reef) và cụm đá Ken Nan-đá Tư Nghĩa (McKennan Reef) đảo Nam Yết (Namyit) và đảo Sinh Tồn (Sin Cowe) (Ga Ven cho Nam Yết, và Ken Nan-Tư Nghĩa cho Sinh Tồn).
      4. Đá Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef)
      5. Trung Quốc đã cản trở trái phép ngư dân Philippines mưu sinh bằng cách cản trở hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạnScarborough.
      6. Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.
      7. Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước khi triển khai các tàu của lực lượng thực thi pháp luật (như Ngư chính, Hải giám Trung Quốc) gây nguy hiểm, rủi ro, va chạm với các tàu của Philippines hành hải gần khu vực bãi cạn Scarborough (vi phạm quyền hành hải của Philippines).

      Trớ trêu thay, là một bên có chủ quyền không thể tranh cãi trên Quần đảo Trường Sa, chúng ta cần phải nhìn nhận 7 vấn đề mà Phil đang kiện TQ ở tren có những vấn đề liên quan tới thực địa nằm trên khu vực QĐ TS mà Việt nam đang tuyên bố chủ quyền. Như vậy, đặt ra 2 trường hợp như sau:
      1. Phán quyết nghiêng về phía Phil nghĩa là khi bất kỳ nước nào công nhận phán quyết kể trên đều sẽ công nhận rằng, Phil có lý và có quyền chủ quyền với các khu vực có liên quan, THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM, nghĩa là thừa nhận rằng đó không phải của Việt nam.
      2. Phán Quyết nghiêng về phía TQ, có lẽ không cần nói đến khả năng này mọi người cũng hiểu.
      3. Phán quyết không nghiêng về bên nào, nghĩa là việc ủng hộ phán quyết của tòa án sẽ vô hình chung khẳng định rằng phán quyết của tòa án đã giải quyết vấn đề CỦA 2 NƯỚC không triệt để. Các bên vẫn tiếp tục các hành động của mình mà không vi phạm phán quyết. Đồng thời, vô hình chung thừa nhận đó là vấn đề song phương của Phil và Trung Quốc, KHÔNG CÓ CHỖ CHO VIỆT NAM.

      Xóa
    2. Tôi đề nghị ông xem lại cho kỷ 7 nội dung của TN rồi so sánh với 7 nội dung của ông Hoàng. Nếu o có gì khác nhau thì đúng là tôi ngu thật!

      Xóa
    3. Bổ sung nhận xét tinh tế của Jour Vold: Bộ ngoại giao Việt Nam, trong tuyên bố của mình về PCA, các mệnh đề cộm lên 2 động từ chủ đạo, ỦNG HỘ và MONG MUỐN. Ủng hộ cái gì? Giải quyết tình hình căng thẳng trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Không sử dụng súng đạn mà yêu cầu PCA làm trọng tài phán quyết là một kiểu ứng xử hòa bình. Mong muốn cái gì? Phán quyết của PCA cần công bằng, khách quan và hợp với Unclos. Tuyên bố khôn khéo đó, soi kỹ, không có nửa chữ, nửa lời Việt Nam không ủng hộ PCA. Thêm một lần nữa, GTL lại thiếu cẩn trọng trong đặt tít, đăng bài. Và hình như chiều sâu, có cái gì đó, càn ngày GTL càng đi xa chiến hào nhân dân, tổ quốc. Dàn đồng ca chỉ mần được một công việc không cần tư duy, gọi người khác ý là Rận. Khi, trong những người khác ý ấy, tường nhà của họ chật chội trước những bằng TQGC, những HHC, những Bằng vinh công BMVNAH. Bát cơm mỗi người chúng ta đưa vào mồm, vào bụng hằng ngày, suy cho cùng, từ mồ hôi nước mắt lao động chân chính của nhân dân. Đừng sống theo kiểu lưu manh, miệt thị, cách sống thường thấy của lũ bít lối, cuối đường, vô học! Nhân Dân và Tổ Quốc luôn luôn phải được tôn kính thiêng liêng, tuyệt đối.

      Xóa
    4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    5. Ý kiến của bạn Quế Sơn rất chính xác và tui nghĩ đó cũng là ý kiến của rất nhiều còm sĩ.
      Rất thích câu : " Càng ngày GT càng đi xa chiến hào của nhân dân, của Tổ quốc"
      Tui không hiểu các còm sĩ khác có vui sướng gì khi thản nhiên chửi đồng bào là "ngu", là "chó" ?
      Chẳng lẽ không có chổ cho tranh luận một cách văn hóa trên G.T ?

      Xóa
    6. Chuẩn ko cần chỉnh!

      Xóa
    7. Bạn Quế Sơn nói rất trúng và đúng .

      Nếu đường lưỡi bò của TQ chưa được Philipin kiện ra tòa án Quốc tế,VN sẽ kiện cái đường lưỡi bò này cùng hành vi dùng vũ lực của TQ để chiếm trái phép các đảo ở Hoàng sa,trường sa của VN.

      Xóa
    8. Rân trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rân trủlúc 16:09 11 tháng 7, 2016

      Đúng là rận xĩ vãi lờ!
      Lưỡi bò lưỡi bê cái giề?
      PCA nó không phán cãi vụ này!
      Đọc lại báo Thanh niên đê!

      Xóa
    9. Dàn đồng ca chỉ mần được một công việc không cần tư duy, gọi người khác ý là Rận.
      ===
      Không đồng ý với ý này của Quế Sơn,
      Nhiều khi các comment chửi bới, hạ nhục người khác của một vài kẻ nhằm mục đích làm loãng chủ để tạo cảm giác không tốt về blog. Mong các bạn chủ trang dành thêm thời gian loại bỏ các cmt kiểu như vậy.

      Xóa
  3. Xóa được đường lưỡi bò thì đối thủ tiếp theo của VN ở biển Đông là Philippin, hahaha.

    Trả lờiXóa
  4. Sành điệu hơn cho dế xịn với các mẫu
    ốp lưng iphone 6 plus
    độc đáo phong cách giá rẻ nhất hiện nay ở Decalsaigon.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng rồi!
    Cái tit của Google.tienlang thật đắt vì nó rất mạnh mẽ
    Ngày mai, 12/7, PCA phán quyết vụ kiện TQ của Philippin: VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG ỦNG HỘ PHÁN QUYẾT CỦA PCA?

    Về quan điểm chính thức, Người Phát ngôn đã nói: Việt Nam CHƯA tuyên bố ủng hộ hay không ủng hộ phán quyết của PCA.
    Và đó là NGOẠI GIAO, cần nói mềm mỏng, nước đôi để không muốn làm mất lòng anh nào, chị nào.

    Nhưng về Thực Tế thì hôm nay, G.TL đã thay mặt Chính phủ và Nhân dân VN nói rõ: VIỆT NAM KHÔNG VÀ KHÔNG THỂ ỦNG HỘ PHÁN QUYẾT CỦA PCA!

    Lý do tại sao thì trong bài đã giải thích.
    Tất nhiên, từ ngày mở ra blog này, TIẾNG NÓI SỰ THẬT của Google.tienlang khiễn các thế lực thù địch của Việt Nam không ưa. Chúng tìm mọi cách đánh phá, cài cắm các còm sĩ vào đây "phản biện" ngày đêm, kể cả dùng những từ ngữ thô tục chửi rủa, vô văn hóa.

    Thế nhưng, đa số bạn đọc của G.TL đều hiểu và ủng hộ quan điểm của G.TL.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chí Tâm lộng ngôn :

      -Ai bảo bác G.TL thay mặt CP và ND VN?

      -Ai cài cắm còm sĩ "phản biện" chửi bới vô văn hóa hay chỉ thấy những những còm sĩ ủng hộ quan điểm một chiều của G.TL gọi những người tranh luận là chó ,là ngu,ăn cứt ăn đái tục tĩu hạ tầng vô văn hóa ?

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. Thằng cu văn lâm chuyên trực ăn ở GG.TL mà không thấy con chóa vẹn chuyên auto chửi ở đây mấy năm nay à? Hay là đồng bọn nên giả mù cho qua?

      Xóa
    4. Rân trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rân trủlúc 16:10 11 tháng 7, 2016

      Thôi, chấp gì anh vãi lờ>
      Rận mà!

      Xóa
    5. Thì ra CP VN đã có thêm người phát ngôn là GTL, theo lời ông Nguyễn chí Tâm. He he..!

      Xóa
    6. Thế giới aỏ thì o cần quan tâm tên tuổi,chức tước,là ai ngoài đời thực. Chỉ quan tâm xem họ nói cái gì; đúng sai hay dở. Tranh luận để mở mang và học hỏi. Quan trọng bậc nhất là văn hóa tranh luận. Dù bạn có cuồng Mĩ hay cuồng Trung cũng nên biết tự trọng mà ăn nói cho có văn hóa.

      Xóa
    7. Đó là tôi mong các còm sĩ của trang này bớt chửi nhau tục tỉu như ý kiến của ông Tâm. Tôi đã từng tranh luận với một bạn Kampuchea trẻ tuổi, đả từng học đại học ở VN, bạn ấy rất có văn hóa tranh luận. Mặc dù chủ đề nảy lưả, o ai chịu ai.

      Xóa
    8. Tôi thấy rất nhiều lần G.TL đã NÓI THAY Chính phủ khi mà Chính phủ, vì sự tế nhị ngoại giao, không tiện nói ra. Ví dụ như khi Mỹ YÊU CẦU VN không cho Nga sử dụng Căn cứ Camranh. Trước YÊU CẦU láo xược này, Chính phủ VN không thèm trả lời.

      Và, Thay mặt Chính phủ, G.TL đã có trả lời thẳng thừng:
      ----
      KHÔNG CHẤP NHẬN KHUYÊN BẢO CỦA MỸ VỀ SỬ DỤNG CĂN CỨ CAM RANH
      googletienlang2014.blogspot.JP/2015/03/khong-chap-nhan-khuyen-bao-cua-my-ve-su.html

      Xóa
  6. Chờ tòa công bố xong thì ai ngu biết liền!Cái làm gì khi chưa biết toàn tuyên án? Khùng à?

    Trả lờiXóa
  7. Nhất trí với ông Chí Tâm.

    Trả lờiXóa
  8. Lúc 18h43, VTV vừa phát tin, PCA sẽ phán quyết 3 vấn đề trọng yếu nhất
    trong hồ sơ kiện TQ của Phi:
    -Tính pháp lý của cấu trúc địa lý ở Trường Sa.
    -Tính pháp lý của đường lưỡi bò.
    -Tính pháp lý của đảo Scarborough.
    Ngoài 3 vấn đề trọng yếu trên, không đề cập đến vấn đề nào khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu chỉ có 3 vấn đề là VTV nói bậy.

      Xóa
  9. Tính pháp lý của cấu trúc địa lý một số đảo ở Trường Sa.

    Trả lờiXóa
  10. Nguyễn Hồng Hảilúc 19:30 11 tháng 7, 2016

    Theo Tiến sĩ Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (TQ), sự ủng hộ của Việt Nam cho Philippines tuy mạnh mẽ về nguyên tắc nhưng dè dặt về chi tiết. Việt Nam đã thể hiện muốn Tòa phân xử vụ kiện này, và chắc chắn là Việt Nam muốn Tòa bác bỏ đường lưỡi bò Trung Quốc, nhưng có lẽ các nhà hoạch định chính sách Việt Nam vẫn quan ngại rằng phán quyết của Tòa về một số điểm trong hồ sơ của Philippines có thể đi ngược với quyền lợi của Việt Nam.

    Tiêu biểu tại 3 điều 4, 5 và 9 trong đề nghị của Philippines. Điểm 4 của hồ sơ Philippines cho rằng Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi là những bãi lúc nổi lúc chìm, do đó không những không có lãnh hải mà còn không nước nào có thể đòi chủ quyền. Điểm 5 cho rằng Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây là thuộc EEZ và thềm lục địa của Philippines.

    Hai điểm 4 và 5 còn ảnh hưởng cả đến một số thực thể Việt Nam đang chiếm giữ, thí dụ như Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ. Mặc dù Philippines không kiện Việt Nam và không đề cập đến những thực thể này, nếu chúng đúng là bãi lúc nổi lúc chìm và nếu Philippines thắng Trung Quốc ở điểm 4 và 5, hệ quả lô gíc sẽ là không nước nào được đòi chủ quyền trên những thực thể này, chúng sẽ thuộc về Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của họ, và khi đó nếu họ muốn thì Việt Nam sẽ phải bàn giao lại cho họ.

    Điểm 9 của hồ sơ Philippines khiếu nại rằng Trung Quốc đã, một cách bất hợp pháp, không ngăn chặn công dân của mình khai thác thủy sản trong EEZ của Philippines.
    Mặc dù Philippines chỉ kiện Trung Quốc, không kiện Việt Nam, nếu Tòa công nhận rằng một khu vực nào đó là EEZ của Philippines, và việc công dân Trung Quốc khai thác hải sản trong khu vực đó là bất hợp pháp, hệ quả lô gíc của phán quyết đó sẽ là việc Việt Nam đơn phương khai thác hải sản trong khu vực đó cũng sẽ là bất hợp pháp. Khu vực này có thể là 200 hải lý tính từ đường cơ sở quần đảo của Philippines, chỉ ngoại trừ lãnh hải 12 hải lý của các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
    Trong trường hợp đó, ngư dân Việt Nam sẽ không được đánh bắt trong khu vực cách các đảo Trường Sa hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý. Việt Nam có sẵn sàng chấp nhận hệ quả này không? Tóm lại, nếu Việt Nam chỉ đòi chủ quyền với các đảo (tức là những thực thể cao hơn mức thủy triều cao) và lãnh hải 12 hải lý thì sẽ không có mâu thuẫn gì giữa ba điểm này và quyền lợi của Việt Nam. Nhưng nếu Việt Nam có đòi những bãi lúc nổi lúc chìm cách các đảo này hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý, thí dụ như Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ, thì sẽ có mâu thuẫn. Việc Việt Nam đóng quân ở một số thực thể hữu quan có nghĩa Việt Nam có đòi những thực thể đó, tức là có mâu thuẫn. Nếu ViệtNam đòi quyền tài phán cách đảo hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý thì cũng sẽ có mâu thuẫn. Ba điểm 4, 5 và 9 đặt Việt Nam vào thế tiến thoái lưỡng nan. Phản đối hay phản biện với Tòa thì sẽ vô hình trung giúp Trung Quốc và có thể gây phương hại cho EEZ và thềm lục địa của mình dọc bờ biển đất liền. Không phản đối và không phản biện, nếu Tòa công nhận ba điểm này, Việt Nam sẽ khó có cơ sở pháp lý để có yêu sách với một số bãi lúc nổi lúc chìm như Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ. Không những thế, Việt Nam sẽ khó có cơ sở pháp lý cho việc khai thác kinh tế trong một phần của khu vực Trường Sa. Phải làm gì để cân bằng một bên là việc chống Trung Quốc và bảo vệ EEZ và thềm lục địa dọc bờ biển đất liền, và bên kia là quyền lợi trong khu vực Trường Sa?

    Để bảo vệ quyền lợi của mình, Việt Nam đã cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng đang diễn ra của vụ kiện liên quan đến Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi và ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu UNCLOs quy định về các đá lúc nổi lúc chìm như vậy thì VN và tất cả các nước khác đều cũng phải tuân thủ 200 hải lý EEZ của Phi,đừng cố chấp.

      VN và Phi ,Đài loan sẽ đàm phán với nhau những đảo nổi mà Phi đang quản lý trong quần đảo Trường Sa nếu VN có đầy đủ luận cứ,lo gì.

      Còn nếu VN hay bất kỳ quốc gia nào khác có tranh chấp các đảo ở Hoàng sa,Trường sa mà không đủ luận cứ phù hợp UNCLOS,thì phải chấp hành phán quyết của PCA cho nó văn minh.

      Xóa
  11. Chỉ còn 1 ngày thì biết rỏ,tòa sẽ phán ra sao. Lợi hại gì lúc đó nói tiếp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo lời ông Dương Danh Dy mà bạn Nguyễn Hồng Hải dẫn về trên kia chứng tỏ lũ cuồng Mỹ lu loa kêu gào ỦNG HỘ PAC, kể cả "chuyên gia" Trần Công Trục đều là lũ NGU!

      Xóa
    2. Xin lỗi nhau một câu cho văn minh đi bạn Chi Mai,đã là người VN thì phải bảo vệ lợi ích chung ,chính đáng của người VN chứ sao lại phản đối những điều có lợi cho ta hả Chi Mai??????????

      Xóa
  12. Thực chất mỗi nước kiểm soát bao nhiêu đảo, đá, bãi... ở Trường Sa?
    Ngày 13/52015, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, David Shear, nói trước Ủy ban quan đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ: "Việt Nam có 48 tiền đồn; Philippines, 8; Trung Quốc, 8; Malaysia, 5, và Đài Loan, 1. "
    ........

    Danh sách các nước cùng với các vị trí trên quần đảo Trường Sa, được liệt kê dưới đây mang tính tham khảo, bao gồm chiếm đóng và kiểm soát, có người hoặc không, nguồn có thể và chưa thể kiểm chứng. Số liệu được thu thập từ Hoangsa.org, wiki Việt, Anh, TQ.

    Việt Nam kiểm soát
    Đảo An Bang Amboyna Cay
    Đảo Nam Yết Namyit Island
    Đảo Sinh Tồn Sin Cowe Island
    Đảo Sinh Tồn Đông Sin Cowe East Island
    Đảo Sơn Ca Sand Cay
    Đảo Trường Sa Spratly Island
    Đảo Song Tử Tây Southwest Cay
    Đá Cô Lin Collins Reef
    Đá Đông East (London) Reef
    Đá Lát Ladd Ree
    Đá Len Đao Lansdowne Reef
    Đá Lớn Discovery Great Reef
    Đá Nam South Reef
    Đá Núi Thị Petley Reef
    Đá Núi Le Cornwallis South Reef
    Đảo Phan Vinh Pearson Reef
    Đá Tây West (London) Reef
    Bãi Thuyền Chài Barque Canada Reef
    Đá Tiên Nữ Tennent Reef
    Đá Tốc Tan Alison Reef
    Đảo Trường Sa Đông Central (London) Reef

    Đá Phúc Sĩ Higgens Reef
    Đá Hà Tần Barque Canada Reef
    Bãi Nguyệt Sương Stag Shoal
    Đá Nhỏ Discovery Small Reef
    Đền Cây Cỏ Flora Temple Reef
    Bãi Chim Biển Owen Shoal
    Đá Sơn Hà Gent Reef
    Đá Nghĩa Hành Lovele Reef
    Bãi Chim Biển Owen Shoal
    Đá Tam Trung không có tên tiếng Anh
    Đá Núi Môn Maralie Reef
    Đá Nhám Grierson reef
    Đá Núi Môn Maralie Reef
    Đá Núi Cô Cay Marino
    Bãi Ngọc Điền Jubilee Bank
    Bãi Đăng Quang Coronation Bank
    Đá Vị Khê không có tên tiếng Anh
    Đá Nhạn Gia không có tên tiếng Anh
    Đá An Bình Ross Reef
    Fancy Wreck Shoal chưa có tên tiếng Việt

    Tổng cộng: 41 điểm.

    Bãi Ba Kè Bombay Castle
    Bãi Phúc Tần Prince of Wales Bank
    Bãi Quế Đường Grainger Bank
    Bãi Huyền Trân Alexandra Bank
    Bãi Phúc Nguyên Prince Consort Bank
    Bãi Tư Chính Vanguard Bank
    Bãi Đinh Kingston Shoal
    Bãi Đất Oriena shoal

    Chú thích: 8 bãi ngầm nằm trên thềm lục địa nên VN không liệt kê vào quần đảo Trường Sa, nơi có các nhà giàn và đang khai thác dầu.


    Philippines kiểm soát
    Đảo Bến Lạc West York Island
    Đảo Bình Nguyên Flat Island
    Đảo Loại Ta Loaita Island
    Đảo Song Tử Đông Northeast Cay
    Đảo Thị Tứ Thitu Island
    Đảo Vĩnh Viễn Nanshan Island
    Bãi An Nhơn Lankiam Cay
    Đá Cá Nhám Irving Reef
    Đá Công Đo Commodore Reef
    Bãi Cỏ Mây Second Thomas
    Đá An Nhơn Loaita Cay
    Bãi Cỏ Rong Reed Bank
    Bãi Loại Ta Nam Loaita Nan
    Đá Bắc North Reef
    Đá Hoài Ân Sandy Cay
    Bãi Núi Cầu Lys Shoal
    Bãi Tổ Muỗi Nares Bank
    Đá Mỏ Vịt Hirane Shoal
    Đá Long Điền Boxall Reef

    Tổng cộng: 19 điểm.
    Chú thích: ngoài ra Philippines kiểm soát 20 đá, bãi khác ở gần đất liền của Phi, không đưa vào vì VN không tuyên bố chủ quyền.
    Xóa
    Hoàng18:26 Ngày 22 tháng 06 năm 2015

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trung Quốc kiểm soát
      Đá Châu Viên Cuarteron Reef
      Đá Chữ Thập Fiery Cross Reef
      Đá Ga Ven Gaven Reefs
      Đá Lạc Gaven South Reef
      Đá Gạc Ma Johnson South Reef
      Đá Tư Nghĩa Hughes Reef
      Đá Vành Khăn Mischief Reef
      Đá Xu Bi Subi Reef
      Bãi Suối Ngà First Thomas Shoal
      Đá Ba Đầu Whitson Reef
      Bãi Hải Sâm Jackson Atoll
      Bãi Chóp Mao Sabina Shoal
      Đá Đức Hòa Empire Reef
      Đá Ken Nan McKennan Reef
      Đá Bình Khê Edmund Reef
      Đá Bình Sơn Hallet Reef
      Đá Bãi Khung Holiday Reef
      Đá Én Đất Eldad Reef
      Bãi Trăng Khuyết Half Moon Shoal
      Bãi Cái Mép Bombay Shoal

      Tổng cộng: 20 điểm.


      Malaysia kiểm soát
      Đá Én Ca Erica Reef
      Đá Hoa Lau Swallow Reef
      Đá Kỳ Vân Mariveles Reef
      Đá Sác Lốt Royal Charlotte
      Đá Suối Cát Dallas Reef
      Đá Kiêu Ngựa Ardasier Reef
      Bãi Thám Hiểm Investigator Shoal
      Đá Louisa Louisa Reef

      Tổng cộng: 8 điểm.
      Và 3 bãi cạn khác gần đất liền của Malaysia


      Đài Loan kiểm soát
      Đảo Ba Bình Itu Aba Island
      Bãi Bàn Than Ban Than Reef

      Tổng cộng: 2 điểm.
      Chú thích: Theo những nhà báo VN tác nghiệp ở Trường Sa ghi nhận thì bãi vẫn nằm trong vùng kiểm soát của Việt Nam, nhiều lần Đài Loan cắm cờ ở đây đều bị VN phá, dỡ .

      Không kiểm soát từ bất kỳ quốc gia nào:
      Đá Suối Ngọc Alicia Annie Reef
      Đá Lục Giang Hopps Reef
      Đá Văn Nguyên Jones Reef
      Đá Long Hải Livock Reef
      Đá An Lão Menzies Reef


      Diện tích tự nhiên một số đảo, bãi theo thứ tự:

      01.Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.46 km2, từng có lính Pháp-Việt và trạm khí tượng, bị Tưởng Giới Thạch chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Đài Loan
      02.Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.37 km2 bị Philippines chiếm, trong khi đã từng có lính Việt từ thời Pháp, và sau đó lính Việt thời VNCH ở đó trước Phi
      03.Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km2 bị Philippines chiếm (Trước đó không biết có lính Việt nào không??)
      04.Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.13 km2 bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa
      05.Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km2 bị Philippines chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Phi
      06.Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.12 km2 đang là một pháo đài của quân đội VN
      07. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.08 km2, Việt Nam đóng quân
      08. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km2, Philippines chiếm giữ
      09.Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07km2, Việt Nam đóng quân
      10.Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065km2 Philippines chíêm giữ, từng có lính Việt ở đó trước Phi
      11.Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062km2 Malaysia chiếm
      12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết,0.053 km2 Việt Nam đóng quân
      13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016km2, Việt Nam đóng quân
      14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.0057km2, Philippines chiếm
      15.Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.0044km2, Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn)

      Lưu ý thêm:

      Theo nguồn wiki Trung Quốc, quần đảo Trường Sa có hơn 230 đảo nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm, bãi cát ngầm; đã đặt tên 192 điểm. Nếu theo con số của TQ thì các nước chiếm đóng và kiểm soát chưa tới phân nữa trên tổng số, còn lại là các đá bãi san hô ngầm chưa có nước nào kiểm soát.
      Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết đảo, đá, bãi... ở Biển Đông, kế đến là Việt Nam, tiếp nữa là Philippines...
      Tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam là nước kiểm soát các điểm nhiều nhất, còn Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất do bồi đắp thêm.
      Nếu tính cả quần đảo Hoàng Sa thì hiên nay Trung Quốc là nước có số lượng nhiều nhất và tổng diện tích lớn nhất ở Biển Đông.

      Thợ Cạo tổng hợp
      http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/05/tim-hieu-thuc-chat-moi-nuoc-kiem-soat.html

      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/06/ai-la-nguoi-chiem-giu-nhieu-iem-ao-nhat.html?showComment=1434972361298#c4250544509214409731

      Xóa
  13. 7 vấn đề mà tòa xem xét cho Phi có những nội dung liên quan đến những thực thể do Viẹt Nam kiểm soát và xác lập và đang có người sinh sống. Nedsu VN ủng hộ những nội dung đó thì sẽ sập bẩy của Phi kiên mà tòa đang xét. Lúc đó ta lại đi kiện Phi để đòi lại à.

    Trả lờiXóa
  14. Ngay cả khi không biết rõ pháp lý cụ thể, nếu có cái đầu tỉnh táo không bị 2 từ "Trung Quốc" làm mụ mị đi thì ai cũng đều thấy Philipin đang chiếm đa phần Trường Sa của VN và tuyên bố chủ quyền của Phi lên toàn bộ quần đảo Trường Sa.

    Nghĩa là bản chất vụ kiện này là 2 bên kiện tụng tranh giành nhau biển đảo của VN. TQ hay Phi không có gì khác nhau cả. Giống như tôi có miếng đất tự dưng 2 thằng ất ơ từ đâu nhảy vào kiện nhau rằng miếng đất đấy là của bọn hắn. Lý luận kiện tụng, cơ sở lý lẽ của Philipin cũng xuất phát từ tiên đề là Trường Sa là của Phi. Các vùng đang tranh chấp là của Phi. Như thế ủng hộ Philipin tức là phản quốc, phản động, dâng Trường Sa cho Philipin và các đại công ty Mỹ.

    Còn tuyên bố về Đường Lưỡi Bò của Đài Loan rồi Trung Quốc là tuyên bố đơn phương khùng điên xưa nay cả thế giới không coi ra gì cả. Nó là trò cười. Đã là trò cười ở trong đầu một mình bọn chúng thì không cần bác bỏ, không cần kiện tụng. Kiện tụng về Đường Lưỡi Bò tức là biến 1 quan điểm dở người khùng điên hoang đường trở thành 1 quan điểm chấp nhận được và xứng đáng để ra tòa, xứng để tranh luận trên tòa. Chẳng lẽ ai tuyên bố cả nước VN, cả châu Á hay cả thế giới là của hắn rồi lẽo đẽo đi kiện?

    Ủng hộ phán quyết này của LHQ cũng là ngu ngốc, vì LHQ không phải là vạn năng. Phán quyết này cũng như không và không có tính chế tài, nghĩa là phán xong rồi đâu lại vào đấy, bên thất thế chỉ cần tuyên bố là thất vọng với phán quyết này và tuyên bố phản đối, thế là xong. Quan trọng nhất là nếu ủng hộ vụ kiện này thì tức là gián tiếp công nhận vấn đề tranh chấp Trường Sa là cuộc tranh chấp song phương giữa Philipin và Trung Quốc, rằng đây là câu chuyện, là vấn đề song phương giữa 2 nước kể trên. Còn thằng Trần Công Trục từ lâu đã là một thằng phản bội, phản động, không chấp thằng này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Là trò cười thế nào hả bạn huy,khi TQ đã đệ đơn ra Liên hiệp quốc về cái đường lưỡi bò của mình và bạn Huy không thấy tàu TQ vin cớ đường lưỡi bò và nó đang đâm húc ngư dân VN ta ngay trong vùng 200 hải lý EEZ của VN à?

      Xóa
  15. 7 vấn đề mà tòa xem xét cho Phi có những nội dung liên quan đến những thực thể do Viẹt Nam kiểm soát và xác lập và đang có người sinh sống. Nedsu VN ủng hộ những nội dung đó thì sẽ sập bẩy của Phi kiên mà tòa đang xét. Lúc đó ta lại đi kiện Phi để đòi lại à.

    Trả lờiXóa
  16. Phóng viên Tự dolúc 10:55 12 tháng 7, 2016

    "Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam", đây là quan điểm chủ quyền nhất quán của nhà nước ta, truyền thông ta, tuyên giáo ta, lồng bào ta, phản động ta ...(tất cả các thể loại "ta" đều đồng ý)
    Phi Luật Tân dùng vũ lực cưỡng chiếm hết mấy đảo lớn vào thập niên 70. May mắn làm sao , do "thức thời" nên các chỉ huy anh minh thần võ của " quân lực Việt Nam Công Hòa" đã rút quân trước, không chống cự nên hổng có thương vong ( triệu Like cho anh em quân lực vì tinh thần yêu Hòa Bình vô đối nào).
    CH DCND Trung Bông dùng vũ lực đánh chiếm đá Gạc -Ma năm 1988, tiếp đó đổ quân chiếm giữ các thực thể địa lý trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam chưa kịp đổ quân đóng giữ.
    Nghĩa là Phi mọi và Trung Bông là hai thằng ăn cướp Trường Sa của ta. Mấy năm qua Trung Bông lại cướp mấy bãi của Phi mọi. Như vậy là thằng cướp này đi cướp lại tang vât của thằng cướp khác do ăn cướp mà có.
    Nay , Phi mọi đi kiện Trung Bông , nơi thụ lý là tòa PCA (một cái tòa éo chánh danh , lúc khác Dr Jonathan Durex sẽ biên kỹ hơn). Nghĩa là thằng ăn cướp này đi kiện thằng ăn cướp khác
    PCA phán quyết thằng nào thắng một trong 7 nội dung khiếu kiện của Phi có dính đến chủ quyền các thực thể địa lý của Việt Nam cũng đồng nghĩa là PCA thừa nhận hành vi ăn cuớp đảo của nó đối với Việt Nam là hợp pháp, chủ quyền của nó đối với tài sản ăn cướp được là hợp pháp.
    Anh em "bài Tầu thoát háng" ( aka Thót Háng còn cái Háng cũng thót) gào rú ủng hộ Phi Mọi, cầu khấn Phi mọi thắng Trung Bông. Anh em ăn cái củ linga giề mà ngu vại , nối giáo cho giặc à ? Jonathan Durex gọi anh em là THỔ Dân đéo oan , vì anh em u mê tắm tối quá , chỉ hùng hục lao đầu vào "Chống Tầu" bất chấp thiệt hại về pháp lý cho nước nhà trong công cuộc đấu tranh chủ quyền với Trường Sa.

    Một khi chấp nhận tính chính danh của Tòa PCA và phán quyết của PCA nghĩa là nhà nước Việt Nam chấp nhận cho các nước (quốc tế) chia chác tài sản của mình ở một cái sới ko có mặt mình, nhưng giả câm giải điếc về fiên tòa này lại không ổn.
    Ở tình huống khó xử như vậy chính phủ ta phải làm sao ? Cacc liu í cái chi tiết này (chép lại từ tổng hợp của bác Thống) :
    "Ngày 12-4-2014 Bộ Ngoại giao Việt Nam viết công hàm gởi Tòa PCA cho rằng « quyền và lợi ích hợp pháp của VN có thể bị ảnh hưởng » bởi vụ xử, do đó yêu cầu Tòa cho phép VN tham khảo mọi đơn từ và tất cả những hồ sơ, tài liệu đính kèm của các bên liên quan đến vụ án. Ngày 24-4, Phi chấp nhận yêu cầu của VN (trong khi phía TQ thì im lặng). Kể từ đó Tòa cho phép VN tham khảo những hồ sơ liên quan đến vụ án.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 10:56 12 tháng 7, 2016

      Ngày 5-12-2014, Bộ Ngoại giao VN gởi đến Tòa bản Tuyên Bố của Việt Nam. Nội dung gồm một số điều : a) VN chủ trương tôn trọng và áp dụng các thủ tục và qui tắc của công ước. VN nhấn mạnh lập trường cho rằng Tòa có thẩm quyền xét xử. b) bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của VN. c) ghi nhận rằng Phi không có yêu cầu Tòa xét xử những điều không thuộc thẩm quyền của mình (điều 288, liên quan đến chủ quyền và phân định biển). e) kiên quyết phản đối và bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc trên bản đồ 9 đoạn. f) Hỗ trợ thẩm quyền của Tòa để giải thích các điều 60, 80, 194, 206, 293 của Công ước và các công cụ khác liên quan. Việt Nam bảo lưu quyền (đề nghị) được can thiệp nếu thấy thích nghi và phù hợp với các nguyên tắc về luật quốc tế, cũng như các qui định liên quan của Công ước.
      Yêu cầu của VN qua bản Tuyên bố được Phi nhìn nhận. Ý kiến của Phi là Tòa có thẩm quyền can thiệp và chấp nhận các tuyên bố của Việt Nam cũng như lấy những quyết định cần thiết về các thông tin mà VN đã yêu cầu.
      Như vậy những bảo lưu của VN được Tòa chấp thuận. Điều quan trọng là VN bảo lưu quyền « được can thiệp » khi thấy có liên quan, nếu việc này không trái với luật lệ.
      Tức là, giả sử Tòa quyết định một phán quyết có thể làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của mình, Việt Nam có thể xin « được can thiệp » để các quyền và lợi ích đó được các bên tôn trọng.
      Ngày 1/7/2016, 11 ngày trước khi PCA phán quyết. Việt Nam tuyên bố: Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông."
      Nói túm lại quan điểm của Việt Nam ta : chúng mày cứ xử , nhưng kq động chạm quyền lợi tau là tau í kiến cho ra ngô ra khoai đấy. !!! Như vậy trước khi PCA ra phán quyết thì Việt Nam ta vẫn còn nắm được thế chủ động , còn giữ được cái quyền "xem xét các vấn đề".
      Bây giờ chúng ta hóng coi PCA ra phán quyết (16:00 ngày 12-7 ) và Việt Nam "xem xét" phán quyết đấy thế nào.
      Tái Khẩu : phán quyết PCA không biết dư lào nhưng phán Quyết của Jonathan Durex dành cho anh em thổ dân vẫn thế : anh em u mê tắm tối bỏ mẹ . Đề nghị anh em ngồi trật tự kéo dây khóa mồm !!!!

      Bao Bất Đồng
      https://www.facebook.com/trandongbao/posts/1040058562716096

      Xóa
    2. Ông PVTD, cứ chờ buổi chiều nay tòa tuyên xong thì sẽ biết thôi. Phần 1 mâu thuẩn với phần 2. Cứ lấy phần 2(với nội dung của BNG gửi tòa) đáp trả phần 1. Ví dụ ở trên nói tòa không chính danh; ở dưới lấy phần a) trả lời. Phần c) trả lời cho luận điểm Phi thắng kiện đồng nghĩa với PCA thưà nhận hành vi Phi ăn cướp đão của VN. Đọc cho kỷ câu " không liên quan đến chủ quyền và phân định biển".Giả sử toàn bộ các thực thể ở TS đều do VN nắm giử thì VN cũng phải tôn trọng phán xử của tòa. Ví dụ đão đá thì chỉ có lảnh hải 12 hải lý, bải nữa chìm nữa nổi chỉ có 500m, đảo nổi( có người ở và có thể tự cung tự cấp) thì có 200 hl vùng ĐQKT và thềm lục địa.

      Xóa
  17. Gô cổ anh Trần Trùng Trục, à quên, Trần Công Trục và TBT báo Giáo dục lại.
    Anh Trục là người lớn tiếng nhất ủng hộ PCA!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thằng trần này nếu ngoài đời thực, chắc thế nào mỗi ngày cũng ăn mảnh cốc, mảnh chai vào đầu dăm ba lần. ai mà vô phúc sanh ra cái thằng mất dạy, khốn nạn. mà lại gu dốt lấy cái nick họ trần để thế gian nguyền rủa cả dòng cả họ. không có câu cú nào nói năng ra hồn. mà lại thích ngoạc mồm nữa.

      Xóa
    2. Tôi cũng đồng ý với ý kiến ông Trần.
      Đã đến lúc cơ quan an ninh phải xem xét kỹ ông Trục và báo Giáo dục bởi nơi đây là ổ rận, đi ngược lại lợi ích quốc gia.

      Xóa
    3. Lợi ích quốc gia nào,VN hay TQ mà ông TS Trần Công Trục đi ngược lại hả bác Lê Trọng?

      Xóa
  18. Nếu không có gì thay đổi thì chỉ trong vòng 1h đồng hồ nữa là PCA sẽ đưa ra phán quyết trong vụ kiện Phi-TQ.

    G.T hãy mở "sàn chửi" để các ACE có chỗ hò hét múa phím cho vui chứ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  19. Kết quả nóng đơi : Phi thắng Tung Của 1 - 0.

    Trả lờiXóa
  20. PCA đã ra phán quyết:
    -Đối với các thực thể đá nổi ở biển Đông, không có cơ sở pháp lý nào để cho phép mở rộng hải lý 200km.
    -Bác bỏ tính pháp lý, lịch sử về đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc nêu ra.
    -Scarborough là của Phi.
    PCA sẽ không tổ chức một buổi lễ công bố nào nữa sau cuộc họp báo này về phán quyết trên. Sẽ gửi kết quả phán quyết đến các bên có liên quan.
    Ai đúng. Ai sai. Ai nó bậy. Biết ngay!!! Đường link đến Web của PCA đang bị nghẽn vì lượng truy cập quá mức cho phép.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những tờ báo viết vậy là viết bậy đấy.

      Xóa
    2. Cám ơn bác thông tin kịp thời! Mừng nhất là đừơng lưỡi bò bị tòa cắt bỏ. Mai mốt TQ làm càn, VN chống đở cũng sẽ đựơc quốc tế ũng hộ rộng rãi hơn.

      Xóa
    3. Nếu đường lưỡi bò chưa bị PCA bãi bỏ lần này thì VN sẽ phải kiện tiếp ra tòa PCA.

      Ngay cả những người TQ đứng đắn,không ai có thể chấp nhận được sự vô lý của cái lưỡi bò này .

      Rất tiếc là trong số người VN ,vẫn còn có những kẻ chuyên gọi người khác là rận nhưng chính họ lại ngầm mong PCA lần này không tuyên bác bỏ đường lưỡi bò ;không những vậy họ còn lớn tiếng thay lời Chính phủ và Nhà nước VN.Không hiểu họ ăn cơm của nước nào ,uống nước ở quốc gia nào nữa!

      Xóa
    4. Bọn chúng ăn cơm Tàu bác Lâm ạ .

      Xóa
  21. Nguyễn Thành Phúclúc 18:32 12 tháng 7, 2016

    KHÔNG CÓ CHUYỆN PCA PHÁN QUYẾT :BÁC BỎ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA TQ"
    Các báo VN đưa tin có vẻ hoan hỷ v/v PCA đã cắt "Đường lưỡi bò" của TQ chứng tỏ các báo này vẫn không hiểu nội dung vụ kiện.

    Trả lờiXóa
  22. Trần Thị Thuậnlúc 19:13 12 tháng 7, 2016

    Dưới đây là nguyên văn lời Phát ngôn viên Lê Hải Bình. Trong đó không hề có thông tin PCA đã bác bỏ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ.
    Đó chỉ là các báo tùy tiện đưa vào.
    Ông Lê Hải Bình chỉ hoan nghênh chung chung và nói: Việt Nam sẽ có TUYÊN BỐ chi tiết sau!
    -----
    Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình về phản ứng của Việt Nam trước việc Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trên cơ sở đề nghị của Phi-líp-pin đã đưa ra Phán quyết cuối cùng

    Ngày 12/7/2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trên cơ sở đề nghị của Phi-líp-pin đã đưa ra Phán quyết cuối cùng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ:

    “Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.

    Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài. Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

    Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

    http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns160712171301/view

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lập trường của VN về Biển Đông trong tuyên bố ngày 05/12/2014 của VN khác về căn bản khác với tuyên bố của ông Lavrov với báo chí ngày 12/04/2016, theo đó nêu rõ quan điểm KHÔNG QUỐC TẾ HÓA, KHÔNG ĐA PHƯƠNG HÓA tranh chấp tại Biển đông,giải quyết bằng con đường CHÍNH TRỊ-NGOẠI GIAO.

      Lập trường của VN là "Đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, như vấn đề quần đảo Trường Sa, thì không thể chỉ giải quyết song phương mà phải có sự tham gia của các bên liên quan, giải quyết bằng các tiến trình NGOẠI GIAO-PHÁP LÝ ...

      Xóa
    2. @ Z :
      a, Ngày 31/10/2015, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:
      "Tôi xin tóm tắt các quan điểm chính của Việt Nam đã nêu trong Tuyên bố đó (05/12/2014), như sau:
      Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp h​òa bình.
      Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền và lợi ích tại các vùng biển được xác định theo Công ước.
      Việt Nam mong rằng Tòa giải thích và áp dụng các quy định liên quan của Công ước trong vụ kiện để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan.
      Việt Nam đề nghị Tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia"./..." Hết trích.
      http://www.vietnamplus.vn/viet-nam-bao-luu-cac-quyen-va-loi-ich-phap-ly-o-bien-dong/352603.vnp
      - Vậy lời bạn @Z nói ở trên về quan điểm của VN lấy từ nguồn nào ? có vẻ bạn tự nghĩ ra ?

      b, Về tuyên bố ngày 12/4/2016 của ông Lavrov, ông Bình lý giải, "..đối với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước, Việt Nam theo đuổi biện pháp giải quyết song phương, đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, ví dụ như quần đảo Trường Sa, thì không thể chỉ giải quyết song phương mà cần có sự tham gia của các bên liên quan.

      "Những vấn đề liên quan đến các nước ngoài khu vực, ví dụ như vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thì phải được bàn bạc, giải quyết với tất cả các nước có chung lợi ích và chung mối quan tâm". Hết trích.
      http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-tuyen-bo-bien-dong-phan-ung-thang-than-cua-viet-nam-3305766/
      * Bạn @Z không thể hiểu nổi hay cố tình không hiểu sự khác nhau giữa " giải quyết song phương, rồi các bên liên quan ", nói nôm na là giữa các nước có tranh chấp trực tiếp, với sự "Quốc tế hóa" ?
      Tôi hy vọng bạn @Z qua đây sẽ hiểu được vấn đề.

      Xóa
  23. Chị Thuận nghĩ đến giờ này mà còn có thể lừa được người dân VN nữa hay sao còn cố cãi.

    Việc BNG việt nam tuyên bố chỉ cần hoan nghênh thế là đủ,chi tiết mà làm gì,phải không chị Thuận?

    Còn bác Thành Phúc nữa mới kỳ,bác này đúng là dạng người thích đùa!

    Trả lờiXóa
  24. Tôi xin trích nguyên văn phán quyết của PCA về đường lưỡi bò của TQ: TÒA TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC KẾT LUẬN RẰNG KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LÝ NÀO ĐỂ TQ ĐÒI CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ, VƯỢT QUÁ CÁC QUYỀN MÀ CÔNG ƯỚC VỀ LUẬT BIỂN CUNG CẤP TẠI VÙNG BIỂN THUỘC PHẠM VI ĐƯỜNG 9 ĐOẠN.
    Triệu triệu người VN và loài người tiến bộ trên thế giới đều phấn khởi. Trong lúc đó, một bộ phận mệnh danh "iu nước" vẫn kiên quyết bào biện, không thể có điều đó, bằng cách trích tuyên bố của ông Nguyễn Hải Bình.
    Bạn đọc chân chính đừng ngạc nhiên hiện tượng lạ lẫm này. Bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát chúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đài truyền hình TPHCM đưa tin kèm văn bản bằng tiếng Anh của tòa.
      Bác Sơn nên biết trên GTL có các bạn TQ đang học tập và làm việc tại VN. Nên thông cảm cho họ,do được giáo dục từ 1947 đến giờ về đường lưỡi bò rồi.Chỉ buồn khi có người VN lại cuồng Trung mù quáng. Thể mà khi chửi bọn cuồng Mĩ thì rất hăng. Đúng là lươn chê lịch nhớt!

      Xóa
    2. Đài truyền hình TPHCM đưa tin kèm văn bản bằng tiếng Anh của tòa.
      Bác Sơn nên biết trên GTL có các bạn TQ đang học tập và làm việc tại VN. Nên thông cảm cho họ,do được giáo dục từ 1947 đến giờ về đường lưỡi bò rồi.Chỉ buồn khi có người VN lại cuồng Trung mù quáng. Thể mà khi chửi bọn cuồng Mĩ thì rất hăng. Đúng là lươn chê lịch nhớt!

      Xóa
  25. Hàng triệu người dân VN vui mừng với phán quyết của PCA. Dù sâu xa vấn đề có đi đến đâu thì trước mắt cũng ngăn chặn được phần nào mộng bá quyền của TQ. Chỉ có bọn bán nước, tôn thờ cộng sản điên cuồng, sợ mất quyền độc tôn mới đi ngược lại ý nguyện của người dân.

    Trả lờiXóa
  26. Tôi là người chống Mỹ và ghết bá quyeend TQ xác nhận là VTV đưa tin từ phóng viên ở tòa án HaLay:Tòa bác dường lưỡi bò của TQ.TQ ko có cơ sở pháp lý về đường lưỡi bò. Sau đó người đại diện phat ngôn của VN nói: VN hoan nghênh phán quyết của tòa án QT bác dường Lưỡi bò... Như vậy các bạn fane TQ im đi được rồi đấy!

    Trả lờiXóa
  27. Nếu G.TL là trang của "Tàu khựa" hoặc chụi ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan TQ thì chúng ta, người Việt nam càng phải tập trung đấu tranh làm rõ để các bạn TQ hiểu rõ vấn đề liên quan đến độc lập tự chủ của một quốc gia là thiêng liêng ,với nhân dân TQ cũng vậy và nhân dân VN cũng vậy .Cho dù giữa hai quốc gia có những mối quan hệ gắn bó mật thiết bằng mấy thì về nguyên tắc,sự gắn bó ấy cũng không thể thay thế hay lấn át quyền độc lập tự chủ của mỗi quốc gia.

    Trả lờiXóa