Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Lòng CAN ĐẢM và ANH HÙNG

Có một phim Mẽo – lại phin Mẽo he he – lão xem lâu quá rồi, không nhớ tên, cũng chả nhớ nội dung, chỉ có một đoạn khá ấn tượng, xin kể lại hầu quí anh chị.

Có một ông bố dắt đứa con gái vào một tiệm ăn nhanh, bố gọi chai bia, con gọi bánh kẹp với pepsi gì đó, rồi bố con hốc. Quán khá đông khách. Tình cờ đứa con gái – chừng 11, 12 tuổi gì đó – nhìn thấy nhóc bạn trai cùng lớp ngồi ngay bên cạnh, hai đúa hỉ hả cười đùa, rồi chúng kiếm lý do như đánh rơi gì đó xuống gầm bàn, rồi cả hai đứa chui xuống gầm bàn cấu chí nhau. Phin Mẽo là vậy, ranh con 11, 12 tuổi đã thích cấu chí nhau rồi. Đúng lúc đó một gã cướp xộc vào.
Cảnh phim lúc này chỉ cho ta xem hai đứa trẻ dưới gầm bàn, ống quần và đôi giày của gã cướp cùng tiếng quát tháo, đe dọa, rồi tiếng van xin của những người khách trong tiệm ăn.
Hai đứa trẻ im thin thít, lo sợ.
Gã cướp quát tháo, bắt khách khứa trong tiệm ăn nộp tiền và tài sản. Có người hoảng loạn vùng chạy và gã cướp bắn luôn, người đó ngã xuống và hai đứa trẻ nhìn thấy.
Tình hình căng thẳng, gã cướp kích động, nổ súng bắn tuốt, như để diệt nhân chứng. Nhũng tiếng kêu thét và người ngã gục…
Dưới gầm bàn, hai đứa trẻ hoảng sợ nhưng vẫn im thin thít.
Khán giả thấy tay của ông bố nắm chặt tay con gái, rồi tiếng ông bố van xin tên cướp đừng bắn ông, nhưng tên cướp vẫn xiết cò. Khi người trong tiệm ăn đã chết sạch, tên cướp mới bỏ chạy, rồi cảnh sát đến…
Hai đứa trẻ sống sót sau đó được hỏi han rất kỹ, nhưng chúng không biết gì vì chả nhìn thấy gì, chúng chỉ nghe tiếng quát tháo, van xin, súng nổ, người kêu gào rồi rên rỉ, chỉ có vậy…
Mọi người ngạc nhiên vì hai đứa trẻ có thể bình tĩnh ngồi yên dưới gầm bàn mà không hoảng loạn. Trong tình huống đó, trẻ con sẽ hoảng loạn và chạy ra, và nếu vậy thì chúng chết nốt.
Người ta lại hỏi về ông bố của cô bé gái, cô bé nói bố cháu cầm tay cháu, xiết chặt, và chính bàn tay xiết chặt của người bố đã khiến cô bé ngồi im cùng cậu nhóc, mà không hoảng loạn.
Lập tức người ta ca ngợi ông bố của cô bé, như một người đàn ông dũng cảm, đã bình tĩnh xiết chặt tay con, dù cái chết cận kề, và chính sự bình tĩnh của ông đã truyền cho con gái ông sức mạnh, sức mạnh đó đã cứu mạng cô bé cùng cậu nhóc bạn cô.
Và cô bé được mời đi nói chuyện khắp nơi, chỉ để kể về hành động của bố mình. Mọi người ca tụng cô và người đàn ông sinh ra cô. Cô bé càng kể càng thêm thắt nhiều chi tiết khiết cho hành động của bố cô trở thành huyền thoại… Chỉ có cậu bé – với tư cách là người bên cạnh cô bé khi sự việc xảy ra - mặc dù luôn được mời đi cùng cô bé, cậu không bao giờ phát biểu gì, cứ ngồi lặng lẽ.
Người xem tưởng cậu bé chưa hết sốc sau sự việc đó…
Một lần, trong sự tung hô nào nhiệt của đám đông, khen ngợi cô bé can đảm và có người cha anh hùng, cậu bé như không chịu nổi đã bỏ chạy… Cô bé đuổi theo cậu bé. Hai đứa đuổi nhau quãng đường rất xa, đến chỗ vắng vẻ, cậu bé đứng lại và ôm mặt khóc.
Cô bé lại gần và hỏi cậu bé “Cậu cũng nhìn thấy à?” Cậu bé gật đầu.
Cảnh quay thể hiện lại sự việc, khi đó, cả hai đứa bé đang ở dưới gầm bàn, và nhìn thấy ông bố đái ướt hết quần.
Bàn tay ông bố khi đó run bắn và nắm chặt tay con gái như tìm chỗ bấu víu chứ không phải là bàn tay truyền sức mạnh.
Chính sự sợ hãi của ông bố khiến cô bé trở nên mạnh mẽ, nắm chặt tay bố và ngồi im, cậu nhóc cũng vậy!
Kết cục, sau đó cả hai cô bé và cậu bé đều xin chuyển trường, đến học ở nơi khác. Có lẽ chúng không chịu đựng nổi cái không khí nơi mà bố chúng đang trở thành anh hùng…
*********** Câu chuyện này cho ta thấy vài việc:
- Trong một đám hèn nhát, chỉ biết van xin tên cướp để rồi chết uổng, thì thái độ của ông bố - dù chỉ nghe cô bé kể lại – như cái phao cho đám đông bám lấy, và tung hô, bỏi họ cần có ít nhất một người dũng cảm, một người anh hùng. Không lẽ cả đám đều hèn nhát vậy sao? Nếu vậy thì nhục quá! - Họ quên rằng, trong tình huống đó, khi có tên cướp hung hãn với súng trong tay, sẵn sàng bắn người không do dự, thì phản xạ sợ hãi van xin là điều bình thường của mọi người, chả có gì phải xấu hổ cả, sự thật là như vậy! - Cô bé bịa ra một ông bố - không phải bố mình – để chiều lòng mọi người, vì trong thâm tâm cô cua xấu hổ về hành động của ông bố. Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh khác, cô ấy sẽ thấy thái độ đó của bố là bình thường, không có gì phải xấu hổ cả! Đáng tiếc cô lại ở trong hoàn cảnh mà đám đông đang cần anh hùng, và cô buộc phải dối trá.
- Với cậu bé, đó là bi kịch, không phải bi kịch bắn giết, mà bi việt biết sự thật. Cậu đau đớn không chịu đựng nổi vì sự thật cậu biết hoàn toàn khác so với cái sự thật mà đám đông đang tán tụng.
Luôn là như vậy! Trong một tình huống bình thường, nếu người ta bình tĩnh đánh giá thật khách quan, thì mọi việc sẽ ….bình thường.
Tuy nhiên, người ta không thể khách quan, vì khách quan đòi hỏi khả năng tư duy tỉnh táo// Bởi vậy người ta luôn gán cho các sự việc những ý nghĩa người ta muốn có, bởi làm việc này dễ hơn nhiều.
Cuối cùng chỉ có vài người thấy xấu hổ và đau đớn thôi, cũng như cậu bé trong phim, đó là những người biết sự thật!
Kể chuyện phim cho các anh các chị nghe cho vui, anh chị nào liên tưởng lung tung là tùy, nhưng ko liên quan đến lão, nói trước rồi đấy!
Lão Ngoan Đồng
=========

Mời xem các video clip
1.  Vụ tai nạn ở Bảo Lộc: Tài xế xe tải Phan Văn Bắc nói gì?
2. Vụ tai nạn ở Bảo Lộc: Tài xế xe khách Phan Duy Toàn nói gì?
3. Vụ tai nạn ở Bảo Lộc: Chủ xe khách Lê Văn Phong nói gì?

6 nhận xét:

  1. Thì ra ở Mỹ cũng có chuyện như ở ta nhỉ!

    Trả lờiXóa
  2. Ở ta quân lính được mẽo trang bị tận răng mà khi hãi quá khỏa thân đu càng chạy ấy chứ. Cứt mẽo thơm lắm sao

    Trả lờiXóa
  3. Ở ta quân lính được mẽo trang bị tận răng mà khi hãi quá khỏa thân đu càng chạy ấy chứ. Cứt mẽo thơm lắm sao

    Trả lờiXóa
  4. Chuyện đời thời nào cũng có . Nhìn lịch sử trên Thế Giới có bao giờ trung thực hòan tòan đâu . Dù sao cũng cần có một vị ANH HÙNG .

    Trả lờiXóa
  5. https://www.facebook.com/VOATiengViet/posts/10153895636783008

    Trả lờiXóa
  6. Trong một sự việc nào đó xảy ra cần phải có một người chịu trách nhiệm; hay là trong những hoàn cảnh đặc biệt đau thương nào đó xảy ra nhưng xuất hiện kỳ tích thì một ai đó phải là anh hùng; bởi vì tâm lý của đám đông đã gây ra áp lực cho những người trong cuộc, họ phải sống trong sự đau khổ và xấu hổ nhưng đám đông hay những lời đàm tiếu không cho họ được sống là chính họ. Sự thật không được phản ánh một cách khách quan nên gây ra ảnh hưởng và hệ lụy lâu dài cho những người mong muốn có được cuộc sống bình thường.

    Trả lờiXóa