Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

BAN TỔ CHỨC NGÀY THƠ VN: SAI DO VÔ TÌNH HAY HỮU Ý?

Tên Nhà thơ Hàn Mặc Tử lại trưng ảnh Nhà thơ Yến Lan
Tên Nhà thơ Nguyễn Khuyến lại trưng ảnh Phan Thanh Giản-Vị quan triều Nguyễn đã dâng 6 tỉnh Nam Kỳ cho quân xâm lược Pháp
Đến thơ của cụ Nguyễn Du cũng trích dẫn sai. Thay vì nguyên tác là “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa giời”, câu thơ trên đã bị cải biên thành “Đời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời."
"Con đường thi nhân" theo giới thiệu của Ban Tổ chức là treo pano ảnh các thi sĩ nổi tiếng, có nhiều đóng góp trong suốt tiến trình thi ca Việt Nam lên các khung vòm dọc con đường từ cổng tiến vào Khuê Văn Các.
Sáng ngày 11/2/2017 (Rằm tháng Giêng), tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15. Đây là hoạt động được tổ chức với mục đích tôn vinh, quảng bá các thành tựu thi ca Việt Nam. "Con đường thi nhân" được xem là điểm nhấn của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cho biết: “Con đường thi nhân xuất phát từ ý tưởng nhìn lại 60 năm của Hội Nhà văn Việt Nam từ khi chính thức được thành lập năm 1957". "Trên Con đường thi nhân có sự xuất hiện của hàng trăm nhà thơ các thế hệ bên cạnh những câu thơ hay nhất của chính tác giả”, ông nhấn mạnh. 
Ngay trong sáng ngày 11/2, nhà thơ Mai Nam Thắng, thành viên ban tổ chức khi được hỏi về những nhầm lẫn trên: "đến khi phóng viên gọi điện phản ánh, tôi mới biết có sự sai sót đó. Nếu quả thực như vậy thì không biết là vô tình hay cố ý, nhưng đó là một sự nhầm lẫn rất đáng tiếc!"
Chẳng lẽ Ban Tổ chức- Toàn các Nhà văn- Nhà thơ lớn, lại có thể có những lỗi vô ý một cách sơ đẳng như vậy hay sao hả giời?
HOÀNG NGÂN THƯƠNG

14 nhận xét:

  1. Thông cảm mới Tết ra nhậu nhẹt say sưa ko phân biệt đc đâu là đúng đâu là sai- hơn nữa BTC chỉ là lũ óc chó mà thôi

    Trả lờiXóa
  2. Ôi! Có lẽ nào văn hóa xuống cấp đến như thế này chăng!

    Trả lờiXóa
  3. Ôi! Buồn thay cho những Nhà đại trí thức!

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Không biết, không rành thì bày đặt làm chi cho thêm rắc rối. Cứ ngâm nga thơ Tố Hữu cho nó lành.

    Trả lờiXóa
  6. Sao thế nhỉ?người ta có đặt ra nghi vấn các ông lại kêu toáng lên.Chả lẽ tự do là thế này ư?

    Trả lờiXóa
  7. Phóng viên Tự dolúc 00:50 14 tháng 2, 2017

    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn cho biết: "Quả là thiếu sót ở Ngày thơ Việt Nam khi đã có thời gian dài chuẩn bị rồi mà vẫn có những sai sót. Tuy nhiên, rất nhiều nhà thơ như vậy mà phân chia nhiều người làm nên có thể có người không thể nắm rõ được toàn bộ khuôn mặt của các nhà thơ.

    Còn về việc sai chính tả thì quả thật, ít có văn bản dài nào mà không có lỗi sai này. Tuy nhiên, viết nhầm tên họ của nhà thơ trong một đoạn ngắn văn bản như vậy là điều không nên lặp lại lần thứ 2. Ngay khi sự việc xảy ra và được phát hiện sáng nay, chúng tôi có sửa chữa. Những người tổ chức phải rút kinh nghiệm sau sự việc này".

    Trả lờiXóa
  8. Có người đã chua chát: “Nếu sai như thế thì “Con đường thi nhân” xem như thất bại? Các vị nên nhớ rằng, Văn học cũng là khoa học. Khoa học xã hội lại khó hơn khoa học kĩ thuật đó. Đây không phải là thiếu tôn trọng các bậc tiền bối mà là thiếu kiến thức mới đúng”.

    Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đơn vị tổ chức cho biết: “Việc in sai ảnh nhà thơ trên “Con đường thi nhân” có thể là do phải làm gấp rút vào ngay trước đêm khai mạc nên đã không có thời gian duyệt kỹ. Các thành viên trong Hội Nhà văn cũng không có chuyên môn về việc tổ chức sự kiện nên đã nhờ một đơn vị khác, nhưng đơn vị này lại không có chuyên môn về văn học”.

    Còn Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn cho hay: “Quả là thiếu sót ở Ngày thơ Việt Nam khi đã có thời gian dài chuẩn bị rồi mà vẫn có những sai sót”.

    Đấy! Chỉ việc biện minh cho sai sót đó mà hai nhân vật “cộm cán” của Hội Nhà Văn Việt Nam cũng đưa ra lý do trái ngược nhau hoàn toàn. Vậy công luận sẽ tin lời giải thích nào?

    Xin thưa rằng! Đừng bao giờ đổ lỗi cho là ít thời gian, ít kinh phí..v..v. Bởi, đây là Hội Nhà văn, làm thơ mà còn đưa nội dung trích dẫn sai, câu từ, chính tả sai. Không 1 lời giải thích nào có thể chấp nhận để bào chữa trong trường hợp này. Đó chính là sự cẩu thả và vô trách nhiệm! Hãy chân thành nhận lỗi!

    Cuối cùng, xin mượn lời của Nhà thơ Lê Minh Quốc: “Một sự nhầm lẫn khó có thể nghĩ ra, dù rằng đó là người giàu trí tưởng tượng nhất. Tôi nghĩ không thể có lời thanh minh nào khiến công chúng yêu thơ nguôi giận”.

    Trả lờiXóa
  9. Nói tóm lại BTC người đã cao tuổi rồi . Ai lại công tác chuẩn bị đến giờ rồi mới đi kiểm duyệt lúc đấy sai thì làm sao . Mà btc phải có tiểu ban nội dung và hình ảnh chứ làm sao một mình ông Thỉnh làm được

    Trả lờiXóa
  10. Thơ thẩn cái con khỉ gì,mà ông THỈNH già quá rồi lẩn thẩn,năm nào chả lùm xùm,eo xèo.THƠ VĂN đâu có dễ dàng mà mấy người làm bùa làm ẩu.chả trách hội viên có những cây bút viết chả ra sao.

    Trả lờiXóa
  11. Đây là chuyện Năm ngoái:
    ----
    Ngày thơ ngồi... cười buồn
    Hòa chung không khí ngày hội thơ cả nước, ngày 21.2, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Ngày thơ Việt Nam với sự tham gia của các nhà thơ chuyên nghiệp lẫn các CLB thơ không chuyên ở các quận, huyện của TPHCM. Điều đáng nói là nhiều nhà thơ đã rất buồn lòng khi nhìn thấy thơ ngày một bị quần chúng hóa, hay nói đúng hơn, tính chuyên nghiệp bị xem nhẹ.

    Các nhà thơ phải ngồi chịu trận, nghe các CLB đọc vè, múa, hát quan họ. Thế nên, ngày thơ càng thiếu sức hút với độc giả thực sự của thơ. Theo nhiều nhà thơ, tôn vinh thơ hay không phải là đưa thơ đủ chủng loại ra mà phải có sân chơi riêng biệt, tôn trọng người nghe. Đặc biệt, thơ của khối không chuyên quá dở, nên tạo ra sự chênh lệch lớn với khối chuyên nghiệp, lại càng khiến nhiều người quay lưng lại với thơ.

    Là ngày hội thơ, phải có sự đầu tư của Nhà nước chứ không phải tổ chức vài vách thơ, phố thơ, chiếu thơ cho có như ở sân thơ trẻ. Ở vách thơ, mỗi tác giả trẻ được “khoe” hai câu thơ của họ cùng bức hình, có những câu thơ đọc khá ngô nghê. Ở phố thơ, chỉ là vài cuốn thơ được chồng lên bàn. Còn ở chiếu thơ, đúng nghĩa đen là đem các tập thơ rải lên chiếu cói. Làm như vậy có ý nghĩa gì chăng? Hay đó là cách “diễn tả” theo nghĩa đen những gì đang được trưng bày ở sân thơ trẻ?

    Bản thân một mình Hội Nhà văn TPHCM khó cáng đáng hết được, và sân chơi ở 81 Trần Quốc Thảo thì quá nhỏ, lại thiếu quảng bá nên người ngoài nhìn vào tưởng… học sinh đi cắm trại. Sân khấu quá nhỏ, khán giả phải xoay, tức chạy qua phía hành lang xem múa hát rồi chạy về chỗ ngồi nghe đọc thơ. Nhiều nhà thơ cho rằng, ý tưởng về ngày hội thơ cũng quá cạn kiệt, không có gì mới mà thơ ngày càng thu hẹp phạm vi, bị “câu lạc bộ hóa”.

    Cười đó, mà cũng buồn đó, phải chăng thơ ngày càng mất giá, hay ngược lại, bị đẩy ra khỏi sân chơi chuyên nghiệp? Thế nên có chuyện người làm thơ chuyên nghiệp lại ngại đọc thơ ở một “sân đình” như thế, chỉ biết ngồi bên dưới ngậm ngùi.

    Còn nhớ năm ngoái, tại ngày hội thơ, BTC có in tuyển tập thơ độc bản với tựa đề “Lớn lên cùng thành phố”, tuyển thơ này được bán đấu giá khá xôm tụ. Số tiền thu được 22 triệu đồng đã được đưa vào quỹ hỗ trợ các nhà thơ trẻ có năng lực nhưng gặp khó khăn trong việc in tác phẩm. Đó là công việc có ý nghĩa hơn nhiều so với việc biến sân thơ thành sân văn nghệ quần chúng.

    Trả lờiXóa
  12. Thơ thơ cái gì. Sắp tới nhà nước cắt tiền đói rã họng bây giờ. Lo mà kiếm cách bương chải đi. Nhớ lương thiện chút.

    Trả lờiXóa