Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

KÍNH TRỌNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÀ TẬP QUÁN VĂN HÓA

Có những người gốc Việt tại Mỹ hiểu biết rất sai lệch về tình cảm nhân dân Việt Nam dành cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Người Việt Nam gọi Hồ Chủ Tịch là "Bác". Trong cách xưng hô phổ biến "bác" là một người thân trong gia đình, họ hàng có vai vế là anh của cha/ mẹ. Những người ngang tuổi nhau thì có lối xưng hô bác bác - em em, "bác" ở đây là người lớn hơn. Người Việt Nam gọi chủ tịch Hồ Chí Minh là "Bác" (khi viết thì viết chữ B hoa) là vì họ yêu mến kính trọng Bác Hồ. Bác Hồ chưa bao giờ xưng "bác" với nhân dân cả. Trong cương vị chủ tịch, các văn kiện Bác viết cho đồng bào, bác dùng chữ "Tôi".
Nhân dân Việt Nam kính trọng Bác Hồ vì Bác dành cả cuộc đời đấu tranh cho Độc Lập Tự Do cho Việt Nam. Bác Hồ là một vị anh hùng giải phóng dân tộc , một nhà ái quốc vĩ đại.
Người Việt Nam kính trọng Bác Hồ là do họ muốn thế chứ không phải bị ép buộc. Bạn có thể treo hình Bác Hồ trong nhà bạn nếu muốn, không ai ép bạn cả. Trong thời chiến người dân Trà Vinh đã xây nhà tưởng niệm Bác Hồ trong tầm pháo của địch, ngôi đền bị bắn phá, đốt sạch nhiều lần,đến hôm nay vẫn sừng sững uy nghiêm.
Đến nay, đã 47 năm sau khi Bác Hồ mất, tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam với Bác vẫn như xưa. Kính trọng Bác Hồ đã trở thành một tập quán văn hóa. Ở Việt Nam không ai dám phỉ báng chủ tịch Hồ Chí Minh nơi đông người, không phải sợ công an bắt bớ mà vì đó là một hành vi phản cảm, vô văn hóa. Công An làm sao giám sát hết các nơi công cộng quán xá, lề đường, công viên ...? Khi một người buông lời phỉ báng chủ tịch Hồ Chí Minh, người đó sẽ nhận được thái độ khó chịu của người xung quanh hoặc các phản ứng mạnh hơn. Bạn có thể chửi rủa Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng ngủ nhà bạn nhưng không thể làm điều đó nơi công cộng vì bạn sẽ được xem là vô văn hóa.
Những nhà chống Cộng có tư tưởng "phải đánh đổ hình ảnh Hồ Chí Minh" nên biết rằng mình đang thực hiện hành vi vô văn hóa.
Luong Tran
=========

14 nhận xét:

  1. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 08:55 20 tháng 5, 2018

    Tôi vừa trích ba bài thơ của người nước ngoài viết về Bác Hồ ở Stt trước. Bây giờ xin trích nguyên một bài và hai đoạn của tác giả trong nước.

    1. Bài thơ

    NIỀM RIÊNG

    Của VŨ CAO

    I.
    Bác ơi, Hà Nội, khuya yên tĩnh
    Con thắp dâng Người một nén hương.
    Lát nữa, dẫu con nằm ngủ đó.
    Trong con vẫn thức một linh hồn.
    13-9-1969

    II.
    Cho con ước tự bây giờ:
    - Một năm vào buổi giao thừa, mỗi năm
    Bác về cùng với nhân dân
    Đọc thơ Tết lấy một lần, hãy đi!
    13-9-1969

    III.
    Đường Hùng Vương ấy, tôi qua lại
    Ghé mắt hàng cây: một bóng vườn
    - Có phải nơi đó Người vẫn đứng
    Nhớ thương Người gửi suốt Trường Sơn?

    Đường Hùng Vương ấy, tôi qua lại
    Ghé mắt hàng cây: một bóng sân
    - Có phải đó nơi Người đã đứng
    Giơ tay lần cuối vẫy nhân dân?
    13-9-1969.

    2. Trích bài MUÔN VÀN TÌNH THÂN YÊU
    TRÙM LÊN KHẮP QUÊ HƯƠNG
    Của VIỆT PHƯƠNG (Thư ký của TT Phạm Văn Đồng)

    Bài này rất dài (104 câu, gồm IV phần, chỉ xin trích vài đoạn).

    Từ câu 58 đến câu 66 - đoạn III:
    Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ
    Tránh nói chữ to và đi rất nhẹ cả trong vườn
    Tim đau hết nỗi đau người ở chân trời góc bể
    Đến bên Người ta thở dễ dàng hơn
    Khi đã quyết rất kiên cường mạnh mẽ
    Đốt cháy Trường Sơn đánh Mỹ cũng không sờn
    Lòng trời biển dịu hiền khi gặp trẻ
    Sấm sét im cho nắng ấm chồi non

    Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là "đánh đẹp"
    Con xóa chữ "đẹp" đi như xóa sự cạn hẹp trong lòng con
    Thêm hiểu lòng Người đối với quân thù như sắt thép
    Mà tình thương mênh mông ôm hết mọi linh hồn...

    Đoạn cuối từ câu 97 đến hết bài.

    Sau bao năm đồng chí với Người, con gọi Người: Đồng chí
    Là khi con vĩnh biệt Người, Đồng chí, Bác Hồ ơi
    Con nguyện làm một mảnh của Người, đến trọn đời tận tụy
    Hồ Chí Minh, người cộng sản rất mực Việt Nam và vô cùng
    chung thủy con người

    Ta gạt nước mắt ngẩn đầu lên, vẫn nắng Ba Đình trong veo
    Người đem về năm trước
    Ta thề mang ánh nắng này đến nhà mẹ già ở tận chót Cà Mau
    Những biên đội không quân như hình ảnh dân tộc ta lượn quanh Người, lớn vượt
    Cất cánh bay cao theo tay Bác vẫy trên đầu
    4-10 tháng 9 năm 1969.

    Trả lờiXóa
  2. Có những người gốc Việt tại Mỹ hiểu biết rất sai lệch về tình cảm nhân dân Việt Nam dành cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
    ----------------------------------------------------
    Tôi nhất trí với nhận xét trên. Nhưng tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa một phần là do thực tế khách quan, hậu quả tất yếu từ cuộc Nội chiến VN chứ không phải là suy nghĩ thù hận, cố chấp của đồng bào tị nạn Cộng Sản ở Mỹ về hình ảnh Hồ Chủ Tịch kính yêu. Cũng tương tự, cũng có thể nói, đồng bào trong nước cũng có một số có suy nghĩ lệch lạc về hình ảnh chí sĩ Ngô Đình Diệm mà đồng bào miền Nam VNCH cũng rất tôn kính!

    Riêng tôi thì nghĩ vầy: một số nhỏ thì không phải là đại diện cho tất cả. Cũng có nhiều đồng bào miền Bắc rất kính trọng chí sĩ Ngô Đình Diệm cũng như Hồ Chủ Tịch kính yêu, và tất nhiên cũng có rất nhiều đồng bào miền Nam tôn kính Hồ Chủ Tịch kính yêu cũng ngang bằng với chí sĩ Ngô Đình Diệm. Do vậy, ta nên nhìn vấn đề căn cứ trên quan điểm, cái nhìn của đại đa số thay vì căn cứ vào những hình ảnh phiến diện, cực đoan của một số thiểu số để đánh giá về tình cảm của đồng bào trong và ngoài nước giành cho cả 2 vị lãnh tụ đáng kính của cả 2 miền Nam, Bắc.

    Về nhân cách sáng ngời và lòng yêu nước của Hồ Chủ Tịch kính yêu và chí sĩ Ngô Đình Diệm thì thiết nghĩ đâu cần gì phải bàn cãi thêm nữa? Tưởng cũng nên nhắc lại lời ca ngợi của Hồ Chủ Tịch kính yêu về tinh thần yêu nước của Ngô chí sĩ:

    "Tôi và chí sĩ Ngô Đình Diệm đều là những người yêu nước nồng nàn, tuy rằng mỗi người thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng của mình."

    Một số bạn có thể không tin thì cứ hỏi bác Thép non để kiểm chứng câu nói trên nhé. Hồ Chủ Tịch kính yêu cũng từng khuyên: Dân ta phải biết sử ta. (Nhờ bác Thép non kiểm chứng). Do vậy, để tránh sự hiểu lầm của mót thiểu số dồng bào tị nạn Cộng Sản về hình ảnh Hồ Chủ Tịch kính yêu thì đó là trách nhiệm của cơ quan tuyên giáo trong nước cần phải làm sao để xóa đi những hiểu sai về hình ảnh chí sĩ Ngô Đình Diệm. Bởi các bạn cũng biết, nếu vẫn còn một số các bạn Việt Cộng cố tình xúc phạm chí sĩ Ngô Đình Diệm thì tức thời sẽ có một thiểu số đồng bào tị nạn Cộng Sản cố tình hiểu sai về Hồ Chủ Tịch kính yêu để trả đũa. Và kết cục, "sự hiểu sai" là sự cố tình hiểu sai để trả miếng nhau thì sẽ không bao giờ chấm dứt được cả.

    Tôi rất mừng là chính quyền Cộng Sản đã có hành động thiết thực để trả lại thanh danh cho chí sĩ Ngô Đình Diệm bằng cuộc triển lãm về Ngô chí sĩ kéo dài 3 năm ở Dinh Độc Lập là nơi mà Ngô tổng thống từng chấp chính trong suốt Đệ nhất VNCH. Đấy là việc làm rất đáng hoan nghênh để góp phần hòa hợp hòa giải dân tộc và xóa tan những định kiến sai lầm, lệch lạc không đáng có về những danh nhân của cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc, hay nói chung lại là những vì sao yêu nước lỗi lạc của cả dân tộc Việt Nam. Thân mến!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Ngô Đình Diệm nào là chí sĩ hả ông ?? Chí sĩ của ông được tổng thống Mỹ gọi là " thằng chó đẻ " và " nó là thằng nhóc duy nhất mà ta có ở đó " . Chí sĩ Ngô Đình Diệm của ông khi bị Pháp bắt thì Ngô Đình Thục đã phải viết thư kể công lao cha nó bán nước để mong Pháp tha tội . Chí sĩ Ngô Đình Diệm của ông cũng là người đồng ý cho Mỹ dải chất độc màu da cam lên đất nước Việt Nam để lại hậu quả cho đến hôm nay . Chí sĩ kiểu chó má gì vậy hả ông con chiên quen nói láo .

      Xóa
    2. Một người được thờ cúng ,được thế giới kính trọng còn kẻ kia thì bị ... đòm chết như con vật.

      Xóa
    3. Nặc danh23:12 20 tháng 5, 2018

      Về nhân cách sáng ngời và lòng yêu nước của Hồ Chủ Tịch kính yêu và chí sĩ Ngô Đình Diệm thì thiết nghĩ đâu cần gì phải bàn cãi thêm nữa? Tưởng cũng nên nhắc lại lời ca ngợi của Hồ Chủ Tịch kính yêu về tinh thần yêu nước của Ngô chí sĩ:

      "Tôi và chí sĩ Ngô Đình Diệm đều là những người yêu nước nồng nàn, tuy rằng mỗi người thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng của mình."

      Một số bạn có thể không tin thì cứ hỏi bác Thép non để kiểm chứng câu nói trên nhé. Hồ Chủ Tịch kính yêu cũng từng khuyên: Dân ta phải biết sử ta. (Nhờ bác Thép non kiểm chứng). Do vậy, để tránh sự hiểu lầm của mót thiểu số dồng bào tị nạn Cộng Sản về hình ảnh Hồ Chủ Tịch kính yêu thì đó là trách nhiệm của cơ quan tuyên giáo trong nước cần phải làm sao để xóa đi những hiểu sai về hình ảnh chí sĩ Ngô Đình Diệm.

      Xóa
    4. Sao ông không kể luôn là Hồ Chủ Tịch còn tặng " chí sĩ " Ngô Đình Diệm của ông 1 cành đào tết năm 1963 . Chính trị là 1 bàn cờ , ông hiểu không ?? Không cố tình nâng cao ông chí sĩ bất tài để thu hẹp khoảng cách thống nhất đất nước mà để cho Mỹ đưa người khác lên thì độc lập dân tộc sẽ rất khó khăn . Tiếc là Mỹ nó cũng quá khôn khi đồng ý cho 1 đám đàn em của ông " chí sĩ " làm đảo chính . 1 nhà 3 đời làm Việt gian từ Pháp cho đến Nhật rồi Mỹ mà cũng trở thành chí sĩ thì cũng thật khôi hài .

      Xóa
  3. Nghệ sĩ Tiến Hợi thành công để đời với vai Bác

    Lâu ngày không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi.

    Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch Sám hối của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.

    Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng đâu. Mớí sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.

    Chẳng phải nó không còn giống nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.

    Ngày xưa thì nó nổi như cồn nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chàng Bác Hồ tại đại hội Tua, hoá trang thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang, khiến nhiều người xem rất cảm động.

    Kịch, Phim bất kì đoàn nào có vai Bác không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kì lễ lạt, phong trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi nói đôi câu, có khi chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy, chỉ thế thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.

    Cả một mùa hè năm 1995, nó chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ an, chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh chừng 5 phút cũng kiếm được bạc triệu. Để nguyên hoá trang bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười, rồi phát kẹo, cười, vẫy vẫy... nó kiếm gần chục triệu.

    Vào Sài Gòn đứng trên khán đài đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu bay ra Hà Nội đến cung văn hóa nói với các em non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không... hai triệu ngon ơ.

    Thằng Tùng cứt nói Tiến Hợi có 10 ngày kiếm được cả 5 chục triệu. Buôn thuốc phịên cũng không trúng như thế

    Thằng Hợi nói mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.

    Trông ngoài thế thôi, tập luyện vất vả lắm. Thằng Hợi chăm nhưng hơi chậm, có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập vất vả dễ sợ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nhớ hồi mình làm ở nhà hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.

      Thằng Hợi càng khổ hơn. Anh Tạo ( Hoàng Quân Tạo) nhiều lần tru lên đó là thằng Hợi nói chứ không phải Bác nói, ngu ơi! Nhiều lần điên lên anh Tạo quát Bác nói đéo gì nói thế hả!

      Được cái thằng Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, sửa đi sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kì được.

      Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.

      Lắm khi thấy thằng Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Anh Tạo quát : Bác! Mày đứng thế đấy hả?

      Mọi người cười rũ.

      Quốc Toàn góp ý cho anh Tạo không đựơc gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý. Anh Tạo nghe liền.

      Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu lên ôi chà chà xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa.

      Nói xong thì giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo gì đấy.

      Chết cười.

      Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi lại nổi như cồn nhờ vai Bác.

      Một đêm diễn xong, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay. Nó khom người kính cẩn bắt hai tay. Hoàng Dũng nói mày ngu thế. Nó bảo sao. Hoàng Dũng nói mày đang vào vai Bác, bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh cái có chết không.

      Đêm sau nó nghe lời Hoàng Dũng, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay, nó diễn vai Bác, bắt tay âu yếm lãnh đạo, lại còn vỗ vỗ vai thân thiện kiểu Bác cháu.

      Anh Tạo mắng mày ngu thế. Nó bảo sao. Anh Tạo nói người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà dám vỗ vai người ta? Nó bảo em đang vào vai Bác mà. Anh Tạo nói vào vào cái gì. Hết kịch là hết Bác nghe chưa!

      Nó ra hậu đài thở dài nói Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết biết làm thế nào?Thằng Tùng cứt nói mày làm Bác mà đéo biết còn hỏi tụi tao.

      Nguyễn Quang Lập

      Xóa
    2. Nguyễn Quang Lập ngồi uống rượu với đậu phụ cùng với bố. Uống xong Lập ra khoe với bạn : "Hai thằng vừa đánh hết một chai hai đậu".
      Bạn hỏi thằng nào dấy ?
      Lập bảo Bố tao đấy !

      Xóa
    3. Dân chủ của chúng nó có nghĩa là thứ tự do xuyên tạc lịch sử,đê tiện hèn hạ xúc phạm anh hùng dân tộc

      Xóa
  4. Diệm là "THẰNG NHỎ" của tổng thống Johnson, kéo lê náy chém đi khắp miền Nam giết hại hàng triệu người vô tội thì chỉ có thể so sánh với Binladen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với Mỹ:

      Diệm là "THẰNG NHỎ" của tổng thống Johnson;
      Thiệu là "CÁI ĐUÔI CON CHÓ" của tổbg thống NiXon.

      Với nguỵ sử Việt Nam:

      Diệm, Thiệu là "chính quyền, chính thể quốc gia VNCH"

      Đúbg là cái "quốc gia" chó má.

      Xóa
    2. Nặc danh02:18 27 tháng 5, 2018

      Dân chủ của chúng nó có nghĩa là thứ tự do xuyên tạc lịch sử,đê tiện hèn hạ xúc phạm anh hùng dân tộc

      Xóa