Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

KÍCH ĐỘNG BIỂU TÌNH TRÁI PHÉP PHẠM TỘI GÌ?

Bộ luật hình sự hiện hành quy định người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Trong đó, người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người nào có hành vi kích động biểu tình trái phép, chống đối người thi hành công vụ, đập phá hủy hoại tài sản của tổ chức, cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về:
-Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật hình sự 2015)

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm

- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 Bộ luật hình sự 2015)

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015)
 Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp, người này nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này thì còn có thể bị truy cứu về Tội phá rối an ninh quy định tại Điều 118 Bộ luật hình sự năm 2015.
Luật gia Lê Thanh
======
Mời xem thảo luận trên fb
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=497111174041019&id=100012264212885

12 nhận xét:

  1. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 11:00 13 tháng 6, 2018

    Mỗi việc làm sau khi xảy ra đều có những bài học kinh nghiệm đối với những người có trách nhiệm.

    Với chuyện gây rối xảy ra ở Bình Thuận tất nhiên cũng có những bài học từ sự việc này: Đối với kẻ chủ trương gây bạo động; với Chính quyền không riêng Bình Thuận mà cả nước.

    Với kẻ chống phá thì họ sẽ "kiểm nghiệm" việc làm lần này để "phát huy" những lần sau.

    Với Chính quyền thì chắc chắn sẽ rút tỉa nhiều điều để chủ động ngăn chặn kẻ chống phá kích động dân trong tương lai.

    Tôi nghĩ cần chủ động nhiều mặt:
    - Công tác vận động, tuyên truyền cần được sử dụng tốt phục vụ cho nhiệm vụ mỗi khi có những chủ trương mới sắp bàn thảo, một mặt đưa thông tin để người dân hiểu đúng sự việc, mặt khác qua đó nắm bắt tâm tư của quần chúng để vận động họ đồng tình ủng hộ.
    Chúng ta có lực lượng làm công tác tuyên truyền mạnh từ Trung ương đến địa phương, như Đài Truyền hình, báo chí...cần sử dụng phục vụ cho tốt. Mặt khác, các đoàn thể chính trị cũng cần sử dụng để vận động người dân khi cần triển khai một chủ trương lớn...
    - Cần nghe ý kiến các chuyên gia, cân nhắc từng việc khi dự thảo Dự luật, chủ động tránh những điều không nên đưa vào dự thảo...
    - Hiện nay kẻ chống phá đất nước ta đang khai thác những mặt tiêu cực của xã hội để kích động những người dân còn hạn chế nhận thức vào việc chống đối Chính quyền. Công tác an ninh phải nắm được tình hình dân cư, chủ động, kịp thời ngăn chặn vận động quần chúng của kẻ chống phá đất nước. Phải biết trước ý đồ của địch, chủ động ngăn chặn, làm hạn chế việc làm của kẻ chống phá.
    - Tất nhiên phải trị kẻ chủ mưu khi sự việc đã xảy ra; pháp luật phải được thực thi nghiêm minh. Kẻ phá hoại tài sản của quốc gia, của người dân phải buộc bồi thường.

    Đây là cuộc đấu tranh giữa hai bên:
    Một bên giữ, bảo vệ chính quyền, chăm lo cho cuộc sống người dân, phát triển đất nước...
    Một bên là kẻ chống đối, phá hoại.

    Chính quyền không được yếu kém, không để kẻ thù khai thác mặt yếu của mình thực hiện ý muốn của chúng. Phải dùng biện pháp mạnh khi cần để ngăn chặn kẻ phá hoại.
    Cần phân biệt đối tượng: quần chúng nhân dân thì xử lý theo mâu thuẫn nội bô; đối tượng thù địch phải xử theo mâu thuẫn đối kháng. Nên nhớ kẻ thù luôn muốn thủ tiêu chế độ ta. Vây chúng ta phải bảo vệ chế độ bằng mọi biện pháp hữu hiệu nhất...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGƯỜI ĐẤT THÉP:11:00 13 tháng 6, 2018

      Cần phân biệt đối tượng: quần chúng nhân dân thì xử lý theo mâu thuẫn nội bô; đối tượng thù địch phải xử theo mâu thuẫn đối kháng. Nên nhớ kẻ thù luôn muốn thủ tiêu chế độ ta. Vây chúng ta phải bảo vệ chế độ bằng mọi biện pháp hữu hiệu nhất...
      -------------------------------------------------
      Tôi đánh giá rất cao ý kiến của bác Thép non. Cần phải thận trọng để đừng xử oan sai cho người dân yêu nước vô tội! Nhân dân biểu tình để thể hiện lòng yêu nước là rất đáng biểu dương, trân trọng. Sự cố đáng tiếc ở Bình Thuận thì khoan vội qui kết là do phản động, đừng nhìn vào hậu quả mà nóng vội buộc tội người dân yêu nước khi sự việc chưa được làm rõ ngọn ngành vì đâu mà người dân lại nổi giận như vậy. Đúng như bác Thép non góp ý, chính quyền cần phải hết sức thận trọng trong việc xử lý vụ việc này, đừng vội đẩy hết trách nhiệm sang người dân!

      Theo những gì tôi biết thì sự việc khởi đầu là do người dân yêu cầu đưa 1 người bị bệnh đang bị CA tạm giữ đi bệnh viện cứu chữa nhưng bị từ chối. Dân rủ nhau kéo đến trụ sở CA phản đối vì cho rằng cho người bị bệnh đi bệnh viện là việc làm nhân đạo theo luật định. CA thấy dân kiên quyết không chịu giải tán nên muốn thị uy điều ngay lực lượng CSCĐ đến mạnh tay với người dân. (Mở ngoặc nói thêm là chính quyền BT trước đây đã nhiều lần hành xử trấn áp người dân như vậy nên lần này tưởng bở, bổn cũ soạn lại!) Nhưng không ngờ, lần này người dân sẵn đang sôi sục với dự Luật đặc khu nên đã phản kháng lại dữ dội khiến lực lượng CSCĐ bị bất ngờ tháo chạy, tăng viện binh, bắn lựu đạn cay xối xả vào dân như pháo hoa đêm 30. Và hậu quả là chính quyền nhận "quả đắng" thảm thương!

      Bởi vậy, góp ý của bác Thép non là rất đúng. Nếu vội vin vào hậu quả để qui kết người dân là phản động thì vừa oan sai vừa bỏ sót vai trò lãnh đạo yếu kém của chính quyền BT trong việc đối xử với người dân. Hành động gây rối của một số người dân là do thiếu kiềm chế, do bộc phát chứ không phải có chủ ý. Nên nhớ là nếu không có lửa thì sao có khói? Nếu chính quyền BT biết đối xử tôn trọng với người dân thì sự việc đã khác. Chó bị dồn vào đường cùng thì sẽ cắn chủ. Người dân bị áp bức đến cùng cực thì sẽ phản kháng tự vệ là điều hiển nhiên.

      Tóm lại, tôi nhất trí với bác Thép non là cần cảnh giác âm mưu kích động phá hoại của kẻ thù lạ với hành vi bộc phát của một số người dân thiếu kiềm chế do ý thức kém. Nên nhớ kẻ thù lạ luôn muốn gây bất ổn giữa chính quyền ta và nhân dân ta. Vây chúng ta phải thận trọng không gây oan sai và phải bảo vệ nhân dân ta bằng mọi biện pháp hữu hiệu nhất như Hồ Chủ Tịch kính yêu đã căn dặn: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong." hoặc "Lấy dân làm gốc." (bác Thép non làm chứng.) Dân là nền tản cho sự bền vững của chế độ. Lời góp ý của bác Thép non lần này rất hay. Kính bác!

      Xóa
  2. Chúng cháu chào bác Thép ạ. Chúng cháu là nhóm sinh viên trường Luật đây.Chúng cháu không thấy bác Thép trả lời còm nên nghĩ chắc bác giận dỗi chúng cháu, có phải không ạ?hihiii..... Chúng cháu vừa tranh luận về "quyền được yêu nước" với các thầy cô và các bạn trong giảng đường, sôi nổi đến mức thầy dạy quyết định dùng buổi học hôm nay cho cả giảng đường chia làm 2 phe "công an" và "phản động" để đấu võ mồm dựa trên kiến thức luật pháp hiện hành để phân định bên nào thắng cuộc, bên nào thua cuộc. Vui và bổ ích lắm, bác Thép ạ!hii
    Trang thủ cơm trưa vào hóng tin GTL nhưng vẫn chưa thấy bác trả nhời chúng cháu, sao thế ạ?
    Chúng cháu thấy bác có còm bên trên nên hỏi thêm bác câu nữa ạ. Chúng cháu thấy cái tít bài này có chữ "biểu tình trái phép". Vậy thì sinh viên chúng cháu phải làm gì để an tâm được"biểu tình phải phép", thưa bác? Theo chúng cháu học ở trường thì quyền được biểu tình của người dân đã được qui định trong Hiến pháp. Bác Hồ cũng đã bảo biểu tình là quyền hợp pháp của người dân. Thế thì sao kêu gọi người dân biểu tình yêu nước thì lại mang tội "kích động biểu tình trái phép" ạ? Sinh viên chúng cháu hoang mang quá. Mong bác Thép giúp sinh viên chúng cháu hiểu rõ luật pháp nước nhà để không bị kết tội "YÊU NƯỚC TRÁI PHÉP" ạ. Chúng cháu yêu bác Thép ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy anh "sinh viên trường luật" mà Nặc danh14:04 13 tháng 6, 2018 nói đến chắc là trường luật thời ba que nên mới ngu dốt đến vậy!
      Cụ Thép chả cần trả lời đâu nhẻ?

      Xóa
    2. Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình nhưng thực hiện quyền đó theo quy định của pháp luật.
      Trong khi chưa có luật biểu tình mà tiến hành biểu tình đó là biểu tình trái phép.
      Người dân không chỉ có biểu tình mới bày tỏ được ý kiến mà còn ngiều hình thức bày tỏ ý kiến khác.
      Trường hợp ở Bình Thuận không phải là biểu tình, trên thế giới không ai người ta biểu tình như thế, thực chất đó là cuộc bạo loạn chống chính quyền nhân dân.
      Vậy nên phải trừng trị nghiêm khắc kẻ chủ mưu, cầm đầu.
      Dân chủ với dân, không thể hữu khuynh với giặc được.

      Xóa
    3. Thách ông tổ 10 đời Nặc Danh 14:04 13/6 tìm đâu ra văn bản pháp quy nào quy định "quyền được yêu nước" của công dân để mà tranh luận, để mà nói về "quyền" này ?

      Xóa
    4. Cụ thông não cho Nặc Danh 14:04- 13/6/2018 chút cho Nặc đỡ ngu nhé.

      Điều 25 Hiến pháp 2013:
      "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do luật pháp quy định"

      Vậy chưa có luật biểu tình mà đã kích đông biểu tình và biểu tình là trái phép rồi. Con hiểu chưa ?

      Xóa
    5. Thái16:36 13 tháng 6, 2018

      Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình nhưng thực hiện quyền đó theo quy định của pháp luật.
      Trong khi chưa có luật biểu tình mà tiến hành biểu tình đó là biểu tình trái phép.
      ?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?_?__?_?_?_?

      Bác Thái ạ, sinh viên chúng cháu không đồng ý như thế ạ. Hiến pháp là qui định pháp luật cao nhất. Nếu chưa có luật biểu tình thì đó là lỗi của chính phủ và Quốc Hội chưa làm tròn trách nhiệm nhân dân giao phó. Không có luật thì công an lấy tư cách gì, căn cứ vào đâu để ngăn cản dân biểu tình yêu nước?
      Bởi vậy, sinh viên chúng cháu nghĩ rằng người dân và sinh viên chúng cháu phải được chính quyền bảo vệ khi biểu tình yêu nước mới là tôn trọng Hiến pháp. Chưa có luật biểu tình nhưng cũng không có Luật CẦM Biểu Tình mà công an dám ngăn cản dân biểu tình thì sinh viên chúng cháu kết luận là công an và chính quyền cũng đã hành xử vi Hiến và thiếu tôn trọng nhân quyền rồi, phải không ạ?

      @Cụ Ký: thưa ông Ký, ông bảo "chưa có luật biểu tình mà... biểu tình là trái phép". Thế sinh viên chúng con hỏi ngược lại ông Ký: Chưa có Luật CẤM Biểu Tình yêu nước mà công an dám ngăn cản dân biểu tình yêu nước thì có "trái phép" không ạ, ông Ký thông não cho sinh viên luật chúng con với. Chúng con cám ơn ông Ký ạ!

      Xóa
    6. Chỉ khi nào có luật biểu tình khi đó biểu tình mới hợp pháp. Chưa có luật biểu tình mà biểu tình là biểu tình bất hợp pháp.
      Công an có nhiệm vụ ngăn ngừa những việc làm bất hợp pháp và toà án có thể xử tù những ai vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
      Không thể nói quốc hội chưa ban hành luật biểu tình là vi hiến, vì Hiến Pháp không quy định thời hạn ban hành luật, còn khi nào ban hành là tuỳ điều kiện cụ thể và do quốc hội quyết định.

      Xóa
  3. Nặc danh 12:52 13 tháng 6 và "nhóm sinh viên trường luật" là một tên thuộc đám ba que, được người CS tha chết, sống đến nay đó đa.
    Bọn chúng lợi dụng trang G TL để tuyên truyền tâm lý chiến, chống phá chế độ tinh vi lắm. G TL nên thực hiện chế độ kiểm duyệt xóa những còm có nội dung xấu, ngăn chặn những luận điệu của bọn phản động theo Luật An ninh mạng là vừa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "ba que" --> quốc kỳ VNCH, Long Tinh kỳ nhà Nguyễn
      "đám ba que" --> chính danh VNCH (Sử VN toàn tập)

      @Hồ Minh: đừng dùng từ ngữ xúc phạm gây chia rẽ đoàn kết dân tộc là không nên, bạn nhé. Mến!

      Xóa
  4. Bác Thép đã vạch mặt "sinh viên trường luật" và tên Nặc danh là một ở Stt trước. Bác Thép bảo Nặc dùng một cái Nick gì cũng được nếu muốn trao đổi, nhưng hắn không dám dùng vì sợ lộ mặt.
    Tới đây Luật An ninh mạng có hiệu lực thì việc cần truy tìm hắn không khó nữa.
    G TL nên sửa Nội quy của mình, tuân thủ nghiêm pháp luật mới xứng danh là cựu sinh viên trường Luật Hà Nội.

    Trả lờiXóa