Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

HỒ CHÍ MINH TRONG CON MẮT CỰU BINH HÀN QUỐC

"Khi tôi còn tham chiến ở VN, một sĩ quan VNCH đã nói với tôi rằng: Tôi không thích chủ nghĩa CS nhưng tôi kính trọng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Mặc dù đất nước chia cắt, Hồ Chí Minh vẫn được rất nhiều người dân miền Nam yêu quý và ủng hộ.
Hồ Chí Minh là một người rất khiêm tốn, giản dị và nhất mực yêu thương nhân dân. Tính cách của Hồ Chí Minh rất thuần hậu và trong sáng như lòng trẻ thơ. Và trên thực tế, ông cũng rất yêu quý trẻ em.
Trong căn phòng làm việc đơn sơ của mình, ông đã làm cho những băng ghế gỗ xung quanh để các cháu thiếu nhi ngồi mỗi khi đến chơi. Kể cả trong thời gian chiến tranh, ông cũng vẫn ngồi chơi với các cháu thiếu nhi trên bờ hồ.
Ông có cuộc sống giản dị. Mặc dù đã trở thành Chủ tịch nước nhưng ông vẫn không ỏ Phủ Chủ tịch. Thay vào đó Ông ăn ở trong một căn phòng trước đó từnglà nơi ở của người thợ điện. Đây hoàn toàn không phải là một màn kịch của một nhà chính trị tài ba. Chiếc ghế mà ông ngồi là một chiếc ghế nhỏ có tựa đến ngang lưng, chiếc bàn làm việc cũng nhỏ. Trong tâm hồn của Hồ Chí Minh chỉ có sự hy sinh, tinh thần phục vụ và lòng yêu thương dân tộc VN.
Ông không lập gia đình, ở độc thân như vậy cho đến khi mất ở tuổi 79. Tất cả hiện vật ông để lại chỉ có chiếc mũ, những đồ dùng để viết lách, quần áo, sách vở. Ông đã đến đây chỉ với hai bàn tay trắng và tấm lòng hy sinh vì dân tộc. Và khi ra đi ông cũng không đem theo một thứ gì.
Ông là một nhân cách lớn, làm việc không phải chỉ với cái đầu mà còn với một trái tim cháy bỏng. Mấy chục năm sau khi ông mất, dòng người xếp hàng vào viếng trước cửa lăng vẫn kéo dài hàng ngày. Tất nhiên họ đến đây không phải vì mệnh lệnh của ai. Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là anh hùng và nói rằng khi chết đi cũng muốn được chết như một người dân bình thường. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Đây là những lời thể hiện sự nuối tiếc vì đã không được nhìn thấy ngày đất nước thống nhất. Đúng theo Di chúc của Người, Mỹ đã phải rút quân và nguỵ quyền cũng đã sụp đổ.
Việc tranh luận ông là nhà CS hay là nhà dân tộc chủ nghĩa không có một ý nghĩa nào hết. Chỉ có chân lý là quan trọng. Đối với tất cả các nước thuộc địa thời đó độc lập và tự do dân tộc là giá trị cao nhất, là tiêu chuẩn cho mọi giá trị.
Trong hồi ký, Nguyễn Cao Kỳ đã cho rằng miền Bắc do có được một nhà lãnh đạo có khả năng thống nhất được ý chí của toàn dân nên đã chiến thắng.
Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất trên thế giới."
Trích Hồi ký Kim Jin Sunmột cựu chiến binh Hàn Quốc đã tham chiến ở Việt Nam trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông đã về hưu với quân hàm Đại tướng.

Trong khi đó, một "nhà dzân chủ" là Trương Huy San- Osin Huy Đức- "người ghi chép" của ông Võ Văn Kiệt nói-

19 nhận xét:

  1. Tôi không biết có bài này nên gửi comment ở bài ...'AI ĐÃ TÙY TIỆN' (Gửi lúc 14 Giờ).
    Nhờ cô Hương Lan chuyển giúp comment đó sang bài này mới phù hợp hơn.
    Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  2. Thế mới thấy sự nể phục và kính trọng của những người nước khác đối với vị lãnh tị vĩ đại của dân tộc ta( ở đây là một cựu chiến binh Hàn). Người là một nhân cách lớn, làm việc không phải chỉ với cái đầu mà còn với một trái tim cháy bỏng, vì một tình yêu nước, thương dân

    Trả lờiXóa
  3. Theo yêu cầu của bác Thép
    ===
    NGƯỜI ĐẤT THÉP14:00 2 tháng 12, 2019

    Xin có vài nhận định sau:

    - Người lãnh đạo có tính quyết đoán cao là người dễ có những thành tích xuất sắc nếu họ xem xét kỹ vấn đề rồi quyết định; ngược lại nếu không nghiên cứu vấn đề thật kỹ thì dễ bị sai lầm khi quyết đoán.
    - Người lãnh đạo có tính quyết đoán cao, khi họ dùng cán bộ tham mưu mà chọn được người có tài thì giúp họ tăng thêm thành công; ngược lại sử dụng tham mưu kém hoặc có ý không tốt mà họ không phát hiện thì quyết đoán ấy sẽ khó tránh khỏi bị sai lầm.

    Ông VVK có tính cách này.
    Thời kháng chiến chống Mỹ, như khi TW điều ông về làm Bí thư Khu ủy T4, ông đề xuất thành lập Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, dùng Củ Chi làm căn cứ, khi cán bộ hoạt động trong nội thành bị lộ thì rút ra cứ, Củ Chi làm căn cứ đã tạo cho hoạt động của cán bộ trong thành thuận lợi. Khi ông làm Bí thư Khu 9, ông thống nhất với ông Lê Đức Anh đánh bọn ngụy lấn đất sau Hiệp định Paris, đây là quyết định sát thực tiễn, là việc làm giúp TW Đảng sáng tỏ tình hình để góp phần đề ra chủ trương phù hợp cho nhiệm vụ giải phóng miền Nam sau năm 1973.
    Nhưng ông VVK cũng có những quyết đoán sai:

    Thời hòa bình:
    - Cho đào con kinh Tràn Quang Cơ ở Quận 12, nước không vào mà chảy từ ruộng ra sông, làm cho ruộng khô không cấy được hai mùa như mong muốn.
    - Chuyện hạ tên liệt sĩ Thái Văn Lung đưa tên linh mục Rốt vào thay bảng tên đường ở trước dinh Thống nhất, quận 1, TP HCM.
    - Chuyện đánh giá công tội ông Phan Thanh Giản.
    - v.v...

    Thêm điều này:
    -Một số người có tính quyết đoán cao, có chút tài năng, khi họ gắn với tổ chức, tức khi còn làm việc, họ tự hạn chế yếu tố cá nhân, nên không mắc nhiều sai phạm. Khi họ nghỉ hưu, tính cá nhân bộc lộ nhiều, không được kìm chế nên họ dễ "bung" ra và mắc phải sai lầm. Tùy tư tưởng, quan điểm, mức độ sai của mỗi người khác nhau.

    -Trình độ văn hóa chi phối nhiều hay trình độ chính trị chi phối nhiều đến sai phạm?
    Người có trình độ văn hóa cao mà trình độ chính trị thấp dễ sai phạm hơn người có trình độ văn hóa thấp mà chính trị cao. Thực tế cho thấy cán bộ xuất thân thành phần công nhân, nông dân ít có tư tưởng, hành động sai hơn cán bộ thành phần tiểu tư sản trí thức. Hiện nay có nhiều người là TS nhưng họ nói viết có hại cho chế độ rất rõ. Chưa thấy anh công nhân, nông dân có tư tưởng, nói viết như anh trí thức mang danh TS như đề cập ở trên. (Nếu có cũng không nhiều như thành phần trí thức). Tôi tâm đắc việc làm trong kháng chiến, Đảng thử thách để xét kết nạp đảng người mang thành phần Tiểu tư sản học sinh, Sinh viên thời gian dài hơn người có thành phần công nông, là rất đúng. Bởi người mang thành phần TTS tư tưởng dễ giao động khi khó khăn, hơn người mang thành phần giai cấp công nông.
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/vu-at-ten-uong-alexandre-de-rhodes-ai.html?showComment=1575270029239#c6450982534153373699

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lê Hương Lan phân tích rất sắc bén, cảm ơn nhiều

      Xóa
  4. Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Việt Nam, không chỉ người dân Việt kính yêu mà rất nhiều người các nước ũng yêu quý Người hết mực. Xin trích bài viết của tọi về bà J. Stenson là một giáo sư tiến sĩ sử học của trường đại học Florida arlantic ở tiểu bang florida, Hoa Kỳ.
    Bài tham luận tiếng Anh của bà, nhan đề được dịch ra là "Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn của thời đại" sau được in trong kỷ yếu của hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội tháng 5/1990. (do Bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiện).
    Đây là bài tham luận rất hay, có nhiều điểm mới mẻ, đặc biệt, cho thấy một cái nhìn khác, một quan điểm mới mẻ thông thoáng và đôi chút tế nhị, táo bạo, nhạy cảm về chuyện đời tư, phụ nữ, tình yêu của Bác Hồ, với một góc nhìn từ người ngoài, một phụ nữ, một trí thức Hoa Kỳ.

    Bà J. Stenson viết:
    "Xin cho phép tôi được mặc chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam, người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình. Và thời nay, có một người mẹ đã sinh ra thiên tài Hồ Chí Minh. Bà cũng mặc tà áo này.
    Hôm nay tôi mặc tà áo này không phải để chưng món quà sang trọng của bạn bè Việt Nam tặng cho tôi. D9a6y là sự ngưỡng mộ một sắc phục dân tộc mà chưa có một sắc phục phụ nữ nào lại đẹp, có văn hóa, bề dày truyền thống và thanh lịch như chiếc áo dài Việt Nam.
    Từ Hoa Kỳ, tôi sang Thái Lan và vào Thành phố Hồ Chí Minh, ngỡ ngàng khi nhìn thấy nữ sinh các trường đều mặc áo dài - những chiếc áo dài tuyệt đẹp. Tôi như bị thôi miên cứ đứng nhìn ngây ngất những tà áo dài mềm mại trên thân hình rất đẹp của các nữ sinh.
    Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu lịch sử của tôi để tìm hiểu cho được đích thực tính cách của ông. Tôi thuộc tuổi con cháu Bác Hồ Chí Minh. Cho phép tôi được ca ngợi, lời ca ngợi muộn màng của người hậu thế. Không phải tôi ca ngợi Hồ Chí Minh vì Việt Nam đã chiến thắng quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh. Tôi ca ngợi Hồ Chí Minh trong tình hình Việt Nam giảm sút uy tín quốc tế. Trên thế giới người ta gọi Việt Nam là vương quốc "chuột nhắt" vì tệ trộm cắp thì không nước nào bằng.
    Tôi đã bỏ tiền túi ra để đi từ Mỹ sang Pháp và Liên Xô cũ: Những nơi mà Hồ Chí Minh đã đặt chân tới đó, để tìm những di tích gốc về Hồ Chí Minh. Tôi đã ở Liên Xô mọt thời gian tương đối lâu để nghiên cứu về ông. Khi về Mỹ, tôi lại từ New York đến các đảo lửa vùng Đông Bắc châu Mỹ.nơi Cụ Hồ đã đi tàu xuyên đại dương đến đó. Tôi quyết tâm tìm cho được lai lịch văn hóa Hồ Chí Minh, mặc dù ngày đó người ta đã thừa nhận cụ là nhà văn hóa của thế kỷ.
    Rất tiếc, lâu nay Việt Nam chỉ cung cấp cho chúng tôi lai lịch chính trị của Hồ Chí Minh, ngoài ra không cung cấp những tư liệu gì đối với những vấn đề khác. Và tôi cũng hết sức ngạc nhiên và khó hiểu không biết tại sao Việt Nam cứ tuyên truyền rằng Cụ Hồ sinh ra trong một gia đình nghèo khổ? D9a4 nghèo thì làm sao có điều kiện ăn học và làm quan như cụ thân sinh ra ông và trình độ học vấn như ông.
    Ngoài ra Việt nam còn tuyên truyền rằng Cụ Hồ làm phu khuân vác ở Bến Nhà Rồng, bồi bàn dưới tàu Pháp, bồi bếp ở khách sạn Luân Đôn và làm thợ nhiếp ảnh...chỉ toàn là những lao động cơ bắp, không thấy trí tuệ Hồ Chí Minh ở chỗ nào cả!
    Qua nghiên cứu tôi thấy rằng:
    -Bác Hồ chọn việc bồi bàn trên tàu là để có điều kiện đi đến nhiều quốc gia.
    -Bác Hồ chọn việc làm ở khách sạn là nơi có điều kiện tiếp xúc được với nhiều chính khách.
    Thế nhưng người ta hiểu sai rằng Bác Hồ làm đủ mọi nghề để kiếm sống, không đúng!
    Tôi đã đến Luân Đôn tìm hiểu và thấy Nguyễn Ái Quốc kết thân với một số nhà đại văn hào, các nghệ sĩ danh tiếng như Romans, Darwin, vua hề Charlie ...
    Người ta đồn rằng Cụ Hồ biết 28 thứ tiếng, nhưng theo lết quả tìm hiểu của tôi thì cụ biết khá sành sỏi 12 thứ tiếng.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi xin dâng tặng những lời ca đẹp nhất về Hồ Chí Minh, sau khi tôi đã đi đến những nơi từng có dấu chân ông, gặp những người biết về ông và đi đến kết luận rằng Hồ Chí Minh lúc còn trẻ là một thanh niên...rất đẹp trai, cho nên hiện giờ tôi vẫn cứ mơ về ông. Nếu tôi cùng thời với ông thì dứt khoát phải trở thành người yêu của ông. Ông không chấp nhận, tôi cũng theo đến cùng...Tôi ngưỡng mộ ông bằng cả đầu óc khoa học của tôi, đồng thời bằng cả trái tim của mọt người con gái hậu thế.
    Khi tôi đã yêu ông và tôn kính ông ở góc độ khoa học thì tôi nghĩ ngay đến tượng Nữ thần Tự Do ở quê hương tôi. Tôi là nhà sử học, tôi đã lật xem những trang ghi cảm tưởng của mọi chính khách khi họ đến tham quan và chiêm ngưỡng tượng thần Tự Do và ca ngợi thần Tự Do.
    Nguyễn Tất Thành khi đến New York cũng đã đến chiêm ngưỡng thần Tự Do. Như mọi chính khách, sau khi tham quan thần Tự Do đều ghi cảm tưởng và những lời ca ngợi Ngôi sao tỏa sáng trên vòng Nguyệt quế và ánh sáng tự do...Duy chỉ có Nguyễn Tất Thành khi đến xem thần Tư Do, nhưng lại nhìn dưới chân và ghi: 'Ánh sáng trên đầu thần Tư Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp: số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Bao giờ phụ nữ được bình đẳng với nam giới?"
    Nguyễn Tất Thành nhìn số phận con người không chiêm ngưỡng hào quang tỏa sáng từ bức tượng thần Tư Do. Chính vì thế mà hôm nay tôi đến đây để tìm đến con người này - Hồ Chí Minh - để xem giữa lời nói và việc làm của ông có tương phản không?
    Hồ Chí Minh quả thật là người nói và làm đi đôi. Hồ Chí Minh là một người công sản vĩ đại. Càng vĩ đại hơn ở chỗ ông là một conn người bình thường sống hòa lẫn vào trong cuộc sống của xã hội chứ không phải siêu phàm.
    Tôi đọc nhiều tư liệu về ông và biết được ông được nhiều phụ nữ yêu thương. Bà Lared theo đưởi Nguyễn Ái Quốc nhiều năm. Trong những đêm đi họp chi bộ về hai người đi bên nhau bên bờ sông Seine, bà tỏ tình mà Nguyễn Ái Quốc không mèm lòng. Khi bà qua đời, để lại cuốn nhật ký, tôi được đọc quyển nhật ký đó và hiện giờ con gái bà đang giữ. Con bà cũng nói với tôi: "Mẹ tôi yêu Nguyễn Ái Quốc". Đấy, tôi phải đi tìm cho được những bằng chứng như vậy mới đủ cơ sở khẳng định nhân cách một con người của thời đại.
    Tôi cũng đến khách sạn Borton, ở Đông Bắc nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành ở đó làm thô nặn bánh mì gần một năm trời và sau này chính các nhà đại văn hào châu Âu qua Mỹ đều ở khách sạn này. Nguyễn Tất Thành đã ghi lại tất cả những chính khách đến ở trong khách sạn Borton.

    Trả lờiXóa
  6. Tại đây có một cô gái quốc tịch Mỹ gốc Pháp tên Colét đã yêu say đắm Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành rất thích nghe hát và xem kịch, nhất là kịch cổ điển. Được biết Nguyễn Tất Thành rất yêu nghệ thuật và tâm hồ nghệ thuật rất phong phú, nhưng Hồ Chí Minh rời nước ra đi không phải để hoạt động chính khách mà ông đi tìm đường cứu dân tộc. Colét khuyên dụ ông đi với bà và tỏ ý muốn kết hôn với Nguyễn Tất Thành, nhưng ông đã tìm cách an ủi Côlét để từ chối. Sau đó một thời gian, Colét trở thành một nhà văn lớn có tên tuổi. Nguyễn Tất Thành tâm sự và bà Colét kể lại: "Nếu tôi muốn có một văn bằng thì tôi đã thi năm 1904 ở trong nước, vì lúc đó tôi có yêu một người con gái quê nhà mà đành bỏ lại trên bến cảng để ra đi"....
    Dân tộc Việt Nam mãi mãi nên tự hào về Hồ Chí Minh, nền văn minh nhân loại của tế kỷ XX này luôn tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới, đại diện bởi UNESCO phong tặng Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương về nhân cách một con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp theo.

    Josephine Stenson
    Hà Nội, tháng 5 năm 1990.

    Phần 2 của bài này là Với bà Lady Borton đến 4,5 trang, dịp khác sẽ gửi sau.

    Trả lờiXóa
  7. Có thiếu sót một đoạn từ dòng 13 comment thứ hai, 17:09 ngày 3 tháng 12, xin bổ túc:
    ...Hồ Chí Minh quả thật con người nói và làm đi đôi. Tôi đã vào nhà của ông. Lục tìm của riêng của ông. Ông không có của riêng. Thật rất lạ và hiếm thấy, chính khách nào khi cầm quyền đều ban hành sắc lệnh tôn trọng và bình đẳng cho phụ nữ nhưng khi sắc lệnh ký xong thì bản thân họ vào nhà thổ, cho phép phát triển kỹ nghệ "đàn bà", thậm chí có một vị Tổng thống có đến 3,4 tình nhân. Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành đứng trước thần Tự Do ghi những điều trên khi mình còn lầm than, rồi khi mình làm Chủ tịch một nước và khi qua đời, trên giường ông vẫn vắng hơi ấm của đàn bà. Con người làm Chủ tịch nước 24 năm đến lúc qua đời trên giường không có hơi ấm đàn bà.

    Trả lờiXóa
  8. Với bà Lady Borton:
    Mấy chục năm nay, Lady Borton đã trở thành quen thuộc trong giới nghiên cứu quốc tế về Việt Nam và cũng khá thân quen với nhiều người Việt Nam. Đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1969, bà dành nhiều năm tháng sống cùng bà con nông dân ở các làng quê Việt Nam, đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam không biết bao nhiêu lần với tư cách là một nhà báo, nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu và hoạt động từ thiện.
    Nhiều người đọc tác phẩm "Tiếp sau nỗi buồn", viết về cuộc sống nông thôn Việt Nam thời hậu chiến của Lady Borton, nghe kể về bà làm độc gỉa quý mến người phụ nữ Mỹ này vô cùng.
    Bà trở lại Việt Nam trong vai đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo "Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay" với tư cách của một nhà khoa học nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà đã từng viết sách "Hồ Chí Minh - Một hành trình", đã từng dịch tác phẩm "Vừa đi đường vừa kể chuyện" sang tiếng Anh và nhiều tác phẩm khác về Việt Nam, về Bác Hồ, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
    Bà Lady Borton kể: Lần đầu tiên tôi nghe nói đến tên Hồ Chí Minh là vào năm 1954, khi đang học lớp 6 tại một ngôi trường ở ngoại ô thủ đo Washington D.C. Bấy giờ người ta bàn tán xôn xao về thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Thầy giáo chỉ định nhóm của tôi viết một bài để đăng trên một tờ báo dành cho học sinh khắp nước Mỹ.
    "Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1969, hoạt động thiện nguyện tại Quảng Ngãi. Tại vùng chiến sự ác liệt miền Trung đó tôi đã giúp đỡ nạn nhân chiến tranh ở hai phía. Và vào tháng 9 năm đó, tôi ngạc nhiên khi thấy người Việt tuy ở hai chiến tuyến nhưng đều tỏ lòng thương tiếc khi được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thú thật bản thân tôi lúc ấy không biết nhiều về Hồ Chí Minh và cũng không hiểu nổi hiện tượng lạ lùng này.
    Năm 1975, lần đầu tiên tôi đến Hà Nội và từ đó, tôi có rất nhiều người bạn Việt Nam; trở thành một người bạn của Việt Nam từ khi hai nước Việt Nam và Mỹ còn chưa bình thường hóa quan hệ. Vây nên khi mà hai nước đã bình thường hóa thì tôi càng là bạn bè thân thiết của những người bạn Việt Nam của tôi. Tôi đến Việt Nam như trở lại nhà của mình".
    Nói về tác phẩm "Hồ Chí Minh - Một hành trình", bà cho biết: Khi cuốn sách này được xuất bản (bằng tiếng Anh), tôi đã viết trong lời tựa của cuốn sách là: "Một cuốn sách mà đáng ra bản thân tôi đã phải được đọc vào thời còn rất trẻ, nhiều năm về trước". Tôi có những người bạn thân thiết ở Việt Nam và họ kể cho tôi nghe nhiều chuyện về Bác Hồ. Nhưng khi tôi đọc những cuốn sách xuất bản ở Mỹ thì tôi ngạc nhiên vì có nhiều chi tiết sai quá. Ở đây không bàn đến quan điểm mà chỉ riêng số liệu, thời điểm, tính xác thực của thông tin đã sai rồi. Vì thế, tôi bỏ rất nhiều công đi khắp thế giới, thu thập các tư liệu về Hồ Chí Minh. Nhất là gần đây hồ sơ lưu trữ quốc tế về Việt Nam được công bố tại nhiều nước thì tôi được tiếp cận với những tư liệu mới. Tôi cũng đến tận những nơi Hồ Chí Minh đã đặt chân đến, đã sống và hoạt động...để tìm hiểu. Đó là lý do tôi viết "Hồ Chí Minh - Một hành trình", tác phẩm giản dị nhưng chính xác. Tôi muốn giải mã và trình bày thật đơn giản hiện tượng Hồ Chí Minh cho người đọc phương Tây.

    Trả lờiXóa
  9. Cuốn sách không dừng lại ở thời điểm Hồ Chí Minh mất năm 1969 mà kết thúc với ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975. Cuộc hành trình của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong suốt thế kỷ XX.
    Được hỏi là người nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có trong tay những tư liệu quý, tình cảm của cá nhân bà với Hồ Chí Minh, bà trả lời:
    "Tôi cho rằng nếu không có Hồ Chí Minh thì Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam chắc không thành công. Tôi vô cùng khâm phục Hồ Chí Minh. Đó là một lãnh tụ tài giỏi. Trên thế giới có nhiều người giỏi, nhưng thường mỗi người chỉ giỏi một lĩnh vực còn Hồ Chí Minh giỏi cả về thơ ca, ngoại giao, quân sự...Lãnh tụ giỏi thì có nhiều trên thế giới, nhưng Hồ Chí Minh khác người khác ở chỗ biết tập hợp những người giỏi quanh mình. Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam lúc ấy gồm toàn những người giỏi được mời tham gia không phân biệt thành phần, giai cấp...Hơn nữa, ảnh hưởng Hồ Chí Minh không chỉ ở Việt Nam mà còn phải xét trên bình diện đóng góp với phong trào cộng sản thế giới".
    Về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đối với mỗi cán bộ đảng viên hiện nay, đứng ở góc độ một nhà nghiên cứu, bà Lady Borton cởi mở:
    Tư tưởng Vì dân là tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Không chỉ ở Việt Nam mà ở cả một số nước khác trên thế giới, tôi thấy nghiêm trọng nhất bây giờ là nạn tham nhũng. Đúng là nạn tham nhũng thì ở xã hội nào cũng có, ở quốc gia nào cũng tồn tại nhưng nó ở mức độ thôi. Phải hạn chế ở mức thấp thôi. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì phải chú trọng nhất vào vấn đề tham nhũng. Hồ Chí Minh đã phấn đấu suốt đời vì dân tộc, vì nhân dân, các thế hệ người Việt Nam phải học tập và làm theo tấm gương đó.
    Bà Lady Borton không chỉ viết nhiều tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà như bà nói đã đi nhiều nơi sưu tầm tư liệu về Hồ Chí Minh. Lần bà đến Anh quốc rồi Hồng Kông năm 2000 nhằm tìm tài liệu vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (1931 - 1933), vụ án nổi tiếng trong lịch sử tòa án Hồng Kông. Qua nhiều ngày tìm tòi tra cứu, bà đã phát hiện ra những tư liệu quan trọng về vụ án này được lưu trữ. Bà đã sao chụp 250 trang tài liệu quý này mang về Hà Nội tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tới lúc đó Việt Nam chưa có tư liệu gốc về vụ án Nguyễn Ái Quốc ổ Hồng Kông, ngoài những điều do chính Bác Hồ kể trong tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện. So sánh hai nội dung rất khớp nhau. Qua đọc tư liệu do bà Borton tặng, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã nhận thấy rất sâu sắc lúc đó Bác Hồ phải đối mặt với đầy nguy hiểm và Người đã khôn khéo, tài tình, bản lĩnh vượt qua những âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp muốn Anh giao Nguyễn Ái Quốc cho họ đưa đi một nơi nào đó thủ tiêu.

    Câu chuyện của bà J. Stenson và Lady Borton làm cho chúng ta hiểu đầy đủ hơn về nhân cách của Bác Hồ, tỏa rộng đến mọi người, dù họ chưa từng vinh dự gặp Bác lần nào. Điều này cũng cho mọi người thấy rõ, bất cứ ai, khi có cái nhìn trung thực về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh thì họ cũng sẽ tìm thấy những điều rất cao cả và sẽ quý trọng nhân cách con người Bác như hai bà J. Stenson và Lady Borton.
    Rất cảm ơn hai bà đã dành tình cảm cao quý kính trọng lãnh tụ Hồ Chí Minh của nhân dân Việt Nam, người bạn tốt của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó hai bà có một vị trí đặc biệt.

    Từ sách "Nguyện làm người học trò nhỏ của Bác Hồ" của NĐT nxb Văn hóa Văn nghệ TP HCM.

    Trả lờiXóa
  10. Trần Thị Thuậnlúc 21:45 4 tháng 12, 2019

    Hình như chính bạn Lê Hương Lan - chủ trang Google.tienlang từng nói, rằng VIẾT VỀ BÁC HỒ KHÔNG BAO GIỜ LÀ ĐỦ và VIẾT VỀ BÁC HỒ KHÔNG CẦN CHỈ VÀO DỊP 19/5.
    Tôi đồng tình với nhận định này, đặc biệt là hiện nay, bọn phản động đua nhau xuyên tạc về Bác.

    Hôm nay, tôi cảm ơn bác Thép và đề nghị các bạn chủ trang chép các comments trên đây của bác Thép thành một bài độc lập.

    Trả lờiXóa
  11. Theo lời Huy Đức nhắc của người Hàn Quốc thì dân Việt ngày xưa không nên đánh đuổi quân Minh vì thời đó (1407-1427) Trung Quốc là đỉnh văn minh và kỹ nghệ của thế giới. Hạm đội của Minh đi đến tận châu Phi trong khi châu Âu vẫn còn chưa ra khỏi được thời kỳ tối tăm của họ.

    Trả lờiXóa
  12. Cháu Hương Lan và bạn đọc thân mến,
    Hiện nay mắt tôi giảm thị lực khá nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh máy vi tính.
    Các comment ở trên, phần đầu do đánh vào chiều tối thiếu ánh sáng nên không phát hiện được nhiều chỗ đánh sai. Nhờ cô Hương Lan kiểm tra sửa giúp những chỗ đó. Rất cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bác Thép!
      Dứt khoát bọn cháu sẽ sớm thực hiện như đề nghị của cô Trần Thị Thuận!
      Vâng, cháu đã nói,
      VIẾT VỀ BÁC HỒ KHÔNG BAO GIỜ LÀ ĐỦ và VIẾT VỀ BÁC HỒ KHÔNG CẦN CHỈ VÀO DỊP 19/5.

      Xóa
  13. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Tất cả những gì Bác Hồ làm đều vì dân, vì nước cả; Bác không lo cho riêng mình

    Trả lờiXóa