Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

HÉ LỘ NHỮNG KẺ ĐỨNG SAU LÊ HIẾU ĐẰNG



Lời dẫn: Như Google.tienlang vừa đưa tin, ông Lê Hiếu Đằng, sinh năm 1944 ở Quảng Nam và vừa qua đời vào khoảng 22 giờ tối ngày 22/01/2014 tại Bệnh viện viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
Nhóm Biên tập Google.tienlang xin chân thành gửi lời chia buồn tới gia đình ông Lê Hiếu Đằng. Để tưởng nhớ người quá cố, chúng tôi sẽ cố gắng sớm khôi phục lại kho tư liệu về ông Lê Hiếu Đằng từng có ở Google.tienlang. Kính mong các tác giả, đặc biệt là bác Người Đất Thép hỗ trợ chúng tôi trong quá trình khôi phục này.
Dưới đây là bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Hải gửi cho Google.tienlang và chúng tôi đã đăng tại blog cũ vào ngày 5/10/13 tại blog cũ! Blog cũ bị mất, may có bạn Võ Khánh Linh giữ lại. Nay chúng tôi xin chép bài này về blog mới:
 
 *******


Thời gian qua, khá nhiều dư luận trên các trang mạng về việc ông Lê Hiếu Đằng đề xuất thành lập một đảng chính trị, chẳng hạn như “Đảng dân chủ xã hội” trong bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” và được ông Hồ Ngọc Nhuận là bạn bè cùng làm việc, cùng hệ tư tưởng viết bài tán thưởng, ủng hộ. Ông Đằng đã nêu lên trăn trở của mình, nỗi buồn vui của quá trình tham gia hoạt động cách mạng, quá trình làm việc trong Mặt trận Tổ quốc TpHCM, và những bất mãn với đảng cộng sản để rồi quyết định nêu những ý kiến của mình trước lúc lâm chung.

Ông Lê Hiếu Đằng, sinh vào ngày 06 tháng 01 năm 1944 (giáp thân), từng tham gia trong phong trào Học sinh sinh viên Sài gòn- Gia Định xuống đường chống chính quyền Mỹ và Chính quyền VNCH, giữ chức phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Nguyên Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn - Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở TPHCM. Đảng viên Đảng CSVN.

Thực tế, mọi người nghĩ đây là “nhận thức lại” của cá nhân ông Đằng trong những ngày điều trị căn bệnh ung thư tưởng rằng không qua khỏi. Do đó, ông đưa ra những điều “Tham vọng chính trị” của ông và "nhóm người cùng ý đồ" âp ủ bấy lâu nay. Những suy nghĩ, nhận thức này, không thể đem áp dụng cho tất cả những người bất mãn, chán đảng, bỏ đang, thờ ơ với đảng cộng sản. …không phải tất cả những người trong diện nêu trên đều muốn tham gia đảng ông Đằng lập ra hay muốn vào một đảng bất kỳ nào đó.

Bài viết của ông Đằng bề ngoài là nêu lên một “giả định” lập một đảng mới nhằm giúp đỡ đảng cộng sản, giúp chính quyền điều chỉnh chính sách để đưa Việt Nam phát triển. Nhưng thực tế là ý đồ thành lập một đảng đối lập, đối đầu với đảng cộng sản. Ông Đằng là được nhóm người có "tham vọng chính trị" chỉ định “tung còn đo gió”. Vì ông Đằng đã vào thời kỳ gần đất xa trời, nên không sợ chính quyền đàn áp và chính quyền cũng không ngây thơ đụng vào ông Đằng lúc này. Đối với ông Đằng thì lấy đâu trí lực mà làm những việc lớn lao như vậy, chính quyền chỉ theo dõi là đủ. Hiện nay, chính quyền chỉ quan tâm điều tra cái “nhóm người có tham vọng chính trị” phía sau. Nhóm người đó theo thông tin rò rỉ thì gồm những nhân vật “Việt Tân” ở Pháp, nhóm blogger bất mãn quê Quảng Nam- Đà Nẵng, những người trong nhóm của nguyên Trung tá QLVNCH Lê Viên Côn (anh trai của ông Lê Hiếu Đằng ở Mỹ)…. và một số blogger trong nhóm No- U.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi thì những người trên không thể lập nên một đảng chính trị đối lập thực thụ. Dù nhóm người trên có có ý đồ thì cũng chưa có đủ lực lượng để hình thành một đảng, chưa nói tới việc ra một đường hướng hoạt động, cương lĩnh, chính sách. Có chăng chỉ là cái đảng với danh xưng ở trên mạng. Thiết nghĩ, những con người “tham vọng chính trị” trên thực tế chưa làm gì có lợi cho đất nước thì cũng đừng làm gì gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân. Phải chăng những người này đang mong muốn Việt Nam có nội chiến, xã hội bất ổn, khủng bố, thảm sát như Ai Cập, Iraq, Syria, Liban.…. Và xin đừng vì cái danh ảo với cái não trạng công thần, thích nổi tiếng, thậm chí làm tay sai cho một mưu đồ chính trị của thế lực bên ngoài gây bất ổn cho xã hội.

Qua đánh giá và theo dõi thông tin, phát ngôn của các vị trên mạng ta có thể kết luận rằng, việc làm của các vị thực tế không phải với cái tâm trong sáng vì nhân dân, vì sự phát triển của xã hội mà chỉ là “cái tôi tưng tửng” của các vị . Xin gửi tới các vị lời khuyên: Các vị không làm nên trò trống gì đâu, hãy dừng lại trước khi quá muộn, trước khi gia đình bị xáo trộn và chính các vị phá không khí ấm cũng, hạnh phúc gia đình của các vị.


Nguyễn Thanh Hải


 -------------  

23 nhận xét:

  1. Sự nghiệp của Đảng dài hơn đời người

    TT - Mở đầu cho bài này, tôi xin khẳng định điều đầu tiên: tôi đã từng công tác chung với anh Lê Hiếu Đằng từ những ngày ở trong rừng, sau này lại tiếp tục gắn bó với nhau trong những vị trí công tác ở TP.HCM.
    Tôi với anh, cũng như với các anh khác đã, đang và vẫn luôn luôn là những người bạn thân thiết, đã từng có những bữa uống rượu, bàn chuyện đời quên trời quên đất.
    Nay, đọc bài anh viết trên giường bệnh, cả các bài anh trả lời phỏng vấn báo nước ngoài, tôi cảm thấy Lê Hiếu Đằng hôm nay khác xa với Lê Hiếu Đằng hôm qua, khi chúng ta cùng nhau xuống đường, trải qua những trận đàn áp khốc liệt, cùng vác balô vào rừng chịu đựng bao gian khổ, bao trận càn dữ dội, kể cả khi hòa bình anh đứng trên bục giảng cho học viên bao điều khoa học, tâm huyết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam...
    Tôi rất chia sẻ với anh những tâm sự của một người rất tâm huyết với đất nước, đã dấn thân vì nước từ những ngày còn rất trẻ.
    Chúng ta đều là trí thức, từ ngày cùng nhau bước vào con đường cách mạng, ai cũng đã thấu hiểu mình đấu tranh, hi sinh cho một lý tưởng: lý tưởng cộng sản, không có mục đích nào khác là xả thân cho Tổ quốc, nhân dân.
    Con đường ấy chúng ta đi, có thăng có trầm. Cách mạng không phải một đường thẳng. Những sai lầm trong quản lý kinh tế, trong chính sách, chủ trương sau năm 1975 là có thật, rất nghiêm trọng, đã được nhìn nhận đầy đủ.
    Sai lầm ấy đã được sửa chữa và chúng ta đã đi đến đường lối đổi mới. Không nên nhìn quá cực đoan mà cần nhìn trong tinh thần xây dựng.
    Chúng ta phải cùng nhau sát cánh đấu tranh để mạnh hơn, cùng nhau vượt qua những sai lầm, những khó khăn, phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo để có thái độ ứng xử đúng đắn thì mới có thể tiếp tục cùng nhau đi tới.
    Tôi thật buồn khi đọc những dòng anh viết: "Tôi xin "tính sổ" với Đảng Cộng sản Việt Nam và với bản thân cuộc đời của tôi". Anh Đằng ơi, ừ thì khi về già, ta có thể nhìn lại cuộc đời mình, có thể tính sổ cuộc đời mình, chứ sao lại tính sổ với Đảng.
    Đảng của chúng ta từ ngày ra đời đến nay đã 83 năm, so với tuổi thọ của một người vẫn còn chưa được coi là dài, nhưng Đảng đã cùng nhân dân kiên cường vượt qua biết bao phong ba, bão táp, đương đầu với mọi kẻ thù, chịu đựng bao gian khổ, hi sinh.
    Đã có hàng triệu đảng viên ngã xuống trên khắp các chiến trường và trong lao tù thì mới có nước Việt Nam hòa bình - độc lập - thống nhất cùng 27 năm đổi mới đất nước như hôm nay. Những thành tựu ấy đều mang ý nghĩa lịch sử đáng tự hào. Lịch sử của Đảng, sự nghiệp của Đảng là do, và phải do nhiều người, nhiều thế hệ vun bồi chứ đâu thể đòi hỏi phải tính những thành bại gọn trong một đời người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta không thể đánh mất những điều tốt đẹp mà chúng ta đã đạt được bằng xương máu của chính mình, của đồng đội mình và của cả dân tộc.
      Anh hãy nhớ lại lịch sử: 68 năm trước, khi thành lập Chính phủ độc lập, Bác Hồ đã mời nhiều đảng, nhiều nhân sĩ trí thức với những xu hướng chính trị khác nhau cùng tham gia chính quyền, cùng chống Pháp xâm lược, xây dựng hòa bình độc lập, thống nhất đất nước.
      Ngày càng về sau, đối mặt với chiến tranh khốc liệt, với sống chết, nhiều đảng đã rời bỏ cuộc kháng chiến, thậm chí có đảng còn quay lưng lại, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân.
      Không ai phủ nhận sự đóng góp của những người ngoài Đảng, của các phái khác như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh... nhưng Đảng Cộng sản vẫn là nổi bật nhất, một mực trung thành với nhân dân, với lý tưởng, xả thân hi sinh vì nước vì dân, xứng đáng làm ngọn cờ hiệu triệu hàng triệu người để bảo vệ đất nước.
      Tôi và nhiều đảng viên khác cũng nhìn thấy rõ những sai lầm, những tiêu cực trong Đảng như anh, kể cả cấp cao nhất là Tổng bí thư cũng đã thừa nhận, nhưng chúng tôi vẫn đứng trong Đảng để đấu tranh, sửa chữa chứ không quay lưng chống lại Đảng. Ví von một cách hình ảnh: khi trong nhà có rác, hay tường, cột kèo có hư hỏng, chúng ta nên chọn giải pháp quét rác đi, sửa chữa chỗ dột, chỗ mục nát hay là đập bỏ, đốt nhà xây mới?
      Tôi có gặp một số trí thức Việt kiều và bàn về vấn đề này. Không phải ai cũng tán thành chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản nhưng họ đều nói: "Anh em không ở ngoài nên không thấy sự ổn định chính trị của Việt Nam là vô cùng quý giá. Chúng tôi chỉ mong ổn định chính trị để về nước đầu tư, có thời gian xây dựng sự nghiệp và đất nước".
      Tôi là người trong cuộc, anh em mình đã từng kề vai sát cánh bên nhau nên tôi rất hiểu. Chúng ta lớn tuổi rồi, nhìn lại thấy mơ ước của mình chưa thành hiện thực, sốt ruột lắm.
      Nhưng chúng ta đã được nhìn thấy ngày nay: vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế đã lớn mạnh hơn xưa nhiều lắm, xưa thế giới biết Việt Nam vì chiến tranh, nay biết Việt Nam vì có thành tích xóa đói giảm nghèo rất ấn tượng, trình độ học vấn ngày một cao, mức sống cũng tăng lên nhiều lần.
      Ta đã có hòa bình, độc lập, tự do và đang từng bước thực hiện quá trình dân chủ. Những thành quả ấy là vinh quang chứ, trong đó có cả phần của anh Đằng. Đã sốt ruột vì đất nước trì trệ, nếu không chung tay gánh vác sẽ còn trì trệ hơn.
      Tôi cũng có một bài thơ viết cho cuộc đời sóng gió của mình, xin chép ra đây tặng anh:
      Đời
      Đời với ta tuy hai mà một
      Ta với Đời tuy một mà hai
      Đường đời còn lắm chông gai
      Sao ta cứ mãi mê say với Đời
      Ta nhờ người nên đời nên vóc
      Đời cho ta trí óc thông minh
      Cho ta chân cứng đá mềm
      Cho lòng ta vững như kiềng ba chân
      Ta với Đời mười phần trọn vẹn
      Đời với ta như kiếm như gươm
      Ta đưa Đời đến vinh quang
      Đời làm ta quá phũ phàng vậy sao
      Đời làm ta lao đao lận đận
      Không bao giờ ta hận với Đời
      Đời gieo trăm đắng ngàn cay
      Lòng ta vẫn mãi yêu Đời, Đời ơi.
      Tôi rất xúc động khi đến thăm anh trên giường bệnh, nhìn gương mặt anh, thấy rõ tâm anh bất tịnh. Đức Phật đã nói: "Tâm bất tịnh thì thân thọ khổ". Với tình đồng đội sống chết với nhau năm xưa, tôi nghĩ anh phải cố gắng giữ cho tâm được tịnh, để tâm hồn thanh thản hơn, sức khỏe tốt hơn và sẽ có cơ hội làm điều gì đó tốt đẹp hơn cho đất nước ở tuổi "cổ lai hi" của chúng mình.
      Cuối cùng, chắc anh Đằng vẫn nhớ lời hẹn cùng nhau uống rượu ngâm bao tử nhím với tôi sau khi trị bệnh chứ?
      NGUYỄN CHƠN TRUNG (Sáu Quang)

      Xóa
    2. Cũng là tuổi sắp chết nhưng hãy chết như những con người - cho sự tươi đẹp của đất nước chứ đừng để làm đống thịt thối ...rình ! Đừng để Diêm Vương ném vô vạc dầu !

      Xóa
    3. Vạc dầu của Diêm Vương đang chờ để ném xac con chó mang nick Xich lô đấy

      Xóa
  2. Thư gửi anh Lê Hiếu Đằng - “Đằng ấy… đằng mình”!!! Thứ hai, 26/08/2013, 07:20 (GMT+7)

    L.T.S: Những ngày qua, bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của ông Lê Hiếu Đằng (Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ - Pháp luật Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM) trên các diễn đàn, báo mạng được dư luận quan tâm. Nội dung bài viết không mới, với quan điểm cho rằng, Việt Nam cần phải “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản”. Những quan điểm trên vốn đã xuất hiện đầy rẫy trên các diễn đàn, được một số cá nhân và tổ chức khoác lên chiêu bài “dân chủ”. Điều đáng nói ở đây, ông Lê Hiếu Đằng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; đã từng tham gia phong trào học sinh - sinh viên chống chiến tranh tại Sài Gòn từ trước năm 1975; đã từng tham gia xây dựng TPHCM, xây dựng đất nước một cách tự nguyện, lại có thể phủ nhận mọi thành quả của cách mạng Việt Nam, nhìn nhận qua lăng kính cá nhân một cách phiến diện, ấu trĩ và lệch lạc. Đáng lẽ ra, nếu thật sự tâm huyết với đất nước, ông Lê Hiếu Đằng phải cùng chung tay với Đảng để xây dựng đất nước ổn định, hòa bình, phát triển…

    Dịp này, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến từ những nhân sĩ, trí thức… xung quanh bài viết của ông Lê Hiếu Đằng. Bắt đầu từ số báo hôm nay 26-8, Báo SGGP xin trân trọng giới thiệu những ý kiến tâm huyết trên.

    Kính thưa anh Lê Hiếu Đằng,

    Ở Sài Gòn, anh hướng về cách mạng (đằng mình) góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Quá khứ dấn thân đó của anh, chúng tôi rất trân trọng nhưng tiếc thay, khi ở độ tuổi “xưa nay hiếm” anh lại không tiếp tục theo con đường đã chọn, đi đến cùng mà “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả sự nghiệp gắn bó với nhân dân của đời mình.

    Anh - như tôi được biết qua nghiên cứu và những lần hợp tác trong biên soạn Lịch sử Mặt trận (UBMTTQ TPHCM), nơi anh gắn bó công tác từ chiến khu đến ngày hưu trí - luôn là người nhiều lý lẽ có tính phản biện, song vẫn thể hiện sự mực thước trong tổ chức với nhiệm vụ được phân công.

    Ấy thế mà, anh bị lung lay, dao động đi đến phản bội mục tiêu, lý tưởng, con đường cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh Lê Hiếu Đằng (Đằng ấy), đảng viên 45 năm tuổi Đảng trở thành “nhà bất đồng chính kiến”, bắt đầu hoạt động chống Đảng với cái anh cho là suy nghĩ để xã hội “tốt hơn, dân chủ hơn”?! Anh học lý luận và từng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ. Thời anh giảng dạy ấy, nếu nghiên cứu tới nơi, có thể anh đã không chuyển hướng thế này. Gần đây, trên giường bệnh anh kêu gọi lập đảng mới gọi là Đảng Dân chủ xã hội đối lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh bệnh mà không thể an dưỡng, “bận” lo “việc nước”, nhưng rõ ràng là đang tự huyền hoặc mình với những nhận định hàm hồ, phiến diện… Bây giờ “Đằng ấy” nói năng rất liều mạng, tư duy có sâu sắc chi đâu?

    Bài viết của “Đằng ấy” phủ định Chủ nghĩa Mác, và nặng lời với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội hiện nay ở nước ta, đòi thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam thành lập một đảng phái khác - Đảng Dân chủ xã hội. Kịch bản mà “Đằng ấy” đưa ra là cái trò bóp méo sự thật về tình hình ở Việt Nam, tự biến mình thành con rối chính trị cho bọn phản động giật dây trong vở kịch đó.

    “Đằng ấy” trả lời phỏng vấn của Đài BBC: “Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế...) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó”. Làm căn cứ cho luận điểm sau khi cải cách cho phép nhiều thành phần kinh tế, anh cho rằng: “Một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau, thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ” và “đó là quy luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được…”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chắc “Đằng ấy” biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp - xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ. Ở nước Nga thời hậu Xô-viết, người ta cũng thành lập chế độ cộng hòa tổng thống theo cách thức của người Nga chứ không theo cách thức của người Anh để tái thiết lập chế độ Sa hoàng…

      Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1946, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận sự tồn tại hợp pháp của 2 đảng đối lập (Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng đảng) và trao cho 2 đảng này 72 ghế trong Quốc hội, anh phải hiểu thực chất là sách lược. Khi tương quan lực lượng cho phép nhất nguyên về chính trị mà lại chủ động tạo ra thể chế chính trị đa nguyên là sai lầm, góp phần làm suy yếu và tan rã đảng cầm quyền, có thể dẫn tới rối loạn xã hội, hạn chế phát triển toàn diện.

      Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị toàn cõi Việt Nam là tất yếu lịch sử vì ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác. Thế nhưng muốn giữ vững được vai trò của đảng cầm quyền, Đảng phải là đảng trí tuệ đề ra đường lối chủ trương đúng; tổ chức ra bộ máy khả dĩ thực hiện các chính sách thể chế hóa chủ trương với đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, tiên phong… Một Đảng như vậy sẽ thực sự là một đảng lãnh đạo một nhà nước dân chủ mới: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân!

      Tóm lại, những điều căn bản như vậy lẽ ra “Đằng ấy” nghiên cứu sâu sắc thì sẽ không tự huyễn hoặc mình và không mắc mưu những kẻ thọc gậy bánh xe đầy ác ý. Giờ đây “Đằng ấy” không còn là người của “đằng mình”, song chúng ta mong rằng qua cơn mê, “Đằng ấy” sẽ suy nghĩ nghiêm chuẩn hơn. Cánh cửa của Đảng không phải dễ vào, nhưng với những người như “Đằng ấy”, có lẽ sự tiếp nhận không khó lắm.

      Mong anh khỏe và mong “Đằng ấy” sẽ vẫn là “đằng mình” mãi vững bước trên con đường Đảng và dân tộc ta đã chọn!

      TPHCM ngày 23-8-2013.

      TS HOÀNG VĂN LỄ/SGGP

      Xóa
  3. Phường Điện Biênlúc 11:05 23 tháng 1, 2014

    Người và người sống để yêu nhau.
    Không yêu nhau nữa, chớ thêm đau.
    Đúng sai, đúng sai trời phân định.
    Chớ cười! Thiên hạ lúc đang đau

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không hiểu sao cmt trước của tôi chủ trang xóa mất. Vậy tôi cmt lại vậy, hy vọng lần này chủ trang thể hiện là người đàng hoàng:
      "Ông P.Đ Biên làm bài thơ này được quá, lại đúng lúc. Vậy mà trước đây có lúc hiểu khác về ông. Thiết nghĩ chủ trang hồn nhiên và vô tâm quá. Cứ nhai đi nhai lại phát sốt ruột. Đây có thể là thời điểm để đọc hết được 1 con người"

      Xóa
  4. Gửi cô chủ và các bạn đọc blog này,

    Ông Lê Hiếu Đằng vừa mất, dù là cùng chính kiến hay không cùng chính kiến, dù là thấy ông đúng hay sai, tôi đề nghị mọi người không nên bình luận tiêu cực về Ông Lê Hiếu Đằng. Đây là việc nên làm thể hiện phép lịch sự với người đã khuất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi đi Ông thuong dan11:38 Ngày 23 tháng 01 năm 2014!
      Thế nào là "bình luận tiêu cực"?
      Những lời bình luận củ ông Sáu trên kia có gọi là bình luận tiêu cực?

      Tôi thấy ngược lại!
      Cảm ơn những tâm sự chân thành của bác Sáu!

      Xóa
    2. Ông Nặc 11:54,

      Ông xem tôi nói 1 câu, 1 chữ nào là ông Sáu bình luận tiêu cực không?

      Ông không hiểu cái lễ tối thiểu của người Việt trong đám tang à?

      Nên đọc kỹ và hiểu đúng ý kiến của người khác trước khi phản ứng ông nặc 11:54 à.

      Xóa
  5. Chủ nhà giật tít :" HÉ LỘ NHỮNG KẺ ĐỨNG SAU LÊ HIẾU ĐẰNG "
    Nay đã lộ rõ ( chả phải úp mở chi nữa ) kẻ đứng sau Lê Hiếu Đằng - đó là nhân dân Việt Nam !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có tay Xích này vào đây bài xích thì lại cãi nhau to.
      Tôi đề nghị xóa ý kiến tay chuyên kích động bài xích này đi!

      Xóa
    2. Xích lô chỉ có tống cứt đầy mồm, đập bẹp mõm thì nó hết sủa bậy. ĐCM mày

      Xóa
    3. Hết sức bình tĩnh chứ ! Nói bằng cái đầu chứ không nói bằng miệng cùn thế chứ !
      Càng lồng lộn càng dễ bộc lộ điểm yếu !

      Xóa
    4. Bình tĩnh cái mả bố mày thằng súc sinh Xích lô a.. Việc j tao phải lồng lộn, Đất nước này nhân dân đang làm chủ. chính chúng mày đang lồng lộn giẫy chết con chó ạ. Im con mẹ cái mồm đi cho đỡ thối. ĐCM mả tổ sư mày.

      Xóa
  6. Trong thời gian nằm dưỡng bệnh tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) Lê Hiếu Đằng bộc lộ tư tưởng cấp tiến đòi “tính sổ Đảng Cộng sản Việt Nam” trong bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”; rồi tiếp theo đến “Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng”, ông lại mạnh dạn: “..trong hai bài viết nói trên, tôi chưa bao giờ nói là chống Đảng Cộng sản hoặc xoá bỏ Đảng Cộng sản. Tôi chỉ đề nghị Đảng Cộng sản nên chấp nhận đối lập chính trị, để phát triển một nền chính trị lành mạnh, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Không nên duy trì chế độ độc tài toàn trị, bóp nghẹt các quyền tự do, dân chủ của người dân mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng cam kết trước nhân dân trong Tuyên ngôn độc lập và trong Hiến pháp năm 1946…”. Như vậy, từ việc dùng từ mang tính chất đe dọa đến sự tồn tại của Đảng Cộng sản, sang bài viết thứ hai Lê Hiếu Đằng lại đề xuất đa nguyên, đa đảng, không đồng nhất ý kiến chỉ duy nhất có một Đảng lãnh đạo như hiện nay. Đứng trên lý tưởng của một đảng viên có thâm niên như ông Lê Hiếu Đằng thì quả thực đây là những ý tưởng quá táo bạo!!!

    Và đến ngày 04/12/2013, để hiện thực hóa ý tưởng đó Lê Hiếu Đằng đã viết đơn chính thức quyết định xin ra khỏi Đảng. Đến đây, không còn nghi ngờ gì nữa, đảng viên kỳ cựu Lê Hiếu Đằng đã thực sự mất hết tính chiến đấu, không còn lý tưởng tốt đẹp với Đảng Cộng sản Việt Nam. Thật xấu hổ thay cho cái tuổi Đảng của ông, ông không “ưa” Đảng nhưng ông vẫn đủ kiên trì để hơn 40 năm nay vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn đứng trong đội ngũ của Đảng. Cũng không hiểu là ông đang nghĩ gì, định lại làm gì nữa. Ông nói có nhiều người muốn ra khỏi Đảng trong khi thực tế lại hoàn toàn ngược lại, hiện nay rất nhiều người đang phấn đấu vào Đảng, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên. Thực tế trong các trường học hiện nay, các em học sinh, sinh viên đều phấn đấu học tập, rèn luyện để được kết nạp vào Đảng; Mục tiêu phấn đấu trên hết của một sinh viên đại học đó là có kết quả học tốt để được xét kết nạp đảng.

    Cùng bàn luận với những gì mà ông Lê Hiếu Đằng đã và đang làm và cùng nhìn lại những nỗ lực cố gằng của ông từ trước đến nay chúng ta không khỏi buồn lòng với một cán bộ đảng viên kỳ cựu đang dần phai nhạt lý tưởng đến mức độ không thể cứu vãn được.

    Được biết Lễ nhập quan được tiến hành vào lúc 9 giờ sáng 23.1 tại Trung tâm Pháp y TP.HCM.

    Sau đó, linh cữu của ông được quàn tại chùa Xá Lợi (đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3). Lễ di quan bắt đầu lúc 6 giờ sáng 25.1.

    Hoàng Trường

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HT ơi, ông viết cái này để làm gì vậy???

      Xóa
    2. ÔNG CHỈ..." Được biết Lễ nhập quan được tiến hành...". Tức là ông chỉ là thằng nghe hơi nồi chõ, biết đ. gì mà chõ mồm thối của ông vào sự vụ này. Ồng tát băng đi cho sớm chợ.

      Xóa
  7. Lê hiếu Đằng , là người cộng sản chân chính , ông sống chiến đấu cho đất nước, dân tộc, nhân dân việt nam. Kính phục ông

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Ông Đằng khá phong độ và lịch lãm. Ông hãy yên nghỉ nơi chín suối...Chúng nó lảm nhảm chi mô mặc mẹ nó.

    Trả lờiXóa
  10. HÉ LỘ NHỮNG KẺ ĐỨNG SAU LÊ HIẾU ĐẰNG : NHÂN DÂN !

    Trả lờiXóa