Lời dẫn: Như Google.tienlang đã đưa tin, chiều qua, ngày 7/5, tại Nhà khách Chính phủ, số 12 Ngô Quyền, Hà Nội, Bộ Ngoại đã tổ chức Họp báo Quốc tế về việc Trung Quốc hạ đặt
giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam.Dưới đây là Thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao đăng trên trang web của Bộ:
*********
(MOFA - 7/5) - Ngày 7/5/2014,
Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc Họp báo Quốc tế về việc Trung Quốc hạ đặt
giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Tại buổi họp báo, ông ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia đã thông báo một số nội dung sau:
1. Lúc 5h22’ ngày 01/5/2014, Cơ quan chức năng Việt
Nam phát hiện giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 (mà Việt Nam vẫn
thường gọi là HD 981) và 03 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di
chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)
xuống phía Nam. Đến 16 giờ ngày 02/5/2014, giàn khoan HD981 được thả
trôi tại tọa độ 15029’58’’ vĩ Bắc - 111012’06’’ kinh Đông, phía Nam đảo
Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý
Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Trung Quốc hạ đặt giàn
khoan này để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam và huy
động nhiều tàu bảo vệ đi cùng. Hiện nay, số lượng tàu của Trung Quốc bảo
vệ giàn khoan đã tăng lên hơn 60 chiếc, trong đó cả tàu quân sự; các
tàu này đã cố tình đâm va vào các tàu thực thi pháp luật – tàu cảnh sát
biển và tàu kiểm ngư – của Việt Namđang hoạt động chấp pháp tại vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây thiệt hại về người và
tài sản. Đại diện của các cơ quan thực thi pháp luật trên biển Việt Nam
sẽ trình bày cụ thể về diễn biến trên thực địa sau.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại buổi họp báo quốc tế
-----------
Các cơ quan chức năng chính thức công bố những tấm hình về sự ngang ngược của Trung Quốc:
1- Trung Quốc dùng vòi rồng đuổi tàu Việt Nam:
2- Dùng tàu chủ động húc vào tàu ta:
Mạn tàu của ta bị vỡ
Một kiểm ngư viên của ta bị thương do bị mảnh kính vỡ khi tàu Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước vào
Mũi tàu của Trung Quốc cũng bị hỏng sau khi đâm vào tàu Việt Nam
Vị trí tọa độ tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam
2. Trong những ngày qua, phía Việt Nam đã nhiều lần
lên tiếng, trao trao đổivới phía Trung Quốc về vụ việc trên (trong đó có
tiếp xúc giữa đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam và tùy viên quân sự Đại
sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam
đã gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn
dầu khí hải dương Trung Quốc – CNOOC). Riêng phía Bộ Ngoại giao Việt Nam
đã có 08 cuộc giao thiệp nghiêm túc với phía Trung Quốc tại Hà Nội và
Bắc Kinh.Đáng chú ý, chiều ngày 06/5/2014, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc
Dương Khiết Trì và trước đó ngày 04/5/2014, Thứ trưởng Ngoại giao,
Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam,
Hồ Xuân Sơn cũng đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm
phán Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Trung Quốc, Lưu Chấn Dân để
phản đối hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa
của Việt Nam. Cũng trong ngày 04/5/2014, đại diện Bộ Ngoại giao đã triệu
Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
3. Trong các cuộc giao thiệp nói trên, phía Việt Nam đã khẳng định và nhấn mạnh
“Khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của
Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam; hoạt động của giàn khoan và các tàu bảo vệ của
Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của
Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC)
và các thỏa thuận có liên quan khác giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng
như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển Việt Nam – Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn
khoan nói trên và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp
lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa, cũng như được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối
với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình phù hợp với Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn
trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa,
tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.”
4. Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh
chấp liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phántại Biển
Đông thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp
quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982.
5. Trong khi đó, phía Trung Quốc cho rằng “hoạt động
của giàn khoan HD-981 là hoạt động dầu khí bình thường của Trung Quốc ở
khu vực phía Nam đảo “Trung Kiến” (tức đảo Tri Tôn) thuộc quần đảo “Tây
Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), không liên quan gì đến thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc cũng cho rằng
đây là “khu vực thuộc vùng biển của quần đảo “Tây Sa” (tức quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam) và hoạt động lần này là hoạt động thăm dò dầu khí
bình thường trong vùng biển do Trung Quốc quản lý, không có tranh
chấp”. Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và kiên quyết không chấp nhận
quan điểm sai trái này của phía Trung Quốc.
6. Việc phía Trung Quốc bất chấp giao thiệp của phía
Việt Nam vẫn không rút giàn khoan nói trên cùng các tàu dịch vụ dầu khí
và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam rõ ràng là hành động cố
tình và có chủ ý xâm phạm nghiêm trọngquyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam; cũng như đã vi phạm các quy định có liên quan của luật pháp quốc
tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, và trái
với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Hành vi và thái độ của Trung Quốc cũng đi ngược lại các thỏa thuận và
nhận thức chung giữa Lãnh đạo hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc
cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Các
văn kiện này đều nhấn mạnh việc các bên cần kiềm chế, không làm phức tạp
thêm tranh chấp và tiến hành đàm phán, thương lượng để giải quyết bất
đồng.
7. Việc làm của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến
sự tin cậy chính trị giữa hai nước, ảnh hưởng tiêu cực đến các diễn đàn
đàm phán về các vấn đề trên biển giữa hai nước, trong đó có diễn đàn của
Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tác động xấu đến tâm
tư, tình cảm của nhân dân hai nước. Việt Nam một lần nữa nghiêm túc yêu
cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị,
nhân sự có liên quan ra khỏi thềm lục địa của Việt Nam, bồi thường cho
những thiệt hại gây ra cho người và phương tiện của Việt Nam và không để
tái diễn các hành động tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ các quyền
lợi chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế./.
Nguồn: Bộ Ngoại giao
Nhân dân bây giờ rất phẫn nộ vì sự ngang ngược của TQ, nhưng cũng rất mong chờ tuyên bố của lãnh đạo cấp cao ( Tứ trụ triều đình ) VN để dân ta còn biểu lộ thái độ ...
Trả lờiXóaCó nhiều ý kiến trong dân phân vân :
- Nếu thẳng tay đánh sập dàn khoan này ( Cho CCB Quang lùn lái tàu không số chất đầy thuốc nổ C4 áp sát rồi... Bùm ) thì xác dàn khoan để đấy sử lý thế nào ?
- Nếu đống đổ nát ấy để không ai nhận thì cho K/Cắt B/Tông ra chỉ mấy bữa là dọn sạch .
- Nếu TQ cứ cho người ngồi giữ đống dàn khoan ấy , cắm cờ của nó (thì lại giống Đảo nổi DK của ta ) quả là phiền phức, vậy hãy cho ụ nổi của vụ Vi na lai ra húc đẩy nó ra hải phận quốc tế : Dàn khoan nước lạ lù lù to - Ụ nổi mua rồi lại chất kho - Cho ra áp sát LAO, Húc đổ - Làm cho chúng ngã phải lê , bò ( về nước ) ...Đồng thời chứng minh Ụ nổi có phải là tàu hay không phải tàu , các anh Hải quan sẽ phấn khởi vì được minh oan !
Tiếng nói của Bộ Ngoại giao là tiếng nói chính thức của Nhà nước rồi.
Trả lờiXóaCó gì mà đòi hỏi vớ vỉn?
Tình hình là chứng khoán đỏ sàn, còn lưới đánh cá cỡ lớn đang khan hiếm do có thể sử dung làm công cụ hỗ trợ trong nhiệm vụ cản phá các tàu hộ tống dàn HD 981 của TQ tại vùng biển VN. Việc này đã được phía TQ tố cáo lên cộng đồng thế giới.
Trả lờiXóaDịch Tiên Lương còn nói rằng, khi ở cự ly cách nhau khoảng 5m giữa tàu hai bên, Trung Quốc "phát hiện Việt Nam đưa nhiều người nhái xuống nước".
"Việt Nam thả lượng lớn lưới đánh cá, chướng ngại vật cỡ lớn khiến tàu thuyền Trung Quốc di chuyển khó khăn", Tân Hoa Xã, hãng tin nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Dịch.