Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH- Phần Giới thiệu

Lời dẫn: Ngay từ khi giới "zân chủ" ca tụng Đèn Cù của Trần Đĩnh, chúng tôi đã biết rằng đó đại khái là những câu chuyện chen lẫn những sự kiện có thật còn có những chi tiết bịa đặt, xuyên tạc nhằm hạ bệ lãnh tụ. Đèn Cù chẳng qua chỉ là lời lẽ của một kẻ thất bại, cay cú của một nhà báo bị tước thẻ hành nghề; một Đảng viên bị tước Thẻ Đảng, đuổi khỏi hàng ngũ. Trần Đĩnh trở nên cay cú với đời khi đã bị dân tộc đào thải. Để tránh việc mọi người phải tò mò, nghe những lời tuyên truyền quảng cáo thậm thụt của giới "zân chủ" về cuốn sách này, Google.tienlang quyết định đăng công khai ở đây. Ai thích thì đọc, để thấy rõ hơn cái trò bỉ ổi của Trần Đĩnh cũng như của những kẻ đã và đang đi ngược lại lợi ích nhân dân, mong muốn bất ổn, rối loạn đất nước.
Trong phần mở đầu, chúng tôi xin phép đăng bài Giới thiệu về Đèn Cù của bác Mõ Làng.
===============

BÓC MẼ "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH 

Trần Đĩnh là ai?



Sinh năm 1930, Trần Đĩnh tham gia Việt Minh vào năm 1946 lúc mới 16 tuổi, gia nhập Đảng công sản VN năm 1948. Tháng 12 năm 1945 do hoàn cảnh lịch sử, cơ quan ngôn luận của nó rút vào hoạt động bí mật và cho ra đời và xuất bản tờ báo Sự Thật. Trong thời gian này Trần Đĩnh được điều về viết cho báo. Sau đó, ông được đưa qua học 5 năm tại đại học Bắc Kinh, từ 1955 cho tới 1959. Về nước ông làm ở báo Nhân Dân, tham gia nhóm “xét lại chống Đảng” nên bị xử lý vào năm 1967. Không bị bắt như anh ruột ông là Trần Châu cùng nhiều người khác, nhưng ông bị kiểm thảo và buộc phải đi làm công nhân đúc chữ một thời gian, sau đó được quay lại làm báo. Bước ngoặt đó đã làm ông thay đổi hẳn tư tưởng rồi tuyên bố tham gia tranh đấu cho dân chủ cùng một số nhân vật bị xử lý trong vụ “chống Đảng”. Năm 1976, Trần Đĩnh bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản, ông tuyên bố mình là một người yêu chuộng tự do dân chủ, ủng hộ những người đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Hà Sỹ Phu, Dương Thu Hương…
Trần Đĩnh, như trong tự truyện đã tự nhận mình là người chấp bút tiểu sử của Hồ Chí Minh, viết hồi ký cho nhiều cán bộ cấp cao như Trường Chinh, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh…mặc dù không có tài liệu kiểm chứng, hình như là tự đánh bóng. 

Mới đây, bắt chước Huy Đức (chắc thấy Huy Đức kiếm bộn) ông cho xuất bản ở Mỹ cuốn tự truyện Đèn cù” với nhiều thông tin, tư liệu được giới dân chủ cuội tung hô. Tuy nhiên, hậu sinh khả úy, Huy Đức có cái chất lưu manh hơn qua thủ đoạn "mượn lốt hổ" việc viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt để đi khắp nơi, kể cả chốn thâm cung để lấy tư liệu, phỏng vấn những nhân vật tai to mặt lớn. Đến khi ông Võ Văn Kiệt chết, Huy Đức trở mặt bán lòng tự trọng của một "ngự sử" lấy đô la.



Đèn Cù viết gì vậy?



Ngót 600 trang “Đèn Cù” là một dạng hồi ký lịch sử kể về đời hoạt động và những sóng gió của đời ông, kể từ khi tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1946 đến nay. Nội dung cuốn sách tập trung vào 5 vấn đề, gắn liền với những thăng trầm của đời Trần Đĩnh. Đó là, thời mở đầu tham gia Việt Minh ở chiến khu; Cải cách ruộng đất; Đi học đại học báo chí ở Trung Quốc; Tham gia trong nhóm “xét lại chống Đảng” và những tháng năm sau khi bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 1976.

Từ đầu cuốn sách cho đến kết thúc là chuyện kể về quan hệ, ảnh hưởng, tương tác của nhiều nhân vật chủ chốt của Đảng, Nhà nước, trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng đối với Trần Đĩnh qua hàng chục năm cùng sống, cùng làm việc, cùng hoạt động, cọ xát.



Đèn Cù được viết như thế nào?



Như cách tự giới thiệu, Trần Đỉnh cho rằng đấy là một “tự truyện”, một thể loại nửa nạc, nửa mỡ mà nếu người đọc không có hiểu biết về phương pháp sáng tác thì rất khó nhận biết đâu là thật, đâu là hư cấu, đâu là tư liệu lịch sử, đâu là sáng tạo văn học. Bằng chứng là suốt cả quyển sách ngot 600 trang tuyệt nhiên không có một dẫn chiếu tài liệu kiểm chứng nào (như cách viết của Huy Đức trong “Bên Thắng cuộc”). Hoặc, chi tiết có tính "văn học" ở chiến khu Việt Bắc, cụ Hồ đi đái, Trần Đĩnh đi theo bị cụ mắng, khi đứng đái Trần Đĩnh cố liếc nhìn cái ấy của cụ thì chỉ thấy một đám đen đen, hồng hồng. Những người đọc nhầm tưởng với loại hồi ký lịch sử, tin vào tư liệu trong sách là thật thì rất dễ bị nhầm lẫn, đánh lừa. Thủ pháp này được vận dụng với hầu hết nhân vật trong sách của Trần Đĩnh.

Với số lượng đồ sộ về nhân vật, những cái tên xuất hiện trong “Đèn Cù” hầu như đầy đủ các gương mặt chóp bu của chính thể Việt Nam. Từ những bậc tiền bối nh cụ Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, Trường Chinh, Nguyễn Lược Bằng, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ… cho đến các tầng lớp kế tiếp đều được Trần Đĩnh điểm tên, điểm mặt, phác họa tính cách. Với thủ pháp “đồng hiện” xen lẫn giữa cái hiện thực với cái quá khứ, xen lẫn chép sử với hư cấu, Trần Đĩnh đã đưa hết họ vào sách của mình, bắt chước “Chiến tranh và hòa bình” của Tônxtoi. Chỉ có điều, những nhân vật của Trần Đĩnh hiện ra chủ yếu là những mặt xấu, trừ người thân của Đĩnh như cô Hồng Linh.

Mỗi con người, mỗi số phận nhân vật xuất hiện trong “Đèn Cù”, nhất là những nhân vật phản diện theo dụng ý của Trần Đĩnh đều có những tính cách na ná nhau, thủ đoạn, nhẫn tâm, thực dụng, dục vọng… Trần Đĩnh không ngại ngần xếp cả những nhân cách đáng kính của dân tộc như cụ Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh… vào tuyến đó. Cách mô tả họ của Trần Đĩnh là nói ít về ưu điểm, nói nhiều về nhược điểm khiến họ méo mó. Chẳng hạn, Khi nói về ông Văn Tiến Dũng hay ông Đỗ Mười “Dũng thợ may gần công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa được học cao” (tr93) đoạn mô tả Tố Hữu và Xuân Diệu ở chiến khu thế này: “Tố Hữu một trưa dậy ra suối giặt quần đùi. Ca cẩm với Kim Lân: - Xuân Diệu nó mó máy mà tuột bu nó mất xích, mệt quá! Mà hai hôm nay lại cơm ăn toàn với măng.” (tr30). Nhiều chỗ lắm, đọc kỹ mới thấy cái nham hiểm của Trần Đĩnh.



Ý đồ của “Đèn Cù” là gì vậy?



Hạ bệ thần tượng, gây thù hận. có vậy thôi.

Ngón hạ bệ thần tượng thì xưa nay nhiều kẻ vẫn làm, phương pháp chủ yếu vẫn là moi móc những chuyện đời tư, hư cấu những chuyện không có thật mà không dễ kiểm chứng, tiếu lâm để vẽ chân dung nhân vật. Qua bàn tay nhào nặn của họ, những con người đáng kính bỗng chốc trở thành méo mó, tầm thường.

Khác với những cây bút chống cộng cực đoan, cơ hội chính trị hiện tại, Trần Đĩnh có lối bôi nhọ bạo liệt hơn. Trần Đĩnh không ngại ngần khi động chạm đến những nhân vật ở tầng nguyên thủ quốc gia mà lâu nay vẫn được dân chúng mến mộ, tôn thờ. Trong Đèn Cù, nếu dẫn ra đây thì nhiều lắm, sợ làm mất thời gian của bạn đọc, tôi chỉ nói đến một trường hợp mà cả dân tộc Việt Nam, thậm chí là thế giới tôn vinh, đấy là cụ Hồ Chí Minh. Đến cả cụ Hồ mà Trần Đĩnh cũng bôi tro, trát trấu bằng những chi tiết “vô đạo” như cụ cùng ông Trường Chinh đi dự buổi xử tử bà Nguyễn Thị Năm - Cát Long Hanh “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”.(tr82) Còn đời tư thì vợ này vợ nọ, nhân tình, nhân ngãi như cô X, cô Y ở Cao Bằng, Móng Cái… Có đoạn, Trần Đĩnh viết thế này: “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M. (Phương Mai) đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”. (tr28)

“…Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ". (tr30)

Cứ thế, mọi nhân vật đều trở nên méo mó, bé mọn, bất chấp việc tối kị là vu cáo những con người được nhân dân “phong thánh” như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…

Để gây thù hận, Trần Đĩnh đã xát muối, đục khoét vào những vết thương vốn đã liền da như “Cải cách ruộng đất”, “Xét lại chống Đảng”… Cái thâm hiểm của Trần Đĩnh là tung những vấn đề “có thật”, ngụy tạo thêm chi tiết để “đánh bã” lớp trẻ, những người không có thông tin xác thực đối chứng. Điều này được phơi bày qua cách viết ngụy tạo bằng chứng lịch sử, bóp méo sự thật, thổi phồng hậu quả.

Chỉ dẫn ra một chi tiết, khi viết về cải cách ruộng đất, Trần Đĩnh đã dùng cách hư cấu văn học để mô tả cho bằng được cái ác. Trần Đĩnh kể là đã viết một bài báo về vụ tử hình bà Cát Long Hanh (nhưng không nhớ nó là bài gì), trong đó có chi tiết “Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất… Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?” Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy...” (tr8). Cái chi tiết mua áo quan và dẫm cho xương gẫy răng rắc thật hữu dụng.

Còn tệ hơn, ở chi tiết đấu tố cụ thân sinh ông Phan Đăng Lưu. Trần Đĩnh viết “Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác. Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ... cụ chết trong tù” Sự thật, Trần Đĩnh đã phịa ở chi tiết "bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài". Cụ Phan Đăng Tài mãi sau này, những năm 1980, vẫn còn biên soạn sách. Trong đó, có thể kể đến những bộ về ca dao tục ngữ. Cụ Phan Đăng Tài là cha ruột của nhạc sĩ Hồng Đăng. Và đồng thời, cũng là cha ruột của một phóng viên ở báo Nhân Dân (cơ quan cũ của Trần Đĩnh và Bùi Tín). Cụ Phan Đăng Tài chỉ là ngang hàng với cụ Phan Đăng Lưu. Là anh em, không phải cha/chú/bác của Phan Đăng Lưu. 

Còn cái câu cụ chửi khi bị lùa vào đòn ống, khiêng đi: “chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à?”. Sự thật, cải cách ruộng đất diễn ra những năm 50, còn ông Phan Đăng Lưu đã hi sinh năm 1941.

Còn quá nhiều những chi tiết trong Đèn Cù kiểu như vậy, Trần Đĩnh cứ say sưa với mục đích kích động thù hận đến bất chấp sự thật lịch sử mà ai cũng biết. Đấy là cái sự ngu.

Còn nhiều lắm những thứ rác rưởi trong Đèn Cù, nhưng thôi, chỉ làm mất thì giờ của bạn đọc. Tôi chỉ có một lời khuyên thế này: Đừng mất thời gian với những rác rưởi ấy.

10 nhận xét:

  1. Thằng điếm văn học.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi thật cũng lấy làm lạ khi báo chí hoàn toàn im re ko đề cập về "Đèn cù", và bây giờ phát pháo hiệu đầu tiên đã nổ. Có điều nó lại nổ trên 1 trang mạng ko chính thống về báo chí.

    Tại sao khi 1 số đảng viên kỳ cựu, khi về già lại cứ thích viết hồi ký, mà những hồi ký đó xét ra chẳng có lợi cho họ tí nào, trái lại còn có thể mang họa đến cho họ. Phải chăng khi gần đất xa trời họ trở nên ko biết sợ.

    Có thể kể ra "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên; "Hồi ký của một thằng hèn" của Tô Hải; và bây giờ là "Đèn cù" của Trần Đĩnh. Ngoài ra còn có "Bên thắng cuộc" của Huy Đức cũng thuộc dạng hồi ký nhưng có điều là ko phải hồi ký của Huy Đức.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TIỀN cả đấy cu ạ.

      Xóa
    2. Phổ biến rộng rãi ntn thì thằng Trần Đĩnh cũng thất thu đấy.

      Xóa
    3. Rận trủ anh nào cũng ngu. Có ngu mới mần được rận trủlúc 11:12 27 tháng 9, 2014

      "Tiền cả đấy cu ạ."
      Đề nghị các đồng chấy chủ nhà công khai tài chính đê, nhể?
      Đây là trang web lề phải đầu tiên đăng toàn văn Đèn Cù.
      Chắc được mấy ông zận trủ thuê bộn xiền đơi....

      Xóa
    4. Còn 1 tác phẩm cũng mang tính hồi ký nữa là "Những lời trăn trối" của GS triết học Trần Đức Thảo. Chính xác là của 1 trí thức Việt kiều về tham gia cách mạng từ những năm 50.

      Thật tình thì tôi cũng hơi thất vọng về khả năng phản biện của các bạn. Các bạn cũng chỉ nói vu vơ nào là vì tiền, bất mãn, bịa đặt, vu khống , phản động vân vân và vân vân mà chẳng có nổi 1 bài viết cho ra hồn để cho ng đọc có thể cảm nhận được những hồi ký kia là nói láo, xuyên tạc sự thật.

      Xóa
    5. Lời 1 người mà bằng ngàn vạn trái tim à? Thời chiến tranh mà làm như thánh thần đang lãnh đạo ấy, ngon thì nói ra 1 giải pháp giúp VN có thể giành độc lập mà không cần chiến tranh coi, làm con mẫu quốc Pháp hả?

      Xóa
    6. "ngon thì nói ra 1 giải pháp giúp VN có thể giành độc lập mà không cần chiến tranh coi".

      Thật ra thì tinh thần dân tộc thì bất cứ dân tộc nào cũng có. Chẳng dân tộc nào muốn sống dưới ách cai trị của ngoại bang. Đặc biệt là dân tộc ta trải qua ngàn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây thì cái ước nuốn độc lập lại càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Do đó, chỉ cần có người gương cao ngọn cờ độc lập là dân ta sẽ đi theo ngay. Còn cách thực hiện như thế nào thì lịch sử đã thể hiện rồi.

      Tất nhiên có nhiều cách để độc lập mà ko cần chiến tranh. Ví dụ như Ấn Độ chẳng hạn.

      Xóa
  3. Thé mà thằng Hà Văn Thịnh, giáo viên Sử Đại học khoa học Huế viết trên Quechoa của thằng Lập què rằng: nhờ đọc Đèn Cù hắn sáng mắt ra!
    Hoan nghênh phản biện của Mỏ làng.

    Trả lờiXóa
  4. Ông Trần Đĩnh hiện đang sống tại Việt Nam ! Tuyên huấn hay 4T sao không tổ chức tọa đàm trực tiếp trên sóng VTV1 : đối chất " những bịa đặt " bôi nhọ đảng ?
    Hình như đây là tội làm ra, tàng trữ, tuyên truyền tài liệu bôi nhọ đảng cs VN , theo điều 258, 88 ...thì có thể khởi tố vụ án, bị can được rồi ! ngoài ra sao không thấy văn bản thu hồi cuốn "đèn cù " nhẩy ?

    Trả lờiXóa