Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự
xuyên tạc lịch sử
Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch:
Phạm Thị Huyền Trang
Gần đây, các báo đài bắt đầu đưa
tin về khái niệm đầy lãng mạn “Con đường Tơ lụa” lịch sử mà các đoàn lữ hành
trên lưng lạc đà đã đi qua giữa những ngọn núi và sa mạc Trung Á, cũng như tọa
đàm về việc tái lập các mạng lưới hàng hải trên Ấn Độ Dương mà Đô đốc hải quân
Trung Quốc Trịnh Hòa đã bảy lần dẫn hạm đội của mình băng qua. Nhằm nhấn mạnh
vai trò lịch sử của Trung Quốc như là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng,
các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy các tuyến đường thương mại cổ
xưa, gần đây nhất là trong các chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các
nước Trung và Nam Á.
Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ
trong chiến dịch dựa trên lịch sử này của Trung Quốc: lịch sử đang bị bóp méo.
Tháng Chín năm 2013, chưa đầy một
năm sau khi đảm nhận vị trí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là
“Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa.” Trong một bài diễn văn tại Đại học
Nazarbayev ở Kazakhstan, nhằm kêu gọi hợp tác và phát triển khu vực Á-Âu thông
qua sáng kiến Con đường Tơ lụa mới này, Tập Cận Bình đã nêu ra năm mục tiêu cụ
thể: tăng cường hợp tác kinh tế, cải thiện kết nối đường bộ, xúc tiến thương
mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ, và thúc đẩy sự giao lưu
giữa người dân với nhau.
Một tháng sau, tại Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16 được tổ chức ở Brunei, Thủ tướng Trung
Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất việc xây dựng một “Con đường Tơ lụa trên biển”
thế kỷ 21 để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học
và môi trường, và các hoạt động khai thác hải sản. Vài ngày sau đó, trong bài
phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng
này và tuyên bố Trung Quốc sẽ đóng góp kinh phí để “phát triển mạnh mẽ quan hệ
đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường Tơ lụa trên
biển của thế kỷ 21,” kéo dài từ bờ biển Trung Quốc đến Địa Trung Hải.
Trong cả hai bài phát biểu trên,
Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết hữu nghị trong lịch sử giữa Trung Quốc
với các nước trong khu vực và ám chỉ rằng những đề xuất của ông đều hướng đến
việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị cổ xưa trong một thế giới toàn cầu
hóa và hiện đại. Tại Kazakhstan, ông cho rằng sứ thần Tây Hán Trương Khiên đã
“gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị,” đồng thời mở ra cánh cửa liên lạc
Đông-Tây và thiết lập nên “Con đường Tơ lụa.” Tại Indonesia,
ông đã tán dương Đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì đã để lại “những câu chuyện đẹp
về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc Trung Quốc và Indonesia.”
Thế nhưng, Tập Cận Bình đã không
hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực nhằm truyền bá một trật tự thế
giới dĩ Hoa vi trung (lấy Trung Quốc làm trung tâm – NBT). Đồng thời, nhằm khắc
họa quá khứ như là một giai đoạn lịch sử không tưởng, mục đích chuyến
đi của sứ thần Trương Khiên tới các nước được gọi là Tây Vực cũng bị bóp
méo.
Nhà Hán đã phái Trương Khiên đi
tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, địch thủ hàng đầu của
Đế chế Tây Hán. Với các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những
người Hung Nô du mục thành một thực thể bán nhà nước[1] vốn đã luôn đối đầu với các lực lượng
người Hán. Năm 138 TCN, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á để tìm người Nguyệt
Chi[2] theo hành trình của người Hung Nô
trước đó. Tuy nhiên, sứ mệnh của ông đã thất bại, ông bị người Hung Nô cầm tù
và bị ép hôn với một nữ nhân trong tộc. Trốn thoát sau 10 năm bị giam cầm, ông
nhận ra rằng người Nguyệt Chi không hề quan tâm đến việc thành lập liên minh
quân sự (với nhà Hán để chống người Hung Nô). Đóng góp duy nhất của Trương
Khiên cho triều đình nhà Hán là biểu tấu về các thể chế và tộc người trong khu
vực Trung Á.
Tương tự, hình ảnh của Đô đốc Trịnh Hòa
như là một sứ thần của hòa bình và hữu nghị cũng có vấn đề. Trên thực tế, Đô
đốc Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 đến năm
1433 tại các vùng lãnh thổ mà nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, và Ấn Độ,
nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương.
Hoạn quan Trịnh Hòa
Trịnh Hòa đã can thiệp vào việc
triều chính của Sri Lanka và
Indonesia,
sau đó đưa tù nhân về Nam Kinh, kinh đô nhà Minh. Thực tế ban đầu Hoàng đế Vĩnh
Lạc phái Trịnh Hòa ra biển Tây là để nhằm truy lùng đứa cháu trai đã bị chính
Vĩnh Lạc soán ngôi, đồng thời truyền bá nền văn minh Trung Hoa. Trong quá trình
thám hiểm, Trịnh Hòa đã thu phục rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu dưới
trướng của Vĩnh Lạc cùng với các vật phẩm triều cống. Các chuyến đi này sau đó
đã bị dừng lại bởi chúng hóa ra là quá tốn kém và, dưới góc nhìn của các triều
thần, đã trao quyền quá mức cho một hoạn quan như Trịnh Hòa.
Hạm tàu của Trịnh Hòa
Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật
tương tự tại Trung Á, đặc biệt là tại các vị trí chiến lược trên những tuyến
đường thương mại. Do đó, chẳng có tuyến đường bộ hay hàng hải nào, gọi chung là
Tuyến đường Tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình hoặc thúc đẩy tình hữu nghị
thông qua sự hiện diện của Trung Quốc như các bài phát biểu đã nêu.
Cũng có một vấn đề với thuật ngữ
“Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa.” Nhà địa lý người Đức Ferdinand von
Richthofen đặt ra thuật ngữ này vào năm 1877 để chỉ các tuyến đường bộ thương
mại cổ xưa xuyên qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc
với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ
lụa,” cho dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, cũng không phải là sản
phẩm được giao dịch nhiều nhất trên bất kỳ tuyến đường nào. Ngoài ra, được các
học giả Trung Quốc ra sức sử dụng, thuật ngữ này đã đề cao vai trò của Trung Quốc
trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ. Điều này là kết
quả của việc phớt lờ các ảnh hưởng ngoại lai tới xã hội và kinh tế Trung Quốc
trong suốt 2000 năm qua.
Có lẽ, như nhiều người Trung Quốc
khác, quan điểm của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa được định hình bởi hệ
thống giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không chấp nhận việc phân tích
phê phán và diễn giải xác đáng các nguồn sử liệu. Có thể Tập Cận Bình chịu ảnh
hưởng bởi nguồn gốc gia đình xuất thân gần kinh đô Tây An của Trung Quốc cổ
đại, hay còn được biết đến trong lịch sử là Trường An, địa danh được sử sách
công nhận là điểm khởi đầu của con đường tơ lụa trên bộ. Hoặc Tập Cận Bình
không nhận thức được những phản ứng tiêu cực mà việc sử dụng chủ nghĩa tượng
trưng văn hóa Trung Quốc trong lĩnh vực chính sách đối ngoại đã gây ra ở ngoại
quốc. Hoặc cũng có thể ông kiên quyết tiến hành sáng kiến này đến cùng, với sức
mạnh kinh tế Trung Quốc đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua.
Thế nhưng, một số quốc gia vẫn
sẵn sàng chấp nhận những câu chuyện lịch sử bị bóp méo vì những lý do kinh tế.
Ví dụ, năm ngoái Chính phủ Sri
Lanka đã tiếp nhận một bức tượng Trịnh Hòa mạ vàng như một món quà từ Hiệp hội
Quản lý Du lịch Quốc tế của Trung Quốc. Hai bên tuyên bố rằng Trịnh Hòa và các
cuộc thám hiểm của ông đại diện cho những mối quan hệ thương mại và hòa bình cổ
xưa giữa Trung Quốc và Sri
Lanka. Các chi tiết lịch sử quan trọng đã bị
bỏ qua như việc Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ vốn có trong khu vực; bắt cóc quốc
vương Alaskawera; áp giải ông này về Nam Kinh như một tù nhân. Trịnh Hòa cũng
chiếm đoạt Xá lợi răng Phật nổi tiếng tại Kandy,
một biểu tượng xa xưa về chủ quyền của Sri Lanka.
Xung đột quân sự cũng đã xảy ra ở
Indonesia, nhưng một số tờ báo của quốc gia này lại hoan nghênh đề xuất của Tập
Cận Bình và ghi nhận rằng các đề xuất này có thể mang lại “những cơ hội to lớn
cho sự phát triển của khu vực.” Một thực tế đã không được nhắc tới là vào năm
1407, Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ trên đảo Sumatra bằng cách bắt cóc Trần Tổ
Nghĩa, thủ lĩnh địa phương người Trung Quốc bị triều đình nhà Minh coi là cướp
biển. Sau khi bị hành hình công khai ở Nam Kinh, Trần Tổ Nghĩa bị thay thế bởi
một người đại diện cho lợi ích của triều đình nhà Minh trong khu vực. Cũng năm
đó, Trịnh Hòa còn can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Majapahit trên
đảo Java, dường như để làm suy yếu cường quốc khu vực này của Đông Nam Á.
Cũng giống như những xung đột
diễn ra trong các khu vực khác với cùng một mục đích là mở ra một trật tự thế
giới hài hòa dưới trướng Trung Hoa Thiên tử, những can thiệp quân sự này mới là
mục tiêu của các cuộc thám hiểm do Trịnh Hòa dẫn đầu.
Với dòng
tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ Trung Quốc có
thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước
này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế Trung Quốc cổ đại. Còn đối
với Trung Quốc, sự thành công của sáng kiến này sẽ mở ra con đường mới cho việc
đầu tư nguồn dự trữ tiền tệ khổng lồ của mình, đánh dấu một bước tiến lớn trong
công cuộc tái lập trật tự thế giới Trung Quốc cổ đại được biết đến dưới tên gọi
thiên hạ, đó là, mọi nơi được biết đến trên thế giới này đều thuộc về một
thiên mệnh hoàng đế của Trung Hoa. Trật tự thế giới mới này sẽ không chỉ đơn
giản là luận điệu suông, mà còn mang những ý nghĩa quan trọng về địa chính trị.
Đôi dòng về tác giả:
Tansen Sen (Thẩm Đan Sâm) là phó giáo sư tại trường Đại học Baruch, Đại học Tổng
hợp Thành phố New York.
Chuyên ngành của ông là lịch sử và các tôn giáo châu Á, ông đặc biệt quan tâm
về lĩnh vực quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, thương mại Ấn Độ Dương, Phật giáo, và
khảo cổ học về Con đường Tơ lụa. Ông là tác giả cuốn “Buddhism, Diplomacy, and
Trade: The Realignment of Sino-Indian Relations, 600-1400” (University of Hawai’i Press, 2003) và
đồng tác giả (với Victor H. Mair) của cuốn “Traditional China in Asian and World History” (Association
for Asian Studies, 2012).
Bản gốc tiếng Anh: YaleGlobal
-------------
Chú thích:
Nguồn tham khảo:
Nicola Di Cosmo, Ancient China and Its Enemies: The Rise of
Nomadic Power in East Asian History. Cambridge:
Cambridge University Press, 2002.
Edward L. Dreyer, Zheng He: China and the Oceans in the Early
Ming, 1405–1433. New York:
Longman, 2007.
Étienne de la Vaissière, Sogdian Traders: A History. Leiden: Brill, 2005.
Louise Levathes, When China Ruled the Seas: The Treasure
Fleet of the Dragon Throne, 1405-1433. New York:
Oxford University Press, 1994.
Tansen Sen, “Changing Regimes: Two Episodes of Chinese
Military Interventions in Medieval South Asia.”
In Upinder Singh và Parul P. Dhar (Ed.), Asian Encounters: Exploring
Connected Histories. New Delhi: Oxford University Press,
sắp xuất bản.
Geoff Wade, “Ming China’s Violence against Neighbouring
Polities and Its Representations in Chinese Historiography.” In Upinder Singh
và Parul P. Dhar (Ed.), Asian Encounters: Exploring Connected Histories.
New Delhi: Oxford
University Press, sắp xuất bản.
- Link nguồn
Nguồn: Nghiên cứu Quốc tế
Cảm ơn các bạn chủ trang đã đưa về bài này. Chính sách bá quyền của Trung Hoa từ xưa đến nay đều thế.
Trả lờiXóaChúng ta cần cảnh giác để vừa không để mất chủ quyền quốc gia, vừa sử dụng nguồn đầu tư của TQ sao cho có lợi cho sự phát triển đất nước. Đây là bài toán khó. Nhưng khó cũng phải làm.
"Đôi dòng về tác giả: Tansen Sen (Thẩm Đan Sâm) là phó giáo sư tại trường Đại học Baruch, Đại học Tổng hợp Thành phố New York. Chuyên ngành của ông là lịch sử và các tôn giáo châu Á, ông đặc biệt quan tâm về lĩnh vực quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, thương mại Ấn Độ Dương, Phật giáo, và khảo cổ học về Con đường Tơ lụa. Ông là tác giả cuốn “Buddhism, Diplomacy, and Trade: The Realignment of Sino-Indian Relations, 600-1400” (University of Hawai’i Press, 2003) và đồng tác giả (với Victor H. Mair) của cuốn “Traditional China in Asian and World History” (Association for Asian Studies, 2012)."
Trả lờiXóaBài viết của một chuyên gia nước ngoài, một người chuyên về khảo cổ học con đường tơ lụa. Do vậy, tính chính xác cao.
Mong bài này được phổ biến rộng rãi.
Cần có nhiều bài như thế này, vừa mở mang và nâng thêm kiến thức cho mọi người, vừa nói thẳng vào mặt lũ khốn liên tiếp vu vạ cho CSVN đi đêm với Tàu, cắt nhượng đất đai tổ quốc biển đảo cho Tàu. Việt gian ở xa và Việt gian ở gần, họ chỉ giỏi cái tung tin đồn nhảm, thật sự, hiểu thằng Tàu, hiểu tận chân tơ kẽ tóc thằng Tàu, không ai sánh bằng CSVN. Cụ Hồ, người Việt Nam sống nhiều nhất, gần nhất, "thân" nhất với thằng Tàu, trong một đoạn phim tư liệu, khi trả lời câu hỏi một nhà báo Pháp về sự phụ thuộc tất nhiên của Việt Nam vào Trung Quốc do hoàn cảnh đặc thù, Cụ Hồ đanh gọn một phó từ:"JAMAIS !". Jamais nghĩa là không bao giờ, nhưng qua nhiều tài liệu tôi học được, jamais là "không, không bao giờ". Nói rộng và thực hơn, đã là người Việt Nam, ai có lòng yêu nước thương nòi thì luôn có sẵn hột máu căm Tàu trong huyết quản. Không có loại hột đặc biệt đó thì không phải con Lạc, cháu Hồng. Cái khác trong chúng ta là cách thể hiện và vận dụng cái căm đó để làm gì và trong lúc nào.
Trả lờiXóaCái chính sách "chết người" của lão Tập, thay vì phát huy nền văn hóa văn minh phong phú, đa dạng lâu đời vĩ đại của Trung Hoa xưa để nhân loại tiếp cận, ngắm nghía, học tập, thán phục lại đi làm cái chuyện bày mưu, sắp kế để xâm lăng cõi bờ của các nước khác bằng những cái chuyện ấc ơ của thằng Trương Khiên những năm 138 TCN, của thằng quan bị thiến hết hai hòn Trịnh Hòa vào những năm1405. Trong chiến tranh hiện đại, dân số nhiều, đất đai rộng không phải là yếu tố quyết định chiến thắng. Yéu tố quyết định chiến thắng chủ yếu ở cái vốc đậu hủ trong đầu mỗi người. Riêng về cái vốc này, tinh ý một chút, đầu lão Tập thuộc dạng đầu cá trê, dẹt, mỏng, lượng đậu hủ ít lắm. Và lịch sử chiến thắng luôn đứng về phía Việt Nam.
Cổ sử có vương triều Trần. CSVN xuất hiện trong giai đoạn này, về duy tâm lẫn duy vật, là quốc phúc. Không có một lực lượng chính trị nào trong nước, trong khu vực hiểu Tàu, chống Tàu, đánh Tàu bằng CSVN. Tin hay không thì tùy ở mỗi người.
"về duy tâm lẫn duy vật". Là CN nào vậy bác.
XóaTình Bay Xa có cái tính không nên giữ: chọc ngoáy. Tính này nó chứng tỏ mình ti tiện,
Xóakhông cầu thị. Bạn hỏi, lẽ ra tôi không buồn trả lời. Tôi nói" về duy tâm lẫn duy vật" không hề có nội hàm về chủ nghĩa. Bạn thích nghe"về duy vật" không? Này nhé: Pháp đến, CSVN nó đánh Pháp. Mỹ đến, CSVN nó đánh Mỹ. Tàu léng phéng đến sông núi bờ cõi nó dùng đến "máy xay thịt người". Chưa thấy ai trong hàng ngũ nó "lái...nước" cho ngoại bang như thằng VNCH. Duy vật là thế. Còn duy tâm? Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào khi tổ quốc gặp khó khăn tột cùng thì lạ lùng, xuất hiện ngay mộ lực lượng cứu nước đủ tài năng, đủ bản lĩnh, như Vương Triều Trần, như thời đại Hồ Chí Minh vinh quang này. Duy tâm là thế. Còn câu nào thật khó, để cầu thị, xin mời Bạn.
"Tôi nói" về duy tâm lẫn duy vật" không hề có nội hàm về chủ nghĩa." Xin bác hiểu cho, duy vật và duy tâm ko bao giờ tách rời Chủ Nghĩa bác ạ. Bác càng giải thích lại càng ko ổn. Lại càng ko ổn khi bác vừa nhập nhèm cả duy vật lẫn duy tâm.
XóaBài nài hay Lan ah! (y)
Trả lờiXóaThực ra thì quan hệ quốc tế là "cá lớn nuốt cá bé". Thằng nào có tý sức mạnh đều muốn lân bang phục tùng. Có sức mạnh hơn thì muốn tầm ảnh hưởng lớn hơn. Pháp, Anh, Đức, Mỹ cũng thế. Liên Xô hay Nga cũng vậy. Trung Quốc hay Việt Nam cũng thế thôi.
Trả lờiXóaTôi nhớ đã đọc ở đâu câu chuyện: Ngay từ thời kháng chiến chống Pháp, ngay trong điều kiện ở phía Nam khi đó, các cụ lão thành cách mạng nhà ta cũng vẫn làm khuynh đảo Đông Nam Á. Một cụ Đảng viên thuộc Chi bộ Sài Gòn- Chợ Lớn được biệt phái sang Indo, thay tên đổi họ Indo rồi lên được chức Tổng Bí thư Đảng CS Indo. Đảng CS Indo có thời kỳ nắm thực quyền ở Indo. Do vậy, Tổng Bí thư cũng có thực quyền như Tổng thống.
Chuyện này đã công khai trên báo chí chính thống.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nói vào sáng ngày 21/10, (sau chuyến thăm TQ của ĐT Phùng Quang Thanh)
Trả lờiXóa“Âm mưu thực hiện hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi. Chỉ có điều chuyển sang giai đoạn đấu tranh khác, thậm chí quyết liệt hơn, phức tạp hơn”,
VN hiểu TQ rõ như vậy đó!
(http://dantri.com.vn/chinh-tri/thuong-tuong-do-ba-ty-trung-quoc-khong-thay-doi-am-muu-doc-chiem-bien-dong-958102.htm)
Ông Trần Văn Thắng- Hà Nội nói rất đúng.
Trả lờiXóaNhưng quốc gia nào chăng nữa cũng không thích ở thế bị phục tùng- trừ bọn Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu do bàn tay ngoại bang dựng lên thì không nói.
Đối với Trung Quốc, đọc bài
Ai là tổ tiên của cư dân Lưỡng Quảng?
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/10/ai-la-to-tien-cua-cu-dan-luong-quang.html
mới thấy hết tham vọng bành trướng của tộc Hán mạnh mẽ thế nào.
Bách Việt bị Hán tộc thôn tính gần hết, may mà chỉ còn VN độc lập được.
Và dã tâm bành trướng của người Hán hiện nay là bá chủ trên biển.
Đường Lưỡi bò không phải của Đảng CS TQ mà là của người Hán, cụ thể là của Tưởng Giới Thạch. Ngày này, Tập Cận Bình đang muốn "hiện thực hóa" Đường Lưỡi bò. Đường Lưỡi bò cũng là một phần trong cái tham vọng Đường Tơ lụa trên biển trên cái bản đồ mà chủ nhà đã đăng trên cùng kia.
VN phải chống đõ cái tham vọng bá quyền trên biển qua việc chúng hiện thực hóa Đường Lưỡi bò thế nào đây?
Tôi tin tưởng vào ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông ấy không muốn VN trực tiếp đương đầu đối kháng với TQ. Mới đây trong chuyến thăm châu Âu, trả lời báo chí phương Tây, ông Dũng đã nói rõ: Đường Lưỡi bò xâm phạm đến quyền tự do hàng hải quốc tế. Do vậy, quốc tế cần phối hợp với Việt Nam và các nước trong khu vực đấu tranh bằng mọi cách chống lại tham vọng lưỡi bò của TQ.
Dẹp ngay cái Blog này cho đỡ Gánh nợ công
Trả lờiXóahttp://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141021/no-cong-dang-niu-ao-moi-nguoi-dan/660868.html
Và mời mấy anh zận xĩ chiếm lĩnh mặt trận thông tin
Xóahahahahahahahahahahahahaahhahahahahahahahahahhahaha hehehehehe, hờ hờ.
XóaTuyên truyền viên dân chủ sống bằng tiền trợ cấp thất nghiệp lấy từ tiền thuế của dân Mỹ mà cũng to mồm nói đến nợ công quốc gia cơ đấy.
XóaChính quyền sợ quá, buộc phải thả tự do cho Rân Trũ Điếu Cày rùi, cháu Hương Lan có ý kiến gì không? Mấy con Bò đỏ cùng Côn đồ đỏ có tru tréo gì không? Hí hí hị hị hì hì....!!!
Trả lờiXóaThích nhể, dân chủ "mọc tay" tiếp bước LS "triệu dân" Thành, LS "tuyệt thực béo ú" CHH Vũ, "nhà văng" TKT Thủy xuất ngoại rùi. Anh em dân chủ cố lên, hoạt động bán nước hăng hái sẽ được xuất ngoại, khỏi cần học tiếng Anh TOIEC, khỏi cần giỏi chuyên môn như dân thường.
Xóa
XóaCách đây khoảng 2 tiếng, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh. Nguồn tin cho hay, Điếu Cày đã mất nõ và theo gót Cù Huy Hà Vũ cuốn xéo khỏi mẫu quốc.
Năm 2008, trải qua hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, Điếu cày bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù về tội danh “Trốn thuế”. Đầu năm 2011, Điếu cày tiếp tục bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam” và phải chịu án phạt 12 năm tù giam.
Tay này cũng nổi tiếng với những chiêu trò trong tù như: Tuyệt thực đểu và Mất tay. Cả hai sự kiện này đều làm cho đám zân chủ cuội ở Việt Nam và hải ngoại mất mặt.
Nếu tin trên được xác thực, thì Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy và Cù Huy Hà Vũ có thêm bạn.
TS ALAN PHAN có bài rất hay đăng ở bên BÙI VĂN BỒNG, mời bà con xem qua.
Trả lờiXóaÔng Bòi Bòng này nhiệt thành quảng cáo cái blog thúi của mềnh nhể.
XóaMà lại quảng cáo cả cái ông Ala đanh đờ lông phan- tây ko ra tây- ta ko ra ta- một cái anh bị cảnh sát Mẽo cho cái án treo vì gian lận trong làm ăn.
Vì Cty phá sản ko có xèng trả phạt nên án còn treo đó.
Thế mà về VN tinh tướng nổ tanh bành.
"...Việc phải lén lút đẩy Điếu Cày đi Mỹ mà không dám tuyên bố, không dám cho gặp mặt vợ con dù chỉ một phút... tất cả hành động đó là minh chứng hùng hồn cho sự phá sản toàn tập của truyền thông cộng sản..."
XóaTé ra các rận chủ thải cục shjt ra ngoài cũng báo cáo cho nhau hử?
XóaLịch sử luôn là lịch sử. Hiện thực khách quan không cần phải theo lịch sử. Chiêm Thành, Chăm Pa trong lịch sử là của ai? bây giờ là của ai? Crimea năm trước thuộc về ai, bây giờ trong tay ai? Trung Quốc có ơn rất lớn với Đảng và nhân dân ta, không có sự hy sinh và cưu mang của bạn thì liệu chúng ta có thống nhất đất nước, giành được độc lập, thắng Pháp, thắng Mỹ vẻ vang không? Hồ chủ tịch cũng từng được nước bạn cưu mang bảo vệ trong kháng chiến đấy. Chúng ta nên ghi nhớ công ơn to lớn ấy của nước bạn mà tìm cách giúp bạn đạt được tâm nguyện như bạn từng giúp ta. Nước bạn hy sinh cho ta không toan tính, sao nay ta lại quá toan tính chi li với bạn như thế? Đừng để Đảng và nhân dân ta phải mang tiếng ăn cháo đá bát.
Trả lờiXóa