Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Hà Nội: Cụ ông đi xe máy ngất xỉu giữa trời nắng nóng

 Chiến sỹ CSGT kịp thời phát hiện một cụ ông bị ngất giữa trời nắng nóng
Một cụ ông đang đi xe máy bỗng nhiên ngã gục xuống đường, rất may các chiến sỹ CSGT đã kịp thời cứu giúp.


Thượng úy Nguyễn Tuấn Cường - Phó Đội trưởng Đội CSGT số 2 (Công an TP Hà Nội), cho hay;
Vào khoảng 14h20, ngày 26/6, tổ công tác của Đội CSGT số 2, gồm Trung uý Nguyễn Đức Linh, Thiếu uý Đặng Tuấn Anh, làm nhiệm vụ bảo vệ bế mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá 13 tại nút giao thông Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu.

Tại đây, các chiến sỹ CSGT phát hiện một cụ ông điều khiển xe mô tô (loại Honda Cup) ngã xuống đường, gần chốt làm việc. Ngay lập tức 2 chiến sỹ CSGT đã đỡ cụ dậy, đưa người và phương tiện lên vỉa hè để sơ cứu.
Quan sát thấy cụ ông có biểu hiện say nắng và tinh thần hoảng loạn, tổ công tác cùng người dân xung quanh đã sơ cứu giúp cụ hồi tỉnh.
Sau khi được thăm hỏi và ân cần săn sóc, cụ ông cho biết địa chỉ nhà, các chiến sỹ CSGT đã trực tiếp đưa cụ về tận nhà an toàn.
Nói về tình huống trên, Thượng úy Cường cũng cảnh báo, vào những ngày nắng nóng, người dân không nên để các cụ cao tuổi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia trên đường.
"Thực tế đã có rất nhiều trường hợp các cụ già điều khiển xe máy hoặc xe đạp điện tham gia giao thông vào lúc trời nắng nóng. Khi xảy ra tai nạn giao thông hoặc tự gây tai nạn đã không làm chủ được tình huống", Thượng úy Cường cảnh báo.
Gia đình và người thân của cụ đã vô cùng cảm kích và viết lá thư cảm ơn tới lực lượng công an. Được biết đây không phải lần đầu các chiến sỹ CSGT có hành động cao đẹp giúp đỡ người dân.
Gia đình cụ ông cảm động viết thư cảm ơn lực lượng công an Hà Nội
Gia đình cụ ông cảm động viết thư cảm ơn lực lượng công an Hà Nội
Trước đó Đại tá Đào Vịnh Thắng, trưởng Phòng CSGT Hà Nội cũng đã quán triệt tới từng đơn vị và từng cán bộ chiến sỹ, tham gia tích cực trong việc giúp đỡ nhân dân trong mọi hoàn cảnh.
“Mỗi cán bộ chiến sỹ tuy làm một việc dù nhỏ mà có ích cho nhân dân thì hàng nghìn cán bộ chiến sỹ sẽ góp lại thành những việc rất hữu ích...”, Đại tá Thắng nói trong một cuộc họp.
Theo Trí Thức Trẻ

3 nhận xét:

  1. Cảm ơn Google.tienlang đăng bài này.
    Ngoài nét đẹp về lực lượng công an, bài viết này còn giúp chúng ta thêm kinh nghiệm ứng phó với thời tiết nắng nóng.
    Nhà nào cũng có người già. Chúng ta đừng để các cụ chủ quan, sơ sểnh chút là mất mạng như chơi!

    Trả lờiXóa
  2. Say nắng nguy hiểm như thế nào?
    Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng có thể chết hoặc tổn thương não và các cơ quan nội tạng khác.

    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng - Thủy văn Trung ương, trong những ngày cuối tháng 5, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng, nhiệt độ cao bao trùm khắp cả nước.

    Đây là tình hình thời tiết rất nguy hiểm và dễ khiến chúng ta mắc bệnh. Trong đó, dễ gặp nhất là tình trạng say nắng.

    Sơ cứu chậm trễ gây nguy hiểm tính mạng

    Thạc sĩ, bác sĩ Lương Quốc Chính - khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết say nắng (còn được gọi là sốc nhiệt) có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

    Người bị say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

    Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao kèm theo việc mất nước.

    Càng ở khu vực đô thị, chúng ta càng dễ bị sốc nhiệt trong đợt nóng kéo dài do thiếu gió, chất lượng không khí kém, nhựa đường bị đốt cháy...

    Theo bác sĩ Chính, triệu chứng đặc trưng của say nắng là nhiệt độ trung tâm của cơ thể lớn hơn 40,5 độ C nhưng thường gặp nhất vẫn là hiện tượng ngất xỉu.

    Ngoài ra, một số triệu chứng khác như đau nhói đầu; chóng mặt, choáng váng; không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng, da đỏ, nóng, khô; yếu cơ hoặc chuột rút; buồn nôn; thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng, hoặc trạng thái sửng sốt; co giật, hôn mê…

    Khi gặp người bị say nắng, chúng ta cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, không được chậm trễ và cần phải tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân.

    Đầu tiên, bạn nên đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc một khu vực râm mát, cởi bỏ quần áo không cần thiết để thông thoáng.

    Ngay sau đó, bạn cần giúp bệnh nhân làm mát để hạ nhiệt độ cơ thể xuống 38,3- 38,8 độ C bằng cách dùng quạt hoặc khăn ướt, vòi nước làm ướt da.

    Bạn cũng có thể dùng túi nước đá áp vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.

    Trong trường hợp đặc biệt, chúng ta có thể nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, thậm chí là nước đá.

    Làm gì để tránh say nắng?

    Bác sĩ Lương Quốc Chính khuyến cáo khi chỉ số nhiệt cao, bạn nên ở trong môi trường râm mát. Nếu có thể, thay đổi thời gian ngoài trời của bạn sang một khoảng thời gian mát mẻ hơn trong ngày, hoặc vào buổi sáng sớm hoặc sau khi mặt trời lặn.

    Trong trường hợp phải đi ra ngoài, bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.

    Để tránh tình trạng mất nước, bác sĩ này tư vấn mọi người nên uống ít nhất 8 cốc nước (nước lọc, trái cây, hoặc rau) mỗi ngày...

    Vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy bác sĩ cũng khuyến khích sử dụng, bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải trong thời gian nắng nóng cao độ.
    http://soha.vn/song-khoe/say-nang-nguy-hiem-nhu-the-nao-20150528085452208.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Loại thực phẩm ăn vào không còn sợ say nắng
      Trong nhiều biện pháp đề phòng say nắng, say nóng, việc bổ sung những thực phẩm giải nhiệt, tăng cường hệ miễn dịch cũng là một giải pháp hữu hiệu và lâu dài.

      Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp vào mùa hè, nhất là trong những ngày nắng nóng cao điểm.

      Say nắng, say nóng không đơn giản chỉ là những hiện tượng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn nữa, say nắng có thể dẫn đến đột quỵ hay những di chứng thần kinh không phục hồi và có thể dẫn đến tử vong.

      Nguyên nhân của say nắng, say nóng là do người bệnh đi quá lâu dưới trời nắng làm rối loạn điều hòa thân nhiệt, cơ thể bị mất nước trầm trọng...

      Tùy vào mức độ thân nhiệt và thời gian đi dưới trời nắng nóng của người bệnh mà biểu hiện của say nắng diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Những biểu hiện nhẹ và tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp, trống ngực đập mạnh.

      Nặng hơn nữa là cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, khó thở tăng dần, chuột rút.

      Trầm trọng nhất là người bệnh có thể rơi vào tình trạng ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

      Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nhất là những đợt cao điểm, mọi người đều cần có những biện pháp đề phòng say nắng, say nóng.

      Đặc biệt, việc phòng tránh say nắng, say nóng cho trẻ em là rất quan trọng bởi trẻ em là đối tượng ham chơi và chưa thể điều tiết hoạt động của mình cho phù hợp.

      Trong nhiều biện pháp đề phòng say nắng, say nóng, việc bổ sung những thực phẩm giải nhiệt, tăng cường hệ miễn dịch cũng là một giải pháp hữu hiệu và lâu dài.

      Cha mẹ có thể tham khảo những loại thực phẩm rất có ích cho việc phòng say nắng, say nóng dưới đây:
      Xoài xanh phòng bệnh say nắng rất tốt.

      Xoài xanh phòng bệnh say nắng rất tốt.

      - Xoài xanh: Trong xoài có rất nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm, say nắng mùa hè.

      - Nước dừa: Nước dừa là một loại nước giải khát bổ dưỡng bổ sung nhiều khoáng chất như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Nước dừa vừa giải nhiệt, vừa có tác dụng bù điện giải nên chống say nắng rất tốt.

      - Nước chanh: Chanh rất giàu vitamin C giúp tăng cường sinh lực cơ thể, loại bỏ cảm giác chóng mặt, buồn nôn thường diễn ra khi bị mất sức khi lao động căng thẳng dưới trời nắng nóng.

      - Mướp đắng: Mướp đắng có tính mát, giải nhiệt tốt, giảm mệt mỏi trong cơ thể nên cũng phòng chống say nắng cực tốt.

      - Dưa hấu: Dưa hấu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải khát, giải say nắng, tránh phiền nhiệt, hạ khí, lợi tiểu tiện nên dùng để phòng chống bệnh say nắng và chữa say nắng cực tốt.

      - Dưa chuột: Dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt, thúc đẩy tiểu tiện và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể...

      Xóa