Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Cúng rằm tháng Giêng

Ngày 15/1 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. 
******************
“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là những câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng. Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên không nhiều người biết đến ý nghĩa, cách chuẩn bị đồ lễ và văn khấn trong ngày lễ Tết này.
Vì sao rằm tháng Giêng gọi là Tết nguyên tiêu?
Có nhiều lý giải cho việc tại sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Theo Phật giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là ngày của Phật, Phật tử đến ngày đó thường phải đi lễ chùa. Đêm rằm tháng Giêng là đêm (Tiêu) đầu tiên (Nguyên), nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…
Còn theo truyền thuyết Trung Hoa, thì thời Hán Vũ Đế có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, do đã qua nhiều cái Tết mà không được đoàn tụ với gia đình nên có ý định nhảy xuống giếng tự vẫn. Cô may mắn được Đông Phương Sóc, một sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống. Nghe chuyện của cô gái, Đông Phương Sóc bày kế truyền khắp kinh thành quẻ bói “mười sáu tháng Giêng bị lửa thiêu” (tạm dịch: vào ngày 16 tháng Giêng cả kinh thành sẽ bị hỏa thiêu), bảo mọi người muốn sống thì hãy tâu lên nhà vua tìm cách.
Hán Vũ Đế nghe tin liền triệu ông đến bàn tính việc đối phó với thần hỏa. Đông Phương Sóc liền tâu: Nghe nói thần hỏa rất thích ăn bánh trôi, có thể giao cho Nguyên Tiêu trong cung khéo tay làm bánh đãi hỏa thần. Để thưởng công “dẹp nạn lửa” cho cô gái, vua đã cho cô về đoàn tụ với gia đình, và ngày rằm tháng giêng cùng chiếc bánh được đặt tên “nguyên tiêu”. Vào ngày tết này, người dân Trung Quốc thường tổ chức lễ hội đèn lồng, treo đèn với ý nghĩa “để Ngọc Hoàng lầm tưởng thành Trường An đang bị lửa thiêu” trong câu chuyện năm nào.
Rằm tháng Giêng còn là lễ thượng nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng bảy là lễ trung nguyên và rằm tháng mười là lễ hạ nguyên.
Chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng Giêng
Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).
Mâm cỗ cúng Phật gồm:
Hoa quả. Chè xôi.
- Các món đậu.
- Canh xào không thêm nhiều hương liệu.
- Bánh trôi nước.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ cúng gia tiên:
Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
- 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
- 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Đồ lễ khác gồm:
- Hương
- Hoa tươi
- Vàng mã
- Đèn nến
- Trầu cau
- Rượu, thuốc lá
Văn khấn Tết nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
- Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ...............................................
Ngụ tại:........................................................................
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Theo Báo Gia đình & Xã hội

34 nhận xét:

  1. Chỉ có dân nhà giàu, có của mới cúng như vậy. Nhà nghèo không có tiền lo cho cuộc sống hàng ngày lấy đâu cúng tế!?
    Bạn nào có đọc bài của nhà báo Trần Chánh Nghĩa trên VNN, kể chuyện cháu nội vua Thành Thái không? Đời còn nhiều người bất hạnh lắm, hãy yêu thương con người với nhau trước, lo "hối lộ" thần thánh sau...

    Trả lờiXóa
  2. Bàn quanh chuyện về duy vật ,những nhà chủ trương CNXH rất đúng đắn khi xác định tín ngưỡng là ma túy của người nghèo .

    Nói người nghèo,tức là nói về người còn kém về khả năng cạnh tranh trong xã hội,họ nói chung cũng còn nhiều tự ti ,thiếu tự tin vào bản thân mình,vào cái tôi so với những người có năng lực cạnh tranh và giàu có hơn.Khi họ không đặt được trọn niềm tin vào cái tôi thì họ phải tìm tới thánh thần ,và thế là tín ngưỡng có đất phát.

    Ở VN những năm còn bao cấp,xã hội ít có sự phân cấp ,chênh lệch giàu nghèo hay đúng ra là cào bằng cái nghèo khó nên tín ngưỡng vì thế cũng ít được quan tâm .Nay thì khác,cạnh tranh khá sôi động,cái tôi của mỗi người khó che đậy hơn,người giỏi ,người giàu ,người chưa giỏi ,người chưa giàu ,người hiền,kẻ ác hiểm ...ít nhiều đã được bộc lộ ,dù vẫn còn có kẻ che đậy được cái tôi cầu lợi bất chính .Do đó ,người giàu bất chính hay vì giỏi cơ hội cũng tin vào vận mệnh còn người nghèo thì tin hơn rằng nếu chụi khó đi cúng kiếng sẽ được trời phật hay chư vị thánh thần phù hộ để giảm nghèo...Do vậy tín ngưỡng hay bị lợi dụng trên chính trường như một nghệ thuật hỗ trợ quan trọng để quản lý đám đông chưa giàu hay có thể nói là chưa giàu chưa mạnh bằng những người trên chính trường ;phương Tây cũng vậy,phương Đông cũng chả khác gì .

    Tuy nhiên ,nếu phân tích với hai vùng miền và tín ngưỡng cơ bản tại sao phương tây với tín ngưỡng thờ Đức Chúa lại thường giàu có hơn người phương Đông với tín ngưỡng thờ Phật?Dù cả hai miền Đông Tây thì chính giới đều có điểm chung là lợi dụng sự tự ti của đồng loại hướng họ vào thứ quyền năng siêu thực để dễ bề quản trị họ.Nhưng Đông Tây khác nhau ở chỗ trước Chúa,người phương Tây chân thành và dân chủ hơn là tất tật từ dân đến quan đều phải xưng tội,rửa tội và dùng thiên đường để khuyến khích con chiên;chính thế người phương Tây ít vòng vo tam quốc trong giáo dục ,họ tiếp cận trực tiếp những tiến bộ nhanh hơn,tốt hơn và họ cạnh tranh tốt hơn người phương Đông .

    Người phương Đông với Đức Phật mà chữ tín đặt vào đức từ bi của Phật ,khuyên người ta tiết dục vô vi và dùng địa ngục để khuyến cáo những hành vi ác độc ,vì vậy con người ít ý chí ,dễ bằng lòng với cái mình có ,coi đó là số phận và năng cầu cũng để được phù hộ,thoát nghèo khổ ...Không biết có phải vậy không mà phương Đông thưởi trước thường kém phương Tây(còn bây giờ,nhiều quốc gia phương Đông cũng học phương Tây mà giàu có ,có khi còn hơn cả phương Tây)...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Vòng vo gì thì tên Văn Lâm cũng cũng lòi cái mặt nịnh bợ phương tây.

      Xóa
    3. văn lâm lão bá 06:57 Ngày 22 tháng 02 năm 2016

      Tuy nhiên ,nếu phân tích với hai vùng miền và tín ngưỡng cơ bản tại sao phương tây với tín ngưỡng thờ Đức Chúa lại thường giàu có hơn người phương Đông với tín ngưỡng thờ Phật?Dù cả hai miền Đông Tây thì chính giới đều có điểm chung là lợi dụng sự tự ti của đồng loại hướng họ vào thứ quyền năng siêu thực để dễ bề quản trị họ.Nhưng Đông Tây khác nhau ở chỗ trước Chúa,người phương Tây chân thành và dân chủ hơn là tất tật từ dân đến quan đều phải xưng tội,rửa tội và dùng thiên đường để khuyến khích con chiên;chính thế người phương Tây ít vòng vo tam quốc trong giáo dục ,họ tiếp cận trực tiếp những tiến bộ nhanh hơn,tốt hơn và họ cạnh tranh tốt hơn người phương Đông.

      Tại hạ rất tâm đắc với lão bá ở nhận xét tinh tế rằng "Đông Tây khác nhau ở chỗ trước Chúa,người phương Tây chân thành và dân chủ hơn là tất tật từ dân đến quan đều phải xưng tội,rửa tội và dùng thiên đường để khuyến khích con chiên". Rất chuẩn xác! Nguyên nhân là vì Đạo Phật không ép buộc ai phải tuân thủ giáo lý mà chủ yếu là để cho mọi người tự giác nhận thức và làm theo. Đức Phật dạy rằng Ngài chỉ vạch ra con đường giải thoát và ai muốn được giải thoát thì phải tự thắp đuốc mà đi dựa vào sự tinh tấn tu tập của bản thân là chính. Mà con người ta thì hầu hết là bọn làm biếng, ăn bám nên chẳng được bao người tuân thủ và làm theo được lời Phật dạy. Trái lại, Thiên Chúa giáo thì Đức chúa Giê su đã cao cả hy sinh thân Ngài để cứu chuộc tội lỗi cho loài người vốn chẳng những ăn hại mà còn sẵn sàng bưng bô như ông Nặc nô để phản Chúa. Thế đấy! Nhưng khổ nỗi đứng trước Chúa thì không thể dối trá qua mặt được Chúa, vả lại Chúa đã hứa sẽ xóa tội cho kẻ nào biết ăn năng dù cho kẻ đấy dám bán cả biển đảo Hoàng sa, Trường sa, ải Nam Quan, thác Bản Giốc cho đồng chí Trung Quốc. Đã có Chúa đứng ra bảo kê mọi tội lỗi thì dạy gì mà không thành thật để đổ hết tội lỗi bán nước của mình sang cho Chúa gánh vác chứ?? Do đấy, những người theo Thiên chúa giáo đa phần là rất thành thật và đạo Công giáo cũng dân chủ, tự do không ép người quá đáng và độc tài toàn trị như Đảng Cs là hoàn toàn chính xác. Cứ xem thời cụ chí sĩ Ngô Đình Diệm cầm quyền sau hiệp định 1954 đồng bào miền Bắc ùn ùn chạy trốn Đảng cs để vào Nam nương nhờ cụ Diệm như thác đổ thì đủ biết sự ưu việt của Ki tô giáo là thế nào rồi.

      Xóa
  3. Rận xĩ văn lâm viết:
    "Tuy nhiên ,nếu phân tích với hai vùng miền và tín ngưỡng cơ bản tại sao phương tây với tín ngưỡng thờ Đức Chúa lại thường giàu có hơn người phương Đông với tín ngưỡng thờ Phật?Dù cả hai miền Đông Tây thì chính giới đều có điểm chung là lợi dụng sự tự ti của đồng loại hướng họ vào thứ quyền năng siêu thực để dễ bề quản trị họ.Nhưng Đông Tây khác nhau ở chỗ trước Chúa,người phương Tây chân thành và dân chủ hơn là tất tật từ dân đến quan đều phải xưng tội,rửa tội và dùng thiên đường để khuyến khích con chiên;chính thế người phương Tây ít vòng vo tam quốc trong giáo dục ,họ tiếp cận trực tiếp những tiến bộ nhanh hơn,tốt hơn và họ cạnh tranh tốt hơn người phương Đông"
    --------
    Tôi ủng hộ chủ nhà xử lý kiên quyết với bạn Trọng Nghĩa khi Trọng Nghĩa chửi văn lâm nặng nề. Nhưng nói đi thì cũng cần nói lại: văn lâm cứ viết ngu như thế này thì ai cũng muốn chửi chứ không không riêng gì Trọng Nghĩa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đồng ý với nhận xét của Trần.

      Xóa
    2. Vậy bác TVH thử làm một bản kê xem trong sách giáo khoa dạy học sinh ngày nay ,người bên Đông với người bên Tây ,bên nào phát minh ra nhiều định lý định luật cơ bản hơn?

      Rồi bác làm tiếp một bản kê những ứng dụng công nghệ cao cấp nhất trong nhà đang dùng ,thử coi có bao nhiêu phần trăm có suất sứ từ những phát minh của người phương Tây ?

      Người phương Đông không phải không có tài,nhưng chỉ là tài đóng cửa mà thôi.Còn người phương Tây họ hướng cái tài của họ mở ra thế giới .


      Ví như chế độ phong kiến lạc hậu ở phương Tây chỉ như cơn gió thoảng qua còn phong kiến phương Đông thì mình đồng da sắt .

      Phong kiến phương Đông thì xác như Trương Ba dù đã thác nhưng hồn thì vẫn sống gởi được vào da anh hàng thịt.Như thế thì người phương đông không phải là không tài .

      Phong kiến phương Đông sống lâu ,ngầm ngấm di truyền xuyên qua được đến cả những thời đại sau bởi phong kiến phương Đông có cả một học thuyết cầm canh,học thuyết ấy tôn vua là con trời,chữ Trung với vua được đặt trước chữ Hiếu với cha.

      Như thế là người phương Đông cũng có TÀI lắm chớ ,nhưng chữ TÀI ở đây là TÀI KHÔNG ĐÚNG CHỖ nó là CHỮ TÀI như Cụ Nguyên Du nói trong chuyện Kiều :Chữ tài đi với chữ tai một vần !

      Bởi thế Cụ Khổng tài danh từng bị chính người TQ đập tượng bởi vì chính cái cái Tứ thư Ngũ kinh Xuân thu gì đấy của cụ đã giam hãm TQ trong mấy ngàn năm .

      Còn với VN,khi người TQ dựng lại tượng Cụ Khổng Khâu ,xem ra việc Trường sa Hoàng sa biển Đông của VN thoát Trung để thành rồng thành hổ là còn lắm gian nan và quan chức VN ngày nay thì không ít người lại vẫn còn muốn được ngự thử trên Ngai Vàng và muốn dân phải trung với họ trước,hiếu với cha mẹ sau đúng như lời Cụ Không Khâu xưa dù thể chế sân trình cửa Khổng đã bị khai tử từ năm 1945.

      Xóa
    3. Bác Trần nói trúng phoóc luôn đó,Cụ tổ 4 đời bên ngoại văn lâm khi xưa là một Thày Đồ,không hiểu sao Cụ lại có lấy bút danh là Cụ Đồ Ngốc đó .

      Nay chắt Cụ Đồ Ngốc được bạn Trần gọi là ngu chắc không mấy oan đâu !

      Ngu mới phải học ,và học mới mong hết được ngu ,bạn Trần ạ.

      Xóa
  4. ..


    Giáo dục trong gia đình ở phương Đông xưa theo đó cũng lại vòng vo tam quốc .Chẳng hạn khi không muốn con cháu bị rắn rào cắn khi sai chúng buổi tối ra hái lá trầu ,người xưa dặn trước khi hái trầu phải đập cành lá với giàn trầu mà đọc đủ 3 lần thần chú nói rõ mình là chủ ,muốn hái lá trầu ;như thế những con rắn lục thường ngậm đuôi lá trầu để ăn sương đêm được đánh thức và chạy biến ,người hái lá vì thế không bị rắn cực độc này cắn chết ...Hay các cô gái khi được sai hái lá húng thơm trồng trước ngõ để ông bà tiếp cơm khách quý chẳng hạn thì phải ngồi xuống mà hái,không được cúi lom khom lá cả vạt rau húng thơm sẽ biến thành bạc hà ...Rồi mồng một tết không được quyets đổ rác đi sẽ mất lộc...Thực tế chỉ là dạy các cô gái ý tứ trước mặt khách hay rác mồng một tết thường là xác pháo hồng ,quyét đi thì khi có đông khách cần khoe cái sang cái đẹp của thú chơi pháo tết đâu còn chứng cứ ...Hay ông bố bà mẹ nào chả mong con cái có hiếu nhưng nói trực tiếp sợ chúng chẳng nghe cho ,vậy việc bố mẹ cung kính thờ cúng cụ kị tổ tiên để cầu phúc ,mong các cụ thương mà phụ hộ nên con cháu vì thế sợ phải tội nên hạn chế hỗn hào khi chưa nhận thức được đầy đủ (chưa phải nuôi dạy con chẳng hạn?)công lao cha mẹ ...

    Tuy nhiên ngày nay thông tin đa chiều ,khoa học công nghệ phát triển,con cháu chúng ta giờ có nhận thức cao hơn ,lối giáo dục truyền thống hay lợi dụng tín ngưỡng không còn nhiều tác dụng như xưa,đang bị ít nhiều bị biến tướng ,lợi dụng theo những mục tiêu lợi ích khác nhau ...như kết luận tín ngưỡng là ma túy của người nghèo nói trên,nhưng người giàu quyền tiền thực ,họ chỉ lợi dụng tín ngưỡng chứ khi đã dùng cái ác để mưu cầu lợi ích từ tay người khác ,họ thừa biết làm gì có Thượng đế hay Đức Phật nào che trở hay trừng phạt ?Chỉ có pháp luật trừng phạt lỗi của con người nhưng khi pháp luật không nghiêm,thiên vị quyền tiền kiểu ăn cắp con vịt thì tù 3 năm còn tham nhũng ăn cắp triệu lần nhiều hơn nếu bại lộ chưa chắc đã bị tù...thì đấy chính là bất công ,không thể cầu cúng ai mà bất công biến mất được mà phải tìm cách thức giành công bằng lẽ phải .

    Ở VN đổi mới là quá trình giành công bằng ,lẽ phải cho mọi người .

    Tuy nhiên tại sao những ý tưởng dân chủ của các Cụ Trần Xuân Bách hay Trần Độ và nhiều yếu nhân khác chưa thành công ...mà nó mới chỉ được đánh giá là tư duy cấp tiến...Tư duy cấp tiến liệu có phải là tư duy đúng nghĩa nhưng chưa đúng lúc ?

    Liệu có phải việc Mỹ và phương Tây mong muốn ,thúc đẩy các quốc gia khác biệt thể chế phải dân chủ như Mỹ bất kể vị thế của những quốc gia này đang ở đâu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội nên nhiều cuộc cách mạng màu nọ màu kia cứ bùng nhùng ,rối loạn chả ra được ngô khoai gì cả,chỉ bởi Mỹ và phương Tây thiếu thực tế áp tư duy cấp tiến vào đây chưa đúng lúc nên thay vì thắng cuộc như ở Liên Xô ,Mỹ còn bị thua đau ở VN và nhiều nơi khác nữa mà Mỹ cũng chưa vỡ lẽ hậu họa của cấp tiến không chỉ hại người mà hại cả mình ?

    Về học thuyết CS của Mác thì ai đó đã xếp nó vào dạng một tín ngưỡng ,bởi nó cũng đẹp như thiên đường,như thượng giới nhưng nó là không có thực.Có lẽ Mác và tiền bối sáng tạo ra học thuyết CNXH với minh chứng rằng để cứu rỗi những người cần lao thì ngoài Thiên đường ra của Chúa và Phật ra vẫn còn thiên đường thứ ba của CNCS mà con nhiên cần lao thì luôn không thiếu và những những người thực tâm như Cụ Mác cũng có mà mưu mô quyền lực cũng có trong lúc tranh tối tranh sáng đã thổi bùng lên ngọn lửa CS ,rồi tiếp đến ông Lenin,ông Stalin thêm vào những nguyên lý đấu tranh giai cấp,chuyên chính VS làm thế giới lâm vào khủng hoảng chia rẽ với những hậu quả nặng nề mà CNCS chẳng ai thấy nó ở đâu ngoài thánh kinh của Cụ Mác,Cụ Lênin...

    Tuy nhiên nhận thức được vấn đề chưa khó bằng giải quyết vấn đề ,VN cũng đừng bị rơi vào cái gọi là cấp tiến .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  5. Phải xóa đi nhiều đoạn cho ngắn hơn theo quy định nên đọc hơi khặp khiễng,mong các bạn thông cảm .Có những câu chuyện luận bàn tới thì nói ngắn không thể hết ý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu một còm không hết ý thì tách ra thành 2 còm bác ạ. Bác cắt ngắn làm ý khập khiễng thì một số kẻ già đầu non dạ như cụ Tú Nặc đọc không hiểu lại bắt bẻ lung tung cả lên.

      Xóa
  6. +Anh Văn Lâm! Xin phép Anh tôi viết lại nick Anh cho đúng ngữ pháp tiếng Việt. Tôi là người đã lên tiếng về việc Anh Trọng Nghĩa ứng xử tục tĩu với Anh. Còn tôi là ai, Anh tinh ý biết cũng tốt mà không biết càng hay. Tri thức mênh mông. Mỗi người tiếp cận không thể hết được. Anh có cái bệnh ôm đồm. Chuyện nào cũng tham gia. Vì vậy, chuyện xảy ra lỗi sai kiến thức ắt không thể tránh. Khi sai sót về kiến thức, ta xin lỗi mọi người. Khiêm tốn như thế, ai cũng dễ hỷ xả. Kèm cái sai kiến thức, Anh dẫn dắt công luận men theo thiên kiến, đa phần là chính trị, của Anh. Anh rút kinh nghiệm để hoàn thiện mình.
    Tôi xin nói về Nguyên Tiêu. Trước nhất, nghĩa từ vựng. Nguyên là đầu tiên. Nguyên đán là tia nắng đầu tiên của năm. Tiêu là đêm. Nguyên Tiêu là đêm đầu tiên của năm. Lẽ ra, đêm mồng 1 âm lịch mới là đêm đầu tiên. Nhưng văn hóa người Việt, gọi đêm nhưng đêm được nâng nghĩa, đêm rằm đầu tiên. Chúng ta có 3 ngày rằm quan trọng trọng năm. Rằm tháng giêng(thượng nguyên), Rằm tháng Bảy(Trung nguên), Rằm tháng Mười(Hạ nguyên). Văn hóa Á đông, triết thuyết nhà Phật, thời tiết thời vụ, là những yếu tố chủ đạo làm nên nội hàm của những ngày lễ này. Nói về nguyên tiêu, chúng ta chú ý đến ánh sáng. Trời, thì trăng tròn vành vạnh. Người, thì đèn hoa rực rỡ thôn xóm phố phường. Ngoại cảnh huyền ảo, linh thiêng cũng làm dậy sóng trong lòng một số thi hữu. Họp mặt, làm thơ, đọc thơ trong đêm nguyên tiêu. Sau và qua nguyên tiêu, không ai nhắc ai, nhưng mọi người hiểu Tế đã xong, xắn tay vào việc bán buôn, nông tang, công tác, học hành. Người Việt mình rất hay khi tiếp nhận và cải biến lễ tục, văn hóa nước ngoài.
    Riêng cỗ cúng. Một số nơi, một số gia đình ở Bắc Bộ còn gìn giữ việc sắm sửa lễ vật linh đình để cúng gia tiên, Trời Phật. Trung Bộ và Nam Bộ, dường như đã giảm tiểu tiết này. Đi Chùa. Hương hoa trên hương án gia tiên là đủ.
    Văn hóa là cái còn lại khi mọi cái có thể không còn. Thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, xâm lược Trung Quốc đều thảm bại, một phần, do chúng không hiểu văn hóa Việt. Hãy duy trì, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Kính chúc các bạn một Tết Nguyên Tiêu hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc chính là cụ Tú già đây mà. Cụ Tú già tán hưu tán vượn có ý muốn khoe mình Hán cao háng rộng nhưng cụ Tú còn phải học nhiều. Cụ Tú già cần phải phân biệt rõ: tuy rằng cùng có chung ngày 15 tháng 1 âm lịch, nhưng với người Việt thì là Rằm tháng Giêng, còn với nước bạn Trung Quốc thì là Tết Nguyên tiêu. Ở VN, chỉ có các khu người Hoa như Chợ LỚn thì mới gọi rắm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu. Cụ Tú già cần phải phân biệt rạch ròi như thế. Bàn luận về văn hóa dân tộc của người Việt mà cụ Tú già còn nhầm lẫn giữa Rằm tháng Giêng để tán hưu tán vượn về Tết Nguyên tiêu thì "tiêu" cho cái đồ văn hóa mất gốc như cụ. Cụ già rồi mà vẫn còn quá hồ đồ với văn hóa cội nguồn.

      Xóa
  7. Cảm ơn bác bác Nặc 10:37 đã góp ý .Cái tên văn lâm là gồm chữ văn và chữ lâm không viết hoa thành cái níc thôi ,như bác viết hoa chữ Nặc và chữ Danh thay vì ai đó viết NẶC DANH ,bạn Ngân Thương thì viết chữ to chữ bé xen kẽ hay đơn giản hơn nhiều comment chỉ ghi ABC ,TVH gì gì đó ,vậy thôi.

    Còn chỉ riêng với Tết Nguyên Tiêu văn lâm không có bình luận gì thêm ,đồng nghĩa hoặc văn lâm không biết hoặc biết không rõ câu chuyện cúng tế này .

    văn lâm muốn thảo luận rộng ra về những khác biệt liên quan văn hóa tín ngưỡng với giáo dục ,xã hội ,chính trị bên Tây,bên Á Đông trong đó có gắn với VN và sự giao thoa ,hòa hợp ,bất hòa ...đã xảy ra trong mối liên quan ,ứng xử giữa văn hóa chính trị xã hội do sự khác biệt này tạo ra mà thôi.Tất nhiên ,những nhận định trên là do văn lâm tự học hỏi ,có tính cá nhân,không dám cho rằng đấy chính là chân lý nên văn lâm nêu ra như như một nội dung mở ,rất mong các bác góp ý để văn lâm có thể giác ngộ .Khi chưa nhận thức đầy đủ được vấn đề , không chỉ riêng văn lâm mà ai cũng có thể rơi vào tình trạng chủ quan hay nhận thức nửa ,vậy mới cần những bác làm công tác tư tưởng chỉ rõ chỗ nào sai,chỗ nào đúng ...Cứ như bác Đinh La Thăng ấy ,thắc mắc dù nhỏ của dân nhưng xét thấy nó là phổ biến là bác ý giải quyết ,giải thích ,thuyết phục ngay.

    văn lâm thực lòng muốn được học để có được trình như các bác đó.

    Trả lờiXóa
  8. CS mà cúng? Các bạn làm tôi đau lòng quá!

    Trả lờiXóa
  9. Học sinh mẫu giáo vùng caolúc 17:49 22 tháng 2, 2016

    văn Lâm viết họ còn sai
    Hay là dòng giống, ngu dài đã lâu
    Bây giờ "*ứt" lộn lên đầu
    Bày trò "phản biện" đấu thầu nhà điên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn HS mẫu giáo ơi,bạn chớ viết sai nick của tôi,văn là nhân và lâm là rừng.

      Nick tôi chọn là là người rừng đó , dại khờ mà ,bạn có ý gì hay cứ phê bình nhé.

      Người rừng không biết giận ai đâu.

      Xóa
    2. Đúng vậy đồ súc vật đâu biết gì mà giận

      Xóa
  10. Anh Lâm nghe tôi nói đây. Từ Văn, hán nôm, tùy theo ngữ cảnh, có 14 nghĩa. Trong 14 nghĩa đó, không có ngữ cảnh nào văn nghĩa là người. Từ Lâm, hán môm, có 18 nghĩa, có 1 ngữ cảnh, lâm có nghĩa là rừng. Tách ra để Anh hiểu cụ thể. Còn xem Văn Lâm là một từ thì từ Văn Lâm vô nghĩa. Có gia đình, họ tộc chọn chữ lót là Văn, Nguyễn Văn X, Lê Văn Y chẳng hạn, bố mẹ ông bà khi đặt tên cho con cháu, có trường hợp gói mong ước, hoài bảo vào nhiều đứa con, đứa cháu. Con cả thì Lê Văn Khê, con thứ thì Lê Văn Lâm...để nói lên quê hương có suối (Khê), có rừng (Lâm). Trước "Lâm", chỉ có các từ sau kết hợp để tạo nghĩa có ý nghĩa: Duy Lâm, Bảo Lâm( giữ lấy rừng), Thanh Lâm(rừng xanh)...Riêng Văn Lâm, Anh đừng buồn nhé, không dịch ra cái nghĩa nào khả dĩ, kể cả "rừng đẹp" người ta cũng không gọi là Văn Lâm anh ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vô nghĩa có nghĩa là loại rác rưởi, cặn bã.

      Xóa
    2. @ Bác Nặc 20:24

      Ấy là tôi nghe mấy nhà văn nói với nhau rằng văn anh viết thế nào thì người của anh,tức nhân cách của anh thế ấy mà.

      Thiết nghĩ trao đổi trên mạng là cách thức tốt để tự kiểm nghiệm học hỏi để nâng cao nhận thức cho chính mình .

      Đơn giản vậy thôi nên tôi tự nhận mình là người rừng ,bác Nặc ạ.

      Xóa
    3. Theo đông tây kim cổ thì "văn" là "chó". "Lâm" là "hoang" Theo đó thì văn lâm là chó hoang chứ ko phải người rừng.

      Xóa
    4. Bạn Nặc 20:24 chắc bạn còn trẻ và cũng chỉ biết lỏm bỏm chữ Hán. Chữ Văn theo từ điển Hán Việt không có nghĩa là người. Nhưng tiếng Việt ta có câu: Văn là Người. Theo bạn chỉ có chữ Nhân mới nghĩa là Người thì bọn trẻ trâu cũng biết. Nhưng "Văn là Người" thì những kẻ thiếu học như bạn làm sao theo bì được với ông 'Người' Lâm? Nghĩa tại ngôn ngoại bạn trẻ ạ. Bạn có thể bái ông 'Người' Lâm làm thầy được đấy, chỉ e bạn không xứng đáng.

      Xóa
    5. Ồ,cũng là theo đông tây kim cổ thì nếu buộc phải lựa chọn giống chó nào chả ưng chọn làm chó hoang ,bởi chó hoang thì vưỡn độc lập hơn ,tự do hơn hẳn chó giữ nhà luôn bị xích trong cũi đến đi tè đi ị cũng phải rúm ró chờ chủ về đó bác Nặc 15:20!

      Xóa
  11. Được biết rằm tháng riêng là ngày rằm vô cùng quan trọng trong một năm, vậy nên lễ cúng rằm cũng phải rất bài bản và cẩn thận. Ngày này là để con cháu biết ơn tổ tiên, ông bà đã luôn ủng hộ

    Trả lờiXóa
  12. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 08:24 23 tháng 2, 2016

    NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG CỦA TÔI
    Hôm qua tôi đi thăm những bạn bè, người từng giúp đỡ mình thời chiến tranh, tức vùng căn cứ Củ Chi. Không thể đi hết được, chỉ đến với những người thân thiết nhất, nhưng cũng được mấy người chứ không thể đi theo dự tính.
    Chuyện thăm viếng nhất là một số mẹ VNAH tôi từng biết rất thường xuyên, khi còn công tác cũng như sau lúc nghỉ hưu. Những lúc không đi được thì nói chuyện qua điện thoại để thăm hỏi. Bây giờ các mẹ ra đi gần hết, chỉ còn bạn bè và học trò xưa, ai cũng già hết cả rồi.
    Lần này tôi thăm một số bạn trong đó có 2 người vốn có nhiều kỷ niệm nhất.
    - Một anh bạn cùng tuổi, khi tôi được đặc cách về công tác ở địa phương anh, anh giúp đỡ tôi rất nhiều. Lúc đó, anh trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Bí thư xã Đoàn Thanh niên. Mới về còn bỡ ngỡ nhưng anh đề nghị Đảng ủy đưa tôi vào làm Thường trực Xã Đoàn. Lúc đó, tôi làm Hiệu trưởng Trường cấp II trong vùng giải phóng Củ Chi, sau khi đi học sư phạm ở R về thời gian cùng các bạn tôi mở 5 lớp đào tạo giáo viên cấp I cho Củ Chi. Anh bạn tôi năm ngoái bị tai biến, tay chân hơi xụi, đi lại hơi khó khăn, phải dùng xe 3 bánh. Lần nào gặp anh cũng nhắc lại chuyện xưa rành rọt như mới xảy ra vậy. Tôi căn dặn anh chỉ khi nào cần lắm mới đi, phải hạn chế tối đa tự đi một mình sợ bị té ngã.
    - Người thứ hai, một cựu cô giáo từng học lớp đào tạo giáo viên do tôi phụ trách. Cha cô này phụ trách tiếp phẩm cho Ban Tuyên huấn T4, nơi tôi công tác trước khi đi học sư phạm, tôi từng học lớp chỉnh huấn với ông năm 1963. Khi cô ấy học xong về dạy lớp 2 và lớp 3 thì tôi về công tác phụ trách mấy xã trong đó có xã của cô, từng thăm trường cô dạy, hướng dẫn giúp cô nhiều việc. Do có lý lịch tốt, cô phát triển nhanh. Sau giải phóng qua nhiều công tác, cuối cùng là Chủ tịch Hội Nông dân Tập thể của Thành phố, được cơ cấu vào BCH Đảng bộ Thành phố HCM. Chồng cô cũng cán bộ trung cấp, mới qua đời vì bệnh ung thư. Gặp tôi lần nào cũng nói chào thầy với tấm lòng chân thành. Nhà cô cúng rằm để cúng cha và chồng dịp này. Hai người học trò cũ, một người là thương binh cụt chân phải làm chân giả nên cô này nhờ chồng chở đi. Chồng cô cũng là học trò cũ của tôi, học cùng lớp, thời chiến tranh là cán bộ hậu cần, sau giải phóng làm Bí thư Chi bộ suốt 20 năm mới nghỉ vài năm nay. Câu chuyện rôm rã nào chuyện khen Bí thư Đinh La Thăng cho tới chuyện thời sự đất đai, giá cả bồi thường...rồi chuyện trồng lan của cô trước nhà.
    Số người tham gia đào tạo giáo viên cấp I cho Củ Chi nay chỉ còn tôi và một người nữa, nhỏ hơn tôi 3 tuổi, anh ấy cũng như tôi, có năm về họp với anh em nhân ngày Nhà giáo, có năm không đi.
    Hồi đó, các thầy đều dân tập kết trở về giảng dạy. Lớp học giữa rừng già Tây Ninh nhưng rất quy mô. TW Cục chỉ mở có 2 lớp, nhiều người hy sinh, những người còn lại ai cũng trưởng thành, đảm đương nhiệm vụ xứng đáng cả. Có một người là Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An, một người là Ủy viên BCT Phó Thủ tướng, anh này quê Bến Tre. Đa phần còn lại đều lãnh đạo Sở, quận, huyện. Ngay như những người chỉ học chưa hết cấp II Trường tôi phụ trách ở Củ Chi, khi chiến tranh ác liệt trường giải tán, học sinh cùng thầy giáo tham gia vào bộ đội, các cơ quan sau hòa bình học bổ túc văn hóa thêm ai cũng tiến bộ cả. Học trò của tôi có người mang hàm Thượng ta, đặc biệt có một chú đi học Liên Xô mang về học vị TS, bây giờ làm Hiệu trưởng một Trường THPT tư thục lớn ở TP HCM.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Thép thanh tao, lịch thiệp chừng nào thì ông bạn trời đánh Nặc nô của bác lại bổ bã, thô thiển chừng đấy. Cứ như nước mưa so với nước... cống. Bác giải thích sao về câu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã"? Có phải cụ Tú Nô nhận vơ quàng xiên là bạn của bác? Còn nếu như bác Thép và cụ Tú già là bạn vong niên thì cớ sao bác không dạy bảo, khuyên răn cho cụ Tú già để cả 2 trở thành đôi bạn cùng tiến, thế mới phải chứ? Chứ để mỗi lần cụ Tú già mở miệng là tôi lại thấy xấu hổ thay cho bác Thép.

      Xóa
  13. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 21:46 24 tháng 2, 2016

    @ Bạn Nặc Danh 15:34 Ngày 23 tháng 02 năm 2016
    Tôi mới vào đọc còm của bạn, xin trả lời như sau:
    Tôi với anh Nặc nô (XYZ) quen nhau từ Google Tienlang, tôi và XYZ có những điểm giống nhau và khác nhau.
    Giống nhau là sinh ra ở Khu 5, học ở Sài Gòn.
    Khác nhau thì nhiều điểm lắm. Tôi thoát ly đi kháng chiến, anh XYZ hoạt động hợp pháp ở Sài Gòn. Tôi phải rèn luyện trong khuôn khổ tổ chức, anh XYZ không bị ràng buộc tự do phóng khoáng hơn. Tôi chưa thi Tú Tài đã thoát ly, giải phóng về học bổ túc thêm. anh XYZ không thoát ly có điều kiện học hành tốt hơn tôi. Tôi được học Trường NAQ, anh XYZ không học trường này...
    Quan điểm sống hai người cũng có điểm khác nhau. Đó là chuyện bình thường. Tôi không cư xử với người kiểu nặng định kiến, do ảnh hưởng tư tưởng, đạo đức HCM nhiều, nhất là sau khi nghỉ hưu có thì giờ nghiên cứu học tập làm theo Bác.
    Bạn Nặc Danh ơi, chắc anh XYZ có tâm tư chi đó nên có lúc không bình tỉnh trong nói, viết làm cho một số bạn không bằng lòng. Nhưng cơ bản anh ấy là người tốt. Ở đời đâu có ai không có lúc này lúc khác, mắc sai sót đâu bạn. Tôi thì nhìn người, tìm điểm tốt của họ nhiều hơn là chăm chú vào yếu điểm. Đó là cuộc sống dạy cho tôi như vậy. Tôi mong bạn Nặc Danh thông cảm cho anh XYZ, đừng nói nặng anh ấy, dù sao ảnh cũng người có học và đã cao tuổi rồi, bạn ạ.
    Chúc bạn vui khỏe, hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phê bình Anh: Anh thấy có khi nào tôi trả lời còm của thằng này. Loài chỉ điểm rơi rớt của Nguyễn Ngọc Loan đang vật vờ nơi góc bể chân trời đấy. Nhanh nẩu với chúng làm gì. Đâm bị thóc thọc bị gạo là nghề ngỗng của chúng mà Anh.Im lặng, khinh miệt chúng, là thứ ngôn ngữ dữ dội, hiệu quả.

      Xóa
  14. Đọc mấy cái nhận xét trên đây tôi thấy thật kính phục Bác Thép, Bác có cách cư xử rất NGƯỜI. Theo Bác nói được ảnh hưởng nhiều từ Bác Hồ về tư tưởng, đạo đức nên nhìn người cố tìm cái hay cái thiện của họ. Tôi nghĩ có lẽ Bác còn do trải nghiệm từ cuộc sống nên hiểu đời sâu sắc như vậy. Dù cho họ là ai, dù là quân thù nhưng khi họ đã buông súng thì đối với nhau như những con người cùng dòng máu Âu Lạc. Có như vậy mới "thêm bạn bớt thù", rất hợp trong tình hình hiện nay.
    Tôi, một người còn trẻ, còn phải học hỏi nhiều để có cách sống tốt. Bác Thép là thần tượng, hình mẫu cho tôi noi theo...
    Cảm ơn Bác rất nhiều. Mong được đọc nhiều ý kiến của Bác hơn nữa.
    Chúc Bác nhiều niềm vui, nhiều sức khỏe.

    Trả lờiXóa
  15. Học người hiểu biết hơn mình là chuyện thường tình mà.

    Tuy nhiên,nếu học được cả người chửi mình thì cũng tốt đó các bác ạ !

    Người tu hành khất thực cũng chỉ với mục đích để học được cách tiêu hóa cái nhìn miệt thị nếu có của đời với kẻ ăn xin mà thôi.

    Mình tự giãi bầy tư duy,dãi bày lòng mình trên mạng khác gì mình ăn xin sự đồng thuận của người khác ,lợi ích thì có gì đâu nếu không là người khác xỉ vả chỉ cho mình thấy cái sai mà sửa,vậy nên bị chửi cũng đáng quý lắm lắm đó.

    Ai đấy từng nói rất hay rằng ,kẻ thù của ta (hay kẻ chửi ta cũng gần như thế?)chính là thày dạy của ta vậy!


    Trả lờiXóa