Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

BÀI THƠ HAY NHẤT THẾ KỶ - "KHÓC NGẤT", "SỐC", "CHOÁNG"..."RÙNG MÌNH" (Công nghệ câu View trên Vietnamnet)

"Quen 3 ngày, hại đời nữ sinh lớp 7 trên nóc chung cư
Cường Đô la bất ngờ hủy kết bạn với Hà Hồ trên Facebook
Đá bồ trẻ, kiều nữ 'gắn như sam' với đại gia 78 tuổi
Bạn gái nhờ ‘cởi đồ', nam thiếu niên dính vòng lao lý

Khóc ngất vì bát phở bình dân 200 nghìn đồng ở Hà Nam.
"Rùng mình" với những hình ảnh xấu ở lễ hội tháng Giêng
Choáng vì thản nhiên đỗ xe, đi vệ sinh giữa đường!
Hà Nội: Đang đi chơi lao về ‘trút bầu tâm sự’

Cụ ông 74 tuổi tử vong ở nhà nghỉ khi đang 'mây mưa'
70 tuổi vẫn bị chồng đánh vì tội... "mang tiền cho giai"
Sau đêm hôm ấy, người yêu cắt hết váy ngắn của em
Vợ chồng xa nhau 3 năm, "yêu" liên tục 2 giờ đã cấp tốc nhập viện"

Trên đây là bài thơ 3 khổ, mỗi khổ 4 câu, một thể loại thơ được xếp hạng kịch độc của nền thi ca đương đại Việt Nam. Bài thơ chứa chan tâm huyết và tình cảm này được biên soạn bởi Ban biên tập VietNamNet, những thi sỹ ưu tú, nhạy cảm và cực kỳ mong manh. Bằng chứng là tần suất các cụm từ "khóc ngất", "sốc", "choáng váng", "rùng mình" hay "thắt lòng" ... xuất hiện rất dày đặc. Điều đó quả thực vô cùng đáng trân trọng, bởi nghệ sỹ là những người rất dễ tổn thương, đôi khi chỉ vì bát phở bị tính giá 200 nghìn cũng đủ để họ "khóc ngất" trên cành quất.

Bài thơ là tiếng lòng bi thương và nức nở của các tác giả khi chứng kiến những mảnh đời éo le, trắc trở, ví dụ cụ ông 74 tuổi tử vong ở nhà nghỉ sau khi chịch gái trẻ, hay vợ chồng xa nhau 3 năm phang liên tục 2 giờ đã cấp tốc nhập viện. Đó còn là tâm sự nhói lòng của cô gái bị cắt hết váy ngắn, sau "đêm hôm ấy", mặc dù cái đêm hôm ấy đêm gì các tác giả không hé lộ.

Đây có thể nói là một sự đột phá mạnh mẽ trong bút pháp của tập thể nhà thơ VietNamNet, khi cấu trúc thơ, vần điệu và những lối mòn khuôn sáo trong nghệ thuật thi ca truyền thống bị phá vỡ bởi sự táo bạo trong việc khai triển các ý, tứ và hình thức thể hiện.

Thơ do tác giả Boy Gia's gom nhặt và viết lời bình, dự kiến sẽ xuất hiện trong tuyển tập "Những vần thơ chói lòa thế kỷ hăm mốt".

Boy Già/ Tre Làng

8 nhận xét:

  1. Cựu Chiến binhlúc 15:22 1 tháng 3, 2016

    VietNamNet ngày càng lá cải hóa. Không bằng G.TL!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dư luận Viên là thứ Kí Sinh Trùng ,Sống bám vào tiền Thuế của DÂNlúc 07:29 2 tháng 3, 2016

      googletienlang2014.blogspot

      Xóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 03:47 2 tháng 3, 2016

    Nhân Tienlang nói chuyện về THƠ, tôi viết những dòng này:
    1. "Chiều Xuân muộn, trải tâm tình khao khát,
    Máu thèm yêu rào rạt mảnh hồn trai
    Tôi gặp em một mình bên đống rác
    Tóc rối bời nắng nhạt phủ bờ vai...
    Đây là bài thơ: "Mối Tình Bên Đống rác".
    Tác giả: Nhà thơ Trang Thế Hy, ông đi kháng chiến ở miền Đông Nam Bộ. Bài thơ khá dài rất xúc động, kể chuyện cảnh đời một em bé nhặt rác trên bãi rác. Với tôi bài thơ thấm đẫm trong tâm hồn vì cám cảnh đời em bé, một phần cảnh ngộ gần giống nhau, lại mỗi ngày tôi đi qua lại 4 lần trên con đường có bãi rác to ở Đường Dương Bá Trạc Q8, cách cầu chữ Y chừng 2km. Tiếc rằng bài thơ này tôi không còn giữ được bản chép tay từ những năm 1958. Tôi cố nhớ nhưng vẫn quên mất một đoạn, tìm trên mạng các trang THƠ cũng không thấy. Bạn nào thuộc cả bài xin chép lại đưa lên mạng cho tôi và nhiều người từng biết nay tìm đọc lại. Cảm ơn nhiều.
    2. Bài thơ "Một Thế Kỷ Mấy vần Thơ" của TRUY PHONG, tác giả viết để Tiễn chân anh lính Pháp về nước năm 1956.
    "Ánh hồng chói rạng chân trời mới
    Ngọn lửa binh đao tắt lịm rồi
    Có kẻ chiều nay về cố quán
    Âm thầm không biết hận hay vui?
    ...
    Chiều nay, trên nghĩa địa
    Có một đoàn tân binh
    Cờ rũ và súng xếp
    Cúi đầu đứng lặng thinh
    Nghẹn ngào giả biệt người thiên cổ
    Đất lạ trời xa sớm bỏ mình...
    Bài thơ rất dài tôi thuộc lòng nhưng tam sao thất bổn. May là tôi có được bản gốc của các anh chị cựu Thành Đoàn gặp tác giả ở cù Lao Dài in thành sách. Bài thơ này gây xôn xao dư luận ở Sài Gòn và HSSV chuyền nhau chép học thuộc còn dùng để diễn văn nghệ dù bị chính quyền cấm ngay khi nó xuất lần đầu trên Tuần báo Tiến Thủ.

    Có thể nói đây là bài thơ hay nhất ở Sài Gòn thời những năm 50 thế kỷ trước. Xin giới thiệu với với bạn bài thơ này hiện có trên mạng.

    Trả lờiXóa
  3. Những thằng DLV, Ăn Tiền Thuế của DÂN mà hành Nghề nói LÁO, Xã Hội ĐÉO cần Chúng Mầylúc 07:29 2 tháng 3, 2016

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Đố các bạn biết: VÌ SAO ? dư lợn viên SỐNG = NGHỀ nói LÁO chuyên nghiệplúc 07:32 2 tháng 3, 2016

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Yêu cầu quản trị viên xóa 2 còm trên kia đi.

    Trả lờiXóa
  6. DÂN ĐỒNG THÁPlúc 10:49 2 tháng 3, 2016

    Báo VNN đăng tin về nhà thờ tổ của NSƯT Hoài Linh:
    "Một lãnh đạo UBND quận9 xác nhận, sau khi làm thủ tục chuyển đổi 10% diện tích nông nghiệp sang đất nhà ở theo quy định, danh hài Hoài Linh có thể tiếp tục được xây dựng và hoàn công dự án nhà thờ 100 tỷ".
    Tin này cho biết cụ thể : "Sau khi xem xét đề nghị của phòng Quản lý đô thị, UBND quận 9 đã xử phạt đối với ông Nguyễn Võ Hoài Linh với số tiền 6 triệu 25 nghìn đồng.
    Theo đó, tháng 9.2015, Hoài Linh tổ chức thi công ba công trình không có giấy phép xây dựng. Bao gồm hạng mục diện tích 319 m2; hạng mục 68 m2 và hạng mục 128 m2. Cả ba công trình là 515 m2.
    Theo quy định tỷ lệ đất được chuyển đổi từ nông nghiệp sang xây nhà ở 10% thì Hoài Linh sẽ có 700m2 đất làm nhà, mật độ thấp hơn đất chuyển đổi xây dựng chắc Hoài Linh đủ diện tích đã xây dựng 515 m2.
    Cơ quan chức năng quận 9 đang hướng dẫn nghệ sĩ Hoài Linh làm thủ tục xin phép xây dựng theo quy định".
    Như vậy, không có chuyện nhà thờ tổ của Hoài Linh bị tháo dỡ như tin đồn là đã rõ.
    Khi mọi người ầm ỷ tung tin nhà thờ tổ Hoài Linh bị tháo dỡ thì Bác Người Đất Thép gửi Comment cho Tienlang nhận định Chính quyền sẽ hướng dẫn Hoài Linh làm thủ tục chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở để tiếp tục xây cất mới hoàn công được và không có chuyện tháo dỡ. Cảm ơn Bác Thép đã chỉ rõ và khẳng định công trình nhà thờ tổ nghiệp của Hoài Linh không như khu nhà ở Lê Trực Ba Đình Hà Nội, càng không như Dinh thự trên núi Hải Vân. Bác nói quá đúng!

    Trả lờiXóa