Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Facebooker Trần Minh Lợi bị bắt: CHỐNG THAM NHŨNG VÀ BỊ THAM NHŨNG ... CHỐNG?

Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh vừa có viết bài với tựa đề: Công an khám nhà người tố công an nhận 60 triệu đồng
Đúng như “dự báo” của bác TreLàng, giờ này bản báo đã kịp âm thầm sửa lại tiêu đề bài viết thành Xúi giục đưa hối lộ, ông Trần Minh Lợi bị bắt. Nhưng các anh chị vẫn có thể thấy cái tên cũ ở link dưới đây.
Sau khi bài đăng, anh Nhà báo Phan Lợi (phóng viên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh) một admin chính của gr Diễn Đàn Nhà Báo Trẻ bèn thổi bùng ngọn lửa dư luận bằng cách hỏi nguyên văn như sau: Chống tham nhũng và bị tham nhũng...chống?
Đó là cách hỏi mớm cho dư luận chửi công an! 
Trên fb, gr phản động có cái tên mỹ miều là "Nhật ký Yêu nước" đã nhanh chóng "chia sẻ" bài báo Công an khám nhà người tố công an nhận 60 triệu đồng với lời dẫn kích động:
---------------- 
NÓNG !!!
CA tổ chức khởi tố, bắt giam ông Trần Minh Lợi - một người nổi tiếng chống tham nhũng tại Daklak!
Ông Lợi là người đã thu thập bằng chứng tố cáo nhóm CA huyện Đắk Mil (Đắk Nông) nhận 60 triệu đồng từ các nghi phạm bị bắt trong vụ đánh bạc.
CA khép ông vào tội "xúi giục người khác đưa hối lộ" !
Dưới gầm trời XHCN, chống tham nhũng không thể có đất sống
[K]
http://tuoitre.vn/…/cong-an-kham-nha-nguoi-to-…/1071916.html


Stt kích động này đã có đến gần 2000 like, gần 200 lượt chia sẻ và hàng trăm ý kiến chửi bới, miệt thị chính quyền.
Đó, chỉ vì một chút cẩu thả, báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh đã tiếp tay cho lũ phản động, rận chấy tha hồ xuyên tạc, bịa đặt!
Sự thật về vụ việc này, mời bạn đọc nghe chính người trong cuộc là chính "Người hùng chống tham nhũng" Trần Minh Lợi và ông Doãn Hữu Long- Giám đốc Sở Y tế Dăc Lăk cùng cô Doãn Phương Linh - con gái ông Long nói gì qua hai bài báo Giả doanh nghiệp để gài bẫy con gái Giám đốc Sở y tế  và bài Ông Trần Minh Lợi nói gì trong cuộc gặp gặp GĐ Sở Y tế Đăk Lăk? rồi tự đưa ra nhận định của mình!
Google.tienlang xin đưa về đây nhận xét của Nhà báo Đức Hiển- Tổng thư ký báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh về vụ việc này.
"Mình không biết Trần Minh Lợi là ai, cho đến nửa tháng trước, thằng em dân Cư Kuin, hàng xóm của Lợi, chỉ cho mình trang facebook chống tham nhũng của anh ấy. 
 Đúng sai trong các vụ việc mình không có điều kiện để nhận định, nhưng về cách làm, mình thấy anh ta mạo hiểm quá. Mới tối qua thằng em hỏi, mình nói mình thấy rõ là Trần Minh Lợi có thể chết vì chơi dao.
Thứ nhất, Trần Minh Lợi nhiệt tình và có một số kỹ năng trong việc ghi âm, quay lén và thu thập thông tin. Tuy nhiên một nghiệp vụ xuyên suốt được Lợi sử dụng là điều tra nhập vai và cài bẫy. Nhập vai là một thủ pháp đặc biệt, nhưng không nên lạm dụng. Bởi để “hóa thân”, người nhập vai cần biết rõ đó là vai diễn và rút ra trước khi nó gây hậu quả cho cá nhân và xã hội. Việc thu thập chứng cứ với việc tạo ra tình huống, thúc đẩy người khác vi phạm nhằm thu thập chứng cứ là hai việc khác nhau, và giữa chúng là một khoảng cách cực kỳ mong manh.
Một nguyên tắc khi nhập vai điều tra là Không tác động vào sự vật hiện tượng khiến nó thay đổi bản chất. Ngay cả những người dày dạn kinh nghiệm về trinh sát lẫn tố tụng, với sự trợ lực của đồng đội và tổ chức cũng có thể vướng cái bẫy do mình cài, như thợ săn chết vì đạp trúng bẫy thú, do vượt qua những giới hạn. Trên facebook của Trần Minh Lợi, nhiều người cũng đã comment cảnh báo điều này. Tuy nhiên anh ta cho rằng khi bắt ma túy hay bắt tội phạm, công an cũng gài bẫy. Chuyện công an gài ai và gài tới đâu không biết, nhưng ông nào cài đặc tình mà rút ra không kịp để đặc tình vướng vào tố tụng thì ông đó chết chắc. Hơn nữa cơ quan tố tụng có những thẩm quyền điều tra mà nhà báo và công dân không có, vì vậy đừng so sánh
Thứ hai, Trần Minh Lợi cùng lúc tạo ra quá nhiều kẻ thù. Trong một thời gian ngắn, Lợi đụng quá nhiều người. Một trong các nguyên tắc điều tra là cô lập các đối tượng, thì cách làm của Lợi lại có thể khiến các "kẻ thù" đồng cảm và đoàn kết với nhau. Và như thế, khi nào người điều tra cũng ở thế tứ diện thọ địch. Điều đó sẽ phân tán quá nhiều công sức đối phó.
Thứ ba là Lợi quá khoa trương và chủ quan về khả năng. Trong một thời gian ngắn, anh ta biến nhà riêng của mình thành một văn phòng không chính thức và mở rộng số lượng, quy mô vụ việc lẫn địa bàn "đánh" tham nhũng ra cả hai tỉnh Đắc Lắk và Đắk Nông. Một bộ máy hùng hậu cũng khó có thể làm điều đó. Nhiều cuộc "điều tra" Lợi chỉ dựa vào tư liệu từ một phía và trong vài ngày đã “công bố kết quả” trên facebook, mà ở đó có thể tìm thấy rất nhiều những sơ hở về cả chứng cứ và lập luận. Mình mới đọc lại vụ Lợi cài bẫy con gái ông Giám đốc Sở Y tế trên Tuổi Trẻ. Với những gì tờ báo này chỉ ra, thì chứng cứ đưa hối lộ của Lợi rất rõ còn chứng cứ nhận hối lộ của chị kia thì không có.
Trả lời một số lời khuyên của mọi người qua các comments trên facebook cá nhân, Lợi cho rằng Hoài Nam Báo Thanh Niên không bị xử lý vì gài bẫy thi anh ta cũng không bị xử lý. Điều này e Trần Minh Lợi thiếu thông tin, Hoài Nam có kinh nghiệm, kiến thức và những liên hệ mật thiết với Thanh tra công an trước, trong và sau cuộc điều tra; Hoài Nam được BBT bảo vệ khi đối diện với Thanh tra Cục báo chí. Về nguồn lực lẫn quy trình, Nam chặt chẽ hơn nhiều nhưng Nam vẫn từng bị hệ lụy.
Thứ tư, cách làm của Trần Minh Lợi vô hình trung tự cô lập mình, anh gây lo ngại cho nhiều người do sợ liên lụy. Với những gì anh công bố trên facebook, có vẻ như bất kỳ cuộc giao tiếp nào cũng bị anh đặt máy quay lén hoặc ghi âm. Điều đó sẽ hạn chế các giao tiếp và các mối quan hệ xã hội để trợ lực khi cần thiết. Người ta ngại hớ hênh, và cảm thấy mất tự do khi trước mặt mình là một người luôn tận dụng mọi cơ hội để quay lén, ghi lén làm bằng chứng.
Dĩ nhiên làm điều tra chống tiêu cực thì phải chấp nhận trả giá. Nhưng những tiếng tôn vinh (lẫn tung hô) dễ khiến người điều tra chủ quan; vài thắng lợi có thể khiến họ vượt qua những ranh giới cần thiết. Với pháp luật, trừ trường hợp phải xâm hại một lợi ích nhỏ để cứu lấy một lợi ích lớn hơn của cộng đồng (trong tình thế cấp thiết), thì việc gài bẫy không được coi là tình tiết miễn giảm, không được lấy mục đích biện minh cho phương tiện.
Và nữa, bản chất của đám đông là nặc danh. Cho nên đám đông có thể tung hô một người điều tra, khiến người đó nghĩ rằng mình thế thiên hành đạo, là anh hùng cứu thế giới. Nhưng khi bạn lâm nạn, trong đám đông ấy khó có ai có điều kiện lẫn sự tận tâm để cứu bạn. Họ có thể quay lưng với bạn mà không hề áy náy, bởi vì xung quanh họ mọi người cũng quay lưng với bạn như vậy.
Bạn có thể tìm thấy niềm vui trong đám đông, nhưng trước đó hãy nên trải nghiệm những nỗi đau đối diện một mình, để biết được giới hạn sức mạnh của đám đông".


Nhà báo Nguyễn Đức Hiển sinh năm 1973, quê gốc Hà Tĩnh. Từ năm 1997 đến nay làm phóng viên rồi chuyển qua công tác tòa soạn tại Báo Pháp luật TP.HCM. 
Tác giả từng nổi danh với hàng loạt điều tra gây rúng động xã hội như: Tôi đi tìm Bao Công, Tôi thử làm Bao Công, Tận đáy xã hội, Dọc đường mãi lộ, Hai Lúa đi tìm Công lý, Hành trình ngược từ những lời tuyên án vô tội, Khi tôi tuyên án tử hình… Các loạt bài điều tra của nhà báo Đức Hiển như mũi nhọn xung kích góp phần cùng đồng đội tạo ra điều mà Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng nhận định: “Hiện tượng trong làng báo!”

Lê Hương Lan

20 nhận xét:

  1. Ngoài những thông tin mà anh Đức Hiển nói trên kia, theo nhiều bài báo gần đây còn có thông tin ông Trần Minh Lợi kiếm tiền từ dịch vụ điều tra của mình. Ông ta nói "vay" nhưng không trả của rất nhiều người chứ đâu phải làm miễn phí!

    Đọc trao đổi của ông ta với ông Giám đốc Sở Y tế Đắc Lăc mới thấy rõ ràng ông ta cố tình gài bẫy cô Phương Linh rồi muốn tống tiền ông bố cô linh!
    http://soha.vn/xa-hoi/ong-tran-minh-loi-noi-gi-trong-cuoc-gap-gd-so-y-te-dak-lak-20160323105104436.htm

    Trả lờiXóa
  2. Dĩ nhiên làm điều tra chống tiêu cực thì phải chấp nhận trả giá. Nhưng những tiếng tôn vinh (lẫn tung hô) dễ khiến người điều tra chủ quan; vài thắng lợi có thể khiến họ vượt qua những ranh giới cần thiết. Với pháp luật, trừ trường hợp phải xâm hại một lợi ích nhỏ để cứu lấy một lợi ích lớn hơn của cộng đồng (trong tình thế cấp thiết), thì việc gài bẫy không được coi là tình tiết miễn giảm, không được lấy mục đích biện minh cho phương tiện.
    ====
    Nhất trí với Đức Hiển!
    Trong quá khứ, Trần Minh Lợi đã làm được một vài việc tốt.
    Nhưng gần đây, anh Trần Minh Lợi đã vượt qua cái lằn ranh đỏ. Kiếm tiền từ việc "đấu tranh chống tham nhũng", anh ta đã cố tạo ra tình huống, gài bẫy, vu oan cho người khác (cô Doãn Phương Linh) rồi lại hù dọa bố cô Linh (ông Doãn Hữu Long) nhằm tống tiền.
    ----------------------
    Ông Trần Minh Lợi nói gì trong cuộc gặp GĐ Sở Y tế Đăk Lăk?

    “Vụ việc này, một cán bộ rất to của tỉnh đề nghị tôi làm sao chứng minh được việc này có liên quan đến bố con ông Long”, ông Trần Minh Lợi nói với ông Long trong cuộc gặp ngày 13/3
    Như bạn đọc đã biết, ngày 8/3/ 2016, cô Doãn Phương Linh đã mang số tiền ông Lợi để lại nhà mình đi trình báo công an. Ông Lợi không biết điều này.

    Đến ngày 13/3/2016, từ một người làm báo quen ông Long, ông Lợi muốn có một cái hẹn với ông Long. Ông Long đã đồng ý gặp, tại quán cà phê An Thái, TP. Buôn Ma Thuột.

    Một ngày sau cuộc gặp này, không đạt được ý đồ của mình, ông Lợi đã làm đơn tố cáo cha con ông Long với những “nhà báo quen” và gửi tài liệu qua Công an tỉnh Đăk Lăk.

    Cuộc gặp này đã được phóng viên ghi âm lại. Và sau đây, để khách quan, chúng tôi xin trích dẫn băng ghi âm này.
    "Có lẽ anh gay go"

    Ông Lợi: Anh à, Linh có giao dịch với tôi 4 cuộc điện thoại thể hiện đầy đủ tin nhắn và có cả video clip. Đương nhiên tôi đưa lên đây mà tôi chưa bung ra, tôi chỉ cần thay đổi chế độ người dùng là cả nước biết luôn.

    Tôi chứng minh đây là nhà của anh: Nguy hiểm vô cùng, làm việc hôm đó thì cô ấy có nhận tiền và duyệt danh sách của tôi 9 loại tân dược thì trong đó có đề nghị đưa vào loại nào và loại nào thì cô ấy có nói chờ về hỏi ý kiến của anh.

    Ông Long: Tôi không hề hay biết câu chuyện và bản chất sự việc như thế nào.

    Ông Lợi: Nguy hiểm quá anh: anh đang làm Giám đốc sở, là tỉnh ủy viên mà con cái thế này thì chết. Trong nhà anh tôi đã chụp được ảnh cháu nhận tiền.

    Trong lúc báo chí đăng như vậy, Ủy ban tỉnh chỉ đạo như vậy mà con gái anh làm như vậy thì tôi nghĩ rằng không ổn.

    Tôi nghe báo chí phản ánh và nhân dân tố cáo nên tôi muốn chứng minh sự việc này này nên tôi phải “đi đêm”.

    Hôm đó tôi đóng vai một doanh nghiệp ở công ty dược đến gặp con anh chứ bản thân con anh không có lý do gì để tiếp doanh nghiệp tại nhà cả.

    Cháu Linh nói với tôi đang nghỉ sinh được 1 tháng nên hẹn gặp tôi tại nhà anh. Và tôi cùng dư luận có thể chứng minh con gái anh làm việc trái pháp luật tại nhà anh.

    Câu chuyện mà ta đang nói sở đây tức là: tôi đề nghị anh thứ nhất là anh nên về dạy lại cháu vì hình vi đó là trái pháp luật.

    Và thứ 2 về mặt công việc thì tôi yêu cầu anh những tồn tại gì ở Sở Y tế mà thanh tra, báo chí đang làm thì tôi nghĩ rằng anh chỉ hoàn thành nghĩa vụ của anh thôi.

    Chứ tôi biết 3/4 trong đó là của người kế nhiệm bác Tiến để lại tôi biết mà, chứ không phải do anh hết. Còn vấn đề đấu thầu ai sai thì sẽ xử lý liền. Đặc biệt khi một cán bộ tỉnh nói chuyện với tôi, anh ấy rất bức xúc...

    Qua mối quan hệ này thì tôi đã cho anh biết là tôi đã phá hàng chục vụ án hình sự và có những kẻ bị tố hình sự mà gần đây nhất là 3 thằng công an và gần nhất là vụ Đăk Mil mà tôi vừa xử lý xong.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng tôi đều cho tội phạm cơ hội và ý tôi muốn là dù sao anh cũng là một tỉnh ủy viên, một GĐ sở mà vụ việc này có liên quan đến con gái của anh.

      Vì trong nhà của anh thì có lẽ anh nên về nói chuyện với cháu rồi sau đó ta uống cà phê thôi, ta không nói nữa vì anh chưa nghe cháu nói.

      Tôi đã làm đơn cung cấp thông tin tố giác tội phạm, tôi tính chiều nay tôi sẽ nộp chỗ 37 Lý Thường Kiệt. Tôi gửi Bộ Công an, Bộ Y tế, Ủy ban. Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh và báo chí thì tôi nói tất cả vụ này. Trong này có có 3 file ghi âm và 1 video clip.

      Trong công việc, anh cam kết thực hiện những tồn tại theo đơn thư khiếu nại tố cáo trong phạm vi việc của anh, tôi sẽ im. Nếu không, chức chắn tôi sẽ gửi đơn. Mà cái này báo Tiền Phong mà vơ được, có lẽ anh gay go.

      Ông Long: Theo tôi thì trước tiên tôi sẽ về hỏi lại con tôi, kiểm tra lại vấn đề này. Nếu đúng là con tôi gợi ý, làm khó dễ doanh nghiệp hay có những động cơ không tốt thì nói thật nếu báo không đăng thì tôi cũng làm rõ sự việc.

      Nhưng ngược lại nếu nó bị người ta gài bẫy, chơi xỏ thì lại khác. Một động cơ bị gài bẫy và một động thái tự nhiên thì hoàn toàn khác nhau nên bây giờ chưa nói được điều gì.

      "Tôi mà làm thì không ông nào đỡ được đâu!"

      Ông Lợi: Hiện tại, tất cả diễn biến, tài liệu tôi cầm hết, nó (ý nói cô Linh) có cái gì đâu?

      Tôi nghĩ rằng thật sự trong việc này nếu bố con anh muốn thì có 1 chiều hướng tốt, nhân văn hơn đó là phụ thuộc vào niềm tin thôi.

      Đó là tôi tin anh ! Thì may ra... Còn nếu tôi phát hiện ra có cái gì đối phó hoặc không trung thực với tôi thì tôi ghét cái đó nhất.

      Nếu con anh đủ bản lĩnh, ai gài nó được. Cũng như tôi đây này, sao anh gài tôi được?

      Tại sao con gái của một Giám đốc sở lại hẹn doanh nghiệp tại nhà để bàn việc đấu thầu và lấy tiền? Tôi chỉ nói từng đấy thôi. Anh không thể nói rằng anh minh bạch để tôi dụ. Làm gì có chuyện đó?

      Ông Long: Thế này anh Lợi: việc trong phạm vi của tôi, tôi sẽ làm, và làm thì làm có quy trình, vì công tác tổ chức đâu phải tùy tiện? Ủy ban tỉnh yêu cầu báo cáo. Sở Y tế báo cáo, báo cáo thì tôi sẽ cho anh hay

      Ông Lợi: Cái đó anh chẳng cần nói tôi. Báo chí nó cũng đăng la liệt ấy chứ. Tất cả mọi diễn biến trong sự việc này tài liệu tôi nắm giữ hết chứ con anh không có cái gì đâu...

      Anh nên nhớ có 1 điều thế này: trong vụ việc này có một cán bộ rất to của tỉnh đề nghị tôi vào cuộc làm sao chứng minh được việc này có liên quan đến bố con ông Long.

      Họ đã gặp trực tiếp tôi, tuy tôi không công khai ra là ai nhưng đó là một cán bộ trong Ủy ban tỉnh rất bức xúc việc này. Họ biết rằng tuy rằng anh mới lên, bắt đầu có sai phạm gì, thủ tục hành chính có gì hay không hay vấn đề gì về đấu thầu thôi.

      Có cán bộ cao cấp của tỉnh đề nghị tôi. Người ấy nói rằng chỉ có tôi mới làm được việc này mà đúng chỉ có tôi mới làm được.

      Qua câu chuyện này, đồng chí còn nói nhiều vấn đề nữa. Kể cả chuyện con bé nhà anh. Nhưng tôi mới chỉ nghe một chiều thôi. Có gì sau này báo chí xác minh.

      Ông Long: Thưa anh, họ nghĩ vậy là họ nghĩ sai bản chất con bé. Và riêng tôi thì tôi giáo dục con rất kỹ. Còn những thông tin này tôi sẽ xem lại.

      Xóa
    2. "Báo đó đang chú ý anh cực kỳ luôn. Nó mà vớ được cái này..."

      Ông Lợi: Nói thật, tôi mà làm đương nhiên không ông nào đỡ được đâu!

      Thôi thì chiều nay trước 3 giờ anh gặp lại tôi, anh về nói với cháu, nếu nó thành tâm nó biết được việc đó là nó sai, nó xin lỗi bố nó trước, nếu anh có lời với tôi bài bản, thì tôi sẽ đồng ý để anh tự khắc phục.

      Còn nếu những gì tôi chứng minh (mà tôi chứng minh bằng đơn từ nhá), gia đình vẫn nói rằng gia đình không chịu, thì gia đình vẫn có quyền ý kiến và tôi sẽ đề nghị pháp luật làm rõ. Thế thôi. Thực sự đó là cơ hội.

      Tôi nghĩ rằng, vụ này mà bung ra, một tỉnh ủy viên như vậy, chắc chắn sẽ bị xử lý. Không thể nói gì được. Cho dù anh có vô can trong vụ này mà con anh như thế thì anh sẽ bị xử lý ngay.

      Công an già mồm bị tôi bắt hết vụ này vụ nọ, đầu tiên thì thằng nào cũng kêu oan nhưng rồi sau thằng nào cũng bị xử lý không thằng nào dám kêu và khiếu nại tố cáo tôi về tội vu khống cả.

      Bằng chứng là 3 thằng công an mới sau này, tôi lên tôi ở lại 2 ngày tôi đóng nhân viên trong quán rồi tôi bắt sống cho bằng được. Tôi phải chứng minh bằng kiểu đó, không có nó cãi chứ!

      Tôi nghĩ rằng, bé nhà anh, một đứa bé đang quá ít tuổi, nó dại dột thôi chứ nó chưa đủ bản lĩnh để mà đối phó với những chuyện trên đời này anh ạ!

      Chứ nếu con gái anh là một đứa có sừng sỏ rồi á, nó tai tiếng nọ kia rồi á, thì không bao giờ tôi chấp nhận được để mà có cuộc trò chuyện này.

      Thôi thì pháp luật tôi chưa nói đúng sai nhưng cơ hội chính trị của cha con anh thì anh biết rồi đó, nó ảnh hưởng vô cùng

      Đặc biệt là báo Tiền phong, nó đang chú ý anh cực kỳ luôn. Nó mà vớ được cái này, chết luôn.
      Anh cứ nói ý kiến của gia đình anh, tôi sẽ nghe lại một lần nữa. Quan điểm của tôi như thế này: anh nói đúng sự thật và tôi chứng minh đúng sự thật, hai bên tìm được tiếng nói và có sự đồng cảm. Còn anh nói không đúng sự thật thì tôi sẽ chứng minh tôi đúng. Vậy thôi.

      Thôi, vấn đề là vậy thôi. Có gì thì chiều anh gặp tôi trước 15h.

      Xóa
    3. Ông Doãn Hữu Long: Nếu sợ ông Lợi, tôi sẽ không gặp ông ấy

      PV: Thưa ông, tại sao ông đồng ý có cuộc gặp với ông Lợi?

      Ông Long: Tôi cần gặp vì tôi cần biết ông ấy muốn gì.

      Tôi đến tiếp xúc trong trạng thái bình tĩnh. Trong cuộc gặp đó, tôi thấy ông này muốn tạo cho tôi một lòng tin ở tình nghĩa đồng hương, rồi quân tử…, rồi nói chỉ có tôi ông ta mới ứng xử thế còn người khác ông ta đã nộp tài liệu cho cơ quan chức năng rồi.

      Tuy nhiên, trong suốt quá trình nói chuyện, bộc lộ ra là ông ta dùng những cảnh quay, những lời nói ghi âm chắp ghép để khủng bố tôi. Nếu tôi và gia đình tôi không có những ứng xử phù hợp, ông ta sẽ báo cơ quan chức năng và tung clip lên mạng.

      PV: Ông có sợ không, thưa ông?

      Ông Long: Không.

      PV: Cuộc hẹn gặp 3 giờ chiều sau đó giữa 2 người sau đó có diễn ra không?

      Dĩ nhiên là tôi không gặp vì chẳng việc gì tôi phải gặp lại. Sau khi gặp thì ông Lợi cũng có liên lạc với tôi và con tôi để xem thái độ ứng xử với gia đình như thế nào.

      Không đạt được mục đích thì ông ta tung clip lên mạng và làm đơn tố cáo, chúng tôi không có gặp gỡ hay trao đổi.

      Hôm tôi tháp tùng đoàn của Bộ trưởng Bộ Y tế đến gia đình đứa bé ở Cư Kuin, thì thấy ông ta ở đó và chào bác sĩ Long, tôi cũng bắt tay bình thường.

      PV: Ông Lợi nhắc về sự liên quan giữa việc ông ấy tố cáo có liên quan đến việc đấu thầu thuốc ở Sở Y tế, nơi ông làm Giám đốc. Ông nói gì về điều này?

      Ông Long: Chúng tôi đã làm giải trình gửi lên các báo liên quan cũng như cơ quan chức năng. Sau đó, VOV có phỏng vấn trực tiếp về những thông tin liên quan.

      UB tỉnh có tổ chức họp báo, thì các cơ quan báo chí tỉnh Đăk Lăk cũng như báo trung ương đóng trên địa bàn, lãnh đạo Sở Ban ngành, tôi có trả lời những thông tin mà báo chí nêu như là nói Sở y tế có nhóm lợi ích, tạo rào cản, đóng tiền bảo lãnh là sai…

      Tất cả trả lời của tôi vào buổi đó là Sở y tế làm đúng. Các nhà báo, đặc biệt là những nhà báo từng viết các bài nói sở y tế sai cũng không có một ý kiến chất vấn lại.

      Giám đốc sở Thông tin truyền thông Đắc Lắc hỏi đến 3 lần cũng không có một lời phản biện lại.

      Sau đó, thông tin dư luận rầm rộ, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh thanh kiểm tra để trả lời. Đoàn Thanh tra liên ngành có Sở kế hoạch đầu tư, Thanh tra tỉnh, Ủy ban kiểm tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh mời các chuyên gia độc lập kiểm tra liên ngành.

      Sau 2 tháng thanh tra, đến nay vẫn chưa ra kết luận cuối cùng.

      Có mối liên hệ giữa ông Lợi và việc này hay không, thì trong cuộc gặp, ông Lợi cũng nói là “rất bức xúc với thông tin trên báo chí nên ông ấy đi chứng minh có mối liên hệ nào với việc đấu thầu thuốc”

      Tư duy của ông ta nghĩ là nếu con tôi nhận tiền hối lộ để đưa thuốc vào thì đó sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra chuyện ì xèo trong đấu thầu thuốc.

      Còn việc ông Lợi làm trong sáng hay không, động cơ thế nào, người nào đứng sau lưng hay không, tôi nghĩ cơ quan điều tra, chứ không phải trách nhiệm của tôi

      PV: Nếu giả sử đây là một cuộc đấu giữa một người dân thường đấu với một ông giám đốc sở thì phần thua, theo đồn đoán, sẽ dễ thuộc về người dân thường. Ông nghĩ thế nào?

      Tôi không quan trọng thắng thua. Tôi nghĩ ở góc độ công việc, qua việc thông tin tố cáo của ông Lợi với tôi và con tôi, các cơ quan chức năng cần xác định rõ hành vi cũng như động cơ của ông Lợi và hành vi động cơ của con tôi để xác định ai sai ai đúng.

      Để rồi từ đó chiếu theo những quy định pháp luật, để xử lý.

      Con tôi sai, con tôi bị xử lý. Ông Lợi sai, ông Lợi bị xử lý. Còn nếu ông Lợi gài bẫy với mục đích phi pháp khi cơ quan chức năng xác định, thì ông Lợi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì hành vi anh Lợi gây ra

      Còn ông ta kiện tôi hay tôi kiện lại là chuyện bình thường trong xã hội pháp quyền. Cơ quan chức năng xác định ai sai đó là việc của pháp luật.

      Xóa
  3. Cách làm của anh có thể chưa đúng với pháp luạt , nhưng động cơ của anh là hoàn toàn chính đáng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Động cơ chính đáng?
      Cố tình gài bẫy cho cô Linh, vu khống cho cô Linh và ông Long muốn tống tiền bố con ông Long là chính đáng ư?

      Xóa
  4. Tôi đồng tình với nhận xét bác Nặc 07:16 về hành vi của ông Lợi,còn về động cơ của ông Lợi,mình chưa biết rõ ,cũng chưa thể khảng định là trong sáng hay không,chuyện này cứ để xem tòa phán quyết thế nào.

    Tuy nhiên về mặt thực tiễn ,tôi cho rằng quốc hội đã chưa tỉnh táo lắm khi thông qua luật phòng chống tham nhũng,trong đó truy tối cả người đưa lẫn người nhận hối lộ.luật quy định như vậy nghe qua thì hợp lý nhưng xét cho cùng thì mục tiêu phòng chống tham nhũng của luật này là không đạt.

    Thực ra ,đưa hối lộ là hành vi tự nguyện ,giống như là đưa quà tặng,không thể xếp ngang bằng,xem là tội phạm song trùng với hành vi nhân hối lộ.Ai thích đưa quà tặng,ai thích hối lộ cứ tự nhiên đi,tôi chỉ cần phạt tù thằng nhận hối lộ là đủ đạt mục đích chống tham nhũng .Không phạt người đưa hối lộ thì thằng nhận hối lộ còn ngại xơi phải "thực phẩm bẩn",sợ bị cài mà không dám nhận hối lộ chứ phạt cả anh mua dâm lẫn chị bán dâm...thì họ đưa nhau vào bờ bụi khuất nẻo không bóng người mà mua bán dâm,có mà nào mà rình bắt được bắt được họ chứ...luật phòng chống tham nhũng vừa khép nhưng lại mở như thế ,trách gì tham nhũng vẫn cứ tràn trề và người tố tham nhũng thì luôn bị quy là đồng lõa ,là động cơ không trong sáng để cùng bị chết trước phát luật với kẻ tham nhũng khác gì pháp luật thay lời thằng tham nhũng dọa lại người chống tham nhũng,rằng "ông chết thì mày cũng băng hà dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn " đó....

    Ông Chủ tịch Quốc hội nói rất chí lý rằng 'thủ tục hành chính bây giờ ác độc lắm..."...Sở dĩ nó ác độc bởi không ác độc thì lấy đâu có "màu"????Suy rộng ra,một xã hội mà pháp luật không chỉ ác độc với những hành vi vi phạm pháp luật,lại ác độc cả với dân lành ,ác dộc cả với những quyền cơ bản của người dân thì Cụ Nguyễn Du đã nói rồi,đó chính là kiểu hành xử lạm quyền "Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền ...mà thôi"...Và cũng chính vì thế mà người ta cố tình làm ra thủ tục hành chính ác độc để người dân phải sợ, đã sợ rồi thì con vật như con trăn cũng cũng phải thờ nó,hối lộ cho nó ,rồi thành truyền thống dân gian ...từ cổ xưa khi ông Thạch Sanh còn sống đến giờ ,vì vậy rất vô lý lại đi phạt cả người bị hại,tức người bị bức bách với quyền lực mà phải đi hối lộ,rất vô nhân văn ,vô nhân văn luôn từ trong pháp luật đấy các bác ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị Đồng Thị Kim Thanh viết ý kiến dưới lúc 10:34 còn ý kiến của dzận xĩ vãi lờ đưa ra LÚC 8:54. Do vậy, chắc chắn chị Thanh đã đọc ý kiến vãi lờ nhưng chị í chả thèm giả nhời!

      Anh vãi lờ viết như ri:
      ---
      "luật phòng chống tham nhũng vừa khép nhưng lại mở như thế ,trách gì tham nhũng vẫn cứ tràn trề và người tố tham nhũng thì luôn bị quy là đồng lõa ,là động cơ không trong sáng để cùng bị chết trước phát luật với kẻ tham nhũng khác gì pháp luật thay lời thằng tham nhũng dọa lại người chống tham nhũng,rằng "ông chết thì mày cũng băng hà dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn " đó...."
      Đúng là Đã là dzận cháy anh nào cũng ngu, Chỉ có ngu mới mần được dzận chấy!

      Thôi, tớ làm phước chỉ ra cho cậu xem cậu có sáng thêm chút nào không:

      1. Quy định hình phạt cho cả người đưa và cả người nhận hối lộ là quy định ở Bộ luật Hình sự chứ không phải ở Luật Phòng chống tham nhũng. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Luật PC Tham nhũng chỉ điều chỉnh hành vi của các quan chức (chứ không có hành vi của dân). Quan chức, tức là người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức;
      b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
      c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

      2. Việc xử phạt cả người đưa và nhận hối lộ có ở luật hình sự của hầu hết các nước trên thế giới chứ ko phải chỉ có ở VN.

      3. Trong Bộ luật hình sự không hề đánh đồng trách nhiệm hình sự của người đưa với người nhận hối lộ như cậu nghĩ.
      Để khuyến khích việc tố giác tội nhận hối lộ, tại khoản 6-Điều 289 quy định 2 trường hợp được coi là không có tội hoặc được miễn TNHS:

      + Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

      + Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

      Xóa
    2. Cảm ơn bác Trần,chỉ là thấy luật này luật kia nêu việc phạt cả hai anh đưa và nhận hối lộ ,vậy là thấy bất cập rồi,còn nó ở luật nào thì không phải nghề của văn lâm nên thực lòng cũng không nhớ cho hết được(nói rồi,văn lâm chỉ là người làm nghề xây dựng để các bác nhà luật,nhà văn thông cảm trước rồi mà ).

      bác Trần có nói đến sự khác biệt về luận tội giữa hai anh đưa và nhận hối lộ,nhưng bác thấy không ,chính mấy cái chữ "có thể được miễn TNHS" sự giành cho người đưa hối lộ ấy mà chả mấy khi người đưa hối lộ được miễn trách nhiệm hình sự cả ,do tham nhũng ,nhận hối lộ thường là quan mà đưa hối lộ lại thường là dân;khác nhau trước tòa lắm đó.

      Xóa
    3. À bác Trần còn dẫn ra rằng luật của các nước nó đều phạt cả anh đưa lẫn anh nhận hối lộ nhưng ở nhiều nước phát triển ,việc quản lý tài chính của họ rất quy củ ,thu chi của từng người dân khi cần họ đều có thể điều tra làm rõ,còn VN thì đã đâu được thế .Hơn thế nữa, ở VN hiện nay chưa thấy quan chức nào hay người dân bức xúc tệ hối lộ ,chỉ bức xúc tệ nhận hối lộ, tham nhũng ,chia chác,phết phẩy như một nguy cơ,vậy để phòng chống thì cũng phải chọn chọn đối tượng cho phù hợp thực tiễn và xét đến hiệu quả pháp lý chứ.

      Xóa
  5. Đồng Thị Kim Thanhlúc 10:34 24 tháng 3, 2016

    "Một nguyên tắc khi nhập vai điều tra là Không tác động vào sự vật hiện tượng khiến nó thay đổi bản chất."
    --------
    Nhà báo Đức Hiển đã chỉ ra điều rất quan trọng!
    Mấu chốt ở đó!
    Lướt trên nhiều diễn đàn thấy nhiều bạn vẫn còn băn khoăn khi so sánh hành vi của ông Trần Minh Lợi với công tác trinh sát, nhập vai của công an. Ví dụ, có bạn đưa ra ý kiến trên otofun.net:
    ---
    E thấy nghiệp vụ mấy cụ trinh sát và cả mấy cụ cải trang tham gia bắt ma túy ở bài báo này không khác gì nghiệp vụ của bác Lợi. Vậy theo các cụ có nên đề nghị CQĐT tỉnh Quảng Ngãi bắt giam ngay ko ạ

    http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-l...tinh-nhan-de-bat-ong-trum-ma-tuy-3373694.html

    Trả lờiXóa
  6. Báo Tuổi Trẻ TPHCM có chủ ý chứ không phải là sự bất cẩn .

    Trả lờiXóa
  7. Phước miệt vườnlúc 00:37 26 tháng 3, 2016

    Không phải bất cẩn vô tình vô ý thức gì đâu. Tuổi Trẻ uy tín giờ thua cả con điếm rẻ tiền. Tôi không ưa tham nhũng cả không ưa lều báo nhưng nếu Tuổi Trẻ đăng thì ít nhất 8/10 là mất dạy, bịp bợm. Anh Hùng đã có bài gì đó vạch trần Tuổi Trẻ. Anh Lực cũng vạch mặt Tuổi trẻ nhieu lần.

    Tôi lâu nay vẫn không thích Tuổi Trẻ nhưng chỉ thật sự nhận biết mặt thật của nó qua vụ Hoàng Sa hải chiến tung hô quân ngụy. Hôm trước gặp 1 ông cựu an ninh từ Tây Ninh ra nói thẳng 'Tuổi Trẻ là bọn chó đẻ'. Chúng nó viết bọn tay sai quân ngoại xâm là CHỐNG NGOẠI XÂM (!). Tuổi Trẻ là thằng hung hăng nhiệt tình nhất trong vụ Hoàng Sa quân ngụy này.

    Những tên phụ trách tờ báo này không liên quan gì tới Thành Đoàn nhưng cứ nấp sau bóng Thành đoàn để kiếm ăn, làm bậy. Nó đang làm nhục Thành Đoàn qua các bài viết. Thành Đoàn truyền thống anh hùng bắt nguồn từ các đoàn nghĩa quân thành Gia Định, thành Sài Côn bình Tây sát Tả, rồi đến thời Tây với khẩu hiệu 'Tiêu diệt Thực Dân Pháp và bọn ngụy tề, tuyệt đối tận trung với kháng chiến và Cụ Hồ'. Tới thời Mỹ với khẩu hiệu 'Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt, lập công dâng Bác'. Tra tìm từ khóa trên 'internet' các từ khóa như 'Tuổi Trẻ khốn nạn', 'Tuổi Trẻ mất dạy' sẽ thấy đầy các nơi vạch mặt Tuổi Trẻ và các tha hóa, thác loạn xa đọa ở tờ báo này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng TuổiTrẻ là bọn khốn. Sau vụ hùa sủa nhiệt tình "Hoàng Sa" họ nói gì tôi không còn tin nữa. Ông cậu tôi nói thẳng "chó nó tin". Nói tóm lại họ đã thể hiện vô liêm sỉ, mất hết lương tâm lương tri, phản bội, vô ơn. HỌ là bọn vô ân bội nghĩa, ăn cháo đái bát. Họ mất hết uy tín và tín nghĩa. Từ đây họ nói gì không còn ai tin nữa.

      Xóa
  8. Đúng vậy Tuổi Trẻ chẳng những không liên quan thật sự với Thành đoàn mà họ còn không phải dân Sài Gòn Gia Định. Họ là dân cơ hội tứ xứ về đây kiếm trác. Đủ trò tham nhũng ăn uống tìm mọi cách chui vào đảng.

    Trả lờiXóa
  9. Thần Điêu đại hiệplúc 22:24 28 tháng 3, 2016

    "Dân ta phải biết sử ta,
    Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam."

    - Hồ Chủ Tịch

    Tuổi Trẻ TP là thằng nghịch tử cô hồn các đảng. Trước đây bọn hắn gây thù chuốc oán rồi . Nhưng sau lần Hoàng Sa 2 năm nay thì đúng là bọn hắn gây thù kết oán với tất cả người yêu sử VN.

    Đã vậy hắn còn hùa theo thằng Nguyễn Quang A với bài "Phân biệt đối xử với người tự ứng cử là trái luật." Với bài này thì Tuổi Trẻ TP là CIA hay gì rồi. Quá trắng trợn lộ liễu giữa ban ngày ban mặt.

    Nếu thằng tự ứng cử là thằng điên, thằng phản động, thằng CIA, thằng bán nước, thằng mất dậy thì làm sao không phân biệt được hả quý ngài Tuổi Trẻ ?

    Không phân biệt thì thằng ngay với thằng gian, thằng trung với thằng nịnh, người tốt gương mẫu với kẻ xấu bọn gian, công dân tiên tiến với Việt Tân ngang nhau hết à ? Tuổi Trẻ = Súc Vật.

    Trả lờiXóa
  10. Đã đến lúc tổ chức điều tra nghiêm túc, chi tiết, cụ thể đến toàn bộ bộ sậu báo
    Tuổi Trẻ TPHCM từ cấp trên đến cấp dưới. Không chỉ vụ Hoàng Sa xuyên tạc lịch sử chống Mỹ ca ngợi lính ngụy mà còn rất nhiều vụ việc khác. Việc điều tra này đáng lý ra phải nên làm từ mấy năm trước chứ không phải bây giờ. Quá rõ là tờ báo này có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm. Tôi tin là Đảng và lãnh đạo sẽ sáng suốt và TT TPHCM sẽ sa lưới.

    Trả lờiXóa
  11. Tưởng nhớ quân bán nướclúc 08:31 30 tháng 3, 2016

    Sau khi chế độ sụp đổ công đầu sẽ thuộc về Tuổi Trẻ. Họ sẽ nhận giải thưởng gì đó từ TT Mỹ.

    Trả lờiXóa
  12. Đồng ý. Tuổi Trẻ chẳng những xuyên tạc lịch sử mà còn phụ họa hùa theo Nguyễn quang a, cắt xén lời lãnh đạo, Mặt trận Tổ Quốc, bác Pha. Chó hùa với bọn ma cô chính trị, bọn du côn đồ "tự ứng cử", bọn tay sai chó săn DLV Việt Tân "tự ứng cử". Tuổi Trẻ thoái hóa biến chất và tha hóa và tự diễn biến đến mức mà nhắc tới là đinh ninh nó sẽ có gì đó phản động. Lúc Tuổi Trẻ đăng các bài "hải cmn chiến Hoàng Sa" tôi đọc 1 bài ở quán về nhà nói với ông già vợ, chưa kịp nói vào đề thì nghe đến Tuổi Trẻ là ông già đã hỏi ngay "Nó lại đốt đền à". Tuổi Trẻ nó thảm đến mức mà bây giờ nó chưa cần làm gì đã nghi ngờ, nó vừa làm gì là nghĩ ngay ý nghĩ đầu tiên là nó sẽ đốt đền phản động. Hiện giờ chúng nó đang làm cái "Tự Hào Sử Việt". Nhưng bọn mất dạy này ca ngợi lính ngụy bán nước thì sẽ dạy gì cho bọn trẻ, đây là chuyện nguy hiểm về văn hóa. Chúng làm vụ này 3 năm rồi. Bọn Tuổi Trẻ, Nguyễn quang a và đồng bọn sẽ sa lưới pháp luật.

    Trả lờiXóa