Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

KIỆN TOÀN BỘ MÁY NHÂN SỰ CẤP CAO – QUỐC HỘI VI HIẾN?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh lưu niệm tại phiên họp Chính phủ cuối cùngcủa mình


Vì sao phải kiện toàn bộ máy lãnh đạo ở kỳ họp cuối QH khóa 13?

Bình thường, theo Hiến pháp, nhiệm kỳ của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, bắt đầu và chấm dứt đồng thời với nhiệm kỳ của quốc hội đã bầu lên các nhân vật ấy. Theo cái bình thường ấy, thì tháng 7/ 2016, quốc hôi 14 mới họp phiên đầu tiên, bầu các vị lãnh đạo QH, NN và CP mới. Sau đó, các vị lãnh đạo mãn nhiệm bàn giao công việc và chức trách cho các vị lãnh đạo vừa được QH mới, bầu lên. Thế nhưng, lần này, khi nhiệm kỳ QH khóa 13 chưa hết song trong chương trình Kỳ họp cuối cùng đang diễn ra có nội dung sẽ kiện toàn bộ máy lãnh đạo Đất nước.

Tại sao vậy? Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên báo giới về nội dung này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Sau Đại hội Đảng XII, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban chấp hành Trung ương. Do đó, việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.



Song, ông Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng lưu ý, đây vẫn là bầu nhân sự thuộc khóa XIII, đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, Quốc hội khóa mới sẽ tiếp tục tiến hành bầu nhân sự nhiệm kỳ Khóa XIV theo quy trình.

Cả hai việc này đều đảm bảo được tiến hành dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, mặc dù nhiệm kỳ của các chức danh lãnh đạo là 5 năm, nhưng Quốc hội vẫn có thể thực hiện quyền bãi miễn.

Kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao ở kỳ họp cuối nhiệm kỳ XIII, Quốc hội có vi hiến?

Chúng ta không hề lạ trước những điều xuyên tạc bịa đặt của các thế lực phản động trong và ngoài nước nhân bất cứ sự kiện nào, sự kiện kiện toàn bộ máy lãnh đạo Nhà nước lần này cũng không ngoại lệ. Điều chúng tôi băn khoăn là chính những trang web mà chúng tôi luôn coi là một trong những trang của các bậc đàn anh đáng kính như trang Mõ Làng mới đây lại có bài Kiện toàn công tác nhân sự ở kỳ họp cuối nhiệm kỳ XIII, Quốc hội có vi hiến? với nhưng thông tin sai lệch.

Thứ nhất, tác giả bài viết khẳng định từ xưa tới nay, đây là lần đầu tiên kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa trước đưa bàn, quyết định vấn đề nhân sự quan trọng của đất nước thay vì trao quyền này cho Quốc hội khóa tiếp theo - sau khi được bầu.”

Điều khẳng định trên không chính xác. Trong những năm gần đây cũng đã từng có những lần bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội khi các vị này chưa hết nhiệm kỳ. Ví dụ, tháng 6 năm 2001 Quốc hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Nông Đức Mạnh để bầu ông Nguyễn Văn An thay thế vì ông Mạnh đã được đại hội lần thứ 9 của Đảng bầu làm Tổng bí thư vào tháng 4 năm 2001.

Đặc biệt, Quốc hội khóa XI kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 7/2007 nhưng toàn bộ bộ máy nhân sự cấp cao của Nhà nước đã được thay thế ngay tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI khai mạc vào ngày 16/5/2006, đúng hai mươi ngày sau khi kết thúc Đại hội Đảng lần thứ X. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã: Miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Nguyễn Văn An và bầu Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng thay thế ông Nguyễn Văn An làm Chủ tịch Quốc hội; Bầu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết thay ông Trần Đức Lương làm Chủ tịch nước và bầu Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay thế ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng chính phủ. Cùng với đó, Quốc hội cũng đã phê duyệt, bổ nhiệm và bầu 2 Phó Thủ tướng (Ông Nguyễn Sinh Hùng- nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Trương Vĩnh Trọng-  nguyên Trưởng ban Nội chính Trung ương) cùng 8 bộ trưởng mới.

Thứ hai, theo tác giả, việc thay đổi lãnh đạo cấp cao chỉ hợp hiến khi các vị lãnh đạo cấp cao có đơn từ chức hoặc nếu miễn nhiệm thì phải có khuyết điểm gì đó. Diễn giải Điều 11 Luật Tổ chức Quốc hội, tác giả viết: “ Tại điều 11, Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy định thêm một hình thức có thể áp dụng trong trường hợp miễn nhiệm sớm hơn so với quy định: "Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này theo đề nghị của cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó". Tuy nhiên, phương án "cách chức" này sẽ không áp dụng được bởi có thể cá nhân đó không phải do Bộ Chính trị giới thiệu và đương nhiên vì thế nên Bộ Chính trị cũng không có thẩm quyền đề nghị Quốc hội cách chức.”

Xin thưa, Luật Tổ chức Quốc hội chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan của Quốc hội chứ không điều chỉnh mối quan hệ của Đảng. Do vậy, trong Luật này không hề có dòng nào nói đến chức năng, quyền hạn của Bộ Chính trị. Vậy “cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn…” nói ở Điều 11 Luật Tổ chức Quốc hội này là ai?

Khoản 6 Điều 74 của Hiến pháp 2013 hiện hành quy định: Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội bầu miễn nhiệm bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước. Và theo khoản 2 Điều 88 Hiến pháp thì Chủ tịch nước có quyền “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ”.

Cụ thể hóa các điều trên của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội có Điều 53 quy định về Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước. Như vậy, trong trường hợp này nếu Ủy Ban thường vụ Quốc hội đã có tờ trình đề nghị miễn nhiệm Chủ tịch nước đương nhiệm để bầu Chủ tịch nước mới; và Chủ tịch nước có tờ trình miễn nhiệm Thủ tướng đương nhiệm để bầu Thủ tướng mới thì không cần thiết phải có đơn xin từ chức của các vị này nữa.

Từ các phân tích trên có thể khẳng định việc kiện toàn bộ máy nhân sự Nhà nước cấp cao mà Quốc hội đang tiến hành không có gì vi phạm Hiến pháp và đã có tiền lệ chứ không phải như các thế lực phản động rêu rao.

Hậu Đại hội XII: Điều chỉ diễn ra tại Việt Nam!

Chúng tôi vô cùng cảm động khi đọc được một bài viết khác trên blog Mõ Làng. Đó là bài Hậu Đại hội XII: Điều chỉ diễn ra tại Việt Nam!

Tác giả viết: 
------------------------------

“Hậu Đại hội XII, sau cái thời điểm mà vấn đề nhân sự đại hội xem như đã xong xuôi thì đâu đó trên mạng Internet vẫn có những kẻ "gở mồm" cho rằng, đó chưa phải là sự kết thúc cuối cùng cho những người không có tên trong danh sách Ủy viên Trung ương Đảng, Ban Bí thư và Bộ Chính trị. Theo đó, sẽ có những điều mà theo cách nói của đám này là việc "lật lại thế cờ" của những người "ra về một cách bất đắc chí".

Chúng cũng dự báo rằng, quá trình chuyển giao quyền lực từ Đại hội XI sang Đại hội XII sẽ còn rất nhiều điều phải bàn và sẽ không êm ả như những lần chuyển giao trước đó. Và để phụ họa thêm cho ý nghĩ điên rồ và ảo tưởng này chúng còn "nặn" ra việc "phe thất trận" đang rất mạnh khi nhiều thành viên trong đó đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng của đất nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, tài chính - tiền tệ; sự hậu thuẫn từ bên ngoài cũng được đề cập đến như một điều kiện để đảm bảo rằng kế hoạch "phản trắc" sẽ diễn ra thuận lợi và thành công.

Đọc những bài viết kiểu như thế, tôi có cảm giác Việt Nam đang trong một thời điểm mà xem ra nó còn đặc biệt hơn ở Đại hội VI (tháng 12.1986). Vậy nhưng, mọi thứ đã tan biến không biết từ lúc nào khi tôi được đọc bài viết có tên: "Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhẹ nhàng rời chính trường" của chủ FB Hoang Linh (nhà báo đang công tác tại báo Tuổi trẻ) ghi lại thời khắc "chia tay" giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với đội ngũ phóng viên chuyên trách tại khu vực Phủ Chủ tịch nước.
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tự tay chuẩn bị bữa ăn ở nhà riêng chia tay các PV
Bài viết có đoạn:

"Cũng như chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trương Tấn Sang sẽ sớm bàn giao chức chủ tịch Nước trước 7/4/2016 thay vì đến tháng 7. Nhẹ nhàng, không tiếc nuối là thái độ của ông trong những ngày cuối cùng là nguyên thủ quốc gia." NB Htv Thu Hồng chia sẻ: "Đêm nay , đúng vào ngày khai mạc kỳ họp cuối Quốc Hội khoá 13 CTN mời cả nhóm PV chuyên trách đến nhà riêng ăn cơm. CTN tự tay chuẩn bị bữa ăn & nói với chúng tôi" đây là bữa cơm chia tay". 

Không khí lắng xuống nhưng CT chủ động bắt đầu mọi câu chuyện "gia đình tôi vào loại giàu có nhất làng , khi Ba bị địch phát hiện là cộng sản thì nhà cửa bị tàn phá tan tành , trắng tay. Một mình Mẹ vật lộn nuôi đàn con với tận cùng vất vả. 6 tuổi là bắt đầu một cuộc đời khốn khó , kiếm ăn , giúp Mẹ & học chữ. Ký ức tuổi thơ bé của CT hằn sâu hình ảnh hai người chú bị mổ bụng bêu giữa chợ , người cậu ruột bị bắn chết..."

Và chỉ cần từng đó thôi, không cần đợi vào câu trả lời cho câu hỏi của chủ FB Hoang Linh với câu hỏi cuối cùng: "Còn không biết cảm giác của ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng thế nào?", tôi hiểu rằng mọi thứ đã không xuất hiện những viễn cảnh đen tối như đồn đoán về quá trình chuyển giao quyền lực sau Đại hội. Và rằng, mọi thứ đã êm đềm và bình lặng diễn ra như cái cách nó đến và tôi cá rằng, điều đó chỉ diễn ra tại Việt Nam!”
----- (Hết bài trích từ blog Mõ Làng)
Đó là về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Google.tienlang chưa có thông tin về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì hôm qua ông đã có những lời phát biểu vô cùng cảm động tại Phiên họp Chính phủ Tháng Ba năm 2016- Phiên họp cuối cùng do ông chủ trì. Mời bạn đọc xem tại bài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: SAU KỲ HỌP 11 QH KHÓA 13, CHÍNH PHỦ CẦN SỚM ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC, THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC BÀN GIAO...

Lê Hương Lan 

21 nhận xét:

  1. Phóng viên Tự dolúc 09:29 27 tháng 3, 2016

    Theo chương trình kỳ họp, từ ngày 30/3 đến 12/4, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.

    Theo đó, ngày 30/3, Quốc hội sẽ thảo luận, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Cùng ngày, Quốc hội tiến hành các bước miễn nhiệm Chủ tịch nước và thảo luận về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Nghị quyết bầu Chủ tịch nước sẽ được thông qua vào ngày 2/4.

    Quốc hội cũng sẽ tiến hành miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội, một số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước cũng như bầu nhân sự thay thế các chức danh này.

    Ngày 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng Chính phủ mới.

    Tiếp đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.

    Ngày 8/4, Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm và bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

    Cuối kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận và phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng-an ninh cũng như phê chuẩn thành viên thay thế các vị trí miễn nhiệm của hai Hội đồng này.

    Theo quy định mới nhất của Nội quy kỳ họp Quốc hội, sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án TANDTC sẽ tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết này rất hay!
    Như thường lệ, cô chủ trang đưa ra các lập luận với các chứng lý hết sức rõ ràng để bác bỏ những thông tin sai lệch. Do vậy, bài viết này không thể phản bác.

    Bộ máy nhân sự cấp cao của Nhà nước ta ở Khóa XI, như dẫn chứng các bạn chủ trang nêu trên kia thành ra hoạt động chỉ có chưa đầy 4 năm vì tại Kỳ họp thứ 9 (tháng Năm đến tháng Sáu năm 2006 đã được thay thế bởi một dàn lãnh đạo mới, trong khi QH khóa XI phải đến tháng Bẩy năm 2007 mới hết nhiệm kỳ.
    Chính ở Kỳ họp thứ 9 QH Khóa XI này, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Thủ tướng thay ông Phạm Văn Khải.
    Mấy ông phản động thì chuyên xuyên tạc bịa đặt nhưng họ không nắm được chi tiết lịch sử này nến phán bừa rằng "ông Dũng sẽ chống lệnh Trung ương, sẽ không chịu bàn giao chức trách vì theo Hiến pháp ông ấy có quyền giữ ghế đến tháng 7/2016!"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Khải họ Phan hay Phạm hả cụ Trọng ?
      Vụ này coi như làm nháp để đỡ mất thời gian "depart" nhân sự khóa mới thôi cụ ợ. Cũng tốt

      Xóa
  4. Vâng, quả thật bài này khó lòng cho dzận xĩ Tư nổ văn lâm Nặc nô .... phản bác

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy ông đó về vườn là tốt nhất năng lực không có. mấy ông đó mà làm lãnh đạo thì đất nước cũng vậy thôi , đó ông Dũng ký cái dự án bôxít đó làm sử dụng một lượng nước khổng lồ khiến tây nguyên hạn hán thêm trầm trọng đó , nói thật là mấy ông đó về hưu đi thôi , phá thế đủ rồi

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    4. Cảm ơn chủ nhà vừa dọn rác mà mấy anh dzận tha về từ tên dâm dê Lê Công Định.
      Tôi cũng đề nghị chủ nhà xử nghiêm với anh dzận văn lâm lỗi lạc đề ở đây.
      Vấn đề đang bàn ở bài này là VIỆC KIỆN TOÀN BỘ MÁY NHÂN SỰ CẤP CAO CÓ VI HIẾN HAY KHÔNG?
      Anh dzận xĩ văn lâm ba hoa chuyện đa đảng với độc đảng làm loãng chủ đề.

      Vô văn hóa!
      Người ta đang bàn chuyện này lại nhảy vào họng rồi lái đi sang chuyện khác!
      Thích bàn chuyện đa đảng hay độc đảng thì ở G.TL cũng đã có bài. Về bài đó mà ý kiến!

      Xóa
  7. Ối giời ôi, bà con ra mà xem dzận xĩ văn lâm ngáp ngọng ngáp dại nè!
    ĐA ĐẢNG?
    Như mô hình bu Mẽo nhà cậu, nhể?

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tưởng chết lâu,bốc mả mấy chục năm rồi chứ?Giờ này vẫn hô hảo "bệnh sắp chết,phải mổ" à?Quanh năm suốt tháng,có bao giờ các chú không nói thế đâu mà vẫn sống nhăn ra đấy thôi.Các chú tuổi gì,trình độ gì,có phải bs không mà cứ leo lẻo kêu "người ta bệnh sắp chết" thế?Các chú thấy nó bệnh,thằng khác nó bảo không,chú nào ngon ra mà chỉ cách mổ.

      Xóa
    2. Tưởng chết lâu,bốc mả mấy chục năm rồi chứ?Giờ này vẫn hô hảo "bệnh sắp chết,phải mổ" à?Quanh năm suốt tháng,có bao giờ các chú không nói thế đâu mà vẫn sống nhăn ra đấy thôi.Các chú tuổi gì,trình độ gì,có phải bs không mà cứ leo lẻo kêu "người ta bệnh sắp chết" thế?Các chú thấy nó bệnh,thằng khác nó bảo không,chú nào ngon ra mà chỉ cách mổ.

      Xóa
  9. Cảm ơn chủ nhà vừa dọn rác mà mấy anh dzận tha về từ tên dâm dê Lê Công Định.
    Tôi cũng đề nghị chủ nhà xử nghiêm với anh dzận văn lâm lỗi lạc đề ở đây.
    Vấn đề đang bàn ở bài này là VIỆC KIỆN TOÀN BỘ MÁY NHÂN SỰ CẤP CAO CÓ VI HIẾN HAY KHÔNG?
    Anh dzận xĩ văn lâm ba hoa chuyện đa đảng với độc đảng làm loãng chủ đề.

    Vô văn hóa!
    Người ta đang bàn chuyện này lại nhảy vào họng rồi lái đi sang chuyện khác!
    Thích bàn chuyện đa đảng hay độc đảng thì ở G.TL cũng đã có bài. Về bài đó mà ý kiến!

    Trả lờiXóa
  10. Tôi biết các bạn G.T vì nhiều lý do đã phải loại bỏ những sự thật về khác biệt quan điểm,vậy là không có duyên với nhau để đến với sự thật rồi,bạn đọc nào quan tâm ta sẽ gặp nhau ở trang khác vậy.

    Cảm ơn G.T đã cho nương nhờ it bữa ,cảm ơn những bạn đọc đã chia sẻ quan điểm về đổi mới và phát triển cho VN .Chúng ta,những người lo lắng cho vận mệnh đất nước sẽ có nhiều nơi khác để phát biểu,đóng góp ý kiến ,trả lại trang G.T để các DLV bảo vệ quyền lợi cho số không it những cán bộ đảng viên thoái hóa biến chat lộng quyền tham nhũng.

    Vĩnh biệt và không làm phiền các bạn G.T nữa nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rân trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rân trủlúc 13:03 29 tháng 3, 2016

      Cảm ơn rận xĩ văn lâm vì sự tự nguyện ra đi để trả lại cho G.TL bầu không khí trong lành, có văn hóa của những con người nghiêm túc.
      Những phát biểu của rận xĩ văn lâm tại đây đều ngu vì Đã lạn rận thì phải ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận!

      Bạn Trang- Saigon nhận xét rất chính xác:
      ---------
      " Vấn đề đang bàn ở bài này là VIỆC KIỆN TOÀN BỘ MÁY NHÂN SỰ CẤP CAO CÓ VI HIẾN HAY KHÔNG?
      Anh dzận xĩ văn lâm ba hoa chuyện đa đảng với độc đảng làm loãng chủ đề.

      Vô văn hóa!
      Người ta đang bàn chuyện này lại nhảy vào họng rồi lái đi sang chuyện khác!
      Thích bàn chuyện đa đảng hay độc đảng thì ở G.TL cũng đã có bài. Về bài đó mà ý kiến!"

      Xóa
  11. Rân trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rân trủlúc 13:15 29 tháng 3, 2016

    Đây nè, tôi chứng minh cho rận xĩ Nặc nô rằng "Rận xĩ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận xĩ".
    Anh rận xĩ tự xưng là "Luật xư" Lê Quốc Quân đang bô bô trên Đài phởn động VOA cho thấy anh ta cùng Ban Biên tập VOA cực ngu khi đóng khung trang trọng phát biểu ngu si của Quân mà hắn ta vì ngu nên không biết rằng chính ông Dũng cùng ông Triết, ông Trọng đều được đưa lên các chức vụ lãnh đạo cùng một thời điểm và các vị lãnh đạo tiền nhiệm đều kết thúc nhiệm kỳ sớm khi nhiệm kỳ QH còn hơn 1 năm mới kết thúc.
    Các bạn chủ nhà đã chỉ ra: "Quốc hội khóa XI kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 7/2007 nhưng toàn bộ bộ máy nhân sự cấp cao của Nhà nước đã được thay thế ngay tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI khai mạc vào ngày 16/5/2006, đúng hai mươi ngày sau khi kết thúc Đại hội Đảng lần thứ X. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã: Miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Nguyễn Văn An và bầu Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng thay thế ông Nguyễn Văn An làm Chủ tịch Quốc hội; Bầu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết thay ông Trần Đức Lương làm Chủ tịch nước và bầu Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay thế ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng chính phủ. Cùng với đó, Quốc hội cũng đã phê duyệt, bổ nhiệm và bầu 2 Phó Thủ tướng (Ông Nguyễn Sinh Hùng- nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Trương Vĩnh Trọng- nguyên Trưởng ban Nội chính Trung ương) cùng 8 bộ trưởng mới. "
    -----
    Vậy mà rận xĩ Lê Quốc Quân vẫn bô bô:
    "Cùng một lúc mà người ta lại miễn nhiệm 3 người như thế rõ ràng là một việc rất lớn. Nếu chúng ta không nói chuyện đảng, thì đó là toàn bộ đầu não của một đất nước. Miễn nhiệm như thế, theo tôi, có thể coi là một cuộc đảo chính. Cái chuyện miễn nhiệm cùng lúc 3 vị trí trong một thời gian ngắn như thế này rõ ràng chưa có tiền lệ...
    Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nhận định"


    http://www.voatiengviet.com/content/thay-gi-qua-vu-tam-tru-bi-day-di-som-o-vietnam/3257702.html

    Trả lờiXóa
  12. thế chỉ có độc tài mới là minh anh à bồi bi 13h15?

    Trả lờiXóa