Tác giả Phạm Phú Cường (trái) và bà Midani.
Lời dẫn: Nhân chuyện chị Lê Bình - VTV24 nói rằng chị không đủ thông tin về bản chất cuộc chiến tranh hiện nay ở Syria, Google.tienlang xin gửi tới chị những phân tích của một người Pháp gốc Syria nhằm giúp chị bổ túc thêm kiến thức. Bài được đăng công khai trên VOV.vn như dưới đây:
********************************
VOV.VN - Bà Midani quốc tịch Pháp gốc Syria phân tích về chủ nghĩa can thiệp Mỹ trong
nội chiến Syria và liên hệ
với Chiến tranh Việt Nam
trước đây. Chiến sự Syria hiện đang là mối quan tâm của
nhiều nước trên thế giới. Người Syria
đã có sự liên hệ về cuộc chiến tranh của họ với công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu sự liên hệ này qua cuộc
trò chuyện giữa ông Phạm Phú Cường, thành viên ban cố vấn thành phố Logne, khu
vực Paris và bà Assyar Midani là người Pháp gốc Syria - Chủ tịch của tổ
chức “Con cháu của Ashtar” và tổ chức “Mạng lưới các nhà khoa học Syria ở nước
ngoài – Nosstia”.
----------------
1- Chào bà Midani, bà có thể nói cho chúng tôi biết về bà? Tại sao bà tại từ bỏ tất cả vì hòa bình của nhân dân Syria?
Chào ông Phạm Phú Cường, kể từ khi chiến sự
ở đất nước tôi Syria bắt đầu, tôi đã nghĩ như nhiều người khác rằng đó
là một phong trào quần chúng đòi một số cải cách cần thiết liên quan đến
tự do diễn giải. Tôi đã nhận ra rất nhanh, thông qua tranh luận trên
tất cả các kênh truyền thông ở Pháp, BBC của Anh, CNN của Mỹ và cả Al
Jazeera, Al Arabiya... rằng đúng hơn, đó là một cuộc tấn công công khai
nhằm vào nước tôi bởi nhiều kênh khác nhau. Sự can thiệp chính trị rõ
ràng của các nước phương Tây - Mỹ, Pháp, Anh và Hội đồng châu Âu và NATO
kêu gọi sự từ chức của tổng thống Assad…. sau khi đã ép các tổng thống
Tunisia và Ai cập từ chức và kêu gọi phá hủy Libya bằng sự can thiệp của
NATO.
Từ sự việc này,
tôi đã quyết định đến hiện trường để hiểu và nhìn nhận thực tế. Năm 2011
và 2012, cứ hai tháng tôi lại ở đó một tháng, tôi đã khám phá ra rất
nhanh sự sâu rộng của cuộc chiến. Trong thời gian này, các sự kiện nối
tiếp nhau cùng các lãnh đạo các nước NATO và các Ngoại trưởng của họ
không ngừng đe dọa và yêu cầu lãnh đạo Nhà nước Độc lập của chúng tôi
phải từ chức. Các kênh truyền thông này đã hô hào chống lại Tổng thống Assad với cáo buộc cho rằng ông ấy đã giết nhân dân của mình… trong khi ông ấy bảo vệ nhân dân…
Khi tôi đến Syria
vào tháng 6/2011, tôi đã hốt hoảng với ý tưởng tìm lại đất nước mình
giữa nội chiến. Nhưng chẳng có gì cả, mọi thứ rất bình yên và mọi người
tự hỏi nguyên nhân của sự hốt hoảng và khóc lóc của tôi… Những điều dối
trá có hệ thống và những kêu gọi nội chiến, tôn giáo, thù địch, nổi loạn
và tàn sát cộng thêm số quân lính và lực lượng tuần tra bị giết ở
Syria, trong khi truyền thông Tây phương chẳng nói gì, đã khiến tôi tự
hiểu ra rất nhanh rằng đó là sự tấn công bên ngoài và rằng tôi không thể
cách ly lâu dài được.
Với sự leo thang của chiến tranh
chống Syria,
đất nước bị theo đuổi trong nhiều năm liên tiếp, tôi không thể ủng hộ tất cả.
Và vào năm 2013, những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học và sau đó là những đe
dọa đánh bom của Tổng thống Obama đã khiến tôi phải ở lại cạnh nhân dân tôi ở
đất nước tôi…
2- Đa phần ý kiến công chúng cho rằng Mỹ không trung lập trong vấn đề nội tại của Syria. Lập luận của bà thế nào ?
2- Đa phần ý kiến công chúng cho rằng Mỹ không trung lập trong vấn đề nội tại của Syria. Lập luận của bà thế nào ?
Thật vậy, ngay khi đưa ra danh
sách các Nhà nước phải "lật đổ" để thực hiện "Kế hoạch Cận Đông
mới" từng được Tổng thống Mỹ Bush và Ngoại trưởng Condolessa Rice biện hộ,
Mỹ đã bắt đầu bằng việc xâm chiếm Afghanistan rồi Iraq để tiếp tục với Sudan,
Libya, Syria và Yemen...
Kể từ khi xâm chiếm
Iraq vào 2003, Mỹ đã trừng phạt Syria
vì một mặt đã chống lại sự xâm lược này, và mặt khác đã tiếp nhận người tị nạn Iraq vào Syria. Phải thừa nhận rằng Syria đã
đón nhận những người tị nạn này trong điều kiện tốt mà không đòi hỏi bất cứ
điều gì từ bất cứ ai; họ đã được hòa nhập và đối xử như công dân Syria trong
khi Colin Powell đã đề nghị Bashar al-Assad không chấp nhận họ vào Syria và cắt
đứt mọi quan hệ ủng hộ tổ chức Kháng chiến Palestine và Lebanon hay Iraq. Bởi
thế, Syria
phản kháng trước những áp đặt của Mỹ và các nước phương Tây.
Hơn nữa, việc Syria là trung tâm chính trị Arab, ủng hộ thống nhất Arab và giải phóng Palestine cũng tạo thành cốt lõi của mặt trận Kháng chiến chống lại nước chiếm đóng Israel do Syria, Iran và tổ chức Kháng chiến Palestine và tổ chức Kháng chiến Lebanon lập nên. Mặt trận này đã đánh bại Israel vào năm 2006 trong cuộc tấn công của nước này vào tháng 7 chống lại Lebanon và đã giúp Gaza vượt qua các tấn công của Israel năm 2008, 2009, 2013, 2014, và đã trở thành mục tiêu ưu việt cho tất cả những nước ủng hộ sự chiếm đóng Palestine của người Do Thái và sự gặm nhấm lãnh thổ Palestine của những kẻ thực dân Israel cũng như những tội ác hàng ngày chống lại người Palestine của nhà nước Israel cũng như Mỹ và các nước phương Tây và các nước vùng vịnh và Saudi Arabia.
Hơn nữa, việc Syria là trung tâm chính trị Arab, ủng hộ thống nhất Arab và giải phóng Palestine cũng tạo thành cốt lõi của mặt trận Kháng chiến chống lại nước chiếm đóng Israel do Syria, Iran và tổ chức Kháng chiến Palestine và tổ chức Kháng chiến Lebanon lập nên. Mặt trận này đã đánh bại Israel vào năm 2006 trong cuộc tấn công của nước này vào tháng 7 chống lại Lebanon và đã giúp Gaza vượt qua các tấn công của Israel năm 2008, 2009, 2013, 2014, và đã trở thành mục tiêu ưu việt cho tất cả những nước ủng hộ sự chiếm đóng Palestine của người Do Thái và sự gặm nhấm lãnh thổ Palestine của những kẻ thực dân Israel cũng như những tội ác hàng ngày chống lại người Palestine của nhà nước Israel cũng như Mỹ và các nước phương Tây và các nước vùng vịnh và Saudi Arabia.
Syria là một nước độc lập có chủ
quyền, ủng hộ tự do chính trị và kinh tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc
và quyền lợi của các dân tộc. Nước này đã hợp tác với tất cả các cơ quan của
Liên Hợp Quốc, trong khi rất tiếc là tổ chức này lại không công bằng, cụ thể là
trong những vấn đề liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố và việc sử dụng vũ
khí hóa học và nhất là về vấn đề về sự can thiệp cấu thành điều khoản đầu tiên
trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
3- Còn Nga, chỉ 6 tháng
can thiệp đánh bom chống lại khủng bố, đã tạo điều kiện thuận lợi cho những
người ủng hộ hòa bình. Bằng cách nào mà việc làm này lại hiệu quả đến vậy?
Nga đã rất hiệu quả trong cuộc
chiến chống lại Daesh (tiếng Arab dùng để chỉ IS) và Jabhat Annosra vì những lý
do sau:
Trước hết, Nga có sự tình nguyện thật sự đối với cuộc chiến chống khủng bố, trong khi Mỹ thì chỉ giới hạn hành động của mình. Việc này đã được công bố rõ ràng ở đâu đó trong nhiều tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama và Ngoại trưởng Mỹ Kerry. Vì thế, sự can thiệp của liên minh do Mỹ chỉ huy đã gây ra sự mở rộng của các tổ chức khủng bố thống trị bởi Daesh và Jabhat Annosra, và các tổ chức khủng bố khác mà Mỹ đã cố chấp gọi là “đối lập ôn hòa” và tiếp tục trang bị vũ khí, đào tạo và ủng hộ…
Bên cạnh đó là việc điều phối với Quân đội Syria và các cơ quan tình báo Syria theo đề nghị của Nhà nước Syria chống lại khủng bố từ 2011. Việc điều phối này đã cho phép cắt đứt mọi nguồn lực chính về tài chính của quân khủng bố bằng việc đánh bom vào các đoàn xe chở dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ để bán dầu cướp được từ Syria và Iraq. Việc điều phối này cũng cho phép đóng cửa biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi quá cảnh của hàng nghìn khủng bố thánh chiến cũng như vũ khí và đạn dược tinh vi nhất.
Sau đó là hành động chính trị thận trọng của Nga và Trung Quốc và Iran, cũng như tất cả các nước BRICS trong các cơ quan quốc tế nhằm ủng hộ quyền tối cao của Syria chống lại những can thiệp của Mỹ và liên minh mà Mỹ chỉ huy như NATO, Saudi Arabia và Qatar.
Cuối cùng là hành động chính trị và nhân đạo của Nhà nước, quân đội và nhân dân Syria cùng vời hành động quân sự bên trong để tăng cường hòa giải, đầu hàng của khủng bố, cùng với nhiều đợt ân xá đối với những người lầm lạc từng bị ép buộc tham gia vào các sự việc vi phạm pháp luật và gây tổn thương cho đất nước.
4- Ngày kỷ niệm chiến thắng Phát xít sắp đến và tôi sẽ có mặt ở Moscow vào dịp này. Bà có thông điệp gì gửi tới nhân dân Nga không?
Tôi muốn gửi đến nhân dân Nga thông điệp sau: Khủng bố là một công cụ hiện đại được Mỹ và đồng minh của họ sử dụng chống lại tất cả các nước không phục tùng theo sự áp đặt và chế ngự của họ, và không ngoan ngoãn để họ cướp phá nguồn lực của mình. Công cụ xuyên biên giới và xuyên lục địa này là mối đe dọa cho tất cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Syria đã chống lại và chiến đấu một cách oanh liệt.
Trước hết, Nga có sự tình nguyện thật sự đối với cuộc chiến chống khủng bố, trong khi Mỹ thì chỉ giới hạn hành động của mình. Việc này đã được công bố rõ ràng ở đâu đó trong nhiều tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama và Ngoại trưởng Mỹ Kerry. Vì thế, sự can thiệp của liên minh do Mỹ chỉ huy đã gây ra sự mở rộng của các tổ chức khủng bố thống trị bởi Daesh và Jabhat Annosra, và các tổ chức khủng bố khác mà Mỹ đã cố chấp gọi là “đối lập ôn hòa” và tiếp tục trang bị vũ khí, đào tạo và ủng hộ…
Bên cạnh đó là việc điều phối với Quân đội Syria và các cơ quan tình báo Syria theo đề nghị của Nhà nước Syria chống lại khủng bố từ 2011. Việc điều phối này đã cho phép cắt đứt mọi nguồn lực chính về tài chính của quân khủng bố bằng việc đánh bom vào các đoàn xe chở dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ để bán dầu cướp được từ Syria và Iraq. Việc điều phối này cũng cho phép đóng cửa biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi quá cảnh của hàng nghìn khủng bố thánh chiến cũng như vũ khí và đạn dược tinh vi nhất.
Sau đó là hành động chính trị thận trọng của Nga và Trung Quốc và Iran, cũng như tất cả các nước BRICS trong các cơ quan quốc tế nhằm ủng hộ quyền tối cao của Syria chống lại những can thiệp của Mỹ và liên minh mà Mỹ chỉ huy như NATO, Saudi Arabia và Qatar.
Cuối cùng là hành động chính trị và nhân đạo của Nhà nước, quân đội và nhân dân Syria cùng vời hành động quân sự bên trong để tăng cường hòa giải, đầu hàng của khủng bố, cùng với nhiều đợt ân xá đối với những người lầm lạc từng bị ép buộc tham gia vào các sự việc vi phạm pháp luật và gây tổn thương cho đất nước.
4- Ngày kỷ niệm chiến thắng Phát xít sắp đến và tôi sẽ có mặt ở Moscow vào dịp này. Bà có thông điệp gì gửi tới nhân dân Nga không?
Tôi muốn gửi đến nhân dân Nga thông điệp sau: Khủng bố là một công cụ hiện đại được Mỹ và đồng minh của họ sử dụng chống lại tất cả các nước không phục tùng theo sự áp đặt và chế ngự của họ, và không ngoan ngoãn để họ cướp phá nguồn lực của mình. Công cụ xuyên biên giới và xuyên lục địa này là mối đe dọa cho tất cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Syria đã chống lại và chiến đấu một cách oanh liệt.
Sự giúp đỡ của Nga đã tạo thành một điểm tựa
quyết định để tạo nên chiến thắng chống lại khủng bố. Vì điều này,
chúng tôi cảm ơn sâu sắc người dân Liên bang Nga và Đại quân của họ, cũng như
nhà lãnh đạo vĩ đại của họ Tổng thống Putin, người đã có những quyết định đúng đắn
đúng thời điểm để tiến xa hơn trong sự Hợp tác giữa hai nước và hai dân tộc
chúng tôi để tiến tới Hòa bình và Công bằng Thế giới.
Sự
cộng tác chặt chẽ giữa hai nước chúng tôi, cũng như các nước khác trên
con đường này giúp tạo nên một THẾ GIỚI HÒA BÌNH VÀ TÔN TRỌNG và những
quan hệ CÔNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG. Chúng tôi gửi lời chào đến những người
lính đã chết để cứu nhân dân Syria và Nga cũng như gia đình họ và mong
rằng những người bị thương sẽ sớm bình phục.
5- Những chia sẻ của bà khiến tôi liên hệ tới cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Bà có biết đến cuộc chiến này?
Thực sự là tôi có
trái tim Việt Nam. Khi tôi bắt đầu sự nghiệp chính trị, tôi đã khởi đầu
với cuộc sống của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại sự thống
trị của Mỹ: những cuộc đánh bom ồ ạt bằng B52 vào các thành phố và sử
dụng chất độc da cam có độc tố rất cao để phá hủy các khu rừng và tiêu
diệt mọi sinh vật… Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng đã đứng dậy được mà không chịu cúi mình trước đế quốc Mỹ.
Bởi thế, tôi đã
chiến đấu trong các ủy ban căn cứ của Việt Nam tại Pháp và đã tham gia
ủng hộ cuộc chiến của nhân dân Việt Nam và tất cả các dân tộc Đông Nam
Á. Tôi từng hân hoan khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973 và
việc rút lui của quân Mỹ cũng như sự thống nhất Việt Nam vào năm 1975.
Với tôi, dân tộc
Việt Nam là một dân tộc anh hùng, cùng với phẩm giá yêu nước của họ
chống lại đế quốc. Những điều này đã trở thành những giá trị cho tôi và
tôi tìm thấy những giá trị này trong cuộc chiến của nhân dân Syria những
năm 2011-2016 này. Chúng ta gặp nhau trong cuộc chiến chống đế quốc và
bất công./.
Bộ phim của Lê Bình bị ngay các tờ báo chính thống bóc mẽ:
Trả lờiXóa----
Ký sự Syria' của nhà báo Lê Bình bị tố là đạo của Nga
Thứ năm, 28/07/2016, 13:59 PM
(VTC News) - Khán giả phát hiện 'Ký sự Syria' của VTV24 và một phóng sự về chiến tranh của kênh truyền hình 24 (Nga) có nhiều điểm tương đồng.
Tối qua (27/7), cư dân mạng lại được dịp bàn tán xôn xao khi có ý kiến cho rằng Ký sự Syria đã 'đạo' của một phóng viên người Nga từ ý tưởng cho đến các phân cảnh.
Cụ thể, một khán giả đã chia sẻ rằng anh đã từng xem phóng sự do kênh truyền hình 24 Nga thực hiện từ năm 2014 và khi theo dõi được 10 phút 'Ký sự Syria' do VTV24 thực hiện thì thấy có sự quen thuộc.
otofun
Một khán giả đã chia sẻ rằng anh đã từng xem phóng sự do kênh truyền hình 24 Nga thực hiện từ năm 2014 có nét tương đồng với ký sự vừa phát của VTV24
'Lê Bình thân mến! Tôi tình cờ được xem clip dưới đây vào khoảng tháng 11/2014, được thực hiện bởi một nữ nhà báo ngưới Nga thuộc kênh truyền hình 24 Nga.
Khi phóng sự của Lê Bình chỉ mới đi chiếu được khoảng 10' tôi đã ngờ ngợ ra rằng, cái phóng sự này mình đã xem ở đâu đó...
Mất chút công sức tìm kiếm, cuối cùng thì tôi cũng tìm lại được cái clip đã xem năm xưa. Lạ lùng là nó chả khác kịch bản của Lê Bình là bao nhiêu, ngoại trừ iệc clip này được thực hiện 8/2014.
Tất cả trong clip, từ các phân cảnh hút chết (nữ phóng viên này còn bị đạn bắn ngay gần mặt, xém chút nữa là chết thật...), các cảnh quay về tội ác cảu IS thực tế hơn nhiều, cảnh đi trong địa đạo rồi đột nhiên ngừng lại "Suỵt... IS ở ngay trên đầu chúng tôi", tất cả, đều giống với kịch bản của Lê Bình.
Thậm chí, đến câu chuyện tàn nhẫn về việc IS mỏ bụng thai phụ, lấy thai nhi cắt đầu rrồi đá bóng... cũng không khác trong clip của Lê Bình. (Chỉ khác người đàn ông kể chuyện là 1 tay lính quân đội chính phủ SAA)...
Có lẽ Lê Bình và mọi người nên xem clip dưới đây thì sẽ thấy rõ hơn... Trân trọng!'
Video ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến
Video phóng sự của Nga được đăng vào năm 2014:
Trong phóng sự của kênh truyền hình 24 của Nga, những khung cảnh tang thương, hoang tàn bởi chiến tranh ở Syria cũng được xây dựng chân thực. Những tội ác khủng khiếp nhất của loài người được khắc hoạ trần trụi, sắc nét hơn qua lời kể của những đứa trẻ, người cha, người mẹ, người lính và cũng là các nhân chứng.
them-nghi-van-ky-su-syria-cua-nb-le-binh-la-hang-dao-nhai-hinh-3
Cảnh chiến tranh tại Syria được cho là giống với chương trình của VTV24:
Trước đó, xung quanh những ồn ào về "Ký sự Syria: Góc nhìn từ bên trong cuộc chiến" phần 1 phát sóng tối 24/7, nhà báo Lê Bình và các cộng sự ngày 26/7 đã có buổi gặp gỡ và trả lời các câu hỏi của báo chí.
Nhà báo Lê Bình nói rằng mục đích ban đầu của ekip không phải đi làm phim chiến tranh nên hoàn toàn không chuẩn bị đi vào vùng chiến sự. Và theo chị Lê Bình, mục đích của ký sự là kể về những câu chuyện đau thương đã từng xảy ra.
Trong phóng sự, chỉ nhắc đến những người phụ nữ chỉ có miếng bánh mỳ mốc nhỏ bằng lòng bàn tay mà 4 người chia nhau. Ngoài ra, những người phụ nữ còn bị phiến quân bắt quỳ, lết đi khắp phố và hàng loạt câu chuyện tra tấn man rợ như tấn công các phụ nữ hay hành quyết dã man đứa trẻ còn đang trong bụng mẹ.
Lê Bình cho rằng "Ký sự Syria" trong khuôn khổ một tác phẩm báo chí đã có những điều làm được và chưa làm được, nhưng sự việc đang bị thổi phồng và đẩy đi quá xa so với những gì chị và ê-kíp có thể lường được.
Chị tái khẳng định dù cảm nhận được sức ép, nhưng sẵn sàng đứng ra trả lời tất cả mọi câu hỏi liên quan và cung cấp những bằng chứng có thể để khẳng định sự thật xung quanh ký sự đã thực hiện ở Syria cùng các cộng sự.
http://www.vtc.vn/ky-su-syria-cua-nha-bao-le-binh-bi-to-la-dao-cua-nga-d268495.html
Cựu quan chức Hà Nội: 'Ký sự Syria' chỉ mài mòn uy tín nhà đài thôi
Trả lờiXóa(VTC News) - PGS.TS. Phạm Quang Long cho rằng, 'Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến' giả giả, ấu trĩ và thiếu chuyên nghiệp.
Trước những tranh luận trái chiều về "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" của Đài Truyền hình Việt Nam do ê kíp của Trung tâm tin tức VTV24 gồm nhà báo Lê Bình, quay phim Ngọc Phức và hai phóng viên Vân Anh, Phương My thực hiện, PGS.TS. Phạm Quang Long, nguyên PGĐ ĐHQG Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội đã có bài viết bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng lại bài viết này.
"Mấy lời xin gửi nhà đài!
Tôi xem quảng cáo về phim tư liệu chiến tranh ở Syri, cũng thấy muốn xem cho biết. Nói cho công bằng, các phóng viên đã chịu khó, lăn lộn và mong muốn có một cái phim cho đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra nhưng giữa mong muốn và kết quả khoảng cách của nó còn xa lắm. Tôi nói ngay là phim không đạt được kỳ vọng như những người làm phim đã mong muốn.
Nhiều người đã bình luận, đã phân tích cái được và chưa được, trong đó có cả những chê bai. Tôi nghĩ điều đó là bình thường vì một sản phẩm dù là hàng hoá hay nghệ thuật, khi đã đưa ra trươc công chúng thì nó như "bánh đúc bày sàng", không có gì giấu được.
Clip "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến"
Nhưng điều tôi muốn nói là lãnh đạo VTV nên xem lại cách mình đã làm. Nó vừa thiếu chuyên nghiệp, vừa thiếu trách nhiệm. Làm thế, chỉ mài mòn dần uy tín của nhà đài thôi.
Xin "bới lá tìm sâu" đây: Từ ý tưởng, tôi cho là cũng cần xem lại. Chiến tranh khủng khiếp thật, điều đó chả cần nói. Các lãnh đạo VTV sợ giới trẻ không hiểu gì về chiến tranh nên phải "làm sống lại" những khoảnh khắc ấy ư? Trong tư liệu chiến tranh chống Mỹ còn chất đống ở kho tư liệu ở ta thiếu gì, chỉ cần lục lại, sắp xếp lại cũng đủ hơn cái cảnh cứ quay nhà đổ, người chết rồi lại nhắc khủng khiếp quá và những giọt nước mắt của người chứng kiến.
Cần hình ảnh trẻ con ư? 57 học sinh trường cấp 2 ở Hà Tĩnh, 30 em lớp 7 ở Thái Bình bị giết với hình ảnh ngôi trường vỡ vụn, tan hoang, bom đùn đất lên như núi... chắc gây ấn tượng không kém đâu. Rồi Hà Nội với Khâm Thiên, Bạch Mai, Đông Anh, Hải Phòng năm 1972... nhiều lắm.
Mà ở đó, không chỉ có "khủng khiếp" đâu, ở đó còn có những con người biết vượt lên trên nỗi khiếp sợ, dám sống để chặn bàn tay chiến tranh nữa cơ. Nếu chọn từ đám tư liệu ấy để làm một cái phim có tư tưởng "như vầy", tính chi phí, chắc rẻ hơn chuyến đi này.
Về sự không chuyên nghiệp: người ta đã nói quá nhiều, tôi không nhắc lại nhưng cứ thấy thương thương: Phóng viên chiến tranh mà đi tác nghiệp cứ như đi đâu đó. Ăn mặc, tâm thế, bản lĩnh... nói chung nhìn cứ thấy tức mắt. Sao trước một việc lớn như thế lại không thể có sự chuẩn bị chu đáo hơn?"
http://www.vtc.vn/cuu-quan-chuc-ha-noi-ky-su-syria-chi-mai-mon-uy-tin-nha-dai-thoi-d268118.html
Lê Bình thân mến! Tôi tình cờ được xem clip dưới đây vào khoảng tháng 11/2014, được thực hiện bởi một nữ nhà báo ngưới Nga thuộc kênh truyền hình 24 Nga. Khi phóng sự của Lê Bình chỉ mới đi chiếu được khoảng 10' tôi đã ngờ ngợ ra rằng, cái phóng sự này mình đã xem ở đâu đó... Mất chút công sức tìm kiếm, cuối cùng thì tôi cũng tìm lại được cái clip đã xem năm xưa. Lạ lùng là nó chả khác kịch bản của Lê Bình là bao nhiêu, ngoại trừ iệc clip này được thực hiện 8/2014. Tất cả trong clip, từ các phân cảnh hút chết (nữ phóng viên này còn bị đạn bắn ngay gần mặt, xém chút nữa là chết thật...), các cảnh quay về tội ác cảu IS thực tế hơn nhiều, cảnh đi trong địa đạo rồi đột nhiên ngừng lại "Suỵt... IS ở ngay trên đầu chúng tôi", tát cả, đều giống với kịch bản của Lê Bình. THậm chí, đến câu chuyện tàn nhẫn về việc IS mỏ bụng thai phụ, lấy thai nhi cắt đầu rrồi đá bóng... cũng ko khác trong clip của Lê BÌnh. (Chỉ khác người đàn ông kể chuyện là 1 tay lính quân đội chính phủ SAA)... Có lẽ Lê Bình và mọi người nên xem clip dưới đây thì sẽ thấy rõ hơn... Trân trọng!"
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=I673FizB0Yk
https://www.facebook.com/thuhuong.ho.9/posts/1028756647241892?comment_id=1028962573887966&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R0%22%7D&pnref=story
PV chiến trường "xịn" nói gì về "Ký sự Syria" của nhà báo Lê Bình?
Trả lờiXóa"Mặc dù không có quy định nào về trang phục dành cho phóng viên chiến trường nhưng những phóng viên có "nghề" sẽ luôn biết phải ăn vận như thế nào để có thể đảm bảo sự an toàn của bản thân khi tác nghiệp trong vùng chiến sự" - Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính khẳng định.
Vừa qua, "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" (Phần 1) do nhà đài VTV thực hiện với nội dung được giới thiệu là xoay quanh cuộc nội chiến Syria nhằm mang đến cho người xem trải nghiệm trần trụi nhất về sự tàn khốc của chiến tranh đã được phát sóng vào tối ngày 23/7. Tuy nhiên, sau khi lên sóng, ký sự này đã trở thành "tâm bão" dư luận khi những tình tiết như: số lần phóng viên xuất hiện với tần suất khá "dày", Phóng viên khóc quá nhiều trong ký sự; tường thuật sự kiện thiếu tính chuẩn xác, và đặc biệt là phóng viên mặc áo sặc sỡ, đi giày cao gót, xõa tóc khi ra 'chiến trường" đã bị dân mạng đem ra tranh cãi.
Bày tỏ quan điểm về những tranh cãi trên, nghệ sỹ nhiếp ảnh chiến trường Đoàn Công Tính (cựu phóng viên báo Quân đội Nhân dân) cho biết, trên thực tế, không có quy định nào về trang phục đối với phóng viên tác nghiệp tại các vùng chiến sự, thế nhưng, những người có "nghề" luôn biết phải ăn mặc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh và để đảm bảo an toàn cho bản thân. Cụ thể, quần áo, đầu tóc phải gọn gàng hết mức có thể, giày phải là dạng đế bằng và là loại tốt vì sẽ phục vụ di chuyển nhiểu, đặc biệt, trong trường hợp bom mìn phát nổ, giày tốt sẽ giúp phóng viên di chuyển, chạy nhanh hơn.
"Một phóng viên chiến trường thực thụ sẽ không bao giờ lựa chọn trang phục có màu sặc sỡ, bắt mắt để vận vào người trong bối cảnh bom đạn tứ phía giao tranh không ngớt. Bởi nếu ăn vận quá nổi, rất dễ bị máy bay phát hiện và triệt tiêu, hoặc có thể dễ dàng bị các lực lượng tham gia giao chiến quan sát qua ống nhòm và bắn hạ. Trong trường hợp này, nguy hiểm tính mạng là do phóng viên tự "vận" vào mình" - Nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính khẳng định.
Theo lời của vị phóng viên chiến trường kỳ cựu này, việc tác nghiệp trong vùng chiến sự mà mặc trang phục quá sặc sỡ, đầu tóc buông xõa, đi giày cao gót là quá phản cảm. Không những thế, chỉ qua một chi tiết "đi giày cao gót" thôi cũng đủ cơ sở để khẳng định phóng viên hoàn toàn chưa vào bên trong vùng chiến sự.
Xóa"Tôi nhận định các phóng viên này không hề vào chiến trường mà chỉ tác nghiệp ở khu vực hậu phương và nơi này được đảm bảo an toàn. Bởi chiến trường - nơi diễn ra giao tranh giữa các bên thì súng đạn, bom mìn có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Và với đôi giày cao gót, thử hỏi trong bối cảnh đó, liệu có thể chạy nổi để thoát thân hay không? Hơn nữa, vùng an toàn vẫn có thể có cảnh binh lính chạy qua chạy lại, và vẫn có thể quan sát được khói lửa của cuộc chiến. Tôi không bình luận về "ba lần đối diện với cái chết" của đoàn làm phim nhưng tôi đã thấy được sự thiếu trung thực trong ký sự này".
Ông Tính cũng chia sẻ thêm, một phóng viên chiến trường, khi tác nghiệp nơi vùng trận địa thì điều quan trọng nhất là phải truyền tải được cho độc giả thực tế đang xảy ra tại khu vực đó, trong thời điểm đó, diễn biến giao tranh chân thực ra sao... Điều độc giả muốn đón nhận là có thể tận tường được những sự việc đó thông qua ống kinh của phóng viên chứ không phải cảm xúc của phóng viên. Do đó, việc phóng viên liên tục bày tỏ cảm xúc cá nhân cũng như khóc quá nhiều khiến khán giả có cảm giác là phóng viên đang "diễn".
Được biết, "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" là ký sự phát sóng trong khung giờ VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam do ê-kíp phim của Trung tâm Tin tức VTV24 gồm nhà báo Lê Bình, quay phim Ngọc Phức và hai phóng viên Vân Anh, Phương My thực hiện.
Sau khi phần 1 của ký sự này được phát sóng trên VTV, dân mạng đã “dậy sóng”, cho rằng ký sự làm chưa đúng bản chất cuộc chiến, quá tập trung vào thể hiện cảm xúc của nhân vật chính là nhà báo Lê Bình…
Vũ Đậu
Nguồn : Người đưa tin
Mẹ kiếp cái ổ rận VTV có thằng Truồng Hoàng Hôn làm Rận Chủ. Thôi mấy bác, ném thế là đủ rồi, lo mua bán, đầu cơ, tích trữ gạch, đá, xi măng... để mà ném tiếp phần 2, phần 3 của ký xự này và bộ phim "Nước Nga sau 25 năm LX sụp đổ" đi.
Trả lờiXóagiá xe điện
Trả lờiXóa