Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Vụ "truyền thông bẩn": ỦNG HỘ CHÍNH PHỦ XỬ LÝ KIÊN QUYẾT

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn xác nhận Bộ Nội vụ sẽ cùng Bộ Công an xem xét đình chỉ hoạt động Vinastas
Lời dẫn: "Vụ truyền thông bẩn" liên quan đến "vụ nước mắm" ngày càng lộ ra những chuyện bẩn tưởi trong hậu trường làng báo nước nhà, chuyện nhiều nhà báo cùng nhiều cơ quan báo chí đã bị đồng tiền bẩn thao túng, bẻ cong ngòi bút. Google.tienlang nhiệt thành ủng hộ Chính phủ đang áp dụng các biện pháp mạnh làm trong sạch môi trường báo chí, kể cả biện pháp xử lý hình sự...
******************************

Vụ nước mắm: Xem xét đình chỉ hoạt động của Vinastas
Tin liên quan:


Xác nhận với Pháp Luật TP.HCM chiều nay (26-10), Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói: “Bộ Nội vụ sẽ bàn bạc với các cơ quan liên quan như Bộ Công an để xem xét đình chỉ hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng - Vinastas”.
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, việc công bố chất lượng sản phẩm đều cần ý kiến của các đơn vị nhà nước thuộc các cơ quan như Bộ KH&CN, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương. Ngay cả Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) muốn công bố xuất xứ hàng hóa cũng phải báo cáo và được Chính phủ đồng ý thì mới được tham gia, thực hiện.
 
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn xác nhận Bộ Nội vụ sẽ cùng Bộ Công an xem xét đình chỉ hoạt động Vinastas. Ảnh: CHÂN LUẬN
“Vụ việc của Vinastas liên quan đến việc công bố khảo sát nước mắm có thể đủ điều kiện để Bộ Nội vụ ban hành quyết định tạm dừng hoạt động để các cơ quan có thẩm quyền xác minh xem có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những hành vi ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh, gây ra thiệt hại cho các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh nước mắm hay không” - ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết sẽ trao đổi, thống nhất, giao cho Vụ Phi chính phủ soạn thảo văn bản và có thể sẽ ký đình chỉ hoạt động của Vinastas. Thứ trưởng Tuấn xác nhận đã giao cho Vụ Chức năng của Bộ Nội vụ xem xét soạn thảo văn bản và sẽ thống nhất với Bộ Công an về việc này.
Vụ nước mắm: Xem xét đình chỉ hoạt động của Vinastas - ảnh 2
Nước mắm truyền thống bị thiệt hại do thông tin không chính xác. Ảnh: PHƯƠNG NAM
Vụ việc Vinastas công bố kết quả khảo sát nước mắm nhiễm asen đã gây bão dư luận trong tuần qua. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành với yêu cầu xử lý nghiêm các sai phạm nếu có và báo cáo Thủ tướng trước ngày 10-11. Cuộc kiểm tra này sẽ tiến hành từ tám đến 10 ngày.
Trao đổi chiều 26-10, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta), ông Phạm Văn Tân cho biết Vusta sẽ cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra liên ngành này.
Pháp Luật TP.HCM đặt câu hỏi về việc Vusta có tìm hiểu đơn vị nào đã tài trợ cho Vinastas thực hiện khảo sát nước mắm hay không, ông Tân trả lời Vusta chưa hỏi Vinastas về việc này.
Ngày 17-10, Vinastas công bố kết quả khảo sát cho thấy có tới 67% mẫu nước mắm có asen tổng (thạch tín) vượt ngưỡng cho phép.
Ngày 22-10, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã phát đi thông cáo về kết quả kiểm tra 210 nhãn hiệu sản phẩm nước mắm khác nhau của 82 cơ sở sản xuất (cả theo phương pháp truyền thống và công nghiệp) trên thị trường và một số siêu thị để kiểm nghiệm. Theo đó, 247/247 (100%) các mẫu nước mắm được kiểm nghiệm không phát hiện asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Lê Hương Lan
Theo Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh

15 nhận xét:

  1. Thủ tướng vừa giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét cụ thể việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình đưa thông tin trên báo chí của Vinastas, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có. Thủ tướng cũng giao Bộ TT&TT kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về hoạt động báo chí đối với trường hợp nêu trên.

    Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết cục này đã có văn bản đề nghị Vinastas gửi báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc, trong đó có các nội dung về quy trình lấy mẫu, phương pháp thử… Theo quy định của Bộ Y tế về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc lấy mẫu phải có ít nhất ba mẫu. Các mẫu này đều phải được niêm phong và có sự xác nhận của chủ cơ sở cũng như đại diện đoàn kiểm tra.

    Theo ông Phong, khi có kết quả kiểm nghiệm lần đầu mà chủ cơ cở không chấp nhận, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục kiểm nghiệm lần hai trong số mẫu lưu. Trường hợp có tranh cãi thì sẽ phải thực hiện mẫu tại đơn vị độc lập có đủ năng lực xét nghiệm.

    Trả lờiXóa
  2. Có thể là một vụ bôi bẩn làm ăn lẫn nhau giống như vụ con ruồi 20 triệu VND chăng ? Phải nghiêm minh và làm sáng tỏ sự việc . Không thiên vị và đứng về
    Vinastas hay các nhà sản xuất nước mắm . Nếu bên nào có lỗi thì đưa ra tòa xét xử phạt thật nặng .

    Trả lờiXóa
  3. Ủng hộ chính phủ và bộ 4T làm trong sạch truyền thông.

    Trả lờiXóa
  4. Quá đúng. TTG đã chỉ đạo rồi. Các Bộ ngành chức năng phải nghiêm túc điều tra, làm rõ xử lý đúng theo luật định. Cần loại các Hội trời ơi và những người viết bẩn trong các cơ quan báo chí, điển hình như báo Thanh niên trong vụ này.

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Trung Thànhlúc 13:53 27 tháng 10, 2016

    Nhân dịp này, đề nghị Nhà nước đẩy mạnh việc Thực hiện Nghị quyết Trung ương về Quy hoạch báo chí.
    Các ông bà lãnh đạo báo chí thường kêu than là hiện nay, Nhà nước xóa bỏ bao cấp nên các tòa soạn rất đói, đói nên làm liều chăng?

    Đói? Vậy tại sao bộ máy các tòa soạn luôn phình ra?
    Ông SON- Bộ trưởng Bộ TT&TT nhiệm kỳ trước có câu nói rất trơ trẽn là ở VN không có báo lá cải!
    Nói bậy!
    Ông cố tình nhắm mắt làm ngơ?

    Ở VN không có báo tư nhân? Đó chỉ là trên danh nghĩa mà thôi.
    Từ lâu, ai quan tâm đến báo chí đều biết hiện tượng báo chí "bán cái", "bán danh" cho tư nhân. Có lẽ chỉ trừ báo Nhân dân, còn lại hầu như Tòa soạn báo nào cũng bán cái bán danh cho tư nhân thông qua việc mở các phụ san, chuyên san. Tư nhân mua các phụ san, chuyên san này nhưng về danh nghĩa nó vẫn có 1 Ban hay một Nhóm Biên tập mà Trưởng Ban là ông Tổng Biên tập của báo mẹ nhưng toàn bộ hoạt động của phụ san là giao hết cho tư nhân, lời ăn lỗ chịu hàng tháng phải nộp về cho nơi bán, tức Ban biên tập báo mẹ bao nhiêu bao nhiêu.

    Ví dụ, Báo Pháp luật và Đời sống của Trung ương Hội Luật gia đã bán cho tư nhân hàng loạt các chuyên san như Người đưa tin, Phụ nữ mới... Và mới đây, đến lượt Người đưa tin lại tiếp tục mở các chuyên san, tức lại bán danh cho tư nhân qua việc mở thêm các chuyên san thuộc hàng CHÁU của báo Pháp luật và Đời sống. Báo mẹ- Báo con- Báo cháu!

    Tất nhiên, để được cấp giấy phép mở chuyên san, phụ san, ai cũng hiểu là các tòa soạn phải trả cho bộ 4 T bao nhiêu, bao nhiêu.

    Ở lĩnh vực truyền hình cũng vậy nhưng việc bán danh ở đây biến tướng thành Hợp tác, liên doanh với các công ty tư nhân. Thực chất của nó là bán sóng quốc gia cho tư nhân. VTV hầu như chỉ còn nắm mỗi chương trình thời sự. Còn lại là đã hầu như bán hết cho tư nhân.

    Chuyện này đương nhiên Bộ 4T và Trung ương phải biết.
    Vấn đề là Trung ương có muốn siết lại hay không?
    Nghị quyết về Quy hoạch báo chí ban hành đã lâu nhưng vấp phải quyền lợi của các nhóm lợi ích nên nó chậm như sên bò...

    Trả lờiXóa
  6. Bác Hiền Lê và bác Nguyễn Trung Thành nói rất đúng!
    Tôi cũng chỉ mới biết đến trang blog Google.tienlang này cách đây không lâu và tôi thích bởi có lẽ đây là trang blog sạch nhất, đứng đắn nghiêm túc nhất trên mạng hiện nay.
    Một trang blog nhỏ nhoi nhưng lại có rất nhiều bài viết chấn chỉnh báo chí chính thống. Tất cả các bài theo chủ đề này đều là bài viết tâm huyết, có lý có tình, đưa ra các lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục và giáo dục rất cao.

    Báo chí chính thống bát nháo những năm gần đây, đặc biệt là VTV có 1 tội rất lớn là họ đã khiến người dân mất tin tưởng vào báo chí. Từ đó, báo chí đã góp phần không nhỏ khiến người dân giảm lòng tin vào Đảng và Nhà nước!

    Trả lờiXóa
  7. Sẽ có một số nhà báo vào tù đợt này chứ khoongtheer rút thẻ, phạt tiền như vừa rồi nữa!

    Trả lờiXóa
  8. Phóng viên Tự dolúc 02:26 28 tháng 10, 2016

    Nhà báo bẩn
    “Ở Việt Nam, có một số nhà báo giàu, rất giàu, sắm xe hơi sang, đủ tiền cho con cái du học tự túc ở Mỹ, ở Châu Âu, giá trị tài sản lớn gấp nhiều lần thu nhập từ lương và nhuận bút. Họ làm thế nào mà giàu?
    Họ thường ở vị trí thư ký tòa soạn, thư ký xuất bản của cơ quan báo chí hoặc vị trí có thể kiểm soát bài đăng. Khi thấy trong những tin, bài gửi về tòa soạn có tin, bài về tiêu cực, sai phạm tại một doanh nghiệp nào đó, họ bèn liên lạc với doanh nghiệp, và ra điều kiện để bài không được đăng… Đó là những phi vụ đơn lẻ (nhưng ở một cơ quan báo, thì một năm cũng có khá nhiều cơ hội cho những phi vụ đơn lẻ như vây). Ở tầm cao hơn, có những nhà báo, nhóm nhà báo đóng vai trò bạn ruột của một hay vài doanh nghiệp lớn, để thâm canh, bảo kê cho doanh nghiệp. Họ chuyên viết bài để PR cho doanh nghiệp đó, bên cạnh việc viết bài PR còn có thể biên tập bài vở của phóng viên khác để thêm vào nội dung có lợi cho doanh nghiệp ruột, cắt bỏ nội dung hoặc không cho đăng bài có nội dung bất lợi cho doanh nghiệp ruột. Tất nhiên doanh nghiệp kia sẽ được biết việc họ làm, và sẽ trả ơn họ. Khi doanh nghiệp ruột gặp sự cố, họ liên hệ với những đồng nghiệp có thể viết về sự cố đó để dàn xếp, mua sự im lặng. Khi đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp ruột của họ gặp scandal, đó là cơ hội để họ tổ chức tấn công đối thủ, để danh nghiệp ruột của mình hưởng lợi.”
    Đoạn trên trích từ một tham luận ở hội thảo “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp”, được Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức mới đây.
    Vụ Vinastas công bố “hai phần ba số nước mắm truyền thống có lượng thạch tín vượt mức cho phép”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng có thể có sự dính líu của vài cây bút bẩn. Tôi cũng tin như thế. Hơn cả bẩn, có thể nói rằng họ đã phạm tội ác.

    Nhà báo Nguyễn Đình Quân

    Trả lờiXóa
  9. Hỏi chị Hương Lan Lê,
    Trong bài có cụm từ "Ông Tuấn cho biết sẽ trao đổi, thống nhất, giao cho Vụ Phi chính phủ soạn thảo văn bản...". Tôi không biết Bộ 4T có "Vụ Phi chính phủ", là Vụ gì, Xin chị HLL giải thích giúp.Rất cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 10:35 29 tháng 10, 2016

      Bạn Nặc danh20:56 Ngày 28 tháng 10 năm 2016 thân mến!
      Trong bài trên đây nói tới ông Tuấn, tức Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chứ ko phải ông Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn.

      Và ở đây đang nói tới Vụ Phi Chính phủ của Bộ Nội vụ chứ ko phải của Bộ TT&TT.

      Như ta biết, Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ Quản lý nhà nước về công tác Tổ chức - Nhân sự của cả 2 khối: Khối các cơ quan Nhà nước (Các cơ quan tổ chức thuộc Chính phủ) và Khối các tổ chức KHÔNG THUỘC Chính phủ(bao gồm các hội đoàn... và đây chính là phần việc của Vụ Phi Chính phủ)

      Xóa
  10. Hết sự thật thì cứ mang cái chưa thành sự thật ,đến với công chúng ,chúng sẽ thành sự thật ,ngại gì mà dừng lại thế Lê Lan Hương ?

    Trả lờiXóa
  11. Sao các cô chủ nhà lâu lâu không cập nhật bài mới vậy ta?

    Trả lờiXóa