Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Giải pháp phòng ngừa và đấu tranh với thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội hiện nay

Việt Nam có tới 50 triệu người sử dụng internet, các ứng dụng KHCN đang đi vào tất cả các lĩnh vực. Nhưng sự phát triển luôn có mặt trái, luôn đi kèm cả những ứng dụng trái quy định pháp luật, gây ảnh hưởng tới an ninh chính trị, an toàn xã hội.
Tại buổi Tọa đàm “Giải pháp phòng ngừa và đấu tranh với thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội hiện nay” do Báo điện tử Tổ Quốc tổ chức sáng 26/08, PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng thông tin sai trái, vu khống đã làm ảnh hưởng đến kinh tế, đặc biệt, nó có tác động vào niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Những trường hợp xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo, kẻ xấu thường sử dụng thủ đoạn lập lờ. Khi đó, đòi hỏi các cơ quan tư tưởng và cơ quan pháp luật phải phối hợp chặt chẽ và phải kịp thời bác bỏ.
“Trong trường hợp cán bộ mắc khuyết điểm, phải xác định rõ mức độ, từ đó xử lý kịp thời. Nếu chúng ta thực hiện đầy đủ và khẩn trương các phương án trên thì chúng ta hoàn toàn chủ động giữ vững trận địa tư tưởng của chúng ta”, PGS-TS Đào Duy Quát nêu.

Chúng ta đang chủ động phát triển công nghệ thông tin trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Con số 50% người Việt sử dụng internet là điều đáng mừng, góp phần tác động lớn đến phát triển khoa học công nghệ, tiếp nhận tri thức thông tin ngày càng đa dạng. Mọi tầng lớp nhân dân đều được tiếp cận thông tin hữu ích. Nhưng các thế lực đang lợi dụng điều này.
Tại buổi Tọa đàm, PGS.TS Phạm Minh Sơn - Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng các nước trên thế giới đều phải đối mặt với việc bị tấn công bằng thông tin độc hại trên internet, kể cả các nước phát triển như Mỹ, Nga, Đức… nhưng ở các quy mô, hình thức khác nhau. Việt Nam là quốc gia có số lượng người sử dụng internet lớn nên càng dễ bị lợi dụng để tấn công mạnh mẽ. Đặc biệt, trong giai đoạn chúng ta đang triển khai xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, các thế lực càng tận dụng thời điểm này để bôi nhọ, vu khống lãnh đạo cấp cao.
“Điều này nằm trong kế hoạch âm mưu lâu dài của bọn chúng. Chúng tập trung nhằm vào giới trẻ để thực hiện âm mưu này”, PGS.TS Phạm Minh Sơn nhận định.

Nói về thực trạng này, Thượng tá Lê Xuân Minh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết những năm qua, lực lượng chức năng đã xác minh gần 500 trường hợp vi phạm, con số năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong đó, tỉ lệ người trẻ, học sinh, sinh viên là nhóm tham gia lớn nhất vào sự mất an ninh mạng.
“Một bộ phận lớp trẻ chưa nhận thức đầy đủ với hành vi tham gia trên mạng internet, một bộ phận chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật, về môi trường mạng. Môi trường mạng không ảo, nếu tham gia mà không đủ thông tin, kiến thức sẽ không bảo vệ được bản thân. Bản thân bị đầu độc thông tin, bị lợi dụng, tham gia vào hệ thống mạng có khả năng gây ra các hành vi vi phạm pháp luật. Một trong những việc cần làm là tăng cường thông tin, đặc biệt là người trẻ để tự điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia hoạt động trên mạng internet,” Thượng tá Lê Xuân Minh khuyến cáo.
Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) luôn có trao đổi, phối hợp Cục Quản lý Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông). Vừa qua, Cục Quản lý Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử cũng đã khởi đầu rất hiệu quả bằng việc yêu cầu Google gỡ hơn 1.200 đoạn clip có nội dung xấu, hơn 100 tài khoản có nội dung xấu. Thượng tá Lê Xuân Minh khẳng định , chắc chắn trong thời gian tới, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý về internet thì việc đấu tranh với thông tin xấu, độc hại trên internet, mạng xã hội sẽ càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, thách thức không nhỏ là riêng mạng xã hội facebook Việt Nam có khoảng 40 triệu tài khoản. Mỗi ngày trên thế giới xuất hiện khoảng 500 triệu bài viết, riêng tại Việt Nam con số này cũng lên tới vài chục triệu. Thông  tin và sức lan truyền rất lớn nhưng nhiều người dùng không phân biệt được đâu là thông tin tốt, đâu là thông tin xấu.
Để có giải pháp ngăn chặn, ông Bùi Quang Minh, Giám đốc điều hành SecurityBox cho rằng về mặt kỹ thuật có thể giúp ngăn chặn phần nào tình trạng này thông qua công nghệ phát hiện sớm, hay còn gọi là công nghệ lắng nghe mạng xã hội, giúp các cơ quan chức năng phát hiện thông tin theo từ khóa, để khoanh vùng đối tượng phát tán.
Tuy nhiên, để ngăn chặn tin độc, tin xấu tràn lan, cũng như để người dùng internet không bị những thông tin xuyên tác chi phối, yếu tố con người vẫn mang tính chất quyết định. Theo đó, mỗi người dân cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, từ đó có được “bộ lọc” tốt. Khi đã có được “bộ lọc”, người dùng internet sẽ tự nhận định được bản chất của sự việc, qua đó có ý thức hơn trong việc bấm nút like, share hay thực hiện một comment trên mạng xã hội.
Nguyễn Tuân
Theo Infonet 

7 nhận xét:

  1. Chỉ có công khai,minh bạch thì fake news mới bị thu hẹp,tôi ko thấy có con đường nào khác,hiệu quả và toàn diện hơn

    Trả lờiXóa
  2. Một chính quyền minh bạch một thể chế công bằng ,dân chủ,văn minh,không bao giờ phải lấy tiền thuế của dân để nuôi bọn dư luận viên!

    Trả lờiXóa
  3. Thằng dư luận viên phản động kia tung thằng này hứng

    Trả lờiXóa
  4. Mấy thằng me ,nặc chúng mày chỉ có thể minh bạch bằng roi vọt.

    Trả lờiXóa
  5. Thời buổi toàn anh hùng bàn phím thích chém gió vô tội vạ, auto chửi mà không cần biết mình chém đúng hay sai... người xưa nói "vạ từ miệng mà ra" là đấy

    Trả lờiXóa
  6. Thông tin bài viết rất hay bạn có thể xem qua một số thông tin liên quan sau đây:
    https://timviec365.vn/
    https://timviec365.vn/viec-lam-sinh-vien-lam-them-c3v0

    Trả lờiXóa