Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Phần 4. “NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” - Daniel Ellsberg

Hình bìa cuốn sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?


Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
*******************
Chương 6. Trượt khỏi ván: tháng bảy năm 1965

Giữa tháng bảy năm 1965, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng McNamara đang ở Sài Gòn để xem xét đề nghị của tướng Westmoreland gửi thêm ngay 100.000 quân Mỹ sang Việt Nam, từ một tháng trước. Hiện chúng ta đã có khoảng 75.000 quân tại Việt Nam. Đề nghị của Westmoreland được đáp ứng sẽ đưa quân Mỹ lên tổng cộng ít nhất 175.000 quân vào cuối năm. Ông ta muốn có 44 tiểu đoàn, trong đó 34 tiểu đoàn người Mỹ, 9 tiểu đoàn ngưởi Nam Triều Tiên và 1 tiểu đoàn người Úc. Nếu cuối cùng không được như vậy thì toàn bộ 44 tiểu đoàn sẽ là quân Mỹ, nâng tổng số quân Mỹ ở Việt Nam lên tới 200.000.

McNamara đưa ra một danh sách dài các câu hỏi về nhu cầu cho một đợt tăng quân như vậy, tác động của nó được so sánh với những lựa chọn và những đề nghị tăng thêm quân vào năm 1966 nếu yêu cầu này được chấp nhận. Nhưng vào ngày 17 tháng bảy, một ngày sau khi ông ta tới Việt Nam, ông nhận được một bức điện từ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cyrus Vance cho biết ý định hiện tại"(52) của Tổng thống là chấp nhận hoàn toàn lời đề nghị của Westmoreland với 34 tiểu đoàn quân Mỹ. Johnson rất có thể còn huy động cả quân dự bị và kéo dài thời hạn nghĩa vụ quân sự của các binh lính, khi Tham mưu trưỏng liên quân yêu cầu mạnh mẽ.

Vào ngày hôm đó hoặc vào hôm sau, khi quay trở lại Washington, tôi được biết McNamara sẽ công bố và giải thích các công việc mới, cũng như các biện pháp thời chiến, bao gồm cả việc động viên quân dự bị, bằng một bài phát biểu mà tôi sẽ phải thảo sẵn cho ông ta. Tôi bắt tay vào việc ngay. Ngày hôm sau, để làm cơ sở cho việc viết bài phát biểu, tôi bắt đầu tham dự các cuộc họp mà Vance tổ chức tại văn phòng của ông ta vào các buổi sáng trong suốt tuần tới hoặc có thể lâu hơn, với đại điện của các Tham mưu trưởng liên quân và của Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng về vấn đề nhân sự. Các cuộc họp nhằm phối hợp việc động viên quân dự bị và kéo dài thời hạn nghĩa vụ quân sự, đã được chấp nhận, sẽ là một phần của chương trình. Đây là những cuộc họp làm việc mở rộng, nhằm mục đích xác định cụ thể sẽ có bao nhiêu quân dự bị được huy động, từ các đơn vị nào và chính xác thuộc thẩm quyền của ai. Các cuộc họp còn giải quyết vấn đề về cấp vốn cho các chương trình mới và những yêu cầu về bổ sung ngân sách nào sẽ phải được trình lên Quốc hội. Tôi tham dự vào các cuộc họp đó chỉ để biết về các vấn đề và phạm vi của chương trình mà tôi sẽ mô tả và chứng minh trong bài phát biểu.

Trong thời gian còn lại ở Sài Gòn, McNamara tập trung vào xem xét sẽ cần thêm những gì vào năm 1966, sau khi đã đạt tới mức 34/44 tiểu đoàn. Trong bản ghi nhớ của ông ta gửi cho Tổng thống ngày 21 tháng bảy, ngày ông ta từ Việt Nam trở về, Bộ trưởng nhắc lại việc tăng quân lên 44 tiểu đoàn. Điều này phù hợp với những gì Vance đã nói với ông về ý định hiện tại của Johnson, nhưng thực ra McNamara đã ủng hộ đề nghị của Westmoreland từ giữa tháng sáu.

Hơn nữa, McNamara còn chỉ rõ đây mới là sự khởi đầu của một đợt tập trung quân. Ông ta báo cáo Westmoreland coi việc tăng từ 175.000 lên tới 200.000 quân Mỹ chỉ vừa đủ tới hết năm 1965; "cần nhận thức được rằng việc tăng thêm quân (có thể là 100.000) sẽ là cần thiết vào đầu năm 1966 và việc triển khai các lực lượng dự bị sau đó là có khả năng hiện thực nhlng sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của tình hình".

Trong đề nghị tháng sáu, Westmoreland đã cảnh báo rằng 44 tiểu đoàn, bằng 1/3 lực lượng của Mỹ hiện tại chỉ đủ để "tái lập sự cân bằng về quân sự vào cuối tháng mười hai"; "nó cũng chưa đủ để tự làm cho kẻ thù phải giảm bớt các hoạt động tiến công". Ông ta phát tín hiệu rằng các lực lượng dự bị "quan trọng" của Mỹ sẽ được huy động vào năm 1966 để "duy trì ưu tiên quân sự"(53). Lúc đó ông ta đã nói với McNamara rằng: hơn 24 tiểu đoàn cộng thêm với 44 tiểu đoàn, cùng các lực lượng hận cần và lực lượng hỗ trợ chiến đấu, sẽ đặt chúng ta vào một vị trí bắt đầu giai đoạn giành thắng lợi" trong chiến lược của chúng ta. Điều này có nghĩa là có khoảng 175.000 lính Mỹ vào lúc khởi đầu, tiếp theo là thêm khoảng 100.000. Nhưng, tôi cảnh báo rằng các hoạt động của Việt Cộng và Bắc Việt Nam có thể làm thay đổi các con số (theo chiều hướng tăng lên), có thể gấp nhiều lần nữa.

Lực lượng tăng lên tổng cộng là 300.000 quân (có cả các tiểu đoàn nước ngoài), trong đó có 275.000 quân là người Mỹ, vào giữa năm 1966; đó là những gì được yêu cầu để ngăn chặn tổn thất và để bắt đầu ở vào thế của "giai đoạn giành thắng lợi". Bắc Việt Nam ngừng xâm nhập, còn hơn là cứ duy trì tốc độ tăng và tăng lên từng bước một (như đã xảy ra và như mọi người đã dự đoán trước, ít nhất là phải có một lực lượng đủ mạnh.

McNamara cũng cho biết Tổng thống cho phép huy động khoảng 235.000 quân dự bị và lực lượng Cảnh vệ Quốc gia và rằng các lực lượng chính qui sẽ dược tăng lên tới 375.000 người, bằng cách tăng cường tuyển mộ tân binh, lính quân dịch và kéo dài thời hạn nghĩa vụ.

Ngoài ra, còn có thêm nhiều các lực lượng tham gia. Phải "có sự thay đổi quan trọng về nhiệm vụ cho số quân này - "Tìm và diệt"(54). Các lực lượng được tăng cường phải được sử dụng một cách mạnh mẽ "để tấn công - để chiếm và giữ thế chủ động… làm cho đối phương ở vào hoàn cảnh bất lợi, duy trì nhịp độ để không cho họ có thời gian phục hồi hoặc lấy lại sự cân bằng, tiến hành nhanh chóng cuộc chiến đấu chống lại quân Việt cộng, Bắc Việt Nam, các đơn vị chủ lực đóng ở miền Nam Việt Nam nhằm truy đuổi họ khỏi căn cứ và tiêu diệt họ". Điều này có thể dẫn tới kết quả làm tăng mức độ các lính Mỹ bị chết trong khi chiến đấu lên "khoảng 500 người trong một tháng"(55) vào cuối năm.

Từ Sài Gòn trở về vào sáng ngày 21 tháng bảy, McNamara đã chuẩn bị một thông cáo báo chí cho biết rằng tổng số các lực lượng Mỹ được tăng cường ngay lập tức với phần bổ sung theo đề nghị mới nhất, sẽ vào khoảng 100.000. Đây là con số ông ta đã đệ trình lên Tổng thống vào sáng hôm đó và đã thông tin cho Hội đồng An ninh quốc gia cùng với những bình luận phân tích khác ở trên. Tuy nhiên, thông cáo của ông ta đã không được phát hành. Trong khi đó tôi vẫn đang viết bài diễn văn để ông ta đọc.

Bản thảo lần cuối(56) được hoàn tất vào ngày hôm sau, 22 tháng bảy. Vì đây là bài phát biểu rất quan trọng nên bản thảo của tôi được gửi để xin ý kiến không chỉ tới McNamara mà còn cả McGeorge Bundy ở Nhà Trắng và Rusk, người đang có chuyện công du ở nước ngoài lúc đó. Mỗi người đọc rồi cho ý kiến vào 1 hoặc 2 ngày sau, chỉ có Bundy là có sửa đổi đôi chút.

Sự tán thành ở cấp cao như vậy đối với việc lý giải về tư duy và chính sách của chính quyền đã làm cho bản thảo này đáng dược chú ý sát sao. Phần quan trọng đầu tiên, sau một trang miêu tả mục đích chuyển sang Việt Nam gần đây của McNamara với tướng Wheeler, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, giới thiệu các bước được tiến hành trên cơ sở những đề nghị của họ: "Chúng ta sẽ được tăng cường trong tương lai gồm lực lượng chiến đấu và lực lượng yểm trợ với tổng số khoảng 100.000 sẵn sàng cho miền Nam Việt Nam. Các lực lượng của chúng ta ở đó sẽ bảo vệ các căn cứ của họ; họ sẽ trợ giúp về an ninh ở các khu vực xung quanh; và họ sẽ có thể tham gia các nhiệm vụ chiến đấu khác khi chính quyền miền Nam Việt Nam và tướng Westmoreland cho rằng các nhiệm vụ như thế là cần thiết và chắc chắn. Để bù các đợt triển khai thêm này và để tái xây dựng lực lượng dự bị chủ yếu, chúng ta sẽ gọi nhập ngũ các đơn vị dự bị, tăng cường các đợt gọi lính quân dịch và kéo dài thời hạn nghĩa vụ quân sự".

Phần tiếp theo, được bắt đầu: "Lúc này, khi chúng ta đang kêu gọi sự hi sinh từ những gia đình và những thanh niên trẻ của đất nước này, rõ ràng là, một lần nữa, chúng ta phải giải thích tại sao lại cần tới những nỗ lực này". Mười chín trang tiếp theo được dùng để giải thích về lý do tại sao phải tăng quân này. Để giải thích về sự thách thức của Việt Cộng và tại sao hiện tại phải huy động thêm quá nhiều binh lính Mỹ vào nhiệm vụ chiến đấu, tôi đã theo dõi và tham khảo các cuộc tranh luận về Việt Nam ở trường Đại học Antioch, Harvard và ở các nơi khác cùng với một bài phát biểu gần đây mà tôi đã viết cho McNaughton. Những thống kê gần đây của tôi được xây dựng trong bối cảnh việc triển khai quân Mỹ còn rất hạn chế, chủ yếu là để bảo vệ các căn cứ.

Thách thức giờ đây là phải giải thích tại sao việc tăng cường quân Mỹ lớn như vậy lại vừa cần thiết và vừa hợp pháp.

Tôi biết, và bản thảo của tôi cũng ám chỉ điều đó nhưng đã không chỉ ra một cách rõ ràng, rằng việc tăng quân là không có điểm dừng, rất lớn. Vào ngày bản thảo của tôi được hoàn tất(57), Tổng thống đang họp với các cố vấn quân sự, tất cả những người đang nói với ông rằng việc tăng thêm 200.000 quân - ít nhất 100.000 vào cuối năm nay và thêm 100.000 nữa vào tháng Một năm 1966 - mới chỉ là bắt đầu. Bằng ấy mới đủ để ngăn chặn sự tổn thất; và sẽ cần nhiều hơn thế trong mấy năm tới để giành thắng lợi, cùng với việc mở rộng đáng kể các hoạt động của không quân và hải quân chống lại Bắc Việt Nam. McNaughton đã gửi cho tôi bức điện tóm tắt về cuộc họp với Tổng thống mà ông ta đã tham dự ngày hôm trước. Ông không tham dự cuộc họp với đầy đủ các Tham mưu trưởng liên quân vào ngày 22 tháng bảy, nhưng cũng đã cho tôi một bản báo cáo nghe gián tiếp từ người khác. Đoạn trích sau là từ những ghi chép chính thức của cuộc thảo luận cuối cùng, mới được giải mật (từ nhấn mạnh dược gạch chân).

Tổng thống hỏi: "Nếu chúng ta đáp ứng yêu cầu của Westmoreland thì điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh mới chứ? Điều này sẽ không trượt khỏi ván đà chứ?(58)".

Câu trả lời của McNamara phủ nhận băn khoăn của Tổng thống "Đây là sự thay đổi cơ bản trong chính sách. Chúng ta phải dựa vào Nam Việt Nam để thực hiện đòn chính của cuộc tấn công. Giờ đây chúng ta sẽ phải có trách nhiệm với việc bồi thường hậu quả quân sự"(59). Sự thay đổi đó trong trách nhiệm tiến hành chiến tranh là cái điều đã tạo ra tiến trình mới cho việc leo thang chiến tranh không có giới hạn.

Ít phút sau Lyndon Johnson lại hỏi: "Việc này có thể sẽkéo dài bao lâu?(60). Liệuchúng ta có nên bắtđầu một việc mà trong2 hoặc 3 năm tớichúng ta chắc là khôngthể hoàn thành được không?"

Ông ta nhận được câu trả lời từ tướng Wallace Green, chỉ huy lực lượng lính thuỷ đánh bộ; đó không phải là câu trả lời mà một vị Tổng thống đang phải chuẩn bị cho việc ra tái cử trong vòng 3 năm nữa muốn nghe, tuy nhiên ông ta không thể đòi hỏi một câu trả lời rõ ràng hơn. Green nhấn mạnh lại câu hỏi và trả lời: "Sẽ kéo dài bao lâuư? Năm năm, cộng với500.000 quân". Ông ta nói thêm:"Tôi cho rằng người Mỹsẽ ủng hộ ông".

Không ai ngồi quanh bàn họp phản bác lại ông ta hoặc đưa ra một phương án về quân số thấp hơn. Có lẽ, Green đã chuẩn bị sẵn câu trả lời này bằng việc nêu vấn đề một cách trực tiếp vào chính sách chiến tranh mở rộng và rất hiếu chiến, bao gồm nhiều các nhân tố, như phong toả Campuchia và đánh phá tất cả các mục tiêu ở miền Bắc, như thế vấn đề nhanh chóng trở nên rõ ràng, Lyndon Johnson quyết định thực hiện. Nhưng nếu không có các nhân tố trên, vấn đề cũng đã rõ ràng trong câu trả lời của Green, ước lượng của Tổng thống về số quân và thời gian theo yêu cầu sẽ còn cao hơn và kéo dài hơn. Đúng thế, chúng ta đang đề xuất bắt đầu tiến hành một công việc mà đơn giản là không thể hoàn thành trong 2 hoặc 3 năm. Cũng không phải đây là lần đầu tiên Johnson nghe được đánh giá này từ các nhà chỉ huy quân sự cao nhất. Ngay từ 15-3-65, tướng Harold K. Johnson(61), Tham mưu trưởng lục quân, sau một chuyến đi tới Việt Nam theo yêu cầu của Tổng thống, đã báo cáo riêng với Tổng thống rằng để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này có thể phải cần tới 500.000 binh lính và thời gian là 5 năm.

Giờ đây, Tổng thống lại đang nghe được đánh giá tương tự từ viên tư lệnh của lực lượng lính thuỷ đánh bộ, chỉ thay từ "có thể" bằng từ "sẽ".

Đây không phải là con số cao nhất cho tổng số quân được đề cập tới ngày hôm đó. Johnson nhắc đi nhắc lại rằng ông ta đã tính đến khả năng là "nếu chúng ta đưa vào hàng trăm ngàn binh lính (62), thì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới việc Trung Quốc sẽ đưa vào nhiều sư đoàn. McNamara nói với Johnson rằng nếu họ đưa vào 31 sư đoàn, mà họ có thể trụ vững, chúng ta sẽ yêu cầu tăng thêm hơn 300.000 lính "để đủ chiến đấu với Việt Cộng".

500.000 cộng thêm 300.000: con số sẽ lên tới gần một triệu, trong trường hợp Trung Quốc đưa quân vào. Nhưng thậm chí nếu không có sự can thiệp của Trung Quốc, thì con số xấp xỉ khoảng 1 triệu cũng đã được đề cập tới từ hồi đầu mùa hè. Theo David Halberstam, Tổng thống đã hỏi tướng Wheeler hồi tháng sáu rằng ông ta nghĩ gì về việc thực hiện tăng quân này.

Wheeler trả lời: "Tất cả phụ thuộc vào khái niệm của ngài về công việc này là gì, thưa Tổng thống. Nếu ngài dự định đẩy lui tên Việt Cộng cuối cùng ra khỏi Việt Nam thì sẽ phải có từ 700.000 - 800.000 tới 1 triệu quân và mất khoảng 7 năm"(63). Trong cuộc thảo luận với Clark Clifford và với Tổng thống tháng sau đó, Wheeler dùng tới con số 750.000 và 6 hoặc 7 năm.

Đối với mục tiêu đầy tham vọng là đẩy lui tất cả Việt Cộng khỏi miền Nam Việt Nam (mục tiêu chính của chúng ta trong suốt năm 1968), Thượng nghị sỹ Mansfield đã có những đánh giá so sánh trong một bức thư gửi cho Johnson: Nếu chính quyền có kế hoạch ở lại Việt Nam "cho tới khi chúng ta hoặc các đồng minh quân đội người Việt Nam của chúng ta chiếm ưu thế khắp mọi nơi ở phía nam của vĩ tuyến 17 cho đến cái làng nhỏ nhất", thì sau đó "chúng ta đang nói tới thời hạn hàng năm hoặc hàng thập kỷ, và với khoảng 1 triệu binh lính Mỹ hiện diện trên đất miền Nam Việt Nam, thì chắc rằng Trung Quốc sẽ không đưa quân vào"(64). Mansfield, một chuyên gia về châu Á, nhắc lại con số đó trong bức thư khác gửi cho Johnson vào ngày 23 tháng bảy, ngày mà McNamara và Rusk đang đọc bản thảo của tôi. Mansfield viết: 200.000 tới 300.000 quân sẽ không đủ để thực hiện mục tiêu. "Theo quan điểm của tôi, nếu tình hình tiếp tục phát triển như hiện nay, con số 1 triệu, có thể được xem là vừa phải"(65).

Hậu quả to lớn ở Việt Nam mà Wheeler và Mansfield đã mô tả để trục xuất lực lượng Việt Cộng ra khỏi miền Nam Việt Nam, không phải là ngoa dụ hay không đáng tin cậy, khi mà kế hoạch chính thức được thực hiện; nó chính xác là những gì cấp trên của tôi McNaughton đã sử dụng một cách chắc chắn để định nghĩa "sự thành công" của Mỹ, mục tiêu cơ bản của chúng ta, trong thời gian 1964-1965. Bản ghi nhớ của ông ta miêu tả mọi thứ như một dạng của sự thoả hiệp hoặc kết quả không cụ thể (66).

Mặc dù con số 1 triệu quân Mỹ không được đề cập tới vào cuộc họp ngày 22 tháng bảy, nhưng không ai phản đối về sự ước tính cần tới khoảng nửa triệu quân của Greene. Mấy phút sau khi ông ta nói ra điều đó, Tổng thống đã tăng lên cho ông ta 100.000: Tất cả các ngài có cho rằng Quốc hội và người dân sẽ ủng hộ việc đưa 600.000 quân và hàng tỉ đô la tới một nơi cách xa tới 10.000 dặm không?(67)

Bộ trưởng Lục quân Stanley Resor trả lời (nhắc lại đánh giá của Greene lúc đầu rằng người Mỹ sẽ ủng hộ việc này): "Sự thăm dò của Viện Galớp cho thấy người dân về cơ bản đứng sau sự cam kết của chúng ta"(68).

Tổng thống: "Nhưng nếu các ngài đưa ra lời cam kết nhảy xuống từ một toà nhà nhưng rồi lại phát hiện ra nó quá cao, các ngài vẫn có thể rút lại lời cam kết".

Chính Tổng thống cũng vừa được thông báo về đợt tăng quân này cao tới mức nào. Trong bài phát biểu tôi soạn ra ngày hôm đó, tôi đã không được thông báo là phải cho công chúng biết con số đầy đủ của đợt tăng quân lần này. Tuy nhiên con số tôi được cung cấp để nêu ra cũng đủ để gây ấn tượng. Một mức tăng quân số chỉ trong ít tháng lên đến là 175.000 - gấp hơn hai lần lực lượng hiện tại của chúng ta, và sau đó còn nhiều hơn nữa sẽ buộc công chúng Mỹ phải nhức đầu về nó.

Ngày 26 tháng bảy, tôi biết rằng McNamara sẽ không đọc bài phát biểu tôi chuẩn bị cho. Tổng thống muốn chính ông ta thông báo việc tăng quân trong cuộc họp báo ngày 28 tháng bảy, và rốt cuộc cũng không có việc ra lệnh gọi quân dự bị vào ngày 28, nhiều người trong số chúng tôi ở văn phòng ISA theo dõi phát biểu của Tổng thống trên chiếc tivi lớn đặt tại phòng của McNaughton. Đó là thời điểm duy nhất tôi có thể nhớ chúng tôi đã làm gì. Chúng tôi đứng thành nửa vòng tròn quanh chiếc tivi - McNaughton ngồi giữa phía trước - chờ đợi Tổng thống công bố chúng ta sẽ tiếp tục cuộc chiến tranh. Tôi tự hỏi liệu Tổng thống sẽ sử dụng bao nhiêu phần trăm trong bài viết của tôi.

Ông ấy đã không sử dụng chút nào. Một người khác đã viết cho ông ta, nêu lên những đánh giá về Việt Nam, nhắc lại những cam kết nghiêm túc của chúng ta và những bài học về Munich.

Chúng ta đã không lựa chọn trở thành những người gác cổng, nhưng không còn ai khác. Đầu hàng ở Việt Nam cũng không thể đem đến hoà bình, vì chúng ta học được từ Hitle ở Munich rằng thành công chỉ nuôi dưỡng thái độ hiếu chiến…

Hơn nữa, chúng ta ở Việt Nam là để hoàn thành những cam kết quan trọng nhất của nước Mỹ… Lúc này là lúc chúng ta không thể đánh mất danh dự lời hứa của mình… (69)

Đoạn này xuất hiện trong một bản trích ngang tiểu sử của Abe Fortas làm việc ở Toà án tối cao vì hai lý do. Thứ nhất, ngay trước hôm đó, "Trăn trở, lo ngại về một quyết định khó khăn về việc liệu có đưa thêm quân sang Việt Nam, Johnson đã có cuộc gặp với Fortas trong 2 giờ đồng hồ ở Phòng Bầu dục". "Khó khăn hơn cả chính quyết định này, là vấn đề làm thế nào để giải thích và hợp pháp hoá quyết định này đối với báo chí và công chúng Mỹ, là điều làm Johnson phải lo nghĩ". Fortas thường giúp Lyndon Johnson các vấn đề như thế này. Lý do thứ hai là Tổng thống đã sử dụng sự phát biểu công khai để công bố rằng Fortas sẽ là người thay vào vị trí ở Toà án tối cao còn để trống trước đó một tuần của Arthur Goldberg, người sẽ tới Liên Hiệp quốc làm đại sứ của Mỹ ở tổ chức này.

Trên thực tế, Tổng thống đã dự tính sự công bố bất ngờ của ông ta về việc bổ nhiệm chức vụ này sẽ là tin tức chính trong cuộc họp báo. Đó không hẳn là điều chúng ta đang mong đợi.

Nhưng sự việc đã vượt khỏi tầm kiểm soát, kể từ sau những đánh giá thực chất của Tổng thống về việc vì sao chúng ta đang dính líu ở Việt Nam, tuyên bố của ông ta về các bước tiếp theo được thực hiện ở đó là rất hạn chế và, dưới góc độ của những dự đoán bị rò rỉ từ trước, chủ yếu để bảo đảm rằng:

"Lúc đầu, chúng ta cóý định làm cho Cộngsản tin rằng chúng takhông thể bị đánh bạibởi một lực lượng vũtrang hay một siêu cườngnào. Tuy nhiên, họ khôngdễ dàng bị thuyết phục.Trong những tháng gần đây,họ đã gia tăng mạnhcác lực lượng chiến đấu,các đợt tấn công vàmột số các hoạt độngkhác. Tôi đã hỏi TổngTư lệnh, tướng Westmoreland, làcần thêm những gì đểcó thể đáp lại sựkhiêu chiến này. Ông tađã nói với tôi yêucầu. Chúng ta sẽ đápứng mọi yêu cầu củaông ta.

Hôm nay tôi đã ralệnh đưa tới Việt NamSư đoàn Không vận vàcác lực lượng khác, điềuđó sẽ làm tăng sứcmạnh chiến đấu của chúngta từ 75.000 tới 125.000quân gần như ngay lậptức. Các lực lượng bổsung khác sẽ được xemxét sau, và họ sẽđược đưa tới Việt Namkhi có yêu cầu. Đâylà điều cần thiết đểtăng cường các lực lượngchiến đấu cơ động củachúng ta bằng cách đẩymạnh sự tuyển mộ línhquân dịch hàng tháng từcon số 17.000 quân trongmột khoảng thời gian lên35.000 quân mỗi tháng, vàgiúp chúng ta từng bướcđẩy mạnh chiến dịch tòngquân tình nguyện.

Sau những cân nhắc kỹlưỡng trong tuần qua, tôikết luận rằng chưa nhấtthiết phải ra Iệnh chocác đơn vị Dự bịlàm nhiệm vụ vào lúcnày. Sau này, nếu thấycần thiết, tôi sẽ dànhcho vấn đề này sựđánh giá thận trọng nhấtvà sẽ dành sự quantâm đầy đủ và thíchđáng trước khi tiến hànhcác hành động như thế,những chỉ sau khi đãcó sự chuẩn bị đầyđủ".

Khi Johnson nói con số "125.000", tất cả chúng tôi đều sửng sốt Tôi nói với McNaughton, "Gì? Cái gì thế? Ông ta đã thay đổi quyết định sao?" McNaughton giơ tay bảo tôi im lặng, chờ tới khi chúng ta nghe ông ta nói hết đã.

Vì có sự thay đổi trong chiến lượcTìm và diệt, nên Tổng thống đã được chất vấn: "Có phải thực tế là ngài đang đưa các lực lượng tăng cường tới Việt Nam để ám chỉ rằng có sự thay đổi trong chính sách hiện hành của việc trước đây chủ yếu dựa vào miền Nam Việt Nam để tiến hành các chiến dịch tấn công và sử dụng các lực lượng của Mỹ để bảo vệ các căn cứ và đóng vai như là người can thiệp trong những trường hợp khẩn cấp?"(70)

Ông ta trả lời: "Dù thế nào thì điều đó vẫn không phải để ám chỉ bất cứ sự thay đổi nào. Nó không ám chỉ sự thay đổi về mục tiêu".

Johnson không nói gì về sự tăng tới 175.000 quân hoặc hơn thế vào cuối năm. Tất cả những gì ông ta nói chỉ là một sự tăng quân "từ 75.000 tới 125.000". Dường như ông ta đã nói với công chúng một cách rõ ràng rằng cho dù những kiến nghị và những đợt tăng quân cao hơn có thể có trong tương lai, nhưng theo đánh giá của Westmoreland, thì ngay bây giờ phải cần đưa sang gần 50.000 quân bổ sung. Ngoài ra không có thêm lực lượng nào nữa sẽ được đưa sang Việt Nam cho tới khi vị tướng này đưa ra những kiến nghị cao hơn.

Theo quan sát của chúng tôi ở Lầu Năm Góc, tới lúc đó mà chúng tôi được biết thì đây là điều không thực tế. Nhưng cũng khó để có thể tin rằng ông ta sẽ chỉ nói dối về việc đó. Điều đó hẳn có nghĩa là trong trường hợp quân dự bị được lệnh gọi nhập ngũ, ông ta đã thay đổi ý định. Nhưng nếu đúng như thế, thì một số người trong chúng tôi ở văn phòng, mà bắt đầu là cấp trên của mình, giờ đây hẳn đã phải biết điều đó, trước khi có bài phát biểu này. Tôi nhắc lại câu hỏi với McNaughton. "Thế ư? Tổng thống đã quyết định không đưa 100.000 quân sang Việt Nam thật sao?"

McNaughton bảo tôi: "Tốt nhất là anh nên tự tìm hiểu".

Tôi rời văn phòng và đi xuống Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân để tìm một vị tướng chịu trách nhiệm về kế hoạch triển khai quân. Tôi hỏi ông ta có phải đã có sự thay đổi vào phút chót. Ông ta nói không, toàn bộ yêu cầu của Westmoreland đã được đáp ứng. Tôi hỏi ông ta có tham dự cuộc họp báo của Tổng thống không. Như vậy là không có sự thay đổi nào, kể cả ở Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, rằng quyết định của Tổng thống đã được thông qua, gửi hơn 100.000 quân càng sớm càng tốt, không cần chờ tới đề nghị nào khác của Westmoreland cả.

Tôi quay trở về văn phòng và kể lại điều đó cho McNaughton.

Một bản ghi nhớ của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân được đưa ra 2 ngày sau, 30 tháng bảy, báo cáo về Giai đoạn I, gói gọn trong mấy từ "đồng ý cho triển khai" với 44 tiểu đoàn và sẽ có tổng số là 193.887 quân chiến đấu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam sau khi tất cả các đơn vị đã được đưa sang. 34 tiểu đoàn của Mỹ được triển khai trong vòng 10 tuần kể từ sau cuộc họp báo của Tổng thống, sau đó một tháng là các đơn vị còn lại cộng với lực lượng chiến đấu là 44 tiểu đoàn, số quân của Mỹ ở miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1965 là 184.314 quân.

Báo chí cho biết phần lớn các thành viên của Quốc hội đều cảm thấy bớt căng thẳng bởi những gì họ đã nghe trong cuộc họp báo, đặc biệt bởi thực tế là Johnson sẽ không huy động lực lượng dự bị và số quân tăng thêm mà ông ta công bố chỉ bằng một nửa số quân mà thông tin đã để lọt ra bên ngoài trước đó đề cập đến.

Nhưng những thông tin bị rò rỉ này thực ra cũng rất chính xác.

Các sĩ quan, những người đã đấu tranh cho việc huy động quân dự bị, và một cuộc chiến tranh trên bộ vì lợi ích quốc gia, những người cho rằng ngay từ đầu họ đã tán thành với ý kiến của Tổng thống, giờ lại có phản ứng khác. Tôi cảm thấy xót xa khi nhớ lại cuộc họp báo đó, được viết trong cuốn sách của Mark Peny nói về Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, phản ứng của một số người khác - những người đang theo dõi buổi họp báo trên chiếc tivi trong văn phòng của họ vào lúc đó - đặc biệt là tướng Johnson, Tham mưu trưởng lục quân, lúc đó cũng đang xem tivi ở một nơi khác trong cùng toà nhà. Giống như những Tham mưu trưởng khác, Johnson coi vấn đề đó là quan trọng, lâu dài và hơn hết, cần có sự bắt buộc cảnh báo với công chúng một thực tế rằng quyết định của Tổng thống nghĩa là một cuộc chiến tranh quy mô lớn và lâu dài đang ở phía trước. Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân biết rằng việc huy động quân dự bị là điều không thể khác được trong thông điệp này, đó là sự cần thiết để đảm bảo có được sự ủng hộ của công chúng rằng hoạt động quân sự trông đợi vào sự ủng hộ đó. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Wheeler sau này viết: "Chúng ta cảm thấy chúngta mong muốn có mộtlệnh gọi nhập ngũ đểđảm bảo rằng người Mỹbiết chúng ta đang ởtrong một cuộc chiến tranhchứ không phải đang thamgia vào một trò phiêulưu quân sự đáng giá2 xu. Bởi vì chúngta không bao giờ nghĩrằng cuộc chiến đang tiếpdiễn ở đó (Nam ViệtNam - ND) chỉ đểnhằm chứng tỏ là cuộcphiêu lưu quân sự rẻtiền, xét trên mọi khíacạnh của nó".

Các Tham mưu trưởng đã biết về sự hối tiếc sâu sắc, trước đó hai ngày, rằng thông điệp này sẽ không được chuyển tới công chúng và Quốc hội vì liên quan đến lệnh gọi nhập ngũ quân dự bị. Những điều mà họ hiểu được thông qua cuộc họp báo là Tổng thống quyết định đánh lừa công chúng về điểm nhạy cảm này, nhằm che giấu việc ông ta đang đẩy nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh to lớn và lâu dài.

Họ không chỉ cho đây là một việc làm nguy hiểm, xét trên quan điểm đánh giá và sự ủng hộ của công chúng, mà một số người trong số họ (các Tham mưu trưởng) còn có cảm giác đây là một sai lầm nghiêm trọng và trái với hiến pháp. Một người trong số đó là tướng Bruce Palmer - sau này là chỉ huy phó phụ trách hành quân, tác chiến của Harold Johnson, sau này là Phó Tham mưu trưởng dưới quyền của Westmoreland - đã nói với tôi về cảm giác riêng của ông ta lúc đó, đã được tướng Johnson cùng chia sẻ, đồng ý. Palmer xác nhận sự miêu tả của Peny về phản ứng của tướng Johnson đối với những gì diễn ra trên ti vi mà tất cả chúng tôi vừa mới xem ở Lầu Năm Góc:

Tại Lầu Năm Góc, tướng Harold Johnson tỏ ra rất thất vọng.

Sau bài phát biểu, ông ta đóng chặt cửa phòng và mặc một bộ quân phục tốt nhất. Ông ta đi ra và gọi lái xe đưa đến Washington để nói chuyện với Tổng thống. Trên đường tới Washington, Johnson lấy tay tháo những ngôi sao trên vai ra cầm trên tay. Khi chiếc xe tới cổng Nhà Trắng, ông ta yêu cầu lái xe dừng lại. Ông ta nhìn xuống những ngôi sao trong tay, lắc đầu, và đeo lại chúng. Những năm sau này, ông ta nhắc lại sự kiện đó và hối tiếc về quyết định của mình. H. Johnson nói với một đồng nghiệp: "Lẽ ra tôi phải đi gặp Tổng thống, tháo bỏ các ngôi sao và nên từ chức. Đó là quyết định tồi tệ nhất vô đạo đúc nhất mà tôi đã từng làm".

Chú thích:

(52) "Ý định hiện tại"của Tổng thống: McNamara tríchdẫn, 204: Tài liệu LầuNăm Góc, Gravel xuất bản,tập 2, tr. 476.

(53) "Nên hiểu rằng" -Berman trích dẫn, tr. 103.

"Tái thiết lập sự cânbằng quân sự"; "cũng chưađủ để tự làm cho…"; "duy trì ưu tiênquân sự" - Sđd, tr.180.

(54) "Một sự thay đổiquan trọng trong nhiệm vụ":Berman, 102.

"thực hiện cuộc tấn công"- Kahin, 363.

(55) "khoảng 500 người mộttháng" - Berman, 102.

(56) Bản thảo lần cuốicùng được hoàn tất: Ellsberg,bản thảo bài phát biểuvề Việt Nam cho bộtrưởng McNamara, tài liệu chưaxuất bản.

(57) "vào ngày bản thảocủa tôi…" - Ellsberg, bàiphát biểu về Việt Namcho bộ trưởng McNamara, tàiliệu chưa xuất bản.

(58) (59) "Điều này sẽkhông trượt khỏi ván đàchứ"; "Đây là một thayđổi cơ bản" - Kahintrích dẫn, 382.

(60) "Sẽ kéo dài lâu?"- Sđd, tr.384.

(61) Tướng Harold K. Johnson- McNamara, 177.

(62) "Nếu chúng ta vào";"điều chúng ta muốn" -Knhin trích dẫn, 384.

(63) "Tất cả phụ thuộcvào"; Trong một buổi thảoluận với Clark Clifford. Halberstamtrích trong "Những người ưutú và thông minh nhất",tr. 596.

(64) "cho tới khi chúngta hoặc các đồng minhquân sự Việt Nam củachúng ta"; "Chúng ta đangnói tới" - Kahin tríchdẫn, 349-50.

(65) "Theo quan điểm củatôi" - Mann trích dẫn,542.

(66) "kết quả không cụthể" - Tài liệu LầuNăm Góc, Gravel xuất bản,tập 4, tr.620.

(67) (68) "Tất cả cácngài có cho rằng"; "Sựthăm dò của Viện Galớp"- Kahin trích dẫn, 385.

(69) "Chúng ta đã khônglựa chọn" - Tài liệuLầu Năm Góc, Gravel xuấtbản, tập 3, tr.476


(70) "Có phải thực tế…"; "Điều đó không ámchỉ" - Sđd - "tánthành việc triển khai" -Sđd.


Chương 7. Tham gia đội quân lê dương

Có một điều gì đó đã xảy ra. Tôi đã hiểu lầm (sự việc bắt đầu từ một diễn tiến sau này) tình cảm của Patricia với một nhà thơ người Đức cấp tiến mà cô đã gặp tại một cuộc hội thảo ở Princeton. Khi tôi biết việc này, tôi đã mất tin tưởng vào lời hứa của cô ấy đối với cuộc sống của chúng tôi. Bỗng nhiên tôi nghĩ tới việc sang Việt Nam. Một tuần sau, cơ hội phục vụ tại Việt Nam đã tới với khả năng đầy hy vọng. Tôi đã tình nguyện.

Tôi có cuộc họp định kỳ vào các sáng thứ bảy với Nhóm liên ngành về vấn đề Việt Nam được tổ chức tại Bộ Ngoại giao. Cuộc họp sáng hôm đó do Bill Bundy, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì. Tôi đại diện cho phía dân sự của Bộ Quốc phòng. Có nhiều đại diện của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Cơ quan thông tin của Mỹ (OSIA), Cơ quan phát triển quốc tế (AID), Cục Tình báo trung ương (CIA), Phòng Việt Nam của Bộ Ngoại giao và tất cả các ban ngành khác liên quan đến cuộc chiến tranh. Tất cả chúng tôi đều đã biết nhau từ các cuộc họp trước.

Chúng tôi được thông báo về lịch trình của cuộc họp mà phần cuối của nó là việc tướng Ed Lansdale sẽ được giới thiệu ra mắt nhóm bởi vì Tổng thống Johnson vừa chỉ định ông ta vào danh sách những người tới Việt Nam với chức vụ làm trưởng nhóm liên ngành để đảm nhiệm công tác chính trị với phía chính phủ Việt Nam. Thông báo này cũng không chỉ rõ thành phần hoặc nhiệm vụ của nhóm sẽ là gì, nhưng tôi tới cuộc họp với một ý nghĩ là tôi có thể nói đôi điều với Lansdale sau đó, dựa vào những gì tôi đã nghe được ông ta nói.

Lansdale từng là một thiếu tướng không quân, giờ đã nghỉ hưu, người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để làm việc cho CIA. Ông luôn được coi là một nhân vật "huyền thoại" trong lĩnh vực chống nổi dậy. Tôi được biết rằng ông ta coi chính trị cũng quan trọng như đấu tranh quân sự để chống lại chủ nghĩa cộng sản, thường xuyên yêu cầu cần phải cải cách về chính trị và dân chủ và kêu gọi chủ nghĩa yêu nước trong việc chống lại sự nổi loạn. Đây là chìa khoá cho sự thành công của ông trong việc giúp dập tắt cuộc nổi loạn của Huk ở Philippine đầu những năm 50. Năm 1954, ông được cử sang Việt Nam, nơi ông đã thiết lập được mối quan hệ cá nhân gần gũi với Tổng thống Diệm và đã làm hết sức mình trong việc thuyết phục chính phủ Mỹ duy trì sự ủng hộ Diệm trong suốt một thời gian được coi là không sáng sủa của năm 1955. Thật không may, chính tôi đã chứng kiến điều này năm 1961, sự thiếu cam kết ủng hộ Việt Nam là có thực, nhiều hơn cả chính bản thân Lansdale từng biết.

Không giống như phần lớn các quan chức Mỹ, những người đã làm việc với Diệm, Lansdale thực sự thích ông ta. Nhưng sau này tôi phát hiện ra rằng những hy vọng của Lansdale về những điều có thể thực hiện được với Diệm thực chất được dựa vào lời cam kết rằng Diệm sẽ tiếp tục nghe theo lời khuyên của ông ta về các vấn đề chính trị: cho phép mở rộng hơn các hoạt động chính trị, với một nội các mở rộng và một đảng "đối lập trung thành". Diệm đã không thực hiện cảc việc đó. Sự ảnh hưởng của Lansdale đối với em trai của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Nhu cũng bị giảm sút. Lansdale rời Việt Nam, và rồi Diệm và em trai cũng đã bị ám sát trong một cuộc đảo chính do Mỹ bật đèn xanh, trong đó, thật mỉa mai, vì Lucien Conein, một cựu thành viên thuộc tổ chức CIA của Lansdale lại là người liên lạc giữa những kẻ âm mưu đảo chính và Đại sứ Mỹ, Henry Cabot Lodge, người ủng hộ mạnh mẽ cuộc đảo chính này.

Lansdale đã tạo được ấn tượng tốt với tôi tại một cuộc hội thảo hồi đầu mùa xuân năm đó, vì ông ta đã chỉ trích việc Mỹ ném bom, lên án sử dụng pháo binh bừa bãi và kêu gọi nỗ lực đấu tranh chính trị với những người Cộng sản. Tôi đã bị cuốn hút bởi những chủ đề này của ông ta trong một bài báo đã được đăng trên tạp chí "Các vấn đề đối ngoại" (Foreign Affairs), tháng mười năm 1964: "Cộng sản có vẻ như đã buông lỏng tư tưởng cách mạng ở Việt Nam, nhưng tư tưởng này sẽ không mất đi khi chúng ta cố tình làm ngơ, chúng ta đánh bom, hay thậm chí là tìm cách che giấu nó"(71). Giờ đây, Lodge sẽ trở lại Việt Nam làm đại sứ, thay cho tướng Taylor và yêu cầu Lansdale đi cùng. Lansdale đã tập hợp một số thành viên của tổ chức cũ của ông ta, trong đó có Concein, người đã họp cùng với Lansdale ở Bộ Ngoại giao.

Sau khi các công việc khác đã được giải quyết, ngay trước khi việc bổ nhiệm Lansdale được công bố, Bill Colby của CIA nói: "Tôi muốn nói rõ với nhóm này rằng Lansdale sẽ không đi với chúng ta sang Việt Nam vì Lansdale từng làm việc cho CIA một thời gian dài và giờ ông đã nghỉ hưu. Đây không phải là một trong các hoạt động của chúng ta. Lansdale sẽ chọn người từ nhiều ban ngành tham gia cuộc họp ở đây, bao gồm cả một số người của CIA, nhưng đây sẽ là một nhóm hên ngành, và ông ta sẽ phải là đại diện của CIA lên làm lãnh đạo nhóm". Xem xét tới nhóm mà Colby đang nói tới và cách ông ta nói về nó, tôi không hề nghi ngờ là ông ta đang được để mắt tới chức vụ giám đốc CIA (thậm chí tới tận bây giờ).

Lansdale giới thiệu ngắn gọn về những điều ông ta hy vọng sẽ thực hiện ở Việt Nam. Ông ta sẽ tuyển chọn chủ yếu những người đã làm việc với ông ta trước đây ở Philippines hoặc ở Việt Nam. Cuối cuộc họp, tôi nán lại khi những người khác đã ra về và nói với Lansdale tôi muốn ông ta xem xét cho tôi được đi cùng với đoàn. Tôi đưa cho ông một bản lý lịch ngắn gọn về hoàn cảnh của tôi. Ông ta có vẻ thích thú với thực tế là tôi đã làm việc cho McNamara nhưng lại phê phán (McNamara - ND) việc ném bom và chỉ tin vào các hoạt động quân sự. Tôi nói với ông là tôi không hề có một giấy chứng nhận nào để được chọn vào cái đoàn mà ông ta đang nói tới ngoại trừ là một người tập sự (học việc). Tôi tin tưởng vào kiểu tiến hành công tác chính trị mà họ sẽ thực hiện; vì thế tôi muốn học hỏi kinh nghiệm từ ông và những người khác. Tôi tha thiết được làm công việc đó. Tôi sẵn sàng đi kể cả bị hạ cấp, thậm chí với mức lương thấp nhất, miễn là có thể đủ để trợ cấp cho người vợ (đã ly dị) của tôi.

Lansdale chăm chú lắng nghe và nói ông ta sẽ xem xét việc này. Lansdale yêu cầu tôi cho danh tính một số người để ông ta có thể hỏi họ về tôi. Tôi bảo ông ta nên nói chuyện với McNaughton và một số người khác. Chúng tôi bắt tay nhau, tôi ra về để chờ đợi câu trả lời. Hành động đó tựa như một vụ bắn thử đường dài mà tôi được ông ta coi như một viên đạn, nhưng tôi hy vọng ông ta chấp nhận tôi. Patricia rất thất vọng khi biết rằng tôi đã tình nguyện đi mà không bàn bạc với cô ấy, nhưng trong tâm tưởng của mình tôi đã quyết tâm đi.

Sau vài tuần, Lansdale cho gọi tôi và nói ông ta muốn tôi di cùng. Ông bảo tôi tới tập trung ở Alexandria để gặp các thành viên khác của đoàn, tất cả đều là đồng nghiệp cũ của ông. Vì một lý do nào đó, tổ chức quyết định rằng tôi sẽ chuyển từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Ngoại giao, giữ nguyên mức lương, với chúc danh là FSR- 1 (Foreign Service Reserve -l - chuyên viên đối ngoại hạng nhất).

Đúng lúc này, hai đứa con của tôi từ California lại tới Washington thăm tôi với kế hoạch dài ngày. Giữa những buổi thông báo ngắn về tình hình về Việt Nam, làm giấy tờ để chuyển sang Bộ Ngoại giao, làm ảnh, visa, tôi đã phải đưa Robert và Mary đi thăm các đài tưởng niệm lịch sử, hầu hết là vào buổi tối. Tại Đài tưởng niệm của Lincoln tôi bị cuốn hút bởi một đoạn trích từ lễ nhậm chức lần thứ hai của ông được khắc trên bức tường. Nội dung dường như rất tương xứng với tinh thần và mục tiêu của đoàn Lansdale, vì tôi đã hiểu các mục tiêu này, trong cuộc chiến sắp tới mà tôi sẽ đi đầu (và về mặt cá nhân tôi cũng coi đó là một cuộc nội chiến).

Với sự ác độc bị tận diệt, với tình thương cho tất cả mọi người, với sự khẳng định cái quyền mà Chúa trời ban cho chúng ta nhận biết lẽ phải, để cho chúng ta phân đấu hoàn thành công việc dang dở, để hàn gắn những vết thương của dân tộc, để chăm lo tới bạn, người sẽ phải đi chiến đấu và vì những goá phụ, đứa trẻ mồ côi của bạn, để làm mọi việc có thể mang lại thành công và nâng niu gìn giữ nó và cuối cùng là một nền hoà bình cho chính chúng ta và cho mọi dân tộc.

Robert, 9 tuổi, phát hiện ra một cái hộp đựng các mảnh giấy ở bên trong đài tưởng niệm cũng có in lại những dòng chữ này, khi chúng tôi đang rời khỏi đó, đi xuống các bậc thang phía trước bức tượng của Lincoln, tôi bảo nó quay lại lấy một mảnh nhỏ để tôi đem sang Việt Nam. Tôi nói với nó là tôi nghĩ rằng người miền Nam Việt Nam có thể bị thuyết phục để hiểu rằng chúng ta là công dân của một nước Mỹ đã được thống nhất thành một khối, lự do và giàu có, mặc dù bản thân chúng ta đã phải trải qua một cuộc nội chiến. Và tư tưởng của Lincoln: "Với sự ác độc bị tận diệt, với tình thương cho tất cả mọi người" sẽ trở nên rất quan trọng với một số người khi biết được tư tưởng đó.

Tôi đã mang trong hành trang của mình, những câu nói của Lincoln, tới Việt Nam.

Chú thích:

(71) "Cộng sản có vẻ như đã buông lỏng" -Lansdale, 176.

2 nhận xét:

  1. Anh em Nam, Bắc huynh đệ tương tàn

    Sau 21 năm mang súng đạn của đàn anh qua nhà em ruột mình bắn giết, cuối cùng cũng tàn sát được gia đình nhà em ruột. Sau khi đã giết chết thằng em, Bắc đã cho truy sát những đứa con còn lại của em trai mình để diệt tận gốc.

    Thấy hết đường sống, con cái của Nam túa nhau tháo chạy ra biển, nhưng trong đầu chúng cũng chẳng biết đi về đâu. Chúng chỉ biết phải chạy khỏi bàn tay sắc máu của ông bác ruột mà thôi. Vì vậy, con cái của Nam nhiều đứa đã bị chìm xuống biển làm mồi cho cá mập. Có đứa thì lênh đênh trên biển đến nhiều ngày, lúc sắp chết vì đói và khát thì gặp phải tàu của bạn bố Nam ra tay cứu. Trong cơn đại hoạ, chỉ những đứa này vì quá may mắn nên sống sót và đến tá túc tại nơi đất mới.

    Lại nói đến những đứa con chưa kịp tháo chạy, chúng nó ở lại và nghe bác Bắc bảo rằng "các cháu yên tâm, bác đưa các cháu vào một lớp học trong rừng để các cháu học tập và cải tạo thành người mới. Chỉ cần tuần lễ, học xong các cháu sẽ về". Nghe bác nói với lời có vẻ rất thành tâm, thế là mâý đứa con nhà Nam vâng lời. Khi được dẫn tới bìa rừng, Bắc cho đám con mình dùng báng súng đập vỡ sọ chết tươi vài đứa và nói giằng giọng rằng "Đây là trại tù khổ sai, bọn bây phải chung thân ở đây chứ không phải 7 ngày. Nếu đứa nào dám lên tiếng thì số phận sẽ như như mấy đứa này, hiểu chửa?". Nhìn thấy 2 đứa mằm bất động với hộp sọ vỡ toác máu chảy đỏ một vũng như cái nia, đám con nhà Nam sợ xanh mặt và chỉ biết "dạ" mà chẳng dám ý kiến ý cò gì nữa.

    Làm trên "trại cải tạo" một thời gian, nhiều đứa mắc bệnh và phải nằm chết như con gà dịch mà chẳng được thuốc men hay chữa trị. Nhìn cảnh cái chết luôn rình rập, nếu không đến từ báng súng thì cũng đến từ họng súng, nếu không đến từ họng súng thì cũng đến từ bệnh tật. Thế là một số đứa trốn trại, bị lộ thế là đám cai ngục nổ AK quét, đạn bay xối xả như mưa và quá nửa trong số trốn chạy trúng đạn chết tại chỗ. Số còn lại may mắn thoát làn đạn về được đến nhà. Thế là bí mật tổ chức vượt biên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong nhóm này, có đứa tổ chức đi trong bí mật tuyệt đối, nếu bị lộ chấp nhận chết. Có đứa thì nghĩ rằng, để chắc ăn thì dùng vàng hối lộ cho đám con nhà Bắc. Thế là đám con nhà Bắc nhận vàng và gật đầu cho đi. Khi ra khơi không xa, bọn con Bắc nháy nhau thế là chúng hiểu phải làm gì. Bọn chúng nhảy lên xuồng máy và rượt theo. Vì ỉ i rằng mới đưa hối lộ lẽ nào bọn con Bắc lật lọng? Vì thế mà con nhà Nam đã sập bẫy. Bọn con Bắc đuổi gần đến thuyền vượt biên, bọn nó xả súng, thế là những người đi trên thuyền không còn một mạng sống sót. Giết xong, chúng kéo thuyền và các nạn nhân về gặp bố Bắc của nó báo cáo thành tích để nhận thưởng. Đấy là cách làm giàu của con cái nhà Bắc.

      Như vậy sau tầng tầng lớp lớp bố ráp và truy sát của bên thắng cuộc, một số rất ít con cái nhà Nam cũng đến được bến bờ tự do, và hơn nữa là chúng đã giàu có. Do Bắc chỉ biết chém giết, không biết làm ăn nên trở thành đói rách mạt hạng phải đi ăn mày lạy lục khắp nơi để xin ăn, tạo nên cảnh nhớp nháp ê chề và bị thiên hạ khinh khi làm cho mẹ Việt Nam phải nhục nhã chịu đựng. Thấy con Nam giàu quá, Bắc trở giọng gọi con cái nhà Nam trốn chạy khi xưa là "khúc ruột ngàn dặm". Thế là mỗi năm Bắc được tụi con Nam gởi về cho 10 tỷ để xài phung phí.

      Được nạn nhân nuôi, thế nhưng, như đồ vong ân bội nghĩa, hằng năm Bắc còn cho tổ chức ăn mừng ngày "Đại thắng mùa xuân" rầm rộ. Để chi vậy? Để khoe công về thành tích đã tương tàn thằng em ruột. Như một thói quen ngạo mạn, 43 năm liên tục Bắc vẫn làm thế, vẫn cứ cố sát muối vào vết thương tinh thần của con cháu phương xa. Tay thì luôn sát muối vào vết thương, miệng vẫn cứ hô hào "hòa hợp hòa giải". Chính vì cứ mãi cố chấp chơi trò đểu giả này này mà 43 năm qua chẳng hòa hợp hòa giải gì được, vẫn thù hận còn nguyên.

      Còn nói đến mẹ Việt Nam thì bà rất bao dung, chỉ cần thằng Bắc nhận ra lỗi lầm thay đổi là đủ. Nhưng dường như vô phương, vì Bắc quá hung hãn và bất chấp. Đụng đến quyền lợi của nó, nó sẽ giết tất bất kể ai, kể cả mẹ cũng không có ngoại lệ. Nếu cần, nó cũng sẽ bán luôn cả mẹ để lo riêng cho mình phận nó. Cảnh đại gia đình Việt Nam thế đấy! Nỗi bất hạnh bị khóa chặc trong sự độc tài của Bắc, giờ vẫn chưa có hướng giải thoát.

      Xóa