Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

TOÀN VĂN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA


Một trong 07 Luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 là Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019. Đây cũng là một trong những luật chứa những quy định tác động mạnh tới đông đảo người dân. Vì lý do trên, Google.tienlang xin đăng Toàn văn Luật này.

QUỐC HỘI 
Số: 44/2019/QH14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.


Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.

4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.

5. Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

6. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.

7. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.

8. Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.

5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

2. Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.

3. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.



Chương II. BIỆN PHÁP GIẢM MỨC TIÊU THỤ RƯỢU, BIA



Điều 6. Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chính xác, khách quan và khoa học;

b) Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.

Điều 7. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.

4. Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia.

5. Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.

6. Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.

7. Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

8. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.

Điều 8. Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.

2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.

3. Thi tuyên truyền, tìm hiểu.

4. Chiến dịch truyền thông.

5. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Điều 9. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông quy định tại các điều 6, 7 và 8 của Luật này.

2. Chính phủ quy định trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình.

Điều 10. Địa điểm không uống rượu, bia

1. Cơ sở y tế.

2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.

3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

Điều 11. Quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ

Tổ chức, cá nhân thực hiện khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về khuyến mại.

Điều 12. Quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu, bia phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về quảng cáo.

2. Quảng cáo không thể hiện các nội dung sau đây:

a) Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

b) Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.

3. Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:

a) Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

b) Phương tiện giao thông;

c) Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

d) Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia.

5. Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

6. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 13. Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên

Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải tuân thủ quy định tại Điều 12 của Luật này và không quảng cáo trong trường hợp sau đây:

1. Trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;

2. Trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.

Điều 14. Quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia

Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia thực hiện tài trợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tài trợ và không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia.



Chương III. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC CUNG CẤP RƯỢU, BIA



Điều 15. Quản lý kinh doanh rượu

1. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;

c) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

2. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy ánh của pháp luật.

3. Điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại bao gồm:

a) Có hợp đồng mua bán với cơ sở có giấy phép sản xuất rượu và có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở sản xuất;

b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

4. Điều kiện cấp phép mua bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện theo từng loại hình mua bán rượu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định việc quản lý kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ.

Điều 16. Điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử

1. Đáp ứng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.

2. Đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

3. Thực hiện biện pháp theo quy định của Chính phủ để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia.

4. Áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Điều 17. Biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh

1. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh phải có bản kê khai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về lượng rượu được sản xuất, phạm vi sử dụng, cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và không bán rượu ra thị trường theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Việc kê khai không phải nộp phí, lệ phí.

2. Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; báo cáo sản lượng và tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn.

Điều 18. Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia

Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Địa điểm không bán rượu, bia

1. Cơ sở y tế.

2. Cơ sở giáo dục.

3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

Điều 20. Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

1. Rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

3. Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.



Chương IV. BIỆN PHÁP GIẢM TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA



Điều 21. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia

1. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.

2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm toa nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.

4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.

Điều 22. Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe

1. Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm:

a) Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;

b) Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia;

c) Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia;

d) Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.

2. Cơ sở y tế thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế.

Điều 23. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các nội dung sau đây:

a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;

b) Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.

2. Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau đây:

a) Người thường xuyên uống rượu, bia;

b) Người nghiện rượu, bia;

c) Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;

d) Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

đ) Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn.

4. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho thành viên trong cộng đồng.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 24. Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng

1. Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.

3. Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.

4. Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

5. Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Điều 25. Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia

1. Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia bao gồm:

a) Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em; cho người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình;

b) Can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;

c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

2. Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này phải được lồng ghép trong chương trình, kế hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác.

3. Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhận thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.



Chương V. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA



Điều 26. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Kinh phí hợp pháp khác.

2. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được phân bổ, quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và theo quy định của pháp luật

3. Chính phủ quy định nội dung chi, mức chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được ngân sách nhà nước bảo đảm.

Điều 27. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với trách nhiệm được giao.

2. Nhân viên y tế cơ sở, cộng tác viên thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia được ưu tiên tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Điều 28. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.



Chương VI. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA



Điều 29. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Đào tạo, bồi dưỡng về công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. Thống kê, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo việc thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.

5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

6. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Điều 30. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Bộ Y tế là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương.

Điều 31. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; đưa nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.

2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tuyên truyền, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên không uống rượu, bia;

c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;

d) Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác đoàn, đội.

3. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;

c) Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác hội.

4. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia giáo dục, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học.

2. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.

4. Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

5. Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.

6. Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.

7. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

Điều 33. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.

2. Người đứng đầu tổ dân phố, khu phố, khối phố, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, tổ chức tại cơ sở, cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định tại Điều 24 của Luật này.

3. Người đứng đầu, người quản lý, điều hành địa điểm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này có trách nhiệm sau đây:

a) Nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này; từ chối cung cấp dịch vụ nếu người vi phạm tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở, yêu cầu;

b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.

Điều 34. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia.

2. Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.



Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH



Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.”.

3. Thay thế một số cụm từ tại một số điều của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã dược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 05/2017/QH14 như sau:

a) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 100;

b) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 109.

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 01 tháng 01 năm 2022, việc cấp phép sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và việc đăng ký sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này không phải nộp phí, lệ phí.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019. 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
  
Nguyễn Thị Kim Ngân

17 nhận xét:

  1. Đây là luật vô cùng hay và có lợi cho nhân dân. Nói rõ nguyên tắc "đảng viên đi trước, làng nước theo sau" của Đảng tiền phong, tính tiên phong giai cấp của Đảng trong việc đại biểu cho lợi ích của toàn dân tộc. Luật này cho thấy lợi ích của giai cấp lao động với lợi ích của toàn dân là một. Nó cũng bác bỏ chủ nghĩa dân túy chạy theo "dư luận", vuốt đuôi "dư luận" của một bộ phận tự diễn biến tự chuyển hóa trong xã hội.

    Tại sao Dương Trung Quốc chống lại luật phòng chống tác hại rượu bia? Đơn giản, vì ông ta mắc bệnh "dân túy", ở đây đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Túy là say rượu, say túy lúy, võ say thì gọi là "Túy quyền". Dân túy là dân xỉn.

    Trong xã hội luôn có một số đông hèn hạ say xỉn đánh vợ con nên ông DTQ muốn làm hài lòng bộ phận này, vì ông ta chủ quan nghĩ rằng đám đông thì thích nhậu, thích say xỉn chè chén. Vì vậy ông ta nói hùa theo "số đông". Nhưng Bác Hồ rõ ràng đã dạy là "đảng viên đi trước, làng nước đi sau" đâu phải là đảng viên chạy theo đuôi làng nước, nếu thế thì vào làm Đảng viên làm gì?

    Đảng với các công cụ/vũ khí của nó như Ban tuyên giáo và báo chí cách mạng là để giữ cho dư luận được đúng đắn, đúng hướng. Một khi Ban tuyên giáo và báo chí yếu kém, bị phản động hóa, thì dư luận thông tin cũng bị thị trường hóa, tư bản hóa, tư nhân hóa và bị chệch hướng, không còn đúng định hướng nữa. Chỉ chạy theo dư luận tức thời, hùa theo dư luận tiêu cực, bất lợi cho quốc kế dân sinh, dân thích nhậu xỉn thì nói cho bợm nhậu thích, dân thích đánh bài thì nói ủng hộ Casino, dân thích chơi gái thì nói ủng hộ mại dâm. Như thế chính là Chủ nghĩa dân túy đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão tặc họ Dương không chỉ vì chủ nghĩa dân túy đâu bác mà nó còn có chủ nghĩa cơ hội vì nó có lợi nhuận trong việc buôn bán rượu bia. Giống như hồi đó thằng Trương Trọng Nghĩa có lợi về casino nên mới phán đòi cờ bạc tự do. Phường cơ hội chính trị cả thôi. Nói theo kiểu dân Nam Bộ là loài chính khách "xôi thịt".
      Luật này cũng làm khối chi bộ trong các lều báo hết còn dám nhậu nhẹt công khai trong phòng họp giữa ban ngày. Một bộ luật giúp phục hồi kỷ cương phép nước.
      Còn nếu báo chí còn tiếp tục bậy bạ thì thay hết các ông tổng ( các tòa soạn nào có vấn đề ) bằng người của Bộ Chính Trị đề cử. Chứ không thể để tiếp tục tình trạng "phép nước thua lệ làng" tiếp tục trong các nhóm quyền lực báo chí cát cứ lung tung. Bên TQ ông Tập Cận Bình mới lên thì đối tượng đả hổ đầu tiên là bọn CCTV. Vừa rồi lều báo ở Thượng Hải xóa vụ ấu dâm để chạy tội cho thằng quan gì đó định trốn sang Hồng Kông thì báo chí TW quất ngay thẳng thừng vạch mặt chỉ tên. Đánh tiêu cực như vậy mới là đánh. Đánh thẳng vào tiêu cực của báo chí. Còn bên mình thì toàn là đánh tiêu cực của doanh nghiệp, kinh tế. Tiêu cực của chính báo chí thì không thấy báo chí đá động tới. Cứ như như là 1 nhóm lợi ích thống nhất. Vừa rồi rõ ràng ở TQ, từ nhật báo Nhân Dân đến Tân Hoa Xã đến Quang Minh nhật báo đều lôi đám lều báo Thượng Hải ra đập như tương, đọc mà hả hê nhưng nhìn người lại nghĩ đến ta.

      Xóa
    2. Luật này rất quan trọng và rất cần thiết

      Xóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 09:34 9 tháng 7, 2019

    "Luật phòng chống tác hại của rượu, bia", bây giờ mới ra đời là chậm, vì rượu, bia gây hại sức khỏe con người từ lâu rồi, rất cần có luật điều chỉnh hành vi của con người.

    Hồi nhỏ khi đi học trên đường về, tôi thường gặp một ông già tên là Giáo Hai hay cắp chai rượu ở nách, chân đi liêu xiêu như muốn ngã xuống đường. Tìm hiểu mới biết ông là tầy giáo làng hay giúp người làm đơn từ, họ cảm tạ ông bằng món quà là rượu. Uống mãi sinh nghiện. Giúp người là tốt nhưng người ta tặng quà cảm tạ, vô tình hại ông ấy.

    Thời gian sau giải phóng, nơi địa phương tôi công tác, có không ít người uống rượu, kể cả cán bộ, đảng viên, có người sau khi uống rượu không làm chủ được bản thân có những hành động rất kém văn hóa, gây ảnh hưởng xấu với quần chúng.
    Có khá nhiều người do nghiện rượu nên bị bệnh gan, thận, chết sớm. Cũng không ít người vì rượu mà tan nhà nát cửa, thậm chí gây đau khổ, chết chóc cho người khác.

    Ngày nay, đời sống được cải thiện, nhiều người sắm được ô tô, xe máy để đi lại, nhưng ý thức của họ kém, không giữ gìn, thực hiện đúng luật giao thông đường bộ, uống rượu, bia say xỉn rồi lái xe bạt mạng, gây tai nạn cho người khác, thật đau xót vô cùng. Luật phòng chống tác hại rượu, bia ra đời để ngăn chặn những hành vi gây hại cho xã hội là quá cần thiết. Những người thích uống rượu, bia, có quan hệ với nơi làm ra mặt hàng này mới phát biểu đi ngược lại xu thế chung.

    Bộ Công an đưa ý kiến người lái xe gây tai nạn khi đã uống rượu thì tướt giấy phép lái xe vĩnh viễn. Tôi thấy nên ủng hộ chủ trương này của Bộ CA. để góp phần làm giảm tai nạn giao thông đường bộ.

    Rượu khi đã nghiện nhiều người không bỏ được, nó nguy hiểm chỉ kém ma túy mà thôi! Mong luật này sẽ có tác dụng tích cực trong điều chỉnh hành vi những người nghiện rượu...

    Trả lờiXóa
  3. Tuy hơi muộn, phải lần thứ 2 mới được thông qua, nhưng việc thông qua luật này cũng chứng tỏ là Quốc Hội đã "nói và làm". Trong khi đó nhiều người nhiều làm y những gì mà Hội nghị TW 4 và Đại hội Đảng 12 đã đề tỉnh, cảnh cáo: "Nói nhiều làm ít", "nói hay làm dở". Thậm chí không làm gì. Bao giờ gần đến ngày 30/4 hay Đại Hội Đảng là đều có nhiều người nói rất hay nhưng rồi cũng không làm gì, nhiều lần không ai bị kỷ luật, bị đào thải, bị sa thải, cách chức hoặc là thuyên chuyển công tác.

    Nhiều người hay chửi báo chí chung chung hoặc cụ thể hơn là 1 tờ báo nào đó. Tôi đi nhậu với 10 ông CCB thì 6 người coi báo Tuổi Trẻ là phản động, và họ nói như đó là điều đương nhiên luôn chứ không phải bảo là "giống với phản động" hay có mùi phản động như một ít tờ báo khác. 4 ông kia thì ậm ừ. Tôi hỏi tại sao họ là phản động mà các bác kông phản ánh lên trên thì mấy ông bảo là "kệ", để nhà nước lo.

    Tôi thì nghĩ khác, tôi nghĩ nhiều khi chỉ vài con sâu lộng quyền là khuynh được 1 tờ báo, nhất là có những tờ báo mà tổng biên tập bỏ mặc cho cấp dưới muốn làm gì thì làm. Vì vậy cần phải lên án cụ thể rõ ràng vào một cá nhân, ai viết bài, ai duyệt bài, ai là người phụ trách nhân sự trong tờ báo và thường xuyên tuyển phản động vào làm việc. Rồi sau đó mới tìm hiểu xem xét coi người Tổng biên tập lơ là thôi hay là chủ động bật đèn xanh và có dấu hiệu bao che. Như vậy có 3 đối tượng chính và 1 đối tượng phụ để theo dõi.

    Tôi nghĩ rất cần thiết để đổi mới luật báo chí để bảo vệ an ninh chính trị và thành trì tư tưởng của Đảng. Siết chặt kỷ cương nghề báo, phát huy đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cách mạng của nghề này. Một trong những luật cần đổi là cần phải bắt buộc các nhà báo nếu ai viết những bài nhạy cảm liên quan đến lịch sử, ngoại giao, quan hệ quốc gia, láng giềng, chính trị quan trọng, lãnh đạo, các vu cáo doanh nghiệp, các tin vịt tin đồn nhảm chưa rõ ràng, thì cần phải đề tên thật, họ tên thật của họ dưới bài viết, không được dùng tên giả.

    Hiện tất cả các bài báo nhạy cảm do các nhà báo viết đều dùng nhiều bút hiệu giả khác nhau, làm không phân biết ai là ai. Cần phải luật hóa và bắt họ dùng tên thật dưới các bài tuyên truyền nhạy cảm, các thông tin nhạy cảm, các phỏng vấn nhạy cảm, các phỏng vấn các nhân vật nhạy cảm, những kẻ từng thất sủng, tỳ vết, có biểu hiện bất mãn, có chính kiến sai trái vv., thì đều phải đề tên thật, tên họ thật dưới bài viết. Để cho bạn đọc, nhân dân và các đồng chí trong các lĩnh vực liên quan có thể biết được tác giả bài viết báo chí đó là ai, theo dõi và nhận biết chính kiến thật sự của người nhà báo này, từ đó giúp cho báo chí giữ được hình tượng tốt, tòa soạn không bị tiếng xấu, và giúp Đảng và Nhà nước có hướng xử lý phù hợp với đối tượng nhà báo đó.

    Đưa các thông tin nhạy cảm, quan trọng, viết các bài viết nhạy cảm chính trị, ảnh hướng to lớn lên ngoại giao, đưa các xét lại lịch sử ảnh hưởng to lớn đến lòng dân, mà tên tác giả là bút hiệu vô danh giả hiệu thì có khác gì "nick" của truyền thông xã hội? Thế thì báo chí chuyên nghiệp khác gì với truyền thông xã hội vỉa hè?

    Phải biết kẻ viết bậy là ai, kẻ duyệt bài là ai, phòng nhân sự do ai quản lý, cụ Lê Duẩn nói "càng cụ thể càng tốt". Có gia thế tiểu sử của những người này càng tốt, xem có liên hệ thường xuyên với ai bên ngoài hay ngoại quốc hay không, mỗi năm xuất ngoại sang nước nào nhiều. Dân phải biết thông tin về các tay tác giả này, tên họ nhà cửa ở đâu thì mới có thể "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" và giúp Đảng giám sát phản động được.

    Chửi nguyên cả 1 tòa soạn báo chí hay chửi cả nghề báo nói chung thì tôi cho rằng không phải là cách hay. Vì như thế họ sẽ bảo vệ lẫn nhau. Trong trường hợp này cần đổi mới cách đấu tranh chống tiêu cực trên lĩnh vực tư tưởng, cần "vạch mặt chỉ tên" những đối tượng cụ thể, rất cụ thể, "càng cụ thể càng tốt".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐC: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", giúp Đảng giám sát các tư tưởng xét lại sai trái, lôi cổ bọn chuột giấu mặt trong các tờ báo ra trước ánh sáng công chính.

      Xóa
    2. Viettimes đưa tin hội thảo gì đó nó bảo nó đang bị trói và cần phải được "cởi trói" còn thằng Vũ minh giang cũng đòi "tự giải phóng", tức là nói đang bị "đàn áp" ghê gớm nên mới cần "giải phóng". Nó muốn Mỹ vào "giải phóng" như đã "giải phóng" Irắc? Vietnamnet thì mục "kiến nghị" gì đó úp úp mở mở gần xa đòi xóa bỏ CNXH và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bảo Đảng không được gọi là "độc quyền chân lý", nó nói "chệch hướng XHCN" không phải là nguy cơ như Đảng nói. Hầu như tất cả những gì có tính nguyên tắc trong nghị quyết Đảng đều bị tụi này lôi ra tuyên truyền ngược lại tầm bậy tầm bạ. Giờ chưa được tự do hơn mà đã làm cha thiên hạ rồi, quyền lực thứ 4 muốn đánh ai thì đánh, doanh nghiệp không giao nộp thóc gạo đầy đủ liền thành ra "xài linh kiện Tàu thì tức là nhập hàng Tàu cạo nhãn dán nhãn đội lốt hàng Việt". Cho tụi nó tự do hơn thì lên làm ông cố nội người ta luôn à? "Dân ngu ku đen", doanh nghiệp, ngành khác, người khác làm sai thì báo chí đánh, nhưng báo chí làm sai thì ai đánh? Vì đó báo chí phải chịu sự khắt khe kiểm soát hơn người khác. Ở nước ngoài báo chí tùy tiện đánh ai là bị kiện sập tiệm liền.

      Xóa
  4. Rượu bia thuốc lá, không thứ gì là tốt, hại mình hại người. Còn chủ nghĩa dân túy thì cũng như chủ nghĩa ma túy đá. Say xỉn xiểng niểng phê thuốc ngáo đá hóa nhân dân, say xưa hóa nhân dân rồi gọi đó là "dư luận xã hội" phải theo đuôi phía sau. Báo chí hồi xưa thì đv đi trước làng nước theo sau. Báo chí ngày nay thì làng nước đi trước đv theo đuôi. Báo chí hồi xưa thì "dù ai nói ngả nói nghiêng lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân", nay thì "ai mà nói ngả nói nghiêng ta tha rác về cho dân đọc", nước ngoài có gì hay thì không học, toàn tha rác của họ về lừa dân, ngu dân, tạo ra 1 đám điêu dân, loạn dân, biểu tình đập phá ăn tàn phá hại là giỏi.

    Trả lờiXóa
  5. Trăm năm bia đá cũng mòn
    Ngàn năm bia rượu cũng còn trơ trơ.

    Nhưng nó là thuốc độc hại người, nó ăn dần ăn mòn cơ thể con người. Nhưng làm báo chí, làm công tác dư luận mà sai thì cũng là chất độc, thuốc độc này còn độc hại hơn cả bia rượu hại 1 người nào nghiện rượu. Nó hại cả 1 lớp người, cả 1 thế hệ, di hại cho nhiều thế hệ sau này. Nó ăn dần ăn mòn tâm tư tình cảm dân tộc, tinh thần, tri thức, văn hóa. Đúng là nhiều năm qua báo chí công không nhỏ nhưng tội cũng lớn, nhiều tờ báo sai phạm có tính chất phá hoại, cổ vũ khuyến khích tư tưởng xét lại, dân túy, biểu tình, không trung thành với giai cấp và dân tộc. Nên chăng cần có 1 cuộc đại thanh lọc? Tôi nghĩ là rất cần thiết. Thanh lọc từ trong ra ngoài, từ thấp đến cao. Vị nhà báo nào muốn thỏa chí phản động tự do thỏa thích thì mời ra đường làm việc khác.

    Ngoài lề tí, dạo này không hiểu sao Việt Trung Mỹ bị bệnh ấu dâm. Đông Lào thì quan sàm sỡ con nít trong thang máy, phim của con đạo diễn Pháp gốc Việt kia thì cho con nít 12 tuổi đóng cảnh sex, và không phải chỉ có 1 cảnh, và là những cảnh sex khá là thô chứ không phải là cảnh nghệ thuật gì.

    Bên xứ Bắc quốc Hoa Hạ thì quan tham Thượng Hải mua dâm trẻ em thông qua bọn lừa bán, y thủ sẵn cả giấy phép định cư ở Hồng Kông để trốn khi có biến. Nhưng sụp bẫy công an. Hành lý thỉnh kinh sẵn sàng đi chui đến Thẩm Quyến rồi vượt biên đã đem ra xe rồi thì công an đạp cửa vào bắt. Chậm 10 phút thôi là chúng ta đã có chính khách đối lập tỷ phú Vương Chấn Hoa bị Trung Cộng gài bẫy hãm hại đàn áp tự do đang tỵ nạn Hồng Kông cổ xúy dân chủ và bảo vệ Hồng Kông tự do rồi. Thật ra Vương Chấn Hoa này không phải là đảng viên, mà là 1 tỷ phú doanh nhân có quyền lực mạnh trong các cơ quan ngoài Đảng của Thượng Hải, như Chính Hiệp (MTTQ) và Hội đồng Nhân Dân Thượng Hải. Tên này có quan hệ với giới tội phạm Thượng Hải và XHĐ Hồng Kông. Mạng xã hội Trung Quốc cung cấp nhiều bản scan được tải lên cho thấy Vương Chấn Hoa có nhiều khả năng chính là 1 trong những bố già Mafia ở Thượng Hải. Nếu không bị công an theo dõi từ lâu tìm bằng chứng cho đả hổ diệt ruồi thì cũng sẽ không phát hiện ra vụ ấu dâm.

    Xứ Mỹ bến bờ tự do giấc mơ Mẽo thì trở thành cơn ác mộng với nhiều trẻ em. Một thằng tỷ phú năm ngoái bị FBI bắt vì phát hiện trong nhà chứa đầy hình ảnh các bé gái bị bắt cóc mất tích hàng chục năm nay, các bé gái này đều trần truồng hoặc thiếu vải. Tỷ phú Hoa Kỳ Jeffrey Epstein ở bang Florida. Kết quả thằng này vừa rồi được tòa phán vô tội, vô tội về tất cả các cáo buộc, từ bắt cóc hiếp dâm hủy thi diệt tích đến lạm dụng tình dục trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, đều vô tội hết, và sẽ được tha bổng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi ủng hộ phải thanh lọc không chỉ báo chí mà tất cả các ban ngành lĩnh vực gì liên quan đến vấn đề tư tưởng, công tác tư tưởng, tuyên truyền giáo dục, lý luận, sử học, chính trị học. Từ quan đến lính, từ lính đến quan, thanh lọc sạch sẽ và cặn kẽ.

      Xóa
    2. Đáng buồn và đáng chửi nữa là bố mẹ con bé kia vì tham tiền và muốn con mình sau này lớn lên sẽ thành nổi tiếng vào showbiz nên đã muối mặt cho con mình đi đóng phim cảnh sex rồi sau đó thậm chí còn bảo vệ cho sự sai trái này, còn cãi lại khi bị ném đá. Đạo đức suy đồi, chính trị suy vi là từ nền tảng đạo đức yếu kém mỏng manh mà chính là bộ phận rác rưởi trong ngành nghề báo chí đấy là thủ phạm chính trong việc để đẩy lên cái ác, cái loạn chuẩn, loạn giá trị, loạn đạo lý, loạn chuẩn mực, loạn chính tà trong cái xã hội này.

      Xóa
  6. Những Người tỉnh táolúc 05:36 10 tháng 7, 2019

    Tin hót:

    https://www.youtube.com/watch?v=kax74oO-nh4

    Tổng thống Philipin Duterte vừa mới thách đểu Mỹ đem hải quân tàu chiến đến và tuyên bố chiến tranh với Trung Quốc.

    Tất nhiên là đài Mỹ không đưa tin rồi. Tin này do đài RT của Nga vừa đưa tin.

    "If Washington wants the Philippines to fight China, the US military should come and fire the first shot, President Rodrigo Duterte argued, accusing the US of using its allies as 'bait' for Beijing, adding the Philippines 'can never win a war against China'."

    "Nếu Washington muốn Philipin chống Trung Quốc, quân Mỹ hãy tới mà nổ súng trước. Tổng thống Duterte nói, tố cáo Mỹ sử dụng đồng minh của mình để làm mồi nhử chống Bắc Kinh cho Mỹ. Ông ta nói thêm Philipin sẽ không bao giờ thắng được một cuộc chiến tranh với Trung Quốc."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thông điệp truyền tải và Quan điểm chính kiến của ông Rodrigo Duterte Tổng thống Phi là rõ ràng : Mỹ hãy tự đi mà đánh cuộc chiến của mình, đừng kéo chúng tôi vào vòng chiến tranh loạn lạc. Chúng tôi biết hết, thấy rõ, chúng tôi không ngu.

      Xóa
  7. Đại tướng Đới Húc của Trung quốc phân tích cực kỳ chi tiết về mối quan hệ giữa chiến tranh, công nghiệp quân sự đối với sự phát triển kinh tế và phát triển công nghệ của Mỹ, và nguy cơ chuyển dịch trận thế của Mỹ. Đây là những kiến giải chi tiết và cụ thể nhất trước nay về đề tài này. Đây cũng là lần đầu tiên mà nỗ lực chia rẽ Trung - Nga và âm mưu thủ đoạn dẫn dụ Ukraina và Georgia, các láng giềng hậu Xô Viết, khuyến khích và nhúng tay vào chủ nghĩa ly khai ở Ukraina, Georgia, Tân Cương, Nội Mông và Đài Loan của Mỹ bị tố cáo công khai trên báo chính thống Trung quốc.

    https://www.youtube.com/watch?v=Lblbg8TGXWc

    Lời bình của tôi: Tướng Đới Húc kiến giải rất lôgíc, rút ra từ các sự kiện lịch sử và các bài học quá khứ, từ các cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra trước nay để cho thấy mối tương quan liên hệ biện chứng giữa công nghiệp chiến tranh, các cuộc chiến tranh và chủ nghĩa đế quốc của Mỹ với sự đốc thúc hâm nóng của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế xã hội và phát triển công nghệ dân sự của nước Mỹ, xã hội Hoa Kỳ.

    Thực tế lịch sử đã cho thấy, cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến mà Mỹ nối tiếp cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp mà Mỹ đã giúp ngầm đến 75% chi phí tài chính và súng ống, không quân oanh tạc pháo kích yểm hộ. Đó là cuộc chiến bất thành của Mỹ nhằm níu kéo, bán víu cho bằng được chủ nghĩa thực dân, nhằm cứu vãn sự thất bại, sự thua cuộc và sụp đổ của chủ nghĩa thực dân sau trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, bằng chủ nghĩa thực dân trá hình.

    Thời gian về sau, từ chiến tranh Kosovo đến chiến tranh vùng Vịnh, chiến tranh Irắc, chiến tranh Aghanistan, chiến tranh Libia, thực chất đều là phiên bản mới của trò "đánh cướp rồi chạy về" mà ta đọc sách sử hay thấy ở thời phong kiến. Nhiều chó của Mỹ xưa nay hay giảo biện rằng từ lâu rồi Mỹ không còn chiếm đất đai sát nhập lãnh thổ bộ phận hành chính nữa nên ngụy luận rằng các cuộc chiến tranh đánh người, tấn công người khác của quân đội Hoa Kỳ không phải là xâm lược. Đó là những ngụy biện ấu trĩ và tránh né sự thật lũ nịnh Mỹ, hèn với Mỹ láo với dân, khao khát được làm con chó của Mỹ để phục vụ ông chủ của chúng.

    Trả lờiXóa
  8. TIN TỨC ...CƯỜI

    Báo ...Online đưa tin:

    1. Ở Hội An, một thợ cắt tóc lấy trong lổ tai khách hàng ra một cái ráy tai nặng 1,05 ký lô.
    Không biết bằng cách nào người thợ này lấy ra khỏi tai người khách cục ráy tai to hơn quả cam ấy, báo không nêu rõ.

    2. Ở miền Tây Nam Bộ, người ta trồng dừa thứ quả này có nhiều ở Bến Tre. Nghe nói một quả dừa này cả làng 400 hộ hơn vạn người ăn một quả cả tháng không hết.

    3. Thời chiến tranh, cán bộ chiến sĩ ở miền Bắc đi B phải trèo đèo lội suối, chân đạp đất, đầu đội trời, ròng rã mất 6 tháng mới tới Trung ương Cục (ở R. rừng DMC. Tây Ninh). Ai đi miền Tây về tận Cà Mau phải mất thêm vài tháng nữa là bình thường.
    Ngày nay, ở đảo xa Phú Quốc (biển Tây Cà Mau) đi Hà Nội chỉ mất 05 phút, chân không đụng tới đất, vì người ta đi bằng tên lửa hành trình.

    Hoan hô thời đại 4.0 chuyện đi nhanh như gió không còn là điều lạ...

    BÁC BA PHI TÂN THỜI

    1.

    Trả lờiXóa
  9. Hoan hô BÁC BA PHI!!!
    ----
    "3. Thời chiến tranh, cán bộ chiến sĩ ở miền Bắc đi B phải trèo đèo lội suối, chân đạp đất, đầu đội trời, ròng rã mất 6 tháng mới tới Trung ương Cục (ở R. rừng DMC. Tây Ninh). Ai đi miền Tây về tận Cà Mau phải mất thêm vài tháng nữa là bình thường.
    Ngày nay, ở đảo xa Phú Quốc (biển Tây Cà Mau) đi Hà Nội chỉ mất 05 phút, chân không đụng tới đất, vì người ta đi bằng tên lửa hành trình."

    Trả lờiXóa
  10. Luật này rất quan trọng, lẽ ra phải có luật này từ sớm hơn

    Trả lờiXóa