Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Video clip vietsub: 8 PHÚT 46 GIÂY GEORGE FLOYD BỊ CẢNH SÁT GIẾT HẠI NHƯ THẾ NÀO?

New York Times dựng lại sự việc theo camera an ninh, video hiện trường và tài liệu công bố, cho thấy hành động của nhóm cảnh sát gây ra cái chết của người đàn ông da màu thực sự là một vụ giết người một cách man rợ.
Xem video clip có Vietsub
8 PHÚT 46 GIÂY GEORGE FLOYD BỊ CẢNH SÁT GIẾT HẠI NHƯ THẾ NÀO?
Xem bản gốc tiếng Anh trên New York Times:

The Times has reconstructed the death of George Floyd on May 25. Security footage, witness videos and official documents show how a series of actions by officers turned fatal....
Xem toàn bài
Bùi Ngọc Trâm Anh
=====
Mời xem bài liên quan

73 nhận xét:

  1. Vụ này nhiều báo chí như báo Tuổi Trẻ đã lộ ra bản chất thật của họ khi họ thể hiện ra là 1 cái loa của chính quyền và cảnh sát Mỹ, muốn gỡ gạc thể diện cho cảnh sát Mỹ và quy trách nhiệm bạo loạn cho những người bị kỳ thị chủng tộc.
    Nếu họ thật sự không phải là báo chí phản động Việt Tân mà là báo chí cách mạng thì việc làm đầu tiên là tìm lại và tổng kết lại danh sách những vụ cảnh sát Mỹ bạo hành từ chục năm nay trong đó kể cả những vụ người Việt hải ngoại bị cảnh sát Mỹ kỳ thị, bóp cổ, thậm chí bắn chết như vụ 1 bà ở Cali đang gọt cam thì cảnh sát vào nhà thấy đang cầm dao gọt cam liền mượn cớ đó bắn chết "tự vệ" để xả giận chuyện công sở.
    Đó mới là công việc họ phải làm chứ không phải là ngồi luồn trôn cảnh sát Mỹ. Phần việc của họ không phải là luồn trôn cảnh sát Mỹ.
    Thật nhục nhã cho báo chí phản động ở xứ ta mà tiên phong là báo Tuổi Trẻ. Phò Mỹ hơn cả Việt Tân, hơn cả chống Cộng cực đoan. Đây chính là bọn Gorbachev ngày xưa rất nguy hiểm cho sự tồn vong của Đảng, sự tồn vong của chế độ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 17:58 2 tháng 6, 2020

      Ngày 16/7/2003, Cô Trần Thị Cầu, 25 tuổi, mẹ của hai đứa con, bị bắn trong bếp, tại căn hộ hai tầng trên phố East Taylor. Vụ việc xảy ra khi hai cảnh sát tới đây để điều tra thông tin về một đứa trẻ không có người trông nom. Nhìn thấy cô cầm con dao, họ tưởng cô đang cầm vũ khí để doạ họ và một người nổ súng. Dư luận phẫn nộ vì tất cả xảy ra rất nhanh: cô bị bắn trong vòng 2-55 giây, tính từ lúc cảnh sát bước vào.

      Bùi Linh, bạn trai của cô Cầu, giải thích cô chỉ cầm một con dao thái rau. Trong khi đó, cảnh sát thì miêu tả vũ khí của cô Cầu là một con dao rựa có bản rộng 8 cm.
      (theo Mercury News)

      Xóa
    2. Hình như đúng là vụ này, cám ơn bác.

      Xóa
  2. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 17:39 2 tháng 6, 2020

    * Ngày 30/4/2014, Dontre Hamilton, 31 tuổi, nằm ngủ trong công viên. Các nhân viên của một quán càphê gần đấy thấy chướng mắt nên báo cảnh sát. Viên cảnh sát Christopher Manney đến nơi, sau đó 2 người gây gổ và ẩu đả nhau. Cuối cùng viên cảnh sát rút súng bắn 14 phát vào Hamilton. Sự việc đã gây ra những cuộc biểu tình.

    Ngày 22/11, tòa án quyết định không truy tố Christopher Manney vì cho rằng anh ta đã dùng súng trong tình trạng tự vệ chính đáng, do vậy "không đủ yếu tố để cấu thành tội ác". Thế là những cuộc xuống đường lại tái diễn.

    * Eric Garner, 43 tuổi, chết sau khi bị cảnh sát bắt giữ ngày 17/7/2014. Người cha của 6 đứa con đó bị nghi ngờ buôn lậu thuốc lá và nhiều cảnh sát da trắng đã đè ông xuống đất do ông không chịu để bị bắt. Trong một video của một người nghiệp dư, người ta thấy viên cảnh sát Daniel Pantaleo kẹp cổ và vật Eric Garner xuống đất, một hành động bị cấm trong giới cảnh sát New York. "Tôi không thể thở được" - Garner rên rỉ nhiều lần trước khi bất tỉnh. Ông bị béo phì và hen suyễn. Ông chết ít lâu sau đó, bác sĩ pháp y kết luận là án mạng.

    Ngày 3/12, một ban bồi thẩm đoàn quyết định không buộc tội viên cảnh sát, điều này làm khơi lại những cuộc biểu tình và "Tôi không thể thở được!" đã trở thành khẩu hiệu của những người xuống đường tưởng nhớ Eric Garner.
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/12/nhan-ngay-quoc-te-nhan-quyen-1012-nuoc.html
    * Ngày 24/11/2014, một ban bồi thẩm đã quyết định không truy cứu trách nhiệm của viên cảnh sát da trắng Darren Wilson, người đã nổ 12 phát đạn vào anh thanh niên da đen 18 tuổi Michael Brown không có vũ khí.

    Trước đó khoảng 20 phút, Brown bị thu hình đang trộm 1 hộp xìgà trong siêu thị. Thi thể của Brown bị để ngoài đường phố giữa trưa trong suốt nhiều giờ làm nỗi giận dữ của mọi người càng tăng cao vì cho đấy là dấu hiệu của sự khinh bỉ của cảnh sát đối với người da đen. Cộng với phán quyết của bồi thẩm đoàn đã làm dấy lên những cuộc biểu tình và bạo loạn tại thành phố Ferguson đó với đa số là người da đen.

    * Anh thanh niên da đen Akai Gurley, 28 tuổi, hoàn toàn vô tội khi bị một cảnh sát da trắng bắn chết tại một chung cư ở New York ngày 21/11/2014. Anh không mang vũ khí và bị bắn vào ngực. "Đây là một thảm kịch đáng tiếc. Akai Gurley vô tội và không hề tham gia một hoạt động phi pháp nào" - Cảnh sát trưởng Bill Bratton tuyên bố với báo chí. Đầu tháng 2/2015, viên cảnh sát đã bị kết tội ngộ sát.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 17:39 2 tháng 6, 2020

      * Tại Cleveland bang Ohio, cậu bé da đen Tamir Rice, 12 tuổi, bị một cảnh sát bắn chết khi đang chơi đùa với khẩu súng đồ chơi tại một khu vui chơi. Sau đó cảnh sát phát hiện ra món đồ chơi của cậu bé là một khẩu súng giả giống như thật, với dấu hiệu màu cam cho biết là đồ chơi đã bị cạo mất.

      Bang Ohio đã từng chứng kiến một bi kịch tương tự vào tháng 8/2014 khi các cảnh sát viên được cấp báo đã đến và bắn chết một người da đen trong một siêu thị khi anh ta đang cầm một khẩu súng đồ chơi được bán tại đấy.

      * Một cảnh sát da trắng đã bắn chết một người da đen không vũ khí tại Phoenix của bang Arizona vào đầu tháng 1/2014. Rumain Brisbon, 34 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ vì nghi ngờ anh ta bán ma túy. Báo cáo của cảnh sát cho biết anh cố tẩu thoát và cãi lại lệnh của viên cảnh sát da trắng. Người này "cảm thấy trong túi quần của Brisbon cộm lên báng một khẩu súng nên đã nổ súng 2 lần vào người anh". Thật ra trong túi của Brisbon là một hộp thuốc viên.

      * Ngày 6/3/2015, chàng thanh niên da đen Tony Terrell Robinson, 19 tuổi, bị 1 cảnh sát da trắng bắn chết tại Madison (Wisconsin). Vụ việc diễn ra 1 ngày trước lễ kỷ niệm 50 năm cuộc diễu hành đòi quyền dân sự của người da đen tại Selma (Alabama) đã làm nổi lên nhiều cuộc biểu tình.

      Ba ngày sau, Cảnh sát trưởng Michael Koval đã ngỏ lời chia buồn của cảnh sát với gia đình nạn nhân. Ông cho biết rằng cảnh sát được cấp báo Robinson đã "gây rối loạn giao thông và đánh ai đó". Khi viên cảnh sát mở cửa vào căn hộ của anh, anh đã tấn công nên người này rút súng bắn. Cảnh sát trưởng cũng thừa nhận Robinson không có vũ khí.

      * Ngày 9/3, Anthony Hill, một người da đen 27 tuổi mắc bệnh tâm thần đã bị 1 cảnh sát da trắng bắn 2 phát đạn vào người. Anh lõa thể ngoài đường phố và có nhiều hành vi lạ lùng. Theo lời cảnh sát, anh đã chạy đến viên cảnh sát mà không dừng lại khi được cảnh báo đứng yên. Nhưng theo các nhân chứng, Anthony đã giơ tay lên trước khi viên cảnh sát nổ súng.

      * Ngày 7/4/2015, Walter Scott, một người da đen không vũ khí đã bị bắn 8 phát vào lưng bởi 1 viên cảnh sát da trắng tại Bắc Charleston (Carolina Nam) khi ông bỏ chạy trong một cuộc kiểm tra thông thường. Một nhân chứng đã quay lại cảnh đó và gửi cho tờ New York Times.

      Trên băng ghi hình người ta thấy viên cảnh sát bình thản bước đến gần người đàn ông 50 tuổi, yêu cầu ông này đưa tay ra sau lưng để còng. Ít lâu sau đó ông ta đã chết.

      Xóa
  3. Người đàn ông gốc Việt tên Dai Nguyên, 38 tuổi, ở TP El Monte, bang California - Mỹ đã bị cảnh sát bắn chết vào ngày 2 -12 khi đang cầm dao.
    Ông Dai Nguyen sống trong một nhà để xe được chuyển đổi thành nhà ở trong khu 9800 trên đường Cortada. Ngôi nhà nằm ở phía bên kia đường của trường tiểu học Cortada.

    Cảnh sát TP Elmonte đã đến khu nhà 9800 sau khi nhận cuộc gọi từ người phụ nữ với giọng hoảng sợ, theo phát ngôn viên Benjamin Grubb của văn phòng cảnh sát.

    Khi đến hiện trường, cảnh sát phát hiện ông Dai Nguyen đang cầm dao trên tay, cảnh sát lập tức nổ súng khiến ông tử vong tại hiện trường.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ảnh sát thành phố El Monte, bang California bắn vào bụng Nguyễn Đại, 38 tuổi, khi ông đang cầm dao, khiến ông chết tại hiện trường.

      Cảnh sát thành phố El Monte hôm 2/12/2019 nhận được cuộc gọi tới tổng đài 911 từ người phụ nữ đang la hét ở phố Caortada. Khi tới hiện trường, cảnh sát thấy nghi phạm, được xác định là Nguyễn Đại, đang cầm dao.
      Cảnh sát sau đó nổ súng, khiến một viên đạn trúng vào bụng ông Nguyễn Đại. Ông này chết tại hiện trường do vết thương quá nặng. Hiện chưa rõ những gì xảy ra trước khi cảnh sát nổ súng.

      Nguyễn Thoại, em trai của nạn nhân, nói rằng việc cảnh sát nổ súng là không đáng. "Việc họ bắn tới ba viên đạn vào thân trên của anh tôi đều không cần thiết. Anh tôi rất nhỏ con, cảnh sát hoàn toàn có thể khống chế", em trai nạn nhân nói.

      Cũng theo người này, cảnh sát nói rằng anh trai ông cầm một con dao lớn, nhưng không có bằng chứng cho thấy điều này

      Xóa
  4. Một học sinh gốc Việt ở bang Washington đã bị cảnh sát bắn chết vì nghi đang cầm một con dao hoặc một "vật nhọn," nhưng thực ra đó chỉ là một cây bút.
    Theo tờ Seattle Times, Tommy Le đã thiệt mạng vào đêm ngày 13/6/2017, chỉ vài giờ trước lễ tốt nghiệp trung học của mình.

    Cậu học sinh người Mỹ gốc Việt 20 tuổi này đã tham gia các lớp học ở Career Link, một chương trình trung học thay thế tại trường Cao đẳng South Seattle.
    Nhà trường nơi Le đang theo học cho biết cậu học sinh Tommy Le không phải là người giống như cảnh sát miêu tả.

    "Cậu ấy không phải là kiểu người ưa bạo lực. Cậu ấy là một đứa trẻ ngoan", giáo viên Curt Peterson cho biết.

    Còn bạn học Nafisa Mohamednur chia sẻ trên mạng xã hội Facebook rằng Tommy Le là "một trong những bạn học tuyệt vời nhất" và là người luôn mang lại tiếng cười cho mọi người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật kinh sợ cho tự do kiểu Mỹ; họ giết người không cần phán xét đúng sai

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Ngày 23/2/2020 tại Brunswick bang Georgia, Ahmaud Arbery một thanh niên da màu 25 tuổi đang chạy bộ trong khu phố gần nhà thì bất ngờ bị 2 bố con người da trắng Gregory McMichael 64 tuổi và con trai Travis McMichael 34 tuổi truy đuổi rồi dùng súng bắn chết. Hơn 2 tháng sau vụ xả súng gây chết người không có bất cứ ai bị bắt giữ.

    Trả lờiXóa
  7. Thời buổi nhiễu nhương loạn pháp, trong báo chí chó nhiều hơn người nên nhân dân muốn biết tin xấu, tin tiêu cực ở Mỹ thì phải tìm đến Blog, mxh hay thậm chí cả mxh tiếng Anh và báo Mỹ. Còn báo chí "cộng sản VN" thì bận đăng bài người mẫu khoe thân và những mẫu chuyện ngoại tình lâm ly và bận luồn trôn cảnh sát Mỹ.

    Nền báo chí này đang muốn trở về thời kỳ đồ đá hay thời trước 1975 bắt chước báo chí ngụy Sài gòn nhục như con chó không dám nói về nước Mỹ những thông tin mà chính báo Mỹ nói hàng ngày? Bây giờ nhục hơn cả ngụy?

    Trước đây tôi không thích lắm khi nghe xếp và bạn bè cho con em đi học tiếng Anh, mặc dù tôi cũng phải học tiếng Anh vì yêu cầu công việc giao tiếp. Nhưng giờ thì tôi hoàn toàn ủng hộ toàn dân ta đi học tiếng Anh. Tại vì có học tiếng Anh và tra cứu search siếc thì càng mới thấy chữ "nhục" trong làng báo chí chư hầu thuộc địa này viết như thế nào. Mới thấy cách dịch thuật, cách chọn đăng lại bài viết để rửa tội cho cảnh sát Mỹ và đổ tội cho người bị kỳ thị nó đê tiện như thế nào. Giống hệt cái cách mà họ rửa tội cho tội ác Mỹ ngụy ngày xưa và gián tiếp ám chỉ đổ lỗi cho phía VN kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

    Cảnh sát da trắng Mỹ bắn bừa chết 1 người da đen muốn hòa giải biểu tình:

    https://twitter.com/i/events/1267565639616491521

    Hoàng đế Trump dọa các quan thống đốc là nếu không dẹp được biểu tình thì sẽ kích hoạt quân đội chơi xả láng. #Democracy #HumanRight #Freedom

    https://twitter.com/i/events/1267542688020066304

    Nhục nhã cho báo chí phản động ở xứ ta mà đi đầu là báo Tuổi Trẻ. Phò Mỹ hơn cả chính quyền ngụy ngày xưa, hơn cả báo chí SG ngày xưa, hơn cả Việt Tân ba que cực đoan ngày nay. Đây chính là bọn Gorbachev ngày nay.

    Trả lờiXóa
  8. Từ bao giờ mà báo chí biến thành nơi bao che cho tiêu cực và bất công giai cấp bất công giai tầng xã hội ở Mỹ? Trong khi chính người Mỹ cũng nói khắp FB, Twitter, Tiktok, Google, Youtube về bất công xã hội.

    Ngày xưa ông Mác nói về bất công xã hội thì bây giờ người ta vẫn nói về bất công xã hội trong xh tư bản. Vậy mà lều báo đầy lính ngụy cũ trong đó hay sao mà toàn bao che. Giờ hết làm lính ngụy rồi làm công dân "lương thiện" rồi mà vẫn chứng nào tật nấy à? Thích làm công dân Mỹ trung thành mù quáng à? Xuất khẩu hết bọn này sang Mỹ đi cho nó ăn mì gói giống thằng rận gì đấy!

    Trong khi với TQ thì không có nó cũng nói thành có, còn với Mỹ thì giúp chính quyền Mỹ giấu phân là sao? Cả chục lều báo nói Tiktok có virus sao giờ nó trở thành app được tải nhiều nhất thế giới ở cả GooglePlay và App Store? Tại sao có 1 sự tương phản kỳ lạ đến bệnh hoạn trong làng báo như thế này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Độc lập tự chủ" của lều báo là thế đấy. Họ dèm pha dè bỉu chửi xéo chính sách ngoại giao 4 Không từ lâu rồi. Họ muốn làm chư hầu của Mỹ. Họ muốn thay Mỹ lên trước trận tiền sủa TQ cho Mỹ.

      Xóa
    2. văn minh kiểu Mỹ ớn thật

      Xóa
  9. Năm nào Mỹ ở cấp chính trị cao nhất cũng biên soạn báo cáo nhân quyền 1 cách chính thức cho cả Thế giới và xếp hạng các quốc gia trong danh sách nhân quyền. Y hệt như cách mà 1 nhà nước trung ương báo cáo tình hình nhân quyền ở 1 tỉnh lẻ của mình! Trịch thượng không cần phải nói.

    Thế nhưng không chỉ vụ này mà cả vụ Rodney King những năm 1990 chấn động thế giới nhưng lúc đó chưa có Internet nên nhiều người ít biết và nhiều vụ vi phạm nhân quyền khác ở Mỹ thì các tổ chức nhân quyền nhân đạo thế giới im thin thít. Giờ đây cũng vậy nhiều báo chí VN im thin thít hoặc đưa tin theo hướng chữa cháy cho cảnh sát Hoa Kỳ, nịnh bợ phò Mỹ 1 cách trơ trẽn, trơ tráo, ươn hèn.

    Vụ Rodney King 4 thằng cớm đập chết 1 ông Mỹ đen trước máy quay, mấy thằng kia đứng quanh coi như coi phim. Vật chứng, bằng chứng, người làm chứng đầy đủ. Cả 4 thằng đều được xử trắng án. Vụ đó cũng tạo ra biểu tình 1 thời gian rồi đâu lại vào đấy.

    Vụ mới đây này 1 thằng đè cổ cho chết đến gần 10 phút, mấy thằng kia đứng ngó như xem trò vui. Chỉ có 1 thằng bị bắt, trước áp lực dư luận quá mạnh với thời đại Internet và MXH ngày nay mà thời 1990 không có, nên mới phải phán tội ngộ sát cấp 3. Đè cổ cho người chết đến 10 phút phải là tội cố sát cấp 1 chứ không phải ngộ sát cấp 3. Nếu chỉ đè vài phút ngộp thở không thở nổi mà bị gì đó mà chết thì mới có thể cãi là ngộ sát được.

    Nhiều vụ trước đây cũng xảy ra nhiều, biểu tình cũng không ít. Nhưng lần này biểu tình lan rộng bùng lớn là có 2 yếu tố, 1 là MXH bây giờ quá nhiều, kết nối dễ dàng, cập nhật thông tin dễ, tin tức nhanh dồn dập và công nghệ quay nhanh và up nhanh. 2 là covid19, hàng trăm triệu người Mỹ đã bị thất nghiệp không có công ăn việc làm. Vừa có nhiều thời gian không có gì làm vừa bị khủng hoảng tinh thần cần giải tỏa. Nên người biểu tình chính nghĩa cũng có, mà bọn băng đảng tội phạm cao bồi và dân thất nghiệp, vô gia cư, nghiện ngập rình rập hôi của và lợi dụng thời cơ để đi cướp cũng có. Hiện đang có rất nhiều nhóm vác súng ra đường lấy cớ là để tự vệ, bảo vệ siêu thị chợ búa, trông như súng quân đội, toàn là súng trường súng lớn.

    Vụ này diễn biến rất khác với diễn biến bên Hồng Kông, căn cứ trên các video clip người biểu tình và cả cảnh sát quay và up lên 3 trang video lớn nhất hiện nay là Youtube, Tiktok và Instagram, thì ở HK là đám biểu tình bạo loạn, ở Mỹ thì phức tạp hơn, có nhiều nhóm khác nhau, nhóm biểu tình hòa bình chính nghĩa vẫn là chính nhưng có những nhóm băng đảng muốn lợi dụng để đi cướp phá. Có những vụ bạo loạn xảy ra, có nơi là do bọn băng đảng găngtơ làm, có nơi là do cảnh sát nhảy xuống xua chó săn đi cắn người biểu tình và dùng hơi cay, súng cao su tấn công vào đoàn biểu tình khiến họ dùng tay không đánh trả. Cảnh sát bắn loạn khắp nơi, trúng đạn cả ký giả và người vô can, người giảng hòa.

    Nếu không cẩn thận thì một Thiên An Môn phiên bản Hoa Kỳ sẽ thành hình. Trump đã dọa đem quân đội thực thụ vào, tức là sẽ dùng xe tăng ủi, như Đặng Tiểu Bình đem xe tăng vào Thiên An Môn. Thật ra Vệ Binh Quốc Gia National Guard thì cũng là quân đội rồi.

    Tôi nghĩ nên chọn đúng thời khắc này, virus, biểu tình, bạo loạn, phân biệt chủng tộc, đưa bọn dân chủ ngáo và bọn lều báo phò Mỹ như Tuổi Trẻ sang Mỹ ngay lúc này. Cho bọn chúng toại nguyện giấc mơ bến bờ tự do.

    Trả lờiXóa
  10. Tự Do Ngôn Luậnlúc 05:04 3 tháng 6, 2020

    Youtube Tường thuật trực tiếp biểu tình tuần hành ở Cali và Texas 2 bang có đông bà con người Việt nhất và cũng là đông nhất dân Á Đông và da đen, da nâu (gốc Mehico, Tây Ban Nha).

    https://www.youtube.com/watch?v=LqM3O8s4fsk

    https://www.youtube.com/watch?v=QAy57II9voo

    https://www.youtube.com/watch?v=tmtOs8KH2I4

    https://www.youtube.com/watch?v=zUUgthmzCgU

    https://www.youtube.com/watch?v=klVUvIn1-14

    Quá tự do ngôn luận nên khóa chat khóa mõm lại hết, vì Youtube có cộng đồng người Nga và người Hoa, VN và ở các nước không mấy thân thiện với Mỹ là khá đông nên khóa mồm lại hết, không cho comment.

    Người biểu tình tuần hành rất ôn hòa, hòa bình, ai dám nói họ gây ra bạo loạn? Nếu cảnh sát tư bản tự do dân chủ nhân quyền Mỹ không tấn công họ và bị đánh trả thì sao lại xảy ra bạo loạn?

    Trả lờiXóa
  11. Chiến tranh mạng xã hội:

    Trend nóng Twitter #1 ở Mỹ bây giờ là "DeleteFacebookNow" (Xóa ngay FB).

    https://twitter.com/search?q=%23DeleteFacebookNow

    Trump nghỉ chơi Twitter chạy sang FB dọa sẽ dùng quân đội chơi vũ khí nóng. Giống như kiểu Thiên An Môn của TQ. Nhân viên FB đua nhau bỏ nghỉ việc vì cho rằng FB vi phạm chính quy định của mình cấm kích động bạo lực, và đây không phải là lần đầu FB dung túng cho các post của Trump và nhiều lãnh đạo Mỹ phát ngôn kích động đổ dầu vào lửa, kích nộ công chúng bạo động, thách thức quần chúng nhân dân, kích động chiến tranh thế giới và nội loạn trong nước.

    Twitter và FB chửi nhau. FB nói Twitter không nên kiểm tra tính xác thật của tin giả của chính trị gia, viện dẫn "tự do ngôn luận" rằng chính trị gia nên có quyền nói và chúng ta có quyền nghe hoặc không nghe. Sau khi FB chửi Twitter thì trend kêu gọi đóng tài khoản tẩy chay FB trở thành trend #1 trên Twitter Mỹ.

    Hôm nay biểu tình tiếp tục lan rộng ở Mỹ và lan ra nhiều nước khác, nhất là những nước có da trắng là chủ đạo, những quốc gia đa sắc tộc, những nơi có nhiều kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa phát xít mới, bọn đầu trọc.

    Trả lờiXóa
  12. Cập nhật lúc 6h00 ngày 3-6-2020:

    *Thế giới: 6.370.499 người mắc; 377.515 người tử vong, trong đó:

    - Hoa Kỳ: 1.837.170 người mắc; 106.195 người tử vong.

    - Brazil: 514. 992 người mắc; 29.314 người tử vong.

    - Nga: 414. 878 người mắc; 4.855 người tử vong.

    - Tây Ban Nha: 286.509 người mắc; 27.127 người tử vong.

    *Việt Nam: 328 trường hợp mắc COVID -19.

    Đến 6h00 ngày 3/6, Việt Nam không có mắc mới COVID-19.

    Tổng cộng 298 người đã được chữa khỏi.

    Trả lờiXóa
  13. Với tôi hiện nay cũng không biết thế nào cho phải, khá là mâu thuẫn. Một mặt tôi muốn ở Mỹ bình ổn lại, mọi người bình tĩnh lại, phục hồi lại. Tôi lo cho bà con bên đó nhất là người nhà vợ tôi.

    Nhưng một mặt cần phải thấy là chỉ khi nào mà chủ nghĩa phân biệt kỳ thị chủng tộc bị ghê tởm trên toàn thế giới thì bọn phát xít mới cũ, bọn đầu trọc mới hoàn toàn bị tránh xa và tận diệt và bọn trẻ mới không dụ vào trong băng nhóm cực hữu của chúng. Đồng thời chủ nghĩa bài Hoa ở ta cũng được giảm thiểu thì xã hội mới ổn định vững bền và mới hành xử mọi việc một cách khách quan được. Còn giờ hở gì mới nghe đến chữ "Trung Quốc", "Trung Cộng" là nghe Việt Tân kéo ra đường đập phá thì xây dựng đất nước thế nào. Thực hiện các chính sách như thế nào. Cách chính sách phải tuyệt đối khách quan tính theo khía cạnh lợi - hại về mọi mặt chứ không ở chỗ "Trung Quốc hay không". Rất tiếc chủ nghĩa kỳ thị Trung Quốc ở ta lúc này để bó chân trói tay Chính phủ và lãnh đạo rất nhiều trong thực hiện các chính sách 1 cách khách quan nhất, 1 cách ích nước lợi dân nhất. Nghe đến chữ "Tàu" là sợ loạn, là sợ bị 1 đám đông ra đường ăn vạ. Việt Tân đã thành công đem vấn đề "Trung Quốc" ra làm con tin và trói chân trói tay chúng ta trong vấn đề xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội, công nghệ khoa học, xây dựng xã hội tiến bộ. Thời buổi ngày nay chỉ có thể học hỏi giao lưu trao đổi và cùng tiến bộ, cùng có lợi thôi, chứ không thể cứ kỳ thị phát xít như thời trung cổ bộ lạc được.

    Biểu tình vẫn tiếp tục. Các nơi thành phố mà đã dừng biểu tình thì đã khôi phục bt và bt tiếp tục. TP nào đang bt vẫn tiếp tục biểu tình.

    Xin lưu ý là biểu tình này là biểu tình giống biểu tình dân quyền thời Martin Luther King đòi quyền bình đẳng màu da sắc tộc, có thêm yếu tố mới là chống lại cảnh sát bạo hành, ý nghĩa chính nghĩa của nó giống với biểu tình phản chiến đòi Mỹ rút quân khỏi VN và chấm dứt chiến tranh VN.

    Phong trào biểu tình "cách mạng màu da" này hoàn toàn trái ngược khác bản chất của biểu tình "cách mạng màu da cam", "cách mạng bông hoa" do Mỹ tiến hành để lật đổ chính trị ở các nước không chịu theo Mỹ.

    Như ở TQ Thiên An Môn và Hồng Kông 2019-nay, mục tiêu của nó là lật đổ, ly khai, danh nghĩa của nó là "luật dẫn độ".

    Còn ở VN ta thì mục tiêu của nó là lật đổ về chính trị, tạo bất ổn khủng hoảng xã hội, phá hoại trị an đường phố, tạo nổi dậy, kích hoạt nội chiến, dùng người Việt chống người Việt, chia cắt thành 4 khu vực trong đó có Tây Nguyên, nhà nước Dega, tạo khủng hoảng quan hệ 2 nước láng giềng Việt Trung cùng chung ý thức hệ. Danh nghĩa của nó là bất cứ gì liên quan gì đến yếu tố Trung quốc, dù là nhỏ nhất, dù là xuất phát từ tin giả, như cái gọi là "99 năm bán đất cho TQ", "bán Ải Nam Quan", "hội nghị Thành Đô", đến mức mà Formosa là công ty tư của Đài Loan chống TQ rành rành mà chúng cũng cố tình coi đó là "TQ" để mà "chống TQ".

    Trả lờiXóa
  14. Báo VietnamNet đang rửa mặt cho những kẻ phân biệt chủng tộc: https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/bieu-tinh-o-my-chia-re-va-huy-hoai-645923.html

    Trả lờiXóa
  15. CQ ông Trump đang đứng trước những quyết định lịch sử như Đẳng tiểu Bình đã phải quyết định trước đây trong vụ Thiên An Môn, trước câu hỏi Có Nên Xử Dụng Quân Đội và các công cụ Chiến Tranh trong nước hay không? Nếu làm thì có xảy ra Nội chiến Hoa Kỳ lần 2 hay không? Hiện giờ Trung Nga chưa đủ toàn lực để thay thế vai trò bá chủ bá quyền của Mỹ, vậy nếu Mỹ sụp đổ như LX ngày xưa và ở trong thời kỳ suy vong hoặc sa vào nội chiến, chiến tranh, nếu chủ nghĩa khủng bố Trung Đông và thế giới lên ngôi thì Trung Nga có giải quyết được không?

    Mặc dù 5 năm đổ lại đây cuộc chiến tranh chống khủng bố chủ yếu do Nga gánh vác còn Mỹ chỉ đánh hôi, nhưng không thể phủ nhận có Mỹ vẫn đỡ hơn , có đánh hôi còn hơn không có gì. Còn Trung Quốc thì hoàn toàn chỉ lo chống khủng bố trong nội bộ Tân Cương, Nội Mông, còn thiếu sót và kém Nga nhiều trong trách nhiệm quốc tế chống khủng bố toàn cầu và ở Trung Đông.

    Nên nhớ khi Mỹ muốn lợi dụng cuộc đấu tranh chống CN khủng bố để nương theo đó lật đổ những chế độ Mỹ không ưa thì cũng chính là Nga nhảy ra can và đối chọi lại không để chuyện đó xảy ra, không để Mỹ độc quyền thao túng thế giới. Có thể nói TQ còn phải học hỏi Nga rất nhiều về nghĩa vụ quốc tế đối với bạn bè quốc tế.

    Như vậy 1 TQ trước đây không nghe gì về thành tích chống khủng bố ngoài việc chống Pháp Luân Công và Hồi giáo cực đoan ở Nội Mông Tân Cương có thay thế khoảng trống của Mỹ trong vai trò chống khủng bố được không? Nếu không có TQ giúp thì 1 mình Nga có gánh vác nổi không? Liệu có xảy ra khủng hoảng nhân đạo và khủng bố lên ngôi trong thời kỳ "hậu Mỹ" hay không. Nếu CN khủng bố và chiến tranh khủng bố leo thang thì có phát triển thành chiến tranh thế giới III hay không?

    CQ Mỹ đang đứng trước những quyết định lịch sử. Họ không ngờ có ngày họ cũng bị đặt vào 1 hoàn cảnh phải đưa ra những quyết định khó khăn như Đặng tiểu Bình đã từng, hay khung cảnh nhỏ hơn là ông Tập Cận Bình và bà Teresa Đặng trong quyết định về biểu tình Hongkong. Về cơ bản họ đã dẹp thành công được loạn Hongkong mà không cần phải huy động quân đội hay cảnh sát từ Đại Lục sang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỹ luôn tự tung tự tác để lật đổ những nước không nghe theo Mỹ

      Xóa
  16. Ba chủ đề chính trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của người dân Mỹ, nhân dân tiến bộ Mỹ và một số nước đang có đấu tranh là: 1- Social injustice (Bất công xã hội), 2- Racism (Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), 3- Police brutality (Cảnh sát bạo hành)

    Đây là ba mục đích tranh đấu của họ và có thể thấy rõ trong các khẩu hiệu, biểu ngữ trên các băng rôn, cờ hiệu biểu tình, hashtag, tag mxh.

    1- Vấn đề bất công xã hội và khủng hoảng giai cấp xã hội ở trong 1 xã hội TBCN mà đặc biệt là 1 xã hội "tư bản đậm nét rõ ràng nhất", tư bản cực đoan nhất, nơi mà chủ nghĩa vụ lợi cá nhân đậm đà nhất và đối lập nhất với các giá trị của CNXH như nước Mỹ thì ông Marx, Lenin và ngay cả Cụ Hồ nhà ta cũng đã nói từ gần 1 thế kỷ trước.

    2- Không ngờ thế giới ngày nay nhân loại vẫn phải chiến đấu chống lại chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, tưởng chừng như đã chết hẳn khi lá cờ đỏ búa liềm Cộng Sản Liên Xô bay phấp phới trên nóc thủ đô Beclin của chủ nghĩa phát xít.

    3- Vấn đề cảnh sát bạo hành và bạo hành chủng tộc nói chung vốn là 1 "quốc nạn" dai dẳng trong lòng nước Mỹ và XH Mỹ. Tra Gúc bao nhiêu cũng không đủ. Chỉ sợ không đủ vốn liếng tiếng Anh để mà tra thôi. Có mà tra cả ngày cũng chưa hết. Tuy cũng có không ít những vụ cảnh sát da đen trả thù trả đũa lại những tội phạm hoặc nghi can da trắng, nhưng chủ yếu vẫn là cảnh sát da trắng đối xử với da màu, trong đó có nhiều da màu và người Mỹ gốc Việt, thậm chí có cả công dân Việt Nam du học sinh từ VN sang từng bị cảnh sát giọng đầu xuống cửa xe. Hệ thống tư pháp ưu đãi cảnh sát, ưu đãi lực lượng vũ trang nhất là những ai là da trắng, nên mới xảy ra nhiều vụ thảm sát ở nước ngoài không bị xử trong đó nhiều ở VN và nạn hiếp dâm nữ quân nhân trong quân đội Mỹ đến nay không có lời giải, chưa có hướng giải quyết nào cả. Các bác có thể tra vấn đề này. Nạn nam hiếp nữ trong quân trường Mỹ là bỏ xa thế giới. Không chỉ mâu thuẫn về giai cấp, màu da, mà còn về giới tính. Không chỉ dân quyền, nhân quyền có vấn đề mà nữ quyền (quyền phụ nữ) cũng có vấn đề. Nhưng nhiều ông chính khách Mỹ vẫn mải lo chuyện "cây quyền", "cá quyền", "cẩu quyền" (chó quyền, không được ăn thịt chó đạo đức giả) ở các nước khác là sao. Phong trào "#MeToo" (đấu tranh chống hiếp dâm, đe dọa, quấy rối tình dục) chính nữ cảnh sát và nữ quân nhân Mỹ trong các cơ sở quân sự ở nội địa và khắp nơi trên thế giới là tham gia nhiều nhất chứ không ai khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở mẽo cảnh sát lính tráng bắn người, giết người cũng chẳng sao được tha hết nên nó không sợ cứ thế giết người thôi. Dân Mỹ sợ cảnh sát, sợ lính như sợ cọp. Mấy ông việt kiều trên FB cũng nói sợ cảnh sát như sợ cọp, chạy xe sai luật 1 tí bị cảnh sát dí là sợ xanh mặt tim đập chân run. Con bé con của sếp tôi sang Mỹ học cũng nói sợ cop như sợ cọp, nên thường gọi cop (cớm) là " cọp ". Ai mới qua Mỹ đều được đồng hương lâu năm dạy bài học vở lòng là bị cảnh sát dí thì phải ngồi trong xe tuyệt đối không được mở ra ngoài nó kiếm cớ nó bắn. Vui nó tha buồn nó bắn. Da trắng thì cùng màu da nó không bắn hoặc không dám bắn vì sợ kiện cáo bồi thường. Còn da đen thì bị phân biệt đối xử nên nó dám bắn. Còn da vàng thì nó coi là hèn mọn sợ việc không dám đấu tranh như da đen nên càng dễ hà hiếp chà đạp lên. Nên bọn ba que gốc Việt bên đó mặc dù trung với Mỹ nhưng cũng bị cảnh sát Mỹ hiếp đáp chà đạp lên trên rất nhiều lần, chà đạp đi chà đạp lại nhưng không dám đứng lên đấu tranh phản kháng như dân da đen, nhất là dân HO, dân làm móng tay. Dần dần họ coi người da vàng và người gốc Việt là đối tượng phát tiết và dễ ăn hiếp bắt nạt.

      Xóa
  17. Tôi nghi là Đảng Dân Chủ làm trò này để quật Trump, con mẹ gì đó với thằng cha thống đốc New Orleans cứ vác ngáo ọp Nga ra dọa bảo là Nga đứng sau bạo loạn, thật ra là muốn chửi xéo Trump và hướng phiếu, dẫn dắt định hướng dư luận trong cuộc đua vào Nhà Trắng làm ông hoàng. Họ luôn muốn tạo ra 1 sự dính líu ảo tưởng nào đó giữa Trump và Nga trong cuộc thắng cử 4 năm trước.

    George W Bush, thằng mọi diệt chủng đã bị tố cáo là tội phạm chiến tranh ở Iraq, hôm nay bỗng dưng tuyên bố sẽ đứng cùng Biden chống Trump. Bush là Đảng Cộng Hòa đáng lý cùng phe với Trump. Tự dưng đi ủng hộ đảng Dân Chủ. Cho thấy là ở Mỹ đúng như 1 nhà thông thái từng nói là ở Đảng chỉ có 1 Đảng, đó là đảng kinh doanh (tư sản, tư bản).

    Dân và cảnh sát đang đứng đối đầu nhau ở cầu Manhattan NY. Đã quá giờ giới nghiêm đến 4 tiếng nhưng không ai coi luật giới nghiêm ra gì. Khi người dân không tôn trọng luật pháp nữa chứng tỏ họ coi luật pháp như mớ giấy lộn tức là họ không còn tin vào công lý công quyền vào chế độ nữa, không tin và không sợ. Nỗi lo về sự sụp đổ chế độ của Mỹ giống như Liên Xô ngày xưa là có thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Trump đổ cho nhóm Antifa là nhóm cộng sản da đen chống phátxít và chống phân biệt chủng tộc. Đó chỉ là 1 nhóm hoạt động chính trị không chuyên. Có nhiều gạch được chất khắp nơi gần những nơi biểu tình nên người ta đang nghi là an ninh tình báo CIA làm để kích động leo thang bạo loạn và lấy cớ đó điều động quân đội xe tăng dẹp biểu tình, đồng thời đổ cho Nga và yếu tố bên ngoài.

      Nghi ngờ về đảng Dân Chủ cạnh tranh không lành mạnh cũng rất có lý vì Đảng này cứ đổ cho Nga như thời chiến tranh lạnh và muốn ông Trump bị thân bại danh liệt trong những ngày bầu cử. Họ muốn bôi bác "Make America great again" câu "Tôi sẽ đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" của ông ta.

      Thật ra trong xã hội Mỹ giới ồn ào phản đối Trump chừng nào thì giới thầm lặng ủng hộ Trump chừng đó. Vì kỳ thị chủng tộc đã ăn sâu vào máu dân da trắng chiếm đa số ở Mỹ, đó là 1 đặc sản văn hóa Mỹ du nhập từ Âu sang với tư tưởng dân túy đá, dân chủ ngáo đá và da trắng thượng đẳng, chủ nghĩa phát xít mới. Tư tưởng sôvanh Đại Da Trắng nhập khẩu từ Âu sang va chạm với yếu tố tạp chủng dân tộc màu da sắc tộc muôn màu đa dạng ở Mỹ càng làm cho chủ nghĩa bài màu, thượng tôn da trắng càng lên cao, kéo theo chủ nghĩa bài ngoại.

      Covid19 và tình trạng u ám thất nghiệp càng làm cho người da trắng Mỹ cảm thấy người da đen, da vàng, gốc Mễ cướp đoạt công ăn việc làm và cơ hội của họ, không gian sinh tồn của họ. Trump đi vào Nhà Trắng liên tục ra các chính sách "nước Mỹ trên hết" và bế quan tỏa cảng, gây gỗ với tất cả mọi giới, mọi nước, EU, TQ, Nga, Mexico. Xây "bức tường Bá Linh" ở biên giới Mexico để ngăn chặn người tỵ nạn nhập cư, gây phẫn nộ cho dân gốc Mễ và châu Mỹ Latinh. Nhiều chính sách của ông Trump rất nặng mùi chủ nghĩa bài ngoại, phân biệt kỳ thị, dân tộc thượng đẳng, thượng tôn da trắng, chủ nghĩa sô vanh và phát xít. Từ ngày ông này lên nắm quyền thì rất nhiều tổ chức phát xít mới ở Mỹ và trên thế giới kể cả lũ đầu trọc ở Nga và các nước hậu Xô Viết cũ và Đông Âu cũ cũng thần tượng Trump và dựa hơi Mỹ để làm loạn, đánh đập người da đen, da vàng, da không trắng.
      Rất nhiều ba que ở Mỹ và Tây Âu cũng bị đánh đập giết chóc tàn nhẫn vì bị kỳ thị màu da, nhưng vô tri ngu dốt nên đi ủng hộ.

      Bi kịch của ba que là họ ủng hộ và ăn bám vào những thực thể chính trị cực hữu đầy mùi cực đoan phân biệt chủng tộc. Như mọi người thấy nhóm Trần Nhật Phong trên Youtube. Những nhóm ngu dốt này ủng hộ những kẻ phân biệt chủng tộc, kỳ thị người phi da trắng và sẵn sàng đập chết họ bất cứ lúc nào vì lý do "tự vệ". Như con chó săn ngoan ngoãn ủng hộ ông chủ của mình dù biết chó chết vào nồi.

      Xóa
  18. Cảnh sát Mỹ tông xe vào người biểu tình ôn hòa rồi sau đó mới xảy ra bạo động khi giọt nước tràn ly. Nhiều TP tông xe vào các nhóm người đang đứng giơ khẩu hiệu "black lives matter", "all lives matter". Nhiều TP cảnh sát tràn tới hùng hổ dùng hơi cay và bắn đạn cao su vào người dân.

    Thằng tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo ngu dốt so sánh dân Mỹ với đám bạo loạn ly khai ở HK. TQ cần khóa mõm và thay người. Thằng này cũng là 1 loại cực hữu bên Tàu.

    Trả lờiXóa
  19. Xì Teng Quịt Hongkonglúc 23:10 3 tháng 6, 2020

    Phân biệt chủng tộc thời chiến tranh VN: Mỹ kỳ thị ngụy

    Giáo sư Micheal Kelley, CCB Mỹ viết:

    "Tôi không có ý định xúc phạm các độc giả gốc Việt Nam, nhưng một số những gì sẽ được thảo luận ở đây có thể là rất khó chịu cho họ nghe. Những gì sẽ được nói là những khái quát dựa trên những quan sát thực tế của tôi về các thái độ và hành vi của lính Mỹ tại Việt Nam. Có thể có những trường hợp ngoại lệ, nhưng báo cáo này là một nỗ lực trung thực để định lượng những gì tôi đã thấy và trải nghiệm.

    Trước khi phục vụ ở đó, hầu hết các nhân viên Mỹ rất ít hiểu biết về đất nước Việt Nam, hay có ít nhiều kiến ​​thức về các nền văn hóa và phong tục dân tộc của nó. Sự thiếu hiểu biết đó trở nên phức tạp bởi sự thất bại nghiêm trọng của quân đội để cung cấp nội dung đào tạo trong vấn đề đó. Người lính bộ binh trung bình có lẽ chỉ tốn 1 hoặc 2 giờ được đào tạo về nền văn hóa và lịch sử Việt Nam. Vẫn có những người khác không hề được đào tạo gì về đất nước họ sẽ sinh sống và chiến đấu trong ít nhất một năm. Kết quả là, các thái độ và hành động của người Mỹ đã bị biến dạng bởi những sự hiểu biết rất hạn chế về các dân tộc Việt Nam.

    Đáng buồn thay, tôi đã có thể nói rằng hầu hết quân nhân Mỹ phát triển sự mất lòng tin cơ bản và sự căm ghét đối với Việt Nam nói chung, người Bắc hay Nam Việt Nam không quan trọng. Các thái độ thô lỗ, kiêu căng và cao ngạo của Mỹ tôi nghĩ rằng đó là công bằng để nói rằng người Việt Nam cũng phát triển một tâm lý ghét Mỹ ngược lại.

    Các ý kiến ​​của quân đội Hoa Kỳ về binh lính Nam Việt Nam (South Vietnam) hầu như đều là tiêu cực, nếu không nói là hoàn toàn khinh ghét. Các sĩ quan NVN đã đạt được thứ hạng là nhờ sự giàu có và ảnh hưởng chính trị hơn là kỹ năng thực tài. Kết quả quân đội NVN đã lười biếng và không đủ năng lực theo tiêu chuẩn quân đội Mỹ.

    Trên thực tế, trong hầu hết các trận giao tranh, quân đội NVN tránh tiếp xúc đối phương như một niềm tin tôn giáo và vô cùng nhút nhát trong việc giải quyết chiến trường với kẻ địch.

    Những chuyện này đã gây thất vọng và tức giận cho binh lính Hoa Kỳ. Nhiều binh sĩ Mỹ ngày nay vẫn giữ quân đội NVN trong một tâm lý khinh miệt lớn, bởi vì họ không dám xuất hiện để đấu tranh cho sự tồn vong của chính họ.

    Trong nhiều trường hợp, quân đội NVN thậm chí không dám tiếp cận kẻ thù và dựa dẫm, lệ thuộc vào quân đội Mỹ bất cứ khi nào có thể. Quan chức chính phủ Sài Gòn thường xuyên bị xem thường bởi những người lính trung bình. Tham nhũng là phổ biến và được che đậy vụng về. Rõ ràng, chúng tôi thấy có rất nhiều quan chức chính phủ quan tâm hơn vào việc tham lam bòn rút hơn là việc đánh nhau giành thắng trước Việt Cộng.

    Trong nhiều trường hợp, nó có vẻ rõ ràng rằng các quan chức Sài Gòn đã chơi cả hai cách, vẫy cờ ba sọc trong một tay và lá cờ xanh đỏ ở tay kia.

    Mặt khác, trong khi những người lính bình thường của Mỹ có thể không thích đối phương, song hầu hết đều có một sự tôn trọng khả năng chiến đấu, lòng can đảm và quyết tâm của họ. Nhiều người trong số chúng tôi đều kinh ngạc trước những khó khăn và chịu đựng của đối phương. Rõ ràng, hầu hết bọn họ là những người đàn ông và phụ nữ cực kỳ dũng cảm, ngoan cường, tháo vát và thật sự tin tưởng vào sự nghiệp của họ.

    Trái lại, quân đội NVN đã không sở hữu những thuộc tính đó và còn tương phản đáng ngạc nhiên, hiện thực đó đã đặt câu hỏi nghiêm trọng trong tâm trí của chúng tôi về sự tham gia của những người lính chúng tôi.

    Nhiều hơn một vài người trong chúng ta đã đem cảm giác khó chịu này đi quá xa. Đáng buồn thay, nội dung cơ bản của tâm lý phân biệt chủng tộc đó đã chiếm ưu thế và thường điều chỉnh thái độ và hành động đối với mọi người Việt Nam của chúng tôi.

    Đó là hoàn cảnh không may làm lem luốt quan hệ của chúng tôi với người Việt. Nó cũng dẫn đến nhiều hiểu lầm, những sai lầm ngu ngốc và trong một số trường hợp để lại hậu quả rất bi thảm."

    Trả lờiXóa
  20. Hòa hợp hòa giảilúc 23:25 3 tháng 6, 2020

    Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ xưa và nay

    - Martin Luther King -

    Ngày 4/4/1967, giữa lúc bom đạn và chất độc hóa học của Mỹ trút xuống Việt Nam, một người Mỹ gốc Phi tuyên bố trước công chúng ở New York: “Tôi nói với tư cách một người anh em của những người Việt Nam nghèo khổ” và kêu gọi: “Để chuộc lại những tội lỗi và sai lầm của chúng ta ở Việt Nam, chúng ta phải chủ động chấm dứt cuộc chiến tranh bi thảm này”.

    Người đó là mục sư Martin Luther Kin, là một nhà tranh đấu cho dân quyền và bình đẳng sắc tộc, công bằng xã hội ở Mỹ. Ông không chỉ nổi tiếng Mỹ mà còn trên thế giới, ở TPHCM có con đường khang trang mang tên ông.

    Ngoài ra, vấn đề ít được truyền thông Mỹ và báo chí sau này ở VN nhắc tới, ông còn là người đấu tranh phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam và hoạt động nhiệt thành cho nền hòa bình của Việt Nam.

    Ngày nay, trong các ngày lễ chính thức hàng năm ở Mỹ có một “ngày Martin Luther King”.

    Từ giữa năm 1965, Martin Luther King đã yêu cầu: “Cuộc chiến tranh Việt Nam phải được chấm dứt. Phải giải quyết nó bằng thương lượng”.

    Ông phản đối Chiến tranh Việt Nam trước hết vì nó trực tiếp gây hại cho cuộc sống của những người Mỹ gốc Phi. Để có tiền cho chi phí chiến tranh, chính phủ Hoa Kỳ đã cắt giảm nhiều chương trình an sinh xã hội cho dân nghèo, đa số là người da màu. Ông và các cộng sự tính toán ra và cho biết chính phủ Mỹ đã tiêu tốn 322.000 USD để giết 1 người du kích ở Việt Nam, nhưng chỉ chi 53 USD cho 1 đầu người trong cuộc chiến chống nghèo đói ở Mỹ.

    Nạn phân biệt chủng tộc, kỳ thị màu da còn thể hiện trong chiến tranh. Người da đen chỉ có 13% dân số Mỹ, nhưng chiếm đến 28% số lính Mỹ bị đẩy ra chiến trường. Chỉ có 2% sĩ quan là người da đen. Và tỷ lệ lính da đen chết trận tại Việt Nam luôn cao hơn người da trắng một cách bất bình thường.

    Martin Luther King, Jr. đã vạch trần chiêu bài “bảo vệ tự do” giả hiệu mà chính phủ Mỹ thường dùng làm danh nghĩa khai chiến và cưỡng bách thanh niên sang Việt Nam. Ông nói: “Thanh niên da đen bị gửi đi xa 8.000 dặm để bảo vệ tự do cho Đông Nam Á, cái tự do mà họ không tìm thấy ở tây nam Georgia hay ở đông Harlem”.

    Trả lờiXóa
  21. Hòa hợp hòa giảilúc 23:39 3 tháng 6, 2020

    Các vị lèo báo Xìteng quịt và hòa hợp hòa giải thì ngay lúc này nhân dân Mỹ và kiều bào bị kỳ thị chủng tộc đang chờ các vị "xìteng quịt" và "hòa hợp hòa giải" đây này. Sao các vị im như thóc thế? Nhục mặt đến như thế hả? Làm người không thích mà thích đi làm cảnh khuyển chó săn của cảnh sát Mẽo?

    Trả lờiXóa
  22. Trích bài diễn văn kinh điển của Martin Luther King ở New York ngày 4/4/1967:

    "Năm 1945, người dân Việt Nam tuyên bố nền độc lập của mình…. Họ được Hồ Chí Minh lãnh đạo. Dù họ đã trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ vào bản Tuyên ngôn độc lập của họ, chúng ta vẫn từ chối công nhận họ. Thay vào đó, chúng ta quyết định ủng hộ Pháp trong việc tái chiếm thuộc địa cũ….

    .....

    Trong 9 năm sau đó, chúng ta khước từ quyền độc lập của người dân Việt Nam. Trong suốt 9 năm đó, chúng ta ủng hộ mạnh mẽ Pháp trong nỗ lực đặt lại ách thực dân lên nước Việt Nam. Trước khi chiến tranh kết thúc, chúng ta trang trải 80% chi phí chiến tranh cho Pháp.

    Ngay trước khi thua ở Điện Biên Phủ, Pháp đã bắt đầu tuyệt vọng về hành động liều lĩnh của họ, nhưng chúng ta thì không. Chúng ta khuyến khích họ bằng cách viện trợ một khối lượng khổng lồ tài chính và tiếp liệu quân sự để họ tiếp tục cuộc chiến ngay cả khi họ đã mất hết ý chí. Chẳng bao lâu, chúng ta hầu như trả toàn bộ chi phí cho ý đồ chiếm lại thuộc địa này.

    ......

    Pháp bị người Việt Nam đánh bại, phải rút quân về nước. Nhưng Mỹ lại nhảy vào miền Nam, ngăn cản cuộc tổng tuyển cử mà chắc chắn sẽ đưa Hồ Chí Minh lên nắm quyền trong một nước Việt Nam thống nhất. Để giữ miền Nam trong quỹ đạo của Mỹ, chúng ta đã chọn thủ tướng Diệm, một trong những nhà độc tài xấu xa nhất thời hiện đại.

    .......

    Người dân miền Nam chết dần chết mòn dưới bom đạn của chúng ta và xem chúng ta như kẻ thù đích thực của họ…. Chúng ta buộc họ phải rời khỏi xóm làng của cha ông họ để bị dồn vào những trại tập trung…. Chúng ta rải chất độc xuống các nguồn nước của họ, tàn phá cả triệu mẫu Anh mùa màng của họ…. Chúng ta thử nghiệm những vũ khí mới nhất của chúng ta lên trên họ, giống như bọn Đức Quốc Xã thử nghiệm những loại thuốc mới và những cách tra tấn mới trong các trại tập trung của chúng ở châu Âu…. Chúng ta tàn phá 2 định chế thiết thân nhất của họ là gia đình và xóm làng….

    Ở miền Bắc, bom của chúng ta đang liên tục ném xuống đất đai, còn mìn của chúng ta đang gây nguy hiểm cho các đường sông, đường biển…. Cho đến nay, chúng ta có thể đã giết chết một triệu người Việt Nam, phần lớn là trẻ em….

    Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đã sai lầm ngay từ đầu cuộc phiêu lưu của chúng ta ở Việt Nam, rằng chúng ta đã gây tổn hại cho cuộc sống của người dân Việt Nam….

    Bằng cách này hay bằng cách khác, sự điên rồ này phải dừng lại! Chúng ta phải chấm dứt ngay bây giờ…. Chúng ta đã chủ động gây ra cuộc chiến tranh này, chúng ta phải chủ động chấm dứt nó…. Để chuộc lại những tội lỗi và sai lầm của chúng ta ở Việt Nam, chúng ta phải chủ động chấm dứt cuộc chiến tranh bi thảm này.

    Sau khi chiến tranh kết thúc, chúng ta phải bồi thường cho những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra. Đường lối của Mỹ ở Việt Nam là đáng thẹn và phi nghĩa nên chúng ta phải nói…. Chúng ta không thể im lặng…. Chúng ta phải tiếp tục lên tiếng nếu quốc gia của chúng ta cứ khăng khăng đi theo con đường sai lầm ở Việt Nam. Chúng ta phải sẵn sàng gắn hành động với lời nói bằng cách tìm ra mọi cách phản đối…. Chúng ta phải chuyển từ sự do dự trong quá khứ sang hành động. Chúng ta phải tìm ra những cách nói mới cho hoà bình ở Việt Nam cũng như cho công lý trong thế giới đang phát triển…. Phải làm cho thanh niên Mỹ thấy rõ vai trò của Hoa Kỳ trong việc gây ra chiến tranh ở Việt Nam và yêu cầu họ chọn cách từ chối nhập ngũ vì lý do tín ngưỡng (conscientious objection)."

    Trả lờiXóa
  23. Nghe hao hao giống ngày naylúc 23:57 3 tháng 6, 2020

    Sau bài diễn văn huyền thoại “Tại sao tôi phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam” nói về cuộc đấu tranh chống lại “3 cái ác” (phân biệt chủng tộc, bóc lột kinh tế, phiêu lưu quân sự). 3 chủ thể này cùng có trong bản chất cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở VN.

    Bài diễn văn này thu hút sự ủng hộ của cả 3 giới: Da màu, XHCN, chống chiến tranh ở Mỹ và những người dân Mỹ có con em bị cưỡng bức nhập ngũ bắt sang VN.

    Sau sự kiện này, để tạo cớ đàn áp những người phản đối chiến tranh và phản đối phân biệt chủng tộc, chính phủ LBJ đã tạo dựng những hồ sơ ma và tung tin giả “phong trào đòi hòa bình được khởi động từ Hà Nội”, những người chống đối chiến tranh, chống quân dịch là “những người cộng sản hành động theo lệnh của các chính phủ nước ngoài”, với những ám chỉ rằng đó là Việt Nam và Liên Xô.

    Ngày 28/3/1968, ông tổ chức một cuộc biểu tình đòi hoà bình, yêu cầu chính phủ Mỹ rút quân ở thành phố Memphis, bang Tennessee. Chính quyền phái hơn 4 ngàn Vệ binh quốc gia đến trấn áp, xua đuổi, đánh đập, bạo hành, bắt phải giải tán và bắt giữ 276 người.

    Trả lờiXóa
  24. Vận động viên huyền thoại thế giới là Muhammad Ali thời chiến tranh VN đã hi sinh vứt bỏ cả sự nghiệp thể thao vinh hoa phú quý của mình để kiên trì với lý tưởng, ông ta nói với truyền thông:

    "My enemy is the white people, not Viet Cong or Chinese or Japanese. You my opposer when I want freedom. You my opposer when I want justice. You my opposer when I want equality."

    (Kẻ thù của tôi là người da trắng, không phải VC, người Tàu, người Nhật. Các bạn chống tôi khi tôi muốn tự do, công lý, công bằng.)

    "Man, I ain't got no quarrel with them Viet Cong." Ali elaborated: "Why should they ask me to put on a uniform and go ten thousand miles from home and drop bombs and bullets on brown people in Vietnam while so-called Negro people in Louisville are treated like dogs and denied simple human rights?"

    ("Đệch, tôi mới không đi đánh nhau với VC." Ali giải thích rõ thêm "Tại sao họ bảo tôi khoát quân phục vượt 10 ngàn dặm rải bom đạn xuống người da vàng ở VN trong khi trong khi những người bị gọi là "mọi đen" ở Lousiville bị đối xử như con chó và bị từ chối những QUYỀN CON NGƯỜI đơn giản?")

    Và còn đây là câu nói nổi tiếng thế giới thời đó được truyền thông nhiều nước nhắc di nhắc lại đến nay khi nói về tiểu sử nhà vô địch huyền thoại này và trong các bộ phim tài liệu về ông:

    "I ain't got nothing against no Viet Cong; no Viet Cong never called me nigger."

    (Tao chả có gì xích mích với VC; chả có VC nào bao giờ gọi tao là mọi đen.)

    Trả lờiXóa
  25. Bà trùm xứ Cảng Thơm Carrie Lâm trước cấm vận của Mỹ đối với HK: Bà đây dell sợ!!

    Trả lờiXóa
  26. Quan sát theo dõi thấy có những dấu hiệu như là sự dàn dựng hoặc muốn lợi dụng quạt lửa thêm để dồn Trump vào đường cùng và đẩy Trump ra khỏi Nhà Trắng.

    Giới tinh hoa hậu trường chính trị Mỹ làm vậy vì họ đã quá chán nản mệt mỏi với chủ trương chống TQ cực đoan theo cách "hại mình hại người" và "lose - lose" của Trump khiến kinh tế Mỹ lâm vào lao đao trước cả Covid.

    Họ cứ vu cho Trump liên hệ với Nga. Giới chức Mỹ tung tin đồn lên Nga đứng sau biểu tình là để đánh lạc hướng và đúng là để chửi Trump. Họ giở đủ mọi thủ đoạn, cách thức để đẩy Trump ra khỏi Nhà Trắng.

    Theo tôi, đây không chỉ là ý muốn của Đảng Dân Chủ, mà của giới tinh hoa hậu trường chính trị Mỹ nói chung, bằng chứng là George W Bush là đảng viên bảo thủ của Đảng Cộng Hòa bỗng dưng nổi hứng chạy sang phe Dân Chủ và tuyên bố ủng hộ Đảng DC và Binden chống Trump. Họ cho đó là cách làm duy nhất để cứu vãn nước Mỹ. Không chỉ có MXH Nga là quan niệm Trump là Gorbachev phá nát nước Mỹ.

    Với phong trào này, khắp nơi hưởng ứng, theo dõi MXH Mỹ sẽ thấy là khắp cả nước Mỹ hưởng ứng trên toàn quốc. Ở các nước khác như Pháp, Anh, Úc, Canada cũng nổi lên biểu tình hưởng ứng. Phong trào áo vàng ở Pháp cũng đã biểu tình trở lại sau thời gian tạm hoãn vì Covid, ủng hộ phong trào chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

    Ở Mỹ nhiều nhóm biểu tình đã giương cao cờ VN và cờ đỏ búa liềm của CNXH trong các cuộc xuống đường giống như biểu tình áo vàng ở Pháp năm ngoái. Dễ hiểu, vì Đảng CS Mỹ và Đảng CS Pháp, các nhóm cộng sản và XHCN khác như Antifa cũng tham gia phong trào.

    Tuy nhiên, có người đang muốn lợi dụng cuộc biểu tình đấu tranh chính nghĩa này để biến thành 1 cuộc bạo loạn để đẩy Trump vào đường cùng ngõ hẹp, trong mùa bầu cử. Để cho người dân thấy rằng con đường "duy nhất" để thay đổi nước Mỹ, để thay đổi hệ thống phân biệt chủng tộc thì phải "Trump out". Nhiều ngôi sao nổi tiếng trong làng thể thao, showbiz cũng bị cuốn vào, như Taylor Swift.

    Giới hậu trường cầm trịch nước Mỹ muốn càng loạn càng tốt để buộc Trump vào có những quyết định khó xử nặng tay, biến vụ này thành 1 Thiên an môn, Hồng Kông mới. Để từ đó cho dân Mỹ thấy là không "thay đổi" không được.

    Có thể thấy những cụm từ dễ nghe như "We need to change", "Trump out 2020" được lặp đi lặp lại trên truyền thông của cả 2 phe Dân chủ, Cộng hòa, cả tả (left) và hữu (right), cả phe cấp tiến (liberals) như Obama và phe bảo thủ (conservatives) như Bush. Tất cả họ đều muốn Trump "out". Họ nghĩ đó là cách để cứu nước Mỹ về lâu dài, muốn tạm chấp nhận nội loạn hiện tại. Họ nhắc đi nhắc lại cho công chúng biết sự gắn liền của Trump với phân biệt chủng tộc, da trắng thượng đẳng, KKK, phát xít mới. Họ gán đi gán lại sự dính dấp của Nga với Trump.

    Đây là sự hãm hại lẫn nhau và tranh quyền đoạt vị trong giới chính trị Mỹ với những lý do và động lực khác nhau. Tuy nhiên trận đánh này rất khó nói, vì thế lực của Trump mạnh hơn chúng ta tưởng và họ được sự ủng hộ thầm lặng và trung thành tuyệt đối của số đông trong chính giới và xã hội Mỹ, nhất là người da trắng và những người tin rằng với tài kinh doanh ông tỷ phú quyền lực nhất lịch sử Mỹ nầy sẽ vực dậy được nền kinh tế. Họ không tin vào 2 ông già Biden và Bernie Sanders.

    Trả lờiXóa
  27. Cả nước Mỹ hoảng loạn rúng động và đều ủng hộ cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và phong trào BLM. Hầu hết người nổi tiếng, người của công chúng ở đủ mọi lĩnh vực đều góp tiếng nói hoặc tham gia biểu tình, tham gia phát biểu trong các cuộc mít-tinh. Dễ liên hệ các cuộc đấu tranh này mới các cuộc mít-tinh, xuống đường, đêm không ngủ của sinh viên ngày xưa chống Mỹ ở SG và phản chiến trên đất Mỹ và trên thế giới. Ở thủ đô Moskva cũng có rất nhiều cuộc mít tinh biểu dương lực lượng ủng hộ VN, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh.

    Tất cả các nước, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu đều đồng tình với phong trào BLM, lên án tình trạng cảnh sát bạo hành và phân biệt chủng tộc tại nước Mỹ. Bộ ngoại giao Nga tuyên bố ủng hộ phong trào, lên án Mỹ tấn công người biểu tình và bắt giữ phóng viên. Người phát ngôn bộ ngoại giao Nga tuyên bố từ nay Mỹ đã hoàn toàn mất quyền tư cách phán xét nhân quyền cho nước khác. Trung Quốc và Hồng Kông cũng ra tuyên bố giống như Nga, nhưng thêm vào yếu tố "tiêu chuẩn kép" và "đạo đức giả" gọi những người bạo loạn hôi của là "Rioters", "Looters", trong khi đó đưa bọn bạo loạn hôi của ở Hồng kông lên thành những "Heroes" (anh hùng). Bắc Triều Tiên, Iran, Venezuela, Syria cũng đều lên án cảnh sát Mỹ với những lời lẽ còn đanh thép hơn Nga và Trung. Cả thế giới đều cùng chung 1 quan điểm, đó là điều hiếm hoi. Chỉ có 1 số ít ở xứ Bolsa là còn đi ngược lại với dòng chảy nhân loại và thế giới văn minh tiến bộ của loài người, trong khi bản thân họ cũng là da vàng, thuộc màu da thiểu số trong 1 xã hội đầy lòng hận thù ganh ghét và kỳ thị chủng tộc.

    Trả lờiXóa
  28. Mỹ thật sự quá loạn, không còn ra thể thống gì, xem các video clip mấy vụ ẩu đả đám đông thấy giống như 1 nước bán khai bộ lạc nào đó ở Châu Phi, hay Yemen, Libia, cảm tưởng như nước Mỹ sắp diệt vong đến ngày tận thế. Cảm tưởng như dân Mỹ vì covid và thất nghiệp mà kiếm chuyện choảng nhau xả xìtrét thôi. Người biểu tình và bọn hôi của choảng nhau. Nhiều nhóm biểu tình chia người ra bảo vệ các siêu thị, nhà hàng, tiệm vàng, vác cả súng lớn nói để bảo vệ khỏi bọn hôi của bạo loạn và tự vệ trước cảnh sát da trắng. Buồn cười có nhiều bọn bạo loạn hôi của chính là da trắng, con người bảo vệ siêu thị lại là da đen. Nhưng có cả thằng da đen kéo 1 thằng da đen khác ra từ xe mà cầm gậy đập, gọi nó là thằng phản bội ( traitor ). Đánh nhau loạn cả lên. Kênh con Cáo (Fox News) thì nói "Người biểu tình đã muốn phá bỏ nền tự do dân chủ mà chúng ta đã xây dựng 200 năm nay và muốn chiến tranh thì chúng ta sẽ đưa chiến tranh đến họ." Trên mạng xã hội Mỹ chia phe chửi nhau. Phe pro Trump và kỳ thị chủng tộc đã bắt đầu ra mặt sau mấy ngày đầu im ắng vì đuối lý. Sau khi phe phân biệt chủng tộc đánh đồng phe biểu tình (ôn hòa) với phe bạo loạn (hôi của) lại làm 1 thì cả đám bám được cái phao ra mặt chửi lộn, hầu hết đều là da trắng và mấy thằng già vốn tính kỳ thị rất cao, hơn hẳn giới trẻ thoáng hơn về màu da. Chửi nhau loạn sị. Ngay vận động viên Bóng Đá Mỹ cũng chửi nhau. Nguyên 1 đám vđv nổi tiếng của Bóng Đá Mỹ và Bóng Rổ đang đấu tố đánh hội đồng thằng Drew Brees QB của đội New Orlean Saints không thương tiếc. Mỹ chưa bao giờ chia rẽ như thế này. Tôi thấy bác ở trên nói cũng có lý về có 1 thế lực nào đó muốn cho quần chúng 1 lý do để không bỏ phiếu cho Trump, với cái cớ là nếu muốn đoàn kết ổn định lại Mỹ thì chỉ có cách mời Trump cuốn gói ra khỏi White house.

    Trả lờiXóa
  29. Ông Martin Luther King là người đã đem lại sự bình đẳng sắc tộc cho nước Mỹ, ít nhất là về pháp lý. Ông là 1 trong những người bạn lớn của VN thời chiến tranh, ở quận 7 có đường tên ông.
    Mỹ đã triển khai quân đội đến thủ đô được trang bị tận răng với những công cụ trấn áp đám đông.

    Các biểu tượng của Liên quân miền Nam thời Nội Chiến Mỹ ở 2 bang Philadelphia và Richmond Virginia đã bị chính quyền tiểu bang phá bỏ vì nó đại diện cho phân biệt chủng tộc và nô lệ.
    Một cú tát vào mặt lũ lật sử ở ta, chúng hay nói là phải chấp nhận nó như 1 phần tất yếu của lịch sử.
    Bọn ngụy Sài Gòn ở miền Nam năm xưa đại diện cho thân phận tôi đòi tay sai nô lệ bán nước đi theo quân giặc và gây nhiều tội ác chiến tranh với chính đồng bào và dân tộc của chúng. Cũng tương tự như bọn Liên quân miền Nam ngày xưa ở Mỹ đại diện cho giai cấp tư sản cực đoan chủ đồn điền, chủ nô, địa chủ lớn, sở hữu nô lệ và phân biệt chủng tộc. Cả 2 đều đại biểu cho cái ác, cái phi nghĩa.

    Ít ai biết là khi George Washington viết "Tất cả mọi người ai sinh ra cũng đều được bình đẳng" thì ở nhà hắn có 2 bà vợ, sở hữu 4 nữ nô tình dục và hàng chục nô lệ da đen. Nước Mỹ được xây dựng trên cơ sở của những điều giả dối. Nền đạo đức, đạo lý xã hội của Mỹ được xây dựng trên cơ sở giả dối.

    Trả lờiXóa
  30. Cộng đồng Á châu ở Mỹ nếu không phải mới đây bị kỳ thị khủng khiếp vụ "Chinese virus" thì đã không đồng lòng như thế này trong vụ Black lives matter này. Người Á Châu trước giờ rất tránh né chuyện chính trị chính em, có bị kỳ thị thì cũng quan niệm là mình ăn nhờ ở đậu nơi đất khách quê người nên không dám đứng lên đấu tranh mà chỉ cam chịu, nên nhiều người nói người Mỹ gốc Á rất hèn, hèn hơn nhiều so với dân đen và dân Latino. Đem chuông đi đánh xứ người cũng không dám đánh quá lớn.
    100% cộng đồng mạng gốc Á ở Mỹ cho đến lúc này ủng hộ 100% BLM, chửi Trump, nhất là người gốc Hoa và người Hàn Quốc ở Mỹ. Người TQ ở HK, Sing cũng vậy. Các nước thân Mỹ hay chống Mỹ như Syria, Nhật ở Tokyo đều tuần hành chống phân biệt chủng tộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong clip thấy họ cho bọn lưu manh rất đô con cao to đi vào đánh chửi đám đông dân chúng. Không lý lẽ gì mà đều là Fuck You, Fuck You, chửi, xô đẩy và kích động thách thức đánh nhau. Chắc muốn kích động đánh nhau để cảnh sát xứ sở nhân quyền mới có cớ lao vào bắt.

      Xóa
  31. Quyền Con Ngườilúc 03:13 5 tháng 6, 2020

    Cơn lốc ủng hộ và tham gia vào phong trào Black Lives Matter trong cộng đồng Đông Á ngày càng dâng cao nhất là sau khi người Hàn Quốc và người Mỹ gốc Hàn mở 1 CHIẾN DỊCH TWITTER LỚN nhằm "đánh cướp" hashtag WhiteLivesMatter (mạng người da trắng quan trọng) mà cho là 1 hashtag kỳ thị chủng tộc và tuyên truyền cho tư tưởng da trắng thượng đẳng. Phong trào này được cho là 1 trong những hành động mới nhất của phong trào bài Mỹ âm ỉ ở Hàn Quốc kéo dài đến nay.

    Giới trẻ Hàn Quốc tràn ngập và chiếm đóng dòng tin hashtag White Lives Matter trên Witter. Có nghĩa là ai đó bấm vào tag này thì sẽ không thấy các nội dung đúng đề tài kỳ thị chủng tộc và da trắng mà chỉ toàn thấy những đề tài lạc đề về Kpop Hàn Quốc, những clip Kpop, video ca sĩ nghệ sĩ Hàn Quốc ca hát, các trích đoạn phim ảnh Hàn Quốc. Tựu trung là họ muốn "phá tag" White Lives Matter, khiến những thảo luận tuyên truyền về đề tài này bị các nội dung Kpop đè lên trên và đẩy xuống dưới chót trang.

    Đây là 1 sáng kiến tuyệt vời của giới xì tin Hàn Quốc và cuộc chiến tranh mạng sắp tới sẽ xảy ra quyết định giữa nhân dân tiến bộ thế giới và bọn cực hữu kỳ thị chủng tộc, bọn đầu trọc phát xít mới, bọn tái lập KKK ở Mỹ và Tây Âu. Rất có thể là giới hacker sẽ vào cuộc hack nhau. Trên khắp mxh đã xảy ra những trận khẩu chiến, bút chiến quyết liệt giữa nhân dân thế giới, chủ yếu là dân da màu, da vàng vs. bộ phận da trắng kỳ thị. Trên đường phố đã xảy ra xô xát đổ máu giữa dân Mỹ với cảnh sát và các nhóm cơ hội lợi dụng hôi của và các nhóm cực hữu phân biệt chủng tộc. Cảnh sát đã bắn chết dân, nổ súng bừa bãi vào đám đông, giết chết nhiều người vô can, lái xe ủi vào đám đông. Dân thường cũng đánh giết lẫn nhau. Người bảo vệ chợ búa và người hôi của đánh nhau đẫm máu.

    Trả lờiXóa
  32. Một thời điểm khủng hoảng và chia rẻ nhất trên nước Mỹ kể từ thời chiến tranh Việt Nam đến nay.
    Người dân Mỹ đã tung những quả đấm và cái tát vào mặt giới cuồng Mỹ vô tri, gây khủng hoảng niềm tin đến chúng, khiến chúng phải xấu hổ, mất lòng tin, khủng hoảng phương hướng, thắc mắc về những niềm tin thâm căn cố đế xưa nay.

    Đó là với những kẻ có những hiểu biết và niềm tin sai lầm về chính trị cũng như về Nước Mỹ, cả trong và ngoài báo chí, còn với những kẻ không quan tâm chính trị chỉ chăm chăm nhận tiền bợ đít ông chủ lớn thì cũng đang lo sợ sẽ mất "phân", mất xương sắp tới.

    Thỉnh thoảng Mỹ KT khó khăn kẹt quá nên chậm trễ trả lương thì lều báo trở mặt cắn chủ, Mỹ thấy thế quẳng cho mấy cục xương lại quay sang nịnh chủ.
    Cũng có nhiều người hèn ở những nước thân Mỹ kêu khóc nói người dân Mỹ "đừng hạ thấp hình ảnh danh dự uy tín của nước Mỹ nữa", làm "chúng tôi" ở nước "chúng tôi" cũng bị xấu hổ lây, trước đây hay khoe là Việt kiều Mỹ, đã từng ở Mỹ, học ở Mỹ, làm việc ở Mỹ, giờ ra đường cúi gằm mặt không dám gặp ai, không dám khoe khoang khoác lác nữa, không dám nhận mình là từ nước Mỹ.

    Quyền lực mềm của Mỹ mà lều báo VN giúp Mỹ phổ biến lên đầu cả nước ta lâu nay đã chà đạp lên không còn ra cái màng trinh gì chỉ trong vài tuần lễ. Bao nhiêu công tác đào tạo nhân sự, cài cắm luồn sâu trèo cao, thời gian công sức tiền bạc đổ vào lều báo VN đổ sông đổ biển.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Mẽo đổ tiền của đô la vào các nước nhỏ để tăng cường bành trướng "sức mạnh mềm" của họ ở VN cũng là điều tự nhiên dễ hiểu, 1 chuyện tất yếu họ phải làm, đặc biệt là các nước nhỏ láng giềng bao quanh 1 nước lớn mà họ muốn kìm chế theo chiến lược toàn cầu và chiến lược khu vực của họ, như Nga (điển hình là láng giềng Ukraina), TQ (láng giềng VN). Mà khi đã làm điều này thì trận tuyến báo chí truyền thông đương nhiên là đi đầu tiền tuyến sa trường, xông pha nơi trận mạc, đó là những mũi dùi xung kích của Mẽo trong chương trình " Diễn Biến hòa bình ".

      Xóa
  33. Trước giờ t chưa bao giờ vào twitter, instragram, fb cộng đồng tiếng anh, snatchap v.v. nhưng giờ lều báo VN và nhiều người, nhiều trang mạng đang giúp Mỹ "tốt khoe XẤU CHE" nên bị câm điếc đột xuất giả vờ như không có chuyện gì xảy ra nên tôi phải vào những nơi này để cập nhập tình hình bên Mỹ, gia đình tôi có nhiều người bên đó.

    Đa số dân Mỹ đều ủng hộ phong trào đòi chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc, chống Chủ Nghĩa phân biệt chủng tộc mà họ gọi tên là "Mạng Người Da Đen Cũng Quan Trọng".

    Nhưng điều buồn cười khá ngạc nhiên là rất nhiều dân Mỹ và báo chí chính thống Mỹ dù có hướng đấu tranh chính nghĩa đúng đắn nhưng vẫn bị nhồi sọ rất nặng và vẫn đi so sánh với vụ Hồng Kông, họ cho là vụ biểu tình Hồng Kông và vụ biểu tình này đều là đúng.

    Họ có 1 não trạng kỳ quặc là Hồng Kông là quốc gia riêng biệt như chưa từng được trả cho TQ năm 1997, mà chỉ là không phải là nhượng địa của Anh nữa mà thôi.

    Họ không hiểu gì về khái niệm "tự trị", họ nghĩ tự trị có nghĩa là 1 quốc gia riêng lẻ có độc lập chủ quyền và đến năm 2040 mới thuộc về chủ quyền của TQ. Đa số họ không biết Quảng Tây, Tân Cương, Macao, Nội Mông, Tây Tạng cũng như Hồng Kông đều là khu vực tự trị, là khu vực hành chính đặc biệt của TQ. Luật dẫn độ mà nhóm bạo loạn chống chính là do chính quyền Hồng Kông đề xuất chứ không phải chính phủ Bắc Kinh, hoàn toàn không vi phạm gì thỏa thuận với Anh năm 1997 về quyền tự trị của HK, "tự trị" khác với "độc lập chủ quyền".

    HK là 1 khu vực hành chính đặc biệt, không phải là quốc gia riêng biệt, rất nhiều người Mỹ không hiểu điều này nên đánh đồng, so sánh loạn xạ, cho là TQ can thiệp vào chuyện HK là xâm phạm chủ quyền và tước đi tự do của HK, muốn HK cũng "cộng sản độc tài", "độc tài độc đảng" như TQ.

    Các hội lều báo, bờ hồ, ba que, "dại Tây cuồng Mỹ", "bài Trung phò Mỹ", "chủ nghĩa bài Hoa" và các nhóm phân biệt chủng tộc ở Bờ Hồ cũng như trên lều báo ở ta cũng có não trạng giống hệt như vậy với người Mỹ, cũng bị nhồi sọ như người dân Mỹ bị nhồi sọ về tình hình HK, TQ, hay buồn cười hơn, tình hình ở ngay chính nơi họ đang sống: VN.

    Cũng chính vì bị nhồi sọ như vậy nên họ mới cứ quả quyết là đặc khu kinh tế chắc là 1 loại gì đó độc lập ly khai và thuộc về .... Trung quốc :D

    Họ không đủ tỉnh táo và kiến thức thông tin để phân biệt biết được đâu là đặc khu kinh tế, đâu là khu vực tự trị hành chính đặc biệt, đâu là 1 quốc gia độc lập chủ quyền.

    Sự thật khách quan là trên TG này có chừng 700 đặc khu kinh tế để kích cầu phát triển kinh tế, thúc đẩy tự do kinh doanh tư nhân và đầu tư nước ngoài, không giới hạn chỉ dành riêng cho TQ và không phân biệt dân tộc hay nguồn gốc quốc gia, tất cả lấy sự khách quan về kinh tế tài chính và nhu cầu cung cầu thị trường làm đầu.

    Chủ nghĩa bài Trung và sự chống phá đặc khu kinh tế, chống phá đất nước đã gây khó khăn cho CP, cho kinh tế nước nhà, cả kinh tế quốc dân và kinh tế tư nhân, đưa đến cái mà chính họ hay gọi là "bần cùng hóa người dân", bảo thủ, trì trệ, kềm kẹp, kìm chế sự phát triển.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao nhiều người bị lẫn lộn không phân biệt được đâu là đặc khu kinh tế, đâu là khu vực tự trị hành chính đặc biệt, đâu là 1 quốc gia độc lập chủ quyền.

      Nếu suy ra vấn đề nhận thức lịch sử hiện nay thì hiện nay có sự lẫn lộn trong báo chí, truyền thông giữa chính quyền và quốc gia. Điều này có thể thấy qua cách gọi "VNCH" của rất nhiều người trong truyền thông báo chí, nhất là VTC, VTV, Tuổi Trẻ, Vietnamnet.

      Sự thật khách quan là xưa nay chưa bao giờ có chính quyền nào tên là VNCH cả. Chỉ có "nước" VNCH. "VNCH" là 1 tên nước, tên gọi quốc gia tự xưng.

      Chỉ có chính quyền Sài Gòn, như cách gọi của nhiều sách báo quốc tế, nước "Việt Nam Cộng Hòa". Sách báo quốc tế gọi là chính quyền Sài Gòn (Saigon government) hoặc Nam Việt Nam (South Vietnam) theo nghĩa khách quan của một địa điểm quyền lực.

      Chính vì sự "lẫn lộn tùng phèo" giữa chính quyền, quốc gia và trạng thái chính trị nên cũng nhầm lẫn luôn về trạng thái chính trị ở HK hay những đề án đặc khu kinh tế.

      Chính các sách báo trung lập, các cơ quan truyền thông độc lập của quốc tế cũng từ chối gọi tên nước "Việt Nam Cộng Hòa" (Republic of Vietnam) vì họ cho rằng gọi tên nước trong thời điểm trước năm 1975 là không khách quan, vì họ cho rằng cả 2 Bắc - Nam đều không công nhận nhau và đều tuyên bố mình là chủ thể lãnh đạo của toàn bộ lãnh thổ nên gọi bất cứ tên nước nào của 2 bên cũng là thiếu khách quan và không trung lập, do đó họ mới từ chối gọi tên nước mà thay vào đó là gọi theo vùng miền, Bắc Việt (North Vietnam) - Nam Việt (South Vietnam).

      Cách tiếp cận này giống như cách gọi của quốc tế đối với Bắc Triều Tiên (North Korea) và Nam Triều Tiên (South Korea) ngày nay, từ chối gọi tên quốc gia.

      Thế mà nay những người lật sử lấy cớ "trung lập", "trung tính" để gọi tên nước "VNCH" và đòi bỏ chữ "ngụy" thì thật sự là ngay cả cái tên "VNCH" cũng không được người nước ngoài cho là trung lập khách quan rồi, họ tránh cái tên đó cũng là để bảo đảm sự trung tính trong ghi chép, biên khảo.

      Ban đầu chúng ta cũng gọi như quốc tế về 2 phe của Triều Tiên, nhưng sau đó cả Bộ ngoại giao Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên gửi công văn đề nghị nên từ đó ta gọi đúng tên nước của họ. Còn cách gọi "Đại Hàn", "Nam Hàn" và bên kia là "Bắc Hàn" chỉ là cách gọi cũ của Hàn Quốc ngày xưa, bây giờ không còn dùng nữa. Bây giờ ở Hàn Quốc gọi mình là "Hàn Quốc" (Đại Hàn Dân Quốc) và gọi bên kia là Bắc Triều Tiên (North Korea), không còn gọi là "Bắc Hàn".

      Xóa
    2. Đồng ý với nhận xét của bác. Trước đây tôi cũng nghĩ gọi "Nam Việt Nam" là kiểu để chia cắt, chia rẽ, chia để trị, muốn cướp danh đại diện miền Nam Vn từ tay MTDTGP, nhưng sau đó đọc nhiều bài viết trung lập, bài báo độc lập mà họ cũng gọi là South Vietnam có thể nói là cả thế giới đều gọi là SouthVietnam chứ không hề gọi tên nước VNCH. Ví dụ như vào Wikipedia sẽ thấy tất cả ngôn ngữ trừ "ba que tiếng Việt", kể cả tiếng Anh, đều gọi chính quyền SG là "Nam Việt Nam" chứ không phải là "VNCH", không coi đó là nước VNCH.

      Chính quyền SG tuyên bố lãnh thổ của họ là cả Bắc Trung Nam, không công nhận VNDCCH, chứ không phải chỉ có từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Diệm chém gió "Bắc tiến để thống nhất lãnh thổ". Như vậy nếu công nhận cái tên "VNCH" thì mặc nhận đồng nghĩa với việc không công nhận nước VNDCCH (nếu không tiêu chuẩn kép). Chính vì thế mà các nhà sử học quốc tế đã chọn cách gọi theo từng tụ điểm thế lực vùng miền là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam chứ không gọi theo quốc hiệu, quốc danh chính thức, hầu để bảo toàn sự trung lập của họ trong quan điểm lập trường chính trị.

      Như vậy cách gọi trong các sách sử và báo chí chính thống ,các phim tài liệu ngày nay, nếu gọi theo quan điểm của ta thì gọi đó là ngụy quyền, trong ngữ cảnh thì tất nhiên người đọc thừa hiểu đoạn văn nói về ngụy quyền thời nào. Còn cách gọi chung nhất và trung lập nhất không theo phía nào là chính quyền Sài Gòn. Chứ "VNCH" thì không phải là cách gọi trung lập.

      Xóa
    3. Hongkkong chỉ khác vùng tự trị khác ở Tầu là từng là thuộc địa cũ của UK, quan hệ toàn bộ kinh tế với anh Mẽo và đc hưởng ưu đãi quy chế tối huệ quốc. Cờ bạc như Macau nhưng không phải là nơi rửa tiền trốn thuế nơi tham quan ẩn náo như macau.

      Xóa
  34. Cập nhật update vì nhiều "Mèo Báo" đang giúp chủ Mỹ giấu "cứt", che giấu bưng bít thông tin những tiêu cực ở Mỹ, khoe "nước Mỹ vĩ đại trở lại", che giấu một nước Mỹ xấu xí, hỗn loạn, với thành phần chính trị gia bẩn tính, bẩn thỉu.

    "Thị trưởng Thủ Đô Washington DC Muriel Bowser chính thức yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút toàn bộ quân đội ra khỏi thành phố này.

    DC mayor officially requests Trump remove all federal law enforcement and military presence from the city

    (Thị trưởng DC chính thức yêu cầu Trump rút tất cả lực lượng vũ trang và hiện diện quân sự ra khỏi thành phố)

    Trump lập tức lên Twitter chửi:

    Donald J. Trump
    @realDonaldTrump
    ·
    1h
    The incompetent Mayor of Washington, D.C., @MayorBowser
    , who’s budget is totally out of control and is constantly coming back to us for “handouts”, is now fighting with the National Guard, who saved her from great embarrassment...

    (Sự bất tài vô dụng của thị trưởng Washington DC, người mà ngân sách thành phố đã hoàn toàn mất kiểm soát, luôn tìm cách quay lại chúng tôi xin viện trợ, bây giờ lại muốn xung đột với lực lượng Vệ Binh quốc gia, những người đã cứu cô ta khỏi sự xấu hổ vĩ đại.)"

    Nói tóm lược lại là bây giờ ở Mỹ bây giờ ở Mỹ loạn lạc như quân phiệt chửi nhau như chó, từ cấp cao nhất đến cấp nhỏ nhất, từ cấp TT đến phó thường dân, đến công dân hạng 2 như ba que cũng chửi nhau như chó. Ngoài đường thì biểu tình đánh nhau hôi của như có giặc, như chiến tranh, như là nội chiến. Không ai tin ai. Không ai nghe ai. Những thằng hề danh hài chính trị cấp cao nhất ở nhà Trắng và Lầu 5 Góc lên Twitter chửi nhau còn không thì cũng đâm thọt đá xoáy. Một cái chợ hổ lốn. Một bộ mặt của nước Mỹ mà bộ phận báo chí thân Mỹ theo Mỹ không muốn công chúng thấy được.

    Trả lờiXóa
  35. Trong khi những hài kịch drama vẫn tiếp diễn ở Nhà Trắng phô bày bộ mặt "nhân quyền", "văn minh" của xứ sở Cờ Hoa biến cả đám ở Mỹ trở thành trò hề, biến cả đám luồn cúi Mỹ ở VN thành trò hề, thì đám luồn cúi Mỹ ở ta vẫn mũi ni che tai tiếp tục khoe hàng "vĩ đại" và giấu diếm những sự thật, những tin tức khách quan về nước Mỹ.

    57 cảnh sát thành phố Buffalo đồng loạt xin từ chức vì không phục chính quyền thành phố và hối hận trong vụ đàn áp người dân hôm qua. Mặc ở trong đội "chống bạo loạn" nhưng họ trấn áp người dân đứng tại chỗ, xô ngã 1 ông già ngất xỉu suýt chết. Trong những đêm không ngủ, đêm thắp nến như hồi chiến tranh VN ở khắp các nơi, cảnh sát cùng với đám cực hữu phát xít mới và pro Trump, cuồng Trump xông vào hành hung, tấn công. Cảnh sát giúp đám kỳ thị chủng tộc này, hiện thân như là 1 cảnh sát độc tài phát xít như đám cảnh sát mật của Quốc Xã ngày xưa. Cảnh sát Mỹ trơ tráo ngăn chặn lại khi người dân muốn xông tới đối chất trong cuộc tuần hành ủng hộ Trump của nhóm cực hữu phát xít mới.

    GIỚI CHỨC CHÍNH QUYỀN THỦ ĐÔ XUNG ĐỘT QUYẾT LIỆT VỚI NHÀ TRẮNG Ở THÀNH PHỐ WASHINGTON DC

    Bà thị trưởng thủ đô Washington DC cho đổi tên đường 16 ngay trước mặt Nhà Trắng (!) sang đường "Black Lives Matter plaza" (mạng da đen quan trọng).

    1 cú tát thẳng vào mặt Nhà Trắng khi chính quyền thành phố Washington DC cho sơn vàng chữ "Black Lives Matter" to tổ bố chình ình ngay trước mặt Nhà Trắng để thách thức. Mâu thuẫn, xung khắc chủng tộc, nhân đạo và chính trị của Mỹ đã dâng lên đỉnh điểm nằm trong 1 cuộc đối đầu khốc liệt và đẫm máu để dọn đường hướng tới thời điểm bầu cử cuối năm, tranh giành phiếu và quyền ảnh hưởng.

    Thị trưởng thủ đô Washington DC cũng đuổi các binh lính Vệ binh quốc gia ra khỏi khách sạn thành phố. Một người lính từ Utah xác nhận với Fox News. Cho đến lúc này truyền thông Mỹ chia phe rất rõ rệt, Fox News theo phe Trump, CNN theo phe chống Trump. Fox News ủng hộ Trump trắng trợn đến mức tuyên bố "Họ đã muốn chiến tranh thì chúng ta sẽ đem chiến tranh đến họ" (dẹp biểu tình).

    Mỹ và lều báo bài Hoa phò Mỹ đã và đang biến thành trò hề của cả thế giới này. Nhìn về nước Mỹ "vĩ đại" chúng ta thấy đây là chính trị hay là cái chợ bán cá? Và có vị nguyên thủ quốc gia nào cả ngày lên Twitter Tweet điên cuồng điên loạn và phát ngôn khùng điên như Tổng thống Mỹ hay không? Có chính trị gia nào trên thế giới hành xử như là những ông bà bán cá ngoài chợ, Quốc Hội còn đánh lộn vác ghế đập nhau nện vào nhau như QH Mỹ thường xuyên như vậy hay không?

    Hoa Kỳ vĩ đại = vô chính phủ, thú hoang, rừng xanh

    Đây là nước Mỹ tự do mà lũ phò tôn thờ như thánh là đây hay sao? Đây là bến bờ tự do đây ư?

    Cho tới lúc này đã rất rõ những tờ báo như VTC, Tuổi Trẻ, Vietnamnet, Dân Trí, Pháp luật TPHCM, (Vô) Giáo dục VN, An ninh thủ đô, Tiền Phong là của ai, hoạt động cho ai và có cổ phần của ai, che giấu cho ai và giúp ai che giấu những gì.

    Trả lờiXóa
  36. Nền báo chí vịt lộn wiki này không phải là báo chí Thời Đại Hồ Chí Minh mà là báo chí thời đại Donald Trump và nếu mà Joe Biden thắng cử thì sẽ là báo chí thời đại Joe Biden. Nó từ ngửi kít Mỹ khen thơm, nếm phân Mỹ khen ngon, đã tiến hóa lên 1 bước đỉnh cao mới là "giấu kít Mỹ". Tôi không hiểu ngày nay google 1 chữ là ra cả trăm kết quả tìm kiếm và mxh khắp nơi fb khắp nhà mà chúng nó tác nghiệp báo chí trơ trẽn như kiểu ốc đảo thế này không thấy nhục à. Giống như nước Mỹ bây giờ bao nhiêu giá trị bao nhiêu uy tín xuống đáy sông hết. Hầu hết người dân bây giờ đã hủy bỏ hết các dự tính đi Mỹ hoặc cho con em du học Mỹ, họ đang chuyển sang các giải pháp khác. Mà cái bọn tổng thống nào của Mẽo cũng có tên hao hao bọn khủng bố Trung Đông nhể. Obama Bin Laden, Joe Biden, đọc hay bị nhầm.

    Trả lờiXóa
  37. Nước Mỹ "nhân quyền" "vĩ đại" bị cả thế giới cười chê hoặc thương hại.
    Nhiều khi chỉ là 1 bức ảnh, 1 khúc phim. Nếu không có clip chẹn cổ giết người này thì ngày hôm sau nó chỉ là bản tin giết người bình thường như những vụ cảnh sát bắn giết người dân khác ở Mỹ.

    Nhưng sở dĩ nó lan rộng biến thành 1 phong trào rộng lớn toàn quốc và quốc tế và có sức lan truyền cảm hứng như thế này là từ clip đó.

    "Thủ phạm" chính là mạng xã hội, không ai khác, chính là nó. Sau khi clip người da đen bị cảnh sát da trắng chèn cổ giết chết được đưa lên Twitter (300 triệu người dùng) đầu tiên rồi sau đó được chia share qua lại giữa Twitter, FB (5 tỷ người), Instagram (400 triệu người dùng), Tiktok (2 tỷ người dùng ở Google Store, Apple Store và trang chính).

    Nếu chiến tranh Việt nam xảy ra trong thời của Mxh như ngày nay thì tôi cam đoan Mỹ không trụ nổi 1 ngày.
    Không có gì đáng sợ bằng bị cả thế giới xúm vào chửi.

    Phong trào chống phân biệt chủng tộc đã khiến cho nhiều người trước đây có quan điểm hơi khác bây giờ cũng phải thừa nhận sai lầm và ăn theo nói leo.

    Ông chủ tịch của Liên đoàn bóng đá Mỹ 1 người trước đây có những chính sách và phát ngôn không mấy phù hợp với bình đẳng sắc tộc bây giờ cũng phải quay mồm trở miệng, nói:

    "And the protests around the country are emblematic of the centuries of silence, inequality, and oppression of black players coaches, fans, and staff."

    "Cuộc biểu tình vòng quanh quê hương ta là 1 biểu tượng của hàng thế kỷ của sự im lặng, bất công, và sự đàn áp đối với các vận động viên, huấn luyện viên, fan, nhân viên da đen."

    Nhà báo Fintan Toole viết trên báo Irish Times của cộng đồng người Mỹ gốc Ailen:

    "Hơn hai thế kỷ, Hoa Kỳ đã khuấy động nhiều cung bậc cảm xúc của nhân loại: Yêu mến và thù hận, sợ hãi và hy vọng, đố kị và khinh miệt, kính nể và giận dữ. Nhưng có một cảm xúc chưa bao giờ được dành cho nước Mỹ cho đến hôm nay: Sự thương hại!"

    Trả lờiXóa
  38. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 18:59 6 tháng 6, 2020

    tính đến 6h sáng ngày 6/6, thế giới đã có hơn 6,8 triệu người dương tính và hơn 397.000 người tử vong vì virus corona chủng mới. Số trường hợp hồi phục đạt trên 3,3 triệu.

    Dẫn đầu danh sách vẫn là Mỹ. Đến nay, nước này ghi nhận khoảng 1,95 triệu người nhiễm bệnh và hơn 111.4000 ca tử vong. Chỉ trong 24 giờ, Mỹ có thêm hơn 28.600 ca mới và 1.200 bệnh nhân Covid-19 phải bỏ mạng.

    Đây là những con số đáng ngại, trong bối cảnh biểu tình phản đối cảnh sát và chống phân biệt chủng tộc nổ ra ở hàng chục thành phố Mỹ, khiến việc thực thi giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của virus sụp đổ hoàn toàn.

    Trong khi đó, Brazil vượt qua Italia trở thành nước có số bệnh nhân Covid-19 tử vong cao thứ 3 thế giới. Với thêm 915 người chết vì bệnh này trong 24 giờ qua, Brazil đến nay ghi nhận tổng cộng gần 35.000 nạn nhân Covid-19 xấu số. Số trường hợp dương tính tăng thêm hơn 27.000 người, nâng danh sách tổng lên quá 643.000 người.

    Trả lờiXóa
  39. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 19:03 6 tháng 6, 2020

    Xả súng kinh hoàng ở Mỹ, 7 người chết thảm
    Cảnh sát 911 đã nhận được một cuộc gọi báo lúc 11h30 đêm 4/6 về những tiếng súng nổ trên đường Talucah.

    Các đội phản ứng khẩn cấp cho biết họ tìm thấy 7 thi thể bên trong căn nhà sau khi dập tắt đám cháy tại đó. Nhà chức trách tin rằng các nạn nhân bị bắn.

    Trả lờiXóa
  40. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 19:31 6 tháng 6, 2020

    Thủ đô Washington sắp có biểu tình lớn, Nhà Trắng bố trí lính bắn tỉa ứng phó
    Ngày 6/6 thủ đô Washington sẽ chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay, chính quyền Mỹ vội tăng cường lực lượng an ninh và lính bắn tỉa đối phó.
    Cảnh sát trưởng thủ đô Washington Peter Newsham cho biết đã nhận được rất nhiều thông tin công khai cho thấy sự kiện vào ngày 6/6 này có thể là một trong những cuộc biểu tình quy mô lớn nhất tại thủ đô từ trước đến nay.

    Hiện chưa rõ nhóm nào tổ chức cuộc tuần hành dự kiến diễn ra vào ngày 6/6, nhưng trên mạng Twitter đang lan truyền phong trào kêu gọi 1 triệu người tuần hành ở thủ đô để phản đối sự bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi và cái chết của ông George Floyd.

    Cảnh sát cho biết, họ đang sử dụng thông tin tình báo để theo dõi các sự kiện sắp diễn ra nhưng không tiết lộ kế hoạch ứng phó vì lý do an toàn của người dân và cảnh sát.

    Trả lờiXóa
  41. Nhà Trắng hóa pháo đài vì biểu tình
    Với ngày càng nhiều hàng rào và vành đai an ninh mở rộng, Nhà Trắng, biểu tượng của nền dân chủ Mỹ, giờ đây bị ví như một pháo đài.

    Sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis bị cảnh sát ghì đầu gối lên gáy, các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát lan khắp toàn bộ 50 bang của Mỹ, trong đó có khu vực xung quanh Nhà Trắng.

    Nhà Trắng hôm 29/5 bị phong tỏa trong khoảng thời gian ngắn theo lệnh của Cơ quan Mật vụ Mỹ. Cảnh sát phải sử dụng hơi cay giải tán đám đông khi họ xô đổ nhiều hàng rào an ninh. Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ cũng được triển khai để hỗ trợ cảnh sát. Nhiều kênh truyền thông còn đưa tin Tổng thống Donald Trump từng xuống hầm ngầm để đề phòng căng thẳng leo thang.

    Cơ quan Mật vụ Mỹ hôm 5/6 cho biết họ sẽ đóng cửa các khu vực xung quanh Nhà Trắng tới ngày 10/6, nhưng không nêu rõ rằng liệu những hàng rào an ninh khi đó có được gỡ bỏ hay không. "Quyết định này nằm trong nỗ lực duy trì các biện pháp an ninh cần thiết xung quanh Nhà Trắng, đồng thời tạo điều kiện biểu tình ôn hòa", tuyên bố của cơ quan cho hay.

    Trả lờiXóa
  42. Cảnh sát Mỹ bắn chết nam thanh niên đang quỳ gối ở California

    “Khi Monterrosa gặp cảnh sát, cậu ấy đã quỳ xuống và đầu hàng, nhưng họ vẫn bắn cậu ấy. Cậu ấy không làm gì để uy hiếp cảnh sát. Họ bắn cậu ấy từ trong xe”, Melissa Nold, một luật sư ở thành phố Vallejo, đại diện cho gia đình của Monterrosa nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở Mỹ những chuyện như thế này xảy ra thường xuyên; tự do mà lại; cứ thích là làm

      Xóa
  43. Sáng 7/6, thế giới đã ghi nhận gần 7 triệu ca mắc Covid-19, Ấn Độ đã vượt Italy trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ 6 thế giới.

    Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 20.938 ca mắc và 665 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 1.986.646 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 112.055 trường hợp.
    Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, và là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 13.108 ca mắc và 409 ca tử vong, nâng tổng số lên 659.114 ca bệnh và 35.456 ca tử vong.
    Tây Ban Nha ghi nhận tổng số ca mắc Covid-19 hiện tại là 288.390 trong đó có 27.135 ca tử vong do Covid-19.

    Anh ghi nhận thêm 1.557 ca mắc và 204 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 6/6. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 284.868 trường hợp, trong đó có 40.465 ca tử vong. Anh vẫn là nước có số ca tử vong vì Covid-19 nhiều nhất châu Âu.

    Trả lờiXóa
  44. Hàng vạn người biểu tình vây kín các con đường thủ đô Washington
    Hàng chục nghìn người biểu tình đã vây kín các tuyến phố của Washington vào hôm qua (6/6) nhằm phản đối bạo lực và tình trạng phân biệt đối xử của các nhân viên thực thi pháp luật đối với người da màu, sau cái chết của công dân da màu George Floyd.
    Từ sáng sớm cho đến lúc mặt trời lặn, đám đông vẫn tiếp tục hô vang khẩu hiệu "Black Lives Matter" (tạm dịch là “Người da đen đáng được sống”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nước Mỹ tệ phân biệt chủng tộc xảy ra rất thường xuyên; do đó dân họ bức xúc và biểu tình xảy ra rất nhiều

      Xóa
  45. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 12:38 7 tháng 6, 2020

    Khi dịch COVID-19 bùng phát khiến số lượng người nhiễm và tử vong tại Mỹ tăng nhanh, tình trạng kỳ thị người gốc châu Á ở quốc gia này cũng gia tăng.
    Đã có không ít những hành động cực đoan nhằm vào người gốc Á, không chỉ miệt thị mà cả tấn công bằng vũ lực. Trước thực tế đáng lo ngại đó, nhiều nơi, nhất là những vùng có nhiều người gốc châu Á, đã hình thành những phong trào bảo vệ người gốc châu Á với những hoạt động cụ thể.

    "Tôi vào một cửa hàng McDonald để mua nước uống. Tôi gặp một người phụ nữ. Bà ấy nói với tôi rằng: 'Các người đã làm lây lan virus ở Mỹ. Chúng tôi căm ghét các người. Hãy rời khỏi đất nước chúng tôi'" - chị Sein Lee, cư dân gốc Hàn Quốc ở bang California, Mỹ chia sẻ.

    Một hoạt động thường ngày của các thành viên thuộc tổ chức tự nguyện có tên "Đoàn kết vì Hòa bình" ở thành phố San Francisco, bang California, Mỹ. Công việc của họ là tuần tra trên đường phố, quan sát, phát hiện và báo cảnh sát ngăn chặn những hành động kỳ thị, tấn công người gốc châu Á. Nguyên nhân là bởi từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ khiến số lượng người tử vong gia tăng, những hành động này đã không ngừng diễn ra.

    "Tôi rất buồn khi thấy những gì đang diễn ra. Người ta lấy trộm đồ, đánh người, miệt thị và chửi bới. Tất cả đều nhằm vào người gốc châu Á, nhất là ở khu phố người Hoa này. Những hành động đó diễn ra khá thường xuyên và đã được camera ghi lại. Tình trạng này thực sự cần phải được ngăn chặn. Đó là lý do chúng tôi có mặt ở đây" - chị Leanna Louie, sáng lập viên tổ chức "Đoàn kết vì Hòa bình", Mỹ chia sẻ.

    Bên cạnh các tổ chức như "Đoàn kết vì Hòa bình", ở bang California, nơi có đông người gốc châu Á, nhiều phong trào bảo vệ người gốc châu Á cũng đã được hình thành trên các nền tảng mạng xã hội, với các chương trình hành động cụ thể.

    Trả lờiXóa
  46. Truyền thông tiếng Anh cả thế giới, nhất là ở Nga, Trung, Mỹ, bao gồm những nước em út "đàn em chư hầu" thân Mỹ đều đưa tin gián tiếp vạch trần cho toàn thế giới thấy cái gì gọi là "nhân quyền" ở Mỹ, tình hình nhân đạo, tình trạng quyền con người ở mỹ và cho thấy thói đạo đức giả, dân chủ cuội, dân chủ nửa mùa, quyền con người dỏm, hàng fake ở Mỹ, đồng thời gián tiếp làm nhục, sỉ nhục đám PHÒ MỸ, CHÓ MỸ, MỸ NÔ ở ta và đám ba que trung thành công dân hạng nhì đang ăn bám sống ký sinh nơi đất khách xứ người, bọn phò trung thành tuyệt đối, trung thành vô điều kiện với bất kỳ chế độ nào hiện tại của xứ Cờ Hoa, mà đặc biệt là Đảng Cộng Hòa, giới ba que trung thành với Đảng Cộng Hòa còn hơn cả 1 con chó đối với người chủ của mình.
    Còn nhớ năm nao trong khi Mỹ xâm lược lật đổ Iraq với cái cớ "vũ khí hủy diệt hàng loạt" và chiêu bài "chống độc tài" giống chiêu bài "chống cộng sản" ngày xưa thì cả thế giới và nước Mỹ hàng triệu NGƯỜI đã xuống đường biểu tình phản chiến.
    Để phản ứng, CHÓ ba que cũng tổ chức biểu tình trên toàn nước MỸ nơi có cộng đồng ba que, nhưng là ...... biểu tình ủng hộ Bush, ủng hộ quân đội Mỹ.
    Mọi người đã thấy người và chó khác nhau như nào chưa?

    Trong khi đó thì ở VN lúc nào giới truyền thông vẫn có nhiều tòa soạn từng có nhiều "thành tích phò Mỹ", cũng có não trạng ba que đó, vẫn câm như hến, y hệt như đám dân chủ bờ hồ, đám "trí thức" cuội, "trí ngủ" nửa mùa.
    Chứng tỏ là Bộ phận ba que, Việt Tân, Chống Cộng cục đoan trong nền báo chí, truyền thông này có rất nhiều. Bây giờ nền báo chí này dầu chưa trở thành báo chí ba que, báo chí Việt Tân, báo chí CC cực đoan, nhưng nó đi trên con đường đó, nó đang trên cái đà đó !
    Cháy nhà bên xứ Cờ Hoa nhưng lòi mặt nhiều con chuột ở xứ sở Đông Lào! Đúng là công dân CHXHCN VN trên giấy tờ nhưng lại là thần dân trung thành ngoan ngoãn của mẫu quốc, đáng khen thay!!

    Sau vụ này ở Mỹ không biết bao nhiêu Chống Cộng, rận chủ, lềubáo, phản động, lật sử bán nước phản quốc vong nô lưu vong các thứ sẽ tỉnh ngộ ra? Hay sẽ vì xấu hổ nhục nhã biến thành "thẹn quá hóa giận", "nhục quá hóa cuồng" mà càng điên tiết sủa to hơn, chống phá điên cuồng hơn nữa?
    Sự thật là Việt Trung Nga "độc tài" trông các văn minh sạch đẹp chừng nào thì nước Mỹ "dân chủ", "quyền con người da trắng thượng đẳng" và "tự do lập hội phát xít mới", "tự do gây chiến rải bom cả thế giới" trông như cái ổ chó. Đó là sự thật hoàn toàn. Với những gì xảy ra mấy tuần nay ở Mỹ thử hỏi không phải cái ổ chó thì gọi là cái gì? Phải gọi "chỗ dựa tinh thần", "niềm tin lý luận" của đám rân chủ ngu muội và lều báo súc sinh này là cái giống gì?

    Trả lờiXóa
  47. Hòa hợp dân tộc nhân quyềnlúc 08:13 8 tháng 6, 2020

    Phim tài liệu 40 phút về cuộc đời hoạt động thầm lặng về dân quyền (quyền công dân) và bình đẳng màu da, không phân biệt chủng tộc của LÝ TIỂU LONG (BRUCE LEE) của Đạo diễn Việt kiều yêu nước Bảo Nguyễn sắp ra mắt trên đài ESPN Mỹ.

    Trong bài phỏng vấn trên Esquire, đạo diễn Bảo Nguyễn nói về sự hoạt động dân quyền và chống phân biệt chủng tộc của Lý Tiểu Long song hành với Martin Luther King. Ông nhấn mạnh: Nếu không có Lý Tiểu Long thì người Mỹ gốc Á và người da màu nói chung tuyệt đối không có bất kỳ cơ hội nào cho đến ngày nay. Ông lên án Chinese Exclusion Act (Luật phòng chống người Trung Quốc) của Mỹ và những phân biệt, đàn áp chủng tộc và sự bạo hành đối với người da vàng và da màu nói chung của cảnh sát Mỹ trong thập niên 1960, thời chiến tranh Việt Nam.

    Theo Esquire

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hòa hợp dân tộc nhân quyềnlúc 08:18 8 tháng 6, 2020

      Ông Bảo Nguyễn "quote" lại câu nói nổi bật của Lý Tiểu Long: Bất kể bạn là ai, da trắng, da đen, da vàng, da đỏ, da tím, da xanh, tôi đều có thể thoải mái làm bạn với bạn một cách thoải mái nhất, không phân biệt gì.

      Xóa
    2. Dù màu da là màu gì thì họ cũng là con người và họ cũng phải được đối xử công bằng như nhau

      Xóa
  48. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  49. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  50. Không được kỳ thị màu da, phân biệt chủng tộc

    Trả lờiXóa
  51. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 19:38 21 tháng 9, 2020

    Covid-19. Cập nhật 7h ngày 21/9/2020: Số người mắc Covid-19 ở Mỹ đã vượt 7 triệu ca, trong đó có 204.113 trường hợp tử vong.

    Trả lờiXóa