Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

CHÂN LÝ BÁC HỒ - "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT"!

“Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một”... "Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi”- Hồ Chí Minh

Tại bài Nhân ngày thành lập QĐND 22/12: TÌM HIỂU VỀ “QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM”, Google.tienlang rất bất ngờ khi thấy một ý kiến của bác bạn đọc đáng kính và cũng là cộng tác viên lâu năm của Google.tienlang, đó là bác Người Đất Thép. Bác Thép nói “Nếu phủ nhận ở miền Nam không có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử”.

Chúng tôi đồng tình với trao đổi của bác Trần Long:

“Trần Long 09:01 23 tháng 12, 2020

Cụ Thép lại tơ lơ mơ khi nói

1. "Nói như ông Thanh Sơn chưa lọn nghĩa."

và 2. "Nếu phủ nhận ở miền Nam không có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử."

Sự thật phải rõ ràng, rành mạch.

1. Nguyễn Thanh Sơn đã xuyên tạc bịa đặt lịch sử như Báo Nhân dân đã phân tích chứ không phải chỉ là "chưa lọn nghĩa"!

Ông Sơn cào bằng lịch sử, coi ngụy SG ngang bằng với Bộ đội giải phóng, ông Sơn cho rằng ngụy cũng chính nghĩa, có lý tưởng (của họ)!

Như vậy không thể nói ông Sơn "Nói chưa lọn nghĩa" như bác Thép đánh giá.

2. Về câu "Nếu phủ nhận ở miền Nam không có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử."

Chúng ta đã thấy SỰ THẬT LỊCH SỬ rằng "VNCH" chỉ là do quân xâm lược (Pháp, rồi Mỹ) đẻ ra, dựng lên để làm tay sai cho chúng chứ không phải nhân dân bầu ra. Và như vậy, "VNCH" là một chính quyền giả hiệu, ngụy chính quyền hay chính quyền ngụy.

Ở Việt Nam, sau 2/9/1945, đặc biệt là sau bầu cử năm 1946 thì từ Nam chí Bắc chỉ có 1 chính quyền duy nhất là Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Bác Hồ lãnh đạo.

Việc thành lập Chính phủ Lâm thời MN Việt Nam chỉ là sách lược ngoại giao khôn khéo của Bác Hồ cùng Đảng Lao động VN như trong bài hôm nay của Google.tienlang đã chỉ ra chứ Chính phủ Lâm thời MN Việt Nam không hề "Ly khai" khỏi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Vì vậy, ta không thể nói như bác Thép rằng "Nếu phủ nhận ở miền Nam không có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử."

Chưa bao giờ, kể cả trong thời gian chiến tranh lẫn sau 1975 người dân Việt Nam coi VNCH là một chính phủ hợp pháp!

VNCH là ngụy thì mãi mãi sau này nó vẫn là ngụy chứ không thể nay nói là ngụy, mai lại "không phải là ngụy!"

(Hết trích trao đổi của bác Trần Long.)
Google.tienlang bổ sung:

Trên mạng face có anh bạn Đỗ Hữu Hằng (nick Lê Xuân Nghĩa) từng phán bảo bậy bạ, rằng "Dù bây giờ chúng ta gọi VNCH là ngụy thì mai này, khi Đảng Cộng sản không còn, thế hệ mới lãnh đạo đất nước thì họ cũng không coi VNCH là ngụy..."

Đại diện cho Google.tienlang  là Hoàng Ngân Thương đã từng mở stt công khai để tranh luận với Lê Xuân Nghĩa về vấn đề này. Theo chúng tôi, anh bạn Lê Xuân Ngĩa nói vậy tức là chả hiểu gì về LỊCH SỬ. Lịch sử là những sự kiện có thật, đã xảy ra trong quá khứ. Sự kiện có thật liên quan đến vấn đề tranh cãi chính là các sự kiện Thực dân Pháp "đẻ ra" chính quyền Bảo Đại, rồi sau đó, đế quốc Mỹ lại "đẻ ra" chính quyền Ngô Đình Diệm rồi sau chót là chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Dù 100 năm, 1000 năm nữa, dù khi Đảng Cộng sản không còn nữa (giả dụ thế) thì chẳng ai có thể đi ngược lại, trở lại quá khứ (trừ cậu Đô Rê Mon) để sửa đổi cái Sự kiện có thật trên kia!

Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (Xuất bản năm 2007) thì: "Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch của họ. Ở Việt Nam, chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) đều là ngụy quyền (do Pháp và Mỹ dựng lên)".

Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (Xuất bản năm 2007). Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Trang 745
Bác Người Đất Thép là một Người Cộng sản kiên trung, Bác Thép cũng là người nghiên cứu sâu về Hồ Chủ Tịch.
Tại bài CẦN XÁC ĐỊNH RÕ NỘI DUNG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẬT SỬ, Google.tienlang đã thống nhất với bạn đọc một nguyên tắc trong tranh luận là: "CHỐNG LẬT SỬ, TA LẤY QUAN ĐIỂM CỦA BÁC HỒ LÀM CHUẨN MỰC."

Từ năm 2003 đến nay, thực hiện nghị quyết các Đại hội toàn quốc của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 04 chỉ thị về Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh; thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập và làm theo gương Bác, mãi mãi đi theo con đường mà Người đã lựa chọn.

Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, đồng chí Trần Quốc Vượng cho rằng, thời gian qua, công tác tuyên truyền về học tập và làm theo gương Bác có nhiều thành tích, kinh nghiệm, bài học quý, tạo được dấu ấn trong xã hội. Tới đây, phải duy trì thường xuyên, nâng cao chất lượng, tận dụng sự phát triển của khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập và làm theo gương Bác; kịp thời giới thiệu, lan tỏa trong xã hội những tấm gương điển hình trong thực hiện Chỉ thị 05. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần phát huy tối đa vai trò của hệ thống báo chí, văn nghệ sĩ, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp.

Từ nhận thức đó, Google.tienlang tâm niệm rằng, những bài viết, những nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lịch sử phải luôn được coi là chuẩn mực trong nghiên cứu bộ môn khoa học này. Bất cứ ai, dù mang mác giáo sư tiến sĩ nhưng nay phát biểu ngược lại với quan điểm của Bác Hồ thì người đó đều bị coi là kẻ “lật sử”.

Vậy Bác Hồ từng nói gì về việc có nên coi VNCH là một nhà nước hay không?

- KHÔNG! - Câu trả lời dứt khoát của Bác Hồ!

Câu nói nổi tiếng của Bác Hồ mà mọi người trên thế giới đều biết:

 
“Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một”... "Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi”- Hồ Chí Minh

Bác Trần Long trao đổi với bác Thép trên kia là đúng theo Tư tưởng Bác Hồ. Vật nên, Google.tienlang kết luận, rằng bác Trần Long là ĐÚNG!

Hoàng Ngân Thương

=====

49 nhận xét:

  1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 21:36 25 tháng 12, 2020

    Bàn cãi cả mấy năm nay rồi, từ ngày thứ Hai, 11 tháng 5, 2020 Google.tienlang đã từng kết luận
    TỪ NAY BẤT KỲ KẺ NÀO NÓI NGỤY SÀI GÒN LÀ 1 QUỐC GIA THÌ ĐÓ CHÍNH LÀ KẺ PHẢN ĐỘNG, MUỐN DÂNG BIỂN ĐẢO CHO TRUNG QUỐC!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/05/tu-nay-bat-ky-ke-nao-noi-nguy-sai-gon.html

    Vậy mà vẫn còn người tơ lơ mơ và người đó lại là Cụ Thép, một chiến sĩ cộng sản kiên trung!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật đáng thất vọng. Cụ già nên bị lẫn rồi chăng?

      Xóa
    2. Vấn đề này nói rất nhiều; nhưng có một số kẻ vẫn cố ý gọi VNCH đó

      Xóa
  2. Thực ra ngừoi nói “nếu PHỦ NHẬN ở miền Nam KHÔNG có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử”. Thì ý người đó là (trong lịch sử ở miền Nam không có chính phủ VNCH). Vì: phủ nhận không có, tức là khẳng định có. Mà như vậy thi ngừoi đó cho là không đúng với lịch sử.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong tiếng Việt chẳng có ai hiểu như ông Unknown23:08 25 tháng 12, 2020.

      Xóa
  3. Hòa’ thế nào khi không muốn giải!
    Cho dù cả giọng điệu lẫn âm lượng của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức về sự kiện “Giải phóng miền Nam” đã giảm đáng kể nhưng mạng xã hội và các diễn đàn điện tử về ngày 30 tháng 4 vẫn rất nóng, thậm chí còn nóng hơn nhiều năm trước...

    Số người nhận thức lại về cuộc chiến “Giải phóng miền Nam”, đặc biệt là những người có liên quan chặt chẽ với “bên thắng cuộc”, càng lúc càng đông. Thời điểm sự kiện “Giải phóng miền Nam” tròn 45 năm, nhiều ngàn người chia sẻ và bày tỏ sự tán thành ý kiến của Abraham Lincoln được dịch ra tiếng Việt kèm chân dung của ông (1):

    Khi viên đạn găm vào môt người lính thuộc về bất kỳ bên nào thì nó cũng xuyên vào trái tim một người mẹ…

    Tại sao lại ăn mừng chiến thắng? Những kẻ bại trận chẳng phải là đồng bào của chúng ta hay sao?

    ***

    Tháng trước, Tho Nguyen, sau tháng 4 năm 1975 được biệt phái vào Nam tiếp quản Đài Truyền hình Huế, từng bày tỏ: Đại dịch COVID-19 đang tạo cơ hội để ngày 30 tháng 4 năm nay, 45 năm kết thúc chuyện huynh đệ tương tàn, sẽ không phải là ngày trống giong cờ mở, pháo hoa sáng trời của bên này đồng thời là ngày nuốt nước mắt của bên kia…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuần này, Tho Nguyen, vừa mới viết tiếp về những suy nghĩ của ông đối với cuộc chiến ấy: Trong khi cả thế giới chìm trong chiến tranh lạnh thì Việt Nam trở thành chiến trường thi thố sức mạnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Nếu chúng ta coi nhau như anh em một nhà, quyết không bắn giết nhau thì không đế quốc nào có thể nhảy vào Việt Nam. Cuộc chiến khốc liệt đã nổ ra chính vì số người Việt thích bạo lực, coi trọng đấu tranh ý thức hệ nhiều hơn số người nghĩ đến quyền lợi dân tộc. Cuộc chiến đó đã khiến chúng ta mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa và nếu tiếp tục chia rẽ, thù ghét nhau, sẽ mất thêm nhiều thứ khác (2)…

      Trong status mới nhất, Tho Nguyen kể chuyện tướng Wojciech Jaruzelski (Ba Lan) và trung tá Harald Järger (sĩ quan an ninh Đông Đức) như những dẫn chứng.

      Khi Công đoàn Đoàn kết (CĐĐK) trở thành lực lượng đe dọa sự nghiệp của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan và chính quyền cộng sản Ba Lan, tướng Jaruzelski – lúc ấy là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước đã chọn con đường đàm phán với Lech Walesa – Thủ lĩnh CĐDK, chứ không cậy đến Liên Xô – luôn muốn kềm giữ Ba Lan trong nanh vuốt của mình. Nhờ vậy, Jaruzelski và Walesa vốn từng không đội chung Trời nhưng không vì thế mà “đốt cháy Ba Lan” đã trở thành bạn của nhau.

      Tương tự, Järger đã cấm thuộc cấp nổ súng vào dân Đông Đức ùn ùn đổ tới Bức tường Berlin. Đã vậy còn tự tay nâng thanh chắn cho dân Đông Đức chạy sang Tây Đức vào đêm 9/11/1989, dù điều đó, đồng nghĩa với sự nghiệp của Jäger cũng như hàng ngàn sỹ quan an ninh Đông Đức khác sẽ tiêu tan.

      Tho Nguyen tin rằng, những kết thúc có hậu như thế chính là nhờ dân Ba Lan không sùng bái bạo lực, không để khuynh hướng bạo lực thắng thế, cũng như nhờ dân trí lành mạnh mà những sĩ quan an ninh Đông Đức giữ được tính người, lý trí. Đó cũng là lý do khi nước Đức còn bị phân chia, tuy khác biệt về thể chế chính trị nhưng dân Đông Đức vẫn dán mắt vào những trấn đấu của đội tuyển bóng đá Tây Đức và vẫn thường hét vang: Nước Đức, nước Đức… Tho Nguyen kể thêm, ngày thống nhất nước Đức, Thủ tướng Đức Willy Brand tuyên bố: Giờ đây những gì thuộc về nhau, lại gắn kết với nhau. Liệu càng ngày càng nhiều người Việt sẽ nghĩ như vậy (3)?

      ***

      Xóa
    2. Tham gia cuộc thảo luận sôi nổi về sự kiện “Giải phóng miền Nam” trên mạng xã hội và các diễn đàn điện tử từ cuối tháng ba đến nay, ông Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của Ban Dân vận thuộc BCH TƯ đảng CSVN, nhận định: 30/4/1975 là thời điểm khởi đầu của tiến trình “phi cộng” mà những người CSVN không cưỡng lại được.

      Ông Mai cho rằng: Sự tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa trong một phần tư thế kỷ đã để lại nhiều dấu ấn, nhiều giá trị của một nền kinh tế thị trường thật chứ không nửa dơi nửa chuột, một xã hội dân trị tuy chưa đạt đến đỉnh cao nhưng là hiện thực, một nền văn hóa, giáo dục khá trưởng thành với nhiều giá trị và kinh nghiệm lành mạnh…

      Theo ông: Đó chính là những nhân tố thúc đẩy tiến trình “phi cộng”. Khi tiến nhanh, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội thất bại, phải từng bước xóa bỏ kinh tế kế hoạch hóa, tập thể hóa nền kinh tế… Tuy nhiên không vứt bỏ cái vòng kim cô giáo điều Mác – Lênin, cái ốp che mắt ngựa thì không thể có tư duy tử tế, lành mạnh để suy nghĩ.

      Khi kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam là kinh tế tư bản hoang dã có màu đỏ nhưng không đỏ như son mà là đỏ máu dân, ông Mai dẫn lại thắc mắc mà Triết gia Nguyễn Mạnh Tường từng nêu: Chủ nghĩa anh hùng của các ông có giúp các ông dám hy sinh đảng trên bàn thờ của Tổ quốc và Nhân dân? - kèm cảnh báo: Nếu tiếp tục bảo thủ, tiếp tục để các nhóm lợi ích thao túng, nhân dân sẽ “tỉnh dậy, thấy mình là nô lệ, là con rối, con mồi của những tham vọng mới” và họ sẽ hành động (4)…

      Xóa
    3. 30 tháng 4 là dịp mà Lưu Trọng Văn, một nhà báo nghỉ hưu, viết vài mẩu chuyện nhỏ về những cuộc trò chuyện với người của phía bên kia. Những mẩu chuyện tiếp tục khắc họa thêm diện mạo của phía bại trận, về một hệ thống được xây trên nền tảng giáo dục theo tiêu chí “nhân bản – dân tộc – khai phóng”, khác hẳn tuyên truyền của “bên thắng cuộc”. Trong những mẩu chuyện ấy, có cuộc đối thoại với một đại tá của Việt Nam Cộng hòa, từng bị “cải tạo” mười năm, còn vợ con thì mất tích khi vượt biên bị chết, rằng: Làm thế nào để thống nhất lòng người? Vị đại tá ấy đáp rất gọn: Chính quyền cứ thật sự tử tế vì dân thì lòng dân tự khắc thống nhất (5).

      “Hòa hợp, hòa giải dân tộc” đã trở thành khẩu hiệu suốt hàng chục năm nhưng chỉ trong vài tháng gần đây, tiếp tục có thêm hàng chục người bị bắt, bị kết án chỉ vì nói khác kiểu, kháng giọng với những người lớn tiếng gọi “hòa”. “Hòa” như thế là hòa… thật hay hòa… giả. “Hòa” như thế thì làm sao “giải” hết cả oán hận lẫn bất đồng?

      Xóa
    4. Chú thích

      (1) https://www.facebook.com/thanhbinh.bui.520/posts/1373475022839696

      (2) https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/4024534787564564

      (3) https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/4032800063404703

      (4) https://baotiengdan.com/2020/04/30/30-thang-4-cot-moc-dien-bien-cua-cong-san-viet-nam/
      (5) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2638170569841497&id=100009457401127

      Xóa
    5. Bạn Nặc danh 06:56 26 tháng 12, 2020 nói không đúng; những kẻ bại trận là ngụy quân đã cầm súng bắn vào đồng bào ta thì họ đã không còn là đồng bào nữa; mà là giặc rồi

      Xóa
  4. "Nước Việt Nam lả một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi", câu nói này của Bác Hồ nói khi Pháp trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Thực dân Pháp đã cho ra đời chính phủ Bảo Đại, chính phủ Nguyễn Văn Hữu...để phục vụ công cuộc xâm lược của chúng cho đến thời Ngô Đình Diệm làm thủ tướng năm 1954.
    Đế quốc Pháp thua Việt Minh ở Điện Biên Phủ phải ký Hiệp định Geneva rút quân về nước, Mỹ nhảy vào thay Pháp chống lại Việt Cộng, chúng lập ra chính phủ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu làm tay sai cho chúng. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh đổ ngụy quân, ngụy quyền tay sai Mỹ và kết thúc cuộc chiến vào 30-4-1975. Để thực hiện được lời dạy của Bác dân ta phải hy sinh xương máu hàng triệu người, mất 30 năm mới thành công. Nếu thực dân Pháp và đế quốc Mỹ không lập ra chính quyền tay sai phản động ở miền Nam thì tình hình có thể khác.
    Chính phủ VNDCCH là hợp pháp được người dân cả nước ủng hộ. Các chính phủ ngụy do Pháp-Mỹ lập ra không được nhân dân ủng hộ, nhưng bọn tay sai cho ngoại bang dựa vào để chống lại cách mạng, nó được Pháp Mỹ nuôi dưỡng nên nối tiếp tồn tại cho tới thời Nguyễn Văn Thiệu rồi Dương Văn Minh. Thực tế là Chính phủ VNDCCH, Chính phả Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam phải ngồi vào bàn hội nghị Pa-ri, nói chuyện và ký Hiệp định với họ năm 1973, đó là thực tế.
    Vậy diễn tiến của lịch sử ở miền Nam Việt Nam có những chính phủ ngụy quyền tay sai cho ngoại bang là rõ ràng. Nếu nói không có chính quyền ngụy là không đúng sự thật lịch sử đã diễn ra. Điều này thế giới các nước đều biết, trong nước người dân đều biết. Nói không có chính quyền ngụy tay sai cho ngoại bang thì sao ta gọi ở miền Nam có ngụy quân, ngụy quyền?
    Sự thật bao giờ vẫn là sự thật không thể nói khác được.

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Đức Kiênlúc 13:37 26 tháng 12, 2020

    Ha ha!!!
    Thì ra cụ Thép muốn kiểm tra anh chị em cồng sĩ Google.tienlang xem sau cả mấy năm tranh cãi về chữ "ngụy", đến nay có còn ai tơ lơ mơ đòi công nhận VNCH là một chính phủ hay không!
    Ở bài trước, cụ Thép nói lập lờ để kiểm tra - "Nếu phủ nhận ở miền Nam không có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử."
    Ở bài này, cụ Thép nói rõ ràng "Nếu nói không có chính quyền ngụy là không đúng sự thật lịch sử"!

    Trả lờiXóa
  6. Dân tộc ta luôn đoàn kết, đồng lòng. Từ trước đến nay, Việt Nam ta vẫn là một, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh vừa qua chúng ta lại thấy được sức mạnh đoàn kết, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong phòng chống đẩy lùi dịch bệnh, điều mà nhiều nước trên thế giới hiện nay còn mơ ước.

    Trả lờiXóa
  7. I.Tự điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học TS. Chu Bích Thu (chủ biên). NXB Phương Đông:
    Chính quyền:
    1.Quyền điều khiển bộ máy nhà nước.
    2.Bộ máy điều khiển, quản lí công việc của nhà nước.
    Theo định nghĩa trên thì gọi chính quyền đối với ngụy quyền là không sai.
    II. Với ông Thanh Sơn, tôi nghĩ rằng bản thân ông làm ngoại giao nên cách nói có khác hơn người thường hoặc nhà quân sự.
    III. Tôi nhớ lần Hồ Chủ tịch năm 1946 đi Pháp về tới cảng Cam Ranh, bọn sĩ quan Pháp mời Bác lên tàu binh của chúng để hù dọa Bác, nhưng Bác rất bình tĩnh trả lời câu nói "Bị đóng khung" giữa hai tên chỉ huy hải quân, lục quân của Pháp, thì Bác nói bức tranh nhờ có cái khung mới tăng giá trị...trước đó Bác ôm hôn tên chỉ huy Pháp, thì có người thắc mắc, Bác nói "đánh nhau thì đánh, mình hôn nó một cái không mất mát gì". Sáng hôm sau báo chí đăng tin và bình luận: Hồ Chủ tịch ôm tên...để bóp chết chúng.
    Ngoại giao không dùng búa tạ đập vào sắt, không dùng đao to chặt cây mà dùng dao mỏng nhỏ cắt từng lát thịt nhưng rất hiệu quả.
    Ông Thanh Sơn nếu mất lập trường thì Chính phủ đâu có bổ nhiệm làm Đại sứ Liên bang Nga cho đến hết tuổi về nghỉ hưu.
    Nên đặt mình trong bối cảnh của người ta thì sẽ có sự hiểu biết và cảm thông với họ hơn là đứng ngoài cuộc nhắm mắt phê phán nặng nề quá không có lợi gì cả đâu.

    Trả lờiXóa
  8. Nói thêm:
    "Ngụy quyền" là cách nói tắt của "chính quyền ngụy".
    Chữ "chính" trong chính quyền không có nghĩa chính đáng, chính danh, chính trực, chính nghĩa v.v...như có người nói. "Chính" ở đây chỉ "chính quyền" nói chung bất luận chính quyền ấy thế nào.
    Đừng lấy chữ "ngụy quyền" ra cãi cho là khác với chữ "chính quyền ngụy". Hai chữ cùng một nghĩa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Nặc danh15:26 26 tháng 12, 2020 vừa đúng vừa sai!
      1. Đúng khi định nghĩa chữ "Chính quyền"
      Tôi nhớ khi cô Hoàng Ngân Thương còn sinh hoạt trên face, cô ấy đã phải 2 lần mở tút CÙNG NHAU HỌC TIẾNG VIỆT- CHỮ "CHÍNH QUYỀN" LÀ GÌ?
      Bởi khi đó có rất nhiều bạn cờ đỏ mắng ông Trần Đức Cường khi gọi "Chính quyền VNCH" với lý do "Nó là ngụy thì không thể gọi là "chính quyền", bởi đã là "chính" thì tức là đã công nhận tính "chính nghĩa" cho VNCH!
      Điển hình cho phe phái này là một cụ ông phe cờ đỏ là cụ Võ Đông Cung- một Việt kiều yêu nước ở Mỹ.
      Quan điểm của cô Hoàng Ngân Thương cũng như của tập thể Google.tienlang là đồng tình với cụ Võ Đông Cung trong việc phê phán ông TS Trần Đức Cường- Tổng chủ biên bộ sử 15 tập, nhưng phải phê phán CHÍNH XÁC, phải chỉ cái SAI của ông Trần Đức Cường. Vì chưa hiểu khái niệm chữ "Chính quyền" nên cụ Võ Đông Cung phê phán cả những cái ĐÚNG của ông Trần Đức Cường!

      2. SAI khi nói về ông Nguyễn Thanh Sơn
      Bác Nặc danh viết " Với ông Thanh Sơn, tôi nghĩ rằng bản thân ông làm ngoại giao nên cách nói có khác hơn người thường hoặc nhà quân sự."
      Bác có biết ô Nguyễn Thanh Sơn nói gì không?
      Ông ta nói ""Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ."

      Bác Nặc danh đã đọc bài trên báo Nhân dân phê phán ông Nguyễn Thanh Sơn chưa?
      Đây này
      BÁO NHÂN DÂN LÊN TIẾNG VỀ QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA ÔNG NGUYỄN THANH SƠN
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/04/bao-nhan-dan-len-tieng-ve-quan-iem-xet.html

      Tôi trích
      "Lý tưởng là điều thỏa mãn tới mức tuyệt đối của một ước vọng cao đẹp của con người, vậy làm sao lại có thể có thứ "lý tưởng" quay lưng với đồng bào và Tổ quốc? Gọi việc bán Nước, theo ngoại bang là "lý tưởng khác" chính là hủy hoại giá trị nhân bản và nhân văn, cào bằng các giá trị truyền thống thiêng liêng của dân tộc, hạ thấp ý nghĩa cao cả của những người đã hy sinh vì độc lập và thống nhất đất nước. Chúng ta sẽ dạy cho con cháu như thế nào về "sống có lý tưởng", biết "lựa chọn chính trị đúng" khi mà có người xóa nhòa ranh giới giữa đẹp và xấu, giữa yêu Nước với bán Nước? Khi vận mệnh đất nước bị đe dọa, làm sao có thể coi việc chống lại nguyện vọng thống nhất đất nước của cả dân tộc, tiếp tay cho xâm lược là "bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng", bởi trên đời này không có ai "bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng" bằng hành động phản nước hại dân."

      Xóa
    2. Nói thêm, ông Nguyễn Thanh Sơn còn nói trên PhoBolsa TV, rằng PHẢI VINH DANH SĨ QUAN, BINH LÍNH HẢI QUÂN VNCH và "VNCH TỪNG LÀ THÀNH VIÊN LIÊN HỢP QUỐC!"
      Xem bài
      Bạn nghĩ sao: KHI ÔNG NGUYỄN THANH SƠN NÓI "VNCH" TỪNG LÀ THÀNH VIÊN LHQ?
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/04/ban-nghi-sao-khi-ong-nguyen-thanh-son.html

      Xóa
  9. "Nặc danh06:59 26 tháng 12, 2020" và Nguyễn Khắc Mai 2 thằng mà nghĩ sao về chuồng Cọp ở Phú Quốc, Côn Đảo 2 thằng mày phải giải thích được thì hãy nói “nhân bản – dân tộc – khai phóng”.2 thằng đầu heo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiều Minh Phươnglúc 21:19 26 tháng 12, 2020

      Bạn lạc hồng ơi,
      Theo mình biết thì ở Google.tienlang có NỘI QUY VĂN HÓA rất mở, chỉ có 2 điều cấm là
      1. Cấm xúc phạm Bác Hồ,
      2. Cấm tục tĩu.
      Còn lại, mọi người (kể cả ba que chính hiệu) đều có quyền phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm.
      Vậy nên, bạn có quyền phản biện với ý kiến bạn Nặc ở trên nhưng... miễn nói tục!

      Đừng biến Google.tienlang thành nơi cãi lộn, bạn nhé!
      NỘI QUY VĂN HÓA GOOGLE.TIENLANG
      https://googletienlang2014.blogspot.com/p/ve-noi-quy-googletienlang.html

      Xóa
  10. Vào Google.tienlang mình học hỏi đc nhiều điều bổ ích, kể cả học hỏi từ những còm sĩ như bác Lê Trọng, bác CCB, Trang-Saigon...
    Thk!

    Trả lờiXóa
  11. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 07:06 27 tháng 12, 2020

    Đọc cái còm của bạn Nặc danh06:56 26 tháng 12, 2020 với tiêu đề Hòa’ thế nào khi không muốn giải!
    Link còm
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/12/chan-ly-bac-ho-nuoc-viet-nam-la-mot-dan.html?showComment=1608940612491#c1624462414692500552
    bạn lạc hồng20:04 26 tháng 12, 2020 thì rủa sả bạn Nặc nhưng tôi thầm cảm ơn bạn Nặc này!
    Vì sao vậy?
    Bởi vì
    1. Cảm ơn bạn Nặc vì trong bài đã liệt kê khá đầy đủ những tên tuổi rận xĩ đình đám như Tho Nguyen, Nguyễn Khắc Mai, Lưu Trọng Văn... mà cộng đồng đã biết rõ chúng là phản động, điển hình như Nguyễn Khắc Mai- kẻ đã cùng Lê Mã Lương tổ chức ra cái buổi "Tọa đàm Minh Triết" gì đó để Lê Mã Lương xuyên tạc, vu khống ông Lê Đức Anh khi làm Bộ trưởng Quốc phòng năm 1988 đã "ra lệnh cấm nổ súng ở Gạc Ma". Vụ Lê Mã Lương lật sử, xuyên tạc, vu khống này Google.tienlang đã có mấy chục bài vạch rõ.
    Cũng Nguyễn Khắc Mai là tác giả bài viết đòi bắt giam ông Nguyễn Phú Trọng. Vì nể Mai đã già yếu nên cơ quan an ninh không nỡ xuống tay.

    2. Cảm ơn bạn Nặc đã liệt kê những cái tên rận xĩ phản động ủng hộ phát biểu của ông Nguyễn Thanh Sơn là phải "hòa giải" với nhóm tàn dư của cờ vàng VNCH!
    Quan điểm "hòa hợp, hòa giải" của ông Nguyễn Thanh Sơn là bậy bạ nên báo Nhân dân mới có bài phê phán với tựa đề KHÔNG THỂ NHÂN DANH HOÀ HỢP ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT
    Xem bài ở link dưới.
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/04/bao-nhan-dan-len-tieng-ve-quan-iem-xet.html

    3. Cảm ơn bạn Nặc vì bạn đã liệt kê những cái tên phản động trong bài để cộng đồng đều biết "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", họ đã "tầm" được Nguyễn Thanh Sơn.
    Cũng như Nguyễn Thanh Sơn cũng đã "tầm" được những ông phản động ba que như Nguyễn Phương Hùng, Lê Xuân Nghĩa (Đỗ Hữu Hằng- Thanh hóa)...
    Cũng như ông rận Lê Mã Lương đã "tầm" được những ông bà rận bọ mà cộng đồng ai ai cũng biết...

    Về Lê Mã Lương, xin xem bài VÌ SAO CHỈ CÓ NHỮNG KẺ CHỐNG ĐỐI CHẾ ĐỘ NÀY ỦNG HỘ CUỐN GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/07/vi-sao-chi-co-nhung-ke-chong-oi-che-o.html

    Hôm nay, xem bài của bạn Nặc danh, ta có thể đặt ra câu hỏi tương tự, rằng VÌ SAO CHỈ CÓ NHỮNG KẺ CHỐNG ĐỐI CHẾ ĐỘ NÀY MỚI ỦNG HỘ QUAN ĐIỂM "HÒA GIẢI HÒA HỢP" CỦA NGUYỄN THANH SƠN?

    Trả lờiXóa
  12. Về Lê Mã Lương, báo chính thống có bài
    Ông Lê Mã Lương đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
    Hình
    http://www.baoyenbai.com.vn/Includes/NewsImg/11_2019/_ong-luong.jpg
    Ông Lê Mã Lương độc diễn tại cuộc “Tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư chính và luật pháp quốc tế” do nhóm người tự nhận là “nhân sỹ trí thức” tổ chức ngày 6/10/2019. (Ảnh: Nguồn Internet)
    Trong phát biểu của mình, ông Lê Mã Lương phê phán Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao… không dám kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế; đặc biệt ông Lê Mã Lương còn tuyên bố "sẽ cầm đầu anh em cựu chiến binh đến hỏi tội Bộ Ngoại giao”.

    Như chúng ta đã biết, đấu tranh ngoại giao là hết sức khó khăn, phức tạp; việc đấu tranh ngoại giao đối với vấn đề biển Đông càng khó khăn hơn, đòi hỏi ta phải tỉnh táo lựa chọn những phương sách hợp lý, tất cả vì mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn nền hòa bình, sự ổn định.

    Thử hỏi, ông Lê Mã Lương có kinh nghiệm gì về ngoại giao, có đầy đủ thông tin về biển Đông, nhất là những chủ trương, chính sách, việc làm cụ thể nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng, Nhà nước hay không mà lại vội vàng chê trách.

    Ông Lê Mã Lương, ông là một dũng sỹ, được phong tướng, tôi là cựu chiến binh, anh cả tôi tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới, bố tôi là bộ đội đánh Mỹ, ông nội tôi đánh Pháp ở Điện Biên, hoàn thành nhiệm vụ là về quê cấy cày, giờ vẫn phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng tham gia, đóng góp công sức và máu xương nếu Tổ quốc lâm nguy, chắc chắn nội tộc nhà tôi và anh em cựu chiến binh khác chẳng bao giờ tin, nghe và đi theo ông và những người như ông để chống phá đất nước.

    Trở lại cái gọi là "tọa đàm”, ông Lê Mã Lương còn chê trách tướng lĩnh đang tại ngũ chưa biết chiến tranh là cái gì, chưa từng cầm súng; đặc biệt, còn cho rằng một số tướng lĩnh chưa trải qua chiến tranh, trong đó có cả Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Phát biểu của Lê Mã Lương đã khiến cư dân mạng xã hội dậy sóng, những tài khoản mang màu sắc phản động, những kẻ tiêu cực thì tung hô, ca ngợi, còn lại - nhất là những cựu chiến binh thì chê trách, phản bác, đấu tranh lại…

    Để chứng minh Lê Mã Lương phát biểu vô căn cứ, tôi đã tìm hiểu và được biết Đại tướng Lương Cường, sinh năm 1957, nhập ngũ năm 1975, tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, nhập ngũ năm 1972, tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam trong biên chế Sư đoàn bộ binh 341; từ năm 1974 đến năm 1978, ông làm trung đội trưởng rồi làm chính trị viên đại đội.

    Lịch sử Sư đoàn 341 ghi rõ: Sư đoàn đã tham gia nhiều trận chiến, đặc biệt là trận chiến Xuân Lộc, tháng 9/1977 Sư đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam. Như vậy, có thể thấy Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã trực tiếp chỉ huy từ cấp đại đội để chiến đấu với kẻ địch ở hai cuộc chiến hết sức ác liệt.

    Từ sự việc trên, có thể thấy những phát biểu của ông Lê Mã Lương là hồ đồ, bịa đặt, càng nguy hiểm hơn khi những phát biểu ấy nhân danh Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang như Lê Mã Lương là cơ hội vàng để kẻ địch lợi dụng chống phá, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Cán bộ, đảng viên, các cựu chiến binh và nhân dân khẳng định Lê Mã Lương đã "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, cấp ủy nơi ông ta sinh hoạt Đảng cần xem xét kỷ luật nghiêm khắc.
    http://baoyenbai.com.vn/244/184450/Ong_Le_Ma_Luong_da_tu_dien_bien_tu_chuyen_hoa.aspx

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cán bộ, đảng viên, các cựu chiến binh và nhân dân khẳng định Lê Mã Lương đã "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, cấp ủy nơi ông ta sinh hoạt Đảng cần xem xét kỷ luật nghiêm khắc.

      Xóa
  13. “Ngụy quân “là cách nói tắt của cụm từ “quân đội ngụy”
    .Cũng vậy,”ngụy quyền” = ”chính quyền ngụy”.
    Mà từ "chính quyền"có nghĩa là :quyền lực chính trị (political power) [Theo Việt Anh Tự Điển của Nguyễn Văn Khôn do nhà xuất bản Khai Trí năm 1966.]
    Nói một cách khác,từ” chính quyền”gồm 2 khái niệm:CHÍNH trị + QUYỀN lực.
    .Chữ chính trị( politic) không hề mang tính chính danh,chính nghĩa ,chính thức…nào cả.
    Vậy,chính xác là đừng hiểu rằng từ"ngụy quyền"và "chính quyền" là phản nghĩa của nhau.
    …………………………………
    Theo công ước quốc tế Montevidéo 1933 thì khái niệm “Quốc Gia “ được hình thành bởi 4 tiêu chuẩn :
    Lãnh Thổ_Dân Cư _Chính Quyền_và Khả năng ngoại giao độc lập.
    Dĩ nhiên công ước này không mang tính áp đặt, bắt buộc nhất là đối với các “quốc gia” không ký kết nhưng nó có tính tham chiếu trong luật quốc tế.
    Do đó khi qui chiếu vào Công ước này thì VNCH không đáp ứng được đủ và đúng về 4 tiêu chuẩn Lãnh Thổ, Dân Cư,Chính Quyền và Khả năng ngoại giao độc lập.
    + Xét về lãnh thổ thì vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới quân sự tạm thời ,không được xem là biên giới quốc qia.
    + về dân cư thì chỉ có một phần của toàn dân số Việt ,không mang tính ổn định.Thậm chí chỉ dựa chính vào khoảng 1 triệu dân mà đa phần là tay sai hoặc thuộc các tổ chức tay sai của thực dân Pháp di cư để tiếp tục làm tay sai cho đế quốc Mỹ.
    + về Quyền lực Chính trị thì chỉ là một chính quyền ngụy do ngoại bang tạo ra.
    + Do chỉ là tay sai bù nhìn nên hoàn toàn phụ thuộc vào ngoại bang nên không có khả năng ngoại giao độc lập.
    Qua đây chúng ta lại càng thấy giá trị của những lời nói của Hồ chủ tịch như:”Nước Việt Nam là một,Dân Tộc Việt Nam là một……” và câu “Không có gì quý hơn Độc Lập-Tự Do”, …
    Chính vì các tiêu chuẩn này mà VNCH không được xem xét là một quốc gia để trở thành thành viên LHQ mà chỉ được tham dự với tư cách là quan sát viên tại LHQ do thừa hưởng từ QGVN từ năm 1952 mà thôi.
    Riêng nước VNDCCH lúc đó chưa muốn tham gia LHQ vì đất nước chưa được thống nhất.Đó là một quyết định sáng suốt và khôn khéo của các vị lãnh đạo Đảng CS và nhà nước VN.
    Đến đây chúng ta lại càng tự hào về một Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất và đã là thành viên của LHQ vào năm 1977….

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 20:57 27 tháng 12, 2020

      Tôi đề nghị bạn Nặc danh12:29 27 tháng 12, 2020 phân tích kỹ hơn vấn đề này trong 1 bài viết hoàn chỉnh để giúp Google.tienlang.
      Có thể lấy tít
      THEO CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MONTEVIDEO 1933 THÌ "VNCH" KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH LÀ MỘT QUỐC GIA

      Xóa
    2. Rất cảm ơn về đề nghị và khuyến khích của bạn.
      Tôi vẫn mong được tiếp thu thêm các ý kiến để vấn đề được phong phú hơn.
      Trân Trọng,

      Xóa
    3. Ngụy quyền do Mỹ dựng lên để chống lại dân ta mà sao lại gọi là quốc gia được

      Xóa
  14. Trần Thị Thuậnlúc 20:49 27 tháng 12, 2020

    Bác Nặc danh12:29 27 tháng 12, 2020 có phân tích chuẩn theo Công ước quốc tế Montevidéo 1933.
    Còn các "luật gia" cờ vàng hay cả những luật gia của ta thời nay như ông Trần Công Trục, Hoàng Ngọc Giao, Lê Văn Cương hoặc thậm chí Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Lan, giảng viên Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao trên báo chính thống, ví dụ báo Thanh niên
    https://thanhnien.vn/thoi-su/khong-mot-quoc-gia-nao-cong-nhan-chu-quyen-trung-quoc-doi-voi-hoang-sa-403364.html
    thì tuy cũng nhắc đến Công ước này hoặc công ước khác nhưng chỉ chú ý đến cái sự "quản lý liên tục hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của VNCH để đòi phải công nhận VNCH thì mới có cơ sở pháp lý đòi Hoàng Sa...

    Trả lờiXóa
  15. chủ tịch Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm
    "Ông ấy yêu nước theo cách của ông ấy”. Đó là câu Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời vị Đại sứ Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp nghị Giơnevơ (Genève) về thực hiện đình chiến ở Đông Dương (1954) khi đến chào Người để đi vào thực hiện phận sự của mình ở Sài Gòn và nhân đó, vị Đại sứ này hỏi Người về Ngô Đình Diệm.

    Ta biết, Ngô Đình Diệm vốn là vị quan to của triều Nguyễn. Đến tháng 7-1933 ông xin từ chức Thượng thư Bộ lại rồi có những hoạt động chống Pháp theo cách của riêng mình. Đến tháng 1-1946, Ngô Đình Diệm được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội…

    Ngô Đình Diệm sinh năm 1901 ở làng Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình công giáo có đông anh em. Cha của ông: Ngô Đình Khả, từng là Thượng thư. Năm 1907, Pháp đày vua Thành Thái sang châu Phi, ông Khả chống lại bằng cách từ quan, về nhà làm ruộng. Ông Diệm có anh cả là Ngô Đình Khôi, Tổng đốc Quảng Nam (lấy con gái Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người mà năm 1908 đã phản đối việc Khâm sứ Ma-hê định đào mả (mộ) vua Tự Đức để lấy vàng. Về sau, ông Nguyễn Hữu Bài vẫn được thăng Thái phó, Võ hiển Điện đại học sĩ) rồi đến Ngô Đình Thục (một thời là Giám mục đạo thiên chúa) và 5 người em: Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Thị Giáo và Ngô Đình Thị Hiệp (mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận). Năm 15 tuổi Ngô Đình Diệm vào học trường Dòng. Vì thấy tại đó khắt khe quá, ông sang học trường Phổ thông Pen lơ ranh (Pellerin) Huế. Ở bậc Tú tài, Ngô Đình Diệm học rất giỏi được cấp bổng để sang Pa-ri học nhưng rồi ông đã vào Trường Hành chính tại Hà Nội và năm 1921 thì tốt nghiệp, rồi ra làm Tri huyện, từ đó nhanh chóng lên đến chức Tuần vũ và năm 1933 là Thượng thư Bộ lại (chức quan đầu triều). Khi được Bảo Đại cử làm Tổng thư ký Ủy ban cải cách hành chính, Ngô Đình Diệm có đề xuất một số ý kiến nhằm hạn chế sự ràng buộc của phủ Toàn quyền đối với triều đình Huế nhưng không được số đông trong Nội các ủng hộ, ông từ quan (tháng 7-1933) rồi vào Sài Gòn và đến một số nơi khác, hoạt động chống lại sự cai trị của người Pháp theo cách của riêng mình, có khi là dựa vào người Nhật, muốn đưa Cường Để về làm vua. Nhưng bấy giờ người Nhật không dùng Cường Để mà ủng hộ Bảo Đại, cho lập Nội các do Trần Trọng Kim đứng đầu (3/1945).

    Khi chưa diễn ra buổi gặp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý định là muốn mời Ngô Đình Diệm tham gia vào Chính phủ Liên hiệp, vì Người cũng trọng cái tài của ông ấy, lúc mà hơn bao giờ hết, sự đoàn kết để gìn giữ nền độc lập thống nhất của đất nước càng là yêu cầu tối thượng. Nhưng trong buổi tiếp xúc, Ngô Đình Diệm cứ một mực là “sẽ vẫn tiếp tục chống Pháp nhưng không thể đi với Việt Minh”. Một số người lúc bấy giờ lo ngại rằng ông Diệm là người thân Nhật, rất nguy hiểm. Hồ Chủ tịch nói: “Nếu ông ta thân Nhật thì Nhật đã thất bại (trong Chiến tranh thế giới lần thứ II) và phải rút về nước. Còn ông ta nói vẫn còn chống Pháp nhưng không đi với Việt Minh thì cứ để ông ấy chống Pháp theo kiểu của ông ấy”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có những câu nói,câu chuyện chỉ để phiếm bàn và dần dần được suy diễn tùy theo ý đồ chủ quan được hướng lái theo mục đích riêng,tuy nhiên dù có tô vẽ thì vẫn không thể che dấu hết được bán chất thật sự việc.
      Cứ tạm cho rằng có câu”Ngô Đình Diệm yêu nước theo cái kiểu của ông ta”.
      Một cách suy nghĩ chân chính và đơn giản về tinh thần yêu nước là phải biết bảo vệ,binh vực,đem lại lợi ích,tạo mọi sự để phát triển hưng thịnh cho quê hương ,đất nước để cuộc sống nhân dân được ấm no hạnh phúc tùy theo khả năng,vị trí mà mình đóng góp được.
      Như đã biết,nhiều đời của gia đình họ Ngô đã làm tay sai phục vụ cho giặc để chống lại đất nước,quê
      hương Việt Nam
      Bản thân NĐD cũng có nhiều tội ác với đất nước,với nhân dân.
      Có câu chuyện NĐD bị dân quân bắt rồi dẫn giải ra được gặp Hồ Chủ Tịch khi hắn đang cộng tác làm tay sai cho Phát Xit Nhật và trước đó thì anh và cháu của Diệm là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân đã bị dân quân địa phương xử tử cùng với Phạm Q.
      Với hoàn cảnh như vậy và với lòng độ lượng nên Hồ Chủ Tịch mở đường chiêu nạp cho hắn quay đầu về với CM nhưng với bản chất sẵ n có NĐD đã từ chối.Dẫu vậy ,chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tha tội và ra lệnh thả hắn.
      Trên đây là hoàn cảnh và nguyên nhân có câu với đại ý ”Hãy thả ông ấy ra để ông ấy yêu nước theo kiểu của ông ấy”.Kiểu yêu nước của kẻ làm tay sai cho ngoại bang,lúc đó là Phát xít Nhật.
      Ngay cả lúc có quyền hành trong giai đoạn làm tay sai 1954-1963 cho đế quốc Mỹ thì NĐ D cũng chỉ thể hiện là kẻ lươn lẹo phản chủ,phản quốc,bán nước,…đáng nguyền rủa là tội đồ của dân tộc.

      Xóa
    2. cũng ko phải phiếm bàn hay suy diễn chỉ một câu nói đâu, các đoạn tiếp theo là rõ nghĩa và đầy đủ nhất.

      Xóa
  16. Rồi vì phía thực dân Pháp muốn tái chiếm để thống trị Việt Nam một lần nữa nên toàn dân ta phải đứng lên làm một cuộc kháng chiến trường kỳ toàn dân, toàn diện để giữ vững quyền độc lập, tự do. Khi Pháp càng đánh càng thua đau thì Mỹ lợi dụng tình thế mà can thiệp vào cuộc chiến, nhằm rồi sẽ thay thế Pháp, thống trị nhân dân ta theo lối thực dân kiểu mới. Cũng để thực hiện mưu đồ đó, Mỹ đã chuẩn bị sẵn con bài là nuôi nấng Ngô Đình Diệm để rồi đưa về thay Bảo Đại lập chính quyền tay sai thân Hoa Kỳ. Nhưng rồi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã thua hết từ chiến trường này đến chiến trường nọ mà thất bại nặng nề, đau đớn nhất của họ là tại Mặt trận Điện Biên Phủ, kết thúc ngày 7/5/1954 với sự toàn thắng của quân ta. Từ đó, trên mọi nẻo chiến trường, ta đang từng giờ, từng phút giành thế chủ động, buộc họ phải ngồi đàm phán với ta tại Hội nghị Giơ-ne-vơ (Genève - Thụy Sĩ) để bàn việc lập lại hòa bình ở Đông Dương (họp từ 8/5/1954 đến 21/7/1954).

    Hội nghị Giơ-ne-vơ có đại biểu của 9 bên tham dự. Ngoài Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam (tức ngụy quyền), Vương quốc Lào, Vương quốc Căm-pu-chia, là các nước “lớn”: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. Tại bàn Hội nghị, Đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu.

    Mỹ đến với Hội nghị Giơnevơ (1954) với mưu toan gì. Các nước lớn tham dự hội nghị ấy ngay cả Trung Quốc toan tính những gì. Ta đã chiến thắng một cách lừng lẫy nhưng vì cục diện thế giới lúc đó, người ta đã ép Việt Nam ra sao. Như Trung Quốc, trước hết, họ muốn có một khoảng trống hòa bình ở phía Nam biên thùy của mình để bình thường hóa quan hệ với các nước Tây Âu, trước hết là về thương mại, ngoại giao và nhằm được phá đi bao vây cấm vận của Mỹ, cũng như để được vào Liên hiệp quốc và giải quyết vấn đề Đài Loan! Bởi thế, trong đàm phán, ta đòi vĩ tuyến quân sự tạm thời là 13 ép nhất là 16, sau ta định lại là vĩ tuyến 14; thời gian chờ đợi hiệp thương để Tổng tuyển cử thực hiện thống nhất đất nước là 6 tháng. Nhưng vì lợi ích của nước “lớn” này, nước “lớn” nọ nên ta phải chịu khác đi. Ví như lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời với khu phi quân sự là sông Bến Hải là ý của đoàn Trung Quốc (do Ngoại trưởng Chu Ân Lai cầm đầu). Thời gian chờ đợi để thực hành tự do tổng tuyển cử phải đến 2 năm cũng là ý của đại biểu các nước “lớn”! Bởi mỗi nước “lớn” cử đại biểu đến hội nghị này đều có toan tính vì lợi ích riêng của họ. Cho nên sau khi Thứ trưởng Quốc phòng của ta là Tạ Quang Bửu phải đặt bút ký vào Hiệp định thì Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng hướng về phương Nam, nói đầy xúc động: “Đoàn ta đã cố gắng hết sức mình nhưng mới chỉ giành lại một nửa nước ở phía Bắc sông Bến Hải. Cuộc chiến đấu của dân tộc ta còn phải tiếp tục lâu dài”(1).

    Và như lịch sử đã diễn ra, Ngô Đình Diệm từng “chống Pháp” và làm theo lệnh của Mỹ như thế nào. Ngô Đình Diệm không đi theo con đường cứu nước và giữ nước do Đảng, Hồ Chủ tịch và nhân dân ta đã chọn mà ngược lại, đã làm theo lệnh Mỹ. Tuy nhiên, tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn rất rộng mở. Nhớ là vào cuối năm 1954, khi đó Ngô Đình Diệm đã được Mỹ đưa về Sài Gòn để thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta, âm mưu thống trị miền Nam một cách lâu dài! Thì vào một ngày sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký, vẫn tại chiến khu Việt Bắc, trong phần liên hoan văn nghệ đón đoàn Đại biểu miền Nam do Luật sư Phạm Văn Bạch dẫn đầu ra thăm, Luật sư Phan Anh, một đại biểu từ Giơ-ne-vơ mới trở về có ứng khẩu: “Tiệc vui Nam Bắc một nhà/ Quân dân lương, giáo bên Cha vui vầy/ Chén mừng nhớ buổi hôm nay/ Chén vui thống nhất ngày này hai năm”. Cử tọa vỗ tay nhiệt liệt, Cụ Hồ cũng vỗ tay, nhưng đợi lúc ra về, Người vỗ vai ông Phan Anh, nói nhỏ: “Thơ “thầy cãi” khi nãy, tứ hay nhưng có một ý mình chưa tiện bình. Lạc quan tếu đấy. Lúc này nói ra rộng rãi là chưa có lợi. Với riêng tác giả, mình bình thế này: Đấu tranh thống nhất ắt dài/ Hy sinh gian khổ chẳng vài năm đâu!/ Hai mươi năm nữa là mau!”.

    Trả lờiXóa
  17. Và những ý tưởng lớn thường gặp nhau. Lúc ấy, các vị lãnh đạo của ta đã biết rõ những ý đồ của bè lũ Mỹ - Diệm là sẽ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chối bỏ hiệp thương, không thực hiện tổng tuyển cử, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Hoa Kỳ!

    Còn ta, ta nghiêm chỉnh thực hiện đúng mọi điều khoản của Hiệp định. Trước hết là tập kết đúng thành phần. Bấy giờ, người đứng đầu Trung ương cục miền Nam là ông Lê Duẩn. Khi nhìn thấy hình ảnh những người tập kết ra Bắc hân hoan giơ hai ngón tay làm dấu, hẹn hai năm nữa, Tổng tuyển cử thống nhất đất nước thì sẽ về, ông đã khóc! Và chiều ấy, Lê Duẩn vẫn lên con tàu do nước Ba Lan giúp, chở người tập kết trước sự chứng kiến của đông đảo báo chí. Nhưng đến đêm, ông đã lặng lẽ bí mật xuống một chiếc canô mà trở lại bưng biền. Trước lúc lại chia tay, ông ôm hôn Lê Đức Thọ và bảo: “Anh ra ngoài ấy, thưa với Bác, hai mươi năm nữa mới gặp nhau!”(2).

    Rồi Trung ương Đảng và Chính phủ về lại Thủ đô. Đến một ngày, vị Đại sứ Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương từ Hà Nội sẽ đi vào Sài Gòn đến chào Hồ Chủ tịch, Người nói với vị Đại sứ: “Nhờ Đại sứ chuyển lời thăm hỏi của tôi tới ông Ngô Đình Diệm”. Thấy vị đại sứ có vẻ ngạc nhiên, Hồ Chủ tịch nói tiếp: “Ông Diệm là người Việt Nam. Là người Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước. Ông ấy yêu nước theo cách của ông ấy (à sa manière)”.

    “Cách của ông ấy” làm là điều mà bấy giờ ta cũng chưa đủ sức ngăn cản! Ông ấy đã rước Mỹ vào miền Nam, giết hại những người kháng chiến và đồng bào, phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ bằng cách không chịu hiệp thương tổng tuyển cử để cho Mỹ thực hiện việc chia cắt lâu dài đất nước ta, lập lên cái gọi là Việt Nam Cộng hòa do ông ta làm Tổng thống, mong biến phần đất của Tổ quốc ta từ vĩ tuyến 17 trở vào thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ!

    Có những con người làm nên lịch sử nhưng cũng có những kẻ phản lại sự tiến hóa của cả một dân tộc!

    Ngô Đình Diệm, kể từ khi ông ấy được nuôi dưỡng trong ống tay áo của một giáo chủ Hoa Kỳ theo lệnh Nhà trắng rồi về nước làm Tổng thống cái gọi là Chính phủ Việt Nam cộng hòa cho đến lúc bị giết theo lệnh của người Mỹ, ngót 10 năm (1954-1963), đất nước ta bị chia cắt, đồng bào miền Nam của ta, từ vĩ tuyến 17 trở vào đã bị điêu linh, khốn khổ và chết chóc như thế nào. Bấy giờ, một nhà báo phương Tây hỏi Hồ Chủ tịch về kết cục là cái chết của Tổng thống Ngô, Người trả lời: “Ông Diệm cũng là một người yêu nước nhưng cách làm của ông ấy sai”. Khi trả lời như vậy, Người vẫn biết, đấy chỉ là việc “Mỹ thay ngựa giữa dòng”! Đúng như thế, tình cảnh ở miền Nam không dừng lại đó, những kẻ kế nhiệm Ngô Đình Diệm vì càng ngày càng lâm vào bế tắc nên cứ hung hãn thêm. Và để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ đã tiến hành ném bom miền Bắc (1964-1972) rồi thất bại khi dùng các pháo đài bay B52 đánh vào Hà Nội! Mỹ - Ngụy càng chuốc thêm lỗi lầm và gây tội ác diệt chủng. Phải đến khi đồng bào miền Nam cùng quân đội nhân dân cả nước thực hiện cuộc Tổng tiến công nổi dậy kết thúc thắng lợi vào ngày 30/4/1975, là hơn hai mươi năm, đất nước ta mới thực sự được hoàn toàn giải phóng, độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

    Trả lờiXóa
  18. Nỗi đau buồn vì Tổ quốc bị chia cắt do Ngô Đình Diệm từ chối Tổng tuyển cử thống nhất đất nước (đáng ra sẽ được tổ chức vào năm 1956), rước người Mỹ vào để bằng khủng bố mà biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của họ đã dẫn đến hậu quả là như thế nào, lịch sử luôn luôn phải nhắc đến. Riêng ở bài viết này, với chủ đề đã chọn, cũng cần nhắc lại lời của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ khi ông tiếp xúc với Tổng thống Diệm ở Dinh Gia Long để ghi rõ lời nhận xét này, rằng, đối với Hồ Chủ tịch, “Ông Diệm vẫn nhớ lại hình ảnh mảnh dẻ, giản dị, phong sương của Người trong buổi tiếp. Cụ mặc quần soóc (short), chân đi dép cao su trắng với điếu thuốc lá trên môi, lời nói và cử chỉ rất mực lịch thiệp”. Vẫn lời Vũ Ngọc Nhạ ghi lại câu của Ngô Tổng thống thốt ra lúc ở Dinh Gia Long: “Cụ Hồ là bậc đại nghĩa; còn qua là người tiểu khí!”.



    Chú thích

    (1), (2). Theo “Nhà thơ Việt Phương ở Giơnevơ” trên Báo Tiền phong điện tử 18/7/2014. Tại Giơnevơ dịp ấy, Việt Phương là Thư ký riêng của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đăng link
      18/07/2014 13:06
      Nhà thơ Việt Phương ở Geneva

      Link
      https://www.tienphong.vn/xa-hoi/nha-tho-viet-phuong-o-geneva-736685.tpo

      Xóa
    2. cảm ơn bạn Thùy Chi gửi link làm rõ thêm cốt truyện.

      Xóa
  19. Tôi không học chuyên ngành luật nhưng tôi biết chị Trần Thị Thuận là chuyên gia luật.
    Thấy chị Thuận khen bác Nặc danh ở trên nên từ chỗ tin chị Thuận, nên tôi tin bác Nặc danh. Tôi nhất trí với ý kiến chị Thuận.
    ---
    "Trần Thị Thuận20:57 27 tháng 12, 2020
    Tôi đề nghị bạn Nặc danh12:29 27 tháng 12, 2020 phân tích kỹ hơn vấn đề này trong 1 bài viết hoàn chỉnh để giúp Google.tienlang.
    Có thể lấy tít
    THEO CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MONTEVIDEO 1933 THÌ "VNCH" KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH LÀ MỘT QUỐC GIA "
    -----
    Chỉ đề nghị nhỏ với bác Nặc danh, bác nên lấy 1 cái bút danh nào đó. Một bài hay như thế, đừng để bút danh "Nặc danh".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cảm ơn ý kiến và đề nghị của bác.
      Rất mong được sự thông cảm và lượng thứ.
      .Kính mến,

      Xóa
  20. Ngoại từ những thành phần là tay sai, là cái bọn ăn bám cái bọn Ngụy thì chắc chắn không một người dân Việt Nam nào lại đi công nhận cái chính quyền Ngụy ấy là một chính quyền hợp pháp. Bởi lẽ, không có một chính quyền nào của dân mà lại đi đàn áp dân chúng của mình

    Trả lờiXóa
  21. Câu nói nổi tiếng của Bác Hồ được người dân Việt Nam cũng như trên thế giới biết đến, rằng: " Nước Việt Nam là một; Dân tộc Việt Nam là một; Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi" không bao gồm việc công nhận chính phủ VNCH là của nhân dân và hợp nhất với nhân dân Việt Nam

    Trả lờiXóa
  22. Dù ai nói ngả nói nghiêng nhưng chắc chắn một điều rằng VNCH không thể coi là một chính quyền thuần túy chính thống được. Đơn giản nhất vì nó được thành lập bởi giặc đô hộ, hoạt động vì mục tiêu của giặc và không vì quyền lợi của nhân dân

    Trả lờiXóa
  23. Có lẽ một trong những cố gắng của bọn tàn dư chế độ Ngụy là cố gắng lật sử, xuyên tạc bịa đặt nhằm muốn thay đổi lịch sử biến chính quyền Việt Nam cộng hòa trở thành một chính quyền " vì dân" và được nhân dân ủng hộ, chỉ tiếc là bọn nó đéo có cỗ máy thời gian của Doraemon

    Trả lờiXóa
  24. Hiện nay bọn tàn dư chế độ cũ vẫn mong muốn xuyên tạc lịch sử biến chính quyền VNCH trở thành một chính quyền, chế độ lí tưởng của dân. Có nhiều người nghe theo cũng bị lu mờ trước những thông tin không chính xác đó vậy nên cần nâng cao công tác tuyên truyền làm rõ bản chất của địch

    Trả lờiXóa
  25. Nếu thực sự là chính quyền vì dân thì có lẽ bọn nó đã không phục tùng cho giặc Mỹ và Pháp từng ấy năm rồi. Bởi vì chẳng có gì quý giá hơn độc lập tự do đối với một dân tộc, chúng ta không mong muốn dựa dẫm và giặc mà muốn tự làm chủ chính cuộc đời và vận mệnh của mình kìa

    Trả lờiXóa
  26. Tôi tin rằng không có một người dân miền Nam nào ở thời kì đó ( trong trường hợp không phải tay sai và nhận trợ cấp của Ngụy) mà lại ủng hộ và muốn chính quyền VNCH tiếp tục tồn tại cả; mà ngược lại, ngày mà chính quyền ấy sụp đổ chính là ngày trong lòng họ nở hoa

    Trả lờiXóa
  27. Lạc đề nhưng cũng nên đọc giải trí các bạn nhé.

    Tôi với đ/c Thường trực Đảng ủy trong trại giam tù binh Phú Quốc rất thân nhau, anh lớn hơn tôi 7 tuổi, đã qua đời mấy năm. Anh ở Long An, tôi ở TP HCM. Sau khi nghỉ hưu hai chúng tôi thư từ qua lại trao đổi nhau hàng tuần. Thư của anh gửi cho tôi cân được gần 4 ký lô.

    Năm 2013, tháng 6 ngày 10, trong một thư ngắn, anh gửi cho tôi có đoạn:

    "Tôi kể chú nghe một câu chuyện "khoa học" về "tiềm thức" (inconsience), muốn xem là chuyện vui thư giãn cũng được.
    Một thợ săn - người châu Âu - bắt được con hổ con (còn bú), đem về nuôi. Hằng ngày ông cho nó uống sữa bò, hoặc sữa cừu, sữa dê...Khi hổ con ăn được ông cho ăn thịt chín (luộc, nướng). Lớn lên hổ vẫn ở trong nhà, to nhưng mà "hiền" như con mèo. Một hôm vì sự rũi ro của con ông mà tình thế đảo ngược 180 độ. Cắt thịt chín cho hổ ăn, con ông bị đứt tay...Thấy máu tươi, con hổ gầm lên, vật đứa bé chết...Và tiếp theo nó (con hổ) hung hăng như hổ rừng. Cuối cùng con hổ bị một tốp cảnh sát bắn chết.

    Tác giả câu chuyện nhận xét (đại ý) :"Nếu không gặp "máu tươi",con hổ vẫn hiền lành, nhưng khi gặp máu tươi thì "tiềm thức" nó trỗi dậy...kinh hoàng.

    Tôi có suy nghĩ về tiềm thức (bản chất?) như sau: Trải qua các triều đại từ nhà Hán, Đường, Tống, Nguyên (Mông cổ), Minh, Mãn Thanh...đều bị danh nhân Việt Nam (Hai Bà Trưng, Triệu nữ vương), Ngô Quyền, Lê Hoàn, (Lê Đại Hành), Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo vương, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Bắc bình vương Nguyễn Huệ...cho nhiều bài học đích đáng, nhưng coi bộ "chứng nào vẫn tật ấy" ...Giấc mơ từ thời Tần Thủy Hoàng (con trời: làm chủ thế gian) vẫn tồn tại theo trình độ hiện đại".

    Đọc câu chuyện này chắc các bạn hiểu tôi và người anh đáng kính trao đổi nhau vấn đề gì?

    Trả lờiXóa