Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

"Bức hình ấn tượng": SO SÁNH CUỘC THÁO CHẠY CỦA NGƯỜI MỸ KHỎI KABUL VÀ SAIGON

Sau khi Taliban* chiếm Afghanistan, trong bối cảnh Mỹ sơ tán vội vàng đại sứ quán của mình ở Kabul, một bức ảnh chụp trực thăng Mỹ phát tán trên Internet đã khiến người dùng mạng xã hội so sánh với sự thất thủ Sài Gòn, theo The Independent viết.

Hai bức hình giống nhau một cách ấn tượng cho thấy chiếc trực thăng Mỹ đang làm nhiệm vụ sơ tán nhân viên đại sứ quán. Tuy nhiên, một bức chụp ở Kabul vào Chủ nhật tuần trước, và bức hình kia chụp vào năm 1975 ở Sài Gòn. Hơn nữa, bức ảnh này, như bài báo nhắc lại, đã trở thành "biểu tượng cho việc Mỹ rút khỏi Việt Nam".

Khi những bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội, sẽ có những so sánh không thể tránh khỏi với việc Mỹ rút khỏi Việt Nam.

Ví dụ, bức ảnh chụp trực thăng Mỹ ở thủ đô Afghanistan được so sánh với một bức ảnh khác chụp từ Sài Gòn năm 1975, trong đó người di tản đang leo lên trực thăng.

Hôm thứ Hai, lá cờ Hoa Kỳ đã hạ xuống tại đại sứ quán Mỹ ở Kabul, vì sau khi Taliban chiếm thủ đô, hầu hết các phái đoàn ngoại giao đổ đến đến sân bay. Hoa Kỳ thông báo sẽ cử 3 000 quân nhân đến để đảm bảo việc sơ tán nhân viên nhanh chóng.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ, trong đó có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mitch McConnell, cũng so sánh tình hình hiện tại với Sài Gòn và gọi đó là "sự nhục nhã". Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken phản ứng lại, nói những gì xảy ra ở Kabul không giống như ở Sài Gòn, và Hoa Kỳ đã hoàn thành sứ mệnh của mình tại Afghanistan để đưa ra công lý thủ phạm vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.

“Hãy nhớ rằng đây không phải là Sài Gòn,” - Blinken nói với ABC News. - "Chúng ta đến Afghanistan cách đây 20 năm với một nhiệm vụ, đối phó với những kẻ đã tấn công khủng bố vào ngày 11 tháng Chín, và đã thực hiện thành công sứ mệnh đó".

* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.

21 nhận xét:

  1. Mỹ hết thời làm bá chủ thế giớilúc 11:21 20 tháng 8, 2021

    The Daily Telegraph của Anh: Dấu hiệu sụp đổ của đế chế Mỹ
    Những gì đã xảy ra ở Afghanistan chứng tỏ Nhà Trắng không hiểu tình hình thế giới và không có khả năng điều hành đất nước của mình, chưa kể các khu vực khác, bài báo viết.
    Theo tác giả của bài báo, một số dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ của đế chế Mỹ.

    Trong số các vấn đề bên ngoài của Mỹ, nhà báo nêu ra những kết quả thất bại của sự can thiệp của phương Tây ở các nước phương Đông và châu Á. Những nỗ lực của Mỹ nhằm “tái thiết” Trung Đông được bài báo mô tả là kéo dài, ì ạch và cuối cùng là phản tác dụng một cách thảm hại.
    “Ở Trung Đông, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Mỹ can thiệp vào hiện đang trong tình trạng hỗn loạn”, tác giả giải thích.
    Bài báo cũng cho rằng Washington đã mắc phải các sai lầm chiến lược dẫn đến “phá hủy Liên minh Châu Âu” do cuộc khủng hoảng di cư gây ra, đồng thời khiến Trung Quốc mạnh đến mức “không thể kiềm chế được nữa”.
    Theo The Daily Telegraph, những dấu hiệu nội bộ cho thấy sự “sụp đổ” của đế chế Mỹ là do sự thiếu đồng thuận giữa các giới tinh hoa chính trị.

    “Hiến pháp đã thất bại, và sự say mê của Mỹ với các nhà cai trị đầu sỏ cấp hai, như Biden, không hứa hẹn điều gì tốt đẹp”, tác giả nhận định.
    Bài báo đưa ra một dự báo u ám về tương lai, trong đó thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng di cư dân số ồ ạt, chiến tranh tiền tệ và tranh giành tài nguyên thiên nhiên.

    Trả lờiXóa
  2. Bậy quá, mấy anh Tây trên Twitter so sánh Kabu l2021 với Saigon 1975.
    Xin đính chính: VNCH chỉ là DI TẢN CHIẾN THUẬT, từ Tây Nguyên xuống đồng bằng rỗi lỡ đà, nên DI TẢN CHIẾN THẬT TUỐT SANG MỸ TỪ 1975 ĐẾN NAY!

    Ngụy Batda (Iraq) cũng Di tản chiến thuật nhá:
    Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014
    " DI TẢN CHIẾN THUẬT- TỤT QUẦN BỎ CHẠY"

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/di-tan-chien-thuat-tut-quan-bo-chay.html

    Trả lờiXóa
  3. Zhou-Castro said the comparisons to Saigon has been humiliating for the Biden administration, “particularly because the US seems to [have been] caught so flat-footed with President Biden saying just a week ago that there would not be helicopter evacuations off the rooftop of the embassy”.

    “And now you are seeing damage control,” she said, referring to Blinken’s interviews on Sunday. She added that Republican lawmakers in the US have described the situation as “an utter disaster”, heaping more pressure on the Democratic president’s administration.

    Republican Senate Minority Leader Mitch McConnell earlier this week blamed Biden for what he described as “a massive, predictable, and preventable disaster” unfolding in Afghanistan.

    “President Biden’s decisions have us hurtling toward an even worse sequel to the humiliating fall of Saigon in 1975,” he said in a statement.

    The Taliban’s rapid advance in recent weeks saw the group capture 26 of the country’s 34 provincial capitals. Afghan President Ashraf Ghani fled Afghanistan on Sunday as Taliban fighters had encircled Kabul, saying they would move further into the capital.

    By evening, the Taliban said it had taken control of most of the districts around the outskirts of the city. Taliban fighters later entered the Afghan presidential palace, where the group’s leadership, surrounded by dozens of armed fighters, addressed the

    https://www.aljazeera.com/news/2021/8/15/this-is-not-saigon-blinken-defends-us-evacuations-from-kabul

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài báo của Al Jazeera có những thông tin thú vị. Tôi dịch sang t Việt:
      ----
      Zhou-Castro của Al Jazeera nói rằng những so sánh với Sài Gòn đã làm cho chính quyền Biden bị bẽ mặt, “đặc biệt là vì Hoa Kỳ dường như đã [bị] bắt quả tang khi Tổng thống Biden tuyên bố chỉ một tuần trước rằng sẽ không có trực thăng di tản khỏi sân thượng. của đại sứ quán ”.

      “Và bây giờ bạn đang kiểm soát thiệt hại,” cô nói, đề cập đến các cuộc phỏng vấn của Blinken vào Chủ nhật. Cô nói thêm rằng các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa ở Mỹ đã mô tả tình hình là "một thảm họa hoàn toàn", gây thêm áp lực lên chính quyền của tổng thống Dân chủ.

      Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện đảng Cộng hòa Mitch McConnell hồi đầu tuần đã đổ lỗi cho Biden về điều mà ông mô tả là "một thảm họa lớn, có thể dự đoán được và có thể ngăn chặn được" đang diễn ra ở Afghanistan.

      Ông nói trong một tuyên bố: “Các quyết định của Tổng thống Biden khiến chúng tôi đau đớn về phần tiếp theo thậm chí còn tồi tệ hơn sau sự sụp đổ nhục nhã của Sài Gòn vào năm 1975.

      Sự tiến quân nhanh chóng của Taliban trong những tuần gần đây đã chứng kiến ​​nhóm này chiếm được 26 trong số 34 thủ phủ cấp tỉnh của đất nước. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã bỏ trốn khỏi Afghanistan vào Chủ nhật khi các tay súng Taliban đã bao vây Kabul, nói rằng họ sẽ tiến sâu hơn vào thủ đô.

      Đến tối, Taliban cho biết họ đã giành quyền kiểm soát hầu hết các quận xung quanh ngoại ô thành phố. Các chiến binh Taliban sau đó đã tiến vào dinh tổng thống Afghanistan, nơi lãnh đạo của nhóm, bao quanh bởi hàng chục chiến binh có vũ trang, đã phát biểu.
      Trong khi đó, trong bối cảnh Mỹ rút quân, giới quan sát đặt câu hỏi liệu chính quyền Biden có đang làm đủ để giúp đỡ những người Afghanistan đã giúp Mỹ trong nhiệm vụ quân sự kéo dài hàng thập kỷ hay không.

      Ali Noorani, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Diễn đàn Nhập cư Quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết: “Điều đáng ngạc nhiên là chính quyền hoàn toàn thiếu lập kế hoạch để phát triển và thực hiện một kế hoạch bảo vệ hàng chục nghìn công dân Afghanistan đã làm việc với quân đội của chúng tôi. nhóm vận động.

      Trong một tuyên bố hôm Chủ nhật, Noorani kêu gọi Hoa Kỳ ngay lập tức sơ tán càng nhiều người Afghanistan nộp đơn xin vào chương trình thị thực đặc biệt của Hoa Kỳ càng tốt, cũng như “tập hợp cộng đồng quốc tế để chuẩn bị cho những gì có thể sẽ là một làn sóng lớn người tị nạn Afghanistan”.

      Hôm thứ Bảy, ông Biden cho biết việc tăng cường triển khai quân đội Mỹ cũng sẽ giúp sơ tán một số người Afghanistan thông qua chương trình thị thực đặc biệt.



      Tổng thống Mỹ đã gặp đội an ninh quốc gia của mình vào Chủ nhật bằng cầu truyền hình an toàn từ nơi nghỉ dưỡng của tổng thống tại Trại David để nghe thông tin cập nhật về việc sơ tán và tình hình an ninh, một quan chức Nhà Trắng cho biết.

      Lãnh đạo Đa số Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer cho biết tại một cuộc họp báo rằng sự an toàn của nhân viên Hoa Kỳ và của những người Afghanistan ủng hộ người Mỹ nên là mối quan tâm hàng đầu của Washington.

      Schumer nói: “Công việc số một là chúng tôi phải đưa tất cả nhân viên Mỹ trở lại… Nhưng thứ hai, tất cả những người Afghanistan dũng cảm đã giúp đỡ quân đội của chúng tôi, họ phải được cung cấp một lối ra để đến Mỹ.

      Xóa
  4. Bài đã sửa tít trên báo Tuổi trẻ từ Việt Nam lên tiếng về việc so sánh Sài Gòn 1975 và Kabul 2021 tại Afghanistan=> Việt Nam lên tiếng về tình hình Afghanistan
    Bộ nhớ của Google:
    -----
    Việt Nam lên tiếng về việc so sánh Sài Gòn 1975 và Kabul 2021 tại Afghanistan
    19/08/2021 15:47 GMT+7
    Quốc tế chặn Taliban tiếp cận nguồn tài chính của chính quyền Afghanistan
    Taliban vác súng đi từng nhà, yêu cầu dân trở lại làm việc

    TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời câu hỏi về sự so sánh giữa Sài Gòn năm 1975 và thủ đô Kabul của Afghanistan năm 2021, sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát Afghanistan từ chính quyền Tổng thống Ashraf Ghani.

    https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/640/2021/8/19/2021-08-19t031322z164401520rc238p9ixqvvrtrmadp3afghanistan-conflict-spain-16293597634081445255049.jpg
    Công dân Tây Ban Nha và Afghanistan sơ tán khỏi Kabul, và về tới sân bay ngoại ô thủ đô Madrid (Tây Ban nha) ngày 19-8 - Ảnh: REUTERS

    Afghanistan vừa chứng kiến bước ngoặt trong cuộc chính biến, khi quân Taliban tiến vào kiểm soát thủ đô Kabul. Hàng ngàn người Afghanistan cũng như công dân nước ngoài đã sơ tán khỏi thủ đô.

    Trong thời gian qua, báo chí nước ngoài đã đăng tải hình ảnh liên hệ giữa bối cảnh Sài Gòn năm 1975 và Kabul năm 2021.

    Trả lời bình luận của Việt Nam về vấn đề này tại cuộc họp báo chiều 19-8, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định với chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, quân đội và nhân dân Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên độc lập, tự do, hòa bình, toàn dân cùng chung tay xây dựng và phát triển đất nước.

    "Thắng lợi của cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã đem lại lòng tin, sự phấn khởi, khâm phục, mến mộ của lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó là không thể lay chuyển", bà nhấn mạnh.

    Liên quan tới bình luận của Việt Nam nói chung về tình hình Afghanistan, bà Thu Hằng cho biết Việt Nam mong muốn tình hình tại Afghanistan sớm đi vào ổn định, vì lợi ích người dân cũng như hoà bình ổn định của khu vực.

    Taliban hiện tăng cường các cuộc tiếp xúc với các quan chức thuộc chính quyền Afghanistan trước đây để tiến hành đàm phán, chuyển giao quyền lực.

    Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Taliban cho biết lực lượng này sẽ gặp các cựu quan chức, những người có sức ảnh hưởng tại Afghanistan trong vòng 48 tiếng kể từ ngày 18-8.

    Sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát Afghanistan, gần 40 quốc gia tham gia Lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dẫn đầu ở Afghanistan đang khẩn trương tái định cư người tị nạn.

    Việc xử lý người sơ tán khỏi Afghanistan đang là vấn đề đau đầu cho các nước khác, đặc biệt ở châu Âu - nơi đã gồng gánh nhiều vấn đề người di cư, tị nạn từ Trung Đông nhiều năm qua.

    Ngày 17-8, Bộ trưởng phụ trách nhập cư của Hy Lạp Notis Mitarachi khẳng định một mình Hy Lạp không thể trở thành cánh cổng vào Liên minh châu Âu (EU) cho người sơ tán Afghanistan.

    Ông Mitarachi kêu gọi EU phải có giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng này. Theo đó, EU cũng cần phải tìm sự thống nhất trong việc liệu có nên trục xuất những trường hợp xin tị nạn bất thành từ Afghanistan tuần trước hay không.
    https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:XQCq406PhUQJ:https://tuoitre.vn/viet-nam-len-tieng-ve-viec-so-sanh-sai-gon-1975-va-kabul-2021-tai-afghanistan-20210819145848811.htm+&cd=4&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

    Trả lờiXóa
  5. Những bức ảnh quá giống nhau dù được chụp cách nhau hơn nửa thế kỷ!
    Mộng "Thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới" của Mỹ đều cho kết quả giống nhau. Số phận của lũ ngụy, dù ở VN năm 1975 hay ở Afgan 2021 cũng giống nhau.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đồng tình với nhận xét của bác Lê Trọng ở bài trước:
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/chuyen-my-thao-chay-va-taliban-chiem.html?showComment=1629053598922#c8566526424662569516
    ====
    Lê Trọng01:53 16 tháng 8, 2021
    "Ông Biden cho rằng quân đội Afghanistan phải tự chiến đấu trong khi Mỹ vẫn hỗ trợ quân sự và tài chính. Tổng thống Biden hôm 10-8 cho hay Mỹ đã mất hàng ngàn quân nhân, quân đội Afghanistan phải tự chiến đấu và chiến đấu vì quốc gia của họ."
    https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tong-thong-joe-biden-afghanistan-phai-tu-lo-lay-20210811071811833.htm

    Như vậy, Biden muốn áp dụng "chiến lược Afghanistan hóa chiến tranh"- cái "chiến lược" mà hơn nửa thế kỷ trước người tiền nhiệm của Biden là Nixon đã sử dụng và đã thất bại ở VN.

    "Việt Nam hóa chiến tranh (tiếng Anh: Vietnamization)" hay Đông Dương hóa chiến tranh là chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được áp dụng từ ngày 8/6/1969 trên toàn Đông Dương nhằm từng bước chuyển trách nhiệm chiến đấu cho chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa để Mỹ rút dần quân về nước; nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

    Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu bình luận chính xác: Người Mỹ đánh giặc ở đây không đánh được, đi về. Đặt ra một cái chương trình Việt Nam hóa, chúng ta chấp nhận, rồi cũng hổng “Việt Nam hóa”. Hổng “Việt Nam hóa” rồi, hứa rằng Cộng Sản xâm phạm thì sẽ phản ứng, hổng phản ứng. Thì chỉ còn một cái chuyện tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh, mà không đưa. Thì thử hỏi cái đó là cái gì? Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo đối với 1 “đồng minh” đang chịu đau khổ triền miên. Trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc."
    Ông ta nói, ngay cả Hoa Kỳ với nửa triệu lính, binh hùng, tướng mạnh, xài gần 300 tỷ đô la trong 6 năm trời, nhưng không thể thắng ở VN, đành tìm một lối thoát danh dự, thì với quân đội Nam VN, “súng thiếu, đạn thiếu, thuốc thiếu, xăng thiếu, máy bay thiếu, không có B52, lại bảo tôi làm cái chuyện đội đá vá trời thì có khác gì mấy ông cho tôi 3 mỹ kim và bảo, hãy đi máy bay hạng nhất. Họ không biết rằng thuê một phòng ngủ một ngày đã 30 mỹ kim. Không làm được, phi lý”.
    Xem bài:
    Ngày 21.4.1975- ‘Tổng thống’ Nguyễn Văn Thiệu ăn vạ chủ Mỹ
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/ngay-2141975-tong-thong-nguyen-van.html

    Trả lờiXóa
  7. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 20:53 20 tháng 8, 2021

    Bài hay!
    Người Mỹ chống Covid cũng như chống khủng bố cứ như tấu hài.
    Đã coi Taliban là khủng bố, đem bom đạn tới Afgan để tiêu diệt "khủng bố Taliban".
    Rồi lâu lâu, không tiêu diệt được "khủng bố Taliban", Mỹ quay ra "đàm phán" với "khủng bố Taliban". Trong khi đàm phán với "khủng bố Taliban", chủ Mỹ không cho ngụy Kabul tham gia.

    Y như hồi trước năm 1975 ở VN.
    Nguyễn Văn Thiệu thừa biết, các phiên họp công khai ở Hội nghị 4 bên chỉ làm được 1 việc: Tố cáo lẫn nhau.
    Còn THỰC SỰ ĐÀM PHÁN chỉ có Lê Đức Thọ và Kit sinh giơ.

    Đàm phán xong, Mẽo bảo ngụy Thiệu: Ký! Hoặc nếu không, tao cắt đầu!

    Trả lờiXóa
  8. Cả nước thêm 10.657 ca nhiễm mới, TP.HCM giảm 1.050 ca so với hôm qua
    20/08/2021 18:41 GMT+7

    Bộ Y tế chiều tối 20-8 cho biết trong 24 giờ qua cả nước ghi nhận 10.657 ca mắc mới, trong đó 10.650 ca ghi nhận trong nước, riêng Bình Dương 4.223 ca, tăng 968 ca so với hôm qua, còn TP.HCM giảm 1.050 ca.

    Trả lờiXóa
  9. Có người coi vụ triệt thoái hỗn loạn ở Kabul năm 2021 là “Sài Gòn của Biden.” Người Việt nào đã sống qua thời chiến, hoặc đã học lịch sử, thì biết dù số phận tương đồng, Sài Gòn rất khác Kabul.

    Trước hết, cuộc chiến chỉ xảy ra tại Afghanistan sau khi Mỹ tấn công tìm bắt Osama bin Laden, trả thù vụ khủng bố 11 tháng 9 tại New York. Al Qaeda tan vỡ và 10 năm sau, bin Laden chết, quân Mỹ vẫn ở lại cho nên dính líu mãi.

    Cuộc nội chiến hai miền Nam - Bắc Việt Nam đã xảy ra trước khi quân Mỹ tới. Có thể đã bắt đầu từ những cuộc “quốc cộng phân tranh” thời 1940. Năm 1954 Bắc Việt đã để lại binh sĩ, cán bộ và vũ khí để chuẩn bị chiến tranh. Năm 1959 Cộng sản bắt đầu đưa quân vào miền Nam phát động cuộc chiến. Năm 1965 quân Mỹ đổ bộ vào cứu vì miền Nam có thể mất vào tay Bắc Việt.

    Tuy hai cuộc chiến khác về nhiều mặt, nhưng khi khởi đầu và khi chấm dứt cũng có phần tương tự.

    Thứ nhất, Mỹ bước vào hai cuộc chiến đều vì tình hình thế giới. Ở Afghanistan cũng như Iraq, muốn ngăn chặn phong trào khủng bố của tín đồ Hồi Giáo cực đoan. Tại Việt Nam, Mỹ ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa là để ngăn làn sóng bành trướng chế độ cộng sản của Liên Xô và Trung Cộng. Mỹ thay đổi mục tiêu khi biết có thể hợp tác với Trung Cộng để chống Liên Xô.

    Thứ nhì, hai cuộc chiến tranh đều kết thúc khi nước Mỹ tuyên bố rút lui, khiến cho các đối thủ quyết chiến hơn; các đồng minh của Mỹ thì yếu thế. Mỹ đã ký hiệp định Paris năm 1973 và sau đó rút về hết. Ở Afghanistan Mỹ ký kết riêng với quân Taliban tại Doha vào tháng Hai, 2020, hứa rút quân vào ngày 1 tháng Năm 2021.

    Nhưng Việt Nam và Afghanistan khác biệt trên rất nhiều điểm.

    Tương quan lực lượng các phe tham chiến rất khác. Khi cuộc chiến chấm dứt, quân Taliban còn yếu; vũ khí thua kém, chỉ có 200,000 so với 300,000 quân chính phủ. Ở Việt Nam thì ngược lại, quân Bắc Việt được tiếp viện nhiều hơn, với vũ khí mạnh hơn, vẫn được Nga, Trung Quốc tiếp viện; trong khi miền Nam bị Mỹ cắt viện trợ. Cũng vì quân Taliban không mạnh cho nên dân Afghanistan ở nhiều thành phố đã biểu tình phản đối, trương cờ chính phủ, xé cờ Taliban. Ngược lại, người dân miền Nam không thể biểu tình chống đối đám quân chiếm đóng.

    Các trận chiến sau cùng cũng dài ngắn khác nhau. Quân Taliban bắt đầu tấn công quân chính phủ, trong một tuần lễ chiếm được Kabul. Cộng sản Việt Nam mất gần một năm kể từ lúc đánh chiếm Phước Long, năm 1974. Ban Mê Thuột bị tấn công ngày 10 tháng Ba năm 1975; đến ngày 30 tháng Tư Sài Gòn mới mất. Quân đội và cảnh sát của chính phủ Ashraf Ghani tan rã, đầu hàng. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu tới cùng, cho tới khi nghe lệnh buông súng; nhiều người tự sát, từ người lính tới các vị tướng, tá trong quân đội và cảnh sát.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quân đội và cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu mạnh hơn vì miền Nam là một quốc gia có các định chế khá lâu dài, có nền nếp chắc chắn hơn chính quyền Kabul. Các guồng máy hành chánh, tư pháp, tiền tệ, được thiết lập từ trước, một quân đội có thể thống, đã thống nhất chỉ huy hơn 20 năm. Guồng máy nhà nước Afghanistan chưa thành hình. Các thủ lãnh các sắc tộc địa phương với quân sĩ của họ liên kết, thỏa hiệp, để nhận viện trợ Mỹ, chỉ vì họ đều chống Taliban.

      Tuy cả hai cuộc chiến tranh đều mang tính chất quốc tế nhưng Taliban chiến đấu lẻ loi trong khi Việt Cộng được cả thế giới cộng sản ủng hộ. Trong suốt cuộc chiến, miền Bắc đưa người vào tiếp viện liên tục cho quân cộng sản trong Nam, còn quân Taliban không có một “hậu phương lớn” nào nuôi dưỡng. Quân Taliban cũng có quân tình nguyện Hồi Giáo từ các nước Turmenistan, Uzbekistan và Kajikistan, cả người Yughur từ Tân Cương đến, nhưng không quá mấy ngàn người. Chỉ có một điểm tương đồng là quân Taliban cũng có nơi trú ẩn an toàn ở Pakistan, giống như Việt Cộng có thể sử dụng hai xứ Campuchia và Lào.

      Việc kết thúc cuộc chiến ở Afghanistan khác hẳn, vì trong nước Mỹ không nổi lên một phong trào phản chiến như thời 1965, 70 chống chiến tranh Việt Nam. Hầu như người Mỹ đã quên cuộc chiến Afghanistan. Trước đây nửa thế kỷ, nước Mỹ vẫn còn chế độ quân dịch, các thanh niên đều có thể phải đi lính. Bây giờ quân đội hoàn toàn tình nguyện. Hơn nữa, số người Mỹ tham dự cuộc chiến rất nhỏ, không phải gia đình người Mỹ nào cũng quen biết gia đình một người lính chết ở Afghanistan.

      Số người Mỹ thiệt mạng tổng cộng khoảng 4,100 người. Dưới 2,400 binh sĩ tử vong, trong đó hơn 1,850 chết trận, 1,720 người làm việc cho các “nhà thầu” phục vụ cuộc chiến. Năm ngoái, có ngày người Mỹ chết vì Covid-19 nhiều hơn. Khi Tổng thống Biden nhậm chức nước Mỹ chỉ còn 6,000 quân đóng ở ba nước Iraq, Afghanistan và Syria, để lại hơn 2,000 binh sĩ bảo vệ chính quyền Kabul, không bằng số quân bảo vệ trụ sở quốc hội Mỹ bây giờ.

      Cho nên, không có lý do cấp thiết nào để Mỹ phải rút quân, nhất là lại tháo lui nhanh chóng, vội vàng. Tổng thống Biden nói rằng ông muốn tập trung vào việc đối phó với Trung Cộng cho nên rút quân từ Afghanistan về nước. Nhưng bây giờ Trung Cộng đang vui mừng vì nước Mỹ mất uy tín khắp thế giới.

      Xóa
    2. Ông Biden chọn ngày 11 tháng Chín là hạn chót rút quân, để nhắc nhở vụ khủng bố 11 tháng 9, lý do nước Mỹ đánh Afghanistan. Nhưng đến ngày đó, những người Hồi Giáo cực đoan có thể thấy, sau khi chết 10 năm, Osama bin Laden đã đạt được mục đích của vụ cướp máy bay đánh Mỹ năm 2001.

      Mục đích của Osama bin Laden là muốn người Hồi Giáo đừng sợ Mỹ! Cho thế giới Hồi Giáo thấy nước Mỹ không bất khả xâm phạm! Bây giờ, nhiều người Hồi Giáo tin bin Laden hơn. Ngược lại, các mục tiêu của nước Mỹ, như thành lập một chế độ tự do dân chủ ở Kabul, hay lập một vòng đai chống Hồi Giáo quá khích ở Trung Đông, đều không đạt được.

      Một điểm khác biệt giữa Sài Gòn và Afghanistan là khi chiến tranh chấm dứt, Cộng sản Việt Nam yếu đi, rồi càng ngày càng lệ thuộc Trung Cộng, sau cùng phải tìm đường thân thiện với Mỹ. Nhưng chế độ Taliban thì sẽ mạnh hơn trước.

      Trước khi Mỹ tấn công, Taliban bị cô lập với cả thế giới, chỉ được hai nước công nhận là Pakistan và Á Rập Saudi, quê hương của bin Laden. Dù Taliban nắm quyền tại Kabul từ năm 1996 nhưng các sắc tộc vẫn chống đối, như dân Hồi Giáo Shia ở vùng Herat, dân gốc Uzbeck trong Liên Minh Miền Bắc, các sắc tộc ở miền Đông tự lập.

      Sau cuộc chiến 20 năm, chế độ Taliban mạnh hơn nhiều. Các phe chống đối đã đầu hàng hoặc bỏ chạy, nếu muốn cũng phải nhiều năm mới hy vọng phục hưng. Các nước Nga, Trung Quốc, Iran đều tỏ ý thân thiện với chính quyền Taliban mới trước khi Kabul thất thủ.

      Cuối cùng, bốn đời tổng thống Mỹ chỉ làm được một việc: Trả thù cho 3,000 người Mỹ nạn nhân của Osama bin Laden. Ai đánh nước Mỹ sẽ bị giết; đó cũng là một truyền thống. Trong Đại chiến Thứ Hai, quân đội Mỹ được lệnh lùng bằng được Đô đốc Isoroku Yamamoto, người chỉ huy cuộc tấn công Pearl Harbor. Tháng Tư năm 1943, tình báo quân đội Mỹ bắt được một mật thư của Nhật Bản, giải mã được lộ trình một chuyến bay của Yamamoto trong Thái Bình Dương. Ngày 18, một phi đội 16 máy bay P-38s Mỹ chặn đón, bắn hạ chiếc máy bay T1-323 của Đô đốc Yamamoto trên không phận đảo Bougainville.

      Giết kẻ chủ mưu vụ 11 tháng 9 cũng là một cách đe dọa những người còn toan tính khủng bố nước Mỹ. Liệu thành tích trên có ngăn chặn được các nhóm Hồi Giáo cực đoan chống Mỹ hay không? Những người cuồng tín thường không sợ mà có khi lại đi tìm cái chết để được phong thánh.
      https://www.facebook.com/VOATiengViet/posts/10158496310173008

      Xóa
  10. VOA lại đánh tráo bản chất lịch sử rồi. VOA hình như lờ đi hiệp định Giơ ne năm 1954, quy định giới tuyến quân sự tạm thời để hai miền hiệp thương tiến hành tổng tuyển cử thống nhất VN năm 1956 nhỉ? Chính Mĩ dựng Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại bằng cuộc trưng cầu dân ý gian lận, xé bỏ hiệp định Giơ ne. Vĩ tuyến 17 đâu phải là biên giới hai quốc gia. Chính vì muốn thống nhất hai miền nên nhân dân Miền Nam mới theo quân giải phóng chống lại sự can dự của Mĩ và gia đình họ Ngô (chính vì công nhận VN là một nước thống nhất nên hiệp định Paris Mĩ mới phải chấp nhận rút quân còn quân đội VNDCCH hỗ trợ quân giải phóng Miền Nam ở lại Miền Nam Việt Nam, nếu coi VN là hai quốc gia thì sao Mĩ lại cho phép quân đội VNDCCH ở lại hỗ trợ cho quân giải phóng Miền Nam Việt Nam). Ở đây chẳng có cuộc nội chiến nào hết, Mĩ trả lời sao đây khi có trên 500.000 nghìn quân Mĩ và chư hầu tham chiến tại miền Nam, cố vấn Mĩ chỉ huy lính ngụy Sài Gòn, nếu là nội chiến thì Mĩ có lý do gì can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam? Tất cả những điều đó nói lên bản chất của chỉ là cuộc chiến chung của nhân dân Việt Nam chống lại chính quyền tay sai và can thiệp Mĩ thống nhất đất nước. Đánh tráo lịch sử trơ chẽn đến thế là cùng.
    Mấy hôm nay VOA đã vất vả rửa mặt cho Mĩ về thất bại trước quân khủng bố Taliban và tiện thể lừa bạn đọc và đánh đồng về cuộc xâm lược thất bại thảm hại của Mĩ tại VN. Đã 46 năm qua VOA vẫn luôn tìm cách rửa vết nhơ xâm lược Mĩ bất thành tại VN bằng cách phỏng vấn, bịa sự kiện, đánh tráo khái niệm, che giấu bản chất của sự can thiệp của Mĩ nhằm chia cắt lâu dài VN. Đáng xấu hổ nhất là thua không giám nhận, tìm mọi cách đổ lỗi, tẩy não những người còn mơ hồ và kém hiểu biết về lịch sử dân tộc với chiêu bài "cuộc chiến tự do", bla bla.... "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước là Việt Nam". Các bạn nên nhớ là sử ta chứ không phải là ngụy sử của bọn tay sai bán nước, đu càng 46 năm và hậu duệ của chúng. Chúng ta cần dạy cho con cháu về sự hi sinh của cha ông để có được độc lập tự do như ngày nay, đừng bao giờ vô ơn phủ nhận chính nguồn gốc của dân tộc mình. Chúng ta chiến đấu vì phẩm giá của người Việt không chịu cúi đầu làm nô lệ, lệ thuộc vào thế lực bên ngoài.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi nghĩ, vì lòng tự trọng của người dân Mỹ, bà Phó Tổng Mỹ nên hủy chuyến công du VN tới đây.

    Nhưng lại nghĩ: Giới lãnh đạo Mỹ xưa nay chả biết đến lòng tự trọng.
    Bà ta sang VN rồi lại tiếp tục rao giảng "giá trị Mỹ" và lại kêu gọi VN xông lên tuyến đầu chống Trung Quốc, và người Mỹ sẽ tiếp tục đứng sau cổ vũ như họ đang làm ở Ukraina hiện nay...

    Trả lờiXóa
  12. Trong 20 năm qua, người Mỹ và phương Tây đã hết sức sai lầm khi đánh đồng Taliban với các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan như Al Qaeda, như ISIS, như Boko Haram. Vấn đề nằm ở chỗ những người Taliban có nguồn gốc dân tộc Pashtuns (cũng gọi là Afghan) của mình, có tổ quốc Afghanistan của mình. Họ là tộc người lớn nhất tại quốc gia Trung Nam Á này và họ có vị trí trong đời sống chính trị xã hội ở Afghanistan. Trong khi đó thì cả Al Qaeda, cả ISIS lẫn Boko Haram ở Châu Phi đều là những lực lượng vong bản, không có tổ quốc, thành phần hỗn tạp bao gồm lính đánh thuê tuyển mộ từ khắp thế giới với những tuyên bố chính trị mù mờ để làm bình phong che giấu hành động khủng bố.
    “Nói thẳng ra, đó là các tổ chức do Cơ quan quan đặc biệt Mỹ dựng lên hoặc lợi dụng chúng để “gây bất ổn có kiểm soát toàn cầu”. Về bản chất, nó không khác mấy so với các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia được bảo trợ để khuấy đảo an ninh toàn cầu, để viên “Cảnh sát toàn cầu” là Mỹ ra uy với thế giới, buộc cả thế giới phải phụ thuộc vào vai trò độc tôn của mình trong vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn. Đó là những “vở kịch” được Cơ quan đặc biệt Mỹ soạn thảo bằng máu của nhiều dân tộc và cả máu của những kẻ đánh thuê”.

    Trả lờiXóa
  13. Ông Putin coi việc áp đặt lên Afghanistan các hình thức chính quyền và đời sống công cộng không quen thuộc đối với đất nước này là phản tác dụng.

    "Cần phải chấm dứt chính sách vô trách nhiệm áp đặt các giá trị bên ngoài của ai đó từ bên ngoài, mong muốn xây dựng nền dân chủ ở các quốc gia khác theo khuôn mẫu nước ngoài, không tính đến các đặc điểm lịch sử, quốc gia hay tôn giáo, hoàn toàn bỏ qua truyền thống cuộc sống của các dân tộc khác", tổng thống Nga khẳng định.

    Trả lờiXóa
  14. "Tôi không quan tâm việc này do chính quyền Trump hay chính quyền Biden gây ra. Tôi đã tin vào nước Mỹ. Nhưng hóa ra đó là một sai lầm lớn", nhà báo giấu tên cho biết.
    https://zingnews.vn/nha-bao-afghanistan-cam-thay-bi-phan-boi-khi-kabul-that-thu-post1251620.html

    Trả lờiXóa
  15. Bản cáo trạng Taliban-Al Qaeda dành cho Mỹ-phương Tây có gì?

    1. Thứ nhất, Mỹ khắc phục hậu quả từ sản phẩm lỗi trong các ván cờ chính trị của mình, buộc cả một dân tộc phải nhận những đòn thù...

    Ngày 7/10/2001, Tổng thống George W. Bush ra lệnh tấn công Afghanistan với lý do là chính quyền Taliban che chở trùm khủng bố Bin Laden và mạng lưới Al Qaeda - được Mỹ xác định là thủ phạm gây ra vụ khủng bố ngày 11/9 trên đất Mỹ.

    Thực chất đây chỉ là cách Washington khắc phục hậu quả do sản phẩm lỗi trong các ván cờ chính trị của Mỹ. Bởi lẽ, cả Al-Qaeda, Taliban lẫn trùm khủng bố Osama Bin Laden đều từng được CIA dung dưỡng và sử dụng chống lại Liên Xô.

    Sau khi Liên Xô tan rã, CIA không tìm cách cho chúng có thể hoàn lương mà lại bỏ rơi hoặc tìm cách triệt đường sống của chúng. Thế là CIA đã nung nấu ý chí báo thù Mỹ cho những kẻ từng một thời là tâm phúc của mình.

    Khi ý chí báo thù dâng lên cao độ thì tư tưởng cực đoan hình thành, khi đó bạo lực và sử dụng bạo lực tấn công vào những nơi có hiện diện lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ, sức mạnh Mỹ trở thành mục đích sống của những kẻ từng được Mỹ dung dưỡng.

    Những ngón đòn được đào tạo chúng sử dụng cho việc báo thù và đương nhiên tàn độc và vô lương hơn rất nhiều, bởi nó dựa trên tư tưởng cực đoan và ý chí báo thù. Thế là chúng trở thành những kẻ khủng bố và tấn công khủng bố Mỹ để báo thù.

    Không thể phủ nhận việc Al-Qaeda - Bin Laden tấn công nước Mỹ và Taliban che chở Al-Qaeda - Bin Laden đều xuất phát từ ý chí báo thù Mỹ. Và việc Mỹ tấn công Afghanistan là trả thù những "cựu" tâm phúc của mình.

    Tuy nhiên, khi Washington trả thù những "cựu" tâm phúc của mình thì lại bỏ quên lợi ích của người dân xứ A-phú-hãn. Vì vậy, khi bom đạn Mỹ ném xuống Afghanistan sẽ tạo ra cả những hố bom trên mặt đất và hố sâu ngăn cách trong lòng người.

    Đây chính là nguyên nhân khiến Taliban có thể nhanh chóng trỗi dậy mạnh mẽ, ngược lại lực lượng của chính quyền Afghanistan nhanh chóng rệu rã, giúp Taliban dễ dàng tiến sát thủ đô Taliban chỉ sau vài tuần quyết chiến.

    Taliban và Al-Qaeda không bị tiêu diệt bởi vũ khí Mỹ vì chúng có thứ lá chắn rất lợi hại, đó là sự ủng hộ, che chở của các bộ tộc ở Afghanistan. Đây là hậu quả việc Mỹ khắc phục hậu quả từ sản phẩm lỗi buộc cả một dân tộc phải nhận những đòn thù.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2. Thứ hai, Mỹ nhắm tới mục đích khác trong khi tiến hành cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, khiến hậu quả luôn lớn hơn kết quả

      Khủng bố thì phải bị tiêu diệt và tấn công khủng bố thì phải tiêu diệt khủng bố. Đó là mục đích của cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Tuy nhiên, từ khi phát động cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Mỹ lại hướng tới mục đích khác.

      Mục đích khác của Mỹ có thể nhận diện ngay từ chính sự tồn tại và sự trỗi dậy của Taliban, Al-Qaeda, IS và nhiều nhóm khủng bố khác mà Mỹ đã liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế.

      Trong số những mục đích khác của Mỹ, nguy hiểm nhất là sử dụng khủng bố như lá bài chính trị - chính trị hóa khủng bố. Bởi khi khủng bố được sử dụng cho ý đồ chính trị thì sẽ có lực lượng chống khủng bố bị tấn công.

      Điều này thể hiện rõ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, khi các lực lượng tấn công tiêu diệt khủng bố bị tấn công bởi chính những lực lượng tấn công khủng bố vì mục đích khác.

      Tuy nhiên, khi các lực lượng tấn công tiêu diệt khủng bố giành thắng lợi thì những lực lượng tấn công khủng bố vì mục đích khác sẽ bị lật tẩy mưu đồ và phá sản kịch bản chính trị hóa khủng bố, thậm chí phải ôm đầu máu.

      Tại Afghanistan, Taliban đã được Mỹ biến thành lực lượng chính trị trong các vàn cờ chính trị và có thể tham gia vào bàn cờ chính trị Afghanistan thời hậu Mỹ. Hậu quả là Washington phải nghe cáo trạng của Taliban và Al-Qaeda.

      Ngoài việc danh dự của nước Mỹ bị xúc phạm bởi hậu quả từ kịch bản chính trị hóa khủng bố, an ninh của nước Mỹ và an toàn của người dân Mỹ tiếp tục bị đe dọa khi bộ đôi đồ tể Al Qaeda - Taliban viết cáo trạng cho Mỹ và các đồng minh.

      Nếu như Mỹ không tiến hành cuộc chiến chống khủng bố với mục đích khác, mà kết hợp cùng các lực lượng khác hình thành mặt trận chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, như Tổng thống Putin nhiều lần kêu gọi, thì hậu quả ở Afghanistan phải như lúc này.

      Xóa
    2. 3. Thứ ba, việc Mỹ xem nhẹ chủ quyền các quốc gia khi xử lý các vấn đề xung đột lợi ích đã bị khủng bố khai thác để làm hại nước Mỹ

      Cả thế giới từng giật mình khi biết thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi viết học thuyết từ trong nhà tù của Mỹ và cố vấn hoạch định chiến lược tấn công khủng bố của IS là Ibrahim al-Douri, cựu Phó Tổng thống Iraq thời Saddam Hussein, theo Reuters.

      Không thể phủ nhận đây là hệ quả từ việc Mỹ tấn công lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein với cáo buộc nhà lãnh đạo Iraq sở hữu vũ khí giết người hàng loạt, mà không hề có bằng chứng xác thực.

      Nhưng khi Mỹ xin lỗi vì sai lầm của tình báo Mỹ trong nhận định sự việc và đánh giá chứng cứ thì tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã ra đời, và khi Mỹ rút quân khỏi Iraq thì IS trỗi dậy mạnh mẽ.

      Ngày 8/4/2019, Tổng thống Donald Trump từng định danh lực lượng Vệ binh Cộng hoà Hồi giáo Iran (IRGC) là một tổ chức khủng bố quốc tế. Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê các sự kiện được đánh giá là những cuộc tấn công khủng bố mà IRGC tham gia.

      Tuy nhiên, nếu Vệ binh Công hoà Hồi giáo Iran bị định danh là tổ chức khủng bố thì CIA phải được định danh là gì? Vì với các tiêu chí Mỹ dựa vào để định danh IRGC là khủng bố thì CIA phải là... tổ chức trùm khủng bố.

      Bởi không chỉ những gì mà "khủng bố IRGC" có thì "trùm khủng bố CIA" cũng có - thậm chí luôn ở cấp độ cao hơn - mà "trùm khủng bố CIA" còn có những thứ mà "khủng bố IRGC" không có. Nên so với IRGC thì CIA ở đẳng cấp "ông trùm".

      Tấn công một nhà nước có chủ quyền mà không có lý do chính đáng và không được quốc tế ủng hộ thì khác gì khủng bố nhà nước, còn định danh một cơ quan sức mạnh của một nhà nước có chủ quyền là khủng bố thì khác gì khủng bố hóa chính trị.

      Rõ ràng, trong những trường hợp này, Mỹ đã xem nhẹ chủ quyền các quốc gia khi xử lý các vấn đề xung đột lợi ích, dù thực hiện bằng các cuộc tấn công vũ lực lật đổ một chế độ, hay bằng việc gắn một chế độ vào những hành động vô luân.

      Xóa
    3. 4. Taliban đã ép được Mỹ phải chính trị hóa, đưa nhóm phiến quân này vào bàn cờ chính trị Afghanistan
      Thực tế này tạo ra hệ lụy rất lớn với Mỹ, bởi những tổ chức khủng bố và những trùm khủng bố khét tiếng nhất trên thế giới từ khi có khái niệm khủng bố, hầu hết là sản phẩm của CIA, được CIA đào tạo, nuôi dưỡng. Trong đó có Al-Qaeda và Taliban.

      Hậu quả rõ ràng nhất mà Mỹ đang nhận lãnh chính là Taliban đảo ngược mệnh đề mà Mỹ xác lập qua các hành động của mình. Đã khủng bố nhà nước thì sẽ có nhà nước khủng bố, đã khủng bố hóa chính trị thì phải chấp nhận chính trị hóa khủng bố.

      Mỹ đã chính trị hóa khủng bố Taliban và giờ đây Taliban, Al-Qaeda với sự giúp sức của các tổ chức khủng bố khác tại Tây-Nam Á đang tiến sát Kabul, khả năng một nhà nước do Taliban kiểm soát có thể ra đời. Thế là Mỹ trắng tay tại A-phú-hãn.
      https://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ban-cao-trang-taliban-al-qaeda-danh-cho-my-phuong-tay-co-gi-3437287/

      Xóa