Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Đoàn Tân- PV Người đưa tin giật giải VUA KỀN KỀN

Lời dẫn: Báo Tuổi trẻ- một cơ quan báo chí chính thống đã phải lên tiếng về tờ báo Người đưa tin nhưng lại còn tế nhị không chỉ đích danh mà chỉ viết tắt: "Báo N.". Google.tienlang xin nói rõ: Đó là báo Người đưa tin- một phụ trang của báo Đời sống và Pháp luật có cùng 1 tổng biên tập, là cơ quan của Trung ương Hội Luật gia VN.
Đoàn Tân (Hình nhân vật tự đưa lên fb)
Năm 2012, làng báo chí VN đã dậy lên cuộc bút chiến dữ dội xung quanh chuyện "báo lá cải".
Cùng ngày 28/5/2012, hai tờ báo ở TP. HCM là Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) và Phụ nữ TP. HCM, đồng loạt đăng bài kêu gọi siết chặt quản lý trước tình trạng “một số cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, sinh sôi, nảy nở ‘báo lá cải’”. Báo SGGP, lưu ‎ý hiện tượng các tờ báo ra mắt phụ trương “sa đà vào phản ánh ‘tư, tình, tội’ với văn phong giật gân, câu khách”. Cùng ngày, báo Phụ nữ TP. HCM phản ánh tình trạng “chỉ đua nhau biến trang báo ‘càng lá cải càng tốt’ để câu khách, bất chấp tính định hướng dư luận và giáo dục của báo chí, bỏ qua thuần phong mỹ tục Việt Nam”. Khác với báo SGGP chỉ viết tắt các ấn phẩm, báo Phụ nữ TP. HCM nêu đích danh một loạt các tờ báo, trang mạng bị cho là “đang tạo nên mối lo ngại lớn cho toàn xã hội”.
Chỉ 24 tiếng sau, tờ Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL) vốn bị SGGP gán nhãn “hãi hùng nhất trong việc ‘trồng cải’”, phản công bằng những lời lẽ chua ngoa ít thấy ở làng báo. Họ cho rằng họ đang gặp trò 'cạnh tranh bôi bẩn'. Như để chứng tỏ ấn phẩm của họ là 'chân chính', tờ báo này, trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam, công kích lại thông qua hai phụ trương bị hai tờ kia xem là 'trơ trẽn, thô tục'. Một loạt quan chức, đương nhiệm hay đã về hưu, được Người đưa tin (báo điện tử của ĐS&PL) dẫn lời, khen ngợi giá trị tờ báo.
Vụ tranh cãi chỉ bị dừng lại sau khi ông Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định trên diễn đàn QH bằng câu nói nổi tiếng: "Ở VN không có báo "lá cải"!"
Thừa thắng xông lên, báo Người đưa tin càng... làm tới. Đoàn Tân- phóng viên hàng đầu của Người đưa tin- đồng tác giả loạt bài về vụ "Kiều nữ cuồng dâm" ở Hải Dương, cũng là tác giả loạt tin bài về vụ "
Con gái rủ cậu ruột vào BV cắt chân mẹ" vừa giật giải "Vua Kền Kền"!

******* 

Kền kền
TT - 1 “Con gái rủ cậu ruột vào bệnh viện cắt chân mẹ đẻ” là tiêu đề “bài báo” được báo điện tử N. đưa lên mạng lúc 8g23 ngày 3-1.

Ngay lập tức nó được cộng đồng mạng chia sẻ với cường độ chóng mặt. Chưa bàn đến tính chính xác của thông tin, cách miêu tả tỉ mỉ, rùng rợn cũng đủ để mọi người đọc đến đâu da gà nổi lên đến đó. Và “bột” để người viết “gột” nên bài viết là “người nhà một bệnh nhân cùng phòng cho biết”, “theo người bán trà đá trước cổng bệnh viện”...
Một ngày trước đó (2-1), báo này cũng “hồn nhiên” sử dụng lại bài viết trên một tờ báo khác trong nước trích dịch từ một tờ báo nước ngoài (tự ý lấy bài từ báo khác là cách làm phổ biến của báo N., bất chấp các quy định về bản quyền). Bài báo cho biết nguyên lãnh đạo cao cấp của CHDCND Triều Tiên Jang Song Theak bị xử tử bằng cách cho 120 con chó đói cắn xé. Nguồn tin mà bài báo gốc trên báo nước ngoài sử dụng chỉ là “nghe nói thế”!
Cũng báo N. trước đó không lâu đưa tin một kiều nữ ở Hải Dương “có sở thích... cưỡng hiếp lái xe taxi”. Kèm theo bài báo này là tấm hình chụp cổng ngôi biệt thự nơi được cho là “địa ngục” của các bác tài taxi ở TP Hải Dương.
Khó có thể kể hết những câu chuyện tương tự xuất hiện trên báo N. cũng như vô số báo mạng, trang tin điện tử lấy “sốc, sến, sex” làm tiêu chí hoạt động để tồn tại. Với họ, công nghệ làm báo thời Internet là: lùng sục, tìm kiếm thông tin độc, lạ trên Facebook, mạng xã hội; tưởng tượng, “nâng tầm”, trầm trọng hóa vấn đề; lấy một số bình luận (comment) cho có tính “nhiều chiều” và kết bằng “cầu mong đó không phải là sự thật”.
2. Kền kền là “giải thưởng” do các thành viên một diễn đàn xây dựng từ tháng 6-2013 nhằm bêu danh những bài báo “sai, ác, nhảm, hại, sến, vô bổ, vụ lợi”. Theo quản trị viên của diễn đàn này, hằng tháng hơn 7.000 thành viên, hầu hết là các phóng viên, nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí khắp cả nước, sẽ chọn ra một bài báo tiêu biểu, đáp ứng đầy đủ nhất các tiêu chí trên để “trao giải” mang tên loài chim chuyên ăn xác chết.
Quản trị viên này cũng cho biết sau sáu lần bình chọn, báo N. đang giữ kỷ lục với hai lần lãnh giải, trong đó có tuyến bài “kiều nữ Hải Dương” nói trên. Trường hợp “con cắt chân mẹ”, cộng đồng những người làm báo đã phẫn nộ vì sự “thiếu chính xác, gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin của bạn đọc vào báo chí”, diễn đàn đã tổ chức cuộc khảo sát. Kết quả hơn một nửa thành viên tham gia khảo sát, trong đó có nhiều người là tổng biên tập, phó tổng biên tập các cơ quan báo chí khác nhau, đã chọn phương án “kiến nghị đóng cửa tờ báo N.”.
3. Nhà bác học Einstein có nói đại ý xã hội này nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu mà vì nhiều người thấy cái xấu nhưng làm ngơ, không có hành động gì.
Với những con kền kền trong làng báo, chính những người làm báo đã chủ động lên án một cách mạnh mẽ. Nhưng còn cơ quan quản lý báo chí, việc chỉ dừng lại ở nhắc nhở, phê bình, phạt hành chính như lâu nay liệu có thể nhổ cỏ được tận gốc? Và đặc biệt, các doanh nghiệp đăng quảng cáo, chẳng lẽ biết đó là “nghĩa địa” với những con kền kền rỉa xác chết nhưng vẫn để sản phẩm của mình xuất hiện chỉ vì nó được “xem nhiều”?!
NHẬT HUY/Tuổi trẻ
===== 
Xem "Tác phẩm đoạt giải": 
Thấy những tiếng kêu thảm thiết phát ra từ phòng Hồi sức, bảo vệ và bác sĩ BV Xanh Pôn hốt hoảng chạy sang. Một cảnh kinh hoàng như trong phim kinh dị đang diễn ra: Đứa con gái vẻ mặt cô hồn ghì chặt cổ mẹ đẻ để cậu ruột dùng dao hì hụi cắt chân thành ba khúc. Máu chảy lênh láng khắp phòng.

Vụ việc diễn ra vào rạng sáng ngày 2/1/2014 tại phòng hồi sức (khu điều trị bệnh nhân nặng), bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn Hà Nội. Nhiều người chứng kiến cảnh tượng kinh dị này ngất lên ngất xuống. Không ít người nôn ọe ngay tại chỗ.
Nạn nhân là bà T.T.T.D (SN 1963), bệnh nhân u não đang nằm điều trị tại khoa Sọ não 2. Bà bị chính con đẻ và em ruột mình dùng con dao gọt hoa quả cắt lìa bàn chân và đang hì hụi cắt đầu gối, đút chân còn lại vào khe giường bệnh ra sức bẻ.
Đang nằm điều trị trong phòng hồi sức, bà T.T.D bị con đẻ và em trai mình vác dao cào cắt cụt chân.
Bỏ mặc những ánh mắt sợ hãi, những tiếng kêu gào thảm thiết của người thân và các bác sĩ trong ca trực, đứa con gái do bà T.T.D dứt ruột đẻ ra, cùng cậu ruột (em trai bà D.) vẫn hì hụi cầm dao nghiến ngấu cắt lìa các chi của mẹ.
Sự việc chỉ dừng lại khi nạn nhân khốn khổ này giẫy giụa và rơi xuống đất cùng chiếc chân đã bị cắt lìa khỏi cơ thể. Như hai kẻ vô hồn, đứa con gái và cậu ruột tay vẫn lăm lăm con dao đi đi lại lại trước cửa khu điều trị.
Người nhà một bệnh nhân trong phòng cho biết: “Chúng nó không phải con người. Lũ quỷ từ địa ngục thoát ra. Mặc mọi người kêu gào, van xin, chúng nó cứ thản nhiên ngồi ra sức cắt chân bà ấy. Thấy không đứt, chúng nó còn đút chân vào khe giường để bẻ tiếp”.
Thấy tiếng kêu thảm thiết, mọi người ùa vào, thì một cảnh như trong phim kinh dị đang diễn ra.
Có mặt tại hiện trường, ông Đức, bảo vệ bệnh viện Xanh Pôn phía cổng mặt đường Chu Văn An cho hay: “Làm bảo vệ ở đây được bao nhiêu năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh kinh dị đến vậy. Thấy tiếng kêu thảm thiết, tôi chạy lên thì thấy máu chảy lếnh láng, cổ chân bà Dung bị cắt lìa, phần đầu gối đang bị 2 con quỷ kia cắt còn dính phần da. Chưa thỏa mãn, chúng còn đút chân bà ấy vào khe giường bẻ cho đứt hẳn”. 

Clip con gái rủ cậu cắt chân mẹ làm ba khúc.

Không tin vào mắt mình khi chứng kiến cảnh tượng kinh dị này, chị L, người nhà một bệnh nhân trong phòng cho biết: “Họ vào ngồi chơi với bà ấy một lúc thì đứa con gái lao lên người ghì chặt cổ, bịt chặt miệng mẹ mình lại, tay đàn ông rút từ trong túi ra một con dao sắc lẹm và cắt bàn chân trước. Khi bàn chân đã lìa, chúng cắt đến đầu gối. Thấy còn dính tý da, chúng ra sức bẻ cho đứt hẳn”.
Con gái đang ghì chặt cổ mẹ cho cậu cắt bàn chân, cắt đầu gối mẹ.
“Quá đau đớn, bà T.T.D giẫy giụa một hồi thì tay đứa con bật ra, lúc đó mọi người mới nghe tiếng kêu thảm thiết, vội ùa đến ứng cứu. May mà bà ấy còn kêu được chứ không thì chắc chúng nó cắt cụt hết chân tay”, chị L sợ sệt nói.
Chia sẻ thêm về vụ việc kinh hoàng này, ông Đức, bảo vệ bệnh viện cho biết thêm: “Lúc được  mọi người can ngăn ra, trông mắt đứa con gái và cậu nó lạnh lẽo cô hồn. Thấy mọi người kêu gào, chúng nó ngáo ngơ như bị ma nhập”.
Ông Đức bảo vệ bệnh viện chạy lên thì chân đã lìa người, máu mê lếnh láng.
Khi phóng viên báo Người đưa tin có mặt tại hiện trường, người đàn ông xưng là anh trai nạn nhân T.T.D khóc lóc cho biết: “Nhà có 4 anh em, T.T.D là đứa em thứ 3 trong nhà và đang nằm điều trị bệnh ung thư. Người cầm dao cắt chân là cậu em út (SN 1971), còn người giữ chặt mẹ cho cậu cắt chân là con gái T.T.D”.
Xem bản đầy đủ của clip Con gái rủ cậu cắt chân mẹ thành 3 khúc ở đây.
Ông hoang mang cho biết thêm: “Mấy hôm trước thấy hai cậu cháu chúng nó bảo có một năng lượng sinh học tương thích để cứu mẹ. Lúc vào viện, cậu cháu nó thay nhau cầm tay T.T.D. Chừng 15 phút gia đình không để ý thì sự việc kinh hoàng đã diễn ra”.
Chị H, người bán trà đá trước cổng bệnh viện cho hay: “Thấy ầm ĩ, tôi cũng chạy lên xem. Nhìn cảnh chiếc chân lủng lẳng sắp lìa khỏi thân, máu mê lênh láng tôi phát ói. Bên cạnh người phụ nữ là 2 kẻ một nam một nữ, mặt mũi ngáo ngơ, tay lăm lăm con dao”.
Khi được phóng viên báo Người đưa tin hỏi, bà T.T.D vẫn hoảng loạn: "Xin đừng cắt chân tay tôi! Xin đừng cắt! Đau lắm!".
Ngay sau đó, lực lượng Công an phường Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) có mặt tại hiện trường, tạm giữ hai kẻ man rợ trên.
Hiện bà T.T. D đã qua cơn nguy kịch, nhưng khi thấy người lạ, bà vẫn tỏ ra hoảng loạn: Xin đừng cắt chân tay tôi! Xin đừng cắt! Đau lắm!
Người đưa tin sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan đến vụ việc này... 
Đoàn Tân

6 nhận xét:

  1. Những phóng viên dạng này, cùng những tờ báo đưa tin bài của họ cần phải bị đưa ra pháp luật, không chỉ xử lý hành chính.
    Chúng quá đà đến kinh tởm.
    Vấn đề là các nhà quản lý, các nhà làm luật không thấy lên tiếng là sao?

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Bẻ răng cái thằng nhà báo nói láo...ăn cháo đái bát ấy đi!

    Trả lờiXóa
  4. Giải Kền kền là sự nhắc nhở
    Minh Phong (thực hiện) Thứ Bảy, ngày 21/06/2014 07:28 AM (GMT+7)
    Sự kiện: Chuyện nghề báo nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
    (Dân Việt) Hàng tháng, một giải thưởng mang tên Kền kền được Diễn đàn Nhà báo trẻ với hơn 8.800 thành viên hoạt động trên mạng xã hội facebook bình chọn cho các bài báo “có vấn đề”. Phóng viên NTNN đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Mai Phan Lợi – Quản trị Diễn đàn Nhà báo trẻ.


    Diễn đàn Nhà báo trẻ đã tổ chức trao giải Vành khuyên cho các tác phẩm báo chí dấn thân, có ích cho xã hội. Thưa ông, tại sao lại xuất hiện thêm việc bầu chọn giải Kền kền?

    http://streaming1.danviet.vn/upload/2-2014/images/2014-06-19/1434387119-occjp1_zecp.jpg
    Nhà báo Mai Phan Lợi

    - Tôi nhớ vào tháng 6.2013, Nick Vujicic đến Việt Nam là một sự kiện truyền thông rất lớn. Sự xuất hiện của Nick đem lại sự hứng khởi, hưởng ứng rất lớn bởi anh là biểu tượng cho nghị lực, ý chí vươn lên của con người. Khi đó, một tờ báo điện tử nhân sự kiện này đã giật tít bài “Chuyện ấy" của những người như Nick”. Gần như ngay lập tức, tít bài này gây sốc lớn trên diễn đàn.

    Về nội dung bài viết không vấn đề gì, viết về vấn đề sex của người khuyết tật. Thế nhưng, tít bài đã "giết chết" bài viết. Nhiều thành viên đã đề nghị Ban quản trị diễn đàn có hình thức tỏ thái độ với những hình thức câu khách như thế, nghĩa là ăn theo tên của một người khuyết tật nổi tiếng một cách độc ác.

    Qua thảo luận, nhiều thành viên đề xuất nhiều hình thức, cuối cùng diễn đàn đã chọn tên giải là Kền kền. Việc bầu chọn dựa trên tiêu chí do diễn đàn đưa ra, các thành viên đề cử và bầu chọn, cuối cùng diễn đàn công bố kết quả. Từ đó hình thành việc bình chọn bài báo, tít bài mang tính chất phản cảm dựa trên tiêu chí "sai, hại, ác, sốc, sến, nhảm, không chuẩn mực và vụ lợi". Qua sự bình chọn này, không chỉ các toà soạn tiếp thu mà nhiều bài viết được diễn đàn trao giải được ngành chức năng nhắc nhở.

    Việc bị nêu tên trên diễn đàn với một giải thưởng không có gì vinh dự như vậy chắc hẳn khiến nhiều tác giả phiền lòng?

    "Khi mới khởi đầu, những tháng đầu tiên số lượng đề cử lên đến 16 - 17 bài nhưng càng về sau số lượng đề cử càng giảm. Có tháng như tháng 10 - 11.2013 còn không đủ để tổ chức giải, dưới 5 đề cử. "
    Nhà báo Mai Phan Lợi

    - Đánh giá về giải Kền kền vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Đã có những người bị nhận giải phản ánh với tôi: Các anh có quyền gì mà đánh giá bài viết? Tôi chỉ trả lời rằng đây là do các thành viên diễn đàn, những người cùng hoạt động trong nghề báo hoặc liên quan đánh giá.

    Họ có nhận định của cá nhân, anh cũng là một thành viên, anh có quyền phản bác lại. Các quan điểm này được tập thể quyết định công khai, rõ ràng, theo đúng quy trình. Sau đó, đa phần đều cảm thấy đây là nhận định của nhiều người trong nghề, phần lớn đều tâm phục khẩu phục vì toàn bộ quá trình đưa tiêu chí, đề cử, bầu chọn đều công khai, không ai can thiệp được, kể cả quản trị viên. Ngay như Báo Pháp Luật TP.HCM - cơ quan tôi đang công tác - cũng từng có vài bài báo được đề cử giải Kền kền. Đó là thực tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ban quản trị diễn đàn có nghĩ đến việc người ta lợi dụng giải Kền kền làm công cụ để bêu xấu phóng viên hay tòa soạn khác không?

      Giải Kền kền lần thứ 12 tháng 5.2014 đã nhận được 316 lượt bầu chọn. Kết quả như sau:
      Bài viết "Trung Quốc báo động chiến đấu cấp 3 ở biên giới Việt Trung" (GDVN) xếp thứ nhất.
      Bài viết "Bông Lan của bầu Kiên đẹp mọi nơi, đẹp quên tuổi" (VNN) đứng thứ hai.

      Giải Kền kền lần thứ 11 tháng 4.2014 có 274 lượt thành viên tham gia bầu. Kết quả như sau:
      Bài viết "Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view" của báo SKĐS xếp thứ nhất.
      Bài viết "Mai Phương Thuý ngồi "dạng háng" ăn bún đậu mắm tôm" của Phunutoday/NĐT xếp thứ 2.

      - Tôi cho rằng không hề có chuyện bêu xấu tòa soạn hay phóng viên nào cả. Đây là diễn đàn nghiệp vụ của những người làm báo, trong số gần 9.000 thành viên hiện tại có rất ít những người không liên quan đến báo chí. Nếu chúng ta nhìn thấy cái xấu, cái chưa tốt trong nghề mà không dám lên tiếng, đó mới là điều đáng sợ.

      Những diễn đàn như nhà báo trẻ ngẫu nhiên mang trách nhiệm là đấu tranh lại những cái chưa tốt trong nghề. Mục đích theo tôi không phải bêu riếu. Mình có quan điểm, xu hướng rõ ràng là bên cạnh Kền kền còn có giải Vành khuyên để tôn vinh các bài báo tốt chứ. Một tờ báo vẫn có thể vừa được đề cử Vành khuyên, vừa được đề cử Kền kền.

      Như ông nói, bài báo có sạn được đưa lên gần như được tiếp thu ngay, phải chăng đã có những tác động tích cực nhất định của giải Kền kền trên diễn đàn đối với các PV và tòa soạn?

      - Anh nói có ý đúng. Trở lại bài báo được bầu chọn giải Kền kền đầu tiên, gần đây tôi có gặp lại lãnh đạo tờ báo điện tử đó tại một quán cà phê, họ bắt tay tôi và quả thực họ vẫn nhớ lắm.

      Những lần công bố xong giải Kền kền ban quản trị không ghim lại trên đầu diễn đàn như giải Vành khuyên mà để trôi đi bởi mình không cố chấp. Bản thân những người được nêu trong các bài báo đó đã nhận thấy và sửa chữa, tiếp thu rồi. Đồng thời, người ngoài diễn đàn đánh giá rất cao khi một diễn đàn báo chí dám tự phê bình chứ không phải chỉ bảo kê cho nhau.

      Chúng ta làm nghề với nhau mới thấy rằng nhà báo rất khó tính. Trong nhiều trường hợp tác nghiệp, tính công bằng với độc giả phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức nghề nghiệp của phóng viên, tòa soạn. Ở đây tôi muốn nói rằng chúng ta hoàn toàn có thể nhen nhóm lên những điều tốt trong nghề nghiệp của mình mà không cần cơ quan quản lý nhà nước phải thò tay vào.

      Chúng ta tự nguyện hình thành và tự nguyện đưa ra nguyên tắc ứng xử, tự nguyện chấp hành. Thành viên nào vi phạm nguyên tắc sẽ bị các thành viên khác lên án và loại trừ. Tôi chỉ là người làm nghề, tôi mong muốn những người khác làm nghề cũng tốt hơn, qua đó xã hội nhìn vào nghề của chúng ta thấy tốt đẹp hơn.

      Xin cảm ơn ông!

      Xóa
    2. Ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư:Tăng mức phạt, mạnh tay đóng cửa
      giai ken ken la su nhac nho hinh anh 2

      Tình trạng lệch chuẩn ở báo chí hiện nay đặc biệt phổ biến với nhiều tờ báo mới ra đời, đặc biệt là các báo mạng, trang thông tin điện tử cần gây chú ý với độc giả để có chỗ đứng trên thị trường.
      Có thể thấy những tờ báo, trang thông tin kiểu này ít khi theo đúng định hướng, tôn chỉ mục đích mà tờ báo đó đặt ra lúc đầu, thậm chí không tuân theo quy định của các cơ quan quản lý báo chí mà chỉ nhăm nhăm đánh vào sự tò mò, hiếu kỳ của một bộ phận độc giả bằng những bài viết, đề tài giật gân mà nhiều khi không có sự kiểm chứng, như những chuyện mang tính hoang đường, kỳ bí theo kiểu đồn thổi; những chuyện loạn luân, trái với thuần phong mỹ tục…
      Chính vì điều này, chúng ta có thể nhận thấy có nhiều tờ báo như một loại sản phẩm bị biến dạng, lỗi hỏng khi phản ánh toàn mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội, 70 - 90% thông tin là trong tờ báo nói những chuyện tiêu cực, đen tối. Người đọc nếu không tỉnh táo sẽ dễ có một cái nhìn lệch lạc về xã hội.

      Để giải quyết tình trạng này triệt để, theo tôi trước hết phải xuất phát từ chính ý thức của các tòa soạn. Đừng vì lợi ích trước mắt mà cho đăng những thông tin không kiểm chứng, vô thưởng vô phạt, tự hạ thấp uy tín mình trong mắt độc giả, đồng nghiệp và không có sức sống bền lâu. Thứ hai về phía các cơ quan quản lý, cũng cần phải mạnh tay hơn với những tờ báo dạng này. Có thể tăng mức phạt lên cao hơn nữa, thậm chí có thể mạnh tay đóng cửa những tờ báo lặp lại khuyết điểm vài lần. Có như vậy, độc giả mới được hưởng một bầu không khí báo chí văn minh và trong lành hơn.

      Ông Hoàng Vĩnh Bảo -Cục trưởng Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TTTT):Khoán trắng cho cấp dưới
      giai ken ken la su nhac nho hinh anh 3



      Có mấy nguyên nhân dẫn tới tình trạng lệch chuẩn của báo chí hiện nay: Thứ nhất do các báo, trang thông tin đòi hỏi nhu cầu cạnh tranh mạnh về sức nóng của thông tin. Thứ hai là chất lượng đội ngũ và quy trình biên tập, thẩm định và kiểm chứng thông tin chưa được lãnh đạo các cơ quan báo chí này chú trọng.
      Ngoài ra, một số tờ báo chưa có tính chuyên nghiệp, làm ăn theo kiểu chộp giật, muốn đưa thông tin giật gân câu khách, câu view… Có một số đơn vị báo chí, lãnh đạo có khi chỉ chú trọng kiểm duyệt các tin bài có yếu tố chính trị mà coi nhẹ các thông tin mang yếu tố giải trí, thường khoán trắng cho các bộ phận chức năng bên dưới, và các bộ phận này lại khoán trắng cho bộ phận dưới nữa.

      Muốn chấn chỉnh tình trạng này, theo tôi phải có các giải pháp đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là bản thân các báo phải ý thức được vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin và hướng dẫn dư luận.
      Hải Phong (ghi)
      http://danviet.vn/tin-tuc/giai-ken-ken-la-su-nhac-nho-449805.html

      Xóa