Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

CHIẾN SỰ UKRAINA NGÀY 14.04.2014

 
 
Từ trưa hôm qua 13/4 (giờ Ukr), trong Bản tin 13: 36 (Giờ Ukr) Xe tăng Chính phủ vào cửa ngõ Slaviansk .
Vâng, xe tăng, đại bác của Chính phủ đã ở cửa ngõ Slaviansk từ 13:36 giờ Ukr, tức 18:36 giờ VN. Thế nhưng, cho đến 22 giờ đêm giờ Ukr, tức 3:00 sáng 14/4 giờ VN, đoàn xe vẫn dậm chân tại chỗ, không tiến được vào thành phố.
Tình hình bên trong Slaviansk vẫn bình thường. Một số cơ quan truyền thông nói rằng trong thành phố đã xuất hiện 500 chiến binh "Cánh phải" hóa ra chỉ là đồn nhảm.

 Xem video clip:

14.04.2014 Slaviansk (Славянск) vẫn đứng vững 

Ông bộ trưởng bộ Nội vụ Ukraina thông báo đã có những người chết cả từ 2 phía. Phía chính phủ có 1 sỹ quan an ninh đặc biệt bị chết và một số chiến binh bị thương. Cũng ông Bộ trưởng Nội vụ nói thì phái Chính phủ đã tiêu diệt một chốt kiểm soát của bên lực lượng tự vệ Donbass. Thế nhưng, bên lực lượng tự vệ Donbass bác bỏ tin này. Bên lực lượng tự vệ cũng không thừa nhận rằng họ bắn viên sĩ quan An ninh đặc biệt. Thật tình cờ cuối ngày hôm qua có 1 người tung lên mạng đoạn video clip mà họ vô tình quay và ghi được cả lời nói trước khi viên sĩ quan này hy sinh. Người quay video clip là một người lái xe tình cờ đi qua đường. Theo lời viên sĩ quan trước khi chết và nhân chứng quay video clip thì có một số người sử dụng một chiếc xe ô tô của Công ty dịch vụ bảo vệ lớn nhất Ukraina là Cty "Явир 2000". Khi đi ngang xe của viên sĩ quan, những người trong xe "Явир 2000" bất ngờ nổ súng.
Viên sĩ quan đặc nhiệm Alfa - "Альфа" bị chết đầu tiên trong chiến dịch, theo thông tin từ tờ Người đưa tin của Ukraina, tên là Ghennadi Biluitrenko- Геннадий Билыченко, 42 tuổi. 
Theo tờ Người đưa tin, Tại Slaviansk, các thành viên lực lượng Dân quân Donbass bắt giữ 1 xe tải chở đầy lựu đạn và cả hệ thống tên lửa Grad.
 
Cơ quan An ninh Ukraina đã thừa nhận có sự kiện này và cho biết thêm: CHỦ NHÂN CỦA CHIẾC XE TẢI VŨ KHÍ NÀY LÀ CÁC NHÓM DÂN TỘC CỰC HỮU UKRAINA!
http://www.vesti.ru/doc.html?id=1476403
Ông Bộ trưởng Nội vụ nói Chính phủ của ông đang mở chiến dịch lớn để tiêu diệt "những kẻ khủng bố", đang chiếm cứ TP Slaviansk. Thế nhưng ta hãy xem trong video clip trên: Những tên khủng bố là ai? Là bà cụ già, là cô bạn trẻ rất xinh đẹp Slaviansk trong clip đó hay sao? Hay những ông bà già- cư dân Slaviansk dưới đây là "những kẻ khủng bố"?
Xem video clip:

Những ông bà già người Slaviansk này là "những kẻ khủng bố?

Trong khi cánh chủ lực quân chính phủ đánh chiếm Slaviansk thì nhân dân Donbass tiếp tục nổ dậy, giải phóng thành phố của mình.
Tin mới nhất, TP MARIUPOL- Мариуполь- thành phố lớn thứ 2 của tỉnh Donetsk, lớn thứ 5 của cả Ukraina cũng vừa được giải phóng. 
 
Như vậy, đến nay, ở tỉnh Donetsk đã có 9 thành phố nằm dưới quyền quản lý của nhân dân:
1- Slaviansk - Славянск
2- Krashi Liman- Красный Лиман,
3- KrasnoArmeisk- Красноармейск
4- Druskov- Дружковк
5- Kramatorc.
6- TP Artemobsk
7- Enakiev- Енакиев
8- Kharzyzsk- Харцызск
9- TP MARIUPOL- Мариуполь

Dương Thành

19 nhận xét:

  1. Chỉ có oánh nhau thôi mà ... cũng lâu thế nhỉ !

    Trả lờiXóa
  2. Ở tỉnh Donetsk đã có 9 thành phố nằm dưới quyền quản lý của nhân dân, sai bét bạn Dương Thành, quyền quản lý của lính Nga mới chính xác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Dân quân tự vệ"!

      Thì cái sai này, có ai dám nói không: Kiev đang nằm trong tay đám đầu sỏ?

      Xóa
  3. Vì sao Kiev đàn áp thẳng tay biểu tình đông Ukraine?


    Lý do thứ nhất: Được CIA bật đèn xanh

    Ngày 13/04, Hãng tin Nga Interfax dẫn nguồn tin bí mật từ Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine cho biết, giám đốc CIA John Brennan đã đến thăm thủ đô Ukraine vào ngày 12-04 dưới một cái tên giả.

    Interfax cho rằng, có khả năng chính Brennan là người khởi xướng chiến dịch quân sự ở Slavyansk. Bởi nếu không được Hoa Kỳ, mà trực tiếp là CIA hậu thuẫn, Kiev sẽ không dám đưa ra các hành động quyết liệt chống người biểu tình.

    Điều đáng nói là trong khi Giám đốc CIA “lén lút” đến Kiev thì cũng trong ngày hôm đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn kêu gọi người đồng cấp Nga Sergei Lavrov kiềm chế, thực hiện những bước đi nhằm xuống thang tình hình căng thẳng ở Ukraine, trong cuộc điện đàm giữa 2 vị Ngoại trưởng.

    Rồi tiếp theo, ngày 13/04, chiến dịch đàn áp biểu tình bằng vũ lực của Trung tâm chống khủng bố của Bộ An ninh Ukraine đã bắt đầu triển khai “lập lại trật tự” ở Slavyansk, với sự tham gia của tất cả các lực lượng vũ trang của đất nước. Đã có thương vong và đổ máu tại miền đông Ukraine.

    "Lực lượng dân quân Donetsk" đang canh giữ một đồn cảnh sát

    Lý do thứ 2: Sự tham gia của những tổ chức cực đoan khát máu

    Trong thành phần tham gia trấn áp biểu tình do Kiev phái tới phía đông có cả lực lượng Tự vệ Madai và một nhóm nhỏ của tổ chức cấp tiến “Khu vực cánh hữu” (Pravyi sector), đây là những kẻ đã tấn công cảnh sát trong chính biến tại Quảng trường Độc Lập ở Kiev.

    Trên trang của Pravyi Sektor trong mạng xã hội Nga Vkontakte, thủ lĩnh của tổ chức này là Dmitry Yarosh đã công khai kêu gọi các lực lượng chống Nga, đặc biệt là lãnh đạo khủng bố Chechnya Doku Umarov thực hiện hành động khủng bố nước Nga.

    Mới cách đây 2 tuần, chính quyền nước này đã tính đến việc tước vũ khí, cấm tổ chức dân tộc chủ nghĩa mang tên "Khu vực cánh hữu” này hoạt động, vì đã tấn công, uy hiếp Verkhovnaya Rada (Quốc hội) vào đêm rạng sáng 28-03.

    Thậm chí, Cao ủy Ngoại giao EU là bà Catherine Ashton đã lên án hành động “uy hiếp nền dân chủ”, kêu gọi "Pravyi sector” nhanh chóng đầu hàng, nộp vũ khí cho chính quyền.

    Thế nhưng, khi tình hình phía đông Ukraine nảy sinh bất ổn thì vấn đề này đã lặng lẽ “chìm xuồng”, đến giờ đã rõ là do cần lực lượng trấn áp biểu tình nên Kiev đã thỏa hiệp, đưa những phần tử cực đoan này vào thành phần “đoàn đặc nhiệm”, trao súng cho chúng đi đàn áp người biểu tình ở miền đông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lý do thứ 3: Xuất hiện của lính đánh thuê của Mỹ ở Ukraine

      Báo chí Mỹ và Anh tuyên bố có nguồn tin xác thực cho biết, Kiev sẽ huy động tới 1800 lính đánh thuê Mỹ, trà trộn trong lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Sokol tham gia trấn áp người biểu tình. Chúng bị nhận diện là lính đánh thuê của các công ty an ninh tư nhân Mỹ là Greystone và Blackwater trà trộn trong lực lượng Sokol.
      Lính đánh thuê người Mỹ bị nghi ngờ đang trà trộn trong lực lượng đặc nhiệm Sokol của Ukraine

      Lính đánh thuê người Mỹ bị nghi ngờ đang trà trộn trong lực lượng đặc nhiệm Sokol của Ukraine

      Lính đánh thuê được trang bị y như các đơn vị đặc nhiệm của Kiev với quân trang, quân phục Ukraine, súng trường Kalashnikov, súng ngắn Makarov… Sự khác biệt duy nhất là thiết bị liên lạc thuộc các kênh thông tin không phải của quân đội. Các chuyên gia quân sự nhận định, xét theo loại thiết bị này có thể thấy, đây không phải là nhóm đặc nhiệm Ukraine.

      Lực lượng “đâm thuê, chém mướn” này dễ dàng đóng giả các lực lượng đặc nhiệm do họ được đào tạo và huấn luyện như bất kỳ lực lượng đặc nhiệm nào. Đặc điểm duy nhất là sự vắng mặt hoàn toàn của phẩm chất đạo đức. Họ không bị hạn chế bởi các cảm xúc con người. Chính vì vậy, người ta mới sử dụng lính đánh thuê làm công cụ đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình.

      Lực lượng lính đánh thuê này đơn thuần chỉ là những kẻ chuyên “nhận tiền và giết chóc”, không tình cảm, không người thân ở Ukraine nên có thể thẳng tay trấn áp người biểu tình. Đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy, Kiev sẽ trấn áp không run tay đối với người biểu tình ở 3 tỉnh phía đông Ukraine.

      Xóa
    2. Lý do thứ 4: Kiev cảnh sát ở phía tây Ukraine sang trấn áp người biểu tình ở phía đông

      Ngày 12-04, lực lượng cảnh sát Berkut ở Crimea đã đưa ra thông cáo là theo một số nguồn tin nội bộ ngành cảnh sát, sau khi lực lượng đặc nhiệm “Alpha” từ chối đàn áp biểu tình, lực lượng cảnh sát sở tại không can thiệp, còn lực lượng Berkut phía đông nổi dậy, Kiev đã ra lệnh cho cảnh sát phía Tây Ukraine phải chống lại người dân miền Đông Nam đất nước.

      Dấu hiệu thứ 4 này cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân là lực lượng cảnh sát sở tại đã ngả theo nhân dân hoặc trung lập vì không muốn đối phó với chính người thân của mình. Thiếu thốn lực lượng đã buộc Kiev phải điều động thêm cảnh sát ở phía Tây sang.

      Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, điều này vẫn làm người ta thấy lo lắng. Kiev chọn những cảnh sát ở vùng miền khác, không có quan hệ họ hàng thân thích với những người biểu tình, do đó có thể đàn áp thẳng tay, không nể nang gì.
      Ngày 13-04, trực thăng quân sự Ukraine đã quần thảo trên bầu trợi thành phố Slavyansk
      Ngày 13-04, trực thăng quân sự Ukraine đã quần thảo trên bầu trời thành phố Slavyansk

      Dấu hiệu thứ 4 này gợi cho người ta nhớ đến “Vụ thảm sát Thiên An Môn” nổ ra ngày 04-06-1989. Khi đó, để trấn áp lực lượng biểu tình sinh viên, Bắc Kinh đã trưng dụng lực lượng cảnh sát ở các tỉnh và lực lượng quân đội ở các đại quân khu không thuộc Bắc Kinh để tham gia trấn áp.

      Lực lượng quân đội Trung Quốc ở các vùng miền khác tới đã sử dụng xe tăng, xe bọc thép, máy bủi, máy xúc để đè bẹp đám đông biểu tình, gây ra cái chết thảm thương của hàng ngàn con người trong một vụ án được gọi là “thảm án thế kỷ”.

      Như vậy, cả 4 dấu hiệu trên đều quy chiếu về một kết luận duy nhất, Kiev không cam chịu để 3 tỉnh phía đông tuột khỏi tay mình, họ sẽ dùng mọi cách, kể cả huy động quân đội chính quy vào cuộc để đập tan thành lũy của người biểu tình ở 3 tỉnh Lugansk, Donetsk, Kharkov.

      Với sự hơn hẳn về lực lượng quân sự đông đảo, trang bị vũ khí nặng, có thể dự đoán rằng, nếu không có gì đột biến, người biểu tình ở phía đông Ukraine sẽ nhanh chóng bị Kiev đè bẹp, hậu quả xảy ra sẽ rất thảm khốc.

      Hiện nay, cuộc trấn áp đã chính thức bắt đầu, lực lượng an ninh Ukraine đang bao vậy vòng ngoài các thành phố trực thuộc Donetsk. Tuy nhiên, chắc chắn Nga sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Hành động của Moscow sẽ là yếu tố quyết định việc Kiev có đạt được mục đích hay không.
      Đất Việt
      http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/4-dau-hieu-kiev-dan-ap-thang-tay-bieu-tinh-dong-ukraine-3033788/

      Xóa
  4. Kharkov, Donetsk và Lugansk, các kịch bản của nó có nét gì đó giống Crimea. Đầu tiên là các cuộc tuần hành phản đối chính quyền mới ở Kiev, ủng hộ Crimea, sau đó là các cuộc biểu tình lớn đòi Liên bang hóa Ukraine, tiếp theo là hành động đánh chiếm các tòa nhà công quyền ở các tỉnh, tuyên bố độc lập và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề sát nhập vào Nga.
    Một kịch bản

    Một kịch bản "Gruzia thứ 2" liệu có được tái hiện ở Ukraine?

    Dễ nhận thấy, tình cảm của người dân miền đông Ukraine hướng về Moscow là yếu tố cơ bản nhất, cần thiết nhất để 3 thành phố trên đảm bảo độc lập và sát nhập vào Nga. Tuy nhiên điều kiện đủ, tức là sự hiện diện quân sự để bảo vệ người biểu tình chống lại sự trấn áp của chính quyền Kiev là điều Moscow còn thiếu. Nếu không có nó, trước sau Kiev cũng trấn áp được lực lượng dân quân thân Nga.

    Hiện nay, nếu như những tuyên bố của NATO về một lực lượng quân sự lớn của Nga đang hiện diện ở biên giới giữa 2 nước là đúng, thì Nga cũng đã tính đến điều này. Điều ông Putin cần hiện nay là một “cái cớ” để đường đường chính chính đưa quân vượt biên sang Ukraine, hoàn tất điều kiện đủ. Dường như ở đây có sự liên hệ với “cuộc chiến 5 ngày” ở Gruzia năm 2008.

    Mặc dù Kiev cũng đã hứa hẹn có thể xem xét quy chế Liên bang nhưng cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của các thành phố miền đông rất có thể là điểm mấu chốt của việc có hay không phát sinh xung đột.

    Một “quy chế độc lập quá trớn” hoặc quyết định sát nhập vào Nga sẽ không bao giờ được chính phủ mới thân phương Tây của Ukraine chấp nhận. Họ không bao giờ cho phép điều này xảy ra. Một kết quả bất lợi cho Kiev là điều có thể đoán trước và phản ứng của Ukraine về vấn đề này có ý nghĩa quyết định đến những hành động tiếp theo của Nga.

    Có khá nhiều điểm tương đồng giữa tình hình Ukraine hiện nay với Gruzia trước kia, Crimea các thành phố miền đông Ukraine cũng không khác gì Nam Ossetia và Abkhazia trước đây. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “Cuộc chiến tranh 5 ngày” giữa Nga và Gruzia rất có thể sẽ tái hiện ở miền đông Ukraine lần này, nếu Ukraine trấn áp biểu tình bằng bạo lực.

    Ossetia nằm bên dãy Caucasus và được chia thành hai phần: Bắc Ossetia là một nước cộng hòa thuộc Nga, còn tỉnh Nam Ossetia với phần lớn là người Nga, vốn thuộc Gruzia nhưng đã tuyên bố ly khai kể từ cuộc xung đột đầu những năm 1990.

    Chính quyền ly khai muốn sát nhập vào Nga, nhưng Gruzia kiên quyết khẳng định đây vẫn là lãnh thổ của họ dù Tbilisi đã mất quyền kiểm soát thực tế khu vực này trong 15 năm và hầu hết dân cư Nam Ossetia có quốc tịch Nga.

    “Cuộc chiến tranh 5 ngày” được khơi mào vào sáng sớm 7-8-2008, mở đầu bằng cuộc tấn công của quân đội Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia. Ngay lập tức, Tổng thống Medvedev hạ lệnh tấn công, đồng thời ông Putin (lúc đó đang làm Thủ tướng) đã bỏ Thế vận hội Bắc Kinh đã bay về Nga chỉ đạo tác chiến.

    Ngày hôm sau - 08/08, quân đội Nga đã tấn công, đánh lui các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi tiếp tục truy đuổi quân đội nước này tới gần Tbilisi mới dừng lại và tuyên bố ngừng bắn vào ngày 12-08. Sau đó, vào ngày 26-08, Nga đã công nhận quyền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia.

    Vậy là, chỉ cần một hành động thiếu thận trọng, xua quân tấn công Nam Ossetia của Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili mà nước này đã mất đi 2 bộ phận lãnh thổ, đồng thời đất nước và quân đội cũng chịu những tổn thất nặng nề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kịch bản “Gruzia thứ 2” đang theo đúng ý Nga

      Có cảm giác hiện nay Moscow cũng đang “rình mồi”, chờ đợi 1 động thái mang tính “manh động” của Kiev, giống như trước đây Gruzia bất chấp hậu quả, tấn công Nam Osetia, là có cớ để ra tay.
      Các bức ảnh NATO công bố hôm 10-04 cho thấy Nga đang tập trung 40.000 quân và số lượng lớn máy bay chiến đấu, trực thăng và tăng-thiết giáp ở khu vực biên giới giữa 2 nước

      Các bức ảnh NATO công bố hôm 10-04 cho thấy Nga đang tập trung 40.000 quân và số lượng lớn máy bay chiến đấu, trực thăng và tăng-thiết giáp ở khu vực biên giới giữa 2 nước

      Việc Ukraine triển khai lực lượng chuẩn bị đàn áp người biểu tình ở 3 tỉnh này hoàn toàn nằm trong tính toán của Nga, chỉ cần Kiev không thận trọng, máu đổ ở Kharkov hoặc Donetsk hay Lugansk là quân Nga sẽ tràn qua biên giới. Đây chính là yếu tố quyết định dẫn đến một kịch bản kiểu “Gruzia thứ 2”.

      Các diễn biến gần đây dường như đang lặp lại y nguyên “kịch bản phần 1” ở Crimea. Sau khi các tỉnh Donetsk và Kharkov tuyên bố độc lập và tự xưng là “Nước cộng hòa nhân dân”, dự kiến trưng cầu dân ý để quyết định sát nhập vào Nga vào ngày 11-5, tỉnh Lugansk cũng đang theo gương của họ.

      Mới đây nhất, ngày 12-04, Thị trưởng thành phố Slavyansk thuộc tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine đã công khai tuyên bố chống lại chính quyền Kiev đồng thời thông báo, đông đảo nhân dân đã đổ ra đường để hỗ trợ lực lượng dân quân chiếm giữ hầu hết trụ sở cơ quan công quyền ở thành phố này.

      Trong số các tòa nhà công quyền ở Slavyansk đã bị chiếm giữ, có cả trụ sở Bộ Nội vụ và cơ quan an ninh. Cờ Ukraine trên các tòa nhà công quyền đã được hạ xuống và quốc kỳ Nga đã được kéo lên. Hiện các nhóm vũ trang, được gọi chung là “Lực lượng dân quân Donetsk” đang canh giữ những địa điểm này.
      Các tay súng bịt mặt canh gác đồn cảnh sát vừa chiếm giữ ở Slavyansk ngày 12-4

      Các tay súng bịt mặt canh gác đồn cảnh sát vừa chiếm giữ ở Slavyansk ngày 12-4

      Điều đáng nói là Lực lượng dân quân Donetsk cũng mặc quân phục ngụy trang, bịt mặt và có vũ khí. Họ đã khai hỏa và sử dụng lựu đạn cay, lựu đạn gây choáng để chiếm giữ các công sở ở Sloviansk. Hành động này cũng tương tự như thủ đoạn của lực lượng dân quân Cossacks đánh chiếm các cơ quan công quyền trước khi quân Nga tràn ngập bán đảo.

      Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov gọi các tay súng này là “khủng bố" và nói “lực lượng đặc nhiệm” đã được điều động đến sẽ đẩy lùi các cuộc tấn công để thu hồi lại trụ sở các cơ quan chính phủ. Đây có thể là điều mà Nga đã lường trước, bất cứ hành động thiếu thận trọng nào của Kiev có thể khiến tình hình ở đây đi theo chiều hướng mà Nga mong muốn.

      Xóa
    2. Trong 3 ngày nay, các quan chức chính phủ Nga liên tục tuyên bố lên án hành động trấn áp bạo lực của Ukraine và phản đối việc Kiev tuyển mộ lính đánh thuê và đưa các phần tử cực đoan của tổ chức “Khu vực cánh hữu”, mà trước đó Kiev đã định cấm hoạt động vào lực lượng trấn áp biểu tình.

      Ngày 12-04, Ngoại trưởng Lavrov đã bày tỏ lo ngại về khả năng Kiev dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây để làm cho tình hình xung đột leo thang ở các tỉnh, thành phố đông-nam Ukraine. Đồng thời, ông cũng nhắc nhở Kiev “thể hiện trách nhiệm trước nhân dân và đất nước” để tìm kiếm một giải pháp chính trị.

      Trước đó, ngày 08-04, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Viktor Ozerov cho biết, quyết định ngày 01-03 của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) cho phép Tổng thống Putin can thiệp quân sự vào Ukraine “vẫn còn hiệu lực”.
      Lực lượng biểu tình có vũ trang chiếm văn phòng công tố tại Donetsk sáng 12-4

      Lực lượng biểu tình có vũ trang chiếm văn phòng công tố tại Donetsk sáng 12-4

      Ông nhấn mạnh, tuy Nga không có ý định đưa quân vào Ukraine nhưng nếu “chính quyền Kiev sử dụng quân đội hoặc lực lượng đặc biệt để đàn áp người dân khu vực phía đông Ukraine, Nga có thể ngay lập tức tiến hành cuộc can thiệp quân sự”. Và Tổng thống Putin có thể sử dụng quyền hạn được Quốc hội trao bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết.

      Điều này còn có ý nghĩa gì khác ngoài việc Nga đang chuẩn bị “chứng cớ ngoại phạm” và “dọn dẹp dư luận” cho các hành động quân sự trong tương lai? Chỉ cần Kiev gây ra những đổ máu không cần thiết là Nga có cớ để ra tay.

      Nói điều này nghe có vẻ như Nga hơi thủ đoạn nhưng mỗi hành động quân sự đều phải có những lí do chính đáng hoặc không chính đáng để bao biện. Vì thế, chắc chắn là không có hành động trấn áp bạo lực của Kiev thì Moscow không có cớ gì can thiệp vào các tỉnh phía đông Ukraine.

      Điều này có thể thấy qua sự kiện Nga sát nhập Crimea. Nếu không có bạo loạn ở quảng trường Độc Lập dẫn đến việc Tổng thống Yanukovych bị lật đổ thì hiện giờ quan hệ Moscow-Kiev vẫn êm đẹp và chắc chắn là Crimea vẫn còn thuộc lãnh thổ của Ukraine.

      Biến cố chính trị tháng 2 ở Kiev đã khiến Ukraine mất đi một phần lãnh thổ là Crimea, còn những hành động thiếu suy nghĩ của chính quyền mới được dựng lên ở miền đông Ukraine, rất có thể sẽ khiến nước này mất thêm những vùng đất mới ngay trong tháng 4 này.

      Xóa
    3. Đây là hậu quả tất yếu của bọn người Ucrrina ngu xuẩn thân Mỹ và phương Tây.

      Xóa
    4. Không lường hết trước các hậu quả nên lão đã có 1 nước cờ sai và đang rất đau đầu đây. Các đệ tử hãy bớt phán lung tung đi để ta còn đầu óc nhanh chóng tìm lối thoát đã nhé!

      Xóa
  5. Ông Yanukovych: Nhân dân Ukraina sẽ không phục tùng độc tài dân tộc chủ nghĩa

    Phát biểu tại cuộc họp báo ở Rostov-na-Donu, ông Viktor Yanukovych kêu gọi người Ukraina gìn giữ sự thống nhất của Ukraina và bảo vệ đất nước mình.

    Ông nhấn mạnh rằng thứ mà đất nước cần bây giờ không phải là bầu cử sớm, mà là đối thoại.

    Vị Tổng thống bị lật đổ của Ukraina kêu gọi các quân nhân không tuân phục mệnh lệnh của những kẻ tội phạm và không nổ súng bắn vào người dân Ukraina. Ông tuyên bố, tân chính quyền Kiev sẽ phải "chịu trách nhiệm hình sự", và khẳng định rằng trong các sự kiện ở Ukraina có phần tham gia của Hoa Kỳ, hành động theo kênh ngoại giao và thông qua cơ quan tình báo. Ông Yanukovych nhấn mạnh rằng chính quyền Kiev quyết định tiến hành chiến dịch quân sự tại khu vực Donetsk sau cuộc gặp Giám đốc CIA John Brennan.

    Ông Yanukovych cảnh báo: Ukraina đang tiến tới phá sản, còn nhân dân không bao giờ chấp nhận độc tài dân tộc chủ nghĩa, - như ITAR-TASS đưa tin.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_14/271165586/

    Trả lờiXóa

  6. 13 tháng tư 2014, 18:40
    Ngoại trưởng Thụy Điển: Ukraina trên thực tế đã phá sản

    Ukraina trên thực tế đã phá sản, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Carl Bildt nhận định.

    Ông bày tỏ quan điểm trên vào ngày thứ Bảy, trong chuyến thăm thành phố Odessa.

    “Tình hình thực sự là xấu. Tôi hy vọng rằng với gói cải cách mà IMF tài trợ, tình hình sẽ được cải thiện, và những biện pháp mà chính phủ Ukraina đưa ra sẽ không cho phép đất nước rơi vào tình trạng khi phải làm tất cả những thủ tục cần thiết cho việc này với những hậu quả pháp lý tương ứng”,- ông Bildt nói thêm.

    Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao cũng lưu ý rằng khối lượng viện trợ nước ngoài đáng kể sẽ đồng thời với sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn việc phân phối chúng. Ông nhấn mạnh rằng phương Tây không thể chấp nhận nếu như tiền sẽ rơi vào tay tư nhân.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_13/271152903/

    Trả lờiXóa
  7. Nuoc Nga se len tieng, se hanh dong

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này còn phụ thuộc vào cái đầu của mấy mấy đệ tử (chó) của ta ở Ucraina, mặc dù ta đã cử cả 1 quan chức có kinh nghiệm sang chỉ bảo. Nếu mấy con chó này tiếp tục ngu thì điều mà ông nói sẽ thành sự thật đấy. Từ việc này cho thấy nuôi chó đúng là không phải việc dễ dàng gì.

      Xóa
  8. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Vô tích sự. Chán!

    Trả lờiXóa
  9. Kiev định vác Grad để tẩn dân ly khai, kinh khủng thật. Kiev mà để "nhỡ tay" Grad vào dân thì Kiev lên thớt là cái chắc.

    Hồi chiến tranh biên giới 1979, Việt ta dùng Grad đời cũ tẩn Tàu khựa, 1 lần bắn cả dàn mà xơi nguyên cả tiểu đoàn lính tàu khựa với diện tích sát thương tròm trèm 1 sân vận động nho nhỏ. Độ chính xác không cao như tên lửa có dẫn đường nhưng diện tích sát thương rất rộng.

    Nhắc lại càng cảm ơn các bác Nga ngố ngày xưa giúp dân Việt ta.

    Trả lờiXóa