Lời
dẫn: 39 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975 lịch sử. Với sự trợ giúp
của công nghệ thông tin, thế hệ trẻ chúng ta hôm nay có rất nhiều điều
kiện thuận lợi để tìm hiểu về sự thật những trang lịch sử hào hùng của
dân tộc. Ngoài những trang sách giáo khoa được học tập trong trường phổ
thông hay ở giảng đường đại học; ngoài những trang hồi ký cả các vị
tướng lĩnh cách mạng, chẳng có ai cấm cản chúng ta tìm đọc những cuốn
sách, những bài báo của những người ở bên kia chiến tuyến.
Dịp
30/4 năm ngoái, Google.tienlang đã đăng toàn văn cuốn sách "55 ngày chế
độ Sài Gòn sụp đổ" của Alan Dawson. Tiếc rằng blog cũ của chúng tôi đã
bị chiếm đoạt. Kỷ niệm ngày Giải phóng Sài Gòn năm nay, chúng tôi xin
đăng lại cuốn sách này...
************
*************
Trong số lính thuỷ quân lục chiến ở bờ sông Mỹ Chánh ấy có Đức đã chạy ở
Quảng Trị về. Đức chẳng nghĩ đến chuyện sợ hãi. Tiếng đạn pháo rơi
xuống Huế không làm cho anh ta lo ngại. Khu vực của anh ta yên lặng. Đức
nằm ở dãy phòng tuyến và chẳng hề sợ khi nghĩ đến một cuộc tấn công.
Một cuộc đột kích của đặc công khó có thể xảy ra. Pháo kích là chuyện có
khả năng nhất, nhưng lo về nó chẳng có cách nào ngoài việc chui xuống
hố cầu nguyện. Bất cứ một cuộc tấn công lớn nào cũng sẽ chạm đám thuỷ
quân lục chiến trước khi đến Đức. Anh ta sẽ có khối thì giờ để chuẩn bị
chiến đấu hoặc bỏ chạy. Anh ta nghĩ, có lẽ phải chạy. Thật kỳ cục ,một
tuần lễ trước, bỏ chạy là chuyện anh ta nghĩ đến sau cùng, còn giờ đây,
nó lại ngự trị trong đầu.
Cái ý nghĩ bỏ chạy khỏi chiến trường, khi điều mà anh ta đã được dạy là bám trụ chiến đấu và tấn công không còn hấp dẫn đối với Đức. Khi bàn với bạn bè, thì nó càng trở nên là điều chấp nhận được. Chiến đấu để rồi chết là điều ngu xuẩn khi cuộc tấn công thế nào cũng tràn ngập vị trí của mình. Một thuỷ quân lục chiến nói được tiếng Anh dịch lại thành ngữ của Mỹ “Advance to the rear” (tiến về phía sau).
Lần đầu tiên trong đơn vị của Đức, chuyện rút lui trở thành giải pháp chấp nhận được để thay cho việc tiến tới. Họ đã biết chuyện rút lui khỏi vùng cao nguyên. Họ đã biết chính tổng thống của họ ra lệnh ấy. Nếu cả cao nguyên còn chẳng có nghĩa lý gì thì Mỹ Chánh có nghĩa gì nữa? Về mặt tâm lý, đây là mầm mống nản chí khổng lồ đã gieo vào quân đội Sài Gòn. Chính lệnh rút lui khỏi cao nguyên của Thiệu đã cấy vào đầu óc binh sĩ ý nghĩ rút lui nếu không muốn nói là đầu hàng.
Khi Đức ngồi trong giao thông hào đêm ấy, bàn chân anh ta hơi co lên khỏi cái mặt đất lạnh và ẩm ướt, thì sờ sờ trong tâm trí anh ta là chuyện bỏ chạy, là ý nghĩ chạy khỏi chiến đấu để tìm lấy cái sống. Phần lớn những người còn lại trong cái đội quân 1 triệu người của Sài Gòn đã nghĩ tương tự như vậy trong đêm ấy.
Binh nhì Đức đang thẫn thờ ngắm dòng sông Mỹ Chánh thì trận tấn công bắt đầu. Một lần nữa, lại cũng những chiếc xe tăng Bắc Việt Nam đã đánh bật lữ đoàn thuỷ quân lục chiến 2.500 người này ở giữa tỉnh Quảng Trị. Giờ đây, từ hướng Đông và dọc theo bờ Nam sông Mỹ Chánh, những chiếc xe tăng xuất hiện, những chiếc xích sắt nghiến ken két, nghe rõ mồn một trong cái đêm quang đãng vẫn còn lành lạnh của mùa xuân. Đức có thể thấy có một khẩu súng gần anh ta nhả đạn. Pháo binh Sài Gòn bắn rải rác xung quanh thuỷ quân lục chiến. Các xe tăng Bắc Việt Nam loại T.54 và xe lội nước PT.76 đang bắn thẳng vào phòng tuyến thuỷ quân lục chiến. Các tay súng đại liên, với các loại súng cỡ đạn 7,62 và 12,7 ló đầu khỏi tháp pháo, nhả đạn như mưa vào thuỷ quân lục chiến.
Sẽ không dễ gì khi rút lui lần này, Đức nghĩ vậy. Lần trước, xe tăng không bắn, bật đèn cho thuỷ quân lục chiến thấy đường mà chạy về nam Mỹ Chánh.
Giờ đây rút lui sẽ là nhận lấy một tràng đạn ghim sau lưng. Một quả đạn pháo của xe tăng xé gió bay về hướng anh ta. Anh ta rút vào hố cá nhân tránh nó. Quả đạn nổ, văng một ít đất lên người Đức. Anh ta không hề biết gì nhưng lỗ tai bị ù đặc.
Xe tăng Quân Giải phóng vượt sông.
Cái ý nghĩ bỏ chạy khỏi chiến trường, khi điều mà anh ta đã được dạy là bám trụ chiến đấu và tấn công không còn hấp dẫn đối với Đức. Khi bàn với bạn bè, thì nó càng trở nên là điều chấp nhận được. Chiến đấu để rồi chết là điều ngu xuẩn khi cuộc tấn công thế nào cũng tràn ngập vị trí của mình. Một thuỷ quân lục chiến nói được tiếng Anh dịch lại thành ngữ của Mỹ “Advance to the rear” (tiến về phía sau).
Lần đầu tiên trong đơn vị của Đức, chuyện rút lui trở thành giải pháp chấp nhận được để thay cho việc tiến tới. Họ đã biết chuyện rút lui khỏi vùng cao nguyên. Họ đã biết chính tổng thống của họ ra lệnh ấy. Nếu cả cao nguyên còn chẳng có nghĩa lý gì thì Mỹ Chánh có nghĩa gì nữa? Về mặt tâm lý, đây là mầm mống nản chí khổng lồ đã gieo vào quân đội Sài Gòn. Chính lệnh rút lui khỏi cao nguyên của Thiệu đã cấy vào đầu óc binh sĩ ý nghĩ rút lui nếu không muốn nói là đầu hàng.
Khi Đức ngồi trong giao thông hào đêm ấy, bàn chân anh ta hơi co lên khỏi cái mặt đất lạnh và ẩm ướt, thì sờ sờ trong tâm trí anh ta là chuyện bỏ chạy, là ý nghĩ chạy khỏi chiến đấu để tìm lấy cái sống. Phần lớn những người còn lại trong cái đội quân 1 triệu người của Sài Gòn đã nghĩ tương tự như vậy trong đêm ấy.
Binh nhì Đức đang thẫn thờ ngắm dòng sông Mỹ Chánh thì trận tấn công bắt đầu. Một lần nữa, lại cũng những chiếc xe tăng Bắc Việt Nam đã đánh bật lữ đoàn thuỷ quân lục chiến 2.500 người này ở giữa tỉnh Quảng Trị. Giờ đây, từ hướng Đông và dọc theo bờ Nam sông Mỹ Chánh, những chiếc xe tăng xuất hiện, những chiếc xích sắt nghiến ken két, nghe rõ mồn một trong cái đêm quang đãng vẫn còn lành lạnh của mùa xuân. Đức có thể thấy có một khẩu súng gần anh ta nhả đạn. Pháo binh Sài Gòn bắn rải rác xung quanh thuỷ quân lục chiến. Các xe tăng Bắc Việt Nam loại T.54 và xe lội nước PT.76 đang bắn thẳng vào phòng tuyến thuỷ quân lục chiến. Các tay súng đại liên, với các loại súng cỡ đạn 7,62 và 12,7 ló đầu khỏi tháp pháo, nhả đạn như mưa vào thuỷ quân lục chiến.
Sẽ không dễ gì khi rút lui lần này, Đức nghĩ vậy. Lần trước, xe tăng không bắn, bật đèn cho thuỷ quân lục chiến thấy đường mà chạy về nam Mỹ Chánh.
Giờ đây rút lui sẽ là nhận lấy một tràng đạn ghim sau lưng. Một quả đạn pháo của xe tăng xé gió bay về hướng anh ta. Anh ta rút vào hố cá nhân tránh nó. Quả đạn nổ, văng một ít đất lên người Đức. Anh ta không hề biết gì nhưng lỗ tai bị ù đặc.
Xe tăng Quân Giải phóng vượt sông.
Khi đỡ ù tai, anh ta nghe được một thứ âm thanh mới ở trong trước mặt
bên kia sông. Xe tăng Bắc Việt Nam đang từ phía Bắc tới. Đây mới là vấn
đề. Với hoả lực yểm trợ tốt, lính cộng sản ngồi gọn trong xe tăng lội
nước PT.76 băng qua sông đổ bộ lên ngay sở chỉ huy lực lượng của Đức.
Nhiều người đang bị giết trên vành đai phòng thủ. Tiếng kêu la của số người bị thương vọng đến tai Đức, trong khi tiếng súng lặng đi. Lực lượng này của cộng sản rõ ràng lớn hơn ngay cả lực lượng đã đuổi toàn bộ sư đoàn thuỷ quân lục chiến ở Quảng Trị chạy dài.
Sau này Đức nhớ rằng anh ta có lẽ là người thứ 25 trong đơn vị mình bắt đầu bỏ chạy. Không có mệnh lệnh nào cả. Có thể cuộc rút chạy của tiểu đoàn dân vệ 350 người ở phía Đông đã làm đám thuỷ quân lục chiến chuyển động. Đám thuỷ quân lục chiến vẫn cố giữ kỷ luật nhưng cứ lùi. Tiến về phía sau mà, Đức nghĩ vậy.
Đức nhận ra rằng mình đang ở với khoảng năm chục người trong cùng đơn vị. Họ lui kiểu cóc nhảy, bằng trực giác, đảo ngược lại thủ tục tấn công mà họ được huấn luyện. Một dặm rồi hai dặm. Rất nhiều lính thuỷ quân lục chiến đã ngã xuống. Những người nào còn sức đều cố chạy.
Người ta nói cộng sản nhân đạo đối với lính bị thương. Sự việc đã đúng như vậy.
Trận đánh chiếm Huế được bắt đầu như thế từ phía Bắc.
Tiến công binh chủng hợp thành.
Trong
vòng vài giờ sau, nó cũng được bắt đầu như thế từ phía sau. Đại uý
Phong lắng nghe cuộc rút lui của thuỷ quân lục chiến trên chiếc đài bắt
tần số sở chỉ huy. Phước nhìn lại một lần nữa chiếc xe Jeep của mình,
vật có thể hộ thân giúp anh ta chạy theo quốc lộ 1 về Đà Nẵng. Nhưng đạn
pháo rơi nhiều dọc đường.
Bấy giờ, Phước rất sợ. Đã quá nửa đêm để sang ngày khác, ngày thứ bảy, 23-3. Phước gọi các đại đội báo cáo tình hình. Các đại đội trưởng cho biết quân lính đang hoang mang.
Quân đội Bắc Việt Nam đã cắt nát 2 tiểu đoàn quân biệt động giữ sườn phía Tây của Phước, ngọt như cá mập bơi trong nước. Cũng giống như cá mập, cộng sản nghiền vụn ngay đám 700 quân biệt động này. Đơn vị của Phước bị khép chặt bởi một vòng vây. Nhưng bộ đội cộng sản rõ ràng với ý định quét sạch đám quân biệt động, chưa đả động gì đến chuyện tấn công tiểu đoàn của Phước thuộc sư đoàn bộ binh số 1 vốn được coi là giỏi nhất.
4 giờ sáng, tiểu đoàn bị tấn công. Báo cáo bằng điện đài của các đại đội trưởng cho thấy rằng ít nhất có 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam tấn công, mỗi tiểu đoàn một hướng. Phước đang vặn từ tần số này sang tần số khác, cố gắng nắm mọi báo cáo. Thình lình nhân viên điện đài vặn tần số khác. Phước nghe được một giọng không quen, đang ra lệnh tấn công. Anh ta nhận ra ngay lập tức đó là một sĩ quan phía bên kia -Bắc Việt Nam có lẽ là tiểu đoàn trưởng vì căn cứ vào loại chỉ thị và thẩm quyền của giọng nói. Phước cố gắng phát hiện ra kiểu cách ra lệnh của phe địch. Những gì nghe được làm anh ta rợn người. Người chỉ huy đang ra lệnh cho đơn vị ấy giữ vững vị trí đợi các đơn vị khác cùng tấn công. Trung đoàn hay sư đoàn nữa?
Nhiều người đang bị giết trên vành đai phòng thủ. Tiếng kêu la của số người bị thương vọng đến tai Đức, trong khi tiếng súng lặng đi. Lực lượng này của cộng sản rõ ràng lớn hơn ngay cả lực lượng đã đuổi toàn bộ sư đoàn thuỷ quân lục chiến ở Quảng Trị chạy dài.
Sau này Đức nhớ rằng anh ta có lẽ là người thứ 25 trong đơn vị mình bắt đầu bỏ chạy. Không có mệnh lệnh nào cả. Có thể cuộc rút chạy của tiểu đoàn dân vệ 350 người ở phía Đông đã làm đám thuỷ quân lục chiến chuyển động. Đám thuỷ quân lục chiến vẫn cố giữ kỷ luật nhưng cứ lùi. Tiến về phía sau mà, Đức nghĩ vậy.
Đức nhận ra rằng mình đang ở với khoảng năm chục người trong cùng đơn vị. Họ lui kiểu cóc nhảy, bằng trực giác, đảo ngược lại thủ tục tấn công mà họ được huấn luyện. Một dặm rồi hai dặm. Rất nhiều lính thuỷ quân lục chiến đã ngã xuống. Những người nào còn sức đều cố chạy.
Người ta nói cộng sản nhân đạo đối với lính bị thương. Sự việc đã đúng như vậy.
Trận đánh chiếm Huế được bắt đầu như thế từ phía Bắc.
Tiến công binh chủng hợp thành.
Bấy giờ, Phước rất sợ. Đã quá nửa đêm để sang ngày khác, ngày thứ bảy, 23-3. Phước gọi các đại đội báo cáo tình hình. Các đại đội trưởng cho biết quân lính đang hoang mang.
Quân đội Bắc Việt Nam đã cắt nát 2 tiểu đoàn quân biệt động giữ sườn phía Tây của Phước, ngọt như cá mập bơi trong nước. Cũng giống như cá mập, cộng sản nghiền vụn ngay đám 700 quân biệt động này. Đơn vị của Phước bị khép chặt bởi một vòng vây. Nhưng bộ đội cộng sản rõ ràng với ý định quét sạch đám quân biệt động, chưa đả động gì đến chuyện tấn công tiểu đoàn của Phước thuộc sư đoàn bộ binh số 1 vốn được coi là giỏi nhất.
4 giờ sáng, tiểu đoàn bị tấn công. Báo cáo bằng điện đài của các đại đội trưởng cho thấy rằng ít nhất có 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam tấn công, mỗi tiểu đoàn một hướng. Phước đang vặn từ tần số này sang tần số khác, cố gắng nắm mọi báo cáo. Thình lình nhân viên điện đài vặn tần số khác. Phước nghe được một giọng không quen, đang ra lệnh tấn công. Anh ta nhận ra ngay lập tức đó là một sĩ quan phía bên kia -Bắc Việt Nam có lẽ là tiểu đoàn trưởng vì căn cứ vào loại chỉ thị và thẩm quyền của giọng nói. Phước cố gắng phát hiện ra kiểu cách ra lệnh của phe địch. Những gì nghe được làm anh ta rợn người. Người chỉ huy đang ra lệnh cho đơn vị ấy giữ vững vị trí đợi các đơn vị khác cùng tấn công. Trung đoàn hay sư đoàn nữa?
Những người khác cùng ngồi trong lều chỉ huy đều nghe được. Một binh
nhất còn trẻ hét vào mặt Phước rằng tất cả bọn họ sắp sửa chết hết. Sau
này Phước cho biết là đã phải ”đánh gục anh chàng”, tuy cố gắng không
gây thương tật cho anh ta. Anh ta cầm tổ hợp điện đài ấn nút mấy lần.
Người sĩ quan Bắc Việt Nam cảnh giác đòi biết cho được ai đang trên tần
số. Phước không trả lời, nhưng cảm thấy trách nhiệm đối với những người
như chàng binh nhất. Phước ấn nút tổ hợp lần nữa, hít một hơi dài và
đằng hắng hai lần rồi bắt đầu nói:
“Đây là đại uý Trần Bá Phước, tiểu đoàn trưởng quân đội Việt Nam Cộng hoà. Các ông đang tấn công vị trí của tôi. Tôi muốn đầu hàng”.
Im lặng trong chốc lát. Phước nhắc lại lời nới và buông tay khỏi nút “nói” để người sĩ quan Bắc Việt Nam có cơ hội trả lời. Trận đánh tiếp tục. Phước định nói lần nữa,nhưng thấy một giọng khác xuất hiện trên điện đài, hình như sĩ quan cấp cao hơn:
“Đây là ông Ba (bí danh người chỉ huy cộng sản thường dùng) của Quân đội giải phóng nhân dân. Người ấy nói - Ông Ba thông báo không đứng ra nhận sự đầu hàng của Phước mà thuộc quyền sĩ quan cấp cao hơn. Ông ta yêu cầu trả lời. Phước trả lời xin đợi vài phút. Ông Ba cho biết sẽ đợi vài ngày nếu cần, nhưng trong lúc ấy cuộc tấn công sẽ tiếp tục.
Phước lên điện đài nói chuyện với các đại đội trưởng của mình, phác họa tình huống và đề cập điều kiện đầu hàng cộng sản. Trong vòng 5 phút, ba trung uý đồng ý với Phước. Một đại đội trưởng là thiếu uý khác quan điểm với các đại đội trưởng kia. Phước van nài anh ta bằng cách vạch ra đường rút lui đã bị cắt rồi. Bắc Việt Nam đang thêm quân tới. Tiểu đoàn sẽ bị tràn ngập. Hai giờ nữa mới sáng, có yểm hộ của không quân. Người thiếu uý vẫn không đồng ý.
Thình lình điện đài của người sĩ quan trẻ im bặt. Phước sắp sửa thử tần số khác thì lại nghe một trung sĩ ôn tồn thông báo cho biết tai nạn đã xảy ra ở sở chỉ huy đại đội. Thiếu uý đã bất lực. Thực ra người ấy đã bất động vĩnh viễn rồi. Trung sĩ này đang chỉ huy đại đội. Đại đội chấp nhận đề nghị của Phước: Đầu hàng!
Phước trở lại tần số của ông Ba, cho biết tiểu đoàn sẵn sàng đầu hàng. Ông Ba hướng dẫn hành động: Bỏ súng, tập trung thành hàng ngũ. Sẽ được bảo đảm an toàn.
“Đây là đại uý Trần Bá Phước, tiểu đoàn trưởng quân đội Việt Nam Cộng hoà. Các ông đang tấn công vị trí của tôi. Tôi muốn đầu hàng”.
Im lặng trong chốc lát. Phước nhắc lại lời nới và buông tay khỏi nút “nói” để người sĩ quan Bắc Việt Nam có cơ hội trả lời. Trận đánh tiếp tục. Phước định nói lần nữa,nhưng thấy một giọng khác xuất hiện trên điện đài, hình như sĩ quan cấp cao hơn:
“Đây là ông Ba (bí danh người chỉ huy cộng sản thường dùng) của Quân đội giải phóng nhân dân. Người ấy nói - Ông Ba thông báo không đứng ra nhận sự đầu hàng của Phước mà thuộc quyền sĩ quan cấp cao hơn. Ông ta yêu cầu trả lời. Phước trả lời xin đợi vài phút. Ông Ba cho biết sẽ đợi vài ngày nếu cần, nhưng trong lúc ấy cuộc tấn công sẽ tiếp tục.
Phước lên điện đài nói chuyện với các đại đội trưởng của mình, phác họa tình huống và đề cập điều kiện đầu hàng cộng sản. Trong vòng 5 phút, ba trung uý đồng ý với Phước. Một đại đội trưởng là thiếu uý khác quan điểm với các đại đội trưởng kia. Phước van nài anh ta bằng cách vạch ra đường rút lui đã bị cắt rồi. Bắc Việt Nam đang thêm quân tới. Tiểu đoàn sẽ bị tràn ngập. Hai giờ nữa mới sáng, có yểm hộ của không quân. Người thiếu uý vẫn không đồng ý.
Thình lình điện đài của người sĩ quan trẻ im bặt. Phước sắp sửa thử tần số khác thì lại nghe một trung sĩ ôn tồn thông báo cho biết tai nạn đã xảy ra ở sở chỉ huy đại đội. Thiếu uý đã bất lực. Thực ra người ấy đã bất động vĩnh viễn rồi. Trung sĩ này đang chỉ huy đại đội. Đại đội chấp nhận đề nghị của Phước: Đầu hàng!
Phước trở lại tần số của ông Ba, cho biết tiểu đoàn sẵn sàng đầu hàng. Ông Ba hướng dẫn hành động: Bỏ súng, tập trung thành hàng ngũ. Sẽ được bảo đảm an toàn.
“TTXVN-(Hà Nội) 27-3
Theo tin của TTXGP, ngày 26-3, 1 tiểu đoàn của trung đoàn 1 thuộc sư đoàn 1-quân đội Sài Gòn ở tỉnh Thừa Thiên đã bỏ sang phía cách mạng, đem theo mọi vũ khí…”.
Cho dù đầu hàng hay đổi bên thì đây vẫn là cuộc bỏ ngũ tập thể đầu tiên để sang bên kia của quân đội Sài Gòn. Vậy thì đầu hàng tập thể của một trong những tiểu đoàn ưu tú của cái sư đoàn bộ binh ưu tú ấy là một bước quan trọng đẩy mạnh quá trình suy sụp tinh thần của quân đội Sài Gòn. Nó còn cho thấy sẽ không có cảnh cộng sản tắm máu ở miền Nam Việt Nam. Trong vùng Huế-Đà Nẵng người ta biết rộng rãi tin tiểu đoàn của Phước không bị trả thù, được đối xử quá tốt, thậm chí không giống tù binh tí nào vì đã được mang ra khỏi tỉnh Quảng Trị, và ngủ trong các nhà bỏ lại của dân.
Bộ đội Bắc Việt Nam và Việt Cộng giờ đây kiểm soát hoàn toàn 10 trong số 44 tỉnh của Nam Việt Nam. Thừa Thiên-tỉnh bao quanh Huế đã ở trong tay họ dù Huế chưa sụp đổ. Đà Nẵng ở trong nguy cơ nghiêm trọng. Điều quan trọng xét về mặt chiến lược là việc họ chiếm Quảng Ngãi đã cắt miền Nam Việt Nam làm đôi. Ba trong số 12 sư đoàn chiến đấu của Nam Việt Nam hoàn toàn tan nát. Thuỷ quân lục chiến không còn chiến đấu với tư cách sc nữa. Quân biệt động hầu như bị tiêu diệt.
Bắc Việt Nam mất một ít người theo cách tính của họ, nhưng tinh thần chiến đấu lên cao. Việc giải phóng hoàn toàn đã nằm trong tay rồi.
Giờ đây, binh nhì Đức của thuỷ quân lục chiến có thể nhìn thấy được Huế. Anh ta đã chạy, rút lui trong hơn 24 giờ và không được ngủ. Đức còn cách Huế chỉ đôi ba dặm. Người sĩ quan chỉ huy có được một điện đài. Toàn thể đám binh sĩ đều nghe được mệnh lệnh.
Ngô Quang Trưởng từ sở chỉ huy quân đoàn 1 ở Đà Nẵng ra lệnh tổng phòng thủ Huế. Huế sẽ không bị bỏ rơi. Sẽ có một trận đánh bảo vệ thành phố ấy. Đây là lệnh từ tổng thống và tư lệnh quân đoàn! Trên những tần số khác, thuỷ quân lục chiến nhận lệnh. Ước lượng khoảng 25 nghìn binh sĩ mang súng của quân đội Sài Gòn làm cuộc phòng ngự Huế để đọ sức với khoảng 40 nghìn bộ đội cộng sản. Phòng tuyến đã được vạch ra.
Nhưng Sài Gòn đã rút lui khỏi Huế!
Không một ai, nhất là Trưởng lại dám thú nhận đã ra lệnh bỏ rơi Huế mà không chiến đấu. Trong lúc Đức đang ngủ thì có dấu hiệu báo cuộc rút lui đã đến. Người ta đánh thức Đức dậy. Anh ta không thể nào tin được dù cuộc di tản đang bắt đầu. Sĩ quan khóc công khai. Binh sĩ thở phào nhẹ nhõm vì quan điểm họ khỏi phải chết ở Huế.
Rút chạy khỏi Huế.
Theo tin của TTXGP, ngày 26-3, 1 tiểu đoàn của trung đoàn 1 thuộc sư đoàn 1-quân đội Sài Gòn ở tỉnh Thừa Thiên đã bỏ sang phía cách mạng, đem theo mọi vũ khí…”.
Cho dù đầu hàng hay đổi bên thì đây vẫn là cuộc bỏ ngũ tập thể đầu tiên để sang bên kia của quân đội Sài Gòn. Vậy thì đầu hàng tập thể của một trong những tiểu đoàn ưu tú của cái sư đoàn bộ binh ưu tú ấy là một bước quan trọng đẩy mạnh quá trình suy sụp tinh thần của quân đội Sài Gòn. Nó còn cho thấy sẽ không có cảnh cộng sản tắm máu ở miền Nam Việt Nam. Trong vùng Huế-Đà Nẵng người ta biết rộng rãi tin tiểu đoàn của Phước không bị trả thù, được đối xử quá tốt, thậm chí không giống tù binh tí nào vì đã được mang ra khỏi tỉnh Quảng Trị, và ngủ trong các nhà bỏ lại của dân.
Bộ đội Bắc Việt Nam và Việt Cộng giờ đây kiểm soát hoàn toàn 10 trong số 44 tỉnh của Nam Việt Nam. Thừa Thiên-tỉnh bao quanh Huế đã ở trong tay họ dù Huế chưa sụp đổ. Đà Nẵng ở trong nguy cơ nghiêm trọng. Điều quan trọng xét về mặt chiến lược là việc họ chiếm Quảng Ngãi đã cắt miền Nam Việt Nam làm đôi. Ba trong số 12 sư đoàn chiến đấu của Nam Việt Nam hoàn toàn tan nát. Thuỷ quân lục chiến không còn chiến đấu với tư cách sc nữa. Quân biệt động hầu như bị tiêu diệt.
Bắc Việt Nam mất một ít người theo cách tính của họ, nhưng tinh thần chiến đấu lên cao. Việc giải phóng hoàn toàn đã nằm trong tay rồi.
Giờ đây, binh nhì Đức của thuỷ quân lục chiến có thể nhìn thấy được Huế. Anh ta đã chạy, rút lui trong hơn 24 giờ và không được ngủ. Đức còn cách Huế chỉ đôi ba dặm. Người sĩ quan chỉ huy có được một điện đài. Toàn thể đám binh sĩ đều nghe được mệnh lệnh.
Ngô Quang Trưởng từ sở chỉ huy quân đoàn 1 ở Đà Nẵng ra lệnh tổng phòng thủ Huế. Huế sẽ không bị bỏ rơi. Sẽ có một trận đánh bảo vệ thành phố ấy. Đây là lệnh từ tổng thống và tư lệnh quân đoàn! Trên những tần số khác, thuỷ quân lục chiến nhận lệnh. Ước lượng khoảng 25 nghìn binh sĩ mang súng của quân đội Sài Gòn làm cuộc phòng ngự Huế để đọ sức với khoảng 40 nghìn bộ đội cộng sản. Phòng tuyến đã được vạch ra.
Nhưng Sài Gòn đã rút lui khỏi Huế!
Không một ai, nhất là Trưởng lại dám thú nhận đã ra lệnh bỏ rơi Huế mà không chiến đấu. Trong lúc Đức đang ngủ thì có dấu hiệu báo cuộc rút lui đã đến. Người ta đánh thức Đức dậy. Anh ta không thể nào tin được dù cuộc di tản đang bắt đầu. Sĩ quan khóc công khai. Binh sĩ thở phào nhẹ nhõm vì quan điểm họ khỏi phải chết ở Huế.
Rút chạy khỏi Huế.
Bắc Việt Nam tấn công vào trưa hôm ấy, ngày 25-3. Từ phía Tây Nam và
Bắc, cộng sản đi vào Huế. Ở phía sau, ngược quốc lộ 1 xuất hiện Phước,
trước đây là đại uý quân đội Sài Gòn. Bây giờ Phước là người dẫn đường
cho cộng sản. Ông Ba đã nói thẳng với Phước là một âm mưu đưa tiểu đoàn
ông vào bẫy thì sẽ phải đổi bằng sinh mạng của Phước.
Phước không lừa dối. Ông ta cầm ống liên hợp của cái điện đài loại PC-25 do Mỹ chế tạo và gọi đến sở chỉ huy Huế, nói chuyện với người thiếu tá trong nội thành. Thành Huế cách họ có nửa dặm.
Ông ta nói với người thiếu tá trên điện đài rằng ông ta tận mắt biết rõ Huế đang bị bao vây. Vũ khí mà Bắc Việt Nam có là đáng sợ. Lực lượng của họ là vô địch. Người thiếu tá trong thành nội đồng ý giao thành lúc 9 giờ sáng. Một giờ sau, 10 giờ sáng, một trợ lý của ông Ba nhận khẩu M16 tượng trưng mà người thiếu tá trao cho ở cổng thành nội. Ông Ba không đích thân nhận súng mà đang tổ chức kéo một lá cờ Việt Cộng khổng lồ lên cột cờ thành nội. Lá cờ này lớn hơn cả lá cờ ba sọc của Sài Gòn. Nó đã được may ở một ấp thuộc Quảng Trị, coi như công trình của cả xã một tháng trước đó. Kích thước thực sự chưa rõ, nhưng những người tận mắt nhìn thấy nói khoảng 8m x 5m. Có lẽ còn lớn hơn thế.
Phước không lừa dối. Ông ta cầm ống liên hợp của cái điện đài loại PC-25 do Mỹ chế tạo và gọi đến sở chỉ huy Huế, nói chuyện với người thiếu tá trong nội thành. Thành Huế cách họ có nửa dặm.
Ông ta nói với người thiếu tá trên điện đài rằng ông ta tận mắt biết rõ Huế đang bị bao vây. Vũ khí mà Bắc Việt Nam có là đáng sợ. Lực lượng của họ là vô địch. Người thiếu tá trong thành nội đồng ý giao thành lúc 9 giờ sáng. Một giờ sau, 10 giờ sáng, một trợ lý của ông Ba nhận khẩu M16 tượng trưng mà người thiếu tá trao cho ở cổng thành nội. Ông Ba không đích thân nhận súng mà đang tổ chức kéo một lá cờ Việt Cộng khổng lồ lên cột cờ thành nội. Lá cờ này lớn hơn cả lá cờ ba sọc của Sài Gòn. Nó đã được may ở một ấp thuộc Quảng Trị, coi như công trình của cả xã một tháng trước đó. Kích thước thực sự chưa rõ, nhưng những người tận mắt nhìn thấy nói khoảng 8m x 5m. Có lẽ còn lớn hơn thế.
Việc mất Huế là thảm họa có một không hai cho chính quyền Sài Gòn trong
cuộc chiến. Từ ngày ông Ba kéo lá cờ Việt Cộng lên thành nội, Nam Việt
Nam đã đến ngày tận số. Mọi người Nam Việt Nam đều biết Huế. Sài Gòn có
thể là thủ đô, Đà Nẵng có thể là thành phố quan trọng hơn về mặt thương
mại nhưng nhiều người chống cộng và dân chúng thân chính quyền rất sững
sờ trước việc mất Huế. Với tính cách giành một thắng lợi nhanh gọn, Bắc
Việt Nam đã làm rất tốt trong việc chiếm Huế. Nhưng việc chiếm Huế mà
không phải giao tranh là thắng lợi quan trọng nhất trong cuộc chiến. Sự
kiện quân đội Sài Gòn được lệnh rút khỏi thành phố làm mọi người sửng
sốt gấp đôi.
Thiệu không để dấu hiệu yếu kém nào lộ ra bề ngoài, tuy nhiên bên trong các hội đồng cơ cấu quyền lực Sài Gòn, khó khăn bộc lộ lan tràn. Quân đội vốn là nền tảng của chế độ lại đang tan rã, bỏ rơi từng mảnh đất lớn và các thành phố mà không chiến đấu.
Thiệu chẳng ngu gì vì có quyền lực và khư khư muốn giữ lấy nó, tin rằng chỉ mình mình là có thể cứu Nam Việt Nam khỏi tai họa từ bàn tay đám ngoại bang muốn thấy nó sụp đổ. Thiệu kể luôn người Mỹ vào đám ngoại bang này. Chính trong lúc ấy, tại Đà Nẵng, sự hoảng loạn đang lớn dần và trở nên tồi tệ. Thành phố này là điểm tập trung cho 1 triệu hoặc 1 triệu rưởi người di tản. Ngày Huế sụp đổ, 14 hoả tiễn đã rơi trúng căn cứ không quân Đà Nẵng. Sự hoảng loạn tự nó lớn lên với Đà Nẵng và chẳng ai có thể làm gì đối với nó.
Nguyễn Văn Thiệu nghe báo cáo tình hình chiến sự tại Đà Nẵng.
Ngô
Quang Trưởng vẫn còn làm việc vào ngày hôm sau Huế sụp đổ, nhưng hoạt
động của Trưởng đã trở nên mơ hồ. Trưởng muốn đám sống sót của sư đoàn
bộ binh số 1 đi về phía Tây và Tây Nam. Đám biệt động quân ở phía nam
thay lính dù đã bị Thiệu rút về Sài Gòn. Vùng phía nam là mắt xích yếu
nhất. Nhưng đám quân còn lại từ Huế đổ bộ lên Đà Nẵng thì thật thảm
thương. Binh sĩ đã ném bỏ trang bị. Sư đoàn 1 bộ binh không còn lực
lượng quân sự nữa. Đây làm đám người cuồng dại. Dân chúng há hốc mồm
nhìn đám người đó, lòng cay đắng vì trước đây nó là lực lượng thiện
chiến nhất của quân đội Sài Gòn.
Thiệu không để dấu hiệu yếu kém nào lộ ra bề ngoài, tuy nhiên bên trong các hội đồng cơ cấu quyền lực Sài Gòn, khó khăn bộc lộ lan tràn. Quân đội vốn là nền tảng của chế độ lại đang tan rã, bỏ rơi từng mảnh đất lớn và các thành phố mà không chiến đấu.
Thiệu chẳng ngu gì vì có quyền lực và khư khư muốn giữ lấy nó, tin rằng chỉ mình mình là có thể cứu Nam Việt Nam khỏi tai họa từ bàn tay đám ngoại bang muốn thấy nó sụp đổ. Thiệu kể luôn người Mỹ vào đám ngoại bang này. Chính trong lúc ấy, tại Đà Nẵng, sự hoảng loạn đang lớn dần và trở nên tồi tệ. Thành phố này là điểm tập trung cho 1 triệu hoặc 1 triệu rưởi người di tản. Ngày Huế sụp đổ, 14 hoả tiễn đã rơi trúng căn cứ không quân Đà Nẵng. Sự hoảng loạn tự nó lớn lên với Đà Nẵng và chẳng ai có thể làm gì đối với nó.
Nguyễn Văn Thiệu nghe báo cáo tình hình chiến sự tại Đà Nẵng.
Rạng
sáng ngày 28-3, bộ phận chỉ huy của cộng sản ở Đà Nẵng đã ban hành mệnh
lệnh. Lệnh đó được chuyển nhanh chóng xuống các đơn vị thấp nhất, không
cần giữ bí mật nữa. Nó đang được đài phát thanh cộng sản loan đi như
tài liệu tuyên truyền:
“… Nhân dân Đà Nẵng hãy nổi dậy cùng với các lực lượng vũ trang giải phóng nắm lấy quyền quyết định vận mệnh của mình. Bọn địch đã bị bao vây và đang bị tấn công. Chúng đang tìm cách tháo chạy. Thời cơ giải phóng tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng đã đến…”.
Mệnh lệnh thật giản đơn và rõ ràng. Bắc Việt Nam đã cảm thấy việc chiến thắng Đà Nẵng gần kề đến nỗi bỏ qua cả bí mật trong mệnh lệnh tấn công. Họ cảm thấy phổ biến lệnh ấy thúc đẩy sự đầu hàng và tan rã của Đà Nẵng. Vào trưa ngày 28-3, một buổi trưa thứ sáu ở các nơi khác trên thế giới với ngày nghỉ cuối tuần đang đến và chẳng còn chuyện gì khác thì Đà Nẵng lại đang ở cơn co quắp cuối cùng của sự kinh hoàng.
Quân Giải phóng tiến vào Đà Nẵng.
Binh
sĩ từ Huế đến đang nổi loạn. Không sĩ quan nào kiểm soát nổi đám lính
sống sót từ Quảng Ngãi-Tam Kỳ ra, cũng như từ Quảng Trị về. Họ đang biến
thành các đám đông cuồng dại. Tiếng súng nổ như pháo Tết. Giết người và
hãm hiếp trở thành chuyện bình thường. Cướp bóc ngự trị ngay ngày hôm
ấy.
Trong cái mệnh lệnh cuối cùng được xem là còn bình tĩnh, Trưởng ra lệnh cho các xe tăng của quân đội Việt Nam Cộng hoà xuống đường tái lập trật tự và giới nghiêm 24/24 giờ. Nó chẳng làm được chuyện gì vì đa số lính trên các xe tăng gia nhập đám người vơ vét. Lính khác thì sợ, chẳng ai chống lại vì không ai muốn chết trong cái ngày có vẻ là cuối cùng của cuộc chiến. Họ càng chẳng muốn chết trong chiến trận với đồng ngũ cùng mang thứ quân phục với mình.
“… Nhân dân Đà Nẵng hãy nổi dậy cùng với các lực lượng vũ trang giải phóng nắm lấy quyền quyết định vận mệnh của mình. Bọn địch đã bị bao vây và đang bị tấn công. Chúng đang tìm cách tháo chạy. Thời cơ giải phóng tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng đã đến…”.
Mệnh lệnh thật giản đơn và rõ ràng. Bắc Việt Nam đã cảm thấy việc chiến thắng Đà Nẵng gần kề đến nỗi bỏ qua cả bí mật trong mệnh lệnh tấn công. Họ cảm thấy phổ biến lệnh ấy thúc đẩy sự đầu hàng và tan rã của Đà Nẵng. Vào trưa ngày 28-3, một buổi trưa thứ sáu ở các nơi khác trên thế giới với ngày nghỉ cuối tuần đang đến và chẳng còn chuyện gì khác thì Đà Nẵng lại đang ở cơn co quắp cuối cùng của sự kinh hoàng.
Quân Giải phóng tiến vào Đà Nẵng.
Trong cái mệnh lệnh cuối cùng được xem là còn bình tĩnh, Trưởng ra lệnh cho các xe tăng của quân đội Việt Nam Cộng hoà xuống đường tái lập trật tự và giới nghiêm 24/24 giờ. Nó chẳng làm được chuyện gì vì đa số lính trên các xe tăng gia nhập đám người vơ vét. Lính khác thì sợ, chẳng ai chống lại vì không ai muốn chết trong cái ngày có vẻ là cuối cùng của cuộc chiến. Họ càng chẳng muốn chết trong chiến trận với đồng ngũ cùng mang thứ quân phục với mình.
9 giờ tối, hoả tiễn bắt đầu rơi xuống Đà Nẵng. Các tuyến phòng thủ phía
Nam và phía Tây đổ sụp. Ngô Quang Trưởng, người anh hùng, người lính
chiến, người đào hố tử thủ, đã rút ra ngoài tìm đến một chiế tàu gần bờ.
Trưởng đã một mực sử dụng giả thuyết rằng trong thành phố quá nguy
hiểm, sẽ bị đám lính lang thang cướp bóc gây nguy hại cho sự chỉ huy.
Trưởng cho biết sẽ chỉ huy trận đánh giành Đà Nẵng từ ngoài bờ.
Điều nhanh chóng thấy rõ là Trưởng không biết bơi, ít nhất là bơi không giỏi. Sóng nước không lớn, nhưng các ngọn sóng bạc đầu đang ở cách bờ khoảng 100 mét. Ngọn sóng thứ nhất vật ngã Trưởng, ngọn thú hai phủ lên người viên tướng này.
Trong tình hình Trưởng ra đi còn khoảng 100 nghìn lính có mặt trong vùng. Ước đoán có khoảng 80 phần trăm đang cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể kiếm được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc. Các tướng khác đang hoạch định ại chuyến bay bí mật. Đà Nẵng đã được trao tay rồi. Nó chẳng còn gì nữa, mất hết, đã được trao về cho Việt Cộng và Bắc Việt Nam.
Suốt đêm, sự huỷ hoại, vơ vét, trộm cướp và hãm hiếp tiếp diễn. Toà nhà lãnh sự Mỹ, con voi trắng bị lột chỉ còn trơ cái vỏ.
Thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ nhì ở Nam Việt Nam đã sụp đổ. So với bất kỳ thành phố nào trên toàn bộ đất nước nó được phòng thủ mạnh nhất và được cầm đầu bởi viên tướng được coi là giỏi nhất trong quân đội Sài Gòn. Các kho của nó chất đầy lương thực để dùng trong nhiều tháng, chứa đầy đạn dược và vũ khí đủ dùng trong 60 ngày.
Hai xe vận tải chở du kích, quá nửa là phụ nữ đã vào chiếm thành phố. Một lần nữa, cộng sản đã chiến thắng gần như không cần bắn một phát súng. Gần như thế! Cộng sản lúc đó đã có 13 tỉnh Nam Việt Nam dưới quyền kiểm soát của họ. Với việc chiếm Đà Nẵng, cộng sản nắm được đúng 50% lãnh thổ Việt Nam đằng sau phòng tuyến của họ.
Ngày
30-3, một ngày sau khi Đà Nẵng sụp đổ, lại là ngày chủ nhật. Chủ nhật
nên không có cuộc họp báo của chính quyền Sài Gòn nhưng Lê Trung Hiền
vẫn có mặt ở văn phòng. Hiền dang nghĩ cách xem phải nói gì về Đà Nẵng
trong buổi họp báo xế trưa hôm ấy. Hôm nay Hiền sẽ không nói láo mà
chiến thuật của Hiền là thận trọng thế nào để khoi ghi công cho kẻ thù
trước khi họ đáng nhận nó một cách công khai.
Hôm ấy các nhà báo cũng tránh hỏi Hiền về việc mất cái thành phố lớn thứ nhì đó.
Điều nhanh chóng thấy rõ là Trưởng không biết bơi, ít nhất là bơi không giỏi. Sóng nước không lớn, nhưng các ngọn sóng bạc đầu đang ở cách bờ khoảng 100 mét. Ngọn sóng thứ nhất vật ngã Trưởng, ngọn thú hai phủ lên người viên tướng này.
Trong tình hình Trưởng ra đi còn khoảng 100 nghìn lính có mặt trong vùng. Ước đoán có khoảng 80 phần trăm đang cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể kiếm được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc. Các tướng khác đang hoạch định ại chuyến bay bí mật. Đà Nẵng đã được trao tay rồi. Nó chẳng còn gì nữa, mất hết, đã được trao về cho Việt Cộng và Bắc Việt Nam.
Suốt đêm, sự huỷ hoại, vơ vét, trộm cướp và hãm hiếp tiếp diễn. Toà nhà lãnh sự Mỹ, con voi trắng bị lột chỉ còn trơ cái vỏ.
Thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ nhì ở Nam Việt Nam đã sụp đổ. So với bất kỳ thành phố nào trên toàn bộ đất nước nó được phòng thủ mạnh nhất và được cầm đầu bởi viên tướng được coi là giỏi nhất trong quân đội Sài Gòn. Các kho của nó chất đầy lương thực để dùng trong nhiều tháng, chứa đầy đạn dược và vũ khí đủ dùng trong 60 ngày.
Hai xe vận tải chở du kích, quá nửa là phụ nữ đã vào chiếm thành phố. Một lần nữa, cộng sản đã chiến thắng gần như không cần bắn một phát súng. Gần như thế! Cộng sản lúc đó đã có 13 tỉnh Nam Việt Nam dưới quyền kiểm soát của họ. Với việc chiếm Đà Nẵng, cộng sản nắm được đúng 50% lãnh thổ Việt Nam đằng sau phòng tuyến của họ.
Hôm ấy các nhà báo cũng tránh hỏi Hiền về việc mất cái thành phố lớn thứ nhì đó.
Mọi việc vẫn ổn định
Khibd cộng sản vào chiếm thành phố ngày 29-3 thì binh nhì Đức đang ở trên một tàu hải quân Nam Việt Nam ở ngoài khơi Đà Nẵng. Có khoảng 2 nghìn lính thuỷ quân lục chiến trên tàu, phấn lớn phải đứng. Quả thật chẳng còn chỗ nào để mà nằm nữa. Mũi tàu đang hướng về phía Cam Ranh. Lúc 2 giờ trưa, một chiếc trực thăng Mỹ lượn sát phía trên con tàu. Trên máy bay có Kennerdy, một nhà báo và là bạn của tổng thống Ford vừa sang Nam Việt Nam. Trên tàu, đám bạn của Đức đã giương súng M.16 nhằm chiếc trực thăng mà bắn. Đó là một cách bày tỏ sự phẫn nộ. Chiếc trực thăng với lá cờ Mỹ đang chế nhạo họ, họ nghĩ như vậy. Những người nào không có súng thì la hét, chửi rủa chiếc trực thăng, vung nắm đấm lên đả đảo nó. Chiếc trực thăng chao mình rồi bay vọt ra xa. Không ai bị thương và máy bay cũng không hề gì, nhưng Kennerdy tỏ ra sửng sốt. Chính cái sư đoàn thuỷ quân lục chiến từng được Kennerdy khen ngợi nhiều lần là cái sư đoàn giỏi nhất nhì trong quân đội Sài Gòn lại tìm cách giết người Mỹ. Biến cố ấy cho Kennerdy cái nhìn sâu sắc vào tinh thần quân đội Sài Gòn. Nói tóm lại, rõ ràng là nó chẳng còn tinh thần nào cả. Kennerdy định viết báo cáo riêng cho Ford sau khi từ Nam Việt Nam trở về.
Tướng Phú (phía sau) cùng Phó tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ trên tàu sân bay Mỹ chạy khỏi Việt nam.
Ngày 30-3, một ngày sau khi Đà Nẵng sụp đổ, tướng F.Weyand, tham mưu trưởng lục quân Mỹ, làm chuyến công du tìm hiểu sự thật ở Nam Việt Nam đã có mặt ở Nha Trang. Weyand đang tận mắt quan sát những gì còn lại của quân khu 2 Nam Việt Nam, vùng miền trung của đất nước. Tư lệnh quân khu là Phú. Chính Phú là kẻ đơn độc đứng lại trước mặt Thiệu ngày 14-3 khi tay tổng thống này ra lệnh rút khỏi Tây Nguyên.
Phú
đang thuyết trình cho Weyand nghe về tình hình chiến sự. Lẽ tất nhiên
không có gì để lạc quan. Nha Trang còn yên tĩnh. Theo con mắt các sĩ
quan hành quân thì không có gì hiểm nghèo cả. Weyand nhất trí như thế.
Lý do cho sự lạc quan ấy là niềm tin rằng: cộng sản, sau khi chiếm được
những vùng lãnh thổ rộng lớn và những trung tâm dân cư, sẽ phải ngừng
bước tiến để củng cố thành quả và bổ sung lực lượng.
Những dữ kiện và lập luận mà Weyand thu được làm cho ông ta có thể về Washington tuyên bố: “Lực lượng Nam Việt Nam không mất tinh thần, xét theo bất cứ khía cạnh nào. Quân đội Sài Gòn sẽ đứng lên chiến đấu ở Bắc Nha Trang và họ quyết tâm làm chậm bước tiến của cộng sản. Họ đang cho thấy mọi việc được thực hiện rất tốt”.
Còn ở Nha Trang hôm ấy, Weyand nói: “mọi việc đang ổn định”. Các nhà báo ghi lia lịa. “Tôi phấn khởi trước những gì nhìn thấy được do quân đội Việt Nam Cộng hoà đang làm. Họ đang hành động giỏi”. Weyand nói quân đội Sài Gòn đã quyết định phòng thủ “phần sinh tử” của Nam Việt Nam, và “phần sinh tử” ấy bao gồm Nha Trang và vùng đất phía Nam của nó. Phú đã tuyên bố sẽ phòng thủ luôn cả Quy Nhơn và tỉnh phía Bắc Nha Trang.
Frederick C. Weyand ở Việt Nam
Weyand,
Phú và các chuyên gia của họ đều xem những gì xảy ra trước đây đều là
chân lý vĩnh cửu. Những đơn vị bộ đội cộng sản chưa bao giờ có thể di
chuyển nhanh. Phương án chiến đấu của họ có phạm vi hạn chế và chẳng còn
chỗ cho cấp chỉ huy chiến trường quyết định. Vào thời điểm Nha Trang,
các các sĩ quan tình báo Sài Gòn vẫn cho rằng chiến thuật cộng sản vẫn
như cũ. Họ đã thu được thành quả cơ bản ở Tây Nguyên, quân khu 1 thì Bắc
Việt Nam hẳn phải dừng lại củng cố. Các đường tiếp tế phải đuổi bắt kịp
xe tăng và bộ binh. Đấy là cách mà mấy năm qua họ đã từng chiến đấu.
Chẳng ai nghĩ hoặc nghĩ quá ít đến việc Bắc Việt Nam đã cải tiến phương
phác tác chiến và trên thực tế đã giao thêm quyền quyết định cho các tư
lệnh chiến trường. Các tuyến tiếp tế đang đi theo quân Bắc Việt Nam chứ
không còn nằm cố định sau phòng tuyến nữa.
=====
Những dữ kiện và lập luận mà Weyand thu được làm cho ông ta có thể về Washington tuyên bố: “Lực lượng Nam Việt Nam không mất tinh thần, xét theo bất cứ khía cạnh nào. Quân đội Sài Gòn sẽ đứng lên chiến đấu ở Bắc Nha Trang và họ quyết tâm làm chậm bước tiến của cộng sản. Họ đang cho thấy mọi việc được thực hiện rất tốt”.
Còn ở Nha Trang hôm ấy, Weyand nói: “mọi việc đang ổn định”. Các nhà báo ghi lia lịa. “Tôi phấn khởi trước những gì nhìn thấy được do quân đội Việt Nam Cộng hoà đang làm. Họ đang hành động giỏi”. Weyand nói quân đội Sài Gòn đã quyết định phòng thủ “phần sinh tử” của Nam Việt Nam, và “phần sinh tử” ấy bao gồm Nha Trang và vùng đất phía Nam của nó. Phú đã tuyên bố sẽ phòng thủ luôn cả Quy Nhơn và tỉnh phía Bắc Nha Trang.
Frederick C. Weyand ở Việt Nam
=====
Mục lục:
NGHIÊM! CHÀO CỜ, CHÀO!
Trả lờiXóaĐoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc,
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu,
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường.
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2
Đoàn Quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới
Đứng đều lên gông xích ta đập tan
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.