Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Xét xử vụ Đại chiến Sông Yên

Một vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên ở Thanh Hóa giữa hai xã thuộc hai huyện khác nhau. Hậu quả của vụ hỗn chiến làm 3 người chết và nhiều người bị thương.
Sáng ngày 2-4, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án giết người, gây rối trật tự công cộng đối với 19 bị cáo liên quan đến vụ hỗ chiến trên sông Yên giáp ranh của xã Quảng Nham, Hải Châu thuộc hai huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia xảy ra trưa ngày 07/7/2013.
 
Bị cáo Phạm Văn Thành tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Ảnh: ĐT
Cụ thể, 2 bị cáo Nguyễn Văn Tuyển (SN 1987), Phạm Văn Thành (SN 1994) bị xét xử về tội giết người và cố ý gây thương tích, đều ngụ ở xã Quảng Nham. Các bị cáo còn lại là Nguyễn Văn Đạt (SN 1989), Phạm Văn Tám (1979), Đinh Văn Hà (SN 1982), Trần Văn Quân (SN 1985), Lê Văn Hòa (SN 1962), Lê Văn Linh (SN 1969), Hoàng Văn Quang (SN 1990), Đinh Văn Dũng (1987), Trần Quốc Hùng (1979), Vũ Văn Trung (SN 1989), Đặng Văn Sinh (SN 1987), Vũ Văn Trường (SN 1992), Lê Văn Mạnh (SN 1981), Ngô Văn Sơn (SN 1991), Đinh Bá Thịnh (SN 1982), Tô Văn Thêm (SN 1981), Vũ Văn Thành (SN 1990) bị xét xử tội  gây rối trật tự công cộng.

 
Người dân hai xã Quảng Nham, Hải Châu thuộc huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia tham dự tại phiên tòa. 
Trong buổi sáng ngày 2-4, HĐXX xoay quanh phần nội dung xét hỏi, làm rõ các tình tiết, động cơ của các bị liên quan đến vụ hỗn chiến trên sông Yên giáp ranh giữa xã Quảng Nham (Quảng Xương) và xã Hải Châu (Tĩnh Gia). Bị cáo Nguyễn Văn Tuyển khai bị phía người dân xã Hải Châu chủ động khiêu khích rồi bao vây, đánh người dân Quảng Nham, vì thế để bảo vệ chính mình nên người dân xã Quảng Nham mới dùng dao gậy để tự vệ. Trong khi đó về phía người bị hại Tô Văn Dầu khai tại tòa, họ cùng bố là ông Tô Quốc Dũng bị Tuyển và một số người dân tấn công trước nên đã làm bố ông Dũng tử vong.
Chiều cùng ngày, đối với bị cáo Phạm Văn Thành phủ nhận lời khai trước đó với cơ quan điều điều tra. Bị cáo Thành khai, sau khi bị công an triệu tập ngày 12-7,  bị cáo đã bị công an đánh liên tục, ép cung. Sau khi bị ép cung Thành  đã viết đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Cũng trong buổi chiều cùng, HĐXX tiếp tục làm rõ các tình tiết cụ thể liên quan đến vụ án “gây rối trật tự công cộng”.
 
Nhiều người dân không thể vào dự phiên tòa, tỏ ra mệt mỏi khi lắng nghe phần xét hỏi của HĐXX. 
Theo cáo trạo của VKS cho biết, do lợi ích kinh tế về nguồn lợi thủy sản (ngao), các hộ dân hai bên bờ sông Yên thuộc khu vực hai xã Quảng Nham, Hải Châu thuộc hai huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia có những tranh chấp về địa giới, khai thác nguồn ngao tự nhiên. Đến ngày 5-7-2013,  các hộ dân của hai xã đã có những xung đột dùng đá và các loại hung khí mang theo ném vào các bè nhau ở trên sông Yên. Điều đáng nói là cả hai bên đã có sự chuẩn bị từ trước đó như đội mũ bảo hiểm, chuẩn bị dao, hung khí, gậy đá.
Tiếp đó vào sáng ngày 7-7,  bên phía Quảng Nham có khoảng 25-30 bè, mỗi bè có từ 2-5 người, phía xã Hải Châu có hai bè và một thuyền với khoảng 15 người đi ra vùng tranh chấp. Khi bè thuyền của hai bên tiến lại gần nhau thì các đối tượng đi trên bè, thuyền đã dùng gạch, đá, gậy và các hung khí mang theo để ném, đánh nhau tạo thành một cuộc hỗn chiến trên sông. Hậu quả sau vụ hỗ chiến trên sông làm 3 người chết và 11 người của hai bên bị thương.
 
Sông Yên nơi xảy ra vụ hỗn chiến trên sông. 
Sáng mai (3-4), phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “gây rối trật tự công cộng” tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo để làm rõ các hành vi phạm tội của các bị cáo.
Báo Pháp luật TP HCM sẽ tiếp tục thông tin tại phiên tòa.
ĐẶNG TRUNG

6 nhận xét:

  1. Cứ như Đại chiến Xích bích ko bằng!!!

    Trả lờiXóa
  2. Dạo này có nhiều án ép cung, nên ai bây giờ ra tòa cũng kêu là mình bị ép cung!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn chứng minh nền xét hỏi là trong sạch - không ép,bức cung ,...v.v.... rát đơn giản là phải có " bên thứ 3 " ( luật sư hoặc camera giám sát ... ) chứng kiến ! Nhưng điều này người ta cố tình né vì ai cũng cho là ( phải ) mình làm đúng "quy định" !

      Xóa
    2. Ở VN, luật sư chỉ có cho đủ lệ bộ, chỉ là trang trí. Án tại hồ sơ, cứ thế mà làm!

      Xóa
    3. Bị cáo Thành cũng thừa nhận mình có chém một người vào cánh tay, sau đó nhảy xuống nước chém một người đang ôm cóc chứ không chém chết người.trong khi những người bị hắn chém đều bị chết vào ngày hôm đó.
      đúng là vừa ăn cướp vừa la làng.

      Xóa
  3. Nguyễn Công Nghệlúc 22:19 3 tháng 4, 2014

    Sau 2 ngày xét xử vụ án “hỗn chiến trên sông Yên”, chiều ngày 3/4 TAND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra bổ sung vụ án do chưa đủ chứng cứ, bằng chứng kết tội các bị cáo.
    Ngày 2/4, TAND tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành xét xử vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên khiến 3 người chết và 9 người bị thương. Phiên xét xử có liên quan tới 19 đối tượng về hành vi “giết người”, “cố ý gây thương tích” và “gây rối trật tự công cộng”.
    Ngay trong buổi sáng 2/4 phiên tòa đã thu hút nhiều người dân đến dự.
    Các bị cáo bị truy tố về tội “Giết người”, “Cố ý gây thương tích” gồm: Nguyễn Văn Tuyển (SN 1987) và Phạm Văn Thành (SN 1994); tội “Gây rối trật tự công cộng” gồm Nguyễn Văn Đạt (SN 1986), Phạm Văn Tám (SN 1979), Đinh Văn Hà (SN 1982), Trần Văn Quân (SN 1985), Lê Văn Hòa (SN 1962), Lê Văn Linh (SN 1969), Hoàng Văn Quang (SN 1990), Đinh Văn Dũng (SN 1987), Trần Quốc Hùng (SN 1979), Vũ Văn Trung (SN 1989), Đặng Văn Sinh (SN 1987), Vũ Văn Trường (SN 1987), Lê Văn Mạnh (SN 1981), Ngô Văn Sơn (SN 1991), Đinh Bá Thịnh (SN 1982), Tô Văn Thêm (SN 1981), Vũ Văn Thành (SN 1990). Tất cả các bị cáo đều ngụ huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
    Phiên xét xử sáng nay 3/4
    Phiên xét xử sáng nay 3/4
    Tại phiên tòa, bị cáo Phạm Văn Thành cho rằng mình không giết người, và bị công an ép cung. Bị cáo Thành cũng thừa nhận mình có chém một người vào cánh tay và một người dưới nước đang ôm cọc, chứ không chém chết người. Chủ tọa hỏi sao trong bản khai Thành khai chi tiết rõ ràng về người mình chém vậy, nhưng giờ lại phủ nhận.
    BÀI LIÊN QUAN
    Vụ hỗn chiến ven sông Yên: Lãnh đạo xã bao che?
    Bắt khẩn cấp 7 đối tượng cầm đầu vụ hỗn chiến trên sông Yên
    Giây phút hỗn chiến kinh hoàng ven sông Yên qua lời nhân chứng
    Tìm thấy 2 thi thể mất tích trong cuộc hỗn chiến ven sông Yên
    Thành nói: “Sau khi đánh nhau xong, tôi ở nhà đến tận ngày 12-7 thì được mời ra xã, sau đó bắt tạm giam chứ tôi không ra đầu thú như trong lời khai. Lúc gọi lên tôi bị ép ký vào bản lời khai, tôi không ký thì bị đánh đau quá nên tôi phải ký, chứ tôi không chém chết ông Tô Quốc Dũng”.
    Còn bị cáo Nguyễn Văn Tuyển có thừa nhận chém người, nhưng không cầm sẵn hung khí mà cướp được của một số người dân bên phía Hải Châu khi 2 thuyền áp sát nhau.
    Trong phần xét hỏi, bị hại Tô Văn Dầu trả lời có nhiều mâu thuẫn. Trong lời khai với cơ quan điều tra, Dầu khai cùng với bố và anh trai dong thuyền ra đuổi người cào ngao và có dùng đá ném vào thuyền của những người này. Tuy nhiên trong phiên xét xử, Dậu đã phủ nhận việc đi đuổi người cào ngao mà cho rằng thấy bố gọi ra thì ra chứ không biết đi đâu.
    Nguyên nhân vụ việc trên, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nguồn lợi thủy sản, các hộ dân 2 bên bờ sông Yên đã tranh chấp nhau về địa giới để khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
    Nhiều người dân đến để theo dõi thông tin vụ xét xử
    Nhiều người dân đến để theo dõi thông tin vụ xét xử ngày 2/4
    Trước đó, khoảng 11h trưa 7/7, trên sông Yên (đoạn chảy qua xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia và xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) người dân hai xã Hải Châu và Quảng Nham dùng hàng chục chiếc bè, thuyền máy chở theo dao, kiếm, gậy gộc, đá,... lao vào “hỗn chiến” khoảng 30 phút trên sông.
    Vụ việc đã khiến 3 người tử vong rơi xuống sông mất tích và được lực lượng cứu hộ tìm thấy là ông Tô Văn Dũng (SN 1952), ông Lê Văn Hiệu (SN 1966) cùng ngụ xã Hải Châu; và anh Lê Kim Cương (ngụ xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương). Vụ hỗn chiến cũng khiến 9 người khác bị thương, trong đó có 9 người ở huyện Tĩnh Gia, 3 người ở huyện Quảng Xương.
    Nguyên nhân dẫn đến cuộc hỗn chiến là do mâu thuẫn trong việc tranh chấp khu vực nuôi và khai thác ngao.

    Trả lờiXóa