Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Nhân 19.5: Nghe Bác Hồ trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp nửa thế kỷ trước


Xem video clip:

Chắc chắn cuộc phỏng vấn này không là một cuộc phóng vấn tình cờ mà là một cuộc thăm dò, nắn gân có chủ đích của phương Tây đối với ông Hồ Chí Minh nói riêng và đối với dân tộc Việt Nam nói chung. Nếu quan sát bối cảnh lịch sử lúc đó thấy, qua cuộc phỏng vấn, ông Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện được những gì là tiêu biểu nhất cốt cách, ý chí, thái độ chính trị của cả dân tộc...
Chăm chú theo dõi cuộc phỏng vấn cho thấy ông Hồ Chí Minh là một chính khách già rơ, lọc lõi trong các miếng đòn ngoại giao, ứng xử...
Khi được hỏi: Liệu có giải pháp nào khác ngoài quân sự trong việc giải quyết vấn đề thống nhất Việt Nam không ? Ông khẳng định không có giải pháp nào khác. Bởi nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Mỹ vô cớ đem quân vào xâm lược Việt Nam, Mỹ chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm lược thì Việt Nam phái phát động chiến tranh đánh trả...Đó là một chân lý rõ ràng, không thể phủ nhận, không có cách ứng xử nào khác đối với bất cứ quốc gia, dân tộc nào...
Ở đây, nữ nhà báo Pháp cài một ý đồ ngoại giao về vai trò "Arbitre " tiếng Pháp gọi là trọng tài của nước Pháp; ông Hồ Chí Minh "phủ quyết" ngay: Việt Nam không phải là một đội bóng ? Một câu trả lời thông minh, dí dỏm, không thô... với người đối thoại mà vẫn thể hiện được thần thái cốt cách của cá nhân ông, đại diện cho ý chí của cả một dân tộc...Trả lời câu này không khéo dễ quê vì thô lậu, hoặc lên gân quá làm mất cảm tình với người đối thoại. Câu trả lời: Việt Nam không phải là một đội bóng để nước Pháp đứng ra làm " trọng tài" là một câu trả lời cực hay, cực tài ...
Thêm một cái bẫy phỏng vấn nữa mà nữ nhà báo Pháp giăng ra nhưng đã bị Hồ Chí Minh nhanh chóng phát hiện phá tan, đó là câu hỏi: Liệu Việt Nam có ủng hộ cho một liên minh nào đó giữa các nước Đông Dương trong tương lai...
Để câu giờ, ông Hồ Chí Minh trả lời: Đây là một câu hỏi quan trọng, và để có thời gian suy nghĩ giải mã cái bẫy đằng sau câu hỏi này, ông đã đưa hình ảnh vô thưởng vô phạt nhưng lại nịnh được đầm, đó là đưa hình ảnh của hoa ra để nói: Hoa có hoa trắng, hoa vàng, hoa đỏ, hoa đep, hoa xấu...nhưng dù như thế nào thì hoa vẫn là hoa...Vì phụ nữ nhất là phụ nữ phương Tây ai mà không yêu hoa. Và đây mới là câu trả lời tài giỏi, thể hiện đồ sắc bén của Hồ Chí Minh: Việc có thống nhất các nước Đông Dương hay không thì đó là ý nguyện của mỗi nước; giống như hoa, mỗi loài mỗi sắc màu, còn cá nhân ông Hồ Chí Minh thì ông cho biết: ông không nói là ông ủng hộ hay phản đối ý tưởng hợp nhất này...Ông chỉ nói nó là quan trong ? Có thánh mới bắt bẻ được câu trả lời của ông...
Thế là ông đã thoát ra ngoài được cái bẫy rất tài, rất tinh quái của phương Tây đặt ra cho ông. Lúc đó không tỉnh, để dọa phương Tây, huyếnh lên, trả lời đại đi là các nước Đông Đương sẽ đoàn kết lại chống Mỹ để sau khi kết thúc chiến tranh sẽ thống nhất xây dựng một Liên bang Đông Dương hùng mạnh thì bỏ mẹ, thì no đòn với phương Tây...
Nếu trả lời như vậy sẽ bị sa bẫy, sẽ bị xuyên tạc rằng Việt Nam kéo bè kéo cánh, phát động cuộc chiến tranh ý thức hệ; rằng Việt Nam phát động chiến tranh để mở rộng lãnh thổ...Và cuộc chiến tranh sẽ bị phân tâm, phân hóa ngay lập tức. Chỉ có Hồ Chí Minh mới đủ sự già rơ lật tẩy được những miếng võ của phương tây...
Về ý thứ 3 trong đó là câu hỏi về quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô; phải nói rằng đây là một vấn đề phải có đủ bãn lĩnh mới trả lời được, giải quyết được mối quan hệ phức tạp này. Điều này đã bộc lộ rõ trong thực tế lịch sử?
Khi được hỏi: Liệu vì phát động cuộc chiến tranh này mà trong tương lại Việt Nam sẽ bị lệ thuộc, sẽ trở thành "vệ tinh " của Trung Quốc không ? Ông Hồ Chí Minh đã tra lời bằng một tông giọng cương quyết, cứng rắn: JAMAIS-KHÔNG BAO GIỜ ?!

58 nhận xét:

  1. Jamais!: Không, không bao giờ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói là nói thế, nhưng thực tế lại khác. "Nói vậy mà không phải vậy" là như thế đó hehe

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Bác Nặc nhầm rồi, thời của Bác Hồ cũng nhịn đến mức không nhin được mới đánh. Việt ta từ trước đến nay đều vậy: nhịn Pháp đến 1946 mới toàn quốc kháng chiến, nhịn Mẽo/ Ngụy đến khi đối phương không chịu tổ chức tổng tuyển cử mới đánh, nhịn Polpol gây hấn từ 1976 đến 1978 mới đánh, nhịn tàu đến khi tàu nổ súng trước mới đánh (1979). Việt ta tuy nhịn, nhưng đã đánh là thắng. Đây là đặc điểm rất hay vì Việt ta luôn bị buộc phải tự vệ, chứ chưa bao giờ chủ động gây chiến.

      Xóa
    3. DLV LHL có thể cho biết tôi được phép viết cái gì và không được phép viết cái gì không?

      Xóa
    4. Trong khi đợi DLV LHL trả lời tôi viết vài dòng định hướng DLV nong dan.

      DLV nong dan chỉ thấy ngọn mà không thấy gốc, chỉ thấy hiện tượng mà không thấy bản chất, không hiểu và không biết vận dụng qui luật biện chứng của Mác ví đại. Đây là hệ quả của thói lười biếng, ngu dốt, lại tưởng mình cái gì cũng biết (đó là chưa kể có thể còn ăn nói mất dạy nữa).

      - Ta đánh Pháp không phải từ 1946. Ta đánh Pháp từ lâu trước đó, ít nhất là từ ngày lập đảng. Vì ta lập đảng không phải để đánh Pháp thì để làm gì? Đến 1946 ta mới toàn quốc kháng chiến vì đến lúc đó ta mới đủ lực và uy tín để thực hiện toàn quốc kháng chiến. Thế thôi. Nếu ta nhịn Pháp đến 1946 vậy chẳng hóa ra Đảng ta có tội đã để nhân dân và đất nước sống nô lệ dưới ách thực dân thêm mấy mươi năm nữa sao?!

      Tôi sẽ viết tiếp nếu còm này không bị xóa một cách hết sức ngu xuẩn như còm trên đã bị. Chờ đấy.

      Xóa
    5. Yeu VN cứ lẫn lộn nhỉ.

      Đánh ở đây là sự chiến đấu để bảo vệ chủ quyền cuả 1 CHÍNH THỂ. Trước 2/9/1945, Việt Minh CHƯA là chính thể, Việt Nam chưa có độc lập. Đang đấu tranh giành độc lập thì "nhịn" cái gì??? Sau 2/9/1945, Việt Nam mới là 1 nước độc lập, chính phủ VNDCCH mới là chính thể, đại diện cho Việt Nam độc lập. Giai đoạn 1945 - 1946, CP Việt ta đã khá khôn khéo để đuổi tàu tưởng khỏi Việt Nam, chịu nhiều gây hấn của Pháp đến 1946 mới phải toàn quốc kháng chiến. Nhịn ở đây là 1 nước có độc lập rồi, không muốn có chiến tranh nữa, không muốn đổ máu nữa.

      Đã rõ chưa yeu VN.

      Xóa
    6. Nói như DLV nong dan, ta nhịn Pháp, Pháp đập, ta nhịn Mỹ, Mỹ đập, ta nhịn Cam, Cam đập, ta nhịn Tàu, Tàu đập, vậy rút cục Đảng ta ngu quá toàn bị kẻ thù lừa à?

      Xóa
    7. Nghe nong dan giải thích mà Tư tui cứ cười 1 mình hoài, tới nổi con cháu trong nhà lo sợ, chạy báo cáo với mẹ, bà của chúng rằng hổng biết ba/ông bị gì mà thỉnh thoảng lại cười 1 mình !!!! Suýt chút đã bị mẹ con, bà cháu của bà xã "cưỡng chế" đi bịnh viện rồi !

      Nhịn là lúc mình đủ lực để đánh mà không đánh, chứ còn chưa đủ lực, cần thời gian để củng cố, xây dựng cho đủ lực nên phải "né" thì không phải là nhịn. Xem lại để tách bạch cho rõ ràng lúc nào "nhịn", lúc nào "né" nghe nong dan, hay chê người khác ngu thì mình phải thể hiện "khôn", chứ kiểu này thì chừng nào mới được thăng hạng đây ?!

      Xóa
    8. Tư mad dog lại khoe trình độ đốm lưỡi rồi, đã đánh nhau là 2 bên đều tổn thất, đều đổ máu cả nên V. Từ trước tới nay trước khi đánh nhau Việt ta chưa bao giờ có được cái gọi là đủ lực cả (trừ vụ đánh Polpot 1979). So thử cán cân quân sự của Việt với Pháp và Mẽo thì thấy liền.

      Vấn đề nói ở đây là Việt ta chưa bao giờ chủ động gây chiến, Việt ta đều bị ép đến mức bắt buộc phải đánh mới đánh, mà đã đánh thì thường là thắng. Vấn đề đơn giản vậy mà đọc không ra thì cũng nên nhập viện "chỉnh não" tư ạ.

      Tư thích chữ "né" hay chữ "nhịn", chữ "lùi" hay chữ "nhường" mời tư tra từ điển, tui không quan tâm đến câu chữ của tư. Hình như trong từ điển cũng chẳng có khái niệm "Nhịn là lúc mình đủ lực để đánh mà không đánh" thì phải. Tranh luận kiểu ông tự bịa ra định nghĩa của ông, tôi tự bịa ra định nghĩa của tôi thì là đỉnh cao của sự vô bổ.

      Đọc 1 chủ đề cần hiểu ý chính của chủ đề đó, còn loại mà cứ cắm đầu vào câu với chữ thì he he he, miễn bàn.

      Xóa
    9. Tư cho biết cái định nghĩa "Nhịn là lúc mình đủ lực để đánh mà không đánh" ở đâu ra hay tư tự bịa ra vậy. Tranh luận kiểu ông tự bịa định nghĩa của ông, tôi tự bịa định nghĩa của tôi là đỉnh cao của sự vô bổ.

      Đọc 1 chủ đề cần hiểu được ý chính của chủ đề đó. Chủ đề ở đây là Việt đều bị ép vào thế buộc phải đánh, mới đánh và đánh thường là thắng. Tại sao vậy, vì đã đánh nhau là có tổn thất, là có đổ máu nên Việt ta bao giờ cũng nhịn để tránh đổ máu. Từ trước đến nay, khi đánh nhau với ngoại bang, Việt chưa bao giờ đủ lực cả (trừ chiến tranh Tây Nam với Polpot), so sánh cán cân kinh tế/ quân sự của Việt với Pháp, Mẽo, Tàu khựa là thấy rõ. Chủ đề rõ ràng như vậy mà có người đọc không hiểu lại lan man sang né với nhịn, có lẽ tư nên vào viện "chỉnh não" đi.

      Tư thích dùng từ né, hay lùi, hay nhường, tui không có quan tâm. Suốt ngày chỉ cắm đầu vào câu với chữ, he he he, giống con bọ hung cứ cắm đầu vào cục ...ứt, buồn cười lắm lắm.

      Xóa
    10. Xin lỗi, phiền tư đọc comment bên dưới nhé, comment trên bị "lỗi em đánh máy".

      Xóa
    11. @ yeu VN,
      ĐCS ngu hay không ngu, tùy các vị đánh giá. Chỉ có điều là từng đấy thằng ngoại bang đều phải ôm mồm máu chạy khỏi Việt Nam đấy. Có vậy thôi.

      Xóa
    12. Cám ơn nong dan nghe, phải vậy chứ, Tư tui tâm đắc câu này : "Từ trước tới nay trước khi đánh nhau Việt ta chưa bao giờ có được cái gọi là đủ lực cả (trừ vụ đánh Polpot 1979). So thử cán cân quân sự của Việt với Pháp và Mẽo thì thấy liền." Không đủ lực mà vẫn thắng thì đích thị là Mẽo nó "bỏ rồi mới thắng", phải không ?

      nong dan suốt ngày không những cắm đầu vào mà còn "măm măm" hết cả đống ....ứt nên mới ăn nói ngốc ngếch dường vậy, một dư luận viên ngày càng tụt hạng, dưới cả tép riu.

      Xóa
    13. Tư được con bọ hung vận vào người nên rất tích cực húc vào bãi ..ứt, rất tiếc, tư nên đọc cho kỹ "trước khi đánh nhau" thì Việt ta mới không đủ lực. Còn đánh nhau rồi thì việt ta càng đánh càng mạnh lên, quyết định thắng thua là ở cuối trận chứ đâu phải lúc trước khi đánh nhau. Nên chuyện đủ lực hay không trước khi đánh nhau chẳng liên quan gì đến kết quả cuộc chiến để tư bọ hung "liên hệ và kết luận" cả. Câu chữ với bắt bẻ à, quê quá tư bọ hung à.

      Còn chuyện chán rồi bỏ thì nói nhiều lần rồi, Pháp đánh chán rồi bỏ, Mẽo đánh chán rồi cũng bỏ (chán sau khi chết và bị thương vài trăm ngàn chú lính, tiêu tốn nhiều tỷ Obama hơn cả thế chiến thứ 2), Polpot đánh chán rồi cũng bỏ, Tàu khựa cũng chán rồi bỏ, Việt cộng có "năng khiếu" làm ngoại bang xâm lược "chán" nhiều thật. Không đủ lực mà vẫn thắng được ngoại bang, giữ độc lập, thế mới tài, nhỉ. Câu hỏi là tại sao ngoại bang không chán từ đầu mà toàn chán sau khi bị sưng mỏ, he he he.

      Xóa
    14. Hổng ngờ từ ngày Tư tui đặt "nền tảng" cho việc "nói có sách, mách có chứng" ở Blog này đã có nhiều DLV học hỏi, đáng tiếc do trình của DLV không cao nên học bao nhiêu chỉ biết bấy nhiêu, hổng trách.

      Sau Hiệp định Giơnevơ, một bộ phận lớn lực lượng cách mạng miền Nam cùng vũ khí phải tập kết ra Bắc, lực lượng còn lại rất mỏng và thiếu thốn vũ khí nên mặc dù bị chính quyền VNCH + Mỹ ngày càng tăng cường khủng bố bằng bạo lực nhưng vẫn phải "đấu tranh chính trị", không được "đấu tranh vũ trang", để bảo toàn, xây dựng, củng cố lại lực lượng. Mãi tới tháng 01/1959, nhận thấy lực lượng đã tạm đáp ứng yêu cầu thì ĐCS mới ra Nghị quyết 15, cho phép "đấu tranh chính trị" kết hợp với "đấu tranh vũ trang", tạo "cơ sở pháp lý" cho phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960.... Như vậy, giai đoạn 1954 - 1959 do yếu, mỏng mà lực lượng cách mạng miền Nam phải tránh đấu tranh vũ trang, tránh hay né thì cũng như nhau nên tư tui dùng chữ né cho dễ hiểu. Không phải lúc nào tránh, né cũng là hèn, kém, như trong trường hợp này thì tránh, né là khôn ngoan, bởi không tránh, né là bị tiêu diệt thì còn đâu mà làm chuyện khác. Chỉ có người trình độ thấp và bản thân hèn, kém nên nghe những từ như tránh, né mới nhảy dựng, dân gian gọi là "có tật giật mình" !

      Những nội dung Tư tui vừa nêu có trong sách Sử nên ai ai cũng biết và công nhận. Theo pháp luật dân sự hiện hành (điều 80 bộ luật tố tụng dân sự) thì những gì mà mọi người đều biết và công nhận thì người nói không cần phải chứng minh nhưng người nghe phải thừa nhận. Các DLV, mà đặc biệt là DLV hạng dưới tép riu như nong dan hãy nhớ kỹ lấy bài học mới này, để đừng hở ra lại kêu phải chứng minh khiến "Thầy" cũng bị hổ thẹn lây !!!!

      Xóa
    15. Đừng có lý sự cùn nữa, DLV hạng dưới tép riu nong dan ạ. Trước khi đánh phải đủ lực thì khi đánh mới thắng được ? Ví dụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nhận thấy chưa đủ lực nên dù pháo đã được kéo vào nhưng Tướng Giáp phải ra lệnh kéo pháo ra, chừng đủ lực rồi mới lại kéo pháo vào mà đánh mới làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, rõ chưa ?

      Còn cái vụ "Mỹ bỏ rồi mới thắng" trên kia là Tư tui mỉa mai, châm biếm người nói "Từ trước tới nay trước khi đánh nhau ..... Mẽo thì thấy liền.", tội nghiệp, sao nong dan cứ ngây ngô như một chú nhóc 15 tuổi vậy ??? !!!!

      Xóa
    16. Ha ha ha, hô khẩu hiệu hay vãi, đủ lực mới đánh. Thế trước khi đánh Pháp, đánh Mẽo, lực của Việt cộng đủ ở mức độ nào? có ngang với Pháp với Mẽo không vậy??? Thời điểm quyết định nhịn hay chiến tranh là thời điểm NGAY TRƯỚC CUỘC CHIẾN chứ không phải trước 1 chiến dịch hay 1 trận đánh, tư bọ hung lan man lạc đề rồi. Có vẻ việc hiểu được chủ đề là gì quá khó khăn với tư bọ hung nhỉ.

      Tư bọ hung không bịa ra định nghĩa về nhịn với nhường nữa à??? cố gắng bỏ bớt kiểu cài cắm câu chữ đi thì mới không cắm mặt vào bãi ...ứt, tư bọ hung à.

      Sau khi thấy nhiều ngoại bang "chán" Việt cộng quá tư bọ hung lại chuyển thành "mỉa mai, châm biếm", hài vãi.

      Nhai đi nhai lại DLV, tép riu, ngây ngô bla bla bla như chó sủa ngoài bãi rác mãi mà bọ hung không chán à. Haizzz.

      Xóa
    17. Tội nghiệp, kia kia một con chó đang nhảy loi choi vì bị đập trúng đầu khi đang ăn ....ứt......
      Trước nào cũng được, xin miễn có trước là đã đủ để chứng minh nong dan nói bậy "...trước khi đánh nhau Việt ta chưa bao giờ có được cái gọi là đủ lực cả"!
      Ngu hỡi ngu hời, hỡi iiii ngu !

      Xóa
    18. Người ta hỏi : "Không đủ lực mà vẫn thắng thì đích thị là Mẽo nó "bỏ rồi mới thắng", phải không ?"

      Rồi người ta trả lời luôn : "nong dan suốt ngày không những cắm đầu vào mà còn "măm măm" hết cả đống ....ứt nên mới ăn nói ngốc ngếch dường vậy" mà còn chưa biết mình bị châm biếm, mỉa mai thì quả là................
      Ngu hỡi ngu hời, hỡi iiiii ngu, ngu !!!!1

      Xóa
    19. Khổ thân tui, hay được đàn chó hùa đuổi theo cắn gấu quần.

      Rõ ràng từ đầu đang nói về việc Việt Nam nhịn mãi rồi mới đánh nhau với Pháp, với Mẽo, lực của Việt thua xa Pháp và Mẽo. Một lát sau đàn chó hùa đã chuyển sang 1 trận đánh. Hay thật là hay.

      Đã giao hẹn là không tiếp kiki mà kiki cứ nhẩy vào là sao nhỉ.

      Xóa
    20. là tại vì nói ngu, chả phân biệt được lúc nào nhịn, lúc nào né, tránh để bảo toàn, củng cố lực lượng nên mới bị nhắc nhở, mở miệng ra là ngu mà cứ hay nói!

      Xóa
    21. @ tư bọ hung,

      "Bác Nặc nhầm rồi, thời của Bác Hồ cũng nhịn đến mức không nhin được mới đánh. Việt ta từ trước đến nay đều vậy: nhịn Pháp đến 1946 mới toàn quốc kháng chiến, nhịn Mẽo/ Ngụy đến khi đối phương không chịu tổ chức tổng tuyển cử mới đánh, nhịn Polpol gây hấn từ 1976 đến 1978 mới đánh, nhịn tàu đến khi tàu nổ súng trước mới đánh (1979). Việt ta tuy nhịn, nhưng đã đánh là thắng. Đây là đặc điểm rất hay vì Việt ta luôn bị buộc phải tự vệ, chứ chưa bao giờ chủ động gây chiến."

      Trên đây là comment chủ đề ban đầu. Chủ đề rõ ràng về quyết định nhịn hay chiến tranh, chẳng hề đề cập tới 1 trận đánh nào cả, tui thực sự không hiểu tư bọ hung lấy 1 trận đánh hay 1 chiến dịch làm ví dụ chuyện đủ lực với không đủ lực để làm gì. Nên đọc hiểu tiếng người trước khi câu chữ tư nhé.

      Phiền tư nhốt đàn chó hùa của tư lại giúp nhé. Xua đàn chó ra làm hôi thối cả diễn đàn, làm bạn đọc vừa bịt mũi vừa đọc comment, rất mỏi tay.

      Xóa
    22. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    23. Đã nói tư nhốt đàn chó hùa rồi mà. Vẫn còn sổng 1 con kìa.

      Xóa
    24. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    25. Để tôi lấy 1 ví dụ như thế này cho đơn giản để đồng chí nông dân cùi bắp có thể hiểu được sự khác nhau giữa nhịn và né.

      Một hôm đồng chí nông dân cùi bắp và đồng chí quy Hoa Minh ọp lai, uống bia vỉa hè ăn thịt chó, chém chuyện Thế giới. Vô tình trong lúc chém gió, đồng chí nông dân cùi bắp vung tay đập vào 1 đồng chí trẻ trâu ở bàn bên cạnh. Bàn đó không may lại có gần 10 đồng chí trẻ trâu bặm trợn. Các đồng chí trẻ trâu kia xông vào định tẩn 2 đồng chí nông dân cùi bắp và quy Hoa Minh 1 trận khiến 2 đồng chí dư luận viên này phải cắp đít chạy. Như thế là né hay là nhịn?

      Sau khi chạy thoát, đồng chí quy Hoa Minh bực mình vì bị rơi mất quả Iphone chính hãng Made in PRC, liền quay sang chửi rủa đồng chí nông dân cùi bắp, có kèm theo vài cái đẩy khá mạnh. Đồng chí nông dân cùi bắp nghĩ đến tình đồng chí anh em nên lặng im không nói gì, cúi đầu nghe chửi 1 lúc rồi leo lên Wave Tàu bỏ về nhà. Như thế là nhịn hay là né?

      Đồng chí nông dân cùi bắp quá ngu hay quá sách vở mà phải lôi cả từ điển tiếng Việt ra để cãi vậy?

      Tôi thì tôi nghĩ là đồng chí ngu, và cố cãi cùn!

      Xóa
    26. Mời Vodka cứ việc lảm nhảm một mình.

      Gửi tư bọ hung cái định nghĩa về chữ "nhịn" trong từ điển tiếng Việt (cảm ơn cùi bắp, lần sau đừng nói tục thì đỡ bị xóa comment).
      "Nhịn = Chịu đựng sự thiệt hại mà không kêu ca hoặc không chống lại: Bị đánh mà chịu nhịn ư?"
      http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/

      Rất tiếc là chẳng có đoạn nào gần giống như "Nhịn là lúc mình đủ lực để đánh mà không đánh". Tư bọ hung lại tự bịa ra nghĩa của từ để tranh luận nữa, đúng là bó tay.

      Xin kiếu.

      Xóa
    27. Mà có trích dẫn, người đàng hoàng cũng phải trích dẫn đầy đủ, cắt bỏ đoạn này, đoạn nọ khi trích dẫn để làm thay đổi ý nghĩa câu chữ cũng là "bản chất " của DLV. Nè, nguyên văn cái dẫn chứng của DLV nong dan hạng dưới tép riu nè : "đg. 1. Đành chịu để nhu cầu không thỏa mãn: Nhịn ăn; Nhịn mặc. 2. Nh. Nhịn đói: Uống thuốc xổ, phải nhịn. 3. Chịu đựng sự thiệt hại mà không kêu ca hoặc không chống lại: Bị đánh mà chịu nhịn ư?" Chú ý chữ đành. Đó là chưa kể sách vở bây giờ cũng không phải là "khuôn vàng thước ngọc" gì đâu nghe, gặp phải những nhà giáo chuyên "đù con đĩ mẹ" biên soạn thì thôi rồi !!!

      Mai mốt DLV nong dan yêu cầu Đảng phải chỉ thị sửa lại là "giai đoạn 1954 - 1959 cách mạng miền Nam chỉ được đấu tranh chính trị, "nhịn" đấu tranh vũ trang để bảo toàn lực lượng" nghen.

      Xóa
    28. Ha ha ha, hóa ra "nhịn" chiến tranh là phải trích dẫn cả "nhịn ăn", "nhin mặc" nữa. Tư bọ hung thật có cách hiểu khác "người".

      Đọc toàn bộ phần giải nghĩa chữ "nhịn" trong từ điển tiếng Việt chẳng hề thấy liên quan gì đến đủ lực hay không đủ lực như tư bọ hung tự "bịa ra". Đúng là phải cảm ơn cùi bắp đã gửi cho cái đường link từ điển tiếng Việt.

      Với tui mấy cái câu chữ đó không quan trọng, tư thích dùng từ né, lùi, nhường sao cũng được vì cái trò móc máy câu chữ rất vô bổ. Tuy nhiên, nếu tư bọ hung định móc máy câu chữ thì nhớ lại lần này mà rút kinh nghiệm, nên tra từ điển trước khi "bịa". Cốt lõi của chủ đề là Việt ta luôn nhịn, không chủ động gây chiến, nhưng lúc bắt buộc phải đánh thì thường là thắng dẫu rằng cán cân kinh tế/ quân sự luôn nghiêng về phía ngoại bang xâm lược (trừ Polpot).

      Kiếu.

      Xóa
    29. ủa cuối cùng cũng chịu là Tư này muốn dùng từ né, tránh cứ dùng rồi sao ? Lúc yếu ngoe thấy kẻ thù đàng xa đã phải mau mau mà né, tránh, trốn..... ngu như DLV hay sao mà nhú đầu ra cho bị tiêu diệt hổng còn một mống thì lấy ai mà tiếp tục sự nghiệp ? Ông Vodka nêu ví dụ sát thực ghê, sao DLV hổng trả lời vậy ? Thêm ví dụ nữa nè : thời chiến tranh, mỗi lần Mỹ + Ngụy bố vô vùng trắng, thấy tình hình hổng êm là mấy ông Việt cộng lật đật bật nắp hầm bí mật chạy thoát thân từ xa, vậy là né, tránh, trốn..... hay là nhịn vậy nong dan ?

      Hôm rồi đi ngang lớp ôn thi môn Sử cho mấy chú Công an chuẩn bị vào học tại chức trường Đại học Luật, thấy giáo viên đọc : "Cuối năm 1974 đầu năm 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Hội nghị Bộ Chính trị từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 7-10- 1974 và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-1-1975 đã bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.", vậy với trình độ của mình, nong dan nghĩ sao về cụm từ "so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng" ? Có phải trước khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, cách mạng đã đủ lực ? Hay là với trình độ DLV hạng dưới tép riu, nong dan cho rằng so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng không đồng nghĩa với cách mạng đã mạnh hơn, tức lực chẳng những đủ mà còn mạnh hơn ?

      Tư tui có cảm giác như đang tranh luận với 1 cử nhân Luật mới ra Trường, ngẩn tò te nhiều thứ nhưng chỉ được mỗi thứ cãi ngang.

      Xóa
    30. Và đó cũng là bằng chứng để chứng minh rằng một khi đủ lực rồi là cách mạng uýnh chứ hổng có nhịn, cực chẳng đã chưa đủ lực thì mới phải né, tránh để bảo toàn lực lượng, rõ chưa DLV nong dan ?

      Xóa
    31. Người thông minh, khôn thì học 1 biết 2, 3 thậm chí 10, còn người ngu thì học 10 có khi chưa biết 1, vậy nên mới mò mẫm, sách giáo khoa, từ điển viết sao thì phải đúng y vậy mới được. Khổ nổi, việc biên soạn sách giáo khoa, từ điển và dạy học hiện nay lại nằm trong tay những nhà giáo chuyên "đù con đĩ mẹ" hay sao mà học trò càng học càng ngu, càng lạc hậu so với khu vực và thế giới.

      Có mỗi chuyện thằng yếu đánh thằng mạnh mà thằng mạnh không phản đòn mới gọi thằng mạnh là nhịn, ngược lại thằng mạnh đánh thằng yếu thì thằng yếu phải sợ, bỏ chạy, tránh, né... ai ai cũng biết, chỉ có DLV dưới tép riu là không biết, cố cãi lấy được.

      Xóa
    32. Haizzz, từ xưa tới nay cả thế giới loài người dùng từ điển để tra nghĩa của từ, còn thế giời loài "khác người" thì không dùng. Tư bọ hung thích bới móc câu chữ mà sao xem trong từ điển tiếng Việt nghĩa của chữ "nhịn" có tí tẹo gì liên quan đến đủ lực hay không đủ lực.

      Nhân tiện việc bọ hung sợ từ điển tiếng Việt do vị nhà giáo gì gì đấy biên soạn thì tư cho biết TÊN vị nhà giáo đó để tui tránh được không? Đáng thương cho việc "tự bịa ra" nghĩa từ lại bị úp nguyên bô shit vào mõm.

      Quyết định nhịn hay đánh là thời điểm TRƯỚC cuộc chiến tranh, thời điểm đó kinh tế và quân sự của Việt đều thua Pháp/ Mẽo, cái này thì cả lò nhà bọ hung cũng không cãi được, tư bọ hung hết đem Bến tre rồi lại đến giao đoạn 1974-1975 ra ví dụ làm gì, lúc đó là SAU KHI Việt quyết định chiến tranh rồi. Đúng là khả năng đọc hiểu tiếng người của loài "khác người" rất rất rất đặc biệt.

      Dân Việt không có sợ ngoại bang đâu, kết quả là thằng ngoại bang nào cũng ôm mồm máu rời đất Việt hết. Cũng may, Việt chỉ có dăm chú tên tư dát chết úp mặt vào bãi shit của Polpot để ngụy trang thôi, chứ đông hơn thì mất nước rồi.

      Dừng được chưa hả tư bọ hung???

      Xóa
    33. Đồng chí Tư đã thấy mất thời gian khi cứ cố dạy một đồng chí ngu đần đến mức lôi từ điển ra để cãi về cách gọi/hiểu 1 từ trong những trường hợp khác nhau chưa? Đồng chí nông dân cùi bắp đã xin dừng cuộc chơi rồi, đồng chí nên bỏ qua đi không đồng chí ấy lại văng tục chửi bậy ra đây thì mất mặt Đảng ta lắm hehe.

      Đồng chí nông dân cùi bắp có hiểu "cách gọi/hiểu 1 từ trong những trường hợp khác nhau" khác với "định nghĩa trong từ điển" như thế nào không? Chắc là không, ngu như đồng chí thì biết cái gì. Cả đồng chí cựu giáo viên ngữ văn về hưu giả danh cũng thế nốt.

      Chết cười dư luận viên đã ngu còn húng hehe

      Xóa
    34. Cường Vĩnh Phúclúc 10:49 22 tháng 5, 2014

      Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  3. Kính Ngài Nguyễn Sinh Hùng!
    Công luận đang dõi theo buổi họp sáng nay của Quốc Hội. Lần sau, tôi nghiêm túc đề nghị Ngài không mời cựu TBT Nông Đức Mạnh đến dự khán nữa. Trước ống kính truyền hình, trước bàn dân thiên hạ, ông Mạnh ngủ gà ngủ gật những ba, bốn lần. Già rồi. Truy hoan xác thịt quá mức thì ở nhà nghỉ dưỡng để lấy lại sức cho rồi. Đến như thế, bôi bác quá! Tôi cảm thấy bị nhục lây. Ngài NSH lưu ý cho lời rất thẳng, thực, không xuyên tạc này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Mạnh không ngủ thì quốc hội có tỉnh hơn chút nào đâu. Cứ để cho ông ấy ngủ.

      Xóa
    2. Không chỉ riêng đồng chí Mạnh, rất nhiều đồng chí đại biểu QH của ta cũng ngủ gật khi họp. Do vậy mới có cái tên giang hồ là "Nghị gật" đặt cho họ!

      Xóa
    3. "Nghị gật" có từ thời Pháp, Mỹ đô hộ.

      Xóa
    4. DLV KK không được so sánh ta với Pháp Mỹ nha.

      Xóa
  4. Đồng chí Bác Kính Yêu tiếng Pháp khá rõ ràng, tuy không có vẻ nuột cho lắm so với 1 người ở Pháp khá nhiều năm.

    Đồng chí hút thuốc trước mặt phụ nữ và gạt tàn ra đất. Hơi thiếu lịch sự.

    Cồng này có bị xóa không nhỉ? Hehe

    Trả lờiXóa
  5. Chú Vodka! Hồi nào tới giờ, chú vẻn vẹn có một cái còm này, tôi cho là chú "tinh" nhất. Xin trao đổi với chú:
    -Cụ Hồ học và biết rất nhiều ngoại ngữ. Nhược điểm chung của những ai thông thái nhiều ngôn ngữ như thế, trong đó có Cụ Hồ, đều diễn đạt và phát âm ít trôi chảy. Cụ Phạm Văn Đồng, rất giỏi tiếng Pháp và vì chỉ một ngoại ngữ Pháp nên diễn đạt tuyệt vời. Trong trả lời phỏng vấn, Cụ Hồ có chỗ phải chậm rãi để tìm 2 từ vựng đặt đúng ngữ cảnh, đó là s'enliser (sa lầy) và force interne (nội lực). Điều quan trọng là chú, các bọn bè của chú hiểu cho, những người, mà chú và bọn bè của chú thường gọi là từ rừng chui ra, họ rất giỏi ngoại ngữ!
    -Đứng ở góc cạnh gọi là văn-hóa-hút-thuốc, chú phê bình đúng. Đã cảm hiểu Cụ Hồ, áp lực công việc dữ dội, Cụ Hồ đã có thói quen có hại cho sức khỏe này, chú là người cố vạch lá tìm
    sâu chỉ vì thù ghét VC.
    -Nhân đây, thưa với Chủ Trang và mọi người: Jamais nên dịch và hiểu là: Không, không bao giờ! (khẳng định tuyệt đối) chứ không là: Không bao giờ!
    Chào Vodka. Chúc chú chóng trở thành người tử tế, hữu dụng. Đừng "học đòi" ác nhân, vô ích!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gớm chết đồng chí cựu giáo viên ngữ văn cứ quá lời. Tốt hay xấu của 1 người không phải do chủ quan của đồng chí hay ai khác đánh giá. Chừng nào tôi và đồng chí chưa ai phạm pháp thì trước Pháp luật tôi với đồng chí là tử tế ngang nhau, đồng chí ạ. Tuy nhiên ở VN thì một số người dù bị coi là phạm pháp nhưng vẫn không ngăn cản việc họ là người tử tế.

      Sao cứ phải gồng mình đạo mạo vậy, đồng chí! Đồng chí có nóng giận mà văng tục thì tôi cũng không trách đâu.

      Xóa
    2. Tiếng Pháp của Bác xoàng thôi, nếu không nói đó là tiếng Pháp bồi của giới bình dân mạt hạng. Nhưng cần phải hiểu, Bác vĩ đại của chúng ta xuất thân từ giới bần nông vô học nên nói tiếng Pháp được như vậy cũng là vĩ đại rồi.

      Xóa
    3. Bỏ chữ "mạt hạng" và "vô học" đi, còm trên sẽ thành còm của một DLV có nghề. Còm trên cũng sẽ bị xóa thôi. Tiếc thật.

      Xóa
    4. Những người chê ngoại ngữ của người khác thì cũng nên giới thiệu đôi chút về ngoại ngữ của mình.
      Lưu ý: xyz khác với XYZ.

      Xóa
    5. Đồng chí KK cồng hơi bị ngang 1 chút. Đồng chí không cần là họa sỹ để có thể khen hay chê 1 bức tranh, không cần phải là nhạc sỹ khi nhận xét 1 bản nhạc hay dở.

      Đồng chí hiểu tôi muốn nói gì không? Hơn nữa, với 1 người được cho là bôn ba 5 châu 4 biển suốt bao nhiêu năm để tiếp thu văn minh Thế giới, học tập trong nước dưới thời Pháp, làm chủ báo ở Pháp, nổi danh Thế giới cũng từ Pháp, sống nhiều năm ở Pháp...thì đúng ra nói tiếng Pháp phải như người Pháp chứ phải không?

      Rất nhiều đồng chí trẻ tuổi bây giờ du học vài năm về là bắn tiếng nước ngoài véo von như chim hót rồi. Mà không chỉ 1 ngoại ngữ đâu nhé. Khẳng định luôn không thì đồng chí cựu giáo viên ngữ văn lại ý kiến ý cò là "biết nhiều ngoại ngữ thì nói không chuẩn là chuyện thường".

      Xóa
    6. Bạn Vodka lại móc máy rồi. Ý bạn là Bác bao năm bôn ba nước ngoài tiếp thu tinh hoa thế giới nhưng về VN Bác toàn làm ngược lại chứ gì?

      Xóa
    7. Chúc chú chóng trở thành người tử tế, hữu dụng
      ông nên chúc mình trước đi ông dáo ạ.
      @ KK !
      xyz = XYZ luyệt xờ đấy, cũng là "dáo đù" đấy !
      Ha ha haaaaaaa

      Xóa
    8. À bây giờ là chỉ trích ngoại ngữ của Bác Hồ và thói quen xấu hút thuốc. Vậy điều đó nói lên cái gì ? Ảnh hưởng gì đến chuyện đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào ?

      Thôi kệ, Bác Hồ có một thói quen xấu để mấy anh rận vào mỉa mai cho đỡ tủi.

      Xóa
    9. Cường Vĩnh Phúclúc 16:13 22 tháng 5, 2014

      Ôi giời! Nói về ngoại ngữ ý à? Nhà iem vào thăm quan TP Hồ Chí Minh, loanh quanh khu phố Tây ba lô ở Đề Thám, Bùi Viện thấy bọn trẻ con bán báo, đánh giày, bán bao cao su, thuốc lá.... chúng nói như gió các bác ạ, mà lạ nhé, chúng nói là Tây hiểu mà Tây nói chúng cũng hiểu ngay, siêu đẳng lắm cơ, nhà iem thắc mắc với vài bác có "thẩm quyền" thì các cụ trề môi "ôi dào, tiếng Tây bồi ý mà", ra vậy.

      Xóa
    10. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  6. Tư tui nghĩ, làm lãnh tụ cao nhất của một Quốc gia thì chuyện trả lời phỏng vấn phải hay, phải khôn khéo là chuyện bình thường, ngược lại mới là chuyện không bình thường. Chủ đề này không rõ tác giả là ai (xin lỗi vì giờ nhiều người, nhiều bài copy - pase quá đâm ra nghi ngờ !?) nhưng "nghiệp vụ" ca tụng kiểu "thần thánh hóa" lãnh tụ thì xưa như trái đất, ông Hồ mà còn sống chắc cũng phải khó chịu với kiểu ca tụng làm hư cán bộ như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không, Bác còn sống Bác sẽ khen các cháu ngoan. À mà Bác sống mãi chứ chết hồi nào đâu.

      Xóa
    2. May nguoi bao tuoi.roi ma mất dậy quá vậy

      Xóa