Năm 2015 Malaysia làm Chủ tịch ASEAN và sẽ đem mọi nỗ lực để
không cho tái diễn "kịch bản Ukraina " ở Đông Nam Á.
Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Hishamuddin
Hussein sau cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu. "Trong khuôn
khổ ASEAN, chúng tôi sẽ nghiên cứu tình hình dồn đọng ở Ukraina, và sẽ
phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân dẫn đến cơn khủng hoảng ở đất nước
này”, - vị tướng Malaysia cho biết.
Mà khả năng lặp lại
"kịch bản Ukraina” ở Đông Nam Á là rất lớn, - chuyên viên khoa học chính
trị, nhà nghiên cứu Đông phương nổi tiếng, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử khu
vực Đông Á của Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg, GS-TSKH
Vladimir Kolotov nhận xét.
“Trong giai đoạn thay đổi cán
cân lực lượng trên vũ đài quốc tế, bị ảnh hưởng trước hết là các khu
vực và các quốc gia ở vùng đệm. Tại châu Âu do hệ quả của những thay đổi
này, Nam Tư cũ bị phân hóa, còn bây giờ tình huống tương tự đang diễn
ra với Ukraina. Đông Nam Á hiện nay đang ở thế "trên đe dưới búa". Một
mặt là đất nước Trung Quốc đang ngày càng phát triển, mặt khác là cường
quốc Hoa Kỳ, cả hai đều muốn tăng cường vị thế của mình tại địa bàn quan
trọng then chốt này của thế giới, và áp lực địa chính trị ở khu vực sẽ
chỉ tăng thêm không ngừng. Áp lực đó tác động đến tính đoàn kết của
ASEAN, như bộc lộ qua hội nghị thượng đỉnh của Liên minh, do lập trường
chống đối của Campuchia mà đã không thông qua được Tuyên bố thống nhất.
Hứng chịu áp lực lớn nhất là Việt Nam, đất nước hiện diện ở phía nam
Trung Quốc, nằm giữa vùng lục địa và hải đảo của Đông Nam Á, là nơi mà
lợi ích địa chính trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ chen lấn nhau.
Nếu
trước đây các nước phương Tây đã phải theo đuổi công cuộc chinh phục
thuộc địa, thì bây giờ người ta sử dụng những công nghệ chính trị như
cái gọi là chuyển đổi hòa bình, khi song hành với hỗ trợ về tài chính và
tổ chức từ bên ngoài thì "tuyến thứ năm" và "những thế lực thù địch"
phá hoại đất nước từ bên trong, để đưa chính quyền về tay những lực
lượng phụ thuộc, buộc đất nước phải tuân theo vòng quay quĩ đạo chính
trị của cường quốc này hay nước lớn khác. Và trong ý nghĩa này thì Đông
Nam Á đang đứng trước những mũi nhọn tấn công, bởi mọi kích động gây bất
ổn ở các nước trong khu vực đều hướng tới đối thủ chính của Hoa Kỳ là
Trung Quốc. Mục tiêu cơ bản của người Mỹ là phóng quả ngư lôi phá quá
trình tạo lập đề án hợp tác chung ASEAN+Trung Quốc. Trong khi đó, ngay
hiện nay khối liên minh kinh tế này gồm 2 tỷ người đã vượt hơn cả tổng
thu nhập kinh tế quốc dân của EU và Hoa Kỳ. Nếu kinh tế còn được bổ sung
bằng liên minh chính trị và quân sự, ắt sẽ tạo ra cái mà phương Tây gọi
là “Trung Hoa trung tâm Đông Á”, khi ấy người Mỹ sẽ bị đẩy bật ra khỏi
Nhật Bản và Hàn Quốc, và đó sẽ là bức tranh địa chính trị hoàn toàn
khác, trong đó tổng khối lượng chính trị của các nước Đông Á trên trường
quốc tế sẽ nâng cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, tồn tại nghịch lý là khi
thực hiện các đề án của mình ở Đông Á, Trung Quốc không chỉ cố gắng thu
hút sự hợp tác của nhiều quốc gia, mà đồng thời lại đẩy họ xa ra bởi
tham vọng lãnh thổ. Mùa hè vừa qua, Trung Quốc đặt dàn khoan trong vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây ra những cuộc biểu tình phẫn nộ ở
Việt Nam phản đối hành động vi phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước. Có thể thấy chính sách như vậy đang đầu độc bối cảnh khu vực, làm
nảy sinh mất lòng tin và chạy đua vũ trang.
Liên tục
trong những năm 2012, 2013,2014 tại Đại học Tổng hợp Quốc gia
Saint-Peterburg đã tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học về chuyên đề an
ninh khu vực từ Đông Á đến Bắc Phi. Tập trung phân tích tình hình, các
thành viên tham gia đã đưa ra dự báo về bùng phát mâu thuẫn địa chính
trị, trong đó có việc sử dụng công nghệ thay đổi chế độ và gây xung đột
quân sự. Trong một tập Kỷ yếu xuất bản trên cơ sở hội nghị đã giới thiệu
bản đồ những khu vực bất ổn và xung đột ở địa bàn Á-Âu và châu Phi.
Trên bản đồ này, Ukraina được đánh dấu bằng hình vẽ quả bom, có nghĩa là
bất ổn ở mức độ cao. Các nhà khoa học đã đoán trước những sự kiện sẽ
chỉ xảy ra ở Ukraina vào 8 tháng sau. Vấn đề là ở chỗ Ukraina và Thổ Nhĩ
Kỳ rơi vào hai tuyến áp lực: từ bắc đến nam là tuyến ranh giới khu vực
ảnh hưởng của NATO và Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, còn từ phía nam
là vòng cung bất ổn Á-Âu, - GS-TSKH Vladimir Kolotov giải thích. Kết quả
là, Thổ Nhĩ Kỳ đã trụ vững, bất chấp những toan tính trong bạo loạn
nhằm lật Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, người mà sau bầu cử đã trở
thành Tổng thống. Còn ở Ukraina thì vị nguyên thủ quốc gia đã bị gạt bỏ
trong bối cảnh có sự can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội
bộ của nước này, và tình hình ở đó đang diễn biến theo kịch bản hoàn
toàn khác.
Xung lực bất ổn đi từ Bắc Phi và Trung Đông,
trở nên hoạt tính ở Ukraina, sau đó có thể lan đến Trung Á và xa hơn nữa
về hướng đông đến phía Đông Nam Á. Tại đó hứng đòn đầu tiên là những
nước trong khu vực va chạm của những lợi ích địa chính trị khác nhau,
nhanh chóng thay đổi cán cân quyền lực, cũng như ít có biện pháp bảo vệ
chống lại cơ chế công nghệ giấu mặt gây bất ổn từ bên trong. Người ta sẽ
hỗ trợ phong trào đối lập ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia, ở Thái Lan
sẽ tiếp diễn cuộc đấu đá giữa phe "áo đỏ" và phe "áo vàng", Thái Lan và
Birma một lần nữa tiềm ẩn nguy cơ đảo chính quân sự. Toàn bộ Đông Nam Á
sẽ chấn động và đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên của bối cảnh.
Đông Nam Á là khu vực có lịch sử và nền văn hóa cổ xưa, là địa bàn tập
hợp những đại diện của tất cả các tín ngưỡng trên thế giới. Tương ứng
với đặc điểm này, có thể lợi dụng thành tố sắc tộc và tôn giáo để gây
bất ổn tại khu vực phát triển nhanh chóng này của thế giới.
Bây
giờ tình hình ở Đông Nam Á tương đối yên tĩnh, nhưng đó chỉ là phần nổi
nhìn thấy được của tảng băng trôi, - GS Kolotov nhận xét.
“Tại
đó có mâu thuẫn nhưng ở trạng thái ngủ đông, chừng nào người ta chưa
“phát lệnh” hâm nóng rã đá. Áp lực địa chính trị với Đông Nam Á ngày
càng tăng, còn những chuẩn mực pháp lý quốc tế trong bang giao ngày càng
thường xuyên bị phớt lờ. Có thể dẫn lời phát biểu mới đây của Tổng
thống Nga Vladimir Putin: "Bây giờ tôi có ấn tượng rằng hễ người Mỹ đụng
vào cái gì, thì y như rằng họ luôn nhận được Libya hay là Iraq". Hiện
tại Đông Nam Á đang đi lên, nhưng rủi ro địa chính trị cũng ở mức cao.
Trong lợi ích của các quốc gia Đông Nam Á có yêu cầu ngăn chặn kịch bản
biến khu vực này thành một điểm nóng lớn. Và những sự kiện gần đây trên
đấu trường quốc tế xác nhận nét quan sát này. Những cuộc “cách mạng màu”
có thể dẫn đến sụt giảm mức sống, bần cùng hóa cư dân và biến họ thành
những “viên đạn sống” để thực thi mục tiêu địa chính trị của nước gọi là
siêu cường, vốn đã điêu luyện trong công nghệ lật đổ các chế độ không
hợp ý. Tuyên bố của Thủ tướng Malaysia về sự cần thiết ngăn chặn “kịch
bản Ukraina” ở Đông Nam Á là minh chứng về tầm nhìn chiến lược trước mối
đe dọa chung của khu vực. Có chi tiết đáng chú ý là lời tuyên bố trên
đã được chính trị gia Đông Nam Á nêu lên trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc
phòng LB Nga.
Nếu các quốc gia Đông Nam Á nhận thức được
mối nguy hiểm cận kề, họ có thể tìm ra những công cụ thích hợp để đối
phó với bất ổn từ bên trong. Ở đây cần có công tác tinh tế của cơ quan
đặc nhiệm. Đặc nhiệm là hệ miễn dịch của quốc gia. Suy giảm miễn dịch là
thứ vi khuẩn nội tại và lây nhiễm từ bên ngoài, phá hủy cơ thể Nhà
nước, làm quốc gia suy nhược và trở thành nạn nhân của đối tượng săn mồi
táo tợn. Phần lớn các nước Đông Nam Á được giải thoát khỏi ách thuộc
địa trong nửa cuối thế kỷ XX. Nếu Đông Nam Á vượt qua được kỳ trắc
nghiệm khó khăn về độ bền vững của quốc gia, họ sẽ bảo tồn được nền độc
lập, sự ổn định và tiếp tục phát triển. Còn nếu không, thì sẽ tái diễn
kịch bản khá quen thuộc, trong khu vực này của thế giới sẽ xuất hiện
những vấn đề theo sự điều khiển từ bên ngoài, - chuyên viên Nga khái
quát.
Nguồn: Ở Đây
Nguồn: Ở Đây
"Nếu trước đây các nước phương Tây đã phải theo đuổi công cuộc chinh phục thuộc địa, thì bây giờ người ta sử dụng những công nghệ chính trị như cái gọi là chuyển đổi hòa bình, khi song hành với hỗ trợ về tài chính và tổ chức từ bên ngoài thì "tuyến thứ năm" và "những thế lực thù địch" phá hoại đất nước từ bên trong, để đưa chính quyền về tay những lực lượng phụ thuộc, buộc đất nước phải tuân theo vòng quay quĩ đạo chính trị của cường quốc này hay nước lớn khác."
Trả lờiXóaQuá đúng.
Mấy anh/chị phởn động ôm chân Mẽo thì luôn hoạnh họe: Mẽo xâm lược vậy Mẽo có chiếm mét vuông đất nào không?
Thời bi giờ chúng không chiếm đất nữa, nhưng chúng sẽ dựng những tên vô lại như bọn Bùi Hằng, Nguyễn Xuân Diện, Ngô Nhật Đăng, Nguyễn Quang A, Lê Công Định... vân vân lên nắm chính quyền, sẵn sàng làm tay sai cho chúng.
Ông tướng Malai cũng thấy được bản chất của anh Mẽo nên cũng yên tâm phần nào cho ĐNÁ. ASEAN phải đoàn kết và cùng nhau đu dây giữa TQ và Mẽo.
Trả lờiXóaTừ lâu Malaysia luôn không nghe theo Mỹ rồi... Mặc dù lãnh đạo toàn học từ các trường nổi tiếng của Mỹ... Họ chỉ tiếp thu kiến thức chứ không theo đường lối của Mỹ đâu... Chỉ một số người VN mới một tý đã...
Xóa