Thật không vui khi ngày nghỉ chủ nhật phải đón nhận những tin tức về chiến tranh, về bão gió. Nhưng biết sao giờ?
TIN BÃO GẦN BIỂN ĐÔNG
|
Hồi 07 giờ ngày 14/9, vị trí tâm
bão Kalmaegi ở vào khoảng 16,5 độ vĩ Bắc; 124,6 độ kinh Đông, cách đảo Lu Dông
(Philippin) khoảng 250 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần
tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di
chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km và còn có khả
năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ
Bắc; 119,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông Đông
Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118
đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp
theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và còn
tiếp tục mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ
Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Bắc
Đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ
134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp
theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ
đêm nay (14/9), vùng biển phía Đông khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên
cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 11 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật
cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội.
Đây là cơn bão có tốc độ di
chuyển rất nhanh khi vào Biển Đông, diễn biến phức tạp. Cần chú ý theo dõi
trong các bản tin bão tiếp theo.
Bản tin tiếp theo được phát vào
lúc 14h30 ngày 14/9.
Tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phát đi lúc 9h00 ngày 14/9.
===========================
Mời xem bài liên quan:
1- ĐÊM NAY BÃO GIẬT CẤP 17 SẼ ĐẾN VN
1- ĐÊM NAY BÃO GIẬT CẤP 17 SẼ ĐẾN VN
Thú thực tôi không hiểu lắm về cấp bão.
Trả lờiXóaTrước đây, tôi thường nghe đài báo bão lên đến cấp 12 là lớn nhất.
Nhưng bây giờ, lại có bão cấp 17 là sao?
Đề nghị các bạn chủ nhà giải thích rõ, nếu được thì tốt hơn là trong một entry khác.
Vâng, em cũng không hiểu lắm.
XóaCũng mong ai đó giải đáp.
Đó là cấp sức gió, có đến 17 cấp, còn cấp bão thì chỉ có 5 mà ít khi người ta dùng vì chỉ có 5 cấp tính biểu hiện thấp quá.
XóaNặc danh12:23 Ngày 14 tháng 09 năm 2014
XóaLiên quan?
Giải thích như bạn Nặc danh 12:07 Ngày 14 tháng 09 năm 2014 quá sơ sài, chưa rõ.
XóaTôi vừa gửi bài trả lời cho câu hỏi của các vị nêu trên vào hộp thư của Google.tienlang.
XóaTôi cũng đề nghị đăng thành 1 entry riêng để bạn đọc dễ tìm kiếm.
Trả lờiXóaTIN BÃO GẦN BIỂN ĐÔNG
Hồi 13 giờ ngày 14/9, vị trí tâm bão Kalmaegi ở vào khoảng 17,0 độ vĩ Bắc; 123,4 độ kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 120 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km và còn có khả năng mạnh thêm. Như vậy đêm nay (14/9), vùng tâm bão sẽ đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 640km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ đêm nay (14/9), vùng biển phía Đông khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 11 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội.
Đây là cơn bão có tốc độ di chuyển rất nhanh khi vào Biển Đông, diễn biến phức tạp. Cần chú ý theo dõi trong các bản tin bão tiếp theo.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 21h00 ngày 14/9.
Tin phát lúc: 14h30
Trong những đợt tập huấn cho tuyên truyền viên đề nghị các đồng chí cấp trên tập huấn thêm cho anh chị em hiểu biết thêm về các vấn đề khác như Bão chẳng hạn.
Trả lờiXóaDẹp phát biểu gây sự này đi, chủ nhà ơi.
XóaTuyên truyền viên với Dư Luận viên gì ở đây?
Đây là cơn bão rất mạnh, ai mà chẳng phải quan tâm?
Trừ mấy anh chị phởn động ở bên kia đại dương.
Bão Kalmaegi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh miền Bắc
Trả lờiXóaVOV.VN - Khi vào Biển Đông bão Kalmaegi đạt cường độ mạnh nhất ở cấp 13, cấp 14. Đến trưa ngày 16/9, bão sẽ gây gió mạnh ở Bắc Vịnh bắc bộ.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão có tên quốc tế là Kalmaegi phiên âm tiếng Việt là Chim Mòng biển, chiều 14/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp với các thành viên Ban chỉ đạo và đại diện Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn bàn giải pháp ứng phó bão.
Theo nhận định chung, bão Kalmaegi có tốc độ di chuyển nhanh, cường độ mạnh và diễn biến phức tạp. Dự báo, rạng sáng mai (15/9) bão sẽ đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 3 mà Việt Nam đón nhận trong năm nay.
Khi vào Biển Đông bão đạt cường độ mạnh nhất ở cấp 13, cấp 14.
Đến trưa ngày 16/9, bão sẽ gây gió mạnh ở Bắc Vịnh bắc bộ, đến đêm ngày 16 và 17/9 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh, thành miền Bắc nước ta…
Tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương đưa ra những khả năng khi bão Kalmaegi đi vào Biển Đông, trong đó lưu ý bão đổ bộ vào đất liền có thể gây mưa từ 100ml đến 200ml, cục bộ có nơi lên đến 300ml.
Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì cuộc triển khai các giải pháp ứng phó bão số 3.
Các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng: công tác trọng tâm hiện nay là tập trung kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển khẩn trương vào bờ hoặc di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm khi bão đổ bộ vào Biển Đông. Tính đến cuối giờ chiều nay, vị trí nguy hiểm được xác định từ Bắc vĩ tuyến 16 và phía Đông kinh tuyến 112. Vì vậy, các địa phương từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ven biển, vùng cửa sông, căn cứ tình hình thực tế chủ động xác định thời điểm cấm biển đối với các tàu thuyền, đồng thời tổ chức hướng dẫn, sắp xếp neo đậu tàu thuyền, di chuyển và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè khu nuôi trồng thủy hải sản ven biển.
Tại cuộc họp, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Cao Đức Phát yêu cầu các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Ninh Bình hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa; sẵn sàng phương án sơ tán dân. Các địa phương cần kiểm tra, rà soát phương án bảo đảm an toàn hồ đập, các công trình phòng chống lụt bão. Rút kinh nghiệm trong cơn bão số 2 vừa qua, trong số 31 người chết ở miền núi phía Bắc có đến 19 người thiệt mạng khi đi qua suối, lở núi, sạt lở đất, các địa phương thực hiện nghiêm việc bố trí lực lượng trực gác tại các khu vực nguy cơ cao, hướng dẫn các phương tiện qua lại tránh xảy ra tình trạng người chết do lũ cuốn trôi.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến trưa 14/9 lực lượng Biên phòng tuyến biển các tỉnh, thành từ Quảng Ninh đến Bình Thuận phối hợp với các địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn gần 71.000 tàu, thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, với khoảng 300.000 lao động biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh./.
Minh Long/VOV-Trung tâm Tin
Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vừa có công điện 21 yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, các Bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (tên quốc tế là Kalmaegi).
Xóa1. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các Bộ ngành liên quan cần:
Theo dõi, kiểm đếm, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm và neo đậu an toàn. Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển phía Bắc Vĩ tuyến 16 và phía Đông Kinh tuyến 112, sau đó vùng nguy hiểm là vùng biển Bắc Vĩ tuyến 12, bao gồm cả vịnh Bắc Bộ.
Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân vùng ven biển, cửa sông; tổ chức chằng chống nhà cửa, bảo vệ công trình xây dựng; bảo vệ lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản.
Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
2. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc rà soát và có phương án sơ tán dân ra khỏi các vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; bố trí lực lượng trực, gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn; có phương án bảo đảm an toàn hồ đập, đặc biệt là các hồ đã đầy nước và có nguy cơ bị sự cố.
3. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ kiểm tra, rà soát phương án chống ngập đô thị, phương án chống úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp đã đến kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Tổ chức chặt tỉa cành cây để đảm bảo an toàn trong trường hợp bão đổ bộ.
4. Bộ Ngoại giao có phương án liên hệ với các nước trong khu vực để tạo điều kiện và giúp đỡ cho tàu thuyền, ngư dân vào trú tránh bão.
5. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng đưa tin về diễn biến của bão và cảnh báo về mưa lũ sau bão, tuyên truyền để người dân biết về các hiểm họa do bão và lũ, lũ quét, sạt lở đất sau bão, đặc biệt là khi đi qua ngầm, suối.
6. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn./.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ đêm nay (14/9), vùng biển phía Đông khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 11 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội.
Trả lờiXóaTIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG(Cơn bão số 3) (15/09/2014)
Hồi 04 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ vĩ Bắc; 118,9 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 760km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
http://www.nchmf.gov.vn/Web/vi-VN/0/6/Default.aspx
Tin bão Kalmaegi gần biển Đông theo dự báo của cơ quan Khí tượng Hồng Kông cho biết, vào lúc 21h ngày 13/9, bão Kalmaegi có vị trí 15.1 vĩ Bắc, 126.6 độ kinh Đông với sức gió mạnh nhất gần tâm bão là 110 km/h.
XóaTheo dự báo của Hải quân Mỹ, đường đi của bão Kalmaegi đã bất ngờ có sự đổi hướng so với dự báo trước đó.
Theo thông tin mới nhất, bão Kalmaegi sẽ không tiến thẳng vào Bắc biển Đông, mắt bão sẽ đi qua miền Nam tỉnh Quảng Đông vào ngày 16/9, di chuyển dọc theo đường bờ biển tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc, đi sâu vào đất liền và quét qua một số tỉnh miền Bắc Việt Nam vào ngày 17/9.
Tin bão Kalmaegi gần biển Đông theo dự báo của cơ quan Khí tượng Hồng Kông, trong 3 ngày tới, bão Kalmaegi không có dấu hiệu suy yếu mà ngày càng mạnh lên. Theo dự báo, đến 20h ngày 16/9, bão Kalmaegi có vị trí ở 20,9 độ vĩ Bắc, 110,4 độ kinh Đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão là 140km/h.
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (CƠN BÃO SỐ 3)
Trả lờiXóaHồi 10 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ vĩ Bắc; 117,3 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, sau đó đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 320km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 105,2 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi phía Tây Bắc Bộ.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8 - 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 7 - 9m. Biển động dữ dội. Từ trưa16/9, vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 8, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cát Bà, Cát Hải) tăng lên cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 7 - 9m. Biển động dữ dội. Từ chiều tối 16/9, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. Các nơi khác ở khu Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Ở Bắc Bộ từ đêm 16/9 có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía bắc có mưa to đến rất to.
Đây là một cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển rất nhanh và diễn biến phức tạp. Cần chú ý theo dõi trong các bản tin bão tiếp theo.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 14h00 ngày 15/9.
Thái Bình cấm biển từ trưa 15/9 do bão số 3
Trả lờiXóaSáng 15/9, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Thái Bình đã có Công điện khẩn số 10/CĐ-CLB gửi Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp ngành, về việc chủ động ứng phó với bão số 3.
Theo đó, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Thái Bình nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi từ trưa ngày 15/9; yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, các ngành trên địa bàn khẩn trương rà soát toàn bộ số tàu thuyền, tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, trên sông di chuyển ngay vào nơi tránh bão an toàn; bố trí, sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu, tránh va đập gây vỡ và chìm tàu, không để người ở lại trên tàu, thuyền tại nơi neo đậu.
Cùng với đó, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, ngành phải tổ chức di chuyển toàn bộ số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy hải sản ngoài đê chính, ngư dân trên các tàu, thuyền đã vào khu neo đậu, người ở các khu vực nguy hiểm và ở trong các nhà yếu đến nơi an toàn; tổ chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, bến bãi đảm bảo an toàn trong trường hợp bão đổ bộ... Tất cả các công việc trên phải hoàn thành trước 9h ngày 16/9.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, ngành cần kiểm tra và triển khai ngay các phương án phòng chống lụt, bão, bảo vệ an toàn các trọng điểm đê xung yếu; yêu cầu các đơn vị có công trình đang thi công, các chủ phương tiện vận tải thủy có ngay biện pháp an toàn cho người, tài sản và phương tiện.
Toàn tỉnh Thái Bình có trên 1.200 phương tiện với hơn 3.300 lao động đang hoạt động khai thác thủy hải sản. Hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy có số phương tiện tàu thuyền hoạt động khai thác thủy hải sản nhiều nhất so với các địa phương khác của tỉnh Thái Bình.
* Tại Bình Định, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết: Đến 9 giờ ngày 15/9, hầu hết tàu thuyền của tỉnh đang hoạt động trên các ngư trường ở khu vực Biển Đông nhận được thông tin về bão Kalmaegi (bão số 3) và đang trên đường di chuyển tìm nơi ẩn trú an toàn.
Tỉnh Bình Định hiện có 7.345 tàu với 42.268 lao động, trong đó có 4.651 trên tổng số 20.814 tàu neo đậu hoặc khai thác hải sản ven bờ. Hiện nay, có 211 tàu với 2.171 lao động đang hoạt động ở vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ninh; khu vực phía Nam (từ Phú Yên đến Kiên Giang ) có 1.779 tàu và 13.766 lao động; khu vực giữa Trường Sa và Hoàng Sa có 285 tàu và 137 lao động; khu vực Trường Sa có 407 tàu với 3.290 lao động. Riêng khu vực gần quần đảo Hoàng Sa có 12 tàu và 90 lao động đã vào đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào lúc 5 giờ ngày 15/9.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng, bộ đội Biên phòng, ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn và địa phương ven biển tăng cường công tác theo dõi diễn biến của bão để tiếp tục kêu gọi và kiểm đếm tàu thuyền vào bờ trú bão, đồng thời chuẩn bị các phương tiện sẵn sàng ứng cứu nếu có tình trạng tàu cá bị gặp nạn trên biển.
TTXVN/Tin tức
TIN BÃO GẦN BỜ (Cơn bão số 3)
Trả lờiXóaHồi 13 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ vĩ Bắc; 116,3 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 260km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ với cường độ cấp 10–11, và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 13 giờ ngày 17/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,2 độ Vĩ Bắc; 104,4 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 một giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8 - 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 7 - 9m. Biển động dữ dội. Từ sáng mai (16/9), vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 8, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cát Bà, Cát Hải) tăng lên cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 7 - 9m. Biển động dữ dội. Từ chiều tối 16/9, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. Các nơi khác ở khu Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 4 – 5m. Ở Bắc Bộ từ đêm 16/9 có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía bắc có mưa to đến rất to.
Đây là một cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển rất nhanh và diễn biến phức tạp. Cần chú ý theo dõi trong các bản tin bão tiếp theo.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 17h00 ngày 15/9.
Tin phát lúc: 14h30
XóaTIN BÃO GẦN BỜ (Cơn bão số 3)- Bản tin lúc 17h ngày 15/9
Hồi 16 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ vĩ Bắc; 115,4 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 130km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ với cường độ cấp 10 - 11, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 17/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 102,4 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 một giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8 - 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 7 - 9m. Biển động dữ dội. Từ sáng mai (16/9), vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 8, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cát Bà, Cát Hải) tăng lên cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 7 - 9m. Biển động dữ dội. Từ chiều tối 16/9, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. Các nơi khác ở khu Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 4 – 5m. Ở Bắc Bộ từ đêm 16/9 có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía bắc có mưa to đến rất to.
Đây là một cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển rất nhanh và diễn biến phức tạp. Cần chú ý theo dõi trong các bản tin bão tiếp theo.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 21h00 ngày 15/9.
Tin phát lúc: 17h00
TIN BÃO KHẨN CẤP (Cơn bão số 3) - Bản tin 21h ngày15/09/2014
Trả lờiXóaHồi 19 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ vĩ Bắc; 114,6 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Hoàn tất sơ tán dân tránh bão trước 17h ngày 16/9
Trả lờiXóaTrước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, chiều 15/9, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã tổ chức cuộc giao ban trực tuyến với 26 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa trở ra để bàn các biện pháp ứng phó.
Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương phải hoàn thành công tác sơ tán dân khỏi những vùng nguy hiểm cũng như tổ chức neo đậu tàu, thuyền trước 17h ngày 16/9; đồng thời không được chủ quan, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3 để kịp thời có các biện pháp ứng phó.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương dừng các cuộc họp chưa cần thiết để tập trung công tác ứng phó với bão số 3; tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương có thể cho học sinh nghỉ học.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý các tỉnh, thành phố cần hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, bố trí người trực gác tại các ngầm tràn, những điểm ngập có nước chảy để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống bão số 3. Bộ Giao thông Vận tải cần chủ động bố trí lực lượng tại những điểm có khả năng bị chia cắt giao thông để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bão số 3 tại các địa phương.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, Bão số 3 có tốc độ di chuyển rất nhanh theo hướng Tây Bắc, khoảng 25-30 km/h. Khoảng chiều 16/9, bão sẽ vào Vịnh Bắc Bộ. Đến khoảng 21-22h tối 16/9 hoặc 4-5h sáng 17/9, bão sẽ đổ bộ vào đất liền, trọng tâm là khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng. Khi đổ bộ vào đất liền thuộc Quảng Ninh – Hải Phòng, bão dự kiến ở cấp 11, cấp 12. Dự kiến khi vào đến địa phận Tuyên Quang – Lạng Sơn, bão vẫn ở cấp 8, sau đó mới suy yếu đi. Do ảnh hưởng của bão, ở Bắc Bộ có mưa từ 100 – 200 mm, khu vực Đông Bắc từ 200 – 300 mm, có nơi trên 300 mm.
Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 14h30 ngày 15/9, Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho gần 82.000 phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản với gần 336.500 người biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.
Ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết, đến thời điểm này, thành phố đã thông báo cho các chủ phương tiện hoạt động trên biển biết diễn biết của bão số 3, dự kiến đến 15h chiều 16/9, các tàu, thuyền sẽ neo đậu, trú tránh bão. Theo kế hoạch, đến trưa 16/9, thành phố sẽ dừng hoạt động du lịch trên biển từ Hải Phòng – Cát Bà.
Theo đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đã thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo ứng phó bão số 3 tại các địa phương. Đồng thời khẳng định sẽ không để người trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản trước tối 16/9 cũng như đã chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm.
Đại diện UBND tỉnh Yên Bái cho biết, đã có điện chỉ đạo ứng phó với bão số 3. Tỉnh Yên Bái cử 9 đoàn xuống các huyện, thị để chỉ đạo, đôn đốc công tác triển khai ứng phó, trong đó tập trung vào công tác phòng chống lũ quét, sạt lở đất...
Thanh Tuấn /TTXVN
TIN BÃO KHẨN CẤP (Cơn bão số 3) (16/09/2014)
Hồi 04 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ vĩ Bắc; 112,2 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
TIN BÃO KHẨN CẤP (Cơn bão số 3)(16/09/2014)
XóaHồi 04 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ vĩ Bắc; 112,2 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 12 giờ tới
, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km, như vậy trưa nay (16/9), vùng tâm bão sẽ đi vào vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ. Đến 16 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Ở vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) tăng lên cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 5 - 6m. Biển động dữ dội.
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Như vậy tối nay (16/9), vùng tâm bão có khả năng đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ với cường độ cấp 10 – 11, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (tức là từ 39 đến 61km một giờ), giật cấp 8 - 9. Từ chiều nay ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Từ chiều tối nay ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất to.
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 17/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 102,7 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 một giờ).
Đây là một cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển rất nhanh và diễn biến phức tạp. Cần chú ý theo dõi trong các bản tin bão tiếp theo.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 09h00 ngày 16/9.
Tin phát lúc: 05h00
bão lớn rồi hic
Trả lờiXóa+Thời tiết Hà Nội
Trả lờiXóaThời tiết hiện tại
Nhiều mây, không mưa
Cập nhật lúc: 7h ngày 16/09/2014
Nhiệt độ: 28 oC
Thời tiết : Nhiều mây, không mưa
Độ ẩm : 87 %
Hướng gió : Gió tây bắc - tốc độ: 4 m/s
Dự báo thời tiết 10 ngày tới
Thời gian Thứ Ba, 16/09/2014 Thứ Tư, 17/09/2014 Thứ Năm, 18/09/2014 Thứ Sáu, 19/09/2014 Thứ Bẩy, 20/09/2014 Chủ Nhật, 21/09/2014 Thứ Hai, 22/09/2014 Thứ Ba, 23/09/2014 Thứ Tư, 24/09/2014 Thứ Năm, 25/09/2014
Thời tiết
Đêm có mưa vừa, mưa to và dông
Có mưa vừa, mưa to và dông
Có mưa, mưa vừa
Có mưa rào
Có mưa rào và dông
Có mưa rào và dông
Có mưa rào và dông
Có mưa rào và dông
Có mưa rào và dông
Có mưa rào và dông
Nhiệt độ (oC) Nhiệt độ thấp nhất 25 24 24 25 25 25 25 24 23 23
Nhiệt độ cao nhất 32 28 29 31 30 30 29 29 28
http://www.nchmf.gov.vn/Web/vi-VN/62/19/58/map/Default.aspx
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 3)
Trả lờiXóaHiện nay hoàn lưu bão đã ảnh hưởng tới Vịnh Bắc Bộ, tại đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; ở đảo Cô Tô có gió giật cấp 7.
Hồi 10 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ vĩ Bắc; 110,6 độ kinh Đông, trên vùng ven biển phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 360km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km, như vậy tối nay vùng tâm bão có khả năng đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ với cường độ cấp 10, cấp 11. Đến 22 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Hải Phòng – Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8 - 9, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) sau tăng lên cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 5 - 6m. Biển động dữ dội. Từ chiều nay ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định và các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Từ chiều tối nay ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất to.
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km, đi sâu vào đất và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 10 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 103,7 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền các tỉnh phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Đây là một cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển rất nhanh và diễn biến phức tạp. Cần chú ý theo dõi trong các bản tin bão tiếp theo.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 14h30 ngày 16/9.
TIN BÃO KHẨN CẤP (Cơn bão số 3) Bản tin lúc 14:30 ngày 16.9
Trả lờiXóaTrưa nay (16/9), bão số 3 đã vượt qua phía bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi vào vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ.
Hiện nay hoàn lưu bão đã ảnh hưởng đến vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định gây gió giật mạnh cấp 7 - 9; ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9, đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ vĩ Bắc; 109,8 độ kinh Đông, cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 320km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8 - 9, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 5 - 6m. Biển động dữ dội.
Tối nay vùng tâm bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, sau đó bão đi sâu vào đất liền và suy yếu thêm. Đến 01 giờ ngày 17/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định và các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Từ chiều tối nay ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất to.
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km, tiếp tục đi sâu vào đất và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là một vùng áp thấp. Đến 13 giờ ngày 17/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 103,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ). Ở các tỉnh Bắc Bộ (bao gồm cả Tây Bắc) tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 17h00 ngày 16/9.
Tin phát lúc: 14h30
Bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh
Trả lờiXóaDự kiến bão sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh lúc 10 giờ tối nay (16/9), nhưng từ đầu giờ chiều đã có mưa nhỏ, mưa vừa tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, gió mạnh dần lên. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã có các phương án chủ động sẵn sàng ứng phó và phòng chống bão.
Huyện đảo Cô Tô đã có mưa, gió mạnh cấp 7, cấp 8. Từ trưa nay đã có mưa vừa tại nhiều địa phương như Vân Đồn, Cẩm Phả, Tiên Yên và thành phố Hạ Long. Có khoảng 350 tàu, thuyền, mảng, bè các loại hoạt động tại khu vực đảo đã vào vụng trú bão. Trên địa bàn huyện Cô Tô còn 6 du khách, đây là số du khách ra đảo từ chiều ngày hôm qua và có nguyện vọng ở lại đảo.
Mưa lớn, gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9 tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. (chụp lúc 18 giờ). Ảnh: Xuân Tùng - TTXVN
Tại huyện Vân Đồn, khu vực có nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển nhất của tỉnh Quảng Ninh, đã có mưa và gió mạnh. Công tác chỉ đạo phòng chống bão đang được huyện khẩn cấp triển khai, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ sinh sống trên các ô lồng nuôi trồng thủy sản được các lực lượng chức năng của huyện di dời lên bờ; những tàu thuyền còn lại trên khu vực cảng Cái Rồng đang khẩn trương di chuyển đến điểm tránh trú bão an toàn.
Ông Nguyễn Văn Đọc, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, “Đối với quân đội cần chuẩn bị cho các phương án tìm kiếm cứu nạn xảy ra vào đêm, y tế phải tổ chức trực có vấn đề gì liên quan tới cấp cứu con người. Bộ đội biên phòng phải giám sát toàn bộ tuyến đảo vì biên phòng có hệ thống, phương tiện và con người, thông tin còn công an phải đảm bảo an ninh trật tự”.
Theo ông Vũ Văn Tú, Chánh Văn Phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, sau khi di chuyển xuống Hải Phòng, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp đã di chuyển sang Quảng Ninh, vì bão sẽ đổ bộ vào khu vực từ Cẩm Phả tới Móng Cái (Quảng Ninh). Tại các đảo Cô tô, Bạch Long Vĩ có gió giật mạnh cấp 11 đến cấp 13. Các đảo này đã thực hiện tốt công tác phòng chống bão lụt. Đoàn công tác sẽ cùng với các địa phương tiếp tục đôn đốc, chuẩn bị người, phương tiện để phòng chống bão ở Quảng Ninh. Bão đã bộ vào Quảng Ninh lúc 10 đêm qua 16/9.
Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh cho biết đến cuối giờ chiều nay, các địa phương trong tỉnh đã sơ tán 10.735 người dân tại các khu vực nguy hiểm.
Bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, nói: “Tỉnh cương quyết yêu cầu người dân di chuyển vào bờ, nhất là một số hộ dân để phụ nữ với người già còn trên lồng bè sẽ tiếp tục đôn đốc thành phố Hạ Long và các lực lượng chức năng kiểm tra tiếp. Tỉnh yêu cầu không để người dân còn ở trên lồng bè khi có diễn biến xấu của bão là không kịp ứng phó”.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo phát 16 bản tin, bắn 42 quả pháo hiệu thông báo bão tại Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia, Ngọc Vừng, Cô Tô. Lực lượng biên phòng đã phối hợp cùng chính quyền địa phương kêu gọi được 5.165 tàu cá cùng 16.042 lao động; 19 tàu nước ngoài/343 thuyền viên; 31 tàu vận tải/258 thuyền viên; 13 xà lan/162 người về bến neo đậu, tránh trú an toàn.
Các huyện, thị, thành phố tập trung sơ tán dân tại các khu nuôi trồng thủy sản, nhà yếu, khu vực gần sông, suối có nguy cơ sạt lở… tới nơi tránh trú bão an toàn.
Từ khoảng 18 giờ chiều nay chính quyền đã cấm người đi bộ, xe thô sơ và xe máy qua cầu Bãi Cháy (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý cầu phà Quảng Ninh sẽ bố trí ô tô chở người và phương tiện thô sơ, xe máy qua cầu Bãi Cháy để đảm bảo an toàn. Khi bão về giật lên đến cấp 10 sẽ cấm hoàn toàn các phương tiện qua lại, dự kiến vào 21 đến 22 giờ tối nay.
Hữu Vinh/Tin tức TTX VN
TIN BÃO KHẨN CẤP (Cơn bão số 3)
XóaDo ảnh hưởng của bão, ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió giật cấp 12, đảo Cô Tô có gió giật cấp 11; ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) gió giật cấp 13; ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn có gió giật mạnh cấp 9 - 10, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương có gió giật cấp 6 – 8. Ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 20 – 40mm, riêng đảo Cô Tô 111mm.
Hồi 20 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10 (tức là từ 75 đến 102km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh cấp 9 – 10, giật cấp 12 – 13, sóng biển cao 5 - 6m. Biển động rất mạnh.
Vùng tâm bão đang đi vào đất liền tỉnh Quảng Ninh, sau đó dần suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp theo là một vùng áp thấp. Đến 08 giờ ngày 17/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 104,6 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Đêm nay (16/9), ở các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang có gió mạnh cấp 7 – 8, giật cấp 9 – 10, riêng tỉnh Quảng Ninh có gió mạnh cấp 9 – 10, giật 11 - 12. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5 – 6, giật cấp 7 - 8. Ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất to.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 23h00 ngày 16/9.
Tin phát lúc: 21h00
TIN CUỐI CÙNG VỀ CƠN BÃO SỐ 3
Trả lờiXóaDo ảnh hưởng của bão số 3, ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió giật mạnh cấp 12; đảo Cô Tô có gió giật mạnh cấp 11; ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) gió giật mạnh cấp 13; ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn có gió giật mạnh cấp 9 – 10; các tỉnh Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương có gió giật mạnh cấp 6 – 8. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70 – 140mm, có nơi cao hơn như Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 296mm, Bản Sen (Quảng Ninh) 238mm; Cửa Cấm (Hải Phòng) 171mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 159mm, Tp.Thái Bình 146mm,…
Hồi 07 giờ ngày 17/9, sáng nay sau khi đi vào vùng núi phía Tây bắc Bộ áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 104,7 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, sáng nay (17/9), vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) còn có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 – 9. Biển động mạnh. Ở Bắc Bộ còn có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 3 này./.
Tình hình mưa lũ sau bão còn diễn biến phức tạp, cần theo dõi chặt chẽ các ban tin cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất ở trung du vùng núi phía Bắc.
Tin phát lúc: 09h30
ĐIỀU KHÔNG NÓI RÕ TRONG THÔNG BÁO VỀ CƠN BÃO SỐ 3 TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG.
Trả lờiXóaVì không nói rõ trên các phương tiện TT đại chúng , nên NN xin mạn phép nêu thêm :
Nếu các anh chị nào suốt ngày chỉ trích chính quyền không chăm lo đến người dân , thậm chí nói xấu Đảng , nói xấu chính quyền thì cũng nên nghe lời mọi người nhắc nhở gia đình chấp hành di dời về nơi trú ẩn an toàn , không may có bị thương thì cũng để cho mấy bác sỹ cộng sản cấp cứu , nhà cửa , lúa má có bị thiệt hại cũng để cho mấy anh bộ đội , công an , dân phòng , Đoàn thanh niên Cộng sản cứu giúp , tạm thời đừng chê cộng sản nữa , vì chẳng có ai giúp các anh chị ngoài họ đâu , rồi qua cơn bĩ cực , các anh chị lại có thể lên nói xấu họ bình thường nhá!
https://plus.google.com/+namnguyenmangden/posts/ciWDBWxqNry
Ảnh hưởng bão số 3: Tàu chìm, 5 ngư dân mất tích trên biển
Trả lờiXóa(Dân trí) - Do ảnh hưởng của bão số 3, trên biển đã có gió giật mạnh, biển động dữ dội. Một tàu cá cùng 7 thuyền viên đã bị đánh chìm. 5 thuyền viên đang mất tích.
Sáng ngày 16/9, Hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam (TTDH) cho biết, hệ thống đã nhận được thông tin trực tiếp từ tàu cá BĐ 31076 TS với nội dung: Từ đêm ngày 15/9, do ảnh hưởng của bão số 3, khi đang hoạt động đánh bắt tại vị trí có tọa độ 09-16N - 107-43E, cách mũi Vũng Tàu khoảng 63 hải lý về phía Đông Nam, tàu cá BV 75098 TS thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng 7 ngư dân đã bị sóng lớn đánh chìm.
Ngay sau đó, tàu BĐ 31076 TS của tỉnh Bình Định đang hoạt động gần khu vực tàu bị nạn đã cứu được 2 ngư dân của tàu bị nạn. Còn 5 ngư dân khác vẫn bị mất tích trên biển.
Gió Tây Nam khu vực tàu bị nạn hoạt động mạnh cấp 7, cấp 8. Tàu BĐ 31076 TS đang rất cố gắng tìm những ngư dân mất tích còn lại nhưng do ảnh hưởng của bão số 3, biển động dữ dội nên công tác tìm kiếm rất khó khăn. Tàu yêu cầu trợ giúp khẩn cấp.
Nhận thông tin này, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương để có phương án hỗ trợ tàu bị nạn kịp thời. Đồng thời, Hệ thống đã triển khai phát quảng bá Thông tin Cấp cứu - Khẩn cấp - An toàn bằng các phương thức nghiệp vụ trên sóng duyên hải yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát và hỗ trợ tàu BV 75098 TS, tìm kiếm ngư dân bị mất tích.
Quảng Bình chủ động ứng phó bão Kalmaegi
Quảng Bình không nằm trong vùng tâm bão Kalmeagi, nhưng bão có cường độ mạnh và diễn biến rất phức tạp nên sáng 16/9, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) Quảng Bình cho biết, lực lượng đang cường công tác theo dõi diễn biến của cơn bão số 3 để thông báo và hỗ trợ cho các phương tiện của ngư dân về nơi trú bão an toàn.
Ảnh hưởng bão số 3: Tàu chìm, 5 ngư dân mất tích trên biển
Lực lượng BĐBP Quảng Bình đang phối hợp với ngư dân đưa các phương tiện về nơi trú bão an toàn (Ảnh: Đặng Tài)
Toàn tỉnh Quảng Bình có gần 3.900 tàu cùng hơn 16.300 lao động đang đánh bắt thủy hải sản trên biển. Tính đến sáng nay, còn 139 tàu với hơn 1.000 ngư dân đang hoạt động trên biển.
Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình vẫn tiếp tục theo dõi sát diễn biến cơn bão, chỉ đạo cho các đơn vị, các đồn tăng cường các phương tiện thường trực, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
XóaTrên tuyến đường biển, lực lượng BĐBP sẽ thống kê, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động, sử dụng thông tin tìm kiếm cứu nạn, phối hợp với ngư dân thông báo hướng đi của bão để các tàu thuyền về nơi trú bão an toàn.
Miền Trung: Đã thông báo cho gần 4.500 tàu thuyền chủ động tránh bão
Trong đó, khu vực giữa và Bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa): 94 tàu/1.030 lao động. Khu vực vịnh Bắc Bộ: 30 tàu/251 lao động. Khu vực khác: 4.313 tàu/35.418 lao động.
Các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa đã nhận và triển khai nghiêm túc Công điện số 21/CĐ-TW ngày 14/9/2014 của BCĐ PCLB TW - UBQG TKCN về công tác chủ động ứng phó với bão số 3 và Công điện số 1762/CĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính Phủ v/v chỉ đạo đối phó với bão số 3 (Kalmaegi). Trong ngày 15/9, Văn phòng BCH PCLB&TKCN các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng Quảng Ngãi tiếp tục có công điện, báo cáo về công tác chủ động triển khai ứng phó với diễn biến của bão.
Đã thông báo cho gần 4.500 tàu thuyền chủ động tránh bão (Ảnh: Khánh Hồng)
Đã thông báo cho gần 4.500 tàu thuyền chủ động tránh bão (Ảnh: Khánh Hồng)
Từ 19h ngày 15/9 đến 1h ngày 16/9, các tỉnh các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận có mưa vài nơi, lượng mưa phổ biến dưới 10mm, các tỉnh khu vực Tây Nguyên có mưa, lượng mưa phổ biến từ 10-20mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên trong 1 - 2 ngày tới các sông suối trên địa bàn tỉnh Đăk Nông khả năng sẽ xảy ra một đợt lũ. Đỉnh lũ tại một số nơi có thể đạt mức báo động 2, có nơi trên báo động 2. Mực nước lúc 1h ngày 16/9 tại trạm thuỷ văn Cầu 14 là 302,73m (trên BĐ3: 0,23m). Dự báo ngày 16/09, do xả lũ hồ Buôn Kuôp, mực nước trên sông EaKrông tại trạm Cầu 14 dao động ở mức BĐ2-BĐ3, các sông khác ở khu vực Tây Nguyên có dao động nhỏ, các sông ở Trung Bộ biến đổi chậm.
Theo dự báo, hồi 4 giờ sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ vĩ Bắc; 112,2 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Trưa nay (16/9), vùng tâm bão sẽ đi vào vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ. Đến 16 giờ ngày 16/9, tâm bão cách bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Ở vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) tăng lên cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 5 - 6m. Biển động dữ dội.
Ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng sau bão số 3
Trả lờiXóaNDĐT – Theo thống kê ban đầu của hai tỉnh Quảng Ninh và Thái Bình sau khi cơn bão số 3 đi qua thì chưa có thiệt hại về người nhưng đã gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản và hoa màu.
Báo cáo nhanh của ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh (tính đến 7 giờ ngày 17-9), bão số 3 đã làm sáu ngôi nhà (huyện Đầm Hà ba nhà, Tiên Yên ba nhà), ba công trình phụ bị đổ sập; 147 ngôi nhà bị tốc mái; 20 cột điện bị đổ; cột ăng-ten truyền hình tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà bị đổ; nổ cầu chì hai trạm biến áp; hơn năm nghìn ha lúa, hoa màu bị đổ, gẫy gập, nhiều cây xanh và các tài sản khác bị đỏ, hư hỏng; ước tính thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra khoảng 20 tỷ đồng.
Tại TP Móng Cái ước tính bị thiệt hại do bão số 3 hơn năm tỷ đồng. Bão đã làm 16 ngôi nhà tốc mái, nhiều cây cối bị đổ, mười cây cột điện hạ thế bị đổ, gần 1.000 ha lúa mùa chính vụ đang vào hạt và trà lúa muộn đang làm đồng, trổ bông bị gãy gập; Huyện Đầm Hà có ba nhà bị tốc mái. Tại huyện Tiên Yên có hai ngôi nhà bị sập do bão số 3 là nhà của ông Lý Văn Ba, thôn Khe Cát và ông Chiếng Tái Múi, thôn Đồi Chè đều thuộc xã Hải Lạng, nhưng rất may là 11 người sống trong hai nhà trên đã được sơ tán đến nơi tránh trú an toàn từ trước đó.
Trước đó, vào khoảng 17 giờ 30 phút, ngày 16-9, do ảnh hưởng của cơn bão, gió mạnh đã khiến cho lưới điện trên địa bàn tỉnh gặp sự cố, gây mất điện tại các địa phương như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Ba Chẽ, Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Cẩm Phả, Quảng Yên, Đông Triều. Trong đó, các khu vực mất điện hoàn toàn là huyện Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Cô Tô.
* Phó Giám đốc Điện lực tỉnh Thái Bình Trần Quốc Tuấn, cho biết: Bão số 3 gây gió giật cấp 7, cấp 8 kèm theo mưa lớn gây ra nhiều sự cố mất điện trên diện rộng. Theo báo cáo nhanh của Điện lực Thái Bình, hiện nay bão số 3 đã gây sự cố mất điện ở 6/24 đường dây 35KV và 14/77 đường dây 10KV do cành cây và các vật thể khác bay vào gây vỡ sứ và đứt, hỏng đường dây truyền tải điện.
Đến 7 giờ 50 phút sáng 17-9, toàn bộ các đường dây cấp điện cho các trạm bơm chống úng toàn tỉnh đã được đóng điện, hiện còn bốn đường dây trung thế mất điện.
Đêm hôm qua (16-9), tại huyện Vũ Thư, đường dây 10 KV bị sự cố do vỡ sứ, rơi dây xuống xà đỡ làm toàn bộ các xã Tự Tân, Nguyên Xá, Hòa Bình và một phần thị trấn Vũ Thư bị mất điện, đến khoảng 4 giờ sáng hôm nay (17-9), Điện lực Vũ Thư đã cử cán bộ kỹ thuật tới hiện trường kiểm tra, xử lý sự cố và đến khoảng 7h 30' sáng nay đã đóng được điện trở.
Cũng trong đêm qua, vào lúc 0 giờ 30 phút tại đường dây 35KV thuộc huyện Vũ Thư cũng bị nhảy máy cắt đầu nguồn gây mất điện cho hơn tám nghìn dân các xã Tân Lập, Bách Thuận, Đồng Thanh, Hồng Lý. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cán bộ kỹ thuật Điện lực Vũ Thư nên chỉ sau khoảng nửa tiếng đã đóng được điện trở lại.
* Thống kê ban đầu của tỉnh Bắc Cạn cho biết, có 93 căn nhà bị tốc mái, bốn nhà bị sạt lở, 21 nhà bị ngập, di dời khẩn cấp 21 nhà. 255 ha lúa, ngô bị ngập, đổ, trong đó tại xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn) có khoảng 50 ha lúa đang làm đòng bị ngập sâu, có nguy cơ mất trắng; 15 công trình thuỷ lợi bị hư hỏng.
Đường 254 từ thị trấn Bằng Lũng đi xã Nam Cường bị sạt lở lớn, gây ách tắc; cột điện cao thế tại xã Đồng Lạc bị đổ làm hai xã Đồng Lạc và Nam Cường bị mất điện.
Nhân dân
http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/24329902-uoc-tinh-thiet-hai-hang-chuc-ty-dong-sau-bao-so-3.html
Họp trực tuyến khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3
XóaSáng 17/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp với các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh về công tác khắc phục hậu quả bão số 3.
“Chưa ghi nhận thiệt hại về người, gần 1.000 ha lúa mùa gẫy đổ, một số tỉnh, thành xảy ra ngập úng trên diện rộng, một số tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản thiệt hại khi bão số 3 đổ bộ vào bờ”. Đó là thông tin cập nhật tại cuộc họp Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương diễn ra sáng nay (17/9) tại Hà Nội.
Bão gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản ở Quảng Ninh (Ảnh: Quang Phong)
Bão gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản ở Quảng Ninh (Ảnh: Quang Phong)
Theo thống kê chưa đầy đủ, Quảng Ninh là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề với 5 nhà bị tốc mái, 3 bè cá chìm, nhiều cây cối và một số cột điện hạ thế tại thành phố Móng Cái bị đổ, gần 1.000 ha lúa mùa bị gẫy đổ.
Tại thành phố Hải Phòng, 1 tàu cá của tỉnh Nghệ An mang số hiệu NA9968 khi vào neo tránh bão ở đảo Cát Bà gặp nạn do bị đứt dây neo, trong đêm qua Bộ đội biên phòng Hải Phòng đã tiếp cận đưa người bị thương đi cấp cứu và lai dắt vào bờ. Mưa do hoàn lưu bão gây ra cũng khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Nam Định bị ngập úng trên diện rộng.
Ứng phó với bão số 3, các tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã di dời 55.000 người ra khỏi các khu vực nguy hiểm. Lực lượng bộ đội Biên phòng tuyến biển phối hợp với các địa phương thông báo, kiểm tra, hướng dẫn sắp xếp neo đậu gần 34.000 phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, với khoảng 121.000 người tính từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc biết diễn biến của bão để chủ động ứng phó.
Theo Minh Long
VOV-Trung tâm tin