Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

RÁO XƯ MỢN ĐỜM

Ráo xư Phan Huy Lê

Copy từ Facebook Bao Bất Đồng

Tuyển tập "những người thích đùa" của Azit Nê-xin (Đức Mẫn - Thái Hà dịch) có truyện ngắn "ông ấy là một giáo sư". Nội dung truyện là cuộc đối thoại của 2 người dân về ông giáo sư. Đại khái là tên tuổi của giáo sư gắn liền với công trình (dài mười mấy cuốn sách) Công trình này xác định chính xác Danh hào X sinh ra vào 0h mấy phút chứ không phải 23h:xx như sử sách từng ghi. Điều này nghĩa là danh hào X ra đời muộn hơn một ngày.
Câu hỏi đặt ra : nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ có lợi cái gì khi ông danh hào X chào đời muộn vài phút? 

Không, ông ấy ra đời sớm hay muộn ít phút thì đóng góp của ông ấy cho thi ca dân tộc vẫn thế. Vậy tại sao ông giáo sư phải làm một việc rỗi hơi là viết tận mười mấy tập sách chỉ để chứng minh giờ phút ra đời của danh hào?

À, thì vì ông ấy là một giáo sư. Đã là giáo sư thì phải viết sách, phải có những nghiên cứu gì gì đó mới có danh tiếng, mới xứng với học hàm học vị, còn chuyện nhân dân, đất nước có lợi lộc gì từ công trình ấy không phải chuyện của giáo sư. Thậm chí nếu mười mấy quyển sách mốc meo trên kệ không ai thèm mua lại càng chứng tỏ giáo sư quá uyên thâm, người thường đọc sách giáo sư không nổi, lại càng nâng tầm của giáo sư lên.

Từ chuyện ông giáo sư ở Thổ Nhĩ kỳ mỗ đây lại nhớ đến các nhơn sĩ trí thức xứ ta. Một dạo rộ lên phong trào các giáo sư than vãn "thế hệ chúng tôi chẳng để lại được gì cho con cháu ngoài đào tài nguyên lên bán". Nghe những câu như thế cộng đồng mệnh cứ gọi là vỗ đùi đen đét nức nở , cảm động về tấm lòng của các giáo sư với "con cháu". 

Mỗ đây sinh sau đẻ muộn cũng được gọi là "con cháu" của lớp "thế hệ chúng tôi", dẫu có có chỗ này chỗ nọ không hài lòng với cuộc sống hiện tại mỗ cũng đâu có vô ơn sổ toẹt những gì các bậc cha chú đã làm. Thế thì các giáo sư ỷ cao tuổi xưng "thế hệ chúng tôi" và sổ toẹt hết, có thốn lắm không? Các giáo sư có để lại gì cho thế hệ mai sau hay không là chuyện riêng của các giáo sư, sao lại tiếm danh cả một thế hệ? Cái lý lẽ "phải để dành tài nguyên cho con cháu" rất nhảm nhí. Thế hệ nào cũng không dám bán tài nguyên vì muốn dành cho con cháu thì tài nguyên nằm mốc meo trong lòng đất à ? Và cũng chưa chắc trong tương lai nhân loại vẫn cần tài nguyên đấy, lúc ấy cần tiền thì bán cho ai? Chúng ta cần tiền để xây dựng đất nước (nhằm để lại cho thế hệ sau hạ tầng ngon lành cành đào) thì phải bán tài nguyên làm vốn. Một dân tộc kiệt quệ sau mấy chục năm chiến tranh phải ôm cục tài nguyên và đói vàng mắt à? Chúng ta làm gì có nguồn vốn khủng như Mỹ đổ vào Tây Âu sau WW2 hay có cơ hội kiếm chác trên xương máu dân tộc khác như Hàn, Nhật. 

Cái cần thảo luận ở đây là gì? Là khai thác kiểu gì cho hiệu quả, giảm thiểu tác hại môi trường, bán cho ai được nhiều tiền nhất, và sử dụng tiền kiếm được cho những hạng mục nào. Ấy là một việc cần nhiều chất xám, tâm huyết của trí thức. Các giáo sư chém gió một câu vu vơ là xong chuyện , chém vu vơ vậy bần nông như mỗ đây cũng chém được cần gì trí thức mấy chục năm mài đít trên giảng đường hay giam mình trong viện nghiên cứu. 

Dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam được cái gì sau các phát ngôn "thổn thức" của các giáo sư? Chả được cái vẹo gì, còn các giáo sư tên tuổi ....bừng sáng nhờ lều báo xứ ta và các thế lực chống phá đất nước tung hê rầm rầm. 

Mới đây , lại một ông giáo sư sử học hùng hục chứng minh anh hùng Lê Văn Tám ...không có thật. Bị đồng nghiệp và dư luận hỏi xoáy thì giáo sư đáp xoay rằng:
 
"Lê Văn Tám không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hy sinh vì Tổ quốc có thật”.

Thế thì người hùng thiếu niên tên Lê Tăn Tám hay Lê Văn Chín thì có gì khác biệt mà giáo sư lao đầu hùng hục ngâm cứu và lôi cả nhà sử học, nhà cách mạng Trần Huy Liệu vào? 

Có rất nhiều sử liệu và nhân chứng sống chứng minh sự kiện thiếu niên Nam Bộ đốt cháy kho xăng Thị Nghè là có thật. (Các bạn vui lòng tìm đọc bài viết "Lấy dối trá trùm lên sự thật" của bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh để biết thêm chi tiết)
 
Vậy cái nỗ lực chứng minh "người ấy không chắc tên là Lê Văn Tám" của giáo sư Phan Huy Lê có cống hiến được gì cho đất nước hay không?
 
Đây, hiệu quả từ công trình của giáo sư: 
"Bản tin BBC tiếng Việt có bài “Lê Văn Tám tác động tới trẻ thơ” của bạn Hoàng Xuân – TP.HCM với nội dung lặp lại lời “tiết lộ” của người đầu ngành sử học Phan Huy Lê rằng: “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật”. Với lòng mong mỏi hãy để tâm hồn trẻ thơ khỏi bị đầu độc bằng những sự dối trá, ông Hoàng Xuân đề nghị thành phố hãy tìm những cái tên có ý nghĩa khuyến học hoặc ca ngợi cuộc sống thanh bình thay vào cái tên Lê Văn Tám và tượng đài “Đuốc Sống” nghe quá dữ dội mà không có thật! (Ngưng trích).

Một dân tộc luôn phải chống chọi với ngoại xâm chỉ với lòng quả cảm, tinh thần ái quốc như dân tộc ta thì làm sao có thể vứt bỏ truyền thống, dập tắt ngọn lửa ngàn năm với lý do ất ơ "quá dữ dội " "đầu độc tâm hồn trẻ thơ " .

Khi Pháp trở lại xâm lược Việt Nam bao nhiêu liệt sĩ tẩm xăng, ôm bom ba càng lao vào xe tăng Pháp. Hai mươi năm chống Mỹ có biết bao liệt sĩ bất chấp mạng sống quyết tử với giặc Mỹ chỉ để dân tộc này trường tồn. Ấy vậy mà người ta lại đòi phủ nhận hay "đừng nhắc đến" với lý do nghe rất nghịch lỗ nhĩ. Giáo sư Phan Huy Lê đã tạo ra cảm hứng cho người ta kêu gào như vậy. 

Giáo sư Lê và "Lê Văn Tám hay Lê Văn Chín" không còn là chuyện vô thưởng vô phạt như Danh hào X của Thổ Nhĩ Kỳ sinh ngày nào mà trở nên rất tai hại. Người ta có cớ kêu gào xóa bỏ hình tượng "đuốc sống" vì "dữ dội" thì mai này những tấm gương hy sinh chống ngoại xâm người ta cũng sẽ đòi xếp xó hết. "Ngoại xâm" ở đây phải hiểu là Pháp - Mỹ nhé, chứ chống ngoại xâm Tàu "dữ dội" cách mấy cũng không ai đòi dẹp. Mỗ không hiểu được, bằng cách nào chỉ hơn trăm năm tới Việt Nam, Pháp - Mỹ có thể tạo ra những đầu óc nô lệ đến mức tìm mọi cách bao che hay cố làm lãng quên tội ác của họ. Và càng thốn hơn khi người tạo ra cơ hội cho những quả đầu đặc cứng chủ nghĩa nô lệ (phương Tây) lại là một giáo sư đầu ngành sử học. 

Một dân tộc sẽ đi vào đường diệt vong nếu xóa bỏ truyền thống của mình.

Tái khẩu : Sợ lắm các giáo sư, xin các giáo sư ...bớt nói một chút cho thiên hạ nhờ. 

Tái tái khẩu : Nếu giáo sư Lê có viết chục cuốn sách chứng minh cụ Nguyễn Du thích dồi nướng hơn rựa mận thì mỗ đây cũng chả thèm ý kiến ý cò về giáo sư cho nhọc xác.

44 nhận xét:

  1. dcm L... ráo sư...

    Trả lờiXóa
  2. NGƯỜI ĐẤT SÉTlúc 11:54 9 tháng 10, 2014

    Đọc mấy bài nầy rận chấy, tắc kè... thốn chết!

    Trả lờiXóa
  3. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 12:22 9 tháng 10, 2014

    GS Phan Huy Lê từng là một thầy giáo dạy sử ở Trường Đảng NAQ Hà Nội những năm còn chiến tranh. Bà xã tôi học ông ấy năm 1974-1975, khen ông giảng hay lắm. Vậy ông có uy tín trong nhiều cán bộ thuộc thế hệ 4X xa xưa.
    Tôi thì từng từ chối lời mời giúp viết sử cho một địa phương, vì ngán cái chuyện ông nói gà bà nói vịt chuyện ngày xa xưa khó biết ai nói đúng ai nói sai. Mình viết ra giấy trắng mực đen mà không chính xác là bị người khác nhổ nước bọt vào mặt. Cũng chưa chắc người phê bình chỉ trích việc đó sai là sai thật. Nhưng có xãy ra như vậy cãi nhau chí chóe là cực thân. Đó là tôi phòng xa vậy thôi chứ có làm đâu mà gặp hay không.
    Ăn cơm mới nói chuyện cũ, ở dưới đất nói chuyện trên trời là phức tạp lắm. Nhà tôi mua tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam do GS Lê và Nhà sử học họ Dương phụ trách thường xuyên, có bài viết về Lê Văn Tám như bài báo này. Họ nói không có Lê Văn Tám đốt cháy mình làm "hỏa hoạn" thiêu kho đạn. Tôi đọc qua không để ý sâu sắc chuyện gà vịt ấy cho mệt xác.
    Không biết GS Phan, Nhà Sữ học họ Dương bây giờ vì sao có nhiều người phản đối hai ông nhiều quá. Cả chuyện dộng trời hơn là chuyện cụ Phan Thanh Giản nữa, họ kéo cả Bác cựu Thủ tướng họ Võ vào đó "binh" cụ Phan nữa.
    Thật mệt cái chuyện như có người nói đang có một số người muốn viết lại lịch sử...Các người có trách nhiệm như GS Lê, Nhà sự học họ Dương như ri thì ai giữ giềng mối cho lịch sử nước nhà đây?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Trọng Đôlúc 13:45 9 tháng 10, 2014

      Bác Thép, ông Phan Huy Lê là Chủ tịch Hội Sử học và cái tạp chí Xưa và Nay là của Hội. Nhưng Tổng Biên tập Tạp chí là Dương Trung Quốc- Tổng thư ký Hội- chứ không phải Phan Huy Lê.

      Nhà sử học họ Dương thì còn tệ hơn.
      Ông này chỉ được cái hoạt ngôn, dẻo mỏ nhưng kiến thức chuyên ngành lịch sử thì rống tuyếch cộng thêm cái tư duy phởn động.
      Tôi nói là có dẫn chứng chứng minh chứ không chụp mũ nói liều. Nếu ai đã từng theo dõi kỹ Google.tienlang kể cả thời kỳ ở blog cũ thì hẳn sẽ thấy những chứng cứ cho điều tôi nói.

      1- Về giai đoạn lịch sử VN trước CM Tháng Tám.
      Tôi nhớ ở blog cũ có bài tranh luận nảy lửa tới hơn 200 ý kiến về cái vụ ông Dương Trung Quốc khen cái video clip "Hoạt Hình Lịch Sử Xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam"
      https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&list=UUak8I_PZs7_hMovC2w0f_QQ&v=8unDoNP7Plc
      Thôi thì một clip có sai trái gì đó tung lên mạng cũng chả có gì đáng nói bởi trên mạng có quá nhiều thông tin xuyên tạc bịa đặt của zận xĩ. Điều đáng bàn ở đây là ông Dương Trung Quốc- Tổng thư ký Hội sử học VN- tức là người đứng thứ hai- sau Phan Huy Lê- ngành sử nước nhà khi xem cái video này lại khên nức khen nở trên báo chí và không thể phát hiện ra những nội dung sai trái của nó, đặc biệt là chuyện vùng Điện Biên- Lai Châu vốn là của Trung Quốc nhưng Việt Nam núp sau Pháp để xâm lược TQ theo Hiệp ước Pháp- Thanh? Rồi VN xâm lược Campuchia vùng lục tỉnh Nam bộ....

      2- Về lịch sử Kháng chiến Chống Pháp.
      Điều này thì Google.tienlang mới có bài:

      GỬI DƯƠNG TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG KẺ ĐỒNG CHỦNG LOẠI
      " Lời dẫn: Tại bài CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: CHỦ TRƯƠNG HOÀN TOÀN ĐÚNG ĐẮN, tác giả Luật gia Lê Thanh đã chỉ ra:
      "Trên đài phản động BBC, “sử gia” Dương Trung Quốc đặt ra câu hỏi: liệu “có cần thiết phải làm một cuộc phát động long trời lở đất như thế, dẫn đến những việc làm cực đoan như thế và để lại những hậu quả nặng nề như thế hay không?". Theo ý kiến của “sử gia” này thì chủ trương Cải cách ruộng đất ở Việt Nam đơn giản chỉ là “Việt Nam phải tiến hành cái đó để đánh đổi lại sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, không phải chỉ riêng Trung Quốc mà cả Liên Xô nữa."
      Quan điểm này là hồ đồ, là phủ nhận toàn bộ chủ trương của chính sách Cải cách ruộng đất của Đảng.
      Ở Việt Nam, sự câu kết giữa đế quốc và phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa. Do đó, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc xâm lược gắn liền với mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chế độ phong kiến, chỗ dựa cho ách thống trị và bóc lột, của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc nhất thiết phải bao hàm nội dung dân chủ."
      Như vậy, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai nhiệm vụ “chống đế quốc” và “chống phong kiến” tuy hai mà một. Trong đó, nhiệm vụ “chống phong kiến” không thể hoàn thành nếu không có Cải cách ruộng đất. Phủ nhận cuộc Cải cách ruộng đất cũng chính là phủ nhận toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp.
      Quan điểm của ông Dương Trung Quốc chính là quan điểm phủ nhận cuộc kháng chiến chống Pháp- cái quan điểm mà ta vẫn thường thấy ở các trang báo/web/blog của bọn phản động hải ngoại cũng như của những kẻ vỗ ngực tự xưng là những “nhà dân chủ” nhưng kỳ thực là những kẻ rắp tâm làm tay sai cho ngoại bang- những kẻ sống không cần não và cũng chẳng cần trái tim, những kẻ vẫn thường rêu rao trên mạng, đại khái là: Nếu như không có Cách mạng Tháng Tám, nếu như không có Kháng chiến Chống Pháp, không có Điện Biên Phủ, không có 30/4 thì giờ này đất nước chúng ta đã thành con rồng, con hổ rồi...
      Blogger Meo Meo ở Agoura Hills, CA, USA cũng đã có câu trả lời cho một kẻ thuộc chủng loại đó qua bài Mèo dạy đời trí thức mà không có khả năng tri lý. Google.tienlang xin giới thiệu bài viết này để gửi cho ông Dương Trung Quốc và những kẻ đồng chủng loại ..."


      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/gui-duong-trung-quoc-va-nhung-ke-ong.html

      Xóa
    2. Huỳnh Trọng Đôlúc 13:46 9 tháng 10, 2014

      3- Về Lịch sử Chống Mỹ
      Dương Trung Quốc và một vài ông cán bộ cốp đương chức cho rằng để đấu tranh đòi Hoàng Sa thì phải công nhận tính chính danh của chế độ ngụy quyền VNCH. Ông cho rằng cần vinh danh những người lính VNCH chết trong trận Hải Chiến Hoàng Sa vì nói chung, người lính VNCH "cũng có lý tưởng của họ".
      Về điều này thì Google.tienang đã có rất nhiều bài viết chỉ ra rằng nếu theo quan điểm của ông Quốc thì đúng là giai đoạn 1954- 1975 ở VN là cuộc Nội chiến- đúng như quan điểm của mấy anh chống cộng Cali. Nói vậy là cào bằng lịch sử, là phủ nhận cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

      4- Lịch sử chiến tranh chống xâm lược Trung Quốc ở Biên giới phía Bắc
      Bọn phản động xưa nay thường xuyên tạc rằng chính quyền ta hèn với TQ, quên những người lính hy sinh ở biên giới phía Bắc.
      Ông Dương T Quốc cũng hùa theo luận điệu này khi mới hồi tháng Hai vừa qua dõng dạc trả lời trên báo chí rằng "đã đến lúc Nhà nước ta cần đưa thông tin về cuộc chiến bảo vệ BG Phía Bắc vào sách giáo khoa để dạy cho thế hệ trẻ...."
      Than ôi, một người đứng đầu ngành sử nước nhà mà lại không hề biết tới kiến thức Lịch sử cấp Phổ thông Cơ sở? Bởi ngay trong sách Lịch sử Lớp 9 từ lâu đã có những bài học về chiến tranh Biên giới phía Bắc rồi. Ông Quốc dốt, không biết nên kiến nghị xằng....

      Xóa
    3. Huỳnh Trọng Đôlúc 13:59 9 tháng 10, 2014

      Còn riêng về ông Phan Huy Lê, bài của Bao Bất Đồng trên đây chính xác.
      Tôi cho rằng ông Lê khcungx không xứng với cái danh hiệu nhà lịcih sử chứ chưa nói là giáo sư, viện sĩ này nọ, dù tôi biết rằng ông cũng viết được khá nhiều sách.

      Riêng vụ Lê Văn Tám đã đánh đổ hết tất cả những gì mà cả đời ông Lê làm được.
      Bởi nếu là nhà lịch sử chân chính, thực thụ thì không thể bịa chuyện, hoặc nếu ông Trần Huy Liệu có căn dặn như thế chăng nữa, thì chính ông Lê chứ không ai khác phải là người đứng ra lập một Hội đồng khảo cứu để tìm ra các chứng cứ lịch sử chính xác nhằm khẳng định hoặc bác bỏ cái nghi vấn của ông Liệu chứ không phải là ông phán miệng vài ba câu, làm chất liệu cho bọn phản động chống phá chế độ.

      Xóa
    4. Trước khi đọc các comments này thì người dân vẫn tin tưởng Dương T Quốc là đáng tin cậy vì ông ta là người có chuyên môn và vẫn được hệ thống truyền thông nhà nước phổ biến thường xuyên.
      Thật đáng phỉ nhổ Dương T Quốc

      Xóa
  4. dậy mà đi hỡiđồng bào ơiiiiiiiiiiiiiiiiii!lúc 13:13 9 tháng 10, 2014

    3 e trên kia sợ giáo sư wá đến níu nưỡi nại ah?!

    Trả lờiXóa
  5. Còn cả chuyên GS Lê viết bài ca tụng tên giặc A.De Rhodes, rồi Dương Trung Quốc a tòng đòi đem tượng "ngàn cân" tên giặc nầy ra sánh vai cùng Lý Thái Tổ trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Đất nước còn có những tên háo danh ham lợi nầy đến độ ca tụng giặc thì dân tộc làm sao yên. Vì thế nên ngoại bang cứ lăm le dòm ngó..., thò tay phá rối gây chia rẻ dân ta.
    Hãy vào xem Phim THĂNG LONG NHỮNG BƯỚC THĂNG TRẦM chiếu trên ANTV để chúng ta trào lên cảm xúc tự hào dân tộc qua những nhà sử học chân chính, những nhà sử học chúng ta chưa hề bghe họ khoe mẻ bao giờ.

    Trả lờiXóa
  6. (xin lỗi} " chưa hề nghe họ khoe mẻ bao giờ.

    Trả lờiXóa
  7. Hết đả kích lão thành CM, tướng lĩnh QĐNDVN, nhân sĩ tri thức, nay đến lượt giáo sư Phan Huy Lê. Các bác đả kích vậy không lo vỡ bình quý à...khà khà....Các bác xem Gs Phan Huy Lê, Dương TQ, Nguyễn Xuân Diện có phải học vị mua không ?. Có khi đánh vào chỗ này hiệu quả hơn. Các bác xứng tầm DLV thời đại mới, cầm bút còn máu hơn cầm súng, có gắng lên tương lai sự nghiệp cá nhân đang hứa hẹn phía trước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ít nhất vẫn là con dân đất Việt, chẳng như ai đấu tranh cho dân Việt mà ở...Mỹ, nhận lương tiền... đô Mỹ, ăn thức ăn... nhanh của Mỹ ,hờ hờ.

      Xóa
  8. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 14:08 9 tháng 10, 2014

    Bạn Huỳnh Trọng Đô nói chức vụ của GS Lê, NSH họ Dương đúng như thế. Ông Dương thì tệ hơn ông Lê như bạn Trọng Đô nói. Tôi có theo dõi ô. Dương trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài ô. ấy sọc dưa quá rồi. Có một số bạn viết bài phê bình ông ấy, nhưng ông không nghe, không sửa chữa. Dân biểu H.H.Phước có bài Tứ đại ngu chỉa ô. Dương, lời lẽ có quá đáng, nhưng nội dung thì quá đúng. Vài năm trước, đọc báo thấy chuyện nhà cửa của ông, là con liệt sĩ nhưng gặp rắc rối gì đó mình rất cảm thông. Nhưng sau này thấy ô. ấy lôi thôi, mình mất cảm tình. Có lúc mình tự hỏi chứ không quen khó có câu trả lời, con LS mà ông ấy trơn lu, trớt quớt là vì cái gì? Chắc do bản thân ông là chính.

    Trả lờiXóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 14:26 9 tháng 10, 2014

    Ở Thành phố Hồ Chí Minh có con đường A. de Rhodes trước Dinh Thống nhất. Con đường này, trước mang tên một nhà cách mạng. Nghe nói cụ cố Thủ tướng họ Võ đi nước ngoài về lệnh cho TP phải thay đổi đưa tên vị cha cố này vào để "nhớ ơn" ông ta sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Nhưng có nhiều bài báo phản bác nói ông ấy chỉ là người đi sau hoàn thiện chữ Quốc ngữ chứ không phải người "đẻ" ra. Câu chuyện này người ta có dẫn tài liệu chứ không phải nghe vu vơ rồi phán như vụ Lê Văn Tám. Vì nói không có LVT nên có bọn xấu còn la lối đòi thay tên công viên mang tên LVT ở quận nhất.
    Làm công tác LS mà không trung thực và trách nhiệm kém là gây hại cho đất nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Trên quận Thủ Đức cũng có một con đường mang tên ông giáo sĩ gián điệp này. Mục đích sáng tác chữ quốc ngữ của mấy ông giáo sĩ là để cải đạo và biến dân ta thành nô lệ chứ không có mang văn minh gì hết.

      Xóa
    3. Việc ông cố đạo Alexandre de Rhodes mang chữ La tinh[được gọi là chữ quốc ngữ] để thuận tiện cho việc truyền đạo Ca tô vào VN đã được ông Charlie Nguyễn[Bùi văn Chấn]ví như là tên cướp mang con dao vào nhà người ta để nó thực hiện mưu đồ xấu.Sau đó, khi cướp đi rồi thì con dao nó để lại được người ta tiếp tục sử dụng...Vậy thì có phải cảm ơn và ghi công tên cướp không?
      A de Rhodes chỉ như một tên cướp mà thôi.

      Xóa
    4. Nhưng sự thật thì không phải ông cố đạo Alexandre de Rhodes mang chữ La tinh [được gọi là chữ quốc ngữ] cho VN, bạn ạ.
      Trước đó thì VN đã có chữ quốc ngữ rồi.

      Xóa
    5. Trần Văn Thảnhlúc 23:28 9 tháng 10, 2014

      Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định một cách khách quan và nghiêm chỉnh rằng Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

      Dưới đây là lời phi lộ của Việt Nam khảo cổ tập san, số 2-1961, ra mắt nhân "Tam bách chu-niên húy-nhật giáo-sĩ Đắc-Lộ" do Trương Bửu Lâm chấp bút:

      "(...) Giáo-sĩ Đắc-Lộ (tức Alexandre de Rhodes - AC) thật ra không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất (Chúng tôi nhấn mạnh - AC) của chữ quốc ngữ. Trước ông, đã có nhiều người đã cố gắng tìm cách phiên âm tiếng nói của dân Việt bằng vần La Tinh và chính ông cũng đã bao lần trong những tác phẩm của ông nói đến nhiều sách vở được viết ra trước ông bằng tiếng Việt (...). Và đồng thời với giáo sĩ Đắc-Lộ, chắc chắn cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề phiên âm: đó là lẽ dĩ nhiên vì công cuộc phiên âm là một lợi khí rất lớn cho việc truyền giáo. Vậy thì không còn ai có thể bào chữa thuyết cho rằng giáo sĩ Đắc-Lộ là ông tổ và ông tổ duy-nhất của chữ quốc ngữ" (Sđd, tr.11).

      Và sau đây là lời của linh mục Đỗ Quang Chính:

      "Đắc-Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó (Chúng tôi nhấn mạnh - AC). Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên". (Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn, 1972, tr.78).

      Xóa
    6. Nguồn gốc chữ Quốc Ngữ được bắt đầu bởi các linh mục Bồ Đào Nha được thấy rõ nếu so sánh những điểm giống giữa cách phát âm của hai ngôn ngữ, chẳng hạn như "nh", không có trong tiếng Latin hoặc tiếng Pháp.

      Xóa
  10. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  12. Càng ngẫm càng thấy Mao chủ tịch cầm lái mới vĩ đại làm sao! TỐNG CỔ HẾT ĐÁM NHƠN SĨ DỞM ĐI CHĂN LỢN. Từ đó giở đi, đỡ đau đầu nhức óc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải đâu, bác Dump Ber.
      Rất rất nhiều nhà khoa học VN vẫn có nhiều cống hiến. Còn những ráo xư viện xĩ nhà khoa hoạc như ông Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc... là số ít thôi.

      Xóa
  13. Lảo sư Lê thì kinh rồi!
    - Gần 10 năm trước, biện hộ cho việc xây đền Cẩu Nhi, Lảo sư Lê nói xưng xưng rằng cái đền này đã "cắm một cột mốc trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội", cột mốc quan trong như rứa mà đến giờ chẳng thấy ai xây!
    - Năm ngoái, trong chương trình tường thuật trực tiếp Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên VTV1, đàm đạo với Lảo sư Lê Vũ (Vũ Minh Giang), Lảo sư Lê nối bô bô: "Trần Hưng Đạo là một trong "tứ bất tử" của văn hóa Việt Nam"!
    - Bà con muốn xem chuyện Lảo sư Lê bị ông Lê Mạnh Chiến bóc mẽ về khởi nghĩa Mai Thúc Loan như thế nào thì tìm bài của Lê Mạnh Chiến đọc thì biết.
    Và dưới đây là một entry của Trương Thái Du

    Hỡi ôi Phan Huy Lê
    Trong bài trả lời ông Lê Mạnh Chiến mới đây của Giáo sư Phan Huy Lê, ông Lê có dẫn: Về chế độ cống quả vải thời Bắc thuộc, hội nghị xác nhận: “Căn cứ vào ghi chép của Kê Hàm trong Nam phương thảo mộc trạng thì năm 111 TCN, Hán Vũ đế sau khi chiếm Nam Việt, đã sai đem cây vải từ Giao Chỉ về trồng, nhưng thất bại nên bắt cống nạp hàng năm (tuế cống). Giao Chỉ ở đây là quận Giao Chỉ ở miền bắc nước ta, chứ không thể là bộ Giao Chỉ bao gồm cả miền Lĩnh Nam (nam Trung Quốc) vì đơn vị này thành lập sau đó, vào năm 106 TCN (Tiền Hán thư, Q.6). Hơn nữa, Cổ kim sử loại văn tùng (Q.25) còn cho biết đến thời Tam quốc, vua Ngụy Văn đế (220-226) hạ chiếu bắt Giao Chỉ và Cửu Chân hàng năm phải cống nạp quả lệ chi (vải) và long nhãn (nhãn). Từ những cứ liệu đó, có thể xác định chế độ cống vải đã từng tồn tại ở nước ta, bắt đầu từ thời Tây Hán và ít nhất cho đến đầu thời Tam Quốc vẫn còn. Còn cách thức bảo quản và vận chuyển như thế nào, sử sách không ghi chép và chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu. (Kỷ yếu, Tổng kết, tr. 226-227). Xin lưu ý kinh đô nhà Tây Hán và nhà Đường đều ở Tràng An. [hết trích]
    Nội dung trên đây không phải do chính tay ông Lê viết, song nó là kết quả của một hội nghị sử học do Viện sử của ông chủ trì. Việc dẫn lại và nhấn mạnh trong bài viết của mình, không khác gì sự công nhận chính thức của Phan Huy Lê. Từ sự công nhận này, rất dễ nhận ra sự rỗng tuếch và nói lấy được, nói để gỡ gạc của ông Phan Huy Lê.
    Thật vậy, nại cớ năm 111 TCN Hán Vũ Đế chưa đặt ra Giao Chỉ bộ, đoạn dẫn trên kết luận Giao Chỉ có nghĩa là Giao Chỉ quận. Luận điểm này chỉ có thể đánh lạc hướng những người ít quan tâm đến cổ sử.
    Xin thưa với ông Phan Huy Lê, lý luận như thế hóa ra từ Giao Chỉ nhắc trong cổ sử Trung Quốc trước thời điểm 111 TCN hóa ra là Quận Giao Chỉ hết ư? Giao Chỉ trong Thượng Thư, Mặc Tử, Thi Tử, Hàn Phi Tử và Sử Ký đều là Quận Giao Chỉ ư?
    Theo tôi, Giao Chỉ nói về vùng đất phía nam Trung Quốc thời ấy, đại khái như ngày nay chúng ta nói Miền Tây Nam bộ, Miền Đông Nam bộ vậy thôi. Nó là một khái niệm định hướng, kiểu Quảng Đông, Quảng Tây trước khi trở thành tỉnh thành của Trung Quốc. Nếu Giao Chỉ, nơi Hán Vũ Đế đã đem vải về kinh đô trồng không phải là Nam Hải, thì nó lại càng không phải vùng đồng bằng sông Hồng. Để phản bác cái chưa chắc chắn của ông giáo làng Lê Mạnh Chiến, đại thần sử quan Phan Huy Lê đã dùng một luận đề còn thiếu chắc chắn hơn nhiều lần. Tôi nghi ngờ ông không đứng trên quan điểm sử học mà đứng trên cái tôi vĩ đại của mình, để bảo vệ cá nhân mình, thay vì hướng đến sự minh bạch hóa cho những điểm mờ trong sử sách dân tộc.

    Trả lờiXóa
  14. Bác Huỳnh Trọng Đô nói trên kia là đúng.
    Đây là lời ông Dương Trung Quốc trên VnExpress:
    --------

    Thứ hai, 17/2/2014 | 01:00 GMT+7

    ‘Cần tôn vinh thế hệ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979’
    .......
    - Ông nghĩ sao về việc nhiều năm nay giai đoạn lịch sử này gần như biến mất khỏi chính sử, sách giáo khoa, giáo trình đại học?

    - Hiện tượng nêu trên là có thật. Trong các bảo tàng lịch sử hiện đại, khoảng trống này đôi khi đặt ra những câu hỏi rất đáng suy nghĩ của các khách tham quan, nhất là các bạn trẻ.

    Tôi tin, trong công tác nghiên cứu, chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn được quan tâm vì quan hệ với Trung Quốc mãi mãi là một nhân tố rất quan trọng. Những tài liệu lưu trữ hay hiện vật lịch sử có thể còn, nhưng việc không được đưa vào giảng dạy, trưng bày và để cho các thế hệ biết tới, theo tôi là sai lầm."


    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/can-ton-vinh-the-he-da-hy-sinh-trong-chien-tranh-bien-gioi-1979-2952222.html

    Trả lờiXóa
  15. Hehe, xem ra chuyện Lê Văn Tám vui nhỉ?

    Trước ai cũng đinh ninh LVT là có thật, hiển nhiên là có như Kim Đồng, như Lý Tự Trọng, như Nguyễn Văn Hòa ...
    Sau thì ông chủ tịch hội Sử Vịt la lên "thầy tôi nói không có". Người ta hỏi "thầy ông đâu?". "thầy tui chết rồi. Nhưng tôi phải thực hiện tâm nguyện của thầy tui, phải nói rõ cho thế hẹ mai sau sự thật lịch sử mờ ảo này ... ". "thế ông có tư liệu sử học nào đưa ra cho giứoi nghiên cứu cũng như thuyết phục công chúng không ạ?" "Ờ, không... mà có thì nó hơi riêng tư và nhạy cảm lắm ạ!" "Nghĩa là cần phải nghiên cứu, xác định thêm phải không ạ?" "Đúng vậy! Thế cũng là thức tỉnh lương tri của công chúng rồi." ....
    Giới truyền thông và các trang tin điện tử, các diễn đàn online được dịp lên cơn sốt! BÀn tán, chứng minh đúng sai, đưa ra bằng chứng, nhân chứng ABC, XYZ ...
    Và tui, tui nghĩ rằng đến giờ thì vị chủ hội sử Vịt thành công trong việc đánh thức dư luận, lật lại vấn đề, nhưng bằng chứng yếu. Ở phe phản bác (bảo vệ hình tượng KVT) thì đưa ra các bằng chứng tuy chưa rõ lắm nhưng có vẻ ăn đứt cái lý lẽ "thày tôi nói thế" hay "LVT thì chắc là tìm LV5, LV4, LV3 ...chứ?"
    Người ta thường nói (hăm he) rằng "Anh tính viết lại LS à?" Tui nghĩ với thời gian, với sự bổ sung tu liệu mới, đáng tin cậy thì cứ viết lại Lich sử. Sử do con người viết ra mà! Mỗi nhóm người, mỗi thời đại đều có thể viết lại nó theo sự hiểu biết, theo ý thức chủ quan của mình, của thời đại mình.

    Trả lờiXóa
  16. Tôi nghĩ lịch sử thì phải chính xác. Trách nhiệm của các nhà sử học là phải tìm ra sự thật lịch sử dù là chi tiết nhỏ. Tôi không đồng ý với quan điểm: chuyện nhỏ như thế tìm kiếm sự thật làm gì. Những chi tiết nhỏ nếu sai có thể dẫn đến hiểu sai những sự kiện lớn của lịch sử.
    Những nhân vật lịch sử nếu không có thật, các nhà sử học nếu có đủ căn cứ thì nên tuyên bố là không có thật.
    Nhưng chúng ta vẫn nên kể những câu chuyện về các nhân vật truyền thuyết huyền thoại như Thánh Gióng, Lê Văn Tám..., vì những câu chuyện đó phản ánh "một tinh thần hy sinh vì Tổ quốc có thật", qua đó động viên tinh thần chống ngoại xâm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc đốt kho xăng là có thật, còn ai đốt mới là phần phải bàn, có người nói Lê Văn Tám, có người nói là 1 đặc công... dù là ai thì anh vẫn góp phần vào đấu tranh cho dân tộc, bọn phởn động mỵ đời bằng Lê Văn Tám không có thật nhưng lại không tìm hiểu xem phá kho xăng có thật không, hài.

      Xóa
  17. Tôi cho rằng ông Phan Huy Lê bịa ra câu chuyện này vì các lẽ sau đây:

    1. Ông Trần Huy Liệu là một nhà sử học đáng kính. Theo những lời trích dẫn trên từ báo Người Việt thì khi đó- tức năm 2005- ông Phan Huy Lê cho rằng nhân vật và sự kiện Lê Văn Tám là HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ THẬT, mà chỉ là do ông Liệu DỰNG lên.
    Vâng, giả sử có chuyện đó thì tại sao ông Phan Huy Liệu- một nhà sử học đáng kính không thể thận trọng viết lại cho rõ bằng một quyển sách hoặc ít ra là một bài báo với bút tích của ông? Nếu vì thời điểm chưa tiện công bố thì ông Liệu hoàn toàn có thể để lại di chúc cho gia đình hoặc cho Viện sử học- nơi ông làm việc cho đến khi nhắm mắt- với lời dặn khi nào có điều kiện thì công bố? Một nhà sử học thường thận trọng chứ một sự việc quan trọng như thế không thể dặn miệng.

    2- Theo lời ông ôn Phan Huy Lê trong đoạn trích trên thì thời điểm mà ông Trần Huy Liệu dặn ông Lê là lúc “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám"
    Ta biết sự kiện Lê Văn Tám đánh kho xăng/đạn Thị Nghè là tháng 10/1945. Ta cũng biết ông Phan Huy Lê sinh năm 1934. Vậy thời điểm ông Trần Huy Liệu "sáng tác" ra Lê V Tám thì ông Lê còn à một cậu bé con 11 tuổi. Ông Liệu quê Nam Định, ông Lê quê Hà Tĩnh nên chắc chắn không có quan hệ huyết thống, họ hàng gì cả. Vậy thì nguyên do gì khiến một Bộ trưởng trong lúc nước sôi lửa bỏng phải về tận Hà Tĩnh "tâm sự" câu chuyện quan trọng như vậy với một cậu bé con 11 tuổi?

    Trả lờiXóa
  18. 3- Sau khi phát biểu ở cuộc họp cuối tháng 2/2005 và bị mọi người chỉ ra cái vô lý như trên, trên Tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi thời điểm ông Liệu DẶN:
    " GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại
    Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng."


    Giải thích này cũn rất vô lý vì nếu có một câu chuyện quan trọng như thế thì ông Trần Huy Liệu, nếu không "viết" và nếu cần Dặn thì sao không Dặn những người khả tín, ví dụ như Nhà sử học Đào Duy Anh- người kế nhiệm GS Trần Huy Liệu làm viện trưởng viện sử học hoặc một người khả kính nào đó? Mà lại đi Dặn một giáo viên quèn và còn quá trẻ - ngoài đôi mươi?

    Trả lờiXóa
  19. 4- Tại thời điểm năm 2005, như trích dẫn trên báo Người Việt, ông Phan Huy Lê khẳng định như tít bài báo "Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật".

    Thế nhưng, sau khi có nhiều người viết báo công khai chỉ trích thì, 4 năm sau, tại bài báo trên tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi:
    ----
    " Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám."

    Trả lờiXóa
  20. Các nhà sử học luôn được coi là uy tín nhất VN đẫ bị các đồng chí cho lên thớt. Nhiều nhân sĩ tri thức đã đang và sẽ cùng chung số phận. Tôi chợt nhớ tới một bài viết nói về Liên bang Xô Viết trước khi sụp đổ : Căn bệnh bảo thủ trì trệ sách vở giáo điều tồn tại trong toàn hệ thống . CN cá nhân, tham nhũng lan tràn. Tất cả chạy theo thành tích sáo rỗng, từ trên xuống dưới thực hiện chính sách tốt đẹp khoe ra xấu xa đạy lại. Là những người dân bình thường có lẽ chúng tôi chỉ còn biết tin vào chính mình mà thôi.

    Trả lờiXóa
  21. Phân tích của bác Huỳnh Trọng Đô, Nguyễn Thành Phúc và của bạn chủ nhà rất có lý.
    Đề nghị chủ nhà biên tập lại thành một bài viết hoàn chỉnh.
    Có thể lấy tít:

    LÊ VĂN TÁM VÀ CÂU CHUYỆN XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA GS PHAN HUY LÊ.

    Trả lờiXóa
  22. Giải thích này cũn rất vô lý vì nếu có một câu chuyện quan trọng như thế thì ông Trần Huy Liệu, nếu không "viết" và nếu cần Dặn thì sao không Dặn những người khả tín, ví dụ như Nhà sử học Đào Duy Anh- người kế nhiệm GS Trần Huy Liệu làm viện trưởng viện sử học hoặc một người khả kính nào đó? Mà lại đi Dặn một giáo viên quèn và còn quá trẻ - ngoài đôi mươi?
    ====
    Chắc cụ Phan Huy Lê cùng nhiễm cái bệnh bố phét đánh bóng tên tuổi của Tiến xĩ háng nôm Xuân Diêm dúa.
    Anh Xuân cũng tự đăng trên blog của mình cái thông tin: Cách đây hai mươi năm, một người bạn đã khen tặng:
    "Tương lai ngành Hán Nôm VN phụ thuộc vào những người như bạn đấy, Diện ạ"

    Trả lờiXóa
  23. Người ta là người cao tuổi, lại là giáo sư nói về chuyên môn của mình. Sự việc đã lâu vậy hãy để những nhà sử học cùng thời có uy tín phản biện. Đâu có cửa cho mấy kẻ trẻ ranh không thuộc chuyên nghành lên tiếng. Ăn vài triệu lương cầm cây bút chỗ quái nào cũng chém gió được. Đâu phải mọi lĩnh vực nó giống nhau, ngu si cộng nhiệt 'tiền' trở thành phá hoại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ta nói không đúng sao ? Có quá nhiều điểm vô lý. Các cậu đòi dân chủ, tự do ngôn luận nhưng khi ngta thể hiện quyền đó cậu lại kêu ngậm miệng lại là sao ? Cậu bị ngu à ? GS mà ngu để con nít với dân đen vặn lại thì trước hết hãy coi lại mình, ăn có thể ăn bậy nhưng không thể nói láo lịch sử được.

      Xóa
  24. Sự thật thì các cụ nói ra sự thật, đâu là tội lỗi. Chuyện Lê Văn Tám là chuyện bịa tên nhân vật để cổ vũ tinh thần yêu nước, nhưng sự thật chính là ở chỗ có người đốt kho xăng là thật. Người đó là ai, đốt vì mục đích gì cứ vê tận địa phương nơi ấy mà tìm thì ra ngay. Cần gì phải chỉ trích GS này GS nọ.

    Trả lờiXóa
  25. Mấy bạn nặc danh phản biện, hãy trả lời thẳng vào những luận điểm chủ nhà và một số người đang lên án ông Lê đi?
    Tại sao một nhà sử học, một giáo sư mà lại đi bịa chuyện?

    Trả lờiXóa
  26. Đề nghị GS sử học Huỳnh Trọng Đô( La) và nhà sử học Nguyễn Thành Phúc (Họa) làm một công trình nghiên cứu lịch sử thật công phu chi tiết để bác bỏ luận điệu sai trái của GS Phan Huy Lê. Từ đó dân chúng tôi mới tin chứ, phải không bà con.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để nghị cái đếch gì. Cả 1 viện sử học không có lấy nổi 1 nghiên cứu nào ra hồn. Thậm chí 1 cái website lưu giữ tư liệu, hình ảnh cũng không có.

      Duy nhất bưng bô là giỏi. Chúng nó nhận đô viết sử xét lại đào mồ quật mả đấy.

      Giải tán hết cho chúng nó đi chăn lợn, ăn cám với lợn khỏi tốn cơm nuôi.

      Xóa
  27. Người Đất Cátlúc 23:09 9 tháng 10, 2014

    Thời điểm xảy ra sự kiện thì PHL 11 tuổi. Nhưng thời điểm PHL và THL cùng công tác liên quan đến sử học thì PHL 26 tuổi và THL 59 tuổi. Nếu một ông là quân đội, một ông là chép sử, câu chuyện nhờ đính chính trên có thể xảy ra. Đằng này, một người 26, một người 59, chuyên sử, thì không thể bao giờ có trường hợp " nhờ nói lại" một sự kiện, một nhân vật lịch sử một cách phi nguyên tắc sử như thế được mà phải có thủ bút kèm theo. Lại nữa, sự kiện đã diễn ra lại quá gần với thời điểm 2 ông đàm đạo- chưa quá 15 năm( 1945-1960).
    Điều những người có trách nhiệm cần làm rõ là Lê Văn Châu tổ chức cho LVT đốt kho đạn hay kho xăng. Kho đạn Thị Nghè thì cháy vào 17-10-1945. Kho xăng Thị Nghè thì cháy vào tháng 01-1946. Và tình tiết Ngọn Đuốc Sống từ cơ sở xác định đốt Kho Đạn hay Kho Xăng
    ấy, cũng phải điều chỉnh để hợp với khoa học.

    Trả lờiXóa
  28. một chuyện cỏn con thật giả tính sau phan huy lê...già đời dại miệng .''tượng đế cho cái lưỡi cái răng để chôn chính mình

    Trả lờiXóa
  29. Tái khẩu : Sợ lắm các giáo sư, xin các giáo sư ...bớt nói một chút cho thiên hạ nhờ.

    Trả lờiXóa